LUẬN VĂN: Yêu cầu quản lý vật liệu , công cụ dụng cụ docx

130 500 0
LUẬN VĂN: Yêu cầu quản lý vật liệu , công cụ dụng cụ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Yêu cầu quản vật liệu , công cụ dụng cụ I-Khái niệm và yêu cầu quản vật liệu , công cụ dụng cụ Trong hệ thống quản tài chính, quản và hạch toán vật liệu-công cụ dụng cụ là một bộ phận quan trọng, có vai trò tích cực trong điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất. Vật liệu, công cụ dụng cụ là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chất lượng và sự tiêu hao của vật liệu-công cụ dụng cụ không chỉ quyết định đến chất lượng sản phẩm mà còn là một trong những nhân tó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1-Khái niệm chung về vật liệu, công cụ dụng cụ: Quá trình sản xuất luôn được coi là tiền đề ban đầu cho sự hình thành tồn tại và phát triển cho một xã hội . Quá trình sản xuất chỉ được hình thành bởi sự tham gia đồng thời của ba yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu sản xuất và sức sản xuất. Vật liệu là đối tượng lao động đã qua chế biến, được thể hiện dưới dạng vật hoá và là cơ sở vật chất cấu tạo nên thực thể vật chất sản phẩm. Vật liệu có thể là sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bông trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc , Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn xếp vào loại tài sản cố định . Theo chế độ quy định, những tư liệu lao động là công cụ dụng cụ khi chúng không có đủ một trong hai tiêu chuẩn là có giá trị từ 5 triệu đồng và thời gian sử dụng một năm trở lên. Song, do đặc điểm một số loại hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tư liệu lao động, những tư liệu lao động sau không phân biệt thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ dụng cụ: - Bao bì dùng để chứa đựng hàng hoá, vật liệu - Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ - Những dụng cụ dùng gá lắp chuyên dùng để sản xuất - Các lán trại tạm thời, đà giáo, giàn giáo, … . 1.2-Đặc điểm của vật liệu, công cụ dụng cụ: Mặc dù vật liệu-công cụ dụng cụ cùng tham gia vào quá trình sản xuất nhưng do đặc tính riêng của mỗi loại mà cách thức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của vật liệu-công cụ dụng cụ là khác nhau. Thật vậy,vật liệu là đối tượng lao động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm làm ra. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định. Trong một chu kỳ sản xuất, dưới tác động của lao động, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ giá trị và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Toàn bộ giá trị của vật liệu được chuyển thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Khác với vật liệu, công cụ dụng cụ là tư liệu lao động, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong chu kỳ sản xuất, công cụ dụng cụ bị hao mòn một phần giá trị và được chuyển phần giá trị hao mòn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Công cụ dụng cụ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu đến khi hư hỏng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đấy, vật liệu- công cụ dụng cụ đều là nhứng tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất, do dó chúng là bộ phận thuộc tài sản lưu động, giá trị vật liệu-công cụ dụng cụ tồn kho là giá trị vốn lưu động dự trữ cho sản xuất của doanh nghiệp. Những đặc điểm trên là căn cứ quan trọng cho công tác tổ chức quản và hạch toán kế toán nguyên vật liệucông cụ dụng cụ từ khâu tính giá thành và hạch toán tổng hợp , hạch toán chi tiết. 1.3-Vai trò của vật liệu, công cụ dụng cụ Xuất phát từ những đặc điểm của vật liệu-công cụ dụng cụ, ta thấy vật liệu- công cụ dụng cụ giữ một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Trên mỗi phương diện, chúng đều có một tác dộng nhất định. đối với sản phẩm sản xuất, nguyên vật liệucông cụ dụng cụ không chỉ ảnh hưởng đến chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm mà còn tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Thật vậy, toàn bộ giá trị của vật liệu và một phần giá trị của công cụ dụng cụ được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm nên chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, vật liệucông cụ dụng cụ là cơ sở vật chất chính hình thành nên sản phẩm, chúng là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồi, doanh nghiệp không thể sản xuất nên một sản phẩm có chất lượng cao. Do đó, tiếc kiệm chi phí nguyên vật liệu cũng như giảm mức tiêu hao công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất một cách tối đa, song vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là biện pháp giảm giá thành một cách tốt nhất, một mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào Xét về mặt tài sản, vật liệu– công cụ dụng cụ là các thành phần quan trọng của vốn lưu động, đặc biệt vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp cần tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động doanh nghiệp. Muốn thế, đơn vị không thể tách rời việc nâng cao hiệu quả dự trữ và sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ một cách hợp và tiếc kiệm. Như vậy, có thể nói vật liệu, công cụ dụng cụ có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất. Việc tổ chức quản vật liệu, công cụ dụng cụ có hiệu quả là yêu cầu bức thiết với mọi doanh nghiệp . Quản tốt vật liệu- công cụ dụng cụ sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng tốt hơn nguồn vốn của mình, tiếc kiệm các khoản chi phí, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. 2- Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ Một sản phẩm thông thường được cấu thành từ nhiều loại vật liệu khác nhau nên chủng loại vật liệu, công cụ dụng cụ trong một doanh nghiệp sản xuất là rất đa dạng và phong phú. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp không thể quản một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán vật liệu được, công cụ dụng cụ nếu không có sự phân loại hợp lý. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ là sắp xếp các loại, thứ vật liệu, công cụ dụng cụ cùng loại với nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm. Phân loại sẽ giúp doanh nghiệp thống nhất đối tượng quản lý, đối tượng hạch toán trong quá trình cung cấp, sử dụng và dự trữ. Thông qua phân loại doanh nghiệp có thể dễ dàng lập danh điểm vật liệu bằng mã số và xác định đói tượng của kế toán về mặt tài sản,vốn và chi phí. Do mỗi loại vật liệu, công cụ dụng cụ có có vai trò, công dụng và tính năng lý hoá khác nhau và thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất, có rất nhiều cách phân loại vật liệu.Nhìn chung, vật liệu được phân loại theo ba tiêu thức cơ bản sau là theo vai trò và công dụng của vật liệu( công cụ dụng cụ ) , chức năng của vật liệu ( công cụ dụng cụ ) đối với quá trình sản xuất và nguồn hình thành. 2.1- Phân loại vật liệu :  Căn cứ vào vai trò và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất Cách phân loại này dựa trên công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất để phân vật liệu theo những nhóm nhất định. Theo đặc trưng này nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật, vật liệu sau quá trình gia công chế biến cấu thành hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm như sợi trong xí nghiệp dệt, vải trong xí nghiệp may, . Ngoài ra, các bán thành phẩm tiếp tục được sản xuất cũng là nguyên vật liệu chính như bán thành phẩm đúc trong xí nghiệp cơ khí, bàn đạp , khung xe đạp …. trong công nghiệp lắp ráp xe đạp. Nguyên vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, được sử dụn kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng và chất lượng sử dụng dể boả đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá, xăng dầu, khí đốt Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nhiên liệu được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản hoàn toàn khác với vật liệu thông thường. Phụ tùng thay thế là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động bảo dưỡng. Sửa chữa tái sản cố định của doanh nghiệp là máy móc, thiết bị , phương tiện vận tải, truyền dẫn. Trong các doanh nghiệp để bảo quản sửa chữa khôi phục năng lực hoạt động của tài sản cố định đòi hỏi các doanh nghiệp phải mua sắm, dự trữ phụ tùng thay thế. Bao bì đóng gói là các loại vật phẩm dùng để bao, gói, buộc, chứa đựng sản phẩm, kèm theo sane phẩm để chế tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh ( chai đựng nước, hộp đựng thực phẩm , ). Ngày nay, trong cơ chế thị trường vai trò của vật đóng gói khá quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Phế liệu thu hồi là những loại vật thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh đế sử dụng lại hoặc bán ra ngoài. Phế liệu còn có thể thu hồi khi thanh tài sản cố định hay công cụ lao động nhỏ, khi cs sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Vật liệu và thiết bị xây dựng thiết bị cơ bản: là những loại vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản tái tạo lại tài sản cố định. Đối với loại tài sản này bao gồm cả thiết bị cần lắp , không cần lắp đặt, dụng cụvật kết cấu lấp đặt trong công trình xây dựng cơ bản- vật liệu khác. Vật liệu khác bao gồm các loại vật liệu khác như vật liệu đặc chủng, . Việc phân loại như trên giúp nhà quản thấy rõ nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng của từng loại vật liệu trong quá trình sản xuất từ đó đưa ra những biện pháp quản và tổ chức hạch toán thích hợp nhằm nâng cao hiểu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên cách phân như trên chủ yếu dựa vào vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên đối với doanh nghiệp này, vật liệu được sử dụng như nguyên vật liệu chính, còn đối với doanh nghiệp khác, vật liệu ấy lại được sử dụng như nguyên vật liệu phụ. Do đó việc phân loại này chỉ mang tích chất tương đối.  Căn cứ vào mục đích sử dụng của vật liệu đối với quá trình sản xuất: Theo cách chia này vật liệu được chia thành ba loại, vật liệu dùng cho sản xuất , vật liệu dùng cho quản lý, vật liệu dùng cho bán hàng. Vật liệu dùng cho sản xuất là các loại vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, như nguyên vật liệu chính, vật liệu dùng cho hoạt động quản phân xưởng. Vật liệu dùng cho hoạt động bán hàng là những vật liệu phục vụ cho hoạt động bán hàng. Vật liệu dùng cho hoạt động quản doanh nghiệp là những nguyên vật liệu mà bị tiêu hao trong hoạt động quản lý. Cách phân loại giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm tra chi phí vật liệu của từng hoạt động sản xuất, bán hàng và quản doanh nghiệp của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định đúng trong quản và kinh doanh.  Căn cứ vào nguồn hình thành của vật liệu: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hai nguồn hình thành vật liệu, vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và vật liệu không thuộc quyển sở hữu của doanh nghiệp. Đối với vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chia vật liệu theo thành: Vật liệu mua ngoài là những vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp mua ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Đây là nguồn cung ứng chính của doanh nghiệp . Vật liệu tự sản xuất là những vật liệu mà do doanh nghiệp tự sản xuất ra hay thuê ngoài chế biến để sử dụng cho sản xuất ở giai đoạn sau. Vật liệu nhận góp vốn liên doanh, biếu tặng , cấp phát là những vật liệu do doanh nghiệp khác liên doanh, biếu tặng hay cấp trên cấp phát theo chế độ. Phế liệu thu hồi là những vật liệu bị thải ra trong quá trình sản xuất, có thể được sử dụng hoặc đem bán. Vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như vật liệu do doanh nghiệp khác gửi nhờ, vật liệu thừa không rõ nguyên nhân, . Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có thể theo dõi nẵm bắt được tình hình hiện có của vật liệu để từ đó lên kế hoạch thu mua, dự trữ vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2- Phân loại công cụ dụng cụ Cũng như vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp được phân loại theo ba cách cơ bản.  Căn cứ vào vai trò và công dụng của công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất thì công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp được phân thành: Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất : là các công cụ dụng cụ đặc trưng dùng cho ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp như mũ cứng cách điện, găng tay bảo hộ, … . Bao bì luân chuyển là các loại bao bì dùng dể vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mu, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Đồ dùng cho thuê là các loại công cụ dụng cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác thuê trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng.  Ngoài ra, công cụ dụng cụ cũng được chia theo mục đích sử dụng và nguồn hình thành công cụ dụng cụ. Theo những đặc trưng này, công cụ dụng cụ cũng được chia thành những phần tương tự như vật liệu. Trên cơ sở phân loại công cụ dụng cụ, kế toán có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, cung cấp những thông tin tổng quát về mặt giá trị tình hình biến động vật liệu, công cụ dụng cụ một cách liên tục và chính xác. Để bảo đảm cho kế toán cung cấp thông tin về số lượng và giá trị đối với từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, cũng như để thuận tiện , tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý, hạch toán ; thống nhất tên gọi, mã hiệu, qui cách , số hiệu của từng loại vật liệu( công cụ dụng cụ ) doanh nghiệp phải xây dựng “ Sổ danh điểm vật liệu ( công cụ dụng cụ )” . Sổ danh điểm bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự nhất định để chỉ loại, nhóm và thứ vật liệu-công cụ dụng cụ. Sổ danh điểm vật liệu ( công cụ dụng cụ ) Ký hiệu Tên nhãn hiệu quy cách vl (ccdc ) Đơn vị tính Đơn giá hạch toán Ghi chú Nhóm Danh điểm Sổ danh điểm vật liệu (công cụ dụng cụ) được chia thành từng phần, mỗi loại vật liệu(công cụ dụng cụ)được sử dụng một phần , được ghi chú đủ các nhóm thứ vật liệu(công cụ dụng cụ) thuộc loại đó. Do dó , việc xây dựng các ký hiệu danh điểm phải có sự kết hợp nghiên cứu của bộ phận kỹ thuật, bộ phận cung ứngvât tư. Sổ danh điểm vật liệu ( công cụ dụng cụ) có tác dụng trong công tác quản và hạch toán đặc biệt trong diều kiện cơ giới hoá công tác hạch toán, sổ cung cấp thông tin cho quản lý, trong đó thể hiện quy cách đơn vị, mã số , là căn cứ để mở thẻ kho, sổ chi tiết hạch toán ở doanh nghiệp. 3- Yêu cầu quản vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp sản xuất 3.1- Yêu cầu quản vật liệu, công cụ dụng cụ: Từ những phân tích ở trên , ta thấy việc quản vật liệu, công cụ dụng cụ có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụyếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp. Vì vậy, quản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần được thực hiện tốt từ khâu thu mua đến dự trữ và sử dụng. Mỗi phương pháp quản vật liệu, công cụ dụng cụ đều mang những nét đặc trưng riêng về mô hình sản xuất, khả năng lánh đạo của nhà quản và trình độ tay nghề của công nhân. Song phương thức quản nào cũng phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Đối với khâu thu mua, doanh nghiệp phải quản về số lượng, qui cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua, thực hiện kế hoạch thu mua đúng tiến độ thời gian, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vật liệu, công cụ dụng cụ là loại tài sản thường xuyên biến động nên các doanh nghiệp phải [...]... dụng cụ đã sử dụng  Tham gia vào công tác kiểm kê đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước, lập báo cáo về vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ công tác lãnh đạo và quản l , tiến hành phân tích kinh tế tình hình thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm phục vụ công tác quản vật liệu, công cụ dụng cụ hợp trong sản xuất kinh doanh , hạ thấp chi... toán công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Để thực hiện đúng vai trò của mình, kế toán vật liệu- công cụ dụng cụ cần :  áp dụng đúng đắn các phương pháp về kế toán hạch toán vật liệu- công cụ dụng cụ , hướng dẫn kiểm tra đơn vị trong doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu, công cụ dụng c , mở sổ , thẻ kế toán chi tiết, thực hiện hạch toán vật liệu, công cụ dụng. .. trữ vật liệu, công cụ dụng c , kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, công cụ dụng c , phát hiện ngăn ngừa và đề xuất biện pháp xử lý vật liệu, công cụ dụng cụ thừa thiếu, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất Tính toán chính xác số liệu thừa thiếu thực tês đưa vào sử dụng và đã tiêu hao trong quá teình sản xuất kinh doanh, phân bổ chính xác giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ. .. giá vật liệu( công cụ dụng cụ) 3.1- Các chỉ tiêu đáng giá vật liệu, công cụ dụng cụ: Tính giá là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ Tính giá là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu, công cụ dụng cụ Thông qua việc đáng giá vật liệu- công cụ dụng c , kế toán có thể ghi chép đầy đủ có hệ thống các chi phí cấu thành nên giá trị vật liệu- công cụ. .. nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; thiết kế thủ tục lập và luân chuyển chứng t , mở sổ hạch toán tổng hợp và chi tiết nguyên vật liệu theo đúng chế dộ quy định; theo dõi được sự biến động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Kết hợp kiểm tra đối chiếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giữa kho và phòng kế toán; Xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất trong công tác quản l , sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng. .. nguyên vật liệu, công cụ dụng c , tần suất nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho là :  Phương pháp giá thực tế đích danh : Theo phương pháp này đơn giá vật tư xuất kho là giá thực tế nhập kho của vật tư ấy Như vậy, tính giá vật liệu- công cụ dụng cụ. .. từng danh điểm vật liệu- công cụ dụng cụ hàng ngày theo từng lại vật liệu- công cụ dụng cụ Sự liên hệ và phối hợp với nhau trong việc ghi chép sự biến động của từng loại vật liệu, công cụ dụng c , cũng như việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán đã hình thành lên các phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu- công cụ dụng cụ Hạch toán chi tiết vật liệu- công cụ dụng cụcông việc ghi chép... trị vật liệu- công cụ dụng cụ mua vào, giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ tiêu hao trong quá trình sản xuất ., cung cấp đầy đủ , kịp thời thông tin cho người quản quản có hiệu quả Về nguyên tắc cơ bản, giá của vật liệu- công cụ dụng cụ theo giá thực tế Nhưng do đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của kế toán là phải... hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu- công cụ dụng cụ trên sổ sách kế toán Theo phương pháp này, các tài khoản nguyên vật liệu công cụ dụng cụ được dùng để phản ánh số hiện có , tình hình biến động tăng , giảm của nguyên vật liệucông cụ dụng cụ Vì vậy, nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tồn kho trên sổ sách kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm... pháp này, tại kho, thủ kho ghi chép sự biến động tình hình nhập xuất tồn của vật liệu- công cụ dụng cụ về mặt số lượng trên thẻ kho Tại phòng kế toán, kế toán theo dõi sự biến động của vật liệu- công cụ dụng cụ về cả giá trị và hiện vật trên sổ chi tiết vật liệu- công cụ dụng cụ  Trình tự hạch toán:  Tại kho: hàng ngày, thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất vật liệucông cụ dụng cụ ghi só thực nhập, thực . LUẬN VĂN: Yêu cầu quản lý vật liệu , công cụ dụng cụ I-Khái niệm và yêu cầu quản lý vật liệu , công cụ dụng cụ Trong hệ thống quản. công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp sản xuất 3.1- Yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ: Từ những phân tích ở trên , ta thấy việc quản lý vật liệu, công

Ngày đăng: 23/03/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan