1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Cờ tướng trung cuộc pdf

214 695 10
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 42,18 MB

Nội dung

Trang 2

TRAN TAN MY - PHAM TAN HOA LÊ THIÊN VỊ - QUACH ANH TU

CỜ TƯỚNG

Trang 3

LOI NOI ĐẦU

Hiện nay sách Cờ Tướng được xuất ban khá nhiều, phẩn lớn là sách chỉ dẫn chơi khai cuộc và tàn cuộc

Còn sách viết về trung cuộc rất hiếm hoi Vì sao một

giai đoạn có tâm mức quan trọng đặc biệt và rất phức tạp mà các danh thủ ít để cập như vay ?

Như nhiễu bạn đã từng biết, khai cuộc và tàn cuộc

TU, cũng rất phức tạp nhưng trải qua nhiều thời kỳ phát

triển, các danh thủ đã kế tục nhau nghiên cứu tổng kết

được một số phương thức ra quân và đúc kết được nhiều

ván cờ tàn điển hình Nhờ đó các tay cờ đương đại có điều kiện kế thừa và phát huy những thành tựu, càng làm cho khai cuộc và tàn cuộc thêm phong phú Trong khi đó, trung cuộc là một giai đoạn vốn rất phức tạp,

biến hóa đa đoan nhưng trong suốt mấy thế kỷ qua chưa có danh kỳ nào để ra được một phương thức tổng kết.Những An kỳ phổ viết từ đẩu thế ký này trở về

trước luôn gắn khai cuộc và trung cuộc chung với nhau, chưa có quyển nào viết riêng phần trung cuộc Điều này

khiến những nhà nghiên cứu cờ và các danh thủ đương đại gặp không ít khó khăn khi muốn tổng kết giai đoạn

này Những quyển viết về trung Cuộc xuất hiện từ ba thập niên gần đây đều là những quyển có tính tiên phong đột

phá, mở đường cho các kiểu tổng kết Đó là những cố gắng rất đáng hoan nghênh nhưng thực sự chưa đáp

ứng được các yêu cẩu của những người hâm mộ, vì phan lớn sách thiên về liệt kê mà thiếu tính lý luận, tính hệ thống và các vấn đề cũng chưa được khái quát cao

Trang 4

đâu chỉ mổ xẻ những vấn để cơ bản nhất, gợi ý một cách suy nghĩ để các bạn tiếp tục tự nghiên cứu và nâng cao trình độ của mình Đối tượng chính mà chúng tôi nhắm đến là những bạn chơi cờ trình độ trung bình,

đặc biệt là các bạn trẻ mới tiếp cận với môn thể thao trí tuệ này

Sách có tên là CỜ TƯỚNG - TRUNG CUỘC, gồm năm chương, trình bày theo phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn Nội dung như sau :

Chương Một nêu khái quát về trung cuộc, khẳng định vị trí, ý nghĩa và tẩm quan trọng của giai đoạn

này Việc xác định mục tiêu của trung cuộc rất cẩn thiết cho cách chơi có phương pháp và kế hoạch Van dé nguyên tắc chơi trung cuộc chỉ là sự gợi mở để khuyến

khích bạn đọc đóng góp, làm sáng tỏ hơn Chương Hai nêu mấy vấn để cơ bản trong trung cuộc nhằm mở đường để hướng bạn đọc vào các vấn đề chiến lược và chiến thuật Phẩn nói về đặc điểm, tính năng và tác dụng

của các quân được viết tóm tắt Nếu có điều kiện thì cẩn phát triển các vấn để này thành một chương riêng để phân tích kỹ hơn các đòn chiến thuật của các quân

Về giá trị của các quân ở đây giới thiệu rõ ràng hơn

các sách trước, kể cả vấn để thế cũng được phân tích

sâu hơn đồng thời giới thiệu những điểm yếu kém trong thế trận mỗi bên Chương Ba nói về đòn phối hợp các

quân, trình bày phương pháp hệ thống hóa các đòn tấn công cho dễ nhớ Nếu khéo sắp xếp, phân loại các đòn

cho hợp lý thì vừa dễ nhớ vừa có thể vận dụng được

trong chơi cờ Chương Bốn đi sâu bàn về tấn công và

phòng thủ Phẩn đầu dề cập đến một số vấn đề chiến

lược như công và thủ, quân và nước tiên, bỏ và lấy để bạn đọc có nhận thức ding và đẩy đủ, từ đó đi vào

Trang 5

ngự Cuối cùng chương Năm nêu mấy kinh nghiệm học

và chơi trung cuộc Trong chương này trình bày rõ khái niệm chiến lược và chiến thuật giúp bạn đọc không nhầm lẫn hai thuật ngữ này đồng thời gợi mở các nội dung cần quan tâm nghiên cứu Các bài học kinh nghiệm chủ yếu ban vé cach xay dung kế hoạch chơi trung cuộc và cách tính toán các thế biến

Tóm lại, tất cả 5 chương chỉ nêu những vấn đề

cơ bản nhất có mối quan hệ khăng khít nhau, được khái quát cao, có hệ thống, có tính lý luận đồng thời gắn chặt với thực tiễn, giúp người đọc dễ tiếp thu Do đó, mặc dù trung cuộc rất phong phú, phức tạp nhưng với phương pháp phân tích, lý giải mới mẻ, chúng tôi hi vọng

bạn đọc sẽ không còn thấy trung cuộc là quá mênh mông, khó tiếp cận được

Trong các sách mà chúng tôi nghiên cứu biên soạn,

chưa lần nào chúng tôi mất nhiều công sức như lẩn này

Mặc dù thế, sách vẫn không tránh khỏi những nhầm lấn,

thiếu sót, đó là do khả năng và trình độ có hạn của

chúng tôi Rất mong được quí vị cao minh trong làng cờ và bạn bè bốn phương xem xét chỉ: điểm, chúng tôi vô cùng biết ơn

Trang 6

QUI ƯỚC VÀ KÝ HIỆU

Bản Qui ước, ký hiệu của Hội Cờ Thành phố để ra: mấy năm nay

đã được hầu hết bạn cỡ các nơi hoan nghênh chấp nhận Vừa qua Ban

Cờ Tướng của HỘI CỜ VIỆT NAM xem xét thông qua bản Luật Cờ Tướng

đã có sửa lại một vài ký hiệu nhưng cơ bản rất nhất trí với Hội Cỡ Thành phố để ra bản qui ước, ký hiệu này Nay xin tóm tắt mấy điểm để bạn nào chưa biết có thể tham khảo trước khi đi sâu vào nội dung tập tài

liệu này

1 BẢN CỞ: Qui ước phía dưới thuộc bên Đen, phía trên thuộc bên Trắng Hệ thống tọa độ vẫn giữ như các sách củ không có gì thay đổi 2 QUÂN CỞ: Dù thực tế quân cờ có mang màu gi thi.ta van qui ước gọi một bên là quân Đen và một bên là quân Trắng

Chủ ý : Vì tôn trọng sự thực các ván đấu của các danh thủ nên ở đây không qul ước quân Đen đi trước, quân Trắng đi sau Tùy theo trích

đoạn chỗ nào, lúc nào của ván cð sẽ nói rõ bên nào đi trước 3 KỸ HIỆU : A Vể quân cờ : Các quân được ghi tắt bằng các chử như sau : - Tưởng:Tg -§ĩ :S - Tượng:T -Xe :X _ Pháo :P -Mã :M - Chết: C 8 Chữ viết tắt :

- Trước : + (như Xe trước : X\ - Sau: s (như Pháo sau : Ps)

- Giữa =: g (như Chết giữa : Cơ)

€ Về đi quân :

~ Tấn () dấu chấm Như Xe 2 tấn 6 : X26

- Bình: () dấu ngang Như Pháo 8 bình 5 : P8-5

- Thoái : (J gạch xéo Như Mã 6 thoái 4 : M6/4 D Về đánh giá khen, chê

- Nước đi hay : ! ~ Nước đi tuyệt hay ; H

~ Nước đi yếu : ? ~ Nước đi sai lầm : 2?

- Nước đi hay nhưng còn phải xem lại : !?

- Nước đi đở nhưng chưa khẳng định đỏ : 2!

- Thế cờ Đen ưu : + ~+

- Thế cỡ cân bằng : = ~ Thể cờ phức tạp : =

Trang 7

CHƯƠNG MỘT

KHÁI QUÁT VỀ TRUNG CUỘC

I VỊ TRÍ, Ý NGHĨA VÀ TẨM QUAN TRỌNG CỦA TRUNG CUỘC

Trung cuộc là giai đoạn giữa của ván cờ, sau giai đoạn khai cuộc và trước giai đoạn tàn cuộc Nhưng nó bắt đầu từ nước nào của khai cuộc và chấm dứt lúc nào để chuyển sang tàn cuộc thì các nhà nghiên cứu, lý luận về cờ chưa có sự thống nhất rõ rệt Mọi người ngầm nhất trí rằng : sau khi hai bên triển khai cơ bản xong các quân mạnh (Xe, Pháo, Mã) ở cả hai cánh, bố trí thành trận hình,

xung đột mâu thuẫn toàn diện mỗi lúc một gia tăng, đó

là bắt đầu giai đoạn trung cuộc Còn khi hai bên giải quyết các tình huống xung đột mâu thuẫn bằng tiêu diệt, tiêu

hao đại bộ phận quân chủ lực lẫn nhau khiến trên bàn cờ mỗi bên chỉ còn 1-2 quân chủ lực và một vài con Chốt,

đó là giai đoạn trung cuộc đã chấm dứt, chuyển sang giai

đoạn cờ tàn

Như vậy chính đây là giai đoạn mà các quân chủ lực của cả hai bên chạm trán nhau rất quyết liệt vể mặt chiến thuật Những mưu kế và các đấu pháp phối hợp

quân được tính toán, dự kiến trong kế hoạch khai cuộc được triển khai thực hiện Do tranh giành nhau những vị tí chiến lược, do tấn công, phòng thủ hoặc phản công nên việc bắt quân, ăn quân, đổi quân và hi sinh quận diễn ra khắp các cánh nên trung cuộc luôn luôn sôi nổi, phức tạp, biến hóa đa đoan

Với khái niệm trên, trung cuộc có vị trí ý nghĩa như thế nào trong toàn bộ một ván cở ? Giữa khai cuộc, trung

Trang 8

dé nay từng được các nhà nghiên cứu lý luận về cờ nêu ra tranh luận Ý kiến tuy có khác nhau ở mức độ nhấn

mạnh giai đoạn này hay giai đoạn khác nhưng hầu hết

đểu nhận định là : Trung cuộc có một vị trí, ý nghĩa rất

quan trọng trong toàn bộ ván cờ Nếu khai cuộc là giai đoạn triển khai các lực lượng bố trí thành thế trận ban

đầu theo một kế hoạch chiến lược để tấn công hoặc phòng thủ, thì tàn cuộc là giai đoạn cuối của ván cờ, tình thế thắng, thua hay hòa tương đối đã rõ Cả hai giai đoạn này đều có ý nghĩa và tầm quan trọng nhưng trung cuộc

là giai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt hơn Vì sao ? Vì khai cuộc chỉ là "giai đoạn dàn quân, bố trí đội

hình để sẵn sàng chiến đấu, mâu thuẫn xung đột chỉ mới phát sinh từng nơi chứ khơng tồn diện như trung cuộc Tuy nói khai cuộc quyết định tình hình diễn biến sau này nhưng chính trung cuộc mới là giai đoạn quyết định trực tiếp hơn Vì nhiểu khi chơi khai cuộc kém phân nhưng chơi trung cuộc chính xác lại có thể cứu vãn được ván cờ, đó là chưa kể nhiểu trường hợp có thể lật ngược được tình thế do đối phương chơi trung cuộc sai lầm Trong thực tiễn chơi cờ thường diễn ra những tình huống bên này rồi bên kia thay nhau giữ quyển chủ động vì từng lúc mỗi bên đã chơi không chính xác nên từ chủ động chuyển thành bị động Điểu đó cho thấy trung cuộc biến hóa rất phức tạp, mỗi một nước đi đều có nhiểu khả năng để chọn lựa Cho dù là cao thủ cũng không phải luôn luôn thông minh, sáng suốt để chọn lựa những phương án, những khả năng tối ưu

Còn tàn cuộc là giai đoạn cuối, quyết định trực tiếp

đến kết quả ván cờ Nhưng với thé trận càng lúc càng đơn giản hóa, so _với trung Cuộc thì tàn cuộc ít phức tạp

hơn Tất nhiên nếu trung cuộc đã ưu thế, chuyển Sang

Trang 9

phức tạp Nếu chơi không chính xác thì ván cờ có thể kết

thúc ngay giai đoạn này chứ không kéo dài sang tàn cuộc Để minh họa cho tính chất căng thẳng, phức tạp này chúng ta xem thí dụ sau đây :

Hình bên là một ván cờ

sau 15 nước đi của cả hai

bên, bây giờ đã chuyển sang

trung cuộc, Đến phiên bên

Trang 10

3 PHƯƠNG ÁN THỨ BA : 16.X9-8 X47 17X87 M9.7 18.X8-7 Tg-4 19.86.5 M7.5! 20.X7-9 Pt-1 21X9/1 T5/3 22X93 Pl3lI 23.X9/9 X4.2 24.Tg1 X8.8 25X4/2 X4/1 26.Tg/1 X8-6, Trắng thắng, không có giai đoạn cờ tàn 4 PHƯƠNG ÁN THỨ TƯ : 16S45 M9/7 17.X9-8 X48? 18M79 Pi9 19P75 P76 20X89 15/3 21.P5.41 Tg-4 22X87 Tg1 23.P7-2L P743 24X7-9 X8.2 25.M9.8 Tg/1 26.X461 S5/6 27M8/7 Tg.1

28.X9-6, Đen thắng, không có giai đoạn cờ tàn Nếu ở nước 17, Trắng chơi chính xác phải là 17 Pt-1

18.M7.9 P1/4 19.X8.7 M3.4 20.X8-9.M4.3 21Tg-4 P7.6

22.P7-3 X8.9 23.Tg.1 M3.5 24.T7.5, thế cờ cân bằng, và chuyển dẩn sang tàn cuộc

Với bốn phương án trên, chúng ta chỉ nêu lướt qua đường hướng chính, chứ nếu mỗi nước mỗi phân tích vài ba khả năng cho mỗi bên thì có thể phải tính đến không dưới 100 nước biến Chính vì vậy mà Cờ Tướng mới hấp dẫn Cho nên có thể nói giai đoạn trung cuộc chính là linh

hồn của ván cờ, vì lúc này mới có đủ điều kiện để ni.ững quan điểm đối lập, những tư tưởng khác biệt, bao mưu mô thủ đoạn, sự thông minh, óc sáng tạo mới phát huy

cao độ và cái hay cái đẹp trong ván cờ mới bày ra đầy đủ nhất

Thế nhưng không nên quá cường diệu về giai đoạn

trung cuộc đến mức phủ nhận tầm quan trọng của khai cuộc và tàn cuộc Vì khách quan phải khẳng định rằng cả ba giai đoạn đều quan trọng cả và chúng có mối quan

hệ khăng khít nhau, hỗ trợ nhau Chơi khai cuộc tốt thì

mới có một trung cuộc chủ động hay ưu thế và từ một

Trang 11

trung cuộc ưu thế mới có điểu kiện dẫn về một tàn cuộc

thắng lợi

Còn về mức độ biến hóa đa đoan, phức tạp thì rõ

là giai đoạn trung cuộc là nổi bật hơn cả Chính vì thế

mà lịch sử phát triển Cờ Tướng trong nhiều thế kỷ người ta chỉ tổng kết được tàn cuộc và một số khai cuộc Còn

trung cuộc thì phải đến thế kỷ 20 này các danh thủ mới bắt đẩu nghiên cứu và mới có một số tổng kết rất sơ bộ

Do đó tài liệu được biên soạn này chỉ để cập một số vấn

để của trung cuộc trên cơ sở tham khảo những tổng kết

bước đầu nêu trên Nhiểu vấn để khác còn phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đẩy đủ hơn, và đó phải là một công trình của nhiều người có năng lực và thiện chí

li MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CUỘC

Cách đây 360 năm, danh kỳ Chu Tấn Trinh xuất bản

quyển Quất trung bí có nêu một nguyên tắc chung rất đáng lưu ý học tập ; "Bỏ quân thì cần giành được nước tiên Ăn quân chớ để bị thất thế" (Khí tử tu yếu đắc

tiên Tróc tử mạc giáo lạc hậu) Còn Tam Lạc cư sĩ tác

giả quyển Bách cuộc tượng kỳ phổ xuất bản năm 1801, cũng có nêu : “Được thế bỏ Xe thì củng tốt Mất tiên khí tử chỉ toi công" (Đắc thế xá Xa phương hữu ích Thất tiên khí tử tất vô thành) Căn cứ vào nhứng câu trên có thể biết quan điểm của những danh thủ thời xưa đánh giá cao việc giành nước tiên hoặc giành được thế, hơn là bảo vệ quân Vì nếu cần thiết, có thé hi sinh quân, kể cả Xe, để có được nước tiên hoặc dể chiếm ưu thế, Quan điểm này cho đến tận ngày nay vẫn được hầu hết các danh thủ đồng tình

Thế nào là được tiên ? Đó là khi một bên đi quân

buộc đối phương phải bị động đối phó thì gọi là được tiên

Trang 12

động, còn mất tiên hay hậu thủ là bị động Vì bên được tiên bao giờ cũng chủ động tấn công còn bên hậu thủ luôn bị động đối phó

Còn thế nào là ưu thế ? Ưu thế thường bao gồm hai yếu tố : nước tiên và thực lực Nước tiên thông thường

chỉ là quyển chủ động trước mắt, nếu không khuếch đại được nó lên ở mức cao hơn thì chưa thể gọi là ưu thế Còn thực lực là lực lượng vật chất hay quân số của đôi bên Nếu bên nào dông quân hơn thì vể hình thức thực lực mạnh hơn, còn quân số bằng nhau thì thực lực cân bằng Có thể quân số bằng nhau nhưng thực lực hơn kém khác nhau vì một bên hơn chất do Mã hoặc Pháo đổi lấy Xe của đối phương Thế nhưng thực lực dù có hơn đối

phương về quân số hoặc về chất thì cúng chưa thể gọi là ưu thế Chỉ khi nào có đủ hai yếu tố nước tiên và thực lực hơn đối phương mới đáng gọi là ưu thế Đó là khái

niệm chung

Trong thực tiễn chơi cờ người ta thường hiểu khái niệm ưu thế một cách đơn giản hơn, chỉ cẩn một trong hai yếu tố trên mà thôi, -nhưng thường nặng phần yếu tố

được tiên Vì có những trường hợp một bên hi sinh quân

để giành lấy thế, uy hiếp trực tiếp Tướng đối phương và

sau một loạt nước đi đã ăn lại được quân đối phương hoặc có khi chiếu bí đối phương Như vậy lúc anh ta bỏ quân

để giành lấy thế công cúng được coi là ưu thế Còn bên hơn quân hoặc hơn chất nhưng bị động dối phó thì vẫn bị coi là thất thế chứ không thể gọi là ưu thế được Trong trường hợp một bên hơn quân hoặc hơn chất mà bên đối phương không có thế công thì cũng có thể gọi là ưu thế Tất nhiên gọi chính xác thì phải nói là lời quân hoặc lời chất Từ minh định lại một số khái niệm như vậy để thuận

Trang 13

Bất cứ một cuộc chiến tranh nào, bao giờ người ta cũng phải có kế hoạch và phải xác định rõ mục tiêu cho các hoạt động quân sự của mình Chơi cờ cũng vay, mỗi đấu thủ đều muốn cuối cùng mình phải chiến thắng, đó là chiếu bí Tướng đối phương Nhưng chiếu bí Tướng đối phương là mục tiêu cuối cùng, còn trong mỗi giai đoạn

phải xác định mục tiêu vừa phải có thể đạt được, phù hợp

với tương quan lực lượng đôi bên

Vậy mục tiêu chiến lược của trung cuộc là gì ?

Chúng ta đã từng biết nhiệm vụ của khai cuộc được xác

định là các quân triển khai phải cố gắng giành cho được

những vị trí thuận lợi, tiếp đó là tiêu diệt một bộ phận nhỏ

sinh lực địch Nếu đi trước thì vẫn giữ quyển chủ động để rổi khuếch đại thành ưu thế, còn đi sau thì giữ thế cân bằng, tiến lên giành quyển chủ động

Còn nhiệm vụ của trung cuộc là tiếp nối nhiệm vụ trên, nếu chưa giành được ưu thế thì phải cố giành cho được mục tiêu này, còn như đã giành được rổi thì duy trì ưu thế đó và khuếch đại nó lên Thủ pháp chủ yếu để giành ưu thế là bắt quân, đổi quan | làm tiêu hao bớt thực lực của đối phương, tiến lên tạo thế đánh bí Bắt quân là gián tiếp uy hiếp Tướng đối phương, còn giành thế là chiếm các vị trí quan trọng nhằm trực tiếp uy hiếp Tướng đối phương Do đó mục tiêu chiến lược của trung cuộc

là bắt quân, ăn quân và giành thế

Khoa quân sự có nêu : “Bản chất của chiến tranh

là bảo vệ lực lượng ta, tiêu diệt lực lượng địch Do đó mọi hoạt động quân sự, từ ký thuật chiến đấu đến kế hoạch chiến lược đều nhằm mục tiêu này."

Một nhà nghiên cứu về cờ đã Phan tích rõ thêm :

“Trong chơi cờ, mục tiêu chủ yếu của trung cuộc là tiêu

diệt lực lượng địch, còn bảo tổn lực lượng ta là thứ yếu Tư tưởng chiến lược chung là phải chiến thẳng nhưng

trong môi giai đoạn khai, trung, tàn cuộc có những yêu

Trang 14

cầu cụ thể khác nhau Khai cuộc là giai đoạn động binh,

bố trí quân với mục tiêu là giành quyển chủ động, tức là

tiên thủ Trung cuộc là giai đoạn trận chiến trở nên quyết liệt, sôi động nhất, có mục tiêu là nếu đả tiên thủ thì phải

vươn lên giành lấy ưu thế Còn tàn cuộc là giai đoạn cuối của ván cờ có mục tiêu là nếu đã chiếm ưu thế thì phải

giành cho được thắng lợi cuối cùng.”

Xác định rõ mục tiêu để không nôn nóng nghĩ ngay

đến việc bắt bí Tướng đối phương Tất nhiên trong trường hợp đối phương di những nước sai lầm nghiêm trọng thì việc bắt bí Tướng đối phương có thể đặt ra, nhưng đây

là những ngoại lệ hoặc đối thủ thuộc loại trình độ quá kém Thông thường gặp đối thủ trình độ khá trở lên, ít bị

sai lẩm thì nên đặt mục tiêu đúng mức như nêu trên ở đây cần nói thêm : muốn bắt quân và giành thế thì diéu kiện tiên quyết là phải nắm được quyền chủ động Nếu đi sau bị động hay đang bị đối phương phản tiên thì không thể truy đuổi quân đối phương, trừ trường hợp đối phương có sai lầm hay sơ hở Nhắc điểu kiện tiên quyết này để thấy giành chủ động là một yếu tố rất cơ bản để tấn

công

Trường hợp nào thì bị phản tiên hay bị động đối pho? Đó là khi một quân nào đó đeng bị đối phương đe

dọa ăn mất mà nó không thể chạy thốt hoặc khơng thể điểu một quân nào đến bảo vệ cho nó Cũng có thể ta đang chủ động nhưng do tham bắt quân, bị trúng kế của đối phương sa vào bẫy khiến quân đó bị nhốt Đó cũn: có thể là một quân cờ tích cực của ta, ta không muốn đổi nhưng địch buộc ta đổi khiến mất một múi tấn công lợi

hại của ta Hoặc khi dàn quân thiếu kế hoạch, khiến “quân ta cản quân mình" Có những cứ điểm quan trọng, đáng

lẽ ta phải đưa quân chiếm lấy nhưng không chịu chiếm

ngay để đối phương tranh thủ chiếm mất Cũng có thể là

Trang 15

Chỉ sử dụng một số ít quân để tấn công hay phòng thủ

mà không sử dụng toàn bộ lực lượng, thậm chí còn dé nhứng quân chủ lực ở những chỗ kẹt, khi hữu sự không kịp thời điểu động chúng ra để đối phó Có khi nên tiến không chịu tiến, nên lùi không chịu lùi, hoặc không nên tiến mà lại tiến, không nên lùi mà lại lùi Nói chung là chơi

không chính xác hay sai lầm ở những tình huống cụ thể,

đều đưa đến mất tiên, bị động và từ dó có thể dẫn đến

mất quân, mất thế

Để hiểu rõ các khái niệm "T®?® nêu trên đồng thời học tập [ YT ®) các thủ pháp từ chủ động tiến lên chiếm ưu thế, chúng ta xem thế cờ bên Đây là ván Dương Quan

Lân chơi với Tào Sâm sau

nước thứ 11 Đen vẫn còn chủ động, nhận thấy Trắng đối phó

khá vững, chỉ có quân Xe

trang thọc xuống sâu là một sơ hở Do đó Đen quyết dịnh nhốt nó lại 12 P5-4!

Trang 16

14.Tg-6 X6-7 15.T7/5 C71? 16.X26

Đen tuy đang nhốt được Xe đối phương nhưng chưa

đáng gợi là ưu thể, cần phải điểu động quân chủ lực sang tấn công Xe qua hà đe dọa diệt Chốt trắng, thay đổi

tương quan lực lượng để chiếm ưu thế

16 P21 17X21 P2-4 18.Tg-5 P7/1 19.T3.1 C91 20.P8/3 X7/2 21.P8.2 = X7.2 22M76 C51 23.P8.4

Thừa cơ Xe trang bị nhốt, Đen nhảy Mã lên hăm bắt

Chốt đầu, đổng thời tiến Pháo de dọa Tượng khiến Trắng khó ứng phó 23 C71 24T13 C51 Nếu không hi sinh Chốt đầu, Trắng có nước 24 P4/1 25.P8-6 S5.4 26.M4.3 M3/4 27.M6.4, Đen càng chủ động hơn 25.C51 M3.4 26.C5.1 P4.2 27.M4.6 X7/2 28.X2/1

Trang 17

Như vậy từ nước thứ 12 đến đây coi như Đen đã đạt được mục tiêu, giành được ưu thế Tất nhiên Trắng sơ hở khi thọc Xe quá sớm và ở nước 15, thay vì đi C7.1,

Trắng đổi lại 15 P7-6 thì tình thế đã khá hơn

li NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG TRUNG CUỘC

Trước hết cẩn nhắc qua một tài liệu có tính lịch sử

trong Cờ Tướng, đó là quyển Sự lâm quảng ký Đây thực

sự là một bộ "Bách khoa toàn thư” có cái tên rất dài là Tân biên Toản đồ tăng loại quần thư loại yếu, sự lâm quảng ký của nhà nghiên cứu Trần Nguyên Tịnh thời Nam Tống, xuất bản lần đầu năm 1276 và tái bản năm 1325

Sách để cập nhiều nh vực, phân ra 42 quyển Trong

quyển 5, phẩn "Nghệ văn loại” có biên khảo về Cờ Vây và Cờ Tướng Ngoài những phần giới thiệu bàn cờ, quân cờ, cách chơi, sách có tổng kết "Mười bí quyết chơi cờ” (Tượng kỳ thập quyết) Nếu gọi theo ngôn ngữ ¡ ngày nay thì đó là 10 nguyên tắc chơi cờ được tổng kết rất xuất sắc Nội dung “Mười bí quyết chơi cờ" được nêu như sau: 1 Không dược nôn nóng muốn chiến thắng nhanh

(Bất đắc tham thắng)

2 Đưa quân sang trận địa địch phải thong thả (Nhập

giới nghi hoạn)

3 Tấn công đối phương phải nhìn lại mình (Công bï

cố ngã)

4 Nên bỏ quân giành lấy nước tiên (Khí tử tranh

tiên)

5 Bỏ lợi nhỏ để được lợi lớn hơn (Xá tiểu tựu đại) 6 Gặp nguy hiểm nên hi sinh quân để cứu vấn tình

Trang 18

7 Lúc nào cũng cẩn thận trọng, chớ nôn nóng muốn giải quyết nhanh (Thận vật dục tốc)

8 Khi bị động thì cẩn có lực lượng đối phó (Động tu tương ứng) 9 Đối phương mạnh thì nên phòng thủ (Bỉ cường tự bảo) 10.Khi tả yếu thì cố gắng thủ hòa (Ngã nhược thủ hòa)

Thật là lý thú, một tài liệu nêu những “nguyên tắc"

chơi cờ được viết cách dây trên 700 năm mà vẫn còn nguyên giá trị Đặc biệt vận dụng những “nguyên tắc” này vào giai đoạn trung cuộc thì rất phù hợp Tất nhiên Trần Nguyên Tịnh tổng kết những bí quyết này để chơi cờ nói chung, chứ thời xưa chưa chia ván cờ ra ba giai đoạn để nghiên ` cứu sâu như ngày nay Cho nên những bí quyết

trên cẩn nắm vững trong suốt quá trình diễn ra ván cờ

Thế nhưng những chỉ dẫn này quá cô động, súc tích Đối với giai đoạn trung cuộc cần có những tổng kết Sát sườn, nêu được những kinh nghiệm cho người chơi dễ học tập Trong quyển Cờ Tướng - Những vấn dé cơ bản

(tập 3) hai danh thủ Lê Ủy Vệ và Nguyễn Tấn Thọ từ kinh

nghiệm thực tiễn chơi trung cuộc, đã tổng kết thành một SỐ nguyên tắc như sau :

1 Trước hết cẩn nhằm đoạt được nước tiên, sau đó

tiến tới giành được hơn quân, hoặc hơn thế 2 Không có khả năng đoạt tiên, đoạt thế, nhất thiết

không thí quân

3 Quân của đối phương đã hết dường chạy cũng không vội ăn

4 Thấy đối phương thí quân phải xem xét thật kỹ, không tham ăn quân, có khi “mang vạ”

Trang 19

5 Thế mình chưa ving, đừng vội đánh người Có thể nói giai đoạn trung cuộc chủ yếu là giai đoạn tranh tiên, giành thế chủ động

Các nguyên tắc tranh tiên, đoạt thế chủ động, qua

các sách đã tổng kết kinh nghiệm, chủ yếu là :

a) Budi quân, hãm quân, chặn nước tiến quân của đối phương

b) Dồn ép từng bước, làm rối loạn nước đi, thế đứng của quân đối phương

c) Tap trung bảo vệ chỗ yếu của mình, tỉnh tế phát

hiện chỗ yếu của đối phương để khoét sâu, buộc

dối phương phải rút quân về chống đỡ

Giai đoạn trung cuộc là giai đoạn thường sôi động

nhất, phức tạp nhất trong một ván cờ Thắng hay bại, có thể nhìn thấy ngay ở giai doan trung cuộc, mà giai đoạn trung cuộc lại không có những phép tắc, mâu mực cụ

thể hoặc tương đối cụ thể như khai cuộc và tàn cuộc Vì vậy kỳ thủ dến giai đoạn trung cuộc phải hết sức tỉnh

tế, sáng tạo, tuyệt đối không nên đi những nước cờ vô nghĩa, hoặc chỉ có tính chất hoa mỹ mà không có tác dụng thiết thực.”

Đó là một số nguyên tắc rất quí được tổng kết từ thực tiễn dể chỉ dẫn cách chơi trung cuộc Nếu chúng ta

hoc tap quan triệt các nguyên tắc này và vận dụng một

cách nhuần nhuyễn khi chơi cờ, chắc chắn sẽ có nhiều tiến bộ Tuy nhiên, các tác giả chỉ coi dây là một số kinh nghiệm được tổng kết bước đẩu, chúng ta cần góp phần nghiên cứu để tổng kết thêm kinh nghiệm, bổ sung nhiều nguyên tắc phong phú hơn, hầu giúp người chơi dễ dàng

Trang 20

CHƯƠNG HAI MẤY VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TRUNG CUỘC DAC ĐIỂM, TÍNH NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA CÁC QUÂN CỜ

Người chơi cờ là người chỉ huy, diểu khiển ba quân tiến hành một cuộc "chiến tranh" với phía địch Việc đầu tiên là vị chỉ huy này phải biết rõ quân số, các loại binh

chủng với đặc điểm, tính năng và tác dụng của từng loại

thì mới điểu khiển chỉ huy tác chiến được

Vào giai đoạn trung cuộc, hai bên giao tranh nhau quyết liệt đòi hỏi người chỉ huy phải nhạy bén, hiểu sâu sắc thuộc tính các quân cờ của mình để kịp thời đưa quân

nào tấn công, giữ quân nào phòng thủ Không phải chỉ

hiểu rõ quân ta mà cũng hiểu rõ quân của đối phương thì

việc chọn các phương án, kế hoạch mới chính xác

Sau đây ta lần lượt tìm hiểu lại đặc điểm, tính năng và tác dụng của từng loại quân cờ

1 XE

Trang 21

giành vị trí rất đắc lực và do cơ động nhanh nên nó cúng

được giao nhiệm vụ duổi bắt Mã hay Chốt của đối phương

Nếu đối phương khuyết Sĩ thì Tưởng dễ bị Xe uy hiếp

Với sức mạnh và tính cơ động cao như vậy, khi khai

cuộc nên ra Xe sớm để kịp thời chiếm lấy những điểm có

tính chiến lược Khi vào trung cuộc Xe cẩn phối hợp gắn bó với Pháo, Mã để tấn công hoặc phòng ngự Dù thế nào cũng nên bố trí Xe đứng ở những lộ thơng, thống để

phát huy tối da tính năng khống chế mạnh và cơ động cao, đặc biệt là không để Xe đứng l lâu ở những vùng hiểm địa

Nếu đối phương khuyết Sĩ thì ta không nên đổi Xe, ngược lại nếu ta bị khuyết Sĩ thì cố gắng đổi Xe đối

phương Nếu đối phương khuyết Tượng thì Xe phối hợp

với Pháo, Chốt tấn công, nếu đối phương khuyết Sĩ thì Xe

phối hợp với Mã, Chốt Như đối phương còn đủ Si, Tượng thì nên phối hợp Pháo, Mã và Chôt tấn công

Chẳng hạn ván cờ sau

Trang 22

Nếu Đen di 5.Ps-4 thì X6-9 6.X2/1 X9.2 7.P4-1 M4/5, Trắng ưu thế 5 X63 6.Tg-5 M4/5 7.Pt3 TS/7 8.X2.2 M5.3 9.Tg-6 X6.1 10.S6.5 X6-5 11.Tg.1 P1/2, thắng

Đây là bài học sinh động về sự phối hợp giữa Xe và Pháo, Mã tấn công đối phương còn dủ Sĩ, Tượng

2 PHÁO

Pháo là quân chủ lực mạnh thứ hai, saư quân xe

Sức cơ động của Pháo rất lớn, có thể di chuyển đến 90

giao điểm trên bàn cờ Do cách bắt quân cần có ngòi nên khả năng tấn công và phòng thủ của Pháo kém hẳn Xe Nếu ngòi càng gần thì Pháo khống chế được nhiều vị trí, còn ngòi càng xa thì Pháo khống chế rất ít vị trí Cho nên trên đường ngang, Pháo khống chế tối đa là 7 điểm và

trên đường dọc nó khống chế tối đa là 8 điểm, với điểu

kiện phải có ngòi Trên bàn cờ trống trơn, Pháo hoàn toàn

bất lực

Với sức cơ động cao, Pháo cũng là một loại binh chủng tác chiến trên mọi cự ly xa gan, co khả nang đột kích gây sóng gió bất ngờ nếu đối phương mất cảnh giác Pháo dùng để hạn chế sự liên lạc của các quân đối phương rất đắc lực, nó phối hợp với Sĩ, Tượng để tấn công hoặc phòng thủ cũng rất hiệu quả Nếu dối phương khuyết

Tượng thì nó uy hiếp Tướng rất mạnh vì bản thân Pháo

là một loại binh chủng đánh phá Tượng rất giỏi Nó cũng thường dùng để tiêu diệt các Chốt và phong, tỏa Xe, Mã

của đối phương Nó phối hợp cùng Xe rất dễ tranh tiên, truy bat quân đồng thời có thể dánh bí đối phương

Đòn Pháo trùng là một kiểu tấn công rất nguy hiểm Hai Pháo gánh hay Pháo giăng (giăng ngang và giăng

dọc) dùng để thủ hoặc tấn công cúng rất hiệu quả

Trang 23

Với đặc điểm và tính năng như vậy, khi khai cuộc

sử dụng Pháo đầu dể tấn công, một con bình 4 hoặc bình 6 để thủ Nếu Pháo bình 3 hoặc 7 là dể khống chế Mã

đối phương, có thể dưa Pháo tuần hà dể đợi cơ hội trả

đòn Nếu Pháo qua hà, nhằm phong tỏa Xe đối phương và nhắm tấn công hàng tuyến Chốt Nhưng khi khai cud Pháo không, nên vội ăn Chốt dễ tạo tình thế các quân rời rạc thiếu gắn bó nhau Khi vào trung cuộc nên đưa Xe sang trước, Pháo dứng phía sau, tạo thế uy hiếp mạnh Nếu đối phương mất Tượng, còn Sĩ thì Pháo tấn công dễ,

đừng đổi mất Pháo, ngược lại nếu ta khuyết Tượng thì nên tìm cách đổi Pháo của đối phương Lúc cờ gần tàn thì nên

nhanh chóng đem Pháo về dựa vào Sĩ, Tượng để phòng

thủ hoặc tấn công Trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc, nếu không có lợi gì thì Pháo không nên đổi Mã Bộ

ba Xe, Pháo, Mã là một lực lượng phối hợp rất mạnh đủ

sức uy hiếp và làm thua dối phương, như thí dụ trên vừa

Trang 24

2.C6.1 Tg-5 3.P4-5 C5-4 4.M2/4 X8.1 5.P5/1 X86 6.M4.6, Den thang

3 MA

Mã là quân chủ lực thứ ba sau Xe và Pháo Mã có

cách đi hoàn toàn khác với các quân nên nó chơi nhiều

dòn bất ngờ rất nguy hiểm Tuy nó nhay theo hình chứ nhật nhưng 90 giao điểm trên bàn cờ nó đểu có thể đi khắp Nếu nó cách xa các đường biên và không bị cản thì nó có thể khống chế đến 8 điểm, còn nếu nó dung gan các đường biên thì khả năng khống chế của nó bị giảm đi Trường hợp nó đứng ở góc bàn cờ thì chỉ khống chế được có 2 điểm So ra khả năng công kích của Mã

nhiều hơn Pháo nhưng vì bị cản và tính cơ động không

cao nên khả năng phòng thủ của Mã kém hơn Pháo Do đó xét về sức mạnh thì Mã có phần kém hơn Pháo một

chút

Mã nhảy ngắn như vậy nên được coi là một loại binh

chủng đánh tầm ngắn, tính cơ động không cao Mã phải

phối hợp với Xe, Pháo hoặc Chốt mới làm thua được, vì vậy làng cờ có câu "Một Mã chiếu vô cùng” Nếu đối phương khuyết Sĩ thì Tướng dễ bị Mã uy hiếp Mã có biệt tài chơi thường xuyên nước đánh chĩa đôi hoặc bảo vệ

đôi

Khi khai cuộc, hai Mã nên tiến 3 và tiến 7 hoặc có thể một con tiến lên biên, nhưng đừng bao giờ nhảy cả hai Mã lên biên, vì bảo vệ trung lộ cũng là một nguyên tắc Do bị cản nên các Chốt đứng trước Mã nên lên sớm cho Mã linh hoạt, cần thiết nó sẽ nhảy lên tấn công Tuy nhiên chớ vội nhảy Mã qua hà mà cẩn ở nhà bảo vệ các Chốt trước đã Còn khi đã nhảy qua hà thì cẩn có Xe, Pháo yểm trợ hoặc chơi hai Mã liên hoàn tránh bị đối phương vây hãm Mật khác Mã cũng nên nhảy đến những vị trí thoáng, nếu phải nhảy ra biên ra góc thì cẩn thận

Trang 25

trọng vì dễ bị Xe đối phương vây bắt Trường hợp không

bị Chốt đối phương đánh duổi thì Mã đưng trên hà thuộc

lộ 3 hoặc 7 rất hay, dễ nhảy qua tấn công

Khi vào trung cuộc, nếu đối phương khuyết Sĩ thì

đừng đổi Mã, ngược lại nếu ta khuyết Sĩ thì cố tìm cách đổi bớt Mã dối phương Hoặc nếu ta khuyết Tượng thì nên lui Mã về bảo vệ con Tượng còn lại để củng cố thế phòng

thủ Cờ tàn trống trải, Mã phát huy tác dụng tốt hơn Pháo

Sau đây chúng ta xem một thế cờ tàn mà Mã là diễn viên chính Hình bên : Đen còn Pháo, Mã, Chốt Trắng còn một Xe, một Mã và một Sĩ Đen tấn công như sau: 1.P3-4 X7-6 2.C4.11

Trang 26

4 CHỐT

Chốt là quân xung kích chỉ có tiến không “được lùi

Chốt đi từng bước một, khi đã qua hà nó có thể đi khắp 45 giao diém trên đất đối phương Khi còn bên nhà nó chỉ khống chế một điểm trước mặt, còn khi qua hà nó khống chế được 3 diểm là tối đa So với các quân khác thì Chốt là loại binh chủng tác chiến cự ly ngắn và khả năng khống chế kém nhất Tuy nhiên trong việc phá hoại thành trì Sĩ, Tượng của dối phương thì Chốt là công cụ dac luc Hai Chốt qua hà liên kết nhau có sức mạnh ngang một Mã, còn nếu là ba Chốt thì sức mạnh hơn một Mã

hoặc một Pháo

Trong giai đoạn khai cuộc Chốt 3 và 7 nên sớm tiến lên, còn Chốt 1 và 9 thì chỉ nên tiến khi đối phương nhày Mã biên Chốt đầu rất quan trọng, trừ trường hợp phối hợp với Pháo đầu tấn công nó mới tiến lên, còn bình thường thì để nó yên vị và bảo vệ kỹ để nó gắn bó với Sĩ, Tượng hình thành hệ thống phòng ngự vững chắc Sang giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc, nếu lực lượng các quân mạnh của

hai bên cân bằng nhau thì bên nào có nhiều Chốt hơn sẽ

là yếu tố quan trọng để giành thắng lợi Nếu dối phương đã tiến Chốt, khống chế các Chốt của ta và làm kẹt Mã không lên dược thì sử dụng Xe hoặc Pháo tuần hà dể đổi

Chốt Nếu ta đã có Chốt qua hà thì cẩn phải có quân bảo

Trang 27

tiên, tranh thế cẩn biết hi sinh Chốt đế giành cho được mục tiêu này

Ta xem thế cờ dưới dây

minh họa cho trường hợp Chốt phá Tượng để phối hợp Xe,

Pháo chiếu bí hoặc Chốt phá

Sĩ, phối hợp Xe, Mã chiếu bí: Bây giờ nếu Đen di trước thì : 1.05.1 S6.5 2.05.1 Tg-6 3.C5-4 Tg-5 4.X7-5, thắng Còn nếu Trắng đi trước thì : 1 C6.1 295/4 Mei - 3.Tg-6 hoặc 3.Tg.1 đểu bị Xe trắng chiếu bí 5 TƯƠNG

Tượng thuộc binh chủng phòng ngự, phối hợp cùng Sĩ và Chốt đẩu hình thành hệ thống bảo vệ cho Tướng Trên bàn cờ Tượng chi di chuyén trên 7 vị trí nhất định 6 phan đất bên nó với diều kiện đường đi không bị cản Nếu nó đứng trung lộ thì khống chế được 4 điểm, còn ở nhứng vị trí khác nó chỉ khống chế 2 diểm mà thôi

Vì không dược phép qua hà nên Tượng | không thể trực tiếp tham gia tấn công, tuy nhiên nó có thể giúp Pháo làm ngòi để tấn công Trường hợp Mã đối phương đã qua hà, Tượng có thể ngăn chặn, hạn chế tầm hoạt động, thậm chí góp phần vây bắt con Mã này Vai trò bảo vệ chủ tướng của nó rất quan trọng, so với Sĩ thi nó có phần đắc lực hơn

Trang 28

Khi khai cuộc, nếu không bị bắt buộc thì đừng bao

giờ đi Tượng lên biên (tiến 1 hoặc 9) Nếu chơi Tượng đầu thì chủ yếu là phòng thủ Hai Tượng cẩn luôn liên lạc với

nhau, nhất là chú ý đừng để đường di của nó bị cản

Chét dau là tiền dồn bảo vệ cho Tượng, nếu cánh nào có

Pháo địch dòm ngó thì nên lên Tượng bên cánh đó, ngược lại cánh nào có Mã đối phương nhảy sang thì không nên lên.Tượng cánh đó, để phòng con Mã này nhảy ra biên để hăm'uy hiếp Tướng

Trong nhiều trường hợp, nhờ Tượng đầu mà đổi các Chốt 3, 7 để cho Mã linh hoạt Tượng đầu cũng phối hợp hai Pháo giăng đôi khi phòng thủ rất hiệu quả Trong một số thế cờ, nếu biết phát huy vai trò của Tượng sẽ giành được thắng lợi Chẳng hạn thế cờ bên :

Tình thế khá căng thẳng, hai bên đều có thể tấn công nhau Bây giờ đến Trắng di :

1 T5.3!

Trang 29

TI.C7.1 X2-1, Trắng lời quân chuyển về cờ tàn có nhiéu co may chiến thẳng

6 SĨ

Sĩ cũng là một binh chủng phòng ngự, phối hợp cùng Tượng và Chốt đầu thành hệ thống che chắn cho Tướng Phạm vi hoạt động của Sĩ chỉ trong cung Tướng với 5 điểm nhất định để di chuyển Khi nó ở giữa cung thì khống chế được 4 điểm ở 4 góc cung, còn nếu 06 G bất cứ góc nào chỉ canh giữ được một giữa cung mà thôi Vì chỉ di chuyển trong “cửu cung" nên Sĩ không thể trực tiếp tác chiến nhưng nó là lực lượng bảo vệ tích cực cho chủ tướng Dù so với Tượng thì nó không có tầm hoạt động xa cung dược, thế nhưng khuyết Tượng không sợ song Xe của đối phương chứ khuyết Sĩ thì rất đáng sợ, vì "khuyết Sĩ ky song Xa"

Sĩ có thể phối hợp với Pháo để tấn công và phòng

thủ, chủ yếu là làm ngòi cho Pháo nhưng nó là công cụ

chống đỡ Mã đối phương tấn công rất hiệu quả Chơi cờ có câu "Một Sĩ chỏi lên góc Cóc sợ Mã tấn công" Cần nói thêm, nếu bị Pháo tấn công ở cánh nào thì lên Sĩ bên cánh đó, còn nếu bị Xe tấn công ở cánh nào thì lên Sĩ

bên cánh kia

Trong giai đoạn trung cuộc nhiều khi biết sử dụng Sĩ để ngăn - cản những đòn tấn công của dối phương hoặc đi Sĩ để mở đường cho Xe, Pháo hoặc Mã di chuyển đến những vị trí tốt cúng đủ quyết định ván cờ Chẳng hạn

ván cờ dưới đây :

Thế cờ rất căng thẳng, Trắng đang dùng Pháo 8 de dọa đổi Mã biên của Đen để tập rung tấn công cánh trái suy yếu của đối phương Đen thấy Mã 8 của Trắng đang bị đè đã nhắm được nhược điểm này để tấn công bằng cách giương Sĩ để chuyển quân :

Trang 30

1.85.6! P2.2 2.P7-2 M8.6 3.X6-4 P2-5 4.77.5 M6.8 5.C3-2 P7-8 6.C2.1 X2.4 7.X4/2 P8/3 Nếu như 7 X2-1 8.X4-2 M8.6 9.C2-3, Den cúng bắt chết Mã —|-@ nol 8.T5/7 M8.6 9.X4.4, Đen lời quân ưu thế 7 TƯỚNG

Tướng tuy là “chủ soái" trên bàn cờ nhưng nó không phải là vị chỉ huy cuộc chiến Người chỉ huy chính là đấu

thủ chơi cờ, nhưng nếu Tướng bị bắt thì thua cuộc Vì vậy Tướng là mục tiêu tấn công truy bắt của các quân đối

phương

Tướng di chuyển trong ˆ “cửu cung", nó có thể di khắp 9 điểm của cửu cung Nếu nó đứng giửa cung, nó kiểm soát được 4 điểm còn ở những vị trí khác nó chỉ kiểm soát được 2 hoặc 3 điểm Vì là mục tiêu tấn công truy bắt của quân đối phương nên Tướng cần sự bảo vệ, che chở của các quân của phe nó Năng lực chiến đấu của

Tướng cúng có nhưng rất kém, chủ yếu là dé tự vệ khi

Trang 31

Tướng nên luôn đứng yên vị, bất đắc dĩ nó mới phải

di động tùy theo yêu cẩu tấn công hay phòng thủ Nếu

khuyết Sĩ, Tượng thì nên đưa Xe lên phía trước Tướng để

che chắn, nhưng có những tình huống cẩn biết khai thác luật chơi cho "lộ Tướng” để khống chế Tướng đối phương

mà làm thua Khi đối phương đưa quân tấn công thì phải wn cách né tránh hay che chắn cho Tướng, đó là nguyên

tắc

Các quân đều được quyển đổi hay hi sinh, nhưng Tướng không có quyển đổi mà cũng không có quyển hi

sinh Mọi loại quân đểu được quyển di chuyển đổn các

điểm do quân đối phương kiểm soát, nhưng Tướng thì hồn

tồn khơng được đi như vậy

Nói chung Tướng là đối tượng đặc biệt mà phe nó phải ra sức bảo vệ nhưng trong trung cuộc và tàn cuộc

đôi khi phải biết phát huy vai trò của Tướng để tham gia tấn công

Chúng ta xem một trường hợp nhờ vai trò của Tướng mà phe nó đã giành thắng lợi Xem hình

Mặc dù Tướng "xuất

chinh" khá nguy hiểm nhưng Đen dánh giá đối phương

Trang 32

Trắng buộc phải bỏ Pháo vì nếu chạy Pháo thì X8-4, Đen thắng

4.X4-3 X4-3? 5.X3.1

Xe den ăn Tượng chính xác, nếu như 5.M7/8 X3-5 hoặc như 5.X8/3 C9.1, Trắng có cơ may cầm cự

5 C91 6P91 C31 7X82 X33 8P94 P48 9.55.4 M87 10.X3/61 C8-7 WX8.2 P4/8 12X8/6 X3/3 13X8-7 X3-1

14.C7.1, Đen hơn quân, ưu thế thắng cờ tàn

II GIÁ TRỊ CỦA CAC QUAN CO

Tìm hiểu đặc diểm, tính năng và tác dụng của các

quân cờ là để biết sức mạnh, sở trường, sở đoản các mặt của chúng để sử dụng phát huy đúng mức, đồng thời đối

với phía địch cúng biết để đối phó cho chính xác, phù hợp Trong giai đoạn trung cuộc hai bên xáp chiến, mâu thuẫn xung đột luôn diễn ra, bắt buộc phải trao đổi quân thường xuyên, đổng thời phải đánh giá tình thế để có kế

hoạch chơi tiếp

Thế thì căn cứ vào dâu nên đổi quân hay không

nên đổi quân, đổi thế nào là có lợi và đổi thế nào là không

Có lợi Tất cả các vấn để này sẽ được giải đáp khi chúng ta nắm vững khái niệm giá trị của các quân

Thật ra khái niệm giá trị của các quân không phải

mới đối với những người chơi cờ ở các thế kỷ trước Vì từ

lâu, làng cờ đã có câu nhận định sức mạnh của các quân

chủ lực là "Xe 10, Pháo 7, Mã 3”, hoặc đánh giá Xe là

quân mạnh nhất bằng câu “Nhất Xa sát vạn” hay đánh

giá một Chốt qua hà, sức mạnh bằng nửa con Xe (nhất

Trang 33

cũng không đẩy đủ Do đó khái niệm giá trị của các quân

cẩn được xác định rõ và hoàn chỉnh hơn

Chúng ta đã biết mỗi loại quân cờ hay mỗi binh chủng có đặc điểm, tính năng và tác dụng khác nhau nên

sức mạnh của chúng cũng khác nhau, giá trị của chúng cúng không giống nhau Mà ngay bản thân mỗi quân cờ cũng không phải lúc nào sức mạnh cũng giữ nguyên như

cũ Khi đứng ở vị trí tốt nó phát huy tính năng, tác dụng

tối đa khác hẳn với khi nó đứng ở vị trí xấu, không thể

phát huy tính năng tác dụng được, hay chỉ phát huy ở mức rất hạn chế Vậy điểu trước tiên chúng ta phải thấy mỗi quân cờ có hai giá trị : giá trị vốn có và giá trị biến động Giá trị vốn có thường được gọi là giá trị cơ bản

còn giá trị biến động được gọi là giá trị tương đối

Các nhà nghiên cứu, lý luận về cờ đã trao đổi thống nhất với nhau bảng giá trị cơ bản của cấc quân như sau: Nếu lấy con Chốt chưa qua hà làm chuẩn để xác định giá trị thì nó là quân kém năng lực nhất trên bàn cờ Khi chưa qua hà nó chỉ kiểm soát Hay khống chế mỗi một điểm trước mặt nó nên tạm cho nó có giá trị bằng 1 Thế nhưng khi nó đã qua hà, nó khống chế đến 2 hay 3 điểm ở trước mặt và bên cạnh (vì Chốt biên chỉ khống chế được 2 điểm thôi Bây giờ nó mang giá trị tương đối, phải thấy

nó mạnh hơn lúc chưa qua hà nên giá trị lúc này của nó

phải là 2

Đối với Sĩ, Tượng là loại binh chủng phòng ngự, có

nhiệm vụ chính là bảo vệ an toàn cho Tướng, đôi lúc chúng

cũng trợ giúp các quân bạn tấn công Trong giai đoạn

trung cuộc, Chốt đối phương qua hà được đổi lấy 1 Sĩ

hoặc 1 Tượng, do đó người ta đánh giá Sĩ hoặc Tượng có

giá trị bằng 1 Chốt đã qua hà, tức là bằng 2 Nhưng vì So sánh năng lực giứa Tượng và Sĩ thì thấy Tượng có

phần đắc lực hơn nên nếu định giá trị Sĩ là 2 thì Tượng

phải là 2,5 mới công bằng

Trang 34

Còn quân Mã trên bàn cờ có khả năng khống chế tối đa là 8 điểm, mỗi bước nhảy của nó vượt được 2 tuyến đường ngang hay dọc So ra thì Mã cũng mạnh đấy nhưng

tác chiến ở tầm cự ly ngắn mà thôi Nếu so với 2 Chốt

da qua hà cặp kè nhau thì năng lực của Mã không hơn

bao nhiêu, do đó định giá trị cơ bản của Mã 4,5 là vừa Nên nhớ 2 Chốt cặp kè nhau khi qua hà phải có giá trị

hơn 4

Với Pháo là binh chủng tác chiến tầm xa rất có hiệu quả Trên đường dọc, Pháo khống chế tối đa chỉ 8 điểm nhưng nó còn khống chế cả đường ngang Mặt khác Pháo là quân có tính cơ động cao, nó có thể đi một bước vượt

đến 9 tuyến đường Thế nhưng ở cự ly gần, nhiều khi Pháo bất lực, không làm được gì để khống chế dối phương

Do đó so với Mã thì phải thấy mỗi quân có một sở trường

riêng, sức mạnh của chúng coi như tương đương nhau

Thế nhưng trong giai đoạn trung cuộc quân số hai bên tương đối còn nhiều, Mã đi lại dễ bị cản trở, còn Pháo thì nhanh nhẹn hơn, dễ phát huy năng lực hơn nên giá trị

cơ bản của Pháo phải là 5

Đối với Xe thì rõ là một binh chủng cơ động mạnh nhất, nó khống chế ngang, dọc tối đa đến 17 diểm Nếu dem 1 Xe đổi với Pháo, Mã của đối phương thì thấy có phần thiệt thòi một chút, còn đổi với 2 Pháo thì có thể coi là cân bằng Do đó giá trị cơ bản của Xe là 10

Còn Tướng, bản thân nó không có sức mạnh bao nhiêu dù đôi khi nó cũng làm được nhiệm vụ trợ giúp cho các quân phe nó tấn công có kết quả Thế nhưng giá trị cơ bản của nó thì vô cùng to lớn, không một quân nào

so sánh được Tất cả các quân đều có thể có thể hi

Sinh nhưng riêng quân Tướng không thể đánh đổi mà cũng

không thé hi sinh, vì mất Tướng là thua ván cờ Do đó không nên định giá trị cơ bản của Tương vì định cúng

chẳng có ý nghĩa gì

Trang 35

Như vậy có 6 loại quân, người ta tạm thống nhất để định giá trị cơ bản của chúng là như thế Đây là một cơ

sở để tính toán thiệt hơn khi muốn đánh đổi quân của đối phương Thế nhưng nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào bảng giá trị này để đổi quân thì rất sai lầm Cần phải căn cứ

vào giá trị biến động hay giá trị tương đối của các quân để tính toán, thẩm định thiệt hơn, mới chính xác

Thế nào là giá trị biến động hay giá trị tương đối? Như trên đã có nếu, tuy mỗi quân cờ đểu có giá trị cơ bản nhưng trong từng vi tri đứng mỗi lúc của nó mà

nó có một giá trị thay đổi khác với giá trị cơ bản Cái giá

trị nẩy sinh do từ vị trí tốt, xấu, tử tình huống cụ thể mà

có được gọi là giá trị biến động hay giá trị tương đối Nếu gợi một cách hình ảnh cụ thể giá trị cơ bản là v thì giá trị biến động là v' Vậy giữa giá trị cơ bản với giá trị

biến động thì giá trị nào lớn hơn, tức là so sánh giữa v và v'?

Trả lời câu hỏi này không đơn giản Vì v là một con

số qui ước cố định dối với sức mạnh từng quân cờ đã được nêu, còn v' là một con số biến động luôn, có trường hợp lớn hơn v nhưng cũng có trường hợp nhỏ hơn v Để hiểu rõ sự thay đổi này, chúng ta khảo sát một số ván cờ cụ thể sau đây :

Hình bên là một ván cờ tàn, bên Đen còn 1 Pháo

và 1 Sĩ, bên Trắng còn 1 Xe, 2 Sĩ Nếu tính đơn giản dựa vào giá trị cơ bản thì phải nói bên Trắng mạnh hơn bên Đen Nhưng bây giờ đến lượt Đen di :

1P9-3 de dọa chiếu bí bên Trắng

1 Tg-4 Trắng chỉ có mỗi một cách chống

đỡ như thế để tránh nước chiếu bí

Trang 36

2.P3.5 Tg.1 3.P3-7, thang Vì cờ tàn Pháo và 1 Sĩ đánh thắng Tướng, 2 Sĩ (Xem Cờ Tướng - Tàn cuộc, ván 90) ¬—r—— Như vậy khi con Pháo 9 bình 3 thì sức mạnh của nó rất ghê gớm Sức mạnh này rõ ràng nhờ Tướng lộ của nó —|— khống chế Sĩ giữa của Trắng

At khiến con Sĩ này khơng thối

4 được, đồng thời chính con

Sĩ 6 của Trắng cũng “nối giáo" cho giặc Nếu con Sĩ 6 này giương lên trên thì Pháo đen

đâu phát huy được sức mạnh như vậy

Bây giờ giả sử chúng ta thay con Pháo đen của thế cờ trên bằng 1 con Xe đen Kết quả ván cờ hòa Vậy giá trị của Pháo đen khi bình 3 rõ ràng lớn hơn 1 Xe, hay nói

cụ thể v' của Pháo ở đây lớn hơn 10 Nhưng cụ thé v’

của Pháo là bao nhiêu ?

Trong thế cờ trên nếu muốn Đen thắng thì ngoài việc

thay Pháo bằng 1 Xe đen phải cho bên Đen thêm 1 Mã hoặc 1 Pháo thì mới có thể thắng được Trắng Vậy có

nghĩa là Đen cần một lực lượng có giá trị cơ bản khoảng

10 + 5 = 15 thuộc quân chủ lực Từ đây có thể suy ra v' của Pháo khi bình 3 tương đương giá trị 15

Bây giờ ta xem tiếp một ván cờ khác để hiểu sâu

thêm giá trị biến động

Trang 37

Pháo đen phát huy sức mạnh Bây giờ đến Den di, khôn ngoan nhất là phải tìm cách thủ hòa : 1.M3/4 X3.7 2.86.5 X3-5 3.P9/4 $5.4 OD 4M4/3 X5-3 Nas - 5.P9-6, hoa Den —+—|—“~|-` phối hợp Pháo, Má và Sĩ on thủ hòa Xe đối phương

động của Pháo ở tại lộ 9 coi

như không thay đổi gì so với

giá trị cơ bản của nó Thế cờ bên Đen khuyết Sĩ, mất cả

hai Tượng càng giúp cho Xe trắng phát huy sức mạnh, vì vậy Đen phải lo cẩu hòa Cả 3 quân Pháo, Ma va Si den phải hợp lực nhau mới chống đỡ được Do đó có thể nói giá trị biến động của Xe trắng khi tiến sang phản công

bằng giá trị tổng hợp của các quân đen : 5+4,5+2=11,5 Chúng ta giải thích giá trị biến động của Pháo đen thế nào ? Do có quân Mã cản đường, Pháo không thể di chuyển sang cánh mặt để tấn

công được nên giá trị biến

So với ván cờ trước, giá trị cơ bản của Pháo đen

tăng được 10, còn ván cờ này bên Đen được thêm 1 Mã

có giá trị cơ bản 4,5 nếu tạm cho giá trị biến động của Mã tương đương 5 thì thực chất bên Đen đã mất đi 5 điểm giá trị Do đó ván cờ hòa là hợp lẽ thôi

Chúng ta xem thêm một ván cờ khác

Trang 38

Vì giá trị biến động củ các quân hai bên hoàn toàn khác nhau Chúng ta xét từng quân một Đen có Xe đứng ở vị trí

tốt, giá trị biến động của Xe

tăng cao hơn giá trị cơ bản của nó Con Pháo đen đứng giữa trung lộ uy hiếp Tướng

trắng buộc Tướng trắng phải bình 4 Như vậy giá trị biến động của Pháo đen này cũng

tăng cao hơn giá trị cơ bản của nó Con Mã đen tuy không tham gia tấn công nhưng nó phòng thủ nhốt được con Xe

trắng, giá trị biến động của nó cũng tăng cao hơn giá trị

cơ bản của nó Nói chung các quân chủ lực của Đen đều

phát huy tốt sức mạnh của chúng Nhưng điểm nổi bật ở đây chính là con Chốt đen đã xuống sâu, trực tiếp đe dọa Tướng trắng Phải thấy giá trị biến động của Chốt đen không phải là 2 mà tăng cao rất nhiều Chính nhờ vị trí của nó đứng tốt đồng thời chính con Xe den đã làm tăng sức mạnh ghê gớm của nó Nếu không có con Xe đen thì giá trị biến động của nó có tăng nhưng không phải nhiều lắm Bây giờ nếu thay con Chốt đen này con Mã đen hay con Pháo đen thì Trắng chưa thua ngay Chỉ có thể đổi con Chốt này bằng một con Xe den thứ hai thì mới buộc Trắng thua ngay Như vậy có thể nói v' của con

Chốt đen này tương đương giá trị 10 `

Còn các quân trắng thế nào ? Trước hết con Xe trắng bị nhốt trong góc không làm được vai trò gì từ phòng

Trang 39

xấu Có thể tính cụ thể v' của nó chỉ còn khoảng 2,5 tức là bằng giá trị cơ bản của con Tượng đen

Con Pháo trắng trong góc cũng không phát huy được tác dụng nên giá trị biến động của nó cúng giảm đi so với giá trị cơ bản của nó Đối với con Mã trắng cũng vậy,

Ở vị trí đó nó chưa phát huy được gì, cho nên v' của con Mã này cúng tương đương với v của nó Thế nhưng nếu di chuyển được con Má này xuống một bước hoặc nó kịp chơi M3.1 thì giá trị biến động của nó tăng lên ghê gớm

Chính ở vị trí mới này , con Mã trắng gia tăng giá trị biến

động của nó mà đồng thời cúng làm gia tăng giá trị biến động của Pháo trắng và của cả Chốt trắng xuống sâu Vì nếu bên Trắng được đi trước thì với sự phối hợp của Pháo, Mã, Chốt cũng đủ sức làm thua đối phương

Riêng phẩn con Chốt trắng xuống sâu phải thấy nó có giá trị biến động tăng cad Nếu Đen không giương Sĩ

che mặt Tướng trắng thì chỉ cần con Chốt trắng này phối

hợp với Pháo trắng và Tướng trắng cũng đủ làm thua bên

Đen Vậy thì chính con Sĩ đen giương lên đã đánh tuột

giá trị biến động của con Chốt trắng này xuống rất nhiều, đến mức nó cũng chẳng gây được tí tỉ khó khăn nào cho

Tướng đen

Từ các thí dụ trên cho chúng ta thấy giá trị của các quân cờ có tính chất tương đối, tùy thuộc đặc tính của

từng thế cờ và quân số hiện có của cả hai bên Giá trị

cơ bản nhiều khi không có ý nghĩa bao nhiêu trong những tình huống cụ thể mà thường chính giá trị biến động hay

giá trị tương đối mới quyết định thắng bại Đặc biệt trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì giá trị biến động của các quân rất nổi bật, nhưng khi thế cờ đơn giản dần

Ở giai đoạn tàn cuộc thì giá trị cơ bản của các quân mới

rõ hơn

Với khái niệm về giá trị được trình bày trên giúp

Trang 40

đồng thời cũng giúp chúng ta thẩm định, đánh giá tình hình một cách đúng đắn trong từng thời điểm để định kế hoạch cho phù hợp Cũng từ những thí dụ trên đã cho

chúng ta hiểu sâu hơn khái niệm về thế của các quân

Trong một số tài liệu dành cho các đấu thủ trung bình, khái niệm này và khái niệm về giá trị biến động được nêu

lướt qua trong phần nói về thế và lực của các quân Còn

ở đây đã trình bay rõ thêm : giá trị có thể gia tăng hay suy giảm tùy ở thế

Và như trên đã nêu, giá trị biến động có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị cơ bản tùy thuộc vào thế của quân cờ tốt hay xấu Nếu thế tốt thì làm cho v' tăng, nếu thế xấu thì làm cho v' giảm Để hiểu rõ hơn khi nào thì thế tốt và khi nào thì thế xấu, chúng ta nghiên cứu tiếp

phần sau

II THẾ TỐT, THẾ XẤU VÀ NHỮNG ĐIỂM YẾU KÉM

Khái niệm về THE, hiểu một cách đơn giản thì chỉ

là vị trí, chỗ đứng của quân cờ Chỗ đứng tốt thì quân cờ

phát huy được sức mạnh, còn chỗ đứng xấu thì quân cờ không phát huy, hay phát huy rất hạn chế sức mạnh của mình Nhưng nếu hiểu một cách day du thi THE bao gồm

từ vị trí đến cả nối liên quan của nó với các quân bạn và các quân cờ của đối phương

Ở đây cần phận: biệt, THẾ của từng quân cờ với THẾ CỜ Khi nói THỂ CỜ là khái quát chung vị trí tất cả

các quân của hai bên tạo nên Nếu nói THỂ CỜ bên Đen ưu hơn, là nhận định chung các quân bên Đen bố trí tốt và đang giành quyền chủ động Tất nhiên THẾ CỜ phải do THỂ của từng quân cờ tạo nên Chúng ta dang bàn ở đây là THẾ của từng quân cờ

Ngày đăng: 23/03/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w