Tìm hiểuvềgà
Onagadori
1. Giới thiệu
Onagadori là giống gà đặc biệt nhất trong số hơn 20 giống gà nội địa Nhật
Bản với đuôi mọc dài liên tục trong suốt cuộc đời, đạt đến trên 7 mét. Do
vậy nó còn là giống lạ lùng nhất trong số gần 10 ngàn loài lông vũ được biết
cho đến nay và là kết quả của một quá trình lai tạo đầy đam mê. Bài viết xin
đề cập về lịch sử của giống gàOnagadori ở thành phố Nankoku, về việc con
gà Onagadori đầu tiên ra đời như thế nào cũng như sự phát triển của chúng
trong một cộng đồng nhỏ ở tỉnh Kochi, thành phố Nankoku.
2. Xuất xứ gàOnagadori
- Được biết cách đây khoảng 200 năm, vào thời Minh Hòa (Meiwa, 1764-
1772), một thợ cắt tóc địa phương tên là Riemon ở làng Shinohara, Nankoku
đã lai tạo thành công con gà đuôi dài đầu tiên. Luận cứ này bắt nguồn từ tài
liệu về một bức thư khen ngợi được lưu giữ ở nhà người con trai Sakuzou
của ông, nói rằng Riemon đã dâng một con gà “goshikidori” (tên gọi cũ của
Onagadori) cho lãnh chúa Tosa-han (mà ngày nay là tỉnh Kochi) xem. Theo
tài liệu, “Khi Riemon và Kuemon ở làng Shinohara dâng một con gà
goshikidori cho ngài Yamanouchi xem, ông đã rất hài lòng và thưởng cho họ
15 monme (khoảng 57 gam bạc)”. Những người đứng đầu hội bảo tồn gà
Onagadori lưu giữ tài liệu này qua nhiều thế hệ, mà nó có thể được thẩm tra
một cách độc lập cho đến tận các triều đại gần đây là Đại Chánh (Taisho) và
Chiêu Hòa (Showa). Dẫu vậy, điều đáng tiếc là bản thân bức thư khen ngợi
trên hiện đã bị thất lạc.
- Theo nguồn tài liệu khác, một nhật ký được thực hiện vào năm 1827, viết
rằng con trai của Riemon, Sakuzou nói “Cha tôi Riemon, 63 tuổi, dâng một
con gà goshikidori khiến vị lãnh chúa Yamanouchi thứ 10 rất hài lòng và
ông nhận được một bức thư khen ngợi cùng với 15 monme bạc từ vị này.
Ông đặt phần thưởng lên bàn thờ Thần đạo (Shinto) và cầu nguyện vào mỗi
tháng tư hàng năm” (trích nhật ký của Shigemichi Okuma: một chi họ của
lãnh chúa Yamanouchi).
- Mặc dù bức thư không đề ngày, nó nhắc đến tên của vị trưởng làng
Shinohara, Tokusuke. Điều tra cho thấy chức vị này xuất hiện vào thời Văn
Chánh (Bunsei, 1821-1828) nhờ vậy giúp xác định giai đoạn mà con gà
được đem dâng. Một tài liệu khác lý luận bởi vì bức thư gốc không đề ngày,
đây là bằng chứng rằng gàOnagadori xuất hiện nhờ đột biến ngẫu nhiên vào
đầu thời Minh Hòa rồi được đem dâng cho vị lãnh chúa.
- Điều thú vị là tài liệu gốc mô tả đến hai người đàn ông, Riemon và
Kuemon, dâng gàOnagadori và rằng cả hai người đều là nhà lai tạo.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Riemon, một người trầm lặng và hướng nội,
đang điều hành một tiệm cắt tóc vào thời điểm đó, trong khi Kuemon, người
được coi như là “lý trưởng” của ngôi làng bé nhỏ Shinohara. Do đó, dường
như Riemon cần đến Kuemon như là người đại diện cho mình khi xuất hiện
trước vị lãnh chúa. Mặc dù sự cách biệt về tuổi tác giữa hai người vẫn chưa
rõ ràng, nhưng nghe nói Kuemon lớn hơn Riemon khoảng một tuổi.
- Các bằng chứng lịch sử đều ủng hộ cho luận cứ rằng nhà lai tạo giống gà
Onagadori gốc là người thợ cắt tóc trầm lặng Riemon và vị trưởng làng
Kuemon đi cùng ông để hỗ trợ và tư vấn trong lúc dâng gà cho ngài lãnh
chúa. Do vậy, giống gàonagadori được coi là bắt nguồn từ thời Văn Hóa
(Bunka, 1804 – 1818) hay đầu thời Văn Chánh (Bunsei, 1818 – 1830).
- Các cột mốc thời gian về lịch sử của giống gàOnagadori được tóm lược
như sau:
+ An Vĩnh 3 (Anei, 1774): Riemon ra đời.
+ Văn Hóa 1 (Bunka, 1801) – Văn Chánh 1 (Bunsei, 1818): hình thành
giống gà Onagadori*.
+ Văn Chánh 4 – 11 (Bunsei, 1821 – 1828): dâng gà cho lãnh chúa
Yamanouchi (trong nhiệm kỳ của Tokusuke).
+ Hoằng Hóa 4 (Koka, 1847): Sakuzou tuyên bố cha mình là nhà lai tạo
giống gà đuôi dài.
+ An Chánh 4 (Ansei, 1857): Kuemon mất (83 tuổi).
+ An Chánh 6 (Ansei, 1859): Riemon mất (84 tuổi).
Riemon mất năm 1859, thọ 84 tuổi theo ghi chép tại đền Kokubun, thành
Nankoku.
Kuemon mất năm 1857, thọ 83 tuổi theo gia phả của dòng họ Takechi.
* Biến thể gốc màu chuối (silver gray). Các biến thể nhạn (white) và khét
(brown) chỉ xuất hiện sau này vào thời Minh Trị.
3. Nơi lai tạo gàOnagadori
Giống gàOnagadori của Nhật Bản được giới thiệu thông qua từ điển bách
khoa bỏ túi “Shouhinkou” của nhà sinh học Hiroyasu Nishimura xuất bản
năm 1857. Bài viết nhấn mạnh đến phân bố rất cục bộ của giống gà
Onagadori vì chúng không được nuôi ở bất cứ đâu trên hòn đảo Shikoku
miền Nam, ngoại trừ thành Nankoku.
4. Tính cách gàOnagadori
Ngoài ra, chính tính cách độc đáo “iggasou” (ngang ngạnh hay “thích làm
theo ý riêng”) mà nó vẫn được duy trì cho đến ngày nay ở tỉnh Kochi đóng
một vai trò quan trọng trong việc phát triển giống gà Onagadori.
.
Tìm hiểu về gà
Onagadori
1. Giới thiệu
Onagadori là giống gà đặc biệt nhất trong số hơn 20 giống gà nội địa Nhật
Bản với. gần 10 ngàn loài lông vũ được biết
cho đến nay và là kết quả của một quá trình lai tạo đầy đam mê. Bài viết xin
đề cập về lịch sử của giống gà Onagadori