1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thị trường kỳ hạn potx

28 1,6K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Khái niệm thị trường kỳ hạn và giao sau• Tiền thuê căn hộ là một chuỗi các hợp đồng kỳ hạn: Việc sử dụng căn hộ tháng này là một giao dịch giao ngay, nhưng thỏa thuận sử dụng căn hộ tron

Trang 1

Thị trường kỳ hạn

Trang 2

MỤC LỤC

Tài liệu tham khảo

Trang 3

1 Khái niệm thị trường kỳ hạn và giao sau

• Tiền thuê căn hộ là một chuỗi các hợp đồng kỳ hạn: Việc sử dụng căn hộ tháng này

là một giao dịch giao ngay, nhưng thỏa thuận sử dụng căn hộ trong những tháng tiếp theo với mức giá đã xác định hôm nay là một hợp đồng kỳ hạn

• Việc đặt mua báo dài hạn cũng là một ví dụ về hợp đồng kỳ hạn vì trong đó không những đã chốt lại mức giá cho ngày hôm nay (giao dịch giao ngay) mà còn cho những ngày sau đó trong tương lai (giao dịch kỳ hạn)

• Việc đặt giao bánh pizza cũng là một hợp đồng kỳ hạn (mặc dù các thỏa thuận chỉ vừa thực hiện trước đó vài chục phút)

• Giả sử Mr X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Mr Y sở hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó Y thoả thuận bán ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là $104.000, hợp đồng này là một hợp đồng

kì hạn Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngược lại,

Y muốn giá giảm Cuối năm, giả sử giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là $110.000, trong khi Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá $104.000 theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ $6.000, còn X lãi $6.000 (vì X có thể mua nhà của Y với giá $104.000 và bán ngay trên thị trường với giá $110.000

Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả lãi suất Tiếp tục ví dụ trên, giả sử giá bán hiện nay của ngôi nhà là $100.000, thì Y có thể bán ngay để đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 4%/năm Sau 1 năm Y sẽ có số tiền $104.000 mà không phải chịu chút rủi ro nào Trong khi đó nếu X muốn mua ngay ngôi nhà anh ta sẽ đến vay ngân hàng số tiền $100.000, và cũng phải trả lãi 4%/năm Còn ngược lại nếu kí hợp đồng mua kì hạn anh ta sẽ không phải trả lãi nên X cũng sẵn sàng bỏ ra $104.000 để mua ngôi nhà trong vòng 1 năm nữa Đó là lý do vì sao giá kì hạn được thống nhất

ở $104.000 chứ không phải là $100.000

1.2 Thị trường giao sau

Hợp đồng giao sau là một cam kết pháp lý của các bên về việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa vào một thời điểm trong tương lai thông qua Sở giao dịch và

các cơ quan trung gian ở một giá được định trước.

Hợp đồng giao sau là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa, chúng

được điều chỉnh theo thị trường hằng ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chi

trả cho bên còn lại (Thị trường này chưa có ở Việt Nam)

Ví dụ: Công ty A bán cho công ty B 100.000 thùng dầu giao tháng 5/2007

theo một hợp đồng tương lai với giá $65/thùng Đến tháng 5/2007, giá dầu lên

Trang 4

$85/thùng thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100.000 thùng dầu với giá $65 hoặc A sẽ không phải giao dầu mà thanh toán cho B là 20x100.000 = 2tr USD.

Phân loại (theo thời điểm thanh lý hợp đồng)

- HĐGS được thanh lý sau khi giao hàng: Đây là loại hợp đồng tồn tại một sự giao

hàng thực sự theo như thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng Trong trường hợp này, về bản chất thì HĐGS tương tự như hợp đồng kỳ hạn (Forward)

- HĐGS được thanh lý trước ngày giao hàng ghi trong hợp đồng: Đây là loại hợp

đồng không có sự giao hàng trên thực tế xảy ra, các bên chấm dứt sự ràng buộc của mình đối với phía bên kia bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ, nghĩa là các bên mua hoặc bán lại chính loại hàng hóa đó ngược với vị thế mà mình đã có (vị thế mua hoặc bán trước đây) Đây là dạng phổ biến, nhờ đó mà tồn tại thị trường giao sau

2 Sự hình thành và phát triển thị trường kỳ hạn và giao sau

Vào những thời kỳ đầu của giao thương, như trong các phiên chợ thời Trung cổ - các nhà buôn thường thỏa thuận giao nhận hàng hóa với một mức giá ấn

định trước

Vài thế kỷ sau đó, các thị trường giao ngay hàng hóa có tổ chức bắt đầu phát

triển ở các thành phố, chủ yếu của Châu Âu và Nhật.

Mặc dù vậy, đánh dấu sự ra đời của một thị trường giao sau hiện đại là sự

kiện thành lập Hội đồng thương mại Chicago (CBOT) vào năm 1848

Tại Việt Nam

 Ở Việt Nam, giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh

đầu tiên theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999 Các giao dịch kỳ

hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của Ngân hàng Nhà nước

 Tuy nhiên trên thực tế hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng (Interbank) ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn

có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá

Trang 5

2.2 Thị trường giao sau

2.2.1 Thị trường giao sau hàng hóa (Chicago)

Vào thập niên 1980, Chicago nhanh chóng trở thành trung tâm phân phối nông sản của vùng Trung Tây nước Mỹ

Nông dân Mỹ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong sản xuất, dự trữ hay bán hàng bởi các yếu tố như thời tiết, vận chuyển,… ảnh hưởng đến cung và cầu

Trong trường hợp giá cả tăng lên, nông dân luôn sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất, nhưng trong trường hợp giá cả giảm sút sẽ xảy ra hiện tượng bán tống bán tháo hàng loạt Dần dần, hoạt động này trở nên sôi nổi đến mức hầu như không đủ nhà kho chứa lúa mì của nông dân Ngoài ra, sự tồn tại những phương pháp nghèo nàn trong việc cân và phân loại hàng hóa đã đẩy người nông dân vào tình thế phải chịu sự định đoạt của các thương nhân Cũng tương tự, những thương nhân luôn đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn do biến động trong giá cả gây nên

Một cơ chế để có thể giảm thiểu hay hạn chế bởi những rủi ro trên là nhu cầu bức thiết Bằng những thoả thuận trước về giá cả, người mua cũng như người bán

có thể phòng ngừa được những rủi ro do biến động giá cả trong tương lai gây nên Nhờ đó, nông dân xác định được một mức giá chắc chắn cho lượng hàng họ sẽ sản xuất ra mà không phải lo ngại về tình trạng nguồn cung quá lớn sẽ dẫn đến giảm giá, gây thiệt hại cho đời sống của họ Những thương nhân đóng vai trò trung gian giữa nông dân và người tiêu dùng cuối cùng sẽ không còn phải lo ngại về những biến động bất lợi của giá cả khi họ có thể phải thu mua với giá cao và bán ra với mức giá thấp không được dự tính trước

Tuy nhiên, cơ chế người mua và người bán gặp nhau để thoả thuận trước những giao dịch trong tương lai, xác định trước về giá cả và ngày thời gian giao hàng tỏ ra không hiệu quả Thực tế đó làm phát sinh yêu cầu cần có một có chế thị

trường trung gian tham gia vào, đây là khởi điểm cho sự phát triển của Thị trường

tương lai về sau.

Năm 1848, 82 thương gia đã đến Chicago và đã cùng thành lập nên Trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT) Ở đó, người nông dân và các thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui định Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng – trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt

Lịch sử phát triển của thị trường giao sau không dừng lại ở đó Đến năm

1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên thành Chicago Butter and Egg Board

Năm 1898, tổ chức này lại đổi tên thành Chicago Mercantile Exchange (CME), giao dịch thêm một số loại nông sản khác và trở thành thị trường giao sau lớn nhất Hoa Kỳ (Hiện nay là sàn giao dịch hợp đồng giao sau lớn thứ 2 thế giới)

Năm 1979, thành lập sàn giao dịch giao sau New York – Chi nhánh của sàn giao dịch chứng khoán New York

Trang 6

Thị trường giao sau sau đó tiếp tục phát triển qua các quốc gia như Anh, Nhật, Ý Pháp, Úc, Phần Lan, Newzeland, Tây Ban Nha,… và các quốc gia mới nổi như Hungary, Romania, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Nam Phi,… Mặc dù có nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển thị trường giao sau ở mỗi nước nhưng các sàn giao dịch giao sau vẫn tồn tại và hoạt động cho đến nay.

2.2.2 Thị trường giao sau tài chính

Năm 1971 Hiệp ước Bretton Wood sụp đổi, tỷ giá các nước biến động mạnh.Năm 1972 Hợp đồng giao sau tiền tệ ra đời là hợp đồng giao sau tài chính đầu tiên trên thế giới

Năm 1975 Hợp đồng giao sau lãi suất ra đời

Năm 1977 Hợp đồng giao sau chứng khoán ra đời

Năm 1980 Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán bắt đầu thành công vang dội.Thị trường quyền chọn giao sau (quyền chọn hàng hóa)

Năm 1982 Hợp đồng quyền chọn mà tài sản cơ sở là một hợp đồng giao sau đã được tạo ra tại Mỹ

Năm 1987 các quyền chọn trên hợp đồng giao sau được phép thực hiện chính thức tại Mỹ và ở nhiều thị trường trên thế giới

Một quyền chọn giao sau cho phép người nắm giữ quyền được mua, nếu là quyền chọn mua, và bán, nếu là quyền chọn bán, một hợp đồng giao sau tài sản cụ thể tại một mức giá cố định vào một ngày đáo hạn trong tương lai

Sản phẩm phái sinh này thực hiện trên một sản phẩm phái sinh khác à tài sản

cơ sở chính là một sản phẩm phái sinh

Có hai ngày đáo hạn, ngày đáo hạn của quyền chọn và ngày đáo hạn của hợp đồng giao sau

Thông thường, hợp đồng quyền chọn có thời gian đáo hạn trước nhưng tương đối gần với ngày đáo hạn của hợp đồng giao sau Hình thành một thị trường hiệu quả cao độ ở các nước phát triển

Một số sàn giao sau trên thế giới

• Sàn Giao Dịch Chicago (CME)

• Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX)

• Sàn giao dịch giao sau bận rộn nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và Thụy Sĩ

Trang 7

Một số sàn giao sau trên thế giới

Ngày nay, TTGS đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản ban đầu,

nó trở thành công cụ tài chính để bảo vệ các loại hàng hóa truyền thống và cũng là một trong những công cụ đầu tư hữu hiệu nhất trong ngành tài chính TTTL hiện nay hoạt động liên tục thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính lớn trên thế giới Sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến từng giây một và gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực

Trang 8

Ví dụ về một số sản phẩm nông sản trong hợp đồng giao sau

3 Cấu trúc thị trường kỳ hạn và giao sau

3.1 Cấu trúc thị trường kỳ hạn

Thị trường kỳ hạn là một thị trường lớn rộng khắp trên toàn thế giới Do trong thị trường kỳ hạn, các bên tham gia phải chịu rủi ro tiềm ẩn không thực hiện nghĩa vụ từ bên kia nên những thành viên của thị trường là các tổ chức lớn có uy tín như ngân hàng, công ty và chính phủ Hai bên ký kết hợp đồng kỳ hạn phải đồng ý thực hiện nghĩa vụ với nhau, tức là mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tín dụng của bên kia Dạng hợp đồng này không giống như hợp đồng trên thị trường quyền chọn, nơi

mà người bán không chịu bất cứ rủi ro tín dụng nào từ người mua Hợp đồng kỳ hạn cũng mang lại những thuận lợi đáng kể

Thuận lợi chính là các điều khoản và điều kiện được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của hai bên Giả định một công ty mong muốn chốt lại giá mua trong tương lai của 500.000 tạ cà phê Do công ty không tìm thấy trên thị trường giao sau loại hợp đồng phù hợp với nhu cầu của mình về chủng loại, khối lượng và thời gian giao hàng nên đã tìm đến hợp đồng kỳ hạn để có thể yêu cầu thiết kế cụ thể các điều khoản

Thuận lợi thứ hai là do hợp đồng kỳ hạn là thiết kế riêng giữa người mua và người bán Tính riêng biệt này đã mang đến sự linh hoạt cho các thành viên tham gia, tiết kiệm tiền của họ và cho phép thị trường thích ứng một cách nhanh chóng với các thay đổi trong nhu cầu và hoàn cảnh của thị trường do việc này sinh thêm các vấn đề mới từ các hợp đồng cũ

Trang 9

Thị trường kỳ hạn là thị trường OTC vì thế công chúng không biết chính xác các giao dịch đã được thực hiện như thế nào Do đó khó có thể thống kê đầy đủ quy

mô của các giao dịch kỳ hạn do những bất cân xứng thông tin trên thị trường này

Tất cả những thuận lợi trên nhằm để bù trừ cho chi phí của rủi ro tín dụng , chính vì vậy các giao dịch kỳ hạn thường phải đủ lớn với quy mô lên đến vài triệc đôla hoặc hơn nữa Cho đến giờ vẫn khó có thể đưa ra một kết luận chính xác rằng liệu sử dụng thị trường nào (kỳ hạn hoặc giao sau) thì ít tốn kém chi phí hơn, nhưng

có điều do các thị trường này cùng tồn tại song hành với nhau nên chúng phải hoạt động hiệu quả để thu hút khách hàng

3.2 Cấu trúc thị trường giao sau

3.2.1 Thiết kế và phát triển các hợp đồng

Một trong những hoạt động quan trọng của sàn giao dịch là thiết kế, giới thiệu và phát triển các hợp đồng giao sau mới Hầu hết các sàn giao dịch đều có bộ phận nghiên cứu liên tục theo dõi và kiểm tra tính khả thi của các hợp đồng mới Tại Mỹ, sau khi xác định một hợp đồng có khả năng thành công thì sàn giao dịch sẽ thảo các điều khoản, điều kiện và đề trình cho CFTC để xin phép được giao dịch hợp đồng này Ở các nước khác quá trình này cũng được thực hiện tương tự

Khi mới hình thành thị trường giao sau, thường các tài sản có khả năng dự trữ mới được làm tài sản cơ sở cho các hợp đồng giao sau, chẳng hạn như ngũ cốc, dầu, kim loại…Sau đó phát triển các tài sản chính như lãi suất, tỷ giá, các chỉ số chứng khoán, lạm phát…và ngay cả thời tiết cũng được sử dụng làm tài sản cơ sở Vấn đề quan trọng là khi thiết kế một hợp đồng giao sau dựa trên bất cứ tài sản cơ

sở nào cũng xem thử có thoả mãn được nhu cầu của những thành viên tham gia thị trường hay không Một hợp đồng được thiết kế phù hợp sẽ được giao dịch sôi động, còn không đời sống của hợp đồng đó rất ngắn ngủi Sàn giao dịch khi thiết kế hợp đồng còn phải lưu ý là liệu rằng các nhà đầu cơ có đủ hứng thú để nhận lấy rủi ro của hợp đồng đó hay không

3.2.2 Cấu trúc của một hợp đồng giao sau

Khác với thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau là thị trường được tổ chức và được chuẩn hóa cao Tất cả giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch

Sàn giao dịch giao sau là một công ty gồm nhiều thành viên Thường các thành viên là các cá nhân nhưng cũng có khi thành viên là công ty Các thành viên chọn ra một ban giám đốc và ban giám đốc này lại chọn ra các cá nhân để quản lý công ty Sàn giao dịch có một hệ thống cấp bậc gồm các giám đốc, nhân viên và uỷ ban Sàn giao dịch xây dựng điều lệ cho các thành viên và có thể sử dụng những hình thức kỷ luật đối với những người phạm luật Mặc dù các sàn giao dịch giao sau thường là các công ty phi lợi nhuận với cổ phiếu được giao dịch ra công chúng

Thông thường Uỷ ban giao sau của các nước quy định cho các sản giao dịch xây dựng chi tiết các điều khoản của hợp đồng

Chi tiết cho mỗi hợp đồng bao gồm quy mô hợp đồng, đơn vị tính, dao động giá tối thiểu, cấp độ, và giờ giao dịch Ngoài ra, hợp đồng còn phải nêu rõ các điều kiện giao hàng và giới hạn giá hàng ngày cũng như tiến trình giao nhận hàng

Trang 10

Quy mô hợp đồng là số lượng cụ thể các đơn vị hàng hóa, có thể là số giá ngũ cốc, cà phê hoặc mệnh giá tính bằng đôla cho các công cụ tài chính Quy mô hợp đồng là một yếu tố quan trọng trong giao dịch giao sau Nếu quy mô hợp đồng quá nhỏ, các nhà đầu vơ phải tốn kém nhiều chi phí giao dịch hơn vì phải tham gia nhiều hợp đồng Nếu quy mô hợp đồng quá lớn, sức hấp dẫn sẽ thấp và nhiều người không đủ điều kiện để tham gia giao dịch

Đơn vị niêm yết là đơn vị trong đó giá được xác định cụ thể Ví dụ ở các sàn giao dịch trên thế giới, bắp được yết giá đến ¼ cents và trái phiếu kho bạc tính điểm phần trăm và 1/32 điểm trên mệnh giá Trong hầu hết các trường hợp, người ta luôn

sử dụng đơn vị yết giá trên thị trường giao ngay Quan hệ mật thiết với đơn vị yết gía là biên độ giao động giá tối thiểu Đây thường là đơn vị yết giá nhỏ nhất Ví dụ trái phiếu kho bạc được yết giá tối thiểu là 1/32 đơn vị Như vậy thay đổi giá tối thiểu trên hợp đồng giao sau trái phiếu kho bạc là 1/32 của 1% giá hợp đồng hoặc 0,0003125 ($100,000)= $31,25

Sàn giao dịch cũng xây dựng cấp độ của hợp đồng Cấp độ này tuỳ thuộc vào chất lượng của tài sản cơ sở Thời gian giao nhận cũng được quy định rõ ràng trong hợp đồng Hầu hết các giao dịch hợp đồng giao sau nông sản trong khoảng 3h hoặc 4h trong ngày Hầu hết các hợp đồng giao sau tài chính khoảng 6h.1

3.2.3 Quy định về giao nhận hàng hóa

Trong hợp đồng giao sau cũng phải xác định ngày hoặc các ngày giao hàng

cụ thể, quá trình giao nhận hàng và một tập hợp các tháng đáo hạn Trong trường hợp hàng hóa mang tính thời vụ, sàn giao dịch thường xây dựng các tháng đến hạn tương ứng với các tháng thu hoạch Đối với những hàng hóa không mang tính thời

vụ như các hợp đồng giao sau tài chính ở các sàn giao dịch Chicago thường đáo hạn vào tháng 3, 6, 9 và 12 Sàn giao dịch cũng quyết định ngày đáo hạn là bao lâu trong tương lai Đối với một vài hợp đồng thời kỳ đáo hạn kéo dài chỉ một hoặc hai năm trong khi hợp đồng giao sau Eurodollar kéo dài khoảng 10 năm

Sau khi xác định được tháng đáo hạn, sàn giao dịch phải xác định ngày giao dịch cuối cùng Ở các sàn giao dịch trên thế giới thông lệ là bất cứ ngày nào trong tháng, nhưng thường là vào ngày thứ Sáu thứ ba trong tháng và ngày kinh doanh trước ngày kinh doanh lần vừa rồi trong tháng Ngày giao nhận hàng đầu tiên cũng được xác định Hầu hết các hợp đồng cho phép giao hàng bất kỳ ngày nào trong tháng vào một ngày cụ thể Thường ngày giao hàng thích hợp đầu tiên là ngày kinh doanh đầu tiên trong tháng nhưng đối với những hợp đồng cụ thể thì có thể chọn những ngày khác thích hợp hơn Trong trường hợp hợp đồng giao sau thì chỉ số giá

cổ phiếu và các hợp đồng thanh toán tiền mặt khác thì thanh toán vào ngày giao dịch cuối cùng hoặc vào ngày sau ngày giao dịch cuối cùng

Trong trường hợp các hợp đồng không thanh toán tiền mặt, tiến trình giao nhận hàng phải được xác định cụ thể Hàng hóa giao nhận ngay phải được chuyển đến những địa điểm thích hợp Việc điều chỉnh giá vào ngày giao hàng sẽ được tiến hành khi hàng hóa giao nhận có cấp độ thấp hơn so với cấp độ thoả thuận trong hợp đồng

1 Tham khảo một số hợp đồng giao sau trên thế giới tại Phụ lục 1

Trang 11

3.2.4 Quy định về giới hạn giá và điểm dừng giao dịch

Dĩ nhiên là giá cả sẽ thay đổi liên tục trong suốt quá trình giao dịch Tuy vậy,

để giảm bớt sự biến động giá quá lớn, các sàn giao dịch có quy định giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch được gọi là giới hạn giá Các giao dịch nào ở trên giá trần hoặc ở dưới giá sàn thì không được phép thực hiện giao dịch Việc giới hạn giá cũng rất linh hoạt Nhiều sàn giao dịch trên thế giới không quy định cho tất cả các loại hợp đồng mà chỉ quy định cho một vài loại cụ thể hoặc trong một thời gian cụ thể nào mà thôi Chẳng hạn một vài hợp đồng chỉ giới hạn trong vài phút mở cửa; một vài hợp đồng khác có các mức giới hạn có thể kéo dài ra theo quy định

Một quy định khác nhằm kiểm soát sự biến động giá cả là điểm dừng giao dịch (built-in trading halts), đặc biệt là đối với những hợp đồng mà tài sản cơ sở là các loại chỉ số Khi giá cả biến động nhanh, giao dịch có thể ngừng lại trong các thời kỳ đã được xác định trước Các điểm ngừng này có thể xảy ra cùng với các điểm ngừng tương tự trên thị trường giao ngay Việc ngừng giao dịch như vậy được quy định từ sau cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính vào năm 1987 do có những quan ngại rằng các thị trường biến động mạnh cần phải có một thời gian để làm dịu lại Hiện nay vẫn còn có những tranh luận về các điểm ngừng giao dịch có thực sự hiệu quả hay không, nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa thì chúng vẫn còn sẽ được các sàn giao dịch tiếp tục quy định trong tương lai

3.2.5 Những trách nhiệm khác của sàn giao dịch

Sàn giao dịch cũng quy định cụ thể rằng các thành viên phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về mặt tài chính Đối với một vài hợp đồng, sàn giao dịch có thể xây dựng giới hạn vị thế giống như các thị trường quyền chọn, chẳng hạn như hạn chế

số hợp đồng mà một nhà giao dịch cá nhân có thể nắm giữ Sàn giao dịch thiết lập các điều luật quản lý các hoạt động trên sàn giao dịch và duy trì một bộ phận quan sát giao dịch để xác định xem liệu có ai đang cố gắng thao túng thị trường hay không Trong một vài trường hợp đặc biệt, sàn giao dịch có thể quyết định đình chỉ giao dịch nếu các sự kiện không bình thường xảy ra Một điểm khác quan trọng nữa

là sàn giao dịch phải chuẩn bị cơ sở vật chất thuận tiện cho các giao dịch được diễn

ra một cách suôn sẻ và an toàn, đặc biệt là khi thực hiện khớp lệnh tự động

3.2.6 Phí thành viên và sự biến động trong giá Seat

Ở các sàn giao dịch giao sau trên thế giới, số lượng thành viên chính thức thường có giới hạn Các thành viên chính thức này gọi là seat Seat cũng có giá cả

và thị trường giao dịch công khai Dĩ nhiên là các thành viên phải đóng góp một khoản lệ phí nhất định và thoả mãn một số quy định khác thì mới có thể trở thành thành viên của sàn giao dịch và họ nắm giữ một seat Giá seat có xu hướng biến động theo số lượng giao dịch trên thị trường và số hợp đồng mới phát sinh Seat có thể đem giao dịch hoặc cho thuê

Giống như đối với thị trường quyền chọn, trong thị trường giao sau, các khoản lãi của người này chính là lỗ của người khác Nhưng đa phần các nhà giao dịch giao sau phải chịu mất một khoản tiền Thường thì có một số ít các cá nhân kiếm được các khoản lợi nhuận lớn do họ chấp nhận mạo hiểm trong các giao dịch giao sau Tất nhiên hẳn là sẽ có một số người rất hạnh phúc đã chiến thắngcuộc chơi trên nỗi đau của những người thua cuộc

Trang 12

3.2.7 Ai là người giao dịch trên thị trường kỳ hạn?

Thị trường kỳ hạn luôn bị các định chế lớn khổng lồ, như là các ngân hàng

và các công ty chi phối mạnh mẽ Một nhà giao dịch trên thị trường kỳ hạn điển hình mà chúng ta có thể hình dung được là một cá nhân ngồi tại bàn giấy với điện thoại và một máy chủ Nhà giao dich sử dụng máy tính hoặc điện thoại để phát hiện

ra giá hiện hành trên thị trường, sau đó các nhà giao dịch có thể đồng ý giá này với một nhà giao dịch hoặc là một công ty khác Nhà giao dịch có thể đại diện cho công

ty riêng của mình hoặc có thể thực hiện giao dịch cho một khách hàng nào đó Các giao dịch này có thể là một giao dịch để phòng ngừa rủi ro, giao dịch tìm chênh lệch giá mua bán, hoặc là kinh doanh chênh lệch Thực ra, có tớ hàng ngàn nhà giao dịch ngoài sàn mà hoạt động kinh doanh chênh lệch của họ đóng vai trò quyết định để làm cho thị trường trở thành một thị trường hiệu quả

Vì thị trường kỳ hạn và thị trường giao sau cung cấp sản phẩm tương tự nhau nên chúng có mối liên hện khác chặt chẽ với nhau Mặc dù rõ ràng là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau có những đặc trưng riêng biệt mà giữa chúng không thể đánh đổi được với nhau Nhưng nhìn chung, một nhà giao dịch có thể mở hợp đồng

kỳ hạn và ngay lập tức sau đó mở tiếp một hợp đồng giao sau dể phòng ngừa rủi ro trên thị trường kỳ hạn

3.3 Mối quan hệ giữa thị trường kỳ hạn và thị trường giao sau

3.3.1 So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng giao sau Quy mô hợp đồng Thiết kế thích hợp cho nhu cầu của từng cá nhân

Được tiêu chuẩn hóa (62.500 pound hoặc Can$100.000…)

Ngày giá trị Thiết kế thích hợp cho nhu cầu của từng cá nhân

Được tiêu chuẩn hóa (vào thứ tư tuần thứ ba của các tháng 3, 6, 9, 12…)

Các thành viên

tham gia

Các ngân hàng, các nhà môi giới, các công ty đa quốc gia

và những nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro

Các ngân hàng, các nhà môi giới và các công ty đa quốc gia, thích hợp cho các nhà đầu cơ

Yêu cầu ký quỹ

Thường là 0, đôi khi đòi hỏi hạn mức tín dụng từ 5% đến 10%

Bắt buộc ký gửi với một

số lượng nhất định và điều chỉnh theo thị trường hàng ngày

Nơi trao đổi Thông qua mạng điện thoại toàn cầu

Sàn giao dịch trung tâm với hệ thống thông tin toàn cầu

Tính thanh khoản Hầu hết được quyết toán bởi các giao nhận tiền tệ thực sự Hầu hết được bù trừ vị thế, rất ít có giao nhận

thật sự

Chi phí giao dịch Được xác định bởi chênh

lệch giá mua và giá bán của Phí môi giới thoả thuận

Trang 13

ngân hàng

Thị trường thứ cấp Phải thanh toán với ngân

3.3.2 Mối liên hệ giữa thị trường giao sau và thị trường kỳ hạn

Những giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối cho thấy các hợp đồng

kỳ hạn có quy mô lớn gấp nhiều lần so với thị trường các hợp đồng giao sau Tuy nhiên, mặc dù có sự khác biệt với nhau rất lớn về quy mô thì cả hai thị trường vẫn

có mối quan hệ phụ thuộc tương hỗ lẫn nhau theo cách thị trường này có thể tác động đến thị trường kia Sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau này là do sự tác động của các nhà kinh doanh chênh lệch giá thực hiện các trạng thái cân bằng vị thế mua và

vị thế bán ở hai thị trường trong những tình huống giá cả ở 2 thị trường có sự chênh lệch Một dạng kinh doanh chênh lệch tỷ giá đơn giản nhất là bù trừ vị thế của hợp đồng kỳ hạn mua (bán) đứt và vị thế của các hợp đồng giao sau

Giả sử giá mua bảng Anh kỳ hạn 3 tháng là 1,4USD = 1GBP trong khi giá bán cùng ngày trên thị trường giao sau là 1 GBP = 1,4020USD Một nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể mua kỳ hạn từ ngân hàng và bán giao sau trên sở giao dịch để kiếm được 0,002 USD cho một GBP Tuy nhiên, bởi vì giá trên các hợp đồng giao sau phải điều chỉnh theo thị trường hàng ngày và có khả năng các nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ gặp phải rủi ro Chính vì rủi ro này cho nên khi quan sát trên thị trường ngoại hối chúng ta mới thấy tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá trên các hợp đồng giao sau không bao giờ bằng nhau mà phải hơi khác nhau Khoảng chênh lệch này được gọi là phần bù rủi ro, là phần thưởng do rủi ro tăng thêm khi các nhà đầu cơ thực hiện các hành vi trên

Mặc dù từ những bằng chứng thực nghiệm trên thị trường ngoại hối thì chênh lệch giữa giá giao sau và giá kỳ hạn chỉ kéo dài trong khoảng 1 vài tháng và hầu như là rất bé, tuy vậy, chúng ta cũng nên xem xét kỹ lưỡng hơn giá giao sau so với giá kỳ hạn ở phần tiếp theo

Giá giao sau so với giá kỳ hạn Khi đáo hạn, giá giao sau và giá kỳ hạn bằng với giá giao ngay trong một số điều kiện nhất định Giả định là không có rủi ro mất khả năng thanh toán, chúng ta sẽ khảo sát 2 trường hợp: (1) Một ngày trước khi đáo hạn (thời điểm t) và (2) 2 hoặc nhiều ngày trước khi đáo hạn Bây giờ chúng ta hãy xem trường hợp 1 Một hợp đồng giao sau chỉ có 1 ngày còn lại sẽ được điều chỉnh theo thị trường vào ngày kế đó có nghĩa là ngày đáo hạn Hợp đồng kỳ hạn sẽ thanh toán vào ngày đáo hạn Như vậy, các hợp đồng kỳ hạn và giao sau có dòng tiền giống nhau và do đó là hợp đồng giống nhau

Nếu chúng ta trở về 2 ngày trước khi đáo hạn, việc so sánh sẽ trở nên khó khăn hơn Tuy vậy, chúng ta có thể phân chia ra các trường hợp sau đây để đánh giá:

1. Giả sử chúng ta giả định là lãi suất phi rủi ro hoặc là giống nhau cho cả 2 ngày hoặc là chúng ta có thể biết trước các mức lãi suất này Do đó, chúng ta loại trừ một cách hiệu quả tính không chắc chắn của lãi suất Trong trường hợp này, có thể thấy giá kỳ hạn bằng với giá giao sau

Trang 14

2. Nếu giả dụ rằng lãi suất là bất ổn và không biết trước (i) Nếu lãi suất có tương quan cùng chiều với giá giao sau thì một nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua sẽ thích hợp đồng giao sau hơn vì khi giá tăng người mua giao sau sẽ có được một khoản lãi trong tài khoản (do điều chỉnh theo thị trường) và cũng tại lúc đó lãi suất tăng nên người mua sẽ có lợi hơn vì họ có thể rút số tiền chênh lệch để đầu tư với lãi suất cao hơn Nếu giá giao sau giảm, người mua

sẽ bị lỗ trên tài khoản và vì lãi suất tương quan cùng chiều với giá giao sau nên lúc này lãi suất cũng giảm và mặc dù lỗ nhưng cơ hội phí mất đi cũng sẽ thấp hơn do lãi suất giảm Điều này có nghĩa là các khoản kiếm được sẽ được tái đầu tư ở mức lãi suất cao hơn và lỗ sẽ xảy ra khi chi phí cơ hội giảm Vì thế hợp đồng giao sau sẽ có giá cao hơn giá kỳ hạn (ii) Nếu lãi suất thay đổi ngược chiều với giá giao sau, một nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua sẽ ưa thích hợp đồng kỳ hạn hơn vì hợp đồng giao sau điều chỉnh theo thị trường sẽ trở nên bất lợi Hợp đồng kỳ hạn sẽ có giá cao hơn (iii) Nếu lãi suất và giá giao sau không có mối tương quan với nhau thì hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau có giá như nhau

Dĩ nhiên là hợp đồng kỳ hạn gánh chịu rủi ro không có khả năng thanh toán còn hợp đồng giao sau thì không do có công ty thanh toán bù trừ đảm bảo Rủi ro thanh khoản này cũng tác động đến chênh lệch giá giao sau và giá kỳ hạn Có thể là nếu người mua (người bán) hợp đồng kỳ hạn có rủi ro cao hơn người bán (người mua) thì giá kỳ hạn sẽ bị đẩy lên (giảm xuống) Tuy nhiên, thị trường kỳ hạn không tính đến rủi ro tín dụng trong giá Hầu hết các thành viên tham gia có đủ tiêu chuẩn trên thị trường OTC phải thanh toán hoặc nhận với cùng một mức giá Các bên nào

có rủi ro tín dụng cao hơn phải trả dưới hình thức phụ thêm hoặc phải có các bảo lãnh tín dụng khác Vì thế chúng ta không có khả năng quan sát chênh lệch trong giá kỳ hạn và giao sau do có phát sinh các vấn đề liên quan đến tín dụng

Tóm lại, một lần nữa chúng ta kết luận rằng do không có bất cứ chênh lệch đáng kể nào giữa giá giao sau và kỳ hạn nên chúng ta giả định rằng giá giao sau bằng với giá kỳ hạn

4 Cơ chế giao dịch giao sau

4.1 Yết giá và cách đọc yết giá giao sau

Thông tin về giá giao sau thường được đăng tải trên các sàn giao dịch và các nhật báo lớn Thông tin yết giá thường là giá thanh toán, giá cao, giá thấp, giá mở cửa, giá đóng cửa, thay đổi trong giá thanh toán, giá cao nhất, giá thấp nhất trong suốt thời gian hợp đồng, số lượng hợp đồng của các tài sản cơ sở Trong bản in của tạp chí Wall Street không chỉ có các hợp đồng giao sau của Mỹ mà còn có thông tin

về các hợp đồng giao sau năng động nhất thế giới

Ngày đăng: 23/03/2014, 02:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình minh họa trang web của sàn giao dịch CME yết giá giao sau như thế  nào? Các hợp đồng được nhóm thành các nhóm sản phẩm nông nghiệp như: gia súc  sống, thịt; bắp, lúa gạo; lúa mì, hạt có dầu…nhóm năng lượng gồm điện và xăng  dầu, nhóm kim loại gồm đồn - Thị trường kỳ hạn potx
Hình minh họa trang web của sàn giao dịch CME yết giá giao sau như thế nào? Các hợp đồng được nhóm thành các nhóm sản phẩm nông nghiệp như: gia súc sống, thịt; bắp, lúa gạo; lúa mì, hạt có dầu…nhóm năng lượng gồm điện và xăng dầu, nhóm kim loại gồm đồn (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w