vườn dưỡng lão pptx

7 248 7
vườn dưỡng lão pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

http://www.baomoi.com/Nha-duong-lao-cau-nhieu-cung-it/82/3701812.epi http://www.vinhphuc.gov.vn/solaodong/solaodong/vbpq/1205qd301.html KÍNH GỬI NHÀ ĐẦU TƯ Chúng tôi nhận thấy nhu cầu viện dưỡng lão cao cấp dành cho người cao tuổi có thu nhập cao đang rất cần thiết. Có rất nhiều kiều bào mong muốn có một viện dưỡng lão chất lượng cao tại Việt Nam để quý cụ có thể trở về Việt Nam sống hết quãng đời còn lại tại quê hương. Nắm được nhu cầu cần thiết này công ty chúng tôi lên kế hoạch và chuẩn bị xây dựng và thành lập Vườn Dưỡng Lão cao cấp chốn an bình cho quý cụ. Chúng tôi luôn đặt lợi ích và tiện ích của khách hàng lên hàng đầu - Kế hoạch xây dựng dự kiến đầu năm 2012 - Mô hình xây dựng theo kiểu Vườn Dưỡng Lão với cây xanh bao phủ tạo nên sự tươi mát và không khí trong lành - Kết cấu xây dựng 1 trệt 3 lầu sử dụng thang máy. - Sân vườn ngay trước cửa phòng. - Phòng rộng thoáng mát, có tivi, tủ lạnh, máy lạnh, điện thoai bàn - Nội thất cao cấp như bàn ghế, giường loại tự động xếp gấp. Có chuông báo khẩn cấp và chuông báo yêu cầu dịch vụ cá nhân. - Đặc biệt chúng tôi gắn camera theo dõi từng phòng nhằm bảo vệ các cụ. - Có bình thở oxy từng phòng. - Điều dưỡng viên trực 24/24. - Y tá trực 24/24. - Bác sĩ trực 24/24. - Có đội bảo vệ 24/24. - Có xe cấp cứu 24/24. - Khám bệnh nhẹ định kỳ tại viện. - Có xe đưa rước khám bệnh theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện. - Theo dõi lịch uống thuốc. - Có dịch vụ mátxa thư giãn. - Tắm nắng. - Hồ bơi Thủy lực. - Yoga, thiền. - Có bàn thờ theo từng giao đạo để quý cụ cầu nguyện. - Đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo chính quy đảm bảo việc phục vụ luôn ân cần, nhẹ nhàng, chu đáo. DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI Có 2 loại dịch vu 1. trọn thời gian: Phục vụ chăm sóc 24/24 tai viện 2. Bán thời gian: Từ 7h dến 16h.Có xe đưa rước tận nhà DỊCH VỤ ĂN UỐNG Được đặt hàng từ siêu thị Metro hàng chất lượng cao và những đầu bếp kinh nghiệm lâu năm luôn đặt lợi ích sức khỏe của các cụ trên hết. BẢO ĐẢM-AN TOÀN-VỆ SINH THỰC PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG - Sáng 5h thể dục nhẹ 15 phút sau đó vệ sinh răng miệng - 5h30 ăn sáng bằng thức an có dinh dưỡng cao - 6h đi bộ 15 phút sau đó các cụ uống trà, càphê tại nhà nghỉ và xem tivi tập thể trao đổi. - 7h về phòng tự do - 9h y ta ghé thăm và điều dưỡng viên làm vệ sinh - 10h ăn nhẹ - 11h30 ăn trưa - 12h nghỉ trua - 15h ăn nhẹ - 17h đi ăn tối - 18h cầu nguyện tự do - 19h tập trung di bộ 15phút và ngồi thiền 15phút - 20h về phòng xem tivi và có thể đi lại qua các phòng bạn - 21h chính thức đóng cửa đi ngủ. - Thân nhân có thể ở lại ngủ bằng ghế sofa BẢNG GIÁ DỊCH VỤ DỰ KIẾN 1. DỊCH VỤ TRỌN GÓI 8.000.000/THÁNG 2. DỊCH VỤ BÁN THỜI GIAN 4.500.000 3. XE ĐƯA RƯỚC 1.000.000/THÁNG trong phạm vi 40km. - Ngoài ra còn dịch vụ đưa đón theo yêu cầu 200.000/lần khi đi khám bệnh theo yêu cầu cá nhân hoặc đột xuất trong ngày. - Có dịch vụ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện 150.000/ngày. - Tất cả khám chữa bệnh hoặc yêu cầu đặc biệt sẽ do thân nhân hoặc các cụ chi trả. - Viện chỉ cung cấp hoặc khám miễn phí khi bệnh nhẹ cảm, sốt,nhức đầu, đau nhức. Chúng tôi kêu gọi 3 cổ đông để thực hiện kế hoạch này mọi chi tiết sẽ bàn cụ thể khi gặp trực tiếp Báo hiếu thời nay Bảy giờ sáng, giờ tập thể dục dành cho các thành viên tại khu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hà Nội (xã Minh Khai, huyện Từ Liêm) bắt đầu. Gần 100 cụ từ các phòng tề tựu về khuôn viên trước sân của trung tâm, khởi động bài tập dưỡng sinh buổi sáng. Buổi sáng thật thanh bình với những người cao tuổi đi dạo dưới những hàng cây, tập thể dục và sau đó là những câu chuyện quanh bàn ăn sáng, đọc sách báo. Có nhiều người cười rất tươi với những câu chuyện tâm đầu ý hợp, có cả những cụ trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, tiếng Pháp rất thông thạo. Bà Đ.T.T. năm nay 85 tuổi, ở trung tâm đã gần ba năm, kể: “Chính tôi quyết định nhờ các con gửi tôi vào đây. Con cháu đi làm cả ngày, mình chả biết trò chuyện với ai. Nơi này tôi thấy thoải mái hơn vì có bầu có bạn”. Bà T. được bố trí ở cùng một thành viên khác trong một căn phòng nhỏ, khá lịch sự, đầy đủ tiện nghi, có một y tá riêng thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho họ. Mỗi ngày ngoài ba bữa ăn chính còn có một bữa ăn phụ, nếu yêu cầu thì cũng được các hộ lý phục vụ ăn tại phòng riêng. Bà T. tâm sự: “Ở với các con, vật chất, tiện nghi không thiếu thứ gì. Nói thật đứa nào cũng rất quan tâm đến mẹ, nhưng đó chỉ là vào buổi tối khi chúng đi làm về, còn ban ngày tôi cứ thui thủi một mình trong căn nhà lớn. Người già nhu cầu tiện nghi không nhiều, cái tôi cần là trò chuyện, chia sẻ hằng ngày. Tôi hiểu các con tôi, hiếu thảo thì hiếu thảo đấy, nhưng chẳng lẽ mình lại kêu chúng bỏ việc ở nhà trò chuyện với mình!”. Vào trung tâm, bà T. vừa có bạn bè để trò chuyện, lại vừa có người chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Cứ mỗi thứ bảy, chủ nhật con cháu lại kéo nhau vào trung tâm thăm bà cả ngày. Lễ, tết hay có dịp rảnh rỗi thì đón bà về nhà. “Tính ra cũng giống như trước đây tôi ở nhà thôi. Vì ngày thường lắm bữa chúng về khuya lắm, có thấy được mặt mũi chúng đâu” - bà T. cười thật tươi. Bữa ăn là nơi hàn huyên tâm sự - Ảnh: Phi Long Ở “trung tâm báo hiếu” này có không ít những người từng là hiệu trưởng trường đại học, giám đốc các công ty, xí nghiệp, có người từng làm đến thứ trưởng Người nào cũng có nhà cửa đàng hoàng, con cái thành đạt nhưng vẫn chọn vào ở nơi này. “Các con sắp xếp đưa bố vào viện dưỡng lão này chính là báo hiếu cho bố đấy” - ông N.K.Y. bảo vậy. Nhà ông Y. ở TP.HCM nhưng lại ra tận Hà Nội để vào đây. Bốn người con của ông đều là những người khá nổi tiếng trên thương trường, trong đó có một người đang lãnh đạo một hãng hàng không, tất cả đi đi về về Hà Nội - TP.HCM như cơm bữa và thường xuyên vắng nhà. Ông Y. nói từ ngày vào trung tâm ông có thêm những người bạn cùng lứa tuổi, có thể tâm sự với nhau nhiều chuyện. “Các nhân viên của trung tâm cư xử như con cháu trong nhà, rất nhiệt tình, lo lắng chu đáo. Tôi chẳng hề thấy cô đơn hay buồn tủi gì khi ở đây” - ông Y. nói. Báo hiếu cũng có năm bảy đường Chị T.M. - nhà ở Hưng Yên, con gái của bà X. 83 tuổi, vào đây hơn một năm - vào thăm mẹ, tâm sự: “Cũng chẳng đặng đừng tôi mới phải đưa mẹ vào đây, chứ người Việt mình trước đến nay vẫn quan niệm con cái phải tận tay chăm sóc bố mẹ mình ở nhà mới là hiếu thảo. Nhưng hai anh trai cả đi làm ăn xa, cả năm mới về thăm quê một lần. Vợ chồng tôi đi buôn theo xe hàng, con cái còn phải gửi người khác trông coi, có muốn cũng không lo lắng được cho mẹ. Nhưng bà ở nhà một mình bị ngã thì nguy hiểm lắm”. Chị M. cho biết khi đưa mẹ vào trung tâm, mỗi tháng phải tốn chi phí vài triệu đồng. Đối với cuộc sống chật vật của vợ chồng chị thì khoản chi này không đơn giản chút nào, nhưng không khổ tâm bằng việc phải nghe những lời dị nghị của làng xóm. Từ hồi đưa mẹ vào đây, người trong thôn cứ nói như mắng: “Vợ chồng con đó ăn ở tệ quá, ai đời lại đem mẹ vào bỏ ở viện dưỡng lão. Thế nào cũng bị trả báo”. Bà X. ngồi nghe chị M. kể chuyện mà tay cứ xoa đầu con như đứa trẻ mới lọt lòng. Bà bảo: “Lúc đầu nghe con bảo sẽ đưa mẹ vào trại dưỡng lão, tôi tủi thân lắm, cứ nghĩ chúng định bỏ mẹ đây. Nhưng khi vào đây tôi mới cảm thấy thương con nhiều hơn vì nó làm vậy cũng chỉ muốn tốt cho tôi. Kệ người ta, con ạ”. Những ngày cuối tuần, trung tâm lại nhộn nhịp xe gắn máy, xe hơi của những gia đình đưa cả vợ chồng, con cái, cháu chắt đến thăm cha mẹ, ông bà. Có những gia đình dành trọn cả một ngày trò chuyện, vui chơi ở đây. Anh H.L. đã đưa mẹ vào đây ở được gần một năm, nói vợ chồng anh cảm thấy rất vui vì tinh thần mẹ mình thoải mái, tươi tỉnh hơn khi còn ở nhà đi ra đi vào một mình cả ngày. “Viện dưỡng lão cao cấp” Theo ông Nguyễn Tuấn Ngọc - giám đốc khu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hà Nội, mô hình viện dưỡng lão cao cấp mà trung tâm này đang theo đuổi là một dịch vụ chăm sóc người già cả về tinh thần lẫn sức khỏe mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng thành công. Trong xã hội công nghiệp không phải ai cũng đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc cha mẹ, một trung tâm dưỡng lão hiện đại sẽ thay những người con vì mưu sinh quá bận rộn không đủ thời gian chăm sóc đấng sinh thành. Từ ngày khai trương hoạt động đến nay, ông Ngọc chưa nghe một trường hợp nào phàn nàn về việc chăm sóc các cụ. “Thời gian gần đây, số gia đình gửi cha mẹ già đến trung tâm ngày một đông là một minh chứng về sự cần thiết của trung tâm báo hiếu chúng tôi” - ông Ngọc nói. Tập thể dục dưỡng sinh mỗi buổi sáng - Ảnh: Phi Long Ông B. (85 tuổi, vào trung tâm đã lâu) tâm sự rằng ông rất hiểu lòng những người con bận rộn của mình luôn đi làm xa nhà, nên quyết định vào “trung tâm báo hiếu” này để cuộc đời ông có thêm niềm vui cho những ngày còn lại. Và ông đã toại nguyện. Ông B. nói: “Báo hiếu cũng có năm bảy đường, không phải cứ ở bên cha mẹ suốt ngày để chăm sóc mới là hiếu thảo, miễn sao những đứa con vẫn mãi nặng lòng ơn nghĩa sinh thành”. Nhà dưỡng lão cho kiều bào trở về Xem tin gốc Đại Đoàn Kết - 2 tháng trước 211 lượt xem 1 tin đăng lại Hiện nay số lượng những người Việt lớn tuổi sinh sống ở nước ngoài khá đông. Nhiều người trong số này đều có ý nguyện được về VN, sống những ngày cuối đời tại quê hương xứ sở. Và nhà dưỡng lão là địa chỉ họ muốn nhắm đến. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Cây có cội, nước có nguồn. Khi về già, những người lớn tuổi đặc biệt là kiều bào ở nước ngoài, thường hoài cổ, muốn về sống trên quê cha đất tổ, để được gần mộ phần của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, đặt chân mình trên mảnh đất quê hương rồi, không phải ai cũng có nhà riêng để ở. Từ thực tế đó, nhiều người già Việt khi về lại quê cha đất tổ, muốn gửi cuộc sống của mình vào nhà dưỡng lão ở VN. Mô hình nhà dưỡng lão trên thế giới đã có từ lâu. Đến tuổi xế bóng, người già ở các nước Phương Tây không sống cùng con cháu mà sống riêng biệt ở nhà riêng của họ hoặc dành cuộc sống cuối đời trong trung tâm dưỡng lão. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta nhà dưỡng lão đã xuất hiện nhưng chưa trở nên phổ biến trong dân chúng do truyền thống văn hóa, do quan niệm về cuộc sống của người Việt từ xa xưa, quan niệm về đạo đức, tình cảm, sự gắn bó, lương tâm, trách nhiệm, dư luận xã hội Giáo sư Vũ Quang Kính, nguyên là Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp, hiện là Chủ tịch Hội Ái hữu văn hóa và nhàn tác tại Pháp đã đi nhiều nơi, đã đến một số nhà dưỡng lão ở VN. Ông nhìn nhận: ở Vũng Tàu có một khách sạn chuyển thành nơi an dưỡng, nhưng giá cả quá đắt. Làng an dưỡng Ba Thương ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, diện tích 6,5 ha, với hơn 120 phòng, có đầy đủ các dịch vụ về y tế, tín ngưỡng, chăm sóc sắc đẹp là tốt hơn cả, về cơ sở vật chất cũng như chất lượng phục vụ và giá thành sinh hoạt. Tuy nhiên, địa điểm lại cách quá xa so với trung tâm thành phố, vô hình trung, lại là một bất tiện. Giáo sư Vũ Quang Kính cho biết một nhà dưỡng lão tiêu chuẩn, trước nhất là gần những khu đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu, cách trung tâm trong khoảng từ 5 đến 10 cây số là lý tưởng. Dân số VN đang già hóa với tỉ lệ người già chiếm 17% dân số. Trong tương lai gần, mô hình về nhà dưỡng lão đủ điều kiện ở VN là cần thiết. 20 năm làm kiến trúc sư tại Brúc- xen (Vương quốc Bỉ), ông Phạm Minh Nhựt cũng có niềm mơ ước một ngày nào đó cùng hợp tác với những người cùng chí hướng để xây dựng cơ sở dưỡng lão tại VN. Ông tâm sự: “Sau khi hết tuổi làm việc thì cái mơ ước của tôi cũng sẽ về VN để có thể tận hưởng hơn hoặc hấp thụ hơn những cái thiếu thốn mà mình đã sống trong bao nhiêu thời gian ở nước ngoài. Tôi nghĩ, dầu sao đi nữa xã hội VN mình cũng phải đi tới đó. Người già VN cũng sẽ vào một viện nào đó theo tuổi của họ. Tôi rất mong muốn tất cả anh chị em Việt kiều lấy hết tất cả chất xám, những văn minh hiện đại nhất để mà làm sao giúp đỡ cho các cụ già, những người Việt trở về VN có một tiện nghi, có cách chăm sóc rất khoa học, rất thực tiễn, về y tế, sức khỏe, sinh hoạt, tổ chức cách thức hiện đại như thế nào cho phù hợp”. Ra đời nhiều nhà dưỡng lão cao cấp, không chỉ đáp ứng nhu cầu được chăm sóc của người già, mà còn là điểm thu hút những người cao tuổi ở ngoại quốc về VN trong đó đa phần là Việt kiều lớn tuổi. Theo lời giáo sư Vũ Quang Kính, nếu mình làm được những nhà dưỡng lão cao cấp thì đấy là một cái hướng về nước của những người già và đem lại không chỉ lợi nhuận cho đất nước mà còn là lực đẩy cho những người con xa, nhất là thế hệ trẻ tìm về VN, hiểu thêm về gốc gác, cội nguồn. Bác sĩ Nguyễn Hữu Thông, người Việt sống ở thành phố Vê-rô-na (Italia) bày tỏ: “Tôi nghĩ, những già phần lớn đều muốn được về dưỡng bệnh trên quê hương, được về nằm lại trên quê hương. Điều này rất tốt. Vì như vậy con cái của họ sẽ trở về để thăm. Nhà nước VN làm thế nào để tạo điều kiện cho bà con về dưỡng già. Như vậy con cháu chắt người ta về thường xuyên mới tạo cầu nối được”. Được dưỡng già, sống thảnh thơi trọn vẹn những năm tháng “gần đất xa trời” nơi đất mẹ bình yên là niềm mong ước thiết tha của nhiều bậc cao niên người Việt nơi đất khách. Bởi giống như con ngựa rong ruổi suốt chặng hành trình, cả đời phiêu bạt, bôn ba, đến cuối đời, khi thong thả đi nước kiệu, dù có công thành danh toại nơi xứ người, mới nhận ra, mình vẫn chỉ là một người ngụ cư trên xứ lạ. Nỗi niềm nhớ cố hương lại càng thêm da diết. Và ước nguyện được sống thanh bình trong ngôi nhà VN, hít thở khí trời VN lúc nào cũng thúc giục trong tim. Nên có nhiều mức giá cho trung tâm dưỡng lão Ở Việt Nam nên mở rộng dịch vụ chăm sóc người già bằng các trung tâm dưỡng lão. Về kinh phí, nên quy định giá thấp nhất cho những dịch vụ cơ bản, còn những dịch vụ cao cấp khác tuỳ theo điều kiện của mỗi người mà đăng ký (Hoàng Thắng). Người gửi: HT Gửi tới: Ban Đời sống Tiêu đề: Về việc sống tại các trại dưỡng lão Hiện nay đời sống của dân ta đã được nâng cao, các gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con. Mặt khác, do cơ chế thị trường và do đòi hỏi của công việc nên các con cháu không có thời gian chăm sóc ông, bà, cha, mẹ; nếu có chăm sóc thì cũng không có nghiệp vụ, đặc biệt là khi chăm sóc người già. Theo tôi ở Việt Nam nên mở rộng dịch vụ chăm sóc người già bằng việc thành lập các trung tâm dưỡng lão. Về kinh phí, nên có một quy định giá thấp nhất cho những dịch vụ cơ bản, còn những dịch vụ cao cấp khác tuỳ theo điều kiện của mỗi người mà đăng ký. Việc gì cũng vậy, lúc đầu dư luận có thể chưa ủng hộ, nhưng nếu các trung tâm hoạt động tốt và có hiệu quả thì chắc chắn sẽ được xã hội đánh giá cao và ủng hộ. http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/doi-song/2006/11/3b9f0d85/ . nhu cầu viện dưỡng lão cao cấp dành cho người cao tuổi có thu nhập cao đang rất cần thiết. Có rất nhiều kiều bào mong muốn có một viện dưỡng lão chất lượng. theo kiểu Vườn Dưỡng Lão với cây xanh bao phủ tạo nên sự tươi mát và không khí trong lành - Kết cấu xây dựng 1 trệt 3 lầu sử dụng thang máy. - Sân vườn ngay

Ngày đăng: 23/03/2014, 14:20

Mục lục

  • Nhà dưỡng lão cho kiều bào trở về

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan