Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, thị trường vải Việt Nam đã có những sự phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu luôn nằm trong top các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của đất nước Cho đến nay, nước ta đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu vải, chiếm 19% thị phần vải xuất khẩu thế giới, chỉ sau Madagasca, chiếm 35% thị phần thương mại trái vải toàn cầu (năm 2018) Vải thiều Việt Nam được trồng tập trung tại một số tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, … trong đó Bắc Giang được coi là “thủ phủ của vải thiều” với loại vải chất lượng trồng tập trung tại vùng Lục Ngạn Hiện nay, Bắc Giang có hơn 28 nghìn ha vải thiều và tập trung ở Lục Ngạn và các huyện lân cận, cùng với đó diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng tăng Năm 2019, sản lượng xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang chiếm 54,2% (ước đạt 79.618 tấn) Với giá trị kinh tế cao, vải thiều Lục Ngạn đã và đang mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu Bắc Giang Có thể thấy vải thiều Lục Ngạn, nhận được sự ưa chuộng từ nhiều quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia khó tính Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn nước ta đã được xuất khẩu sang trên 30 nước và vùng lãnh thổ với các thị trường chủ yếu như EU, Nga, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, …
Trong các thị trường kể trên, EU là một thị trường tiêu thụ vải tiềm năng và quan trọng đối với Việt Nam Tổng quy mô thị trường nhập khẩu vải của châu Âu được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn hàng năm, chỉ đứng sau thị trường nước láng giềng Việt Nam là Trung Quốc Hơn nữa, ngày 01 tháng 08 năm 2020, hiệp định thương mại tư do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức đi vào hiệu lực, mở ra cơ hội lớn cho thương mại Việt Nam Trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu vải sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu nhờ lợi thế xoá bỏ hàng rào thuế quan nặng nề vốn có Bên cạnh đó, hàng loạt các rào cản phi thuế quan được đưa ra khiến việc đáp ứng là không dễ dàng và cần nhiều giải pháp để khắc phục Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức, một khi thành công “đánh” vào các quốc gia này, giá trị, vị thế của vải thiều Việt Nam, đặc biệt là vải thiều Lục Ngạn sẽ được nâng lên tầm cao mới, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu đi các nước khác
Chính từ hiện thực trên, tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng một đề tài nhằm nghiên cứu hoạt động thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang, từ đó đánh giá và đưa ra đề xuất cho các doanh nghiệp nhằm tăng khả năng gia nhập thị trường, tận dụng ưu đãi và nâng cao vị thế quả vài thiều Lục Ngạn tại thị trường EU đầy hứa hẹn trong bối cảnh nước ta đã tham gia hiệp định EVFTA.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài: “ Thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang EU” để thực hiện
Khoá luận tốt nghiệp của mình.
2 Tình hình nghiên cứu Đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang EU” liên quan đến nhiều vấn đề như: xuất khẩu, xuất khẩu rau quả, trái cây, xuất khẩu hàng trái cây vào các thị trường nước ngoài… Đến nay, có nhiều nghiên cứu với vấn đề liên quan đến đề tài được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như: tạp chí, sách, luận án, luận văn, các chuyên đề…
- Dự án Hỗ trợ Hợp tác kinh tế khu vực Châu Á (SRECA) tháng 12/2020, sổ tay hướng dẫn xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc sản phẩm: quả vải tươi
– Trương Văn Bảo (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên
Nhìn chung các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau để làm rõ vấn đề về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu trên các nội dung khác nhau Các công trình nghiên cứu đã được công bố có giá trị tham khảo, được kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực hiện luận văn Tuy nhiên việc nghiên cứu phát triển xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang chỉ nói một cách chung chung,
Bắc Giang sang EU” đi sâu nghiên cứu để đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang EU Vì vậy có thể nói đây là vấn đề không mới mẻ nhưng cũng không cũ đối với các nhà nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Khoá luận nhằm nghiên cứu tình hình hoạt động thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang EU, từ đó tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang vào thị trường EU.
Mục tiêu cụ thể: Khoá luận gồm 3 mục tiêu:
- Nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu vải
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang EU.
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang thị trường EU
Về không gian: Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp Bắc Giang tham gia thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn tại nước ta và thị trường EU.
Về thời gian: Giai đoạn những năm 2015-2020 và định hướng đến năm 2025
Phạm vi nội dung: hoạt động xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn tại nước ta và thị trường EU
Bài nghiên cứu thuộc loại hình nghiên cứu mô tả.
Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích và so sánh, phương pháp tổng hợp Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được qua các giáo trình trong và ngoài nước, tài liệu tham khảo, dữ liệu công bố rộng rãi trên các Website của các công ty, cục Thương mại quốc tế và một số các bài báo viết về nông sản Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu kết thúc, mục lục, danh mục, tài liệu tham khảo, khoá luận
“Thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang EU” có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang
Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang vào thị trường EU từ năm 2015 đến 2020
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang vào EU.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP BẮC GIANG
1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán Bản chất của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá vô hình và hàng hoá hữu hình) trong nước với nước ngoài Khi sản xuất phát triển hàng hoá dư thừa thì việc tìm một thị trường mới cho sản phẩm là một nhu cầu hết sức bức thiết và điều đó chỉ có thể được thông qua hoạt động mở rộng thị trường vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia.
Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu hơi mang tính vĩ mô hơn Cụ thể: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” 1
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu thuộc loại hình nghiên cứu mô tả.
Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích và so sánh, phương pháp tổng hợp Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được qua các giáo trình trong và ngoài nước, tài liệu tham khảo, dữ liệu công bố rộng rãi trên các Website của các công ty,cục Thương mại quốc tế và một số các bài báo viết về nông sản Việt Nam.
Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu kết thúc, mục lục, danh mục, tài liệu tham khảo, khoá luận
“Thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang EU” có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang
Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang vào thị trường EU từ năm 2015 đến 2020
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang vào EU.
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán Bản chất của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá vô hình và hàng hoá hữu hình) trong nước với nước ngoài Khi sản xuất phát triển hàng hoá dư thừa thì việc tìm một thị trường mới cho sản phẩm là một nhu cầu hết sức bức thiết và điều đó chỉ có thể được thông qua hoạt động mở rộng thị trường vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia.
Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu hơi mang tính vĩ mô hơn Cụ thể: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” 1
Thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng hoá được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình.
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
Đối với kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010 - 2020 là: phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước Để tiến hành công nghiệp hoá-hiện đại hoá thì cần phải có đủ 4 nhân tố nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật Nhưng hiện nay, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các yếu tố đó đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có việt nam
Xuất khẩu hàng hóa là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với Việt Nam
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường
Xuất khẩu tác động tích cực dến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế là xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc tế, du lịch dịch vụ, xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất, hợp tác tài chính
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu (tất nhiên không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước), khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Thị trường xuất khẩu cũng không ngừng được mở rộng và đa dạng hóa Tới nay, Việt Nam đã có quan hệ với gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ Cùng với việc mở rộng ra nhiều thị trường là việc tập trung phát triển các thị trường lớn “Câu lạc bộ” thị trường đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong năm 2015 đã lên đến con số
Đối với doanh nghiệp Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu với các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng Thực chất nó là hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt động này góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Lợi nhuận là nguồn bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp Lợi nhuận cao cho phép doanh nghiệp đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp
- Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị
2Đỗ Đức Bình (2007), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Giáo dục trường nước ngoài Để có được điều này Công ty, ngược lại phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,
- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
- Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường là bức đầu tiên mà các công ty khi tiến hành kinh doanh phải thực hiện Đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì việc nghiên cứu thị trường nước ngoài tương đối phức tạp Hai phương pháp nghiên cứu thị trường thường được sử dụng đó là phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường Nguồn thông tin sử dụng cho nghiên cứu,nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp Nghiên cứu tại bàn là nghiên cứu khái quát về thị trường đó, thông qua nguồn tài liệu thông tin sơ cấp hoặc thứ cấp đã có Nghiên cứu tại hiện trường sử dụng để nghiên cứu chi tiết thị trường, trước tiên công ty phải xác địng mục tiêu nghiên cứu, rồi đến đối tượng nghiên cứu, sau đó xây dựng bảng câu hỏi, sử dụng đội ngũ tiến hành nghiên cứu, và cuối cùng tiến hành nghiên cứu bằng cách thức tổ chức hội chợ, phỏng vấn quan sát.
Nội dung nghiên cứu thị trường : Có bốn nội dung chính đó là dung lượng thị trường, hàng hóa, giá cả hàng hóa quốc tế và các yếu tố khác.
Nghiên cứu dung lượng thị trường: Nhằm xác định xem dung lượng thị trường lớn hay nhỏ, để đề ra phương án tiếp theo Nghiên cứu hàng hóa cả về định tính và định lượng, định tính dựa vào nhu cầu thị trường, chu kỳ sống, tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng để đi đến câu trả lời có nên xuất khẩu hay không Nghiên cứu định lượng để xem xét xuất khẩu có đạt hiệu quả hay không.
Nghiên cứu giá quốc tế nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và cơ sở để xác định giá Việc xác định giá quốc tế phải căn cứ vào khoảng cách địa lý, khối lượng hàng bán, phương thức thanh toán…
Nghiên cứu các yếu tố khác như luật pháp, điều kiện vận tải, …
Nghiên cứu bạn hàng về các nội dung như tư cách pháp lý, năng lực tài chính, quan điểm kinh doanh của bạn hàng, uy tín của bạn hàng và mức độ ảnh hưởng trên thị trường 4
1.2.2 Hoạt động thâm nhập thị trường xuất khẩu
Theo Nguyễn Đông Phong và các cộng sự (2007), các doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có ba phương thức phổ biến sau:
- Thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước.
-Thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài
- Thâm nhập thị trường thế giới tại vùng thương mại tự do.
1.2.2.1 Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước
4 Tô Xuân Dân (2008), Giáo trình Đàm phán và Ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế, NXB Thống Đây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới thường vận dụng để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu.
Theo phương thức này các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức xuất khẩu Đó là xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu gián tiếp a Hình thức xuất khẩu trực tiếp: Theo hình thức này các doanh nghiệp tự bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi các công ty phải đảm trách toàn bộ hoạt động marketing xuất khẩu như chọn thị trường nước ngoài thích hợp, chọn sản phẩm cho thị trường mục tiêu, thành lập bộ phận xuất khẩu, hoàn chỉnh bộ chứng từ xuất khẩu Để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp cần có tổ chức trong nước đảm nhận nghiệp vụ xuất khẩu và hình thành kênh phân phối ở nước ngoài như chi nhánh bán hàng, đại lý, nhà phân phối ở nước ngoài b Hình thức xuất khẩu gián tiếp: Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và doanh nghiệp sản xuất trong nước Để bán được sản phẩm ra thị trường thế giới, doanh nghiệp sản xuất trong nước phải nhờ vào các tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau: ã Cụng ty quản trị xuất khẩu (export management company) ã Nhà ủy thỏc xuất khẩu (Export Commission House) ã Mụi giới xuất khẩu (Export broker) ã Hóng buụn xuất khẩu (Export Merchants)
1.2.2.2 Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài Trong phương thức này, có một số hình thức thâm nhập như sau:
Nhượng giấy phép (Licensing) ã Nhượng quyền thương mại (Franchising) ã Sản xuất theo hợp đồng (Contract Manufacturing) ã Hoạt động lắp rỏp (Assembly Operations) ã Hoạt động liờn doanh (Joint Venture) ã Cụng ty 100% vốn nước ngoài
1.2.2.3 Phương thức thâm nhập tại khu thương mại tự do
Ngoài hai phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới trên, các doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể thâm nhập thị trường thông qua các hình thức như: đặc khu kinh tế (Special Economic Zone), khu chế xuất (Export Processing Zone), khu thương mại tự do (Free Trade Zone) Mỗi phương thức thâm nhập thị trường thế giới trên đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Đặc biệt, mỗi phương thức thâm nhập sẽ tương ứng với mức độ kiểm soát và mức cam kết về nguồn lực khác nhau 5 Mức độ kiểm soát có nghĩa là quyền kiểm soát đối với quá trình ra quyết định đối với các hoạt động chức năng và những quyết định chiến lược của tổ chức 6 Cam kết về nguồn lực có nghĩa là những tài sản được cam kết sử dụng cho một phương thức thâm nhập nào đó mà nó không thể lấy lại để sử dụng cho mục đích khác mà không bị mất đi giá trị 7
1.2.3 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu
1.2.3.1 Chiến lược đẩy (Push Strategy)
Sơ đồ 1.1: Chiến lược đẩy trong chiến lược xúc tiến xuất khẩu
(Nguồn: Marketing căn bản – Trang 278) Đưa sản phẩm vào các kênh tiêu thụ bằng việc sử dụng quảng cáo, có các
5 Root, F R (1987) Entry strategies for international markets Lexington, MA: D.C Heath
6 Kim, W C., and Hwang, P., (1992), “Global Strategy and Multinationals' Entry Mode Choice”,
Journal of International Business Studies, Vol 23, No 1 (1st Qtr., 1992), pp 2953
7 Kim, W C., and Hwang, P., (1992), “Global Strategy and Multinationals' Entry Mode Choice”, chương trình khích lệ dành cho trung gian và nhân viên chào hàng để tác động và đẩy sản phẩm vào kênh phân phối.
Trong chiến lược đẩy, các hoạt động xúc tiến tập trung vào các trung gian để thông tin, thuyết phục các trung gian và từ các trung gian sẽ thông tin đến khách hàng, các công cụ khuyến mại thương mại, chào hàng cá nhân thường có hiệu quả hơn.
Chiến lược đẩy đòi hỏi Công ty quảng cáo, khuyến mại tốt đối với giới buôn bán để đẩy sản phẩm đi qua các trung gian phân phối Nhà sản xuất quảng cáo sản phẩm một cách năng động đến các nhà bán sỉ, các nhà bán sỉ quảng cáo năng động đến các nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ quảng cáo năng động đến người tiêu dùng để đẩy hàng hóa đến với họ.
Ví dụ: Bia nhập khẩu từ Đức thương hiệu Becks của công ty AB In Bev còn có những chính sách bảo vệ giá cho đại lý giúp người tiêu dùng cuối cùng mua hàng của đại lý thuận tiện nhất mà không cần mua trực tiếp của nhà sản xuất, khi một nhà đại lý bán hàng trưng bày sản phẩm của họ thì sẽ được nhận chiết khấu 1,000VNĐ trên một sản phẩm.
1.2.3.2 Chiến lược kéo (Pull Strategy)
Sơ đồ 1.2: Chiến lược kéo (Pull Strategy)
(Nguồn: Marketing căn bản – Trang 278)
Thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm bằng các chiến lược quảng cáo nhằm tạo sự chú ý và hình thành nhu cầu nơi người tiêu dùng, họ sẽ yêu cầu nhà phân phối bán hàng cho họ, từ đó tạo ra sức hút sản phẩm về phía nhà sản xuất.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 19
1.3.1 Các yếu tố khách quan
Môi trường quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Môi trường chính trị - luật pháp
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong môi trường chính trị ổn định, sự tương quan giữa các cấp, các tầng lớp trong xã hội…Có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển đầu tư, cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Hoạt động đầu tư làm tăng khả năng sản xuất hàng hóa phục vụ cho hoạt động xuất khẩu
Môi trường pháp lý : Gồm luật pháp, các văn bản dưới luật,…Môi trường pháp lý tốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu được thuận lợi ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà còn điều chỉnh các hoạt động các doanh nghiệp phù hợp, đảm bảo lợi ích kinh tế mọi thành viên trong xã hội.
Với tư cách là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chấp hành mọi quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa – xã hội.
Vấn đề việc làm, trình độ giáo dục, đặc điểm tâm lý, lối sống,… đều tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Nếu trình độ văn hóa cao, tác phong làm việc công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có được đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu
8 Đỗ Đức Bình (2007), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Giáo dục quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu Ngược lại doanh nghiệp hoạt động trong môi trường trình độ văn hóa không cao, tác phong làm việc kém, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Bao gồm tăng trưởng kinh tế quốc dân, các chính sách của chính phủ, lạm phát, biến động tiền tệ,…tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, có nghĩa là đồng nội tiền trong nước giảm giá, lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu Nếu tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng nội tệ tăng giá lúc đó giá hàng hóa xuất khẩu đắt hơn sẽ gây khó khăn đến hoạt động xuất khẩu.
Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu nông sản.
Nông sản là sản phẩm đặc thù riêng, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường tự nhiên, sẽ quyết định đến cơ cấu chất lượng, số lượng của hàng nông sản xuất khẩu Có thể thấy rằng : Cà phê chỉ có thể trồng ở vùng đất Tây Nguyên, đây là vùng có điều kiện thích hợp cho cây cà phê có chất lượng cà phê đạt yêu cầu xuất khẩu.
Cở sở hạ tầng bao gồm hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống sản xuất,…tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh xuất khẩu Hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp liên lạc nhanh với nhà cung ứng, tìm kiếm thông tin thị trường quốc tế nhanh phục vụ hoạt động xuất khẩu Hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng thuận tiện Hệ thống sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm, nếu hệ thống sản xuất công nghệ cao, tiên tiến sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Môi trường công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong sản xuất chế biến sản phẩm xuất khẩu Với môi trường nghiên cứu và triển khai công nghệ phát triển sẽ tạo đà cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu phải nắm bắt được xu hướng chính trị trên thế giới, chính sách bảo hộ hay tự doanh hóa thương mại của các nền kinh tế trên thế giới, xu hướng giá cả thay đổi ảnh hưởng tới giá sản phẩm xuất khẩu, chi phí mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
Doanh nghiệp kinh doanh có quy mô lớn hay bé thì nhân tố Quản trị doanh nghiệp vô cùng quan trọng, Quản trị doanh nghiệp xác định hướng đi đúng cho doanh nghiệp Xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp hơn các cách thâm nhập khác, nhưng dù thế nào thì doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức từ môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động Để vượt qua được thách thức đó, doanh nghiệp có bộ máy tổ chức quản trị phù hợp, với đội ngũ cán bộ quản trị có khả năng và năng lực thật sự để lãnh đạo doanh nghiệp hiệu quả.
Lực lượng lao động của doanh nghiệp
Với bất kì doanh nghiệp nào cũng vậy, lược lượng lao động tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh :
Lực lượng lao động tạo ra công nghệ mới, thiết bị mới,…hoặc nâng cao năng suất, hiệu suất.
Trực tiếp điều khiển thiết bị máy móc tạo ra kết quả của doanh nghiệp.
Lao động có kỷ luật, chấp hành quy trình kỹ thuật sản xuất và chế biến sản phẩm, dẫn đến năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
Ngoài ra phải kể đến lực lượng cán bộ công nhân viên thực hiện nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu nông sản Doanh nghiệp cần chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động là nhiệm vụ cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu.
Sự phát triển sản xuất luôn gắn liền với sự tiến bộ của tư liệu lao động Mà sự phát triển của tư liệu lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm,…Có thể thấy được tầm quan trọng của của vật chất kỹ thuật trong việc tăng năng suất, chất lượng sản xuất, từ đó tăng hiệu quả chế biến nông sản.
Nhận thức được vấn đề đó các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng nông sản xuất khẩu đã và đang tìm mọi biện pháp nâng cao khả năng cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu.
Dự trữ hàng nông sản xuất khẩu và tổ chức đảm bảo nguồn hàng nông sản xuất khẩu. Để tiến hành hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp phải có hàng nông sản xuất khẩu Doanh nghiệp có thể tự sản xuất khẩu hoặc đi mua lại hàng thông qua đại lý thu mua hoặc thông qua người trung gian Để đạt hiệu quả xuất khẩu cao, doanh nghiệp phải đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, chất lượng cao Từ đó doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, quyết định nên tự sản xuất hay mua lại hàng từ các trung gian, nhà cung cấp.
Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin về hoạt động xuất khẩu nông sản.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VẢI THIỀU LỤC NGẠN CỦA CÁC
Khái quát về thị trường vải thiều EU
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giữ được mức tăng trưởng dương là một thành công đáng tự hào của nền kinh tế nước ta Trong quá trình hồi phục nền kinh tế sau dịch Covid-19, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU).
Với dân số hơn 500 triệu người và GDP hơn 16 nghìn tỷ USD, EU là thị trường rộng lớn và tiềm năng trong trao đổi thương mại với nước ta EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2020 đạt 56,5 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD (chiếm 15,7%), kim ngạch nhập khẩu đạt 15 tỷ USD (chiếm 5,9%) So với năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU đã gấp gần 3 lần, từ 17,6 tỷ USD tăng lên 56,5 tỷ USD EVFTA được thực thi sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh
Nhìn chung Châu Âu là một thị trường lớn và đem lại nhiều triển vọng cho các loại quả nhiệt đới Do người tiêu dùng châu Âu có nhu cầu cao đối với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nên các loại quả có nhiều dinh dưỡng có triển vọng rất tốt trên thị trường.
Do thời tiết tại vùng các nước châu Âu không phù hợp để trồng các loại trái cây nhiệt đới, nên sản xuất các loại trái cây nhiệt đới tại châu Âu còn rất hạn chế, chỉ một số ít chuối, dứa được sản xuất tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phần lớn các loại hoa quả nhiệt đới, đặc biệt là các loại đặc sản từ các nước đều phải nhập khẩu Đối với hoa quả, tiêu thụ của Italy và Tây Ban Nha là lớn nhất, chiếm tới 1/3 thị trường EU, nhưng sản xuất trong nước đủ đáp ứng nhu cầu nên đây không phải những thị trường nhập khẩu hoa quả tươi lớn nhất Các thị trường nhập khẩu hoa quả tươi lớn nhất là Đức, Pháp và Anh Ngày nay, ngày càng nhiều khách hàng châu Âu như các chuỗi siêu thị mua hoa quả trực tiếp từ nhà sản xuất Điều này có thể đem lại cơ hội cho các công ty xuất khẩu Việt Nam giành được các hợp đồng dài hạn với mức giá cố định cho các sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Biểu đồ 2.1 Kim ngạch XNK Việt Nam EU 2015-2019 Nguồn: Tổng cục thống kê
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU 10 tháng năm 2020 ước tính đạt 40,7 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó xuất khẩu đạt 28,9 tỷ USD, giảm 3%; nhập khẩu đạt 11,8 tỷ USD, tăng 4,2% Kim ngạch các nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đều tập trung ở thị trường EU Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện 10 tháng năm 2020 ước tính đạt10,3 tỷ USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này; nhóm hàng giày dép đạt 4,1 tỷ USD; nhóm hàng dệt may đạt 3,3 tỷ USD Ngoài ra, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện; nông sản; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng… đều đang duy trì được kim ngạch hàng tỷ USD Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ nguồn hàng hóa nhập khẩu với mức giá giảm hơn trước.
Theo số liệu do Uỷ Ban Châu Âu EC cung cấp, vải thiều được thống kê chung trong mã HS 08109020 với một số loại hoa quả khác như mít, hồng xiêm, chanh leo, khế, thanh long… Xét riêng kim ngạch nhập khẩu của thị trường Bỉ với các nước ngoài EU năm 2019, nhóm sản phẩm này có giá trị nhập khẩu không lớn, khoảng 16,5 triệu euros 9
Italia cũng nhập khẩu số lượng tương đối các loại quả trên từ Việt Nam Năm
2019, Italia nhập khẩu 42.900 kg đạt 167.586 euro Tính đến tháng 11/2020, Italia nhập 31.400 kg đạt 148.745 euro, tăng 12 % so với cùng kỳ năm 2019.
Italia là nước nhập khẩu hoa quả nhiệt đới từ các nước đang phát triển lớn thứ tư trong khu vực EU nhưng tốc độ tăng trưởng không cao như các nước khác Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả nhiệt đới từ các nước đang phát triển do nước này có quy mô thị trường lớn và tiềm năng phát triển cao Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất từ các nước đang phát triển bao gồm: dứa (tăng 12%/năm), ổi, xoài và măng cụt (tăng 7,5%/năm) Các mặt hàng nhập khẩu phổ biến nhất từ các nước đang phát triển bao gồm: chuối (86%) và dứa (14%).
Pháp có nhu cầu tiêu thụ vải quả tập trung chủ yếu trong Cộng đồng gốc Á sinh sống tại Paris Hầu hết vải quả được bán tại siêu thị Thanh Bình, Paris Store vàTang frers ở Quận 13 Tất cả vải quả được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan vàViệt Nam Riêng vải Việt Nam sang Pháp theo đường phi mậu dịch của tiếp viên hàng không với khối lượng nhỏ Sản lượng tiêu thụ mấy năm gần đây khoảng 2 tấn/mùa vụ.
Giá bán buôn khoảng 2,5 – 3 euro/kg; Giá bán lẻ 4 – 5 euro/kg.
Quả vải (tên tiếng Anh là Lychees) được xuất sang thị trường Anh theo dạng hoa quả tươi và khô hoặc đã được chế biến, đóng hộp Tại thị trường Anh hoặc đối với sản phẩm xuất khẩu thì hải quan và người tiêu dùng tại Anh không phân biệt đó là vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà, Đông Triều hay vải thường, mà chỉ gọi chung là Lychees Mã HS tương ứng của vải tươi và đóng hộp lần lượt là 0810902090 (tươi),
081340 (khô) và 200989 (đóng hộp) Tuy nhiên mã HS này áp dụng không chỉ dành riêng cho mặt hàng quả vải mà còn áp dụng chung cho các loại quả khác xuất khẩu từ Việt Nam sang, bao gồm me, hạt táo, mít, đu đủ, hồng xiêm (các loại quả khác như xoài, thanh long, chuối, táo… đều có mã HS riêng do kim ngạch tương đối và do cách phân loại mã HS của hải quan).
Ngoài việc dùng để ăn ngay (với quả vải tươi) thì quả vải được người tiêu dùng Anh dùng để chế biến thành một số món ăn, ví dụ như thành phần thêm trong món Halibut có hạt điều, vải ăn với sa lát miso, hay thêm nếm trong sa lát hàu trộn cùi dừa Trong các món ăn uống phụ khác vải cũng có xuất hiện, ví dụ như món tráng miệng vải trộn nước chanh đường (sử dụng 100% vải đóng hộp), bánh phô mai trộn thêm vải xay, dâu tây hoặc để pha nước cocktails (đôi khi vì đổi vị do cocktails dâu tây, mâm xôi, táo, lê, đào… được sử dụng quá nhiều).
Tại thị trường Hà Lan:
Theo thống kê của Eurostat, hàng năm Hà Lan nhập của Việt Nam khoảng hơn
3 triệu Euro các mặt hàng quả tươi gồm me, hồng xiêm, chanh leo, mít, khế, và vải. Tuy nhiên, mặt hàng vải của Việt Nam chưa thấy xuất hiện trong các siêu thị của Hà Lan Các siêu thị này có bán vải tươi theo mùa nhưng là hàng Thái lan (số lượng cũng không nhiều) Vải đóng hộp cũng có bán trong siêu thị và các cửa hàng Châu Á nhưng chủ yếu xuất xứ Thái Lan.
Theo cảm quan của chúng tôi thì Vải thiều Việt nam quả tròn, to, nhiều nước và có độ ngọt hơn vải Thái bán trong siêu thị Tuy nhiên mặt hàng này chưa vào được hệ thống phân phối của Hà Lan.
Tại Đức, quả vải tươi xuất hiện tương đối phổ biến trong hệ thống siêu thị, tuy nhiên loại vải này không giống với quả vải xuất xứ từ Việt Nam do quả nhỏ, khô, vị không ngọt sắc Người Đức đã quen với sự có mặt của loại quả nhiệt đới này, với lợi thế 82 triệu dân và là nền kinh tế đầu tàu của EU, đây là một thị trường rất tiềm năng với vải thiều Việt Nam.
Vải thiều là một loại quả nhiệt đới, người Nga ít biết đến hay nói cách khác, cho đến nay, người Nga chưa có thói quen ăn vải thiều Hiện nay, trên một số trang mạng ở Nga có giới thiệu về vải thiều, được ăn như thế nào và có tác dụng ra sao. Tại hệ thống cửa hàng bán lẻ vải thiều tươi xuất hiện rất ít.
Các quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu vải thiều
Chính sách, quy định, rào cản kỹ thuật
Người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn tới mặt hàng trái cây có nguồn gốc rõ ràng Họ có xu hướng chọn trái cây dựa vào cách thức sản xuất và trình bày sản phẩm Bên cạnh đó, vấn đề về môi trường và xã hội cũng rất quan trọng Phương pháp để cung cấp trái cây được sản xuất một cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội là tuân thủ theo những quy định về chứng nhận sản phẩm hữu cơ hoặc chứng nhận Fairtrade Những chứng nhận này bao gồm việc cam kết giảm thiếu số lượng cũng như đăng kí loại thuốc trừ sâu sử dụng, cải thiện an toàn lao động và đảm bảo về giá cả.
Do vậy để đưa mặt hàng vải vào thị trường châu Âu nói chung và EU nói riêng, doanh nghiệp Việt nam cần lưu ý một số điểm sau:
Vải (Litchi chinensis) là loại trái cây thuộc chi Vải của họ soapberry Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á Điều kiện phát triển của cây là không có sương giá vào mùa đông và nhiệt độ ấm áp vào mùa hè với lượng mưa và độ ẩm cao Quả vải có chiều dài 5cm và rộng 4cm Phần vỏ không ăn được có màu hồng đỏ và thô ráp Phần cùi thịt bên trong màu trắng và có vị ngọt Quả vải có thể ăn ngay sau khi bóc vỏ. Đặc tính sản phẩm
Vải tươi muốn nhập khẩu vào thị trường EU phải phù hợp với các tiêu chuẩn tiếp thị chung đối với mặt hàng rau quả tươi bao gồm những yêu cầu tối thiểu về mặt chất lượng Sản phẩm phải nguyên vẹn, sạch sẽ và lành lặn, (gần như) không bị sâu hại, hư hỏng, vỏ ướt bất thường, bên trong bị nâu thối và trong tình trạng chịu được vận chuyển và bốc xếp Những tiêu chuẩn này phù hợp với những tiêu chuẩn của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX đối với quả vải.
Quả vải đã phát triển đầy đủ và trưởng thành để chịu được vận chuyển và đảm bảo giữ được tình trạng tốt khi đến nơi.
Quả vải được xếp loại theo ba tiêu chuẩn về chất lượng: “Loại hảo hạng” là những sản phẩm với chất lượng tốt nhất Vải thuộc loại này phải có hình dáng và màu sắc điển hình của giống hay chủng loại Ngoài ra, quả vải phải không có khuyết tật, trừ những vết trầy sát rất nhẹ trên bề mặt và không ảnh hưởng đến hình thái chung của sản phẩm, đến chất lượng, đến việc duy trì chất lượng và cách trình bày trong bao bì sản phẩm Vải loại I có chất lượng tốt và chỉ có những khuyết tật rất nhỏ (khuyết tật về hình dáng, màu sắc hay ở vỏ nhưng tổng diện tích không quá 0,25cm2) Vải loại II là loại vải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu để nhập khẩu vào thị trường EU nhưng không đủ điều kiện để chất lượng cao hơn như loại I hay loại Hảo hạng Tuy nhiên, thị trường cho sản phẩm vải loại II rất hạn chế Vải loại II có thể có những khuyết tật ví dụ như ở vỏ nhưng tổng diện tích không quá 0,5cm2.
Kích thước và màu sắc
Theo tiêu chuẩn của CODEX đối với vải quả, kích cỡ được xác định bởi đường kính lớn nhất của quả.
– Kích thước tối thiểu cho vải loại “Hảo hạng” là 33mm.
– Kích thước tối thiểu cho loại I và II là 20mm.
– Cho phép chênh lệch kích cỡ tối đa là 10mm giữa các quả trong mỗi gói.
Mức độ cho phép về kích thước: 10% số quả hoặc trọng lượng quả ở tất cả các loại không đạt kích thước tối thiểu miễn là đường kính không dưới 15mm ở tất cả các loại và/hoặc chênh lệch kích thước tối đa là 10mm.
Số liệu về kích thước thường sử dụng đơn vị mm Tuy nhiên, tại một số nước, ví dụ như Thái Lan, đã phát triển tiêu chuẩn nông nghiệp với mã kích thước (1-3) cho các giống khác nhau.
Màu sắc quả vải có thể khác nhau từ hồng đến đỏ trong trường hợp vải không xử lý; từ vàng nhạt đến hồng đối với loại vải đã khử trùng với SO2.
Đóng gói Đóng gói dành cho bán buôn:
– Thường là đóng gói trong hộp với trọng lượng từ 2 đến 2,5kg Có thể sử dụng các hộp có kích thước lớn hơn, đặc biệt khi sản phẩm được đóng gói lại tại châu Âu. Cần đảm bảo việc kiểm tra bao bì như mong muốn với khách hàng.
– Vải trong mỗi bao gói phải đồng bộ và chỉ chứa những quả có cùng nguồn gốc, giống hay chủng loại, chất lượng, kích thước và màu sắc Phần vải quả nhìn thấy phải đại diện cho toàn bộ quả vải bên trong bao bì.
– Các hộp chứa phải đạt chất lượng, vệ sinh, thông gió và bền chắc để đảm cho quá trình bốc xếp, vận chuyển và bảo quản vải quả Các bao gói (hoặc lô nếu sản phẩm xếp rời) phải hoàn toàn không có tạp chất và mùi lạ. Đóng gói dành cho người tiêu dùng: vải quả tươi được bán ngay khi vừa lấy ra khỏi hộp vải bán buôn hoặc trong khay nhựa với trọng lượng 300 hoặc 500gr.
Việc ghi nhãn hiệu lên bao gói cho tiêu thụ phải phù hợp với những nguyên tắc và quy định được áp dụng tại EU và khu vực Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA).Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin hữu ích và chính xác, Quy định số 1169/2011 của EU đưa ra những quy định, yêu cầu và trách nhiệm chung nhằm quản lý thông tin thực phẩm, cụ thể là việc ghi nhãn hiệu lên bao bì thực phẩm Nhãn hiệu không được phép chứa mực hay hồ dính độc hại.
Mỗi bao bì (không dùng cho bán lẻ) phải có những nội dung dưới đây, bằng chữ in về cùng một phía, rõ ràng và khó tẩy xoá, và có thể nhìn thấy được từ bên ngoài:
– Xác nhận: tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, đóng gói và/hoặc gửi hàng Mã xác nhận (không bắt buộc);
– Bản chất của sản phẩm: Phải ghi tên sản phẩm nếu sản phẩm không thể nhìn thấy từ bên ngoài Tên giống hoặc tên thương phẩm (không bắt buộc), nếu ở dạng chùm phải có quy cách của chùm;
– Nguồn gốc sản phẩm: Phải ghi nước xuất xứ, không bắt buộc khi khu vực trồng, tên quốc gia, tên vùng hoặc tên địa phương;
– Xác nhận hàng hoá: Loại sản phẩm, kích thước (mã nếu có) và/hoặc khối lượng tịnh;
– Dấu Giám định chính thức (không bắt buộc).
Ngoài ra, đối với việc đóng gói dành cho bán lẻ, nếu sản phẩm không thể nhìn thấy từ bên ngoài, mỗi bao bì phải có nhãn ghi tên sản phẩm và có thể ghi giống hoặc đại diện của giống Các biểu tượng chứng nhận hay biểu tượng của nhà bán lẻ đều có thể được dán, nhãn hiệu nếu được yêu cầu, trong trường hợp sản phẩm có nhãn hiệu riêng.
Yêu cầu của người mua hàng
Yêu cầu của người mua hàng có thể chia thành 3 nhóm yêu cầu chính (1) những yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng nếu muốn nhập khẩu vào thị trường EU, ví dụ như những yêu cầu về mặt pháp lý; (2) những yêu cầu chung mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh đã thực hiện, nói cách khác là những quy định phải tuân thủ để theo kịp với thị trường; và (3) những yêu cầu của thị trường ngách đối với từng phân khúc cụ thể.
Những yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của
2.2.1 Các yếu tố khách quan
Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý :
Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, EU xây dựng một chính sách thương mại dựa trên nguyên tắc “Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng” như đối với các nước đang phát triển khác, với các biện pháp phổ biến như: thuế quan, hạn ngạch, chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và hàng rào kỹ thuật.
Việt Nam và EU đã ký “Hiệp định hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và cộng đồng châu Âu” vào ngày 17/7/1995 tại Brussel (Bỉ) Đây là hiệp định hợp tác đầu tiên thuộc “thế hệ mới” mà EU ký với một nước Đông Nam Á Bản hiệp định khung bao hàm những nội dung hợp tác phong phú và đa dạng, từ kinh tế đến bảo vệ môi trường, an ninh khu vực… Trong đó mục tiêu chủ yếu và hàng đầu của hiệp định là: “Đảm bảo các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích, đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, đầu tư hai chiều trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đương nhiên có tính tới hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên”.
Và điều đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam là EU đã cam kết dành cho Việt Nam quy chế MFN và GSP, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU được quy định trong điều 3 và điều 4 của hiệp định.
- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng GSP từ 1996, và hiện nay Việt Nam đang được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU áp dụng cho thời kỳ 1/7/1999 đến 31/12/2001 Theo chương trình này, EU chia các các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu như đã trình bày ở phần trên Tuy nhiên, cũng căn cứ vào mức độ phát triển của bên xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa EU và Việt Nam để có sự điều chỉnh thích hợp.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU).
- Các hiệp định và thảo thuận khác
Cùng với hiệp định hợp tác khung, hai bên Việt Nam và EU đồng thời cũng đã ký kết những hiệp định và thoả thuận chuyên ngành về dệt may, giầy dép, thủy sản…
Tóm lại, so với chính sách ngoại thương chung của EU, chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam có nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, đặc biệt là các ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch Song bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít những khó khăn như các quy định khắc khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu …
Những chính sách ngoại thương nêu trên của EU đối với Việt Nam cho thấy, ngành trái cây mỹ nghệ Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này Song một điều quan trọng là các sản phẩm gốm của chúng ta cũng phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu về an toàn, về vệ sinh môi trường…
Các nhân tố về kinh tế - văn hóa – xã hội :
Liên minh châu âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất, được coi là một trong ba “siêu cường” có vị trí chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ, EU và Nhật Bản) Ra đời vào năm 1951 với 6 nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, và Luc Xăm Bua) ngay nay EU đã trở thành một tổ chức khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau gần 50 năm phát triển và mở rộng, con số thành viên tới nay là 28 nước EU là một một thị trường rộng lớn, với tổng diện tích là 4.325.675 km 2 và có khoảng hơn
500 triệu người, thu nhập bình quân đầu người là 28.100 USD/năm Trong đó số dân sử dụng đồng euro là 348.6 triệu người Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên.
EU có 28 các quốc gia thành viên, mỗi thị trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng Như vậy có thể nhận thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa Có những loại hàng hóa rât được ưa dùng ở pháp, bỉ nhưng lại không được thị trường anh đón chào Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các quốc gia trong khối EU, nhưng 28 các quốc gia chủ yếu nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa Trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các quốc gia rất đồng đều, cho nên người dân thuộc liên minh EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng Người EU thích sử dụng và quen tiêu dùng một số loại hàng hóa sau Việt nam chính thức thiết lập mối quan hệ với Liên minh châu Âu 17/7/1995.Các sự kiện quan trọng nào chính nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế ViếtNam - EU phát triển cả ba lĩnh vực (Thương Mai, Đầu Tư, Viện Trợ), Đặc biệt là thương mại EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nhưng mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với số lượng lớn như : hàng trái cây rau quả, hàng dệt may, thuỷ hải sản, giầy dép v v.
EU không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định nắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên toàn thế giới.
EU không chỉ có nguồn nhân lực có trình độ cao, lành nghề còn có thị trường nội địa với sức mua lớn Các chính sách của EU đều được đưa ra sao cho phù hợp và thuận lợi cho các nước thành viên cùng có lợi, góp phần phát triển chung nền kinh tế thế giới.
Chỉ thua kém sau Mỹ với một tỷ lệ rất nhỏ, EU hàng năm xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá từ khắp thế giới cũng từ đó EU nhập khẩu một lượng hàng hoá không nhỏ trong đó có hàng trái cây rau quả chiếm tỷ lệ cao.
Thực trạng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào EU của các
2.3.1 Hoạt động xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào EU của Bắc Giang và một số doanh nghiệp Bắc Giang
Tổng diện tích vải thiều toàn tỉnh là 28.126 ha, sản lượng ước đạt 164.700 tấn (tăng so với năm 2019 khoảng 10.000 tấn), trong đó chín sớm vải sớm 2 6.000ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.126ha, sản lượng ước đạt 115.000 tấn Thời gian thu hoạch vải dự kiến: Vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch từ ngày 10/5-10/6/2020; vải chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 10/6-20/7/2020.
Thị trường nội địa: Tổng sản lượng tiêu thụ nội địa đạt khoảng 86.500 tấn, chiếm khoảng 52,5% tổng sản lượng tiêu thụ (tăng 22,8 % so với năm 2019) Vải thiều được tiêu thụ khắp cả nước, những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn như:
Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,Đồng Nai và các tỉnh lân cận phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam Vải thiều có mặt tại hầu hết các siêu thị (Big C, Mega Market,Saigon Co.opmart, Happro, Aeon, lot, Vinmart…), Trung tâm thương mại, cửa hàng tiện 7 ích, chợ đầu mối (Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn- TPHCM, Dầu Giây- Đồng Nai, Hòa Cường - Đà Nẵng ) và chợ truyền thống thông qua các thương nhân, doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ
Thị trường xuất khẩu: Tổng sản lượng xuất khẩu ước đạt 78.200 tấn, chiếm khoảng 47,5% tổng sản lượng tiêu thụ (giảm 1,7% so với năm 2019) Vải thiều được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc và một số nước EU, Mỹ , Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, khu vực Trung Đông,… Trong đó:Thị trường Trung Quốc ước đạt 77.300 tấn, chiếm 98,8 %; các thị trường còn lại ước đạt 900 tấn, chiếm 1,2% sản lượng xuất khẩu.
Về thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài: Trước khi vào vụ, UBND tỉnh đã đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam đến tỉnh Bắc Giang thu mua vải thiều, trong đó đã có 127 thương nhân Trung Quốc được phép nhập cảnh vào Việt Nam và sau khi thực hiện cách ly y tế theo quy định đã được tiến hành tham gia giám sát và thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh phục vụ xuất khẩu quả vải sang thị trường Trung Quốc; 01 chuyên gia Nhật Bản sang tham gia khâu tuyển chọn vải thiều và thực hiện quá trình giám sát, đánh giá chất lượng quả vải trong quá trình bảo quản, xông hơi, khử trùng để tiến hành xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Mặc dù trước những diễn biến bất lợi do dịch Covid-19 gây ra, giá vải thiều vẫn luôn được duy trì ổn định ở mức cao từ đầu vụ đến khi kết thúc Tổng giá trị từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.830 tỷ (tăng gần 500 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,3% so với năm 2019), trong đó: doanh thu từ vải thiều ước đạt 5.140 tỷ (tăng hơn 7,8% so với năm 2019), doanh thu từ các hoạt động phụ trợ ước đạt 1.690 tỷ (tăng hơn 5,9% so với năm 2019) Giá bán bình quân đạt 31.200 đồng/kg.
Về công tác xúc tiến thương mại
Năm 2020, trước những khó khăn, thách thức cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, công tác lãnh đạo, chỉ đạo được kịp thời Công tác chuẩn bị được lên kế hoạch sớm, tạo được thế chủ động ngay từ đầu vụ Công tác hướng dẫn thông tin chính sách thị trường, hỗ trợ nhân dân chăm sóc vải thiều, đã được các ngành chức năng thuật sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap được nhân dân áp dụng một cách khoa học và sáng tạo vào sản xuất.
Công tác xúc tiến thương mại đặc biệt được chú trọng, quan tâm đổi mới phù hợp với bối cảnh thị trường có những diễn biến khó khăn, phức tạp Do đó thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tiếp tục giữ được ổn định Vị thế và uy tín quả vải thiều Bắc Giang ngày một nâng lên, giúp giá trị quả vải ngày một gia tăng, công tác tiêu thụ ngày càng thuận lợi.
Sở Công Thương bám sát các Hiệp định FTA, AFTA, EVFTA mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực để tham mưu với UBND tỉnh chương trình xúc tiến thương mại cụ thể cho từng thời điểm, từng thị trường, nhóm khách hàng cụ thể; Tiếp tục chủ động phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các cục, vụ, viện của
Bộ Công Thương để chủ động tiếp cận, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng kênh tiêu thụ trong và ngoài nước Thường xuyên cập nhật các chính sách về xuất nhập khẩu, các quy định tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng để phổ biến, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp; Tổ chức hội thảo chuyên đề về bao bì, tem nhãn, đóng gói kết hợp với Chương trình OCOP của tỉnh để thúc đẩy sản xuất, thu hoạch, đóng gói sản phẩm nhằm gia tăng giá trị kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ.
Các huyện có vải thiều bám sát Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm của tỉnh để phối hợp với các doanh nghiệp, các hợp tác xã chủ động triển khai đóng gói, bao bì, tem nhãn hiệu hàng hóa, hình ảnh sản phẩm, từng bước chủ động tổ chức xúc tiến và hướng tới xã hội hóa trong lĩnh vực này.
Các sở, ngành, UBND huyện, thành phố tiếp tục thực hiện cụ thể hóa chương trình hợp tác tạo liên kết chuối từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực giữa thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước.
2.3.2 Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào EU của các doanh nghiệp Bắc Giang
2.3.2.1 Tìm kiếm nghiên cứu thị trường a Đặc điểm thị trường
Trong 5 năm qua, tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều của EU tương đối ổn định Những thay đổi lớn về dung lượng thị trường trong tương lai khó có thể dự báo trước được Hà Lan, Anh và Bỉ là những nước nhập khẩu trực tiếp hàng đầu rau quả tươi từ các nước ngoài Châu Âu Hà Lan và Bỉ đồng thời cũng là điểm trung chuyển thương mại chính của khu vực, hàng hóa nhập khẩu vào các nước này không chỉ để bán cho thị trường nội địa mà còn để tái xuất khẩu sang các nước EU khác.
An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn luôn đóng vai trò rất quan trọng tại EU. Luật pháp EU quy định các yêu cầu nghiêm ngặt đối với thực phẩm và quy trình sản xuất thực phẩm.Tại các nước khu vực Tây Bắc Châu Âu, yêu cầu của người mua thậm chí còn cao hơn các quy định chính thức của EU Việc tuân thủ chặt chẽ dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL) và các quy định về chống nhiễm khuẩn là tiền đề khi muốn thâm nhập thị trường EU Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng, hay các chứng nhận như GlobalGAP, BRC và IFS cũng cần được quan tâm.
GlobalGAPđã trở thành tiêu chuẩn tối thiểu được áp dụng tại một số siêu thị Châu Âu, đặc biệt ởthị trường khu vực Tây Bắc Châu Âu Điều này cho thấy người trồng trọt và các nhà xuất khẩu cũng cần chú ý tới cả khâu làm sạch và khử trùng thiết bị, thùng hàng và phương tiện vận chuyển. b Xu hướng thị trường
Quan ngại gia tăng về sức khỏe và đời sống
Đánh giá về thực trạng thúc đẩy xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang sang thị trường EU
2.4.1 Những thành tựu đạt được
Ngoài tiêu thụ thuận lợi tại thị trường trong nước, trước những khó khăn, thách thức của dịch Covid-19, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đưa thương hiệu vải thiều Lục Ngạn đến với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ mới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, thị trường một số nước Châu Âu, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á Năm 2021, cũng là năm đánh dấu mốc vải thiều Lục Ngạn được bán qua các sàn giao dịch điện tử nhiều nhất với hơn 6,9 nghìn tấn vải thiều tươi.
Bên cạnh đó, nhờ thời tiết thuận lợi cùng sự tuân thủ các khuyến cáo, quy định trong trồng và chăm sóc vải thiều, nông dân huyện Lục Ngạn đã tạo nên một vụ mùa vải thành công trên mọi phương diện Cụ thể, năm 2021 diện tích trồng vải thiều toàn huyện đạt 15,45 nghìn ha, tăng 160 ha so với năm
2020, sản lượng đạt gần 145 nghìn tấn; giá bán bình quân 22.500 đồng/kg, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 3,2 nghìn tỷ đồng, tăng 67 tỷ đồng so với năm
2020 Doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt hơn 1,5 nghìn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp đã cùng nhau tháo gỡ những khó khăn về sản phẩm,nhãn mác, về kiểu dáng và chất lượng, về đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tiêu thụ vẫn là vấn đề rất khó khăn với những hộ trồng vải, bởi phần lớn lượng vải sản xuất được đều phải tự tìm mối tiêu thụ, bán ra ngoài cho tư thương, xe cóc, mà có rất ít hợp đồng lớn cố định từ các doanh nghiệp, nhà phân phối Mặc dù nhiều năm nay có doanh nghiệp vào thu mua tại vườn, đặt hàng để xuất khẩu sang nước ngoài (đi Mỹ, Singapore ) song sản lượng xuất khẩu còn khiêm tốn, chỉ
10 - 15% Hàng xuất khẩu bán có giá cao hơn, giúp xây dựng thương hiệu nhưng chưa được nhiều, lại thêm khó khăn do dịch bệnh, vận chuyển.
Khả năng nắm bắt và khai thác thông tin về nhu cầu thị trường còn yếu nên khó khăn trong hoạt động tìm kiếm khách hàng và nhiều khi đánh mất khách hàng chỉ vì thông tin chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp còn chậm trong hoạt động chào hàng và quảng cáo các sản phẩm tại các thị trường mới và khả năng chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Trung Quốc Bên cạnh đó sự ít hiểu biết về văn hoá, luật pháp và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu đã dẫn đến những vi phạm đáng tiếc và gây thiệt hại trong hoạt động xuất khẩu.
Chiến lược tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và xây dựng các sản phẩm truyền thông nhằm giúp tăng cường nhận biết các sản phẩm vải thiều của doanh nghiệp còn hạn chế.
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VẢI THIỀU LỤC NGẠN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẮC GIANG VÀO EU
Cơ hội và thách thức xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn đối với các doanh nghiệp Bắc Giang trong thời gian tới
Dự báo về nhu cầu nhập khẩu hàng trái cây rau quả của thị trường EU
Khu vực Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đang nhập khẩu 35 tỷ Euro/năm rau quả toàn cầu Nắm vững và thực hành sản xuất, chế biến các sản phẩm rau quả theo nhu cầu của thị trường này sẽ giúp rau, quả Việt Nam đạt giá trị cao
Tuy nhiên, từng thị trường lại có những nhu cầu tiêu thụ khác nhau Đơn cử như: Đức là một trong những nước tiêu thụ trái cây ngoại nhập khẩu lớn nhất, đặc biệt là lựu và quả lý, cũng như một số quả trái cây nhiệt đới khác; hay Pháp có nhu cầu vải thiều theo mùa rất lớn; trong khi đó Bỉ lại là thị trường có cơ hội tái xuất vải và lựu; Ý có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng hầu hết trái cây nhiệt đới được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước châu Âu khác… Mặc dù có nhu cầu tiêu thụ khác nhau song đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU lưu ý, các loại trái cây “ngoại” vào EU đều phải đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng được tươi, ngon và chất lượng Đặc biệt là sản phẩm sạch, bền vững và không có thuốc trừ sâu Các nước EU đang trong quá trình phục hồi rất mạnh mẽ Sau giai đoạn phong tỏa, giãn cách, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thực phẩm của người dân EU sẽ tăng nhanh Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có FTA với EU Sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất nhiều loại rau quả vào EU giảm về 0%, đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Tuy nhiên, để vào được thị trường này, điều kiện tiên quyết đặt ra đó là phải tuân thủ các yêu cầu chung đối với trái cây tươi và rau quả Đó là tránh dư lượng thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm “Các nhà bán lẻ lớn ở một số quốc gia thành viên như Đức, Hà Lan và Áo, sử dụng mức dư lượng tối đa (MRL) nghiêm ngặt hơn MRL được quy định trong luật Châu Âu Các kênh khác, như nhà bán buôn và dịch vụ thực phẩm, cần chú ý nhiều hơn đến hình thức bên ngoài và hương vị của sản phẩm và tuân theo các hướng dẫn chung của Châu Âu”
3.1.2 Dự báo khả năng cung ứng hàng trái cây rau quả, đặc biệt là vải thiều Lục Ngạn của các doanh nghiệp Bắc Giang:
Bắc Giang được biết đến là tỉnh hình thành vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 3 toàn quốc, với gần 47 nghìn ha; trong đó diện tích trồng vải thiều chuyên canh đứng thứ nhất, với gần 30 nghìn ha; trên 5.600 ha cây có múi (đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, giá trị thu nhập trung bình từ 300 - 400 triệu đồng/ha, cao đạt 1,1-1,2 tỷ đồng/ha); đàn gà đứng thứ 2 toàn quốc với quy mô xuất bán hàng năm trên 18 triệu con; tổng đàn lợn trên 1,3 triệu con, đứng thứ 3 toàn quốc.
Theo đó, ngành Công Thương trong nhiều năm đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là công tác xây dựng hệ thống thông tin thị trường gắn với xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực và tiềm năng, nhất là các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap với khách hàng trong và ngoài nước Cùng với đó, chủ động trong công tác tham mưu kết nối thị trường, đổi mới công tác xúc tiến thương mại phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, có tính chuyên nghiệp cao, hiệu quả, thiết thực cho các thị trường nhằm hỗ trợ tiêu thụ mặt hàng nông sản và vải thiều được thuận lợi tại các chợ đầu mối, kênh bán lẻ hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị lớn) trong nước và thị trường quốc tế. Đối với vải thiều Lục Ngạn: Sở Công Thương đã phối hợp với Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ Công Thương xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và thường xuyên cập nhật thông tin lên website của tỉnh, của ngành về quy mô sản xuất, thời gian thu hoạch, giá cả trái vải tươi đối với 5 nước sản xuất vải thiều nhiều nhất trên thế giới với rất nhiều kinh
Loan, Thái Lan và Madagascar) nhằm kịp thời thông tin, định hướng về thị trường, sản xuất, chế biến, tiêu thụ đến người dân, doanh nghiệp trong nước. Thông tin về quy định an toàn và quy cách đối với sản phẩm vải nhập khẩu tại một số thị trường trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông: vùng trồng, đóng gói bao bì và ghi nhãn, xử lý chiếu xạ, kiểm dịch; đặc biệt là thông tin đến người dân, doanh nghiệp một số quy định khi nhập khẩu vải thiều tươi vào thị trường EU: tiêu chuẩn chất lượng phải phù hợp với tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (CODEX), về kích thước và màu sắc, về đóng gói; những lưu ý về chứng chỉ Globalgap, về vệ sinh an toàn thực phẩm, dự lượng thuốc trừ sâu và hóa chất, công nghệ bảo quản Hàng năm Sở đã tham mưu với UBND tỉnh tổ chức hội nghị với quy mô lớn tại thành phố Bắc Giang và tại thị Bằng Tường - Trung Quốc với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc và doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam Qua đó, Bắc Giang sớm cung cấp thông tin về các loại thị trường, chính sách biên mậu, hành lang pháp lý, rào cản kỹ thuật… nên các thương nhân, doanh nghiệp có được thông tin đầy đủ, kịp thời hơn Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang được lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương và lãnh đạo một số tỉnh đánh giá như một hội nghị quốc gia về quy mô, chất lượng, tính chuyên nghiệp và hiệu quả Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương thành phố Hà Nội tổ chức thành công “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang” tại Hà Nội, qua đó trái vải tươi được tiêu thụ ổn định trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn như Metro, Co.opmart, Hapro, BigC, các chợ đầu mối hoa quả trên địa bàn thành phố, trở thành địa chỉ tin cậy để người dân thủ đô không chỉ mua vải thiều, mà còn có thể mua các sản phẩm đặc trưng khác của tỉnh Bắc Giang.
Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu rau quả sang EU còn gặp nhiều khó khăn Một phần do chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, diện tích vùng nguyên liệu sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ còn ít Công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch chưa đáp ứng yêu cầu; thiết kế bao bì, đóng gói, mẫu mã chưa phù hợp với thị hiếu, xu hướng tiêu dùng EU.
Hiện các doanh nghiệp còn thiếu chiến lược tổng thể để xuất khẩu hoa quả sang EU vì vẫn còn nặng tư duy mùa vụ, nhiệm kỳ.
Giải pháp
3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và công tác tiếp thị:
Thị trường hàng hoá luôn luôn biến động, do đó doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các biến động của thị trường, dự đoán xu hướng của thị trường để có được những chiến lược phát triển phù hợp và có hiệu quả nhất.
Không ngừng nâng cao công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm Liên tục tạo ra những phương thức mới để giới thiệu sản phẩm của mình bằng cách thực hiện quảng cáo cho sản phẩm, tham gia vào các hội chợ ngành hàng và các hội chợ về hàng tiêu dùng Ngoài ra, các doanh nghiệp vải thiều tỉnh Bắc Giang nên tăng cường việc tham gia vào các chương trình bình chọn các sản phẩm chất lượng cao hàng năm được tổ chức cho các loại hàng hoá, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm của mình với những tính năng ưu việt nhất.
Các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác thông tin, trực tiếp tiếp xúc với thị trường thông qua Hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt nhu cầu của thị trường các doanh nghiệp cần chủ động khảo sát thị trường, tham quan/tham gia các triển lãm chuyên ngành thực phẩm tại Liên bang Nga, đặc biệt là World Food Moscow (tháng Chín hàng năm), Prodexpo (tháng hai hàng năm),… để nắm tình hình thị trường, xu hướng tiêu thụ trái cây và sản phẩm trái cây… của người dân Nga, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Việc tham gia các hội chợ triển lãm, nhất là ở nước ngoài có thể gặp khó khăn về kinh tế do giá thuê gian hàng đắt Vì vậy các doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông tin của Thương vụ VN tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc
Bộ thương mại hoặc mạng Internet để từ đó có thể có được các thông tin cập nhật và
Hiện nay xuất khẩu hàng hoá vào EU có thể thông qua con đường trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đại lý ở EU Lời khuyên đối với các doanh nghiệp VN là nên sử dụng cách thứ hai vì xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có hiểu biết cặn kẽ về thị trường EU, hơn nữa sẽ phải có trách nhiệm rất lớn với người tiêu dùng.Việc sử dụng đại lý sẽ khắc phục được những vấn đề trên nhưng về lâu về dài, nếu ta muốn kiểm soát toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu dùng thì bắt buộc phải xuất khẩu trực tiếp. Để tiếp tục thúc đẩy thương mại mậu dịch giữa có bước phát triển mới, cần tăng cường trao đổi, nâng cao cả chiều rộng và chiều sâu hợp tác thương mại; tìm kiếm cơ hội, không ngừng mở rộng quy mô hợp tác song phương Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc mở hội nghị thương mại trực tuyến như thế này không dễ nên DN hai bên cần trân trọng cơ hội, có kế hoạch triển lãm, xúc tiến thương mại sản phẩm; tranh thủ thời gian đàm phán, tìm kiếm cơ hội hợp tác ở nhiều tầng, nhiều lĩnh vực, cố gắng có được đơn hàng, mở rộng quy mô; nâng cao lợi ích
DN hai nước Việt Nam - EU.
3.2.2 Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại
Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải thiều là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường Nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước đến người sản xuất vải Giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định có căn cứ phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Tổ chức hội chợ , triển lãm nhằm quảng bá ưu thế của sản phẩm vải quả ởLục Ngạn Thông qua hình thức này để tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Thông qua Công ty thương nghiệp huyện hoặc công ty thương mại tư nhân, các hợp tác xã để đặt các đại lý bán và giới thiệu sản phẩm ở các chợ lớn, ở các thị trấn, thị xã trong và ngoài tỉnh…
Đến nay huyện đã có nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn Giao nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn cho một tổ chức cụ thể quản lý và sử dụng để có hiệu quả, xây dựng ban hành các qui định quản lý, sử dụng nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn
Cần thiết kế xây dựng trang Website cây vải thiều và đẩy mạnh quảng bá vải thiều Lục Ngạn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phải phát huy vai trò chủ động của nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước.
Cần hoàn thiện chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh tiến độ xây dựng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn và
3.2.3 Mở rộng phát triển sản xuất vải theo mô hình trang trại
Khuyến khích các hộ gia đình sản xuất có qui mô lớn thành lập trang trại. Cần phải có cơ chế chính sách phù hợp ở địa phương để tạo điều kiện cho các trang trại phát triển Các trang trại cần phải có sự liên kết với nhau để hỗ trợ nhau cùng phát triển, các trang trại hợp tác với các tổ chức thu mua, chế biến nông sản tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
3.2.4 Giải pháp về chế biến
Qua kết quả điều tra và thực tế cho thấy, trên cùng 1 đơn vị diện tích vải sấy đem lại hiệu quả cao hơn so với vải quả tươi Vì vậy trong thời gian tới, đặc biệt là những năm được mùa, tiêu thụ vải quả tươi gặp khó khăn, cần khuyến khích các hộ gia đình sấy khô Hiện nay hầu hết các hộ gia đình còn sấy thủ công, chất lượng quả chưa cao, giá bán chưa được như mong muốn Để đảm bảo số lượng sản phẩm hàng hoá vải sấy khô cung cấp cho thị trường, mặt khác ổn định hoạt động sơ chế ở hiện tại cũng như phát triển trong tương lai, tác giả xin đề xuất các giải pháp sau:
Nên tập trung sản xuất vải sấy khô ở hộ chuyên sơ chế, hoặc một nhóm hộ chuyên sơ chế có điều kiện về các nguồn lực sẵn có Điều này giúp giảm chi phí đầu tư không những cho các hộ gia đình riêng lẻ mà còn cho toàn xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh khuyến khích đầu tư xây dựng lò sấy cải tiến theo công nghệ sấy bằng hơi nóng cưỡng bức chạy động cơ điện 3 pha của viện cơ điện và sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những hộ có quy mô chế biến lớn và lò sấy bằng hơi nóng cưỡng bức cải tiến chạy điện 1 pha để phục vụ hộ gia đình có quy mô chế biến vừa và nhỏ Mặt khác tiếp tục duy trì phương pháp sấy bằng lò thủ công trong quá trình tham gia chế biến vải.
3.2.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là tiền đề để cho các hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá, là cơ sở để công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, bao gồm: điện, đường giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân chủ động sản xuất, tiếp cận thông tin, thị trường Theo các đề án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng từ nay đến năm 2025 huyện tập trung thực hiện một số hạng mục công trình như sau:
Đầu tư nâng cấp đường giao thông
Kiến nghị
3.3.1 Chính sách hỗ trợ vốn
Như chúng ta đã biết hiện nay rau quả chủ yếu được xuất khẩu ở dạng chế biến Hơn nữa việc chế biến rau quả hiện nay theo những yêu cầu mới về chất lượng sản phẩm, cần phải có những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, nếu không được đầu tư lớn thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi cao của thị trường hiện nay về chất lượng rau quả Các dự án đầu tư chế biến nông sản tất nhiên sẽ được hưởng những khuyến khích ưu đãi của nghị định 51 Tuy nhiên điều quan trọng hơn đối với các chủ dự án là làm sao có vốn để đầu tư (kể cả vốn đầu tư đối với các dự án trồng cây ăn quả lâu năm với quy mô lớn, hoặc vốn đầu tư đóng gói bao bì rau quả xuất khẩu xây dựng kho lạnh cũng như phương tiện vận tải chuyển tải chuyên dùng) Vì thế Nhà nước và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nước ta cần dành một nguồn vốn thoả đáng cho các lĩnh vực này để các nhà đầu tư có thể vay vốn trung hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi Bên cạnh đó Nhà nước vào Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên cùng ngành ngân hàng có kế hoạch cho vay vốn để xây dựng kho lạnh ở cửa khẩu, vùng nguyên liệu, chợ đầu mối tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó cũng nên có những biện pháp thu thút tạo điều kiện cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài như hình thức liên doanh, liên kết.
3.3.2 Chính sách về rau giống và cây giống
Nhà nước cần có các chính sách quản lý chặt chẽ việc nhập giống cây, con giống tránh nhập giống cây có ảnh hưởng xấu cho sản xuất cho sản xuất trong nước. Ngoài việc các cơ quan quản lý của Nhà nước đảm nhận vai trò tổ chức thử nghiệm, lai tạo giống mới, xây dựng quy trình trồng trọt, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh Để hướng dẫn sản xuất Nhà nước cần có các chính sách tài chính để hỗ trợ cho khâu này, tốt nhất là hỗ trợ 100% chi phí có liên quan đến việc trồng thử nghiệm hoặc lai tạo giống và khi có kết quả nhân giống cung ứng cho sản xuất, gieo trồng thì mới chuyển sang mua bán cây giống hạt giống thậm chí thời gian đầu, vụ đầu Nhà nước tiếp tục hỗ trợ một phần giá cây giống, hạt giống nếu giá quá đắt nên người sản xuất kinh doanh không muốn làm hoặc không chịu nổi, nếu để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự do, xoay sở thử nghiệm, tự tìm kiếm giống mới giống tốt, thiếu vai trò tổ chức hỗ trợ của Nhà nước thì khó lòng đẩy nhanh quá trình mỏ rộng sản xuất trồng trọt, chế biến xuất khẩu rau quả.
3.3.3 Chính sách hỗ trợ phát triển hàng xuất khẩu
Việc tài trợ của Nhà nước đối với các hoạt động thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ là rất cần thiết Cần coi đây là sự hỗ trợ, trợ cấp xuất khẩu nhưng được các nước công nhận trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới Các hoạt động tiếp thụ, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm rau quả xuất khẩu là rất quan trọng và cần thiết bởi lẽ bản thân các chủng loại các sản phẩm này tuy thế giới có nhu cầu rất lớn nhưng lại không dễ bán vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên khách hàng thường tìm hiểu rất sâu, lựa chọn kỹ càng trước khi mua.
Do đó nếu phó mặc cho doanh nghiệp lo toan chịu mọi chi phí liên quan thì họ sẽ đuối sức không chịu nổi, xuất phát từ nhu cầu đó hàng năm Nhà nước cần giành một số tiền nhất định trợ giúp các hoạt động này bằng cách miễn giảm chi phí mà các doanh nghiệp phải trả khi thuê gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm tổ chức ở trong nước, các chi phí liên quan tới việc trưng bày sản phẩm, một phần chi phí thuê gian hàng hội chợ triển lãm tổ chức ở nước ngoài, chi phí về thông tin thị trường do các cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp.
Nhà nước và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ xây dựng các nhà máy chế biến tại vùng nguyên liệu để giảm chi phí vận tải bên cạnh đó đồng bộ hoá chính sách xuất khẩu (tín dụng đối với công nghệ, chính sách đất đai, đầu tư, bảo hiểm, kinh doanh xuất khẩu, chính sách xuất khẩu hỗ trợ khuyến khích sản xuất, trợ giá xuất khẩu).
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước nhưng hiện nay hệ thống thu thuế vẫn còn rất nhiều bất cập đặc biệt là đối với thuế xuất nhập khẩu.Các công ty liên doanh được quyền nhập khẩu với mức thuế bằng không trong khi đó các công ty trong nước vẫn phải nộp thuế, điều này không tạo ra Sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và làm Tổng công ty bị ép giá trên thị trường quốc tế Vì vậyNhà nước cần điều chỉnh lại vấn đề này để tạo ra sự cân bằng trong hoạt động kinh doanh Trong thời gian tới xu hướng cắt giảm thuế sẽ được thực hiện một cách rộng rãi trong khu vực và thế giới nhằm khuyến khích việc trao đổi buôn bán giữa các nước.
3.3.5 Chính sách ưu đãi về đầu tư
Nhà nước và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên có các chính sách ưu đãi về đầu tư chế biến và bảo quản nông sản Dành ưu đãi cho các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách thuế khoá, chính sách tín dụng buộc những nhà thu gom phải hoạt động đúng đắn, nghiêm túc trong quan hệ với nông dân và những nhà xuất khẩu. Đầu tư cho công nghiệp chế biến, từng bước nâng cao tỉ lệ hàng chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu Muốn vậy trong thời gian tới đây Nhà nước cần vận dụng các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãichocác doanh nghiệp đầu tư mua sắm các trang thiết bị, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất mới, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, lắp đặt thêm máy móc vào dây chuyền hiện có vào sản xuất, công nghiệp chế biến công nghiệp bao bì và mẫu mã nhằm tạo ra những hàng hoá có giá trị công nghiệp cao Bên cạnh đó Nhà nước và
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cần đầu tư vào các dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp như làm đất, tưới tiêu, tiêu úng, gieo trồng để trong quá trình thu hoặch sẽ giảm được hư hao tổn thất, giữ được chất lượng hàng hoá phục vụ xuất khẩu Hay trồng cây ăn quả trên đất khai hoang, phục hoá đồi núi trọc Nhà nước và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên có các chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực này như miễn giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị , máy móc tạo thành tài sản cố định theo dự án ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuê sử dụng đất
3.3.6 Nhà nước cần xoá bỏ các thủ tục và lệ phí bất hợp lý
Các mặt hàng rau quả có đặc tính là rất dễ hư hỏng (nhất là rau quả tươi) nên các thủ tục kiểm tra kiểm soát trong quá trình lưu thông, cũng như thủ tục xuất khẩu, kể cả thủ tục cung ứng hàng cho các xí nghiệp chế xuất để chế biến xuất khẩu phải rất thông thoáng tránh gây ách tắc ảnh hưởng đến chất lượng hoặc hư hỏng sản phẩm Các thủ tục nêu có phải thật đơn giản kiểm tra kiểm soát phải được thực hiện cần giảm mọi chi phí để hạ giá thành xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của loại hàng hoá này Nhà nước nên xoá bỏ các lệ phí, kể cả lệ phí cửa khẩu, lệ phí hải quan nếu có thì nên giảm nhẹ kiên quyết xoá bỏ mọi thủ tục lệ phí bất hợp lý.
Trên thực tế công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước vẫn còn những bất cập với diễn biến của hoạt động xuất khẩu, còn nhiều thiếu sót và nhược điểm cần khắc phục, giải quyết các thủ tục hải quan vẫn là những trở ngại lớn cùng với những thủ tục hành chính rườm rà phức tạp gây lãng phí thời gian, công sức cho các đơn vị xuất khẩu, đã cản trở đến tiến độ xuất khẩu của Tổng công ty do đó cũng làm mất đi nhiều cơ hội thuận lợi và khách hàng lớn Do vậy việc cải cách này càng trở nên cấp thiết hơn.