1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.

115 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 179,71 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN (13)
    • 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (13)
      • 1.1.1 Khái niệm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (13)
      • 1.1.2 Đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (14)
      • 1.1.3 Các loại hình thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (16)
    • 1.2 Công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (17)
      • 1.2.1 Khái niệm về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (17)
      • 1.2.2 Vai trò của công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (18)
      • 1.2.3 Nội dung của công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (20)
      • 1.2.4 Nguyên tắc thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (30)
      • 1.2.5 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (31)
      • 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (32)
    • 1.3 Kinh nghiệm về công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của một số Cục Hải (34)
      • 1.3.1 Kinh nghiệm công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải (34)
      • 1.3.2 Kinh nghiệm công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải (36)
      • 1.3.3 Kinh nghiệm công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải (39)
      • 1.3.4 Một số bài học kinh nghiệm rút ra (41)
    • 1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan (42)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM (45)
    • 2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan Cốc Nam (45)
      • 2.1.1 Quá trình phát triển của Chi cục Hải quan Cốc Nam (45)
      • 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Cốc Nam (47)
      • 2.1.3 Tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan Cốc Nam (48)
    • 2.2 Thực trạng công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam 2014-2018 (48)
      • 2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của (50)
      • 2.2.2 Thực trạng và kết quả thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam trong giai đoạn 2014-2018 (54)
    • 2.3 Đánh giá chung về công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải (75)
      • 2.3.1 Những thành công đã đạt được (75)
      • 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại (77)
      • 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế (80)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM GIAI ĐOẠN 2019 – (88)
    • 3.1 Định hướng hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2022 (88)
      • 3.1.1 Dự báo các yếu tố tác động đến công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2019-2022 (88)
      • 3.1.2 Mục tiêu đề ra công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc (88)
      • 3.1.3 Định hướng hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam giai đoạn 2019-2022 (89)
      • 3.2.1 Giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của đối tượng nộp thuế 84 (92)
      • 3.2.2 Giải pháp chống gian lận qua căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đặc biệt chống gian lận qua trị giá hải quan (96)
      • 3.2.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý theo dõi nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (101)
      • 3.2.4 Giải pháp nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và quản lý Hải quan hiện đại để ứng dụng phục vụ công tác thu thuế và chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu (103)
    • 2.1 Kiến nghị Bộ Tài chính (111)
    • 2.2 Kiến nghị Tổng cục Hải quan (114)

Nội dung

Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục hải quan Cốc Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN

Những vấn đề cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thuế xuất khẩu (TXK) là loại thuế đánh vào hàng hoá có nguồn gốc trong nước được xuất khẩu qua biên giới quốc gia.

Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.

Thuế Nhập khẩu (TNK) là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài nhập khẩu vào quốc gia hay vùng lãnh thổ đó.

Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu động viên từ người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu nhằm góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước Thuế nhập khẩu với mục tiêu kinh tế là bảo hộ sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu vào hàng hoá được phép nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; là thuế đánh vào hàng hóa khi nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới quốc gia; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước Thuế nhập khẩu là thuế gián thu - một trong những yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá.

Thuế nhập khẩu do các tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định của pháp luật với mức độ và thời hạn cụ thể Sử dụng tốt chính sách thuế nhập khẩu là phát huy đầy đủ chức năng, vai trò của thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thuế nhập khẩu còn là công cụ thể hiện chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia với các quốc gia khác trong thương mại quốc tế.

Việc sử dụng có hiệu quả thuế nhập khẩu chính là phát huy đầy đủ các chức năng cơ bản của nó trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực thì thuế nhập khẩu càng thể hiện vai trò và tác dụng không chỉ là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, mà còn là công cụ thể hiện chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau.

Như vậy: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK) hàng hoá mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhà nước theo quy định của Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

Do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này.

Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấp của nhà nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

1.1.2 Đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thứ nhất, thuế mang tính quyền lực Nhà nước Nhà nước là người duy nhất có quyền đặt ra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qua đó để kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và bảo hộ nền sản xuất trong nước, đồng thời để tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, mang tính pháp lý cao Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước mà không có sự bồi hoàn trực tiếp nào, việc nộp thuế được thể chế bằng pháp luật mà mọi pháp nhân và thể nhân phải tuân theo.

Thứ ba, thuế chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội Điều này được thể hiện ở chỗ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một phần của cải của xã hội, mức huy động thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước đặt ra trong mỗi thời kỳ.

Ngoài những đặc điểm chung, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn có đặc điểm riêng là:

- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Những trường hợp cần lưu ý:

+ Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

+ Hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

+ Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới:

+ Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải có một hành vi thực tế làm dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao dổi,tặng cho… Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế Nó không đơn thuần như chúng ta thường nói trong đời sống hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và

Lào, Campuchia, Trung Quốc Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế Bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế.

+ Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động làm hàng hoá đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam Hành vi đó do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá.

- Đối tượng nộp thuế (ĐTNT) là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.

1.1.3 Các loại hình thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1.2.1 Khái niệm về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Mục tiêu chung của việc thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, và đảm bảo thực thi chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước Trong đó, đối tượng của hoạt động thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là đối tượng nộp thuế và chủ thể quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cơ quan hải quan, công chức hải quan và cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cơ quan hải quan giữ vai trò quan trọng trong công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Cơ quan hải quan là chủ thể thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trực tiếp liên quan đến cộng đồng Doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế Để cho toàn bộ hệ thống thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vận hành đồng bộ, hiệu quả thì cơ quan hải quan phải làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, vì chính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng trực tiếp, mạnh mẽ trong điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.

Qua đó có thể khải niệm về thu thuế xuất khẩu và thu thuế nhập khẩu như sau: Là hoạt động mà cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán để kiểm tra việc kê khai, tính, nộp thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu đủ thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

1.2.2 Vai trò của công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1.2.2.1 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước (NSNN) Trong đó, thuế XK, thuế NK là một bộ phận quan trọng của NSNN ở nhiều nước đang phát triển Tuy nhiên trong xu hướng quốc tế hoá kinh tế hiện nay, Việt nam ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phát triển càng mạnh thì số thuế thu được càng nhiều Trên thực tế, thời gian qua nguồn thu từ thuế hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu NSNN mà chủ yếu là nguồn thu từ thuế NK Trong tiến trình hội nhập kinh tế thể hiện bằng việc thực hiện các cam kết quốc tế, vai trò này sẽ có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn đóng vai trò rất lớn như một tất yếu khách quan.

1.2.2.2 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một công cụ kiểm soát và điều tiết kinh tế vĩ mô hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra ở hầu khắp các nước,dýới nhiều hình thức đa dạng về chủng loại hàng hoá, có hàng hoá phục vụ an ninh quốc phòng, có hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, có loại hàng hoá xâm hại đến chủ quyền an ninh quốc gia, đời sống nhân dân nhý ma tuý, vũ khí, văn hoá phẩm đồi truỵ … Thông qua việc kiểm tra hàng hóa và thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu các cõ quan chức năng nắm được thực trạng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: loại hàng gì? số lượng bao nhiêu? xuất khẩu đi nước nào?, qua đó Nhà nước kiểm soát được toàn bộ các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để có những điều chỉnh chính sách đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp thực tiễn. Để điều tiết hoạt động XK, NK hàng hoá ngoài các biện pháp phi thuế quan nhý hạn ngạch, giấy phép, cấp phép tự động,… thì biện pháp sử dụng công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được các nước áp dụng một cách phổ biến Thông qua công cụ thuế

XK, thuế NK, Nhà nước khuyến khích hay hạn chế hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng loại hàng hoá chẳng hạn: để khuyến khích xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh,

Nhà nước quy định thuế suất thuế xuất khẩu cao đối với nguyên liệu thô, sản phẩm chưa qua chế biến nhằm hạn chế xuất khẩu những nguyên liệu và sản phẩm này Đối với nguyên liệu nhập khẩu cần cho sản xuất nội địa mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đủ đáp ứng được nhu cầu thì Nhà nước quy định mức thuế nhập khẩu thấp thậm chí bằng 0% để khuyến khích nhập khẩu cho phát triển sản xuất trong nước Đối với những sản phẩm mà đã được sản xuất trong nước và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa hoặc những sản phẩm tiêu dùng cao cấp (ô tô, điều hoà…), thuế suất thuế NK thường được quy định ở mức thuế cao để hạn chế nhập khẩu và hạn chế tiêu dùng Nhý vậy, thông qua công cụ thuế XK, thuế NK, Nhà nước thực hiện điều tiết đối với hoạt động XK, NK hàng hoá.

Thuế XK, thuế NK là công cụ góp phần quản lý điều tiết vĩ mô hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vừa kích thích định hướng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa hướng dẫn tiêu dùng Thông qua chính sách thuế suất thích hợp đối với từng loại hàng hoá XK,

NK, Nhà nước có thể thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đường lối phát triển từng giai đoạn nhất định.

1.2.2.3 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước

Thuế XK là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Thuế XK được sử dụng để bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế XK là biện pháp tương đối dễ áp dụng Thuế XK được sử dụng để giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an ninh lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.

Chẳng hạn, ở Việt Nam, Chính phủ đánh thuế đối với quặng xuất khẩu nhằm đảm bảo vệ tài nguyên trong nước; thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa.

Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế XK như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.

Thuế NK tác động trực tiếp vào giá cả hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Vì vậy, thuế nhập khẩu là một trong những công cụ của Nhà nước để bảo hộ sản xuất trong nước Đối với những hàng hoá nhập khẩu là những sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được hoặc những mặt hàng cần bảo hộ, Nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao sẽ hạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước Nhờ đó, hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh so với hàng nhập khẩu nhờ giá bán sản phẩm thấp hõn Mặt khác, khi đánh thuế nhập khẩu hàng hóa thấp, tức là Nhà nước không hạn chế nhập khẩu mặt hàng nhập khẩu đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, kiện toàn tổ chức, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập Đối với hàng hoá là đầu vào của các ngành sản xuất trong nước, hàng là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, việc đánh thuế nhập khẩu thấp sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế NK được thực hiện thì vai trò bảo hộ của thuế NK phần nào bị hạn chế Bên cạnh đó, việc quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu sẽ làm cho nền sản xuất trong nước trở nên trì trệ kém phát triển do sự ỷ lại của các doanh nghiệp (DN) trong nước vào sự bảo hộ của Nhà nước Vì vậy, để phát huy tốt vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu, Chính phủ thường buộc phải có sự lựa chọn những ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, đồng thời buộc các ngành được bảo hộ phải có chiến lýợc đầu tý đổi mới công nghệ, cải tiến phýõng thức quản lý để nâng cao chất lýợng sản phẩm, hạ giá thành, chủ động trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu khi hết thời hạn bảo hộ.

Nhý vậy, thông qua công cụ thuế XK, thuế NK Nhà nước thể hiện quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, định hýớng tiêu dùng và thu hút đầu tý.

1.2.3 Nội dung của công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1.2.3.1 Xây dựng kế hoạch thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Xây dựng kế hoạch thu thuế XK, thuế NK của Cục Hải quan tỉnh là việc xác định những công việc những hoạt động cụ thể dự định sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể đã định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Mục đích xây dựng kế hoạch thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo đảm công tác thu thuế XK, thuế NK của cơ quan quản lý được chủ động và bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan chức năng nhằm huy động kịp thời số thuế phát sinh, số thuế nợ đọng vào Ngân sách nhà nước.

Xây dựng kế hoạch thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, công việc phải làm, nguồn lực thực hiện nhằm đảm bảo thu ngân sách thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về thuế, đảm bảo khách quan bình đẳng Trên cơ sở phân tích, đánh giá diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế, tác động về giá, tỷ giá, đến thu ngân sách; mức độ thuận lợi hóa thương mại, thuận lợi hóa đầu tư và hài hòa hóa tiêu chuẩn khi thực hiện xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.

1.2.3.2 Xác định đối tượng kê khai nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

* Xác định đối tượng chịu thuế

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 (Điều 1) quy định về đối tượng chịu thuế gồm [1]:

Kinh nghiệm về công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của một số Cục Hải

1.3.1 Kinh nghiệm công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai

Thời gian qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai đã triển khai thí điểm và mở rộng thủ tục hải quan điện tử nhằm tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng Bên cạnh đó, Chi cục thường xuyên vận động các doanh nghiệp trên toàn quốc tham gia xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Lào Cai, đồng thời công khai các thủ tục hành chính, tạo điều kiện, cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp khi tới làm thủ tục.

Vì vậy, lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tại Chi cục tăng lên hàng năm, song song đó lưu lượng hàng thông qua Cửa khẩu cũng tăng lên đáng kể mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Cùng với đó, Chi cục còn quan tâm triển khai áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả, đúng quy định như thông báo cho các doanh nghiệp đến thời hạn phải nộp thuế; phối hợp với các ngành chức năng đôn đốc, thu hồi nợ đọng Ngay từ đầu năm, Chi cục đã triển khai kế hoạch nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ đọng thuế, công tác chống gian lận thương mại qua giá Trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro về kiểm tra trị giá tính thuế, Chi cục đã thực hiện kiểm tra, ấn định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu đúng quy trình, quy định, không bỏ sót các mặt hàng thuộc diện quản lý rủi ro về giá.

Từ ngày 24/8 đến hết tháng 9/2018, Chi cục đã làm thủ tục thông quan cho 2.130 tờ khai (Trong đó nhập khẩu là 1.172 tờ khai; xuất khẩu là 958 tờ khai); lũy kế từ ngày 01/01/2017 là 13.729 tờ khai Tổng số Doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trong tháng 9 là 172 doanh nghiệp; Lũy kế từ 01/01/2017 là: 348 doanh nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn, Chi Cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai đã quán triệt cho cán bộ công chức về mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch triển khai các chương trình hiện đại hóa hải quan Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hải quan; giải quyết kịp thời những vướng mắc về thủ tục hải quan theo thẩm quyền.

Cụ thể, tại đơn vị này đã triển khai thực hiện có hiệu quả thủ tục hải quan điện tử và cơ chế một cửa hải quan VNACCS/VCIS, góp phần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính về hải quan, đảm bảo đúng chính sách pháp luật, tạo thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Đẩy nhanh các biện pháp thu nộp ngân sách, tăng các biện pháp chống thất thu thuế.

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu là 90,161,606 USD giảm 1.4% so với cùng kỳ tháng trước (Lũy kế từ 01/01/2017 đến tháng 02/2018 là 588,352,117 USD) Trong đó, Kim ngạch xuất khẩu: 54,743,669 USD với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quặng sắt, giầy dép, nông sản, bánh kẹo, sữa tăng 74% so với cùng kỳ tháng trước; (Lũy kế 01/01/2017 là: 260,249,397 USD).Kim ngạch nhập khẩu là 35,417,937 USD với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Nông sản (rau, quả, củ), phân bón, hóa chất giảm 39% so với cùng kỳ tháng trước; (Lũy kế hàng nhập khẩu từ 01/01/2017 là: 328,102,720 USD).

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn là 120,513,535 USD tăng 11% so với cùng kỳ tháng trước (Lũy kế từ 01/01/2017: 948,813,139 USD) Trong đó, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu là 71,186,353 USD với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Quặng sắt, giầy dép, nông sản, bánh kẹo, thủy hải sản giảm 2% so với cùng kỳ tháng trước (Lũy kế 01/01/2017 là: 533,767,521 USD).

Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu là 49,327,182 USD với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Nông sản (rau, quả, củ), phân bón, hóa chất, tôm , đông lạnh giảm 24% so với cùng kỳ tháng trước (Lũy kế hàng nhập khẩu từ 01/01/2017 là: 415,045,618 USD).

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình buôn lậu và gian lận thương mại, đơn vị đã xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu Đồng thời triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai tại khu vực cửa khẩu.

Cùng với đó, Chi cục còn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong tấn công trấn áp tội phạm, thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị hải quan trên địa bàn để giám sát chặt chẽ hàng hoá xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm

2018, Chi Cục phát hiện, bắt giữ, xử lý và xử phạt 36 vụ, trong đó chủ trì bắt giữ và xử lý (Trị giá tang vật: 59.015.200 đồng; Tiền xử phạt VPHC nộp NSNN: 337.165.858 đồng); Số vụ phối hợp bắt giữ và xử lý 11 vụ (Công an: 01 vụ; Đội KSHQ: 02 vụ; Trạm Biên phòng cửa khẩu: 08 vụ).

6 tháng cuối năm 2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm đơn giản hoá quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cho DN. Đặc biệt, tăng cường đối thoại với các DN về những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hải quan để tham mưu, đề xuất phương án xử lý kịp thời và nâng cao mức độ hài lòng của DN [6].

Kết thúc năm 2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu ngân sách đạt 1.686 tỷ đồng, đạt gần 137% so với chỉ tiêu của Tổng cục Hải quan giao, đạt hơn 129,7% chỉ tiêu của HĐND tỉnh giao Đây là đơn vị đóng góp đến 2/3 số thu ngân sách cho Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nông sản (rau, quả, củ), phân bón, hóa chất, điện năng, máy móc thiết bị, các sản phẩm từ nhựa, cao su ; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thanh long, vải thiều, hạt tiêu, giầy dép, nông sản, bánh kẹo, sữa Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2018, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu đồng thời thu hút doanh nghiệp để tạo nguồn thu Một số giải pháp khác như: Kiểm tra chống thất thu ngân sách, ngăn chặn các trường hợp gian lận, trốn thuế, đảm bảo thu đúng,thu đủ; tránh tình trạng giảm, hoàn thuế, không thu thuế sai quy định cũng đã tác dộng lớn đến kết quả chung của đơn vị.

Ngay từ đầu năm 2019, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai đã tập trung khai thác tốt các nguồn thu nộp ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu được giao; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ hàng hóa xuất, nhập khẩu và phương tiện xuất, nhập cảnh; đẩy mạnh hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại [7].

1.3.2 Kinh nghiệm công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Đề tài hoàn thiện công tác thu thuế nói chung và hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu của các Học viện, Trường Đại học chuyên ngành kinh tế, trong các chuyên đề nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan chức năng của Nhà nước (đặc biệt là Bộ Tài chính và ngành Hải quan) Trong đó có một số công trình đáng chú ý sau:

- Tổng cục Hải quan, Hồ sơ xử lý nợ đọng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tổng cục Hải quan, Phân tích nguồn thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Bộ Tài chính, Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

Gangadhar Prasad Shukla, Chương trình nghiên cứu phân tích chính sách và khung pháp lý cho hoạt động quản lý thuế thuộc chương trình hiện đại hoá và cải cách ngành thuế Việt Nam.

Học viện Tài chính, Giáo trình thuế

Nguyễn Ngọc Túc, Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Trần Thành Tô, Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay.

Dương Phú Đông, Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ngành Hải quan.

Phạm Tiến Thành, Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO – trường hợp Cục Hải quan

Nguyễn Công Trưởng, Vai trò của Hải quan Việt Nam trong quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới đường bộ (lấy ví dụ ở Hải quan Lạng Sơn).

Các công trình nghiên liên quan đến đề tài này dưới nhiều góc độ khác nhau, song chủ yếu chỉ tập trung vào việc đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành hải quan và Hải quan địa phương; Chống thất thu thuế, chống buôn lậu gian lận thương mại; Quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn v.v… Riêng đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hầu như rất ít, trong thực tế công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam mới chỉ có một số kiến nghị của những người trực tiếp làm công tác thu thuế xuất nhập khẩu mà chưa có sự nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống Cho đến nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài về hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam, Lạng Sơn Đặc biệt trong bối cảnh thủ tục hải quan cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) đã được triển khai áp dụng tại 35/35 Cục Hải quan tỉnh, thành phố từ tháng 4 năm 2014, đòi hỏi quản lý phải được thực hiện theo phương thức tiên tiến, hiện đại; đồng thời mỗi địa phương đều có đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu và các hình thức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có khác nhau Điều này cho thấy, vấn đề nghiên cứu là cần, đòi hỏi phải có sự phân tích một cách cụ thể tình hình thực trạng công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong những năm qua của Chi cục Hải quan Cốc Nam, tỉnh Lạng Sơn để từ đó có những căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu một cách đầy đủ hơn.

Thuế là một hiện tượng xã hội, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và pháp luật Bằng quyền lực chính trị, Nhà nước ban hành các loại thuế khác nhau buộc các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu chi, phân phối lại một phần thu nhập và của cải của xã hội, kiểm soát quá trình phân phối và mức chi tiêu trong nền kinh tế, bảo hộ sản xuất trong nước, thay đổi tập quán tiêu dùng của xã hội Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế Một phần thuế mà các tổ chức và cá nhân đóng góp cho Nhà nước được trả về với người dân một cách gián tiếp dưới các hình thức như trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội và quỹ tiêu dùng khác.

Thuế có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau Trong đó, thuế XNK là một loại thuế gián thu do các tổ chức, cá nhân XNK hàng hoá được phép XNK nộp cho Nhà nước Thuế XNK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách huy động nguồn lực tài chính cho NSNN và bảo hộ thương mại, gắn liền với hoạt động thu NSNN, cơ chế quản lý XNK và chính sách đối ngoại của một quốc gia Đặc điểm của thuế XNK là chỉ thu vào hàng hoá XNK, không thu vào hàng hoá sản xuất và được lưu thông trong nước; gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ; chỉ do cơ quan hải quan quản lý thu, cơ quan thuế các cấp không thu. Để đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện thuế XNK phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội, thực hiện các mục tiêu tạo nguồn thu NSNN, bảo hộ và khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước phát triển, thực hiện hội nhập kinh tế Quốc tế.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM

Giới thiệu về Chi cục Hải quan Cốc Nam

2.1.1 Quá trình phát triển của Chi cục Hải quan Cốc Nam

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Tổ quốc với đường biên giới dài trên 230 km, điểm đầu của con đường huyết mạch QL1A nối Việt Nam với Trung Quốc và từ đó đến với các nước Đông Bắc Á và châu Âu Đồng thời cũng là con đường quan trọng nối Trung Quốc với các nước ASEAN Chính bởi địa thế quan trọng này cùng với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ và việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc Trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đi qua địa bàn tỉnh ngày càng nhộn nhịp và phát triển.

Với chức năng nhiệm vụ được giao Hải quan Lạng Sơn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc xay dựng hình ảnh, đất nước con người Việt Nam luôn thân thiện và cởi mở trong mắt bạn bè quốc tế Được thành lập từ năm 1953 trải qua hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Hải quan Lạng Sơn đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành với tổ chức bộ máy ban đầu chỉ có 18 cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa viện trợ và thu thuế XNK ở 3 đơn vị nhỏ lẻ đến nay đã có trên 400 cán bộ, công chức, người lao động dược bố trí ở trên 20 đơn vị thuộc và trực thuộc quản lý địa bàn được phân công đảm nhiệm ở 02 cửa khẩu quốc tế; 01 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc Hải quan Lạng Sơn đã không ngừng vượt khó, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao Lịch sử ngành Hải quan Việt Nam đã ghi nhận, Hải quan tỉnh Lạng Sơn là một trong những đơn vị được hình thành từ rất sớm, đồng thời cũng là một trong những đơn vị tích cực đi đầu trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ, hiện đại hoá hải quan.

Qua hơn 60 năm phấn đấu xây dựng và phát triển, Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn đã vinh dự được các cấp ghi nhận những thành tích với nhiều phần thưởng xứng đáng Trong đó, phần thưởng cao quý nhất là Cờ thi đua của Chính phủ năm 2009, Huân chươngLao động Hạng III do Chủ tịch nước trao tặng năm 2011 Riêng 5 năm gần đây (2010-

2015) đã có 1.738 lượt cá nhân được tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”; 529 lượt cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; 72 lượt cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính”; 30 lượt tập thể và 283 lượt cá nhân được tặng Giấy khen cấp Cục; 18 lượt cá nhân được UBND tỉnh Lạng Sơn tặng Bằng Khen; 90 lượt cá nhân được tặng bằng khen cấp Bộ; 49 lượt cá nhân được tặng kỷ niệm chương ngành Tài chính; 10 lượt tập thể và 27 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 08 tập thể và 25 lượt cá nhân được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Đạt được kết quả trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của Lãnh đạo và cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn còn nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và của Tổng cục Hải quan; sự hỗ trợ giúp đỡ của các đơn vị trong ngành Hải quan, của các Sở, Ban, Ngành tại địa phương.

Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Tài chính, cùng với các đơn vị trong hệ thống tài chính, cán bộ, công chức người lao động của Hải quan Lạng Sơn vô cùng vinh dự và tự hào về truyền thống vẻ vang của ngành, về những đóng góp của ngành Hải quan vào sự phát triển chung của Hệ thống ngành Tài chính cũng như đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp xây dựng quê hương Lạng Sơn giàu mạnh.

Chi cục Hải quan Cốc Nam trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, là cửa khẩu có các điểm nóng về buôn lậu như: Hang Dơi, Thác Ném, đường mòn 386…Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị, linh kiện, hàng hóa tiêu dùng.

Hiện nay, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã đưa ra rất nhiều giải pháp tích cực nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục cho DN có hoạt động nhập khẩu qua cửa khẩu.Đồng thời, Chi cục cũng phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng trong khu vực cửa khẩu như biên phòng, thuế, các cơ quan kiểm dịch, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, quản lý cửa khẩu, tăng cường kiểm soát chặt “đường mòn, lối tắt” trên tuyến biên giới, khu vực hai bên “cánh gà” cửa khẩu, hạn chế tình trạng hàng lậu thẩm thấu qua biên giới vào nội địa, góp phần thúc đẩy lượng hàng hóa nhập khẩu qua Chi cục, tăng thu ngân sách cho nhà nước.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Cốc Nam

Chức năng: là một đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Chi cục Hải quan Cốc

Nam có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Chi cục.

Nhiệm vụ: Chi cục Hải quan Cốc Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy đinh của Luật Hải quan, các quy định của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ cụ thể sau:

Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Chi cục.

Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua đường hàng không theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Kiến nghị với Cục trưởng những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các quy định của Cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng lực lượng, kịp thời báo cáo với Cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của Chi cục Hải quan, thực hiện báo cáo theo quy định của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở, vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Chi cục theo đúng quy định của Nhà nước.

Trình Cục trưởng chương trình, kế hoạch, phương án thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ trên địa bàn quản lý.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

2.1.3 Tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan Cốc Nam

Chi cục Hải quan Cốc Nam có 74 cán bộ công chức (gồm 05 hợp đồng ngắn hạn; 05 hợp đồng 68; 64 cán bộ công chức), trong đó có 04 lãnh đạo Chi cục gồm 03 Phó Chi cục trưởng và 01 Chi cục trưởng, số còn lại chia làm 03 Đội nghiệp vụ và 01 Tổ kiểm soát, cụ thể là:

+ Tổ Kiểm soát chống buôn lậu

(Nguồn: Chi cục Hải quan Cốc Nam)

Hình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức Chi cục Hải quan Cốc Nam

Thực trạng công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam 2014-2018

Lạng Sơn là tỉnh được trải dài trên một địa bàn rộng lớn, có đường biên giới đường bộ kéo dài giáp Trung Quốc, với 01 cửa khẩu quốc tế đường bộ, 01 đường sắt liên vận quốc tế, 01 cửa khẩu chính và 09 cửa khẩu phụ Do đó lưu lượng hàng hóa thông quan hàng năm khá lớn Hơn nữa, do Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu đường bộ lớn nhất cả nước, nên lưu lượng hàng hóa thông quan ở đây có quy mô lớn.

Lạng Sơn đang là cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa Việt Nam và các nước ASEAN giao lưu thông thương với Trung Quốc đồng thời cũng là cửa ngõ cho hàng hóa của Trung Quốc tiến ra thị trường quốc tế Trung bình mỗi năm có trên 2600 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Trung Quốc và Việt Nam thực hiện thủ tục tại Hải quan Lạng Sơn đạt gần 1 tỷ USD Ngoài ra Hải quan Lạng Sơn còn làm thủ tục chuyển tiếp cho hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường nội địa Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN với kim ngạch mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ đô la Mỹ.

Trao đổi hàng hóa qua biên giới đường bộ với Trung Quốc chiếm vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Lạng Sơn-Việt Nam và Quảng Tây-Trung Quốc. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông lâm sản (dầu dừa, cà phê, hạt điều, tinh bột sắn, thóc, gạo ), hàng thủy hải sản (chủ yếu là hàng đông lạnh: cá, mực, tôm ), khoáng sản (than, quặng kim loại các loại), hàng công nghệ phẩm (xà phòng, chất tẩy rửa, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo các loại ) Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hóa dược, máy móc thiết bị cơ khí và y tế, ô tô tải và ô tô chuyên dùng, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, vật liệu công nghiệp, nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, thuốc bắc

Do đặc thù của Chi cục Hải quan Cốc Nam, loại hình XNK chủ yếu của các doanh nghiệp qua địa bàn là nhập khẩu kinh doanh, xuất khẩu kinh doanh và hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Bảng 2.1 Một số kết quả thực hiện của Chi cục Hải quan Cốc Nam (2014- 2018)

Số lượng tờ khai XNK ( bộ)

Tổng kim ngạch XNK (triệu đô)

Số thu thuế ( tỷ đồng VN)

CBL&GLTM (vụ/trị giá đơn vị tính triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo đánh giá thu NSNN của Chi cục Hải quan Cốc Nam năm 2014 - 2018)

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy số thuế thu qua các năm đều là năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt số thuế thu được năm 2017 tăng vượt bậc so với năm 2016 (gấp 1,67 lần so với năm trước) Đồng thời số lượng các vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng ngày càng tăng cao, như năm 2017 số lượng vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại là 58 vụ nhưng giá trị trốn thuế lên đến 3,7 tỷ đồng [10] Mặc dù hàng năm, cùng với xu thế hội nhập, việc thực hiện các cam kết, cắt giảm thuế của các dòng thuế ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách Điều đó cho thấy, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã làm tốt việc thu hút các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa… Làm nhiệm vụ kiểm soát và thu thuế một lượng hàng hóa rất lớn và đa dạng như vậy nên Chi cục Hải quan Cốc Nam phải đảm nhận khối lượng lớn công việc Chính vì vậy, quản lý tốt khâu thu thuế XK, thuế NK là một khâu trọng tâm, qua đó tạo điều kiện hoàn thành tốt các khâu công việc khác.

2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam 2014-2018

2.2.1.1 Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách của Nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hệ thống các văn bản điều chỉnh mọi hành vi trong công tác thu thuế XK, thuế

NK Đối tượng điều chỉnh của Luật và chính sách về thuế XK, thuế NK chỉ là đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế Cơ quan HQ là cơ quan thực thi pháp luật, chính sách đó Các pháp luật, chính sách đó tác động tới cơ quan HQ và công tác thu thu thuế XK, thuế NK thể hiện ở chỗ:

- Pháp luật, chính sách thống nhất, đồng bộ, đơn giản, dễ hiểu dẫn đến dễ thực hiện, từ đó công tác thu thu thuế XK, thuế NK sẽ thuận lợi, dễ thực hiện các mục tiêu.

- Pháp luật, chính sách thường xuyên thay đổi, chắp vá, nhiều văn bản…dẫn đến quản lý khó khăn.

Như vậy, hệ thống thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của quốc gia thường được hoàn thiện thông qua các bước cải cách, đổi mới Đi cùng với quá trình đổi mới hệ thống thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan cũng cần được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của Tổ chức Hải quan Thế giới và tiến trình tự do hoá thương mại trên thế giới.

2.2.1.2 Các cam kết quốc tế của quốc gia về thương mại quốc tế

Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì không có quốc gia nào có thể tách riêng độc lập trong thương mại quốc tế Quản lý thu thuế XK, thuế NK của mỗi quốc gia cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập này Hệ thống thuế quan chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định, luật lệ, cam kết quốc tế mà quốc gia đó là thành viên Theo phạm vi tác động, có thể chia ra ba nhóm tác động như sau:

+ Ảnh hưởng của các cam kết chung (cam kết của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)) tới hệ thống thuế quan của một nước Hiện nay Tổ chức thương mại thế giới đã có trên 150 thành viên nên việc điều chỉnh thuế quan của một quốc gia sẽ ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác Hải quan Việt Nam cũng là thành viên của WCO nên công tác thu thu thuế XK, thuế NK phải tuân thủ những hiệp định, cam kết đã ký kết.

+ Ảnh hưởng của các cam kết khu vực, liên kết kinh tế tới hệ thống thuế quan của một quốc gia Do phạm vi tác động của các hiệp định, cam kết chỉ giới hạn trong phạm vi các nước tham gia liên kết kinh tế, nên việc xây dựng hệ thống thuế quan của một nước sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố trong khu vực Theo đó, công tác thu thuế XK, thuế NK ở phạm vi hẹp là các cam kết với các nước trong khu vực.

+ Ảnh hưởng của các cam kết song phương tới hệ thống thuế quan của quốc gia đó.

Do phạm vi tác động của nó chỉ diễn ra giữa hai quốc gia nên việc xây dựng hệ thống thuế quan thường chú trọng vào việc đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia với lợi ích của đối tác Việc điều chỉnh thuế quan nhiều khi cũng chỉ diễn ra ở một số ngành, lĩnh vực mà cả hai cùng quan tâm.

Tóm lại, hệ thống thuế XK, thuế NK hay chính sách bảo hộ sản xuất của một quốc gia sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến công tác thu thuế XK, thuế NK của cơ quan Hải quan.

2.2.1.3 Các quy định của Nhà nước về quy trình nghiệp vụ thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Các quy định của Nhà nước thay đổi thường xuyên, bổ sung thường xuyên, công tác thu thuế XK, thuế NK sẽ gặp nhiều khó khăn Do vậy, cơ quan Hải quan phải điều chỉnh trong phạm vi nội bộ ngành bằng những văn bản thuộc thẩm quyền phát hành, điều chỉnh quy trình thủ tục để công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiệu quản hơn.

Đánh giá chung về công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải

2.3.1 Những thành công đã đạt được

Trong thời gian qua, ngành Hải quan nói chung, Chi cục hải quan Cốc Nam nói riêng đã đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa hải quan, trong đó ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ hải quan Nhờ đó đã cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Để có thể nhanh chóng giảm bớt được thủ tục hành chính, thời gian giám sát hải quan, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, việc kết nối hệ thống công nghệ thông tin theo dõi, quản lý hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi với hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014 để chia sẻ kịp thời và đầy đủ thông tin hàng hóa, phương tiện vận tải là yêu cầu cấp bách.

Kết quả của hoạt động này là sự giám sát chặt chẽ các quy trình quản lý nhằm rút ngắn được thời gian thông quan hàng hoá Luật Hải quan là cơ sở pháp lý cho bước chuyển đổi căn bản về phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa vào quản lý rủi ro, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá Thời gian thông quan hàng hoá trước khi có Luật Hải quan từ 1-2 ngày làm việc thì nay chỉ còn 2 giây đối với hồ sơ luồng xanh, 5 phút đối với hồ sơ luồng vàng, 2-3 tiếng đối với hồ sơ luồng đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa).

Khi thực hiện các văn bản luật, Chi cục đều niêm yết công khai tại các điểm làm thủ tục hải quan, để doanh nghiệp nắm vững và giám sát quá trình thực hiện quy trình thủ tục của công chức hải quan Doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo những biểu hiện không minh bạch của công chức hải quan Chi cục đã thành lập đường dây nóng, công khai các số điện thoại nóng từ Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đạo Phòng ban tham mưu để doanh nghiệp phản ánh những vướng mắc khi cần thiết Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp nhằm lắng nghe, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ phía doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá HQ

Ngày 01/4/2014, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã triển khai thành công thông quan tự động Theo các doanh nghiệp, thủ tục hải quan tự động đáp ứng được yêu cầu thông quan nhanh hàng hoá do quy trình thủ tục đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện Vì vậy, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực, tạo được chủ động và cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm Việc khai báo hải quan điện tử ít sử dụng giấy tờ mẫu biểu hơn, lưu trữ số liệu, hồ sơ dễ dàng, thuận tiện Ngoài ra, thủ tục hải quan điện tử sẽ giảm sự tiếp xúc giữa cán bộ, công chức hải quan và doanh nghiệp, tránh phiền hà, giảm chi phí đi lại cho doanh nghiệp Đây chính là thành công lớn trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá ngành hải quan, để trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, hiện đại nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.

Chi cục Hải quan Cốc Nam đã áp dụng thành công chương trình Net office trong công tác văn thư và quản lý điều hành của đơn vị Chế độ báo cáo qua hộp thư điện tử, e- mail được áp dụng Trang Website Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được đưa vào sử dụng đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về các quy định thủ tục hải quan, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan Cốc Nam cũng thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý cán bộ, lắp đặt máy chấm công bằng vân tay trong đơn vị.

Các biện pháp xử lý nợ đọng thuế được chú trọng

Thời gian qua, công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, cưỡng chế thuế được Chi cụcHải quan Cốc Nam triển khai thực hiện quyết liệt.

Hàng ngày, cán bộ theo dõi nợ thuế kiểm tra trên chương trình quản lý nợ thuế, trường hợp doanh nghiệp đã đến hạn nộp thuế nhưng doanh nghiệp chưa nộp thuế thì tiến hành gọi điện thoại nhắc nhở, giử giấy mời doanh nghiệp đến làm việc về số thuế doanh nghiệp chưa nộp hoặc gửi thông báo đốc thu đến doanh nghiệp.

Phối hợp tốt với Công An, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước để thu hồi nợ.

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài để đăng tải các thông tin các doanh nghiệp nợ chây ì để đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.

Thực hiện kiên quyết các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều 93 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 21/11/2012 như: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản; dừng làm thủ tục hải quan

Có thể thấy, tình hình đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Cốc Nam đã có chuyển biến tích cực, công tác quản lý và theo dõi nợ đọng đã đi vào nề nếp.

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, quản lý đối tượng nộp thuế chưa được thực hiện tốt

Tại Chi cục Hải quan Cốc Nam, số doanh nghiệp nợ thuế quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 12,2% trên tổng số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan qua địa bàn Chi cục). Như vậy, cùng với số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trong thời gian qua không ngừng tăng nhanh thì số doanh nghiệp nợ thuế không tìm thấy địa chỉ, doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, mất tích cũng tăng lên đáng kể Việc cập nhật theo dõi thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên chưa thể chủ động đưa ra các biện pháp áp dụng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.

Các cuộc kiểm tra sau thông quan chủ yếu được thực hiện tại Trụ sở cơ quan hải quan và dựa trên cơ sở phân tích thông tin còn nghèo nàn tại đơn vị, đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu về giá Cách làm truyền thống này chưa đem lại hiệu quả và chưa thuyết phục được doanh nghiệp.

Hiện tại Hải quan Việt Nam chưa có tình báo Hải quan, nên việc thu thập thông tin về giá người bán (giá FOB) gặp nhiều khó khăn Hiện tượng thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch hoạt động xuất nhập khẩu còn khá phổ biến; hệ thống quản lý hóa đơn chứng từ bán hàng của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chặt chẽ; có tình trạng một số doanh nghiệp liên kết ngầm với nhau, thông tin cho nhau để cùng khai giá thấp để trốn thuế nên việc kiểm soát, quản lý, đấu tranh, cũng như xác minh đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, gian lận thương mại gặp nhiều trở ngại.

Thứ hai, tổ chức thực hiện xác định thuế XNK, tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn hạn chế

Việc tham vấn và xác định giá tính thuế chưa đạt hiệu quả cao Đa số DN chấp nhận trị giá khai báo sau khi tham vấn Tổ chức tham vấn chủ yếu dựa trên một khuôn mẫu nhất định nên các biên bản tham vấn hầu như giống nhau, chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình tham vấn, chưa làm nổi bật những mâu thuẫn, những nghi ngờ của cơ quan hải quan đối với trị giá khai báo của DN.

Một số công chức thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ ban đầu và cập nhật dữ liệu khai báo còn mang tính hình thức, chưa đầy đủ; việc kiểm tra khai báo của doanh nghiệp đôi lúc còn chưa chặt chẽ, còn để xảy ra sai xót, chưa phát hiện kịp thời sự bất hợp lý của mức giá khai báo để tham vấn, bác bỏ.

Việc kiểm tra, phát hiện các chứng từ làm giả như: hoá đơn thương mại, xuất xứ hàng hoá còn hạn chế.

Thứ ba, công tác thu thuế XK, thuế NK còn để nợ đọng quá hạn dây dưa kéo dài

Qua phần số liệu thực trạng cho ta thấy tình hình nợ đọng tại Chi cục Hải quan CốcNam tăng lên hàng năm Cụ thể tính đến ngày 31/12/2018, tổng số nợ thuế quá hạn tạiChi cục Hải quan Cốc Nam là: 4,8 tỷ đồng Điều đó thể hiện việc quản lý đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Cốc Nam chưa có hiệu quả, tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM GIAI ĐOẠN 2019 –

Định hướng hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2022

3.1.1 Dự báo các yếu tố tác động đến công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2019-2022

Hải quan Việt Nam tiến hành triển khai công tác cải cách, phát triển và hiện đại hóa trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO trong giai đoạn 2014 – 2018, như mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương, hội nhập sâu rộng và toàn diện vào các diễn đàn kinh tế thế giới nên các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng. Sản xuất trong nước sẽ phát triển với tốc độ cao nên vẫn cần tiếp tục nhập khẩu thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tiếp tục gia tăng do đã chuẩn bị cơ sở sản xuất từ nhiều năm trước Mặc dù, Cục Hải quan Lạng Sơn nói chung, Chi cục Hải quan Cốc Nam nói riêng đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng các nghiên cứu sâu đã cho thấy có nhiều vấn đề đang phát sinh trong quá trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Nhiều khó khăn đang ngày một rõ ràng và trở thành những chướng ngại để thu hút và tăng quy mô hàng hóa XNK qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn… Với những chính sách và cơ chế của tỉnh Lạng Sơn thông thoáng, tạo tối đa mọi điều kiện cho DN XNK, đây chính là môi trường tốt cho tăng quy mô hàng hóa xuất nhập khẩu.

3.1.2 Mục tiêu đề ra công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam giai đoạn 2019-2022

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đương đầu với những thách thức nghiêm trọng và dai dẳng, năm 2019, theo các chuyên gia kinh tế dự báo tình hình quốc tế vẫn khó khăn về kinh tế và chính trị Kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng các tác động cũng như một số thách thức chủ yếu từ bên ngoài Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai sâu rộng các cam kết trong WTO, khu vực mậu dịch tự do Asean và Asean+… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn gặp phải một số thách thức khác như: giá một số hàng tiêu dùng, điện, điện tử sẽ có xu hướng giảm, nhất là những mặt hàng trong diện giảm thuế theo lộ trình hội nhập của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA, WTO và một số FTA, cũng như thỏa thuận thương mại đặc biệt khác…

Trong những năm tới, dự báo Việt Nam và thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những biến động chính trị ở nhiều nước trên thế giới có thể đột biến, kéo dài và nặng nề, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn do nước ta đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, chúng ta phải mở cửa và giảm thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO nên mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn giữa hàng hoá Việt Nam và thế giới, thêm vào đó tình hình nguyên vật liệu giá đầu vào tăng cao, lãi suất vay ngân hàng còn cao…Tất cả các khó khăn trên đều ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động đến nguồn thu thuế xuất nhập khẩu Điều đó tạo áp lực rất lớn đến Hải quan Lạng Sơn, từ Lãnh đạo đến công chức phải suy nghĩ làm sao tìm cách hỗ trợ tích cực, hiệu quả hơn nữa cho các doanh nghiệp, thực hiện cải cách mạnh mẽ hơn nữa, qua đó sẽ rút ngắn thời gian thông quan, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Do đó, Chi cục Hải quan Cốc Nam cùng với Cục Hải quan Lạng Sơn cần xác định mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn tới chính là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thu thuế nhập khẩu, xem thuế nhập khẩu phải là công cụ chủ yếu để điều tiết và quản lý vĩ mô của đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, huy động đầy đủ cho ngân sách nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế Ngoài việc đảm bảo trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tốt thì một mục tiêu rất quan trọng của Chi cục Hải quan Cốc Nam đó là phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và tuân thủ các quy định của nhà nước về công tác thu thuế.

3.1.3 Định hướng hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam giai đoạn 2019-2022

3.1.3.1 Hoàn thiện công tác thu thuế theo hướng nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ cho Ngân sách nhà nước

Trong thời gian tới hoàn thiện bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan Cốc Nam cho phù hợp với yêu cầu công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong giai đoạn mới Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hải quan có năng lực, có phẩm chất đạo đức để tổ chức thực hiện tốt công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Phấn đấu hàng năm thu vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao; đảm bảo cho việc làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh được thuận tiện, nhanh chóng, đúng quy trình thủ tục hải quan theo phương châm của Ngành Hải quan là “ Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả”. Đổi mới công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế Công tác kiểm tra dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng nộp thuế và sử dụng phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đúng đối tượng cần kiểm tra sau thông quan Nâng cao chất lượng kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tránh phiền hà cho đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế Với mục tiêu là nhằm kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế đúng đối tượng trên cơ sở lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế chính xác theo phương pháp đánh giá rủi ro Xử lý nghiêm các trường hợp đã phát hiện nhằm răn đe, ngăn ngừa các đối tượng nộp thuế có mục đích gian lận trốn thuế. Áp dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế hiện đại, sử dụng ứng dụng tin học phân tích thông tin đối tượng nộp thuế phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu của công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong thời kỳ mới.

Xây dựng và thực hiện các phương pháp, biện pháp theo dõi, đánh giá nợ thuế và thu nợ thuế phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhằm thu đủ số thuế nợ đọng vào ngân sách nhà nước, không để thất thu và đảm bảo công bằng xã hội Với mục tiêu cần đạt được đến hết năm 2017 thu hồi và xử lý 50% số nợ đọng thuế phát sinh trước ngày 1/7/2007 và không để nợ xấu phát sinh

Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế từ các nguồn thông tin trong và ngoài ngành hải quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, phân tích, dự báo thu ngân sách nhà nước, công tác chỉ đạo điều hành.

Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế phải đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu trong việc thu thuế và được cập nhật, xử lý, lưu trữ đầy đủ, chính xác, kịp thời.

3.1.3.2 Hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Chi cục Hải quan Cốc Nam phấn đấu đến năm 2022, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử; thực hiện cơ chế doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO); áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan.

Tập trung phòng, chống có trọng điểm, hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển các mặt hàng cấm qua biên giới Triển khai thực hiện cam kết quốc tế trong công tác phòng, chống khủng bố, rửa tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác hải quan về kiểm soát chung Thực hiện việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xây dựng tại các địa bàn trọng điểm (cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm) theo quy hoạch được duyệt; đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra giám sát (máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống camera giám sát, công cụ hỗ trợ ).

3.1.3.3 Hoàn thiện công tác thu thuế theo hướng nhằm nâng cao tính tự giác và ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế Ý thức chấp hành tuân thủ pháp luật của người nộp thuế đảm bảo nguồn thu cho NSNN, lợi ích quốc gia, hạn chế những thách thức, bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập.

Xây dựng và thực hiện đầy đủ các hình thức và nội dung tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế phù hợp với nhu cầu của các đối tượng này và chuẩn mực quốc tế, theo nguyên tắc cơ quan hải quan coi đối tượng nộp thuế là đối tượng phục vụ Công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế phải được thực hiện theo quy trình, chuẩn mực đã ban hành, đảm bảo chất lượng và thời gian cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đã được xây dựng.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ, trao đổi thông tin với đối tượng nộp thuế được thực hiện chủ yếu trên hệ thống mạng điện tử ngành hải quan Tăng dần tỷ lệ đối tượng nộp thuế thực hiện hình thức khai báo hải quan điện tử.

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Chi cục Hải quan Cốc Nam giai đoạn 2019-2022

Kiến nghị Bộ Tài chính

* Ban hành bổ sung, đồng thời sửa đổi một số quy trình thủ tục về quản lý thuế

- Về Quy trình, để quản lý thu thuế có hiệu quả, giám sát được việc thực thi pháp luật thuế, hệ thống quy trình quản lý thuế phải được ban hành đồng bộ, đầy đủ và dựa trên cơ chế tự khai, tự nộp thuế của người nộp thuế Từ thực trạng hiện nay, cùng thực hiện nhiều quy trình quản lý đối với hàng hóa XNK (quy trình phân loại, kiểm tra trị giá, kiểm tra mã số, ), về lâu dài nên xây dựng thống nhất một quy trình thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa XNK Quy trình này nên dựa trên cơ sở hợp nhất một số quy trình hiện hành như quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thương mại, quy trình miễn, giảm, hoàn thuế, quy trình quản lý hàng gia công, quy trình quản lý hàng NK sản xuất xuất khẩu, quy trình kiểm tra xuất xứ, quy trình kiểm tra xác định giá, quy trình phân loại và áp dụng mức thuế Nội dung của quy trình sẽ liệt kê các loại công việc phải làm khi làm thủ tục hải quan cho một lô hàng theo từng loại hình khác nhau và các bước công việc bắt buộc phải làm cho từng loại công việc đó (từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, xác định số tiền thuế phải nộp, kiểm tra thực tế hàng hóa, xác nhận thực xuất, thông quan hàng hóa, lưu hồ sơ).

- Về Quy chế, cần sửa đổi, bổ sung ban hành mới một số quy chế như:

+ Sửa đổi, bổ sung quy chế hỗ trợ tuyên truyền cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế.

+ Xây dựng mới quy chế quản lý theo dõi nợ thuế, cưỡng chế thuế.

+ Xây dựng Quy chế phối hợp cụ thể giữa cơ quan Hải quan và các Ngân hàng thương mại, đảm bảo việc cập nhật thông tin về tình trạng tài khoản và hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, nhằm tăng cường chống gian lận qua giá và nâng cao hiệu quả công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng.

- Bộ Tài chính là cơ quan quản lý các đơn vị trong bộ là Tổng Cục Hải quan- Kho bạc

- Tổng cục Thuế, Bộ cần có những chỉ đạo để hoàn thiện công tác phối hợp thông tin, quy trình để thực hiện thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng Cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

- Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phân loại, nhóm các dòng hàng vào với nhau, bỏ tiêu chí phân loại theo mục đích sử dụng mà chỉ phân loại theo thành phần cấu tạo, bản chất của hàng hóa tránh tình trạng như hiện nay, cùng một loại hàng hóa, mục đích sử dụng khác nhau, thuế suất thuế nhập khẩu lại khác nhau, gây ra tranh cãi, khiếu kiện kéo dài

- Kiến nghị Bộ trình Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện thống nhất trong việc phối hợp sử dụng các biện pháp thu đòi nợ thuế cho NSNN, giao cho cơ quan có thẩm quyền cao như cơ quan công an làm đầu mối triển khai các biện pháp thu đòi, các cơ quan quản lý thuế như cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan chuyển thông tin đối tượng nợ thuế cố tình chây ỳ cho cơ quan công an để triển khai thu đòi Xác định việc thu hồi nợ cho NSNN là việc chung của các ban ngành chứ không phải là việc riêng của cơ quan quản lý thuế vì trên thực tế tiền thuế là phục vụ cho Nhà nước.

Yêu cầu cần có đối với các quy trình, quy chế:

+ Nội dung quy trình phải quy định rõ các bước công việc phải làm từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi lưu hành văn bản, phù hợp với Luật quản lý thuế, Luật Hải quan và các pháp luật có liên quan.

+ Không chồng chéo, mâu thuẫn với quy trình thủ tục hải quan để áp dụng cho cả thủ tục hải quan thông thường và thủ tục hải quan điện tử.

* Sửa đổi các quy định về thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu

- Về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, để đảm bảo thống nhất một thủ tục quản lý giữa thuế nhập khẩu với thuế giá trị gia tăng, khắc phục tình trạng trốn thuế trong điều kiện hiện nay, theo tác giả, nên chuyển hàng hóa hàng tạm nhập tái xuất từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT Khoản thuế này cũng phải chịu sự quản lý về thời hạn nộp thuế, thời hạn thanh khoản, cơ quan thu thuế như thuế NK Giải quyết theo hướng này sẽ đơn giản hóa cho quá trình quản lý thuế (cùng một thao tác, quản lý được cả hai sắc thuế đối với một lô hàng NK; trong khi theo quy định hiện hành phải có nhiều thao tác khác nhau mới quản lý được).

- Về thuế nhập khẩu, để khắc phục tình trạng một mặt hàng phân loại vào nhiều phân nhóm, có nhiều mức thuế suất khác nhau như thời gian qua, bên cạnh việc phân loại hàng hóa, việc nghiên cứu để sửa đổi mức thuế suất của Biểu thuế theo hướng giảm bớt số lượng các mức thuế suất là hợp lý Khi giảm số lượng mức thuế suất, độ vênh về mức thuế giữa các phân nhóm hàng không nhiều do đó sẽ giảm vướng mắc hơn so với hiện nay.

- Về thuế GTGT, chỉ nên quy định một mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả hàng

NK (mức 10%) Trường hợp vẫn phải quy định 2 mức thuế suất trở lên đối với hàng

NK (5% và 10%), thì ghi rõ tên mặt hàng và mã số hàng hóa chịu thuế theo tên hàng của Biểu thuế NK, không nên quy định theo mục đích sử dụng hoặc phân loại lĩnh vực như hiện nay.

* Hoàn thiện các quy định về quản lý thuế, đảm bảo thống nhất, đồng bộ

Trong thời gian tới cần hoàn thiện các quy định thuế sau đây:

Hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế đã quy định cụ thể về thẩm quyền xóa nợ của từng cấp Trong đó Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xem xét, xóa các khoản nợ dưới 5 tỷ đồng Do đó đề nghị các văn bản hướng dẫn Luật có quy định và hướng dẫn xử lý cụ thể trong trường hợp này để cơ quan Hải quan chủ động xử lý được các khoản nợ này, đặc biệt là các khoản nợ phát sinh trước ngày 01/7/2007 (ngày Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực).

Mặc dù Luật quản lý thuế đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn tồn tại một số nội dung chưa thống nhất với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc Luật Hải quan về thời hạn truy thu thuế, thời hạn khai bổ sung về thuế Do đó kiến nghị tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để đảm bảo thống nhất thực hiện.

Kiến nghị Tổng cục Hải quan

Kiến nghị Tổng cục Hải quan hoàn thiện xây dựng phần mềm thống kê tập trung, tích hợp các phần mềm quản lý của ngành, xây dựng theo yêu cầu quản lý, tránh việc yêu cầu báo cáo quá nhiều với nội dung chồng chéo.

Hoàn thiện xây dựng phần mềm phân loại tập trung toàn ngành đảm bảo dễ tra cứu, dễ cập nhật để không xảy ra tình trạng một mặt hàng mỗi chi cục phân loại vào một mã

HS khác nhau; Nâng cấp hệ thống GTT02, hiện nay quá chậm, nhiều thời điểm không thể tra cứu được. Đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị cấp có thẩm quyền mở rộng đối tượng xóa nợ thuế đối với các khoản nợ quá hạn trên 10 năm của những doanh nghiệp bỏ trốn mất tích, chủ doanh nghiệp đã chết, giải thể, phá sản…

Hoàn thiện quy trình quản lý thanh khoản, quyết toán thuế, xét miễn, giảm, hoàn thuế Đảm bảo hoàn thiện quy trình quản lý thanh khoản, quyết toán thuế, miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế thật đơn giản, dể hiểu, dễ thực hiện. Đảm bảo công tác thanh khoản, quyết toán thuế, miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định và thời gian.

Xây dựng và áp dụng phần mềm quản lý theo dõi công tác thanh khoản, quyết toán thuế, miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế để tránh bị chậm trễ, sót lọt trong quản lý.

Tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức để đảm bảo quản lý đầy đủ các đối tượng, loại hình thuộc diện thanh khoản,quyết toán thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế Bố trí cán bộ đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng cho công tác này.

Ngày đăng: 13/12/2022, 07:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w