1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kế TOÁN TIÊU THỤ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN cơ KHÍ

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NGÂN HÀNG
Tác giả Võ Duy Thùy Quyên
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM
Chuyên ngành KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 873,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (14)
    • 1.1. Tổng quan về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh (14)
      • 1.1.1. Phân loại hoạt động doanh nghiệp (14)
      • 1.1.2. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng (14)
      • 1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ trong quá trình tiêu thụ và xác định kết quả (15)
      • 1.1.4. Vai trò của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh (16)
    • 1.2. Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp (17)
      • 1.2.1. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (17)
      • 1.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng (20)
      • 1.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (26)
      • 1.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán (29)
      • 1.2.7. Kế toán hoạt động khác (44)
      • 1.2.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (47)
      • 1.2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (50)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NGÂN HÀNG (54)
    • 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Cơ Khí Ngân Hàng (54)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cơ Khí Ngân hàng (54)
      • 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty (57)
      • 2.1.3. Một số mặt hàng kinh doanh của công ty (57)
      • 2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (58)
      • 2.1.5. Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty (59)
      • 2.1.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (60)
      • 2.1.7. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty (65)
    • 2.2. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí Ngân Hàng (72)
      • 2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng (73)
      • 2.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (82)
      • 2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán (84)
      • 2.2.4. Kế toán chi phí bán hàng (88)
      • 2.2.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (91)
      • 2.2.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (100)
      • 2.2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (103)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG (108)
    • 3.1. Đánh giá tình hình quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Cơ Khí Ngân hàng (108)
      • 3.1.1. Ưu điểm (108)
      • 3.1.2. Nhược điểm (111)
    • 3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ Khí Ngân Hàng (112)
  • KẾT LUẬN (115)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Tổng quan về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

1.1.1 Phân loại hoạt động doanh nghiệp

Hoạt động của một doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo yêu cầu thông tin cho quản lý :

Theo lĩnh vực hoạt động: toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh (hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu), hoạt động đầu tư (hoạt động mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn) và hoạt động tài chính (hoạt động liên quan đến việc thay đổi qui mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay).

Theo nguồn thu chịu thuế: hoạt động của doanh nghiệp được chia thành hoạt động SXKD (hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, BĐS đầu tư), hoạt động đầu tư tài chính (hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính với mục đích kiếm lời) và hoạt động khác (hoạt động xảy ra ngoài dự kiến của doanh nghiệp).

Theo quan hệ với báo cáo tài chính: mà doanh nghiệp tiến hành chia ra hoạt động kinh doanh (gồm hoạt động SXKD và hoạt động đầu tư tài chính) và hoạt động khác.

1.1.2 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng

Bán hàng là khâu cuối cùng của toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của đơn vị nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm, hàng hóa trong xã hội và thu hồi lại vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay người bán hay còn là quá trình bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, hàng hóa mua vào cho khách hàng và thu tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Hàng hóa phải thỏa mãn các điều kiện sau khi được xem là hàng bán:

− Hàng hóa phải thông qua quá trình mua bán và thanh toán theo phương thức thanh toán nhất định;

− Hàng hóa phải được chuyển giao quyền sở hữu sang bên mua, doanh nghiệp đã thu được tiền hay hàng hóa khác hoặc được người mua chấp nhận nợ;

− Hàng hóa bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất, mua vào hay gia công chế biến rồi bán ra.

Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng được xem là hàng bán:

+ Hàng hóa xuất bán cho các đơn vị nội bộ doanh nghiệp có tổ chức kế toán riêng;

+ Hàng hóa dùng để trao đổi lấy hàng hóa khác không tương tự về bản chất và giá trị;

+ Doang nghiệp xuất hàng tiêu dùng nội bộ;

+ Hàng hóa doanh nghiệp sản xuất, mua vào và xuất ra làm hàng mẫu;

+ Hàng hóa xuất để biếu tặng, trả lương, trả thưởng cho cán bộ công nhân viên, chia lãi cho các bên góp vốn liên doanh.

1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ trong quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

1.1.3.1 Yêu cầu quản lý trong quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Trong quá trình tiêu thụ, tài sản của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ Do đó, để quản lý tốt trong quá trình tiêu thụ và cũng như xác định chính xác KQKD của doanh nghiệp cần phải đảm bảo các chỉ tiêu như sau:

Quản lý về doanh thu bán hàng: đây là cơ sở quan trọng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, đồng thời cũng là cơ sở xác định KQKD của doanh nghiệp Quản lý doanh thu bao gồm:

- Quản lý doanh thu thực tế: là doanh thu được tính theo giá bán ghi trên hóa đơn hay trong hợp đồng kinh tế.

- Quản lý các khoản giảm trừ doanh thu: là các khoản phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế.

- Doanh thu thuần là doanh thu thực tế về bán hàng trong kỳ, là cơ sở xác định kết quả bán hàng.

Quản lý tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phải thu của người mua Đồng thời, quản lý giá vốn hàng bán đã tiêu thụ, đây là cơ sở để xác định kết quả bán hàng.

1.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán trong quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Xác định chính xác tổng doanh thu tiêu thụ hàng bán cũng như doanh thu từng loại hàng bán theo yêu cầu của công tác quản lý Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và đề xuất các biện pháp hoàn thiện phương hướng sản xuất, tăng doanh số bán.

Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí có liên quan trong quá trình tiêu thụ, các khoản thuế có liên quan phải nộp theo quy định, các khoản giảm trừ doanh thu.

Xác định kết quả tiêu thụ về tổng hợp cũng như kết quả tiêu thụ từng loại hàng bán theo yêu cầu công tác quản lý, qua đó đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận và đề xuất các biện pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho đơn vị.

1.1.4 Vai trò của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Trong doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý quá trình sản xuất và tiêu thụ, thông qua số liệu của kế toán nói chung, kế toán tiêu thụ và kết quả kinh doanh nói riêng giúp cho doanh nghiệp và các cấp có thẩm quyền đánh giá được mức độ hoàn thành của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận.

Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Đồng thời, kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được mọi hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu phản ánh KQKD Giúp doanh nghiệp xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp hoạt động Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

1.2 Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ

Trong doanh nghiệp, việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ có thể thực hiện theo các phương thức như sau:

+ Phương thức bán buôn hàng hóa

+ Phương thức bán lẻ hàng hóa

+ Phương thức bán hàng đại lý

+ Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm

+ Ngoài ra còn có các hình thức tiêu thụ khác như: trả lương thưởng cho công nhân viên, tiêu dùng nội bộ, trao đổi hàng hóa.

1.2.1.1 Phương thức bán buôn hàng hóa

Bán buôn là phương thức bán hàng cho các đơn vị khác để thực hiện việc bán ra hoặc gia công chế biến rồi bán ra Đặc điểm của phương thức bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được sử dụng; hàng hóa được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn, giá bán tùy vào khối lượng hàng và phương thức thanh toán. Phương thức bán buôn thường được thực hiện theo hai phương thức sau:

Bán buôn qua kho: hàng hóa mua về dự trữ sau đó xuất ra bán Gồm bán trực tiếp tại kho và bán theo hình thức gửi hàng Trong đó: Bán trực tiếp tại kho là khách hàng trực tiếp nhận hàng tại kho hàng của doanh nghiệp Sau khi nhận hàng, khách hàng ký nhận vào chứng từ bán hàng và tiến hành thanh toán tiền hàng cho bên bán. Bán theo hình thức gửi hàng là bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng của bên mua xuất kho gửi hàng cho bên mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài Hàng gửi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, đến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hàng hóa mới được chuyển giao cho bên mua

Bán vận chuyển thẳng: là phương thức bán buôn trong đó hàng hóa được bán ra khi mua từ nhà cung cấp không qua nhập kho của doanh nghiệp mà giao thẳng hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng Phương thức này có thể thực hiện dưới hai hình thức: Giao hàng trực tiếp (Giao tay ba) là doanh nghiệp thương mại sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp thì giao bán trực tiếp cho khách hàng tại địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận, hàng hóa được xác định là tiêu thụ Hình thức gửi hàng là doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng thì dùng phương tiện vận tải của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài để chuyển hàng đến giao cho bên mua, hàng hóa được xác định tiêu thụ khi bên mua nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.

1.2.1.2 Phương thức bán lẻ hàng hóa

Bán lẻ là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, các tổ chức,đơn vị kinh tế mua về tiêu dùng nội bộ Bán lẻ thường bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định Lúc này hàng hóa đã đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện Có hai hình thức bán lẻ như sau:

Thu tiền tập trung: hình thức bán hàng mà việc thu tiền hàng và việc giao hàng cho người mua tách rời nhau Nhân viên bán hàng thu tiền hàng rồi viết hóa đơn giao cho khách hàng để khách hàng đến nhận hàng tại quầy hàng do mậu dịch viên giao Cuối ngày, mậu dịch viên căn cứ vào hóa đơn, kiểm kê tồn quầy xác định số lượng hàng bán để lập báo cáo bán hàng, nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ công ty.

Thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng Cuối ngày, mậu dịch viên căn cứ vào hóa đơn, kiểm kê tồn quầy xác định số lượng hàng bán để lập báo cáo bán hàng và nộp tiền cho thủ quỹ.

1.2.1.3 Phương thức bán hàng đại lý Đây là phương thức bán hàng trong đó doanh nghiệp giao hàng cho các cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi Sau khi bán được hàng, đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý Nghiệp vụ bán hàng hoàn thành khi đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp.

1.2.1.4 Phương thức bán trả góp, trả chậm Đây là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp cho người mua được trả tiền hàng trong nhiều kỳ, doanh nghiệp được hưởng thêm phần chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán trả một lần gọi là lãi trả góp, lúc này hàng hóa được xác định là tiêu thụ, lãi trả góp được phân bổ vào doanh thu hoạt động tài chính vào nhiều kỳ.

1.2.1.5 Phương thức tiêu thụ nội bộ

Phương thức tiêu thụ mà các doanh nghiệp, cơ sở SXKD xuất hàng cho các cơ sở phụ thuộc như chi nhánh, các cửa hàng,….ở địa phương khác để bán hoặc xuất trả hàng từ các cơ sở phụ thuộc về cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp, cơ sở SXKD dùng sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho SXKD, trả lương thưởng cho công nhân viên của đơn vị.

1.2.1.6 Phương thức đổi hàng Đây là phương thức tiêu thụ trong đó doanh nghiệp đem sản phẩm, hàng hóa của mình để đổi lấy sản phẩm, hàng hóa của người mua Giá trao đổi là giá thỏa thuận hay giá bán của sản phẩm, hàng hóa đó.

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được.

Thời điểm ghi nhận doanh thu:

Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hóa dịch vụ từ người bán sang người mua, hay còn là thời điểm người mua trả tiền cho người bán hay chấp nhận thanh toán cho người bán.

Việc ghi nhận Doanh thu và Chi phí bán hàng phải tuân theo nguyên tắc phù hợp Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó

• Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau :

− Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua.

− Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

− Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

− Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

− Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

• Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau :

− Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

− Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

− Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;

− Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Phương pháp xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ :

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ = Khối lượng hàng hóa x Giá bán

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Trong đó: Có 4 khoản làm giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, VAT trực tiếp.

1.2.2.2 Chứng từ sử dụng và tài khoản sử dụng

Tùy theo phương thức bán hàng trong doanh nghiệp mà kế toán nghiệp vụ bán hàng sử dụng các chứng từ sau:

− Hóa đơn GTGT (đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ).

− Hóa đơn bán hàng thông thường (đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh các mặt hàng không chịu thuế GTGT)

− Hóa đơn cước phí vận chuyển

− Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

− Bảng kê bán lẻ hàng hóa

− Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý

− Giấy báo nợ, Giấy báo có của ngân hàng

− Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻ quầy hàng

− Các chứng từ khác liên quan (nếu có)

 Tài khoản sử dụng o Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Tài khoản này được dùng để phản ánh tổng doanh thu BH&CCDV thực tế của doanh nghiệp và các khoản ghi giảm doanh thu.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NGÂN HÀNG

Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Cơ Khí Ngân Hàng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần Cơ Khí Ngân Hàng 2.1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty

Sau năm 1975, do yêu cầu về phương tiện bảo quản an toàn kho quỹ, tài liệu ở các Ngân hàng phía Nam mà khả năng của Xí nghiệp cơ khí ngân hàng ở Hà Nội không đáp ứng được với khối lượng tiêu thụ sản phẩm lớn Đồng thời, do hàng cồng kềnh nặng nề, vận chuyển đi xa, đưa đến giá thành cao, từ đó không có lợi về kinh

TK711 tế Vì vậy cần phải thành lập một Xí nghiệp cơ khí sản xuất két sắt, cửa kho, tủ hồ sơ,…tại TP.Hồ Chí Minh để phục vụ trong và ngoài ngành ngân hàng.

Xuất phát từ nhu cầu trên Xí Nghiệp Cơ khí Ngân Hàng II đã được thành lập theo Quyết định số 95/NH-QĐ ngày 02/10/1976 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và là xí nghiệp trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Trước những năm của công cuộc đổi mới, xí nghiệp hoạt động chậm chạp, cơ sở vật chất thiết bị lạc hậu, trình độ tay nghề công nhân kém Cuối năm 1987 đến đầu năm 1988 mọi hoạt động của Xí nghiệp đang trên bờ vực bị giải thể do cơ sở vật chất thiếu thốn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, Ban lãnh đạo Ngân Hàng Nhà Nước quyết định củng cố lại tổ chức Xí nghiệp và tìm ra các hướng giải quyết tích cực nhằm ổn định tinh thần, đời sống cho người lao động: phải thay đổi phương thức hoạt động và cơ chế làm việc, đổi mới máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.

Qua thời gian dài hoạt động, ngày 11/10/1977 theo quyết định số 337/QĐ- NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước, Xí nghiệp Cơ Khí Ngân Hàng II được chuyển thành Công ty Cơ Khí Ngân Hàng II.

Năm 1996, tập thể công nhân viên trong công ty được Chủ Tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng III vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1991-1995 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Đến tháng 3/1996, công ty được tặng thưởng huân chương lao động hạng II.

Theo Quyết định số 668/QĐ-NHNN ngày 01/06/2004 của Thống Đốc NgânHàng Nhà Nước Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công Ty CổPhần số 4103003119 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày17/02/2005 quyết định chuyển Công ty Cơ khí Ngân Hàng II thành Công ty CổPhần Cơ Khí Ngân Hàng.

Hiện nay, Công ty Cổ Phần Cơ Khí Ngân Hàng đóng trên địa bàn Thành Phố

Hồ Chí Minh; Trụ sở chính của công ty và Cửa hàng trưng bày sản phẩm tại số 7 Phạm Văn Hai; Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tại số 431 Lê Hồng Phong, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh; Chi nhánh Hà Nội tại 135 Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội; Xưởng sản xuất và các phòng ban liên quan đặt tại trụ sở chính.

Một số thông tin về công ty:

− Tên giao dịch Việt Nam: Công ty Cổ Phần Cơ khí Ngân Hàng.

− Tên giao dịch quốc tế: Banking Mechanical Joint - Stock Company, viết tắt BMC.

− Trụ sở chính: Số 7 Phạm Văn Hai - P.1 - Q.Tân Bình - Tp.HCM.

− Loại hình thương mại: Sản xuất- Dịch vụ thương mại- Xuất nhập khẩu

− Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

− Website: www.nganha.com.vn

− Tổng số cán bộ công nhân viên: 113 người

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty Cổ Phần Cơ Khí Ngân Hàng chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ chuyên ngành, phục vụ cho hoạt động bảo quản và lưu thông tiền tệ, vàng bạc, chứng từ có giá trị… đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngân hàng, kho bạc, các cá nhân và đơn vị khác theo yêu cầu.

− Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp cho các cổ đông.

− Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.

− Sử dụng hợp lý tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, đối với người lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của

Bộ Luật lao động đồng thời thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty.

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty

− Tư vấn, lắp đặt cửa kho bạc, cửa chống cháy, cửa thoát hiểm,…

− Sản xuất két sắt, khóa két sắt, tủ, kệ, giá, thùng, bàn, ghế, thùng xe dùng vận chuyển tiền và vàng bạc.

− Tư vấn lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống đột nhập, camera quan sát, hệ thống chống sét, thang máy, thang nâng, tời năng, hệ thống điện, điện lạnh, hệ thống hút ẩm, bảng tỷ giá, xếp hàng tự động….

− Mua bán máy đếm tiền, máy kiểm tra tiền, máy đổi tiền, trả tiền tự động, giấy, vật tư phục vụ hoạt động bảo quản và lưu thông tiền tệ, xe chở tiền, xe nâng, xe đẩy.

− Vật liệu xây dựng; vật tư, phụ tùng, linh kiện ngành ngân hàng.

− Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô Kinh doanh vận chuyển khách bằng ô tô theo hợp đồng.

− Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng thiết bị phương tiện chuyên dùng ngành ngân hàng.

− Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị do công ty sản xuất lắp đặt, mua bán.

− Tư vấn xây dựng Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp

2.1.3 Một số mặt hàng kinh doanh của công ty

− Cửa kho, két sắt, tủ sắt, các loại khóa.

− Máy kiểm, đếm, bó, phân loại… tiền.

− Máy hủy giấy, máy hút ẩm, làm sạch không khí.

− Bảng tỷ giá điện tử

− Thiết bị chống đột nhập, Camera quan sát.

− Thiết bị báo cháy, chữa cháy

− Xe chuyên dùng chở tiền.

2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trong suốt quá trình hoạt động và trưởng thành Công ty đã có được sự phát triển vượt bậc Hiện nay Công ty Cổ Phần Cơ Khí Ngân hàng có đầy đủ năng lực và uy tín trong việc cung cấp các sảm phẩm và dịch vụ của mình Ngoài khách hàng truyền thống là các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng, công ty còn có những khách hàng lớn như Bộ Công An, Công An các tỉnh, hệ thống Kho Bạc, Cục Thuế, Bưu Điện, Điện Lực…Đặc biệt, Công ty đã và đang xuất khẩu các sản phẩm chuyên dùng sang Úc, Nhật, Hà Lan,… Phong trào thi đua lao động của công nhân trong công ty đã được Liên đoàn lao động Thành Phố trao tặng 5 bằng khen về phong trào thi đua lao động sản xuất, cải tiến kỹ thuật Báo cáo kết quả HĐKD năm qua của công ty:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2010 Đơn vị tính:VNĐ

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 8.446.055

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.536.701.441 57.897.922.478

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.531.246.908 9.610.096.797

6 Doanh thu hoạt động tài chính 394.153.100 417.767.159

- Trong đó: Chi phí lãi vay 6.598.408

9 Chi phí quản lý kinh doanh 5.747.360.150 4.164.721.992

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.425.543.482 4.910.829.211

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 856.385.870 811.368.037

16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 35.540.035

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.569.157.612 4.063.912.139

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.649 4.190

Từ bảng 2.1 trên, cho thấy rằng Công ty hoạt động có hiệu quả, giữ được mức ổn định về lợi nhuận và càng tạo được lợi thế trên thị trường Tiêu biểu là hai giải thưởng: “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia 2010” và chứng nhận thương hiệu Cơ khí ngân hàng (BCM)

2.1.5 Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty

Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí Ngân Hàng

− Các phương thức bán hàng tại công ty hiện nay: Bán buôn và bán lẻ hàng cho các tổ chức, cá nhân trong nước

− Phương thức thanh toán : Chuyển khoản vào tài khoản : 6480211.303044 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh 11-TP.HCM hoặc bằng tiền mặt.

2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng

Hiện nay công ty chỉ có phát sinh nghiệp vụ bán hàng trong nước.

2.2.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, báo cáo bán hàng, phiếu thu, các chứng từ khác có liên quan…

2.2.1.2 Phương pháp lập và quá trình luân chuyển chứng từ kế toán

− Phiếu xuất kho: căn cứ vào đơn đặt hàng, kế toán lập phiếu xuất kho trình thủ kho ký và đưa kế toán trưởng ký duyệt.

− Hóa đơn GTGT: căn cứ vào phiếu xuất kho, phòng kinh doanh lập hóa đơn GTGT rồi đưa cho cho kế toán trưởng ký Hóa đơn GTGT được lập gồm 3 liên : Liên 1 : Lưu tại quyển

− Báo cáo bán hàng: cuối tháng cửa hàng lập báo cáo thống kê số lượng hàng bán ra trong tháng chuyển cho công ty làm căn cứ tính tổng số lượng hàng bán ra trong tháng rồi đưa kế toán trưởng ký duyệt.

− Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Tài khoản cấp 2: TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”

TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”

TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

− Tài khoản 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ”

Tài khoản cấp 2: TK 5121 “Doanh thu bán hàng hoá”

Sổ kế toán chi tiết Sổ cái

TK 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm”

TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

Bên cạnh đó còn có các tài khoản liên quan trong công tác hạch toán doanh thu bán hàng như: 111, 112, 131, 333,….

2.2.1.4 Sổ sách và trình tự ghi chép

− Sổ kế toán chi tiết tài khoản 511, sổ chi tiết tài khoản 512: theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng của từng mã sản phẩm, mã dịch vụ, mã công việc,…

− Công ty sử dụng mẫu Sổ chi tiết vừa để theo dõi chi tiết từng khoản mục doanh thu: doanh thu bán hàng hóa, doanh thu bán các thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ vừa là sổ cái để theo dõi tổng hợp tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, tài khoản 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ”.

Hàng ngày, các nhân viên phòng kinh doanh khi có khách hàng đến mua hàng trực tiếp sẽ tiến hành lập hóa đơn bán hàng (Hoá đơn GTGT) cho hàng bán ra, rồi lập giấy chuẩn bị hàng trình thủ kho duyệt lấy hàng giao cho khách và thu tiền trực tiếp hay hướng dẫn khách thanh toán tại phòng kế toán

Trường hợp, khách hàng đặt hàng qua điện thoại, email, phòng kinh doanh sẽ lập và gửi báo giá cho khách hàng Khi khách hàng đồng ý mua hàng, lúc này công ty tiến hành ký kết hợp đồng và quy trình bán hàng giống như bán hàng trực tiếp cho khách hàng

Sau khi thu tiền từ nghiệp vụ bán hàng trực tiếp, nhân viên bán hàng nộp tiền cho kế toán Kế toán căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra rồi tiến hành nhập số liệu vào các sổ kế toán thích hợp, phần mềm kế toán sẽ tính toán, cập nhật dữ liệu Trường hợp bán hàng qua điện thoại, email thì việc thu tiền sẽ được thu theo hình thức chuyển khoản Lúc này, khi kế toán nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán căn cứ vào giấy báo có kế toán tổng hợp sẽ lập thiếu thu kế toán và trình giám đốc duyệt, căn cứ vào chứng từ kèm theo kế toán tiến hành vào sổ chi tiết kế toán

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ Từ chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kế toán trưởng duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp ghi vào Sổ chi tiết TK 511, 512, ……

Cuối mỗi tháng, mỗi quý kế toán tiến hành tổng hợp số liệu kế toán phát sinh trong kỳ và kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh Việc hạch toán bút toán kết chuyển do phần mềm kế toán tự động xử lý.

2.2.1.5 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Ví dụ minh họa: Ngày 10/5/2011, Bán 01 tủ sắt an toàn loại 4 cửa cho Công ty TNHH Truyền hình Cáp Sài Gòn Tourist, theo hợp đồng số 00703 với tổng trị giá hóa đơn là 4.169.000đ thu bằng trực tiếp bằng tiền mặt.

Căn cứ vào hợp đồng số 00703, kế toán lập hóa đơn GTGT (xem phụ lục A) ghi nhận số lượng hàng bán, giá bán, tổng thành tiền thu của khách hàng Đồng thời, lập phiếu xuất kho (Bảng 2.4) ghi nhận mặt hàng, số lượng hàng xuất, đơn giá, thành tiền trình Thủ kho ký duyệt và tiến hành xuất hàng giao cho khách.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho từ phòng kinh doanh, thủ quỹ lập phiếu thu thu tiền hàng Kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng

Do công ty, áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp FIFO nên giá vốn của 01 tủ sắt an toàn loại 4 cửa xuất bán được xác định là 2.870.000 đ/cái. Định khoản:

Hạch toán giá vốn hàng bán

Có TK 155(KS): 2.870.000 đ Hạch toán doanh thu bán hàng

Khi thu tiền hàng, thủ quỹ lập phiếu thu (Bảng 2.5) thu tiền nộp vào quỹ tiền mặt.

Có TK 1311 : 4.169.000 đ Phản ánh số liệu có liên quan vào các sổ kế toán (xem Bảng 2.6) Đơn vị: Công ty CP Cơ Khí Ngân Hàng Địa chỉ: Số 7, Phạm Văn Hai, P.1, Q Tân Bình

Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú

- Thu tiền bán hàng của Công ty

TNHH Truyền Hình Cáp Sài Gòn

Bảng 2.2 Đơn vị: Công ty CP Cơ Khí Ngân Hàng Địa chỉ: Số 7, Phạm Văn Hai, P.1, Q Tân Bình

Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú

Bảng 2.3 Đơn vị: CÔNG TY CP CƠ KHÍ NGÂN HÀNG Mẫu số 02 – VT

Số 7 Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình –ĐT : 399705067 (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

- Người nhận hàng: Nguyễn Văn Dương Địa chỉ (bộ phận): Bộ phận bán hàng

- Lý do xuất kho: Bán cho khách hàng.

- Xuất tại kho: Kho hàng chính Địa điểm: kho công ty

TT Mặt hàng Mã hàng ĐVT

Số lượng Đơn giá Thành tiền

01 Tủ sắt an toàn 4 cửa

- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai triệu tám trăm bảy chục ngàn đồng chẵn./

- Số chứng từ gốc kèm theo :

Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Phó TổngGiám đốc phiếu hàng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Bảng 2.4 Đơn vị: CÔNG TY CP CƠ KHÍ NGÂN HÀNG Mẫu số 01 – TT Địa chỉ: Số 7 Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Họ và tên người nộp tiền: CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH CÁP SÀI GÒN-CN QUẬN 8 Địa chỉ: Số 69 Đường 204 Cao Lỗ, P.4, Q.8

Lý do nộp: Thu tiền bán hàng theo h/đơn 00703 ngày 10/05/2011 của Công ty

TNHH Truyền Hình Cáp Sài Gòn-CN Quận 8

Số tiền: 4.169.000vnđ (Viết bằng chữ): Bốn triệu một trăm sáu mươi chín ngàn đồng chẵn

Tổng giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG

Đánh giá tình hình quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Cơ Khí Ngân hàng

Qua thời gian nghiên cứu tại Công ty CP Cơ Khí Ngân Hàng, em nhận thấy Công ty có một số ưu điểm sau :

− Công ty tổ chức và quản lý điều hành giữa các phòng ban, phân xưởng rất tốt Việc quản lý về lao động rất được chú ý trong công ty, các chế độ chính sách đối với người lao động được chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước “Uy tín – Chất lượng – An toàn” luôn là tiêu chí hàng đầu của công ty.

− Ban lãnh đạo công ty là những người có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành công ty.

− Đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, có tay nghề, tận tâm trong công việc.

− Vận hành giữa các phòng ban rất linh hoạt, có sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh của công ty

− Các phòng ban đều được trang bị máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu làm việc cho nhân viên.

♦ Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty

− Nhìn chung tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty Việc áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung nên mọi công việc chủ yếu của kế toán đều được thực hiện trong phòng kế toán tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kế toán của doanh nghiệp, từ đó thực hiện sự kiểm tra và chỉ đạo các hoạt động của toàn doanh nghiệp Đồng thời, đảm bảo được hiệu quả hoạt động của phòng kế toán, toàn thể nhân viên kế toán được phân công công việc một cách cụ thể, khoa học và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

− Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ rất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty vì số nghiệp vụ phát sinh nhiều, bên cạnh đó công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với tình hình nhập xuất hàng hóa diễn ra thường xuyên ở công ty Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

♦ Hệ thống chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến quá trình tiêu thụ và xác định kết quản kinh doanh được sử dụng đầy đủ, đúng chế độ chứng từ kế toán Nhà nước quy định Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý tạo điều kiện hạch toán kịp thời, đầy đủ và chính xác trong quá trình tiêu thụ hàng hóa cũng như kết quả kinh doanh được chính xác hơn

♦ Về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

− Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên công việc kế toán được thực hiện theo chương trình phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ giúp công ty hạn chế số lượng nhân viên kế toán, tiết kiệm thời gian và chi phí, bên cạnh đó cách tính toán được máy tính đơn giản hóa và tổng kết một cách chính xác kịp thời và có thể sửa chữa những sai sót do kế toán gây ra trong quá trình nhập liệu dễ dàng hơn.

− Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh đã được bộ phận kế toán ghi chép đầy đủ, chính xác tình hình tiêu thụ hàng hóa, giá trị hàng xuất kho, phản ánh kịp thời chính xác doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và xác định kết quả kinh doanh.

− Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước giúp cho công ty có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn

♦ Hệ thống sổ sách kế toán

Hệ thống sổ sách tại công ty tương đối rõ ràng và dễ hiểu, kế toán đã mở đầy đủ các sổ chi tiết cho các tài khoản phù hợp với việc theo dõi đầy đủ chi tiết từng khoản mục.Từ đó, thuận lợi cho việc theo dõi, rà soát các thông tin kế toán và phát hiện được những sai sót phát sinh trong quá trình ghi sổ.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên Công ty CP Cơ Khí Ngân Hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế mà công ty cần khắc phục nhằm hoàn thiện trong công tác kế toán của doanh nghiệp như sau :

− Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, nhưng kế toán không sử dụng đầy đủ trình tự theo hình thức chứng từ ghi sổ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán phản ánh vào chứng từ ghi sổ và các sổ chi tiết nhưng không lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nên dẫn đến khó khăn trong việc quản lý các chứng từ ghi sổ đồng thời khó kiểm tra được số liệu kế toán giữa chứng từ ghi sổ và Bảng cân đối kế toán

− Công ty sử dụng mẫu sổ chi tiết làm sổ cái theo dõi tổng hợp tài khoản nên không được hợp lý theo quy định của Bộ tài chính về sổ sách kế toán sử dụng theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Từ đó sẽ khó khăn trong việc đối chiếu, kiểm tra với số liệu ghi trên các Sổ kế toán chi tiết và số liệu dùng để lập nên Bảng CĐSPS và Báo cáo tài chính.

♦ Tình hình công nợ phải thu

Hiện tại, công ty có rất nhiều khách hàng đa phần là khi bán hàng công ty giao hàng trước rồi thu tiền hàng sau do số tiền phải thu khá lớn hoặc vì một lí do nào đó mà chưa thanh toán tiền hàng ngay Tuy nhiên kế toán công ty không tiến hành trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả tiêu thụ

♦ Công tác hạch toán khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty kế toán đã hạch toán chưa phù hợp các khoản mục chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp như:

− Kế toán hạch toán khoản trích kinh phí công đoàn (2%) vào tài khoản 6428

“ Chi phí khác bằng tiền”.

− Kế toán hạch toán khoản phí dịch vụ ngân hàng vào tài khoản 6428 “ Chi phí khác bằng tiền”.

Tuy kết quả tổng hợp trên tài khoản 642 không bị ảnh hưởng nhưng sẽ gây khó khăn trong công tác theo dõi, khó quản lý các khoản mục cần theo dõi chi tiết theo nguyên tắc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp do nhà nước quy định.

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ Khí Ngân Hàng

quả kinh doanh tại Công ty CP Cơ Khí Ngân Hàng.

Qua thời nghiên cứu đề tài tại Công ty CP Cơ Khí Ngân Hàng, trên cơ sở tìm hiểu và những kiến thức lý luận đã được học, em nhận thấy trong công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty vẫn còn một số mặt tồn tại như trên Nếu được khắc phục thì công tác kế toán này tại công ty sẽ được hoàn thiện hơn Vì vậy em xin đưa ra một số đề xuất như sau:

Thứ nhất: Về hệ thống sổ kế toán

− Để có cơ sở quản lý chứng từ ghi sổ và để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng CĐSPS, trước khi lập báo cáo tài chính Do đó, Công ty nên mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo mẫu sau:

Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú

Kèm theo:………chứng từ gốc.

− Kế toán nên tách sổ chi tiết và sổ cái ra làm hai mẫu sổ riêng biệt và sử dụng mẫu Sổ cái (dùng cho Chứng từ ghi sổ) để theo dõi tổng hợp các tài khoản theo đúng quy định Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi, kiểm tra và có cơ sở để làm căn cứ lập Bảng CĐSPS và báo cáo tài chính.

Mẫu sổ cái: (Xem phụ lục C)

Thứ hai: Về lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Nợ phải thu khó đòi là những khoản phải thu mà người nợ khó trả hoặc không trả nợ Để đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những thay đổi về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán Cuối niên độ kế toán tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính , công ty phải dự kiến số nợ phải thu để tính trước vào chi phí kinh doanh dựa vào các căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi:

− Phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (khách hàng bị phá sản, bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,….)

− Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của đối tượng về số tiền còn nợ chưa trả: hợp đồng kinh tế, cam kết nợ, bản thanh lý hợp đồng,…

Thời hạn ghi nhận nợ phải thu khó đòi đã quá hạn thanh toán kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ,….công ty đã đòi nợ nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được, cụ thể mức trích lập dự phòng như sau: Trích lập dự phòng 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm; Trích lập 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 01 năm đến dưới 02 năm; Trích lập 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ

Dự phòng các khoản phải thu khó đòi được lập chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ, từng loại nợ,…

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”

− Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

− Các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng được xử lý

− Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại đầu kỳ

− Số dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Dư Có: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

− Trích lập bổ sung dự phòng phần chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi năm nay nhiều hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã lập năm trước, kế toán ghi:

Nợ TK 6426 : Chi phí quản lý doanh nghiệp( Chi phí dự phòng)

Có TK 139 : Dự phòng nợ phải thu khó đòi

− Ngược lại, nếu số dự phòng phải thu khó đòi năm nay ít hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã lập năm trước thì phần chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, kế toán ghi:

Nợ TK 139 : Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Có TK 6426 : Chi phí quản lý doanh nghiệp

− Xử lý xóa sổ các khoản nợ không thể thu hồi được, kế toán ghi:

Nợ TK 6426 : Chi phí quản lý doanh nghiệp (chưa lập dự phòng)

Nợ TK 139 : Dự phòng nợ phải thu khó đòi ( phần đã lập dự phòng)

Có TK 131, 138 : Các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác Đồng thời, ghi Nợ TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý

− Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa sổ, nay công ty thu hồi được, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 : Số tiền thu được

Có TK 711 : Thu nhập khác Đồng thời ghi Có TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý

Việc thiết lập khoản dự phòng phải thu khó đòi giúp công ty có thể đề phòng những tổn thất về các khoản nợ phải thu khó đòi, từ đó kết quả kinh doanh cũng được chính xác hơn

Thứ ba: Về hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Hạch toán lại các khoản mục chi phí cho phù hợp với nguyên tắc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

− Phí dịch vụ ngân hàng nên được đưa vào tài khoản 6425 “ Thuế, phí và lệ phí”.

− Khoản trích kinh phí công đoàn được đưa vào tài khoản 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”.

Việc hạch toán đúng các khoản chi phí vào các tài khoản theo dõi chi tiết sẽ giúp cho việc theo dõi của kế toán về các khoản thuế, phí và khoản trích kinh phí công đoàn trong chi phí QLDN tại công ty được dễ dàng và chính xác hơn.

Ngày đăng: 13/12/2022, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w