1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nguyên tắc làm việc chung với "người nhà" potx

3 488 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 82,81 KB

Nội dung

Nguyên tắc làm việc chung với "người nhà" Có người thân làm việc cùng một văn phòng/công ty là con dao hai lưỡi: bạn có thể được đồng cảm và hỗ trợ hết mình, nhưng cũng dễ mang tiếng là thiên vị. Để mối quan hệ cá nhân không ảnh hưởng tới công việc, dưới đây là một số nguyên tắc bạn nên tuân thủ khi làm việc với người thân trong cùng một công ty: Thống nhất quan điểm với người thân ngay từ đầu Nếu bạn cho rằng người thân của mình phù hợp với nhóm hoặc công ty mình, hãy để anh/cô ấy ứng tuyển vào. Tuy nhiên, trước khi anh/cô ấy nộp hồ sơ, hãy nói chuyện rõ ràng với nhau rằng đây là công việc, là môi trường làm việc chuyên nghiệp nên người đó cũng cần trải qua quá trình tuyển dụng công bằng như những ứng viên khác. Thông báo cho cấp trên Sau khi quyết định giới thiệu người thân của mình vào công ty, hãy nói chuyện với sếp của bạn về vấn đề này. Việc này không phải để cấp trên chú ý tới người thân của bạn mà để nhấn mạnh rằng bạn không “lén lút” đưa người nhà vào làm cùng cơ quan. Đồng thời đề nghị cấp trên đánh giá trung thực và nghiêm khắc năng lực của người thân bạn mà không có bất cứ sự châm chước hay thiên vị nào cả. Không thông báo rộng rãi về mối quan hệ giữa hai người Bạn không nhất thiết phải nói với từng người trong văn phòng/công ty về mối quan hệ ruột thịt của mình. Hãy rạch ròi giữa việc công việc tư, tránh chỉ nói chuyện với người thân mình trong công ty hay để ảnh của nhau trên bàn làm việc, trang mạng xã hội cá nhân. Phô trương mối quan hệ gia đình chỉ làm tăng những cái nhíu mày của đồng nghiệp, khiến mọi người nghi ngờ sự trung thực của các bạn. Mỗi người đều phải cẩn trọng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ công việc trong công sở. Thiết lập ranh giới Khi ở văn phòng, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp. Bạn và người thân không được thảo luận vấn đề cá nhân tại nơi làm việc cũng như hạn chế bàn chuyện công việc ở nhà. Hãy phân định rạch ròi việc công - tư và thống nhất với nhau không để mối quan hệ, công việc ảnh hưởng lẫn nhau. Khách quan Không chỉ khách quan trong giai đoạn tuyển dụng mà khi làm việc cùng nhau, bạn thậm chí còn nên cứng rắn hơn với người thân của mình. Mỗi hành động, lời nói đều phải thể hiện sự công bằng và minh bạch. Nếu người thân có ý kiến tốt, hãy thể hiện sự tán thành và khen ngợi. Còn nếu anh/cô ấy chểnh mảng trong công việc, hãy thẳng thắn góp ý, phê bình. Và đừng quên, tại công ty mọi quyết định phải được thực hiện dựa vào các khía cạnh công việc chứ không được để tình cảm cá nhân chi phối. Những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng khá giỏi, chính là nguồn để tuyển dụng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn. Nhưng nếu không có cơ hội được làm việc, không được thử thách trong thực tế, thì số trí thức trẻ này không có cơ hội bộc lộ những năng lực tiềm ẩn của mình. Đấy chính là sự lãng phí chất xám còn đang phổ biến ở xã hội ta. Khiến nhiều người có năng lực thật sự không được tuyển dụng, trong khi những người yếu kém hơn lại được nhận vì thân quen, là con cháu các vị “chức sắc” ở địa phương hoặc có tiền để “lo lót”…Đấy là những bất công mà các “tân khoa” phải ngậm ngùi gánh chịu! . Nguyên tắc làm việc chung với "người nhà" Có người thân làm việc cùng một văn phòng/công ty là con dao. hưởng tới công việc, dưới đây là một số nguyên tắc bạn nên tuân thủ khi làm việc với người thân trong cùng một công ty: Thống nhất quan điểm với người thân

Ngày đăng: 23/03/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w