Sángtạođườngcongkinhnghiệm
Cục bộ và toàn bộ
Thú thực, tôi không rõ lắm các lý thuyết về sángtạo người ta nói gì.
Nhưng có nhiều lần chúng tôi tiến hành những phép thử rất thực tế. Các
kết quả thu được khá nhiều tính gợi ý. Việc đầu tiên phải nói là luật về
đường congkinhnghiệm cục bộ.
Điều này không quá khó hiểu, được phát biểu như sau: Khi ta làm một
việc nhiều lần, tập trung, liên tục và suy nghĩ tốt về nó, hiệu suất và kết
quả sẽ tốt hơn. Sử dụng từ khóa "learning curve" hay "experience curve"
tra cứu Google hay Yahoo!Search, đảm bảo các bạn sẽ không thất vọng.
Trước tiên, khi làm nhiều lần một việc, kỹ năng, sự khéo léo, năng lực tối
ưu hóa hành vi cho công việc ấy cải thiện nhanh chóng. Hình ảnh dễ nhất
là một người thợ trong dây chuyền may công nghiệp. Ban đầu sự khéo léo
và khả năng quan sát có hạn, do chưa quen, do chưa thể tự tổ chức thao
tác tốt nhất, do chưa chịu được sức ép sản xuất công nghiệp. Qua thời
gian sẽ tốt lên. Ngay với một người đã có kỹ năng và hiệu suất đã khá ổn
định thì ngay trong cùng một ngày, lúc tập trung và sau khởi động, thì
chính họ cũng làm tốt hơn họ trước đó vào cái giờ khởi động uể oải. Các
vận động viên điền kinh hay bơi lội thường được yêu cầu thực hiện các
động tác khởi động lâu và kỹ. Trong võ học, người ta cũng thường nói tới
tạo ra sự hưng phấn sau khi cảm thấy mệt mỏi lần đầu. Người mới học võ
cũng hay bị "vỡ cơ," nhưng sau này bền bỉ luyện tập, họ có cơ bắp dẻo
dai, bền chắc Đại loại là thế.
Sáng tạo cũng như vậy. Người viết báo sẽ khó khăn nhất lúc khởi động
bài viết, lúc bắt đầu hình thành và nhen nhóm những ý tưởng. Càng viết
tiếp, các ý tưởng liên quan, có tính chất trợ giúp hay mở rộng sẽ xuất
hiện ngày càng nhiều. Tới cuối bài viết, thậm chí người ta phải bỏ bớt
những cái đưa ra ban đầu, do có khả năng lựa chọn từ nhiều cái mới hay
hơn, phù hợp hơn. Đó là sự sángtạo khá "cục bộ." Tương tự thế, lúc làm
đào tạo, chúng tôi thử khoảng hơn chục bài toán xếp hình với các que
diêm, vốn như là một trò chơi trẻ em vậy. Những bài ban đầu dễ, nhưng
việc thiếu tập trung và cảm giác "trẻ con" khiến những người lớn lúng
túng. Bài dễ cũng lúng túng. Với một áp lực hoàn thành trong các khoảng
thời gian ngắn, càng sau làm càng tốt, và việc những bài khó nhằn nhất lại
có nhiều đáp án sángtạo nhất. Thời gian để xử lý vẫn chỉ như bài dễ nhất.
Bài dễ làm mãi không xong. Bài khó làm thoắt cái thì xong. Vẫn là con
người đó, chỉ cách nhau 30 phút và, chớ bỏ qua cái "và" quan trọng này,
sự tập trung suy nghĩ cao độ.
Còn sángtạo toàn cục? Đây chỉ là khái niệm tưởng tượng, vì vậy có thể
nó chưa phù hợp lắm. Nhưng tôi nhận thấy rằng mỗi con người có khả
năng liên kết rất nhiều thứ "tưởng chừng không có liên hệ." Thực ra, đối
với các vấn đề tự nhiên và xã hội, có nhiều mối liên hệ có sẵn, nhưng
chúng ta chưa có dịp tìm hiểu hay xét kỹ mà thôi.
Người được xem là thông thái trong xã hội là những người có khả năng
liên kết những hiện tượng, những hiểu biết tưởng chừng không liên hệ gì
với nhau, trong một không-thời gian và hệ ý tưởng nhất định, nhằm tạo ra
những hiểu biết có ích lợi cho người khác; điều mà không phải lúc nào
cũng được coi là hiển nhiên.
Quay trở lại với khái niệm sáng tạo: Các ý tưởng mới hay các kết hợp mới
có giá trị, ích lợi, trong các không-thời gian phù hợp, được bồi đắp bởi tính
khả thi thương mại, chúng sẽ trở thành tính sángtạo thương mại.
iphone4.jpgiPod là ví dụ của ý tưởng "âm nhạc di chuyển" vốn có từ
Walkman, nhưng có cấu trúc mới của Internet, sự thích thú download, kết
hợp thương mại với website bài hát giá rẻ, và một không-thời gian ngự trị
bởi Internet, chiếm lĩnh bởi những con người sống không thể thiếu
Internet. Đây là một ví dụ về sự sángtạo toàn cục, mà chỉ có cách làm
việc miệt mài, gộp hàng trăm đườngcongkinhnghiệm của các nhà nghiên
cứu R&D, kinh doanh, thời trang chúng ta mới thấy xuất hiện. Tính toàn
cục hiển nhiên đẩy tới lợi ích và không-thời gian ý tưởng sángtạo của
iPhone. iPhone sángtạo và hấp dẫn, nhưng không đầy bất ngờ như iPod.
iPhone là sự mở rộng không gian sángtạo toàn cục và kéo dài những
đường congkinhnghiệm của tập thể Apple và những đội ngũ cộng sự liên
quan.
Không phải ngẫu nhiên mà xu hướng đan xen ngành của khoa học hiện
đại rõ rệt, lan tỏa hơn bao giờ hết như hiện nay. Thiết nghĩ đó cũng chính
là việc mở rộng không gian "kết nối" cho các đườngcongkinhnghiệm của
nhiều lĩnh vực, vốn dĩ đã có sự liên kết, nhưng chưa được khám phá triệt
để. Những ngành có tính chất biên giới như vật lý-toán, sinh hóa, y sinh,
kinh tế lượng lần lượt ra đời. Nhưng những ngành đan xen rộng rãi hơn
vẫn tiếp tục đẩy quá trình này ra xa nữa. Còn trong kinh doanh thì các tư
tưởng sángtạo để sinh ra giá trị mới, thiết nghĩ đã ra đời từ lâu lắm. Chiến
tranh, khan hiếm lương thực, nghèo đói, khó vận chuyển có khi lại là
nguyên liệu cho sự thịnh vượng của một tập đoàn phân phối hàng hóa, chỉ
nhờ sự kết dính rất "sáng tạo": phục vụ nhu cầu trong khoảng không-thời
gian tạo ra nhiều giá trị nhất, nghĩa là nơi thiếu thốn nhất, và vào lúc khó
khăn nhất. Nhiều tập đoàn kinh doanh hàng hóa châu Âu đã lớn lên và
giàu có nhờ điều này.
Dường như tôi tin tưởng có một quá trình interconnecting các vùng tư duy
khác nhau, vốn tưởng như khá biệt lập của bộ não mỗi con người, để tạo
ra những sángtạo có tính toàn bộ, chí ít là mở rộng hơn rất nhiều so với
cục bộ.
. Sáng tạo đường cong kinh nghiệm
Cục bộ và toàn bộ
Thú thực, tôi không rõ lắm các lý thuyết về sáng tạo người ta nói gì.
Nhưng. một ví dụ về sự sáng tạo toàn cục, mà chỉ có cách làm
việc miệt mài, gộp hàng trăm đường cong kinh nghiệm của các nhà nghiên
cứu R&D, kinh doanh, thời