1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..

229 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Tác giả Bùi Thị Phương Hồng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
Trường học Học Viện Khoa Học Xã Hội
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 1,02 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (19)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đổi mới (Innovation) (19)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu về quan niệm đổi mới (Innovation) (19)
      • 1.1.2. Nghiên cứu về tầm quan trọng của đổi mới (24)
      • 1.1.3. Nghiên cứu về nội dung đổi mới (32)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới trong (34)
      • 1.2.1. Cạnh tranh và thông tin thị trường (35)
      • 1.2.2. Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật (37)
      • 1.2.3. Cơ sở hạ tầng (40)
      • 1.2.4. Liên kết và hợp tác (41)
      • 1.2.5. Nhà quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực (43)
      • 1.2.6 Năng lực tài chính doanh nghiệp (46)
    • 1.3. Khoảng trống nghiên cứu (49)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP (51)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản (51)
      • 2.1.1. Khái niệm về đổi mới (Innovation) trong doanh nghiệp (51)
      • 2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp (52)
      • 2.1.3. Khái niệm hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp (52)
    • 2.2. Tầm quan trọng của đổi mới đối với doanh nghiệp công nghiệp (54)
    • 2.3. Đặc trưng đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp (57)
    • 2.4. Nội dung đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp (60)
      • 2.4.1. Đổi mới sản phẩm (60)
      • 2.4.2. Đổi mới quy trình (62)
      • 2.4.3. Đổi mới tổ chức (63)
      • 2.4.4. Đổi mới Marketing (65)
    • 2.5. Lý thuyết nền tảng liên quan tới đổi mới (66)
      • 2.5.1. Lý thuyết đo lường đổi mới của Edison, Ali và Torkar (2013) (66)
      • 2.5.2. Lý thuyết đổi mới của schumpeter (68)
      • 2.5.3. Lý thuyết đổi mới nội sinh (Endogenous Innovation Theory) (70)
      • 2.5.4. Lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (Rogers‟ Innovation Diffusion Theory) (71)
      • 2.5.5. Lý thuyết đổi mới của Roberts và Berry (72)
      • 2.5.6. Lý thuyết đổi mới của Teece (75)
    • 2.6. Đo lường đổi mới trong doanh nghiệp (77)
      • 2.6.1. Đo lường đổi mới thông qua đầu vào (77)
      • 2.6.2. Đo lường đổi mới thông qua đầu ra (80)
    • 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới của doanh nghiệp (83)
      • 2.7.1. Cạnh tranh và thông tin thị trường (83)
      • 2.7.2. Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật (83)
      • 2.7.3. Cơ sở hạ tầng (84)
      • 2.7.4. Liên kết và hợp tác (85)
      • 2.7.5. Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực (85)
      • 2.7.6. Năng lực tài chính của doanh nghiệp (86)
  • Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (88)
    • 3.1. Câu hỏi nghiên cứu (88)
    • 3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (88)
    • 3.3. Thiết kế nghiên cứu (90)
    • 3.4. Phương pháp tiếp cận (92)
    • 3.5. Phương pháp thu thập số liệu (92)
      • 3.5.1. Thu thập số liệu thứ cấp (92)
      • 3.5.2. Thu thập số liệu sơ cấp (93)
    • 3.6. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu (101)
    • 4.1. Khái quát về đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (108)
      • 4.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (108)
      • 4.1.2. Tình hình đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dựa trên kết quả điều tra (112)
    • 4.2. Đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (117)
      • 4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (117)
      • 4.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (119)
      • 4.2.3. Kiển định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach‟s Alpha) (122)
      • 4.2.4. Thực trạng hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (123)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (130)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (130)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (132)
      • 4.3.3. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach‟s Alpha) (136)
      • 4.3.4. Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (137)
    • 4.4. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (147)
  • Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (108)
    • 5.1. Bối cảnh đổi mới của các doanh nghiệp trong nước (158)
      • 5.1.1 Bối cảnh đổi mới của các quốc gia (158)
      • 5.1.2. Bối cảnh đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam (159)
    • 5.2. Phương hướng và mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên về đổi mới (161)
      • 5.2.1. Về phương hướng (161)
      • 5.2.2. Về mục tiêu (162)
    • 5.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (163)
      • 5.3.1. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đổi mới trong doanh nghiệp (163)
      • 5.3.2. Xây dựng khu công nghệ cao nhằm tạo dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp (171)
      • 5.3.3. Nâng cao năng lực đổi mới của Nhà quản trị (175)
      • 5.3.4. Nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực (179)
      • 5.3.5. Tăng cường hoạt động liên kết và hợp tác trong đổi mới (181)
    • 5.4. Kiến nghị (187)
  • KẾT LUẬN (189)
  • PHỤ LỤC (213)

Nội dung

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Tổng quan các công trình nghiên cứu về đổi mới (Innovation)

1.1.1 Các nghiên cứu về quan niệm đổi mới (Innovation)

“Đổi mới” trong tiếng Anh là “Innovation” Ở nhiều quốc gia người ta không dịch mà để nguyên thuật ngữ “Innovation” để hiểu rõ nội hàm của thuật ngữ Tại Việt Nam thì có rất nhiều tài liệu và các nhà quản lý Việt Nam dịch là “đổi mới sáng tạo” Trong luận án này, tác giả lựa chọn dịch là “đổi mới”, nhằm giữ nguyên nội hàm của thuật ngữ “Innovation”. Đổi mới là hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng các kiến thức, tri thức mới về công nghệ hay thị trường, về tổ chức quản lý để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay hệ thống quản lý nhằm đáp ứng được những nhu cầu và đòi hỏi luôn thay đổi của thị trường, thông qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Clausen và cộng sự (2013) khẳng định động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đổi mới đó là: Do sức ép cần phải tồn tại của doanh nghiệp; Do những cơ hội, lợi ích mà công nghệ mới đem lại (Công nghệ ngoại sinh so với công nghệ nội sinh; công nghệ khai thác so với công nghệ thăm dò); và do cơ hội, lợi ích kinh tế của các kết quả đổi mới đem lại như: Tăng lợi nhuận, tăng thị phần hoặc tăng sức mạnh thị trường Nguồn gốc của kết quả đổi mới là do đầu tư vào nghiên cứu và phát triển và mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động đổi mới là nhằm kiếm được lợi nhuận cao từ đầu tư R&D hay kiếm được tiền từ cho thuê các ý tưởng hoặc sáng chế mới.

Chính vì thế, để đo lường đầu vào của hoạt động đổi mới, các nhà khoa học thường sử dụng chỉ tiêu R&D (Flor và Oltra, 2004; Bygrave, 1992; Buddelmeyer và cộng sự, 2006) Chỉ tiêu R & D sẽ thể hiện nỗ lực đổi mới của doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ tiêu này lại không thể hiện được kết quả của đổi mới Bởi vì nhiều khi hoạt động nghiên cứu và phát triển không dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm hoặc quy trình mới, nguyên nhân là do các thất bại của hoạt động R&D Do vậy, nhiều nghiên cứu coi chỉ tiêu R&D như một biến số độc lập trong mô hình phương trình đổi mới Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Becheikh và cộng sự

(2006) Tác giả cho rằng chỉ tiêu R&D thường được dùng để "đo lường các phát minh hơn là các đổi mới".

Ngoài ra, đo lường đổi mới có thể thông qua phiếu khảo sát Đây là phương pháp thường được dùng hiện nay để tìm hiểu về kết quả đổi mới trong các doanh nghiệp Phương pháp này đang được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu (Greenhalg và Rgoers, 2010), tại đây một cuộc khảo sát về đổi mới có quy mô lớn là Khảo sát đổi mới cộng đồng (CIS), được bắt đầu tiến hành vào năm 1991 Đo lường bằng phiếu khảo sát thường sử dụng để thu thập dữ liệu với quy mô lớn và sử dụng nhiều biến số khác nhau nhằm đánh giá hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Các biến độc lập và biến phụ thuộc được lựa chọn để phân tích hồi quy Đối với mỗi biến, cần đưa ra mô tả chi tiết, thang đo và sự tác động của biến độc lập tới biến phụ thuộc Greenhalg và Rgoers (2010) lại cho rằng đo lường đổi mới bằng phiếu khảo sát không phải công việc đơn giản và dễ dàng Nguyên nhân là do khó khăn trong khâu thiết kế nội dung câu hỏi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, lý luận nền tảng vẫn còn rất nhiều tranh cãi, việc thu thập dữ liệu rất phức tạp do quy mô mẫu lớn, sự phản hồi từ các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả Greenhalg và Rgoers

(2010) cho biết, ban đầu CIS chỉ điều tra về quy trình và sản phẩm mới mà các doanh nghiệp đã công bố, tuy nhiên CIS lại không phân biệt liệu các đổi mới này là mới trên thị trường hay chỉ mới với doanh nghiệp Về sau, CIS đã thêm vào các câu hỏi mới trong các cuộc khảo sát nhằm phân biệt những đổi mới nào là mới đối với doanh nghiệp, mới với ngành, hoặc mới với quốc gia Tuy nhiên, biện pháp đo lường đổi mới thông qua phiếu khảo sát cũng bị chỉ trích vì phương pháp này chỉ nắm bắt được nỗ lực đổi mới ở biên độ rộng (bao nhiêu doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới), chứ không phải cường độ của những nỗ lực (mức độ hoạt động đổi mới qua các giai đoạn khác nhau như thế nào (Buddelmeyer và cộng sự, 2006 ; Palangkaraya và cộng sự, 2016).

Arrow (1962) cho rằng đổi mới là một quá trình từ khi hình thành ý tưởng, cho đến khi thương mại hóa các kết quả đổi mới Tuy nhiên khó khăn của đổi mới đó là sự không chắc chắn cho thành công của hoạt động đổi mới Hay kết quả đổi mới doanh nghiệp nên bán hay cho thuê, hay thương mại hóa? Rủi ro cho doanh nghiệp tiến hành đổi mới khi kết quả đổi mới là “sản phẩm, hàng hóa công cộng”, thì doanh nghiệp cũng sẽ không đạt được lợi nhuận như là kỳ vọng Arrow (1962) nhấn mạnh rằng kết quả đổi mới mà tạo ra “hàng hóa công cộng” sẽ làm giảm động cơ đổi mới trong doanh nghiệp Bởi vì, doanh nghiệp phải trả chi phí cho hoạt động đổi mới nhưng không được hưởng lợi về mặt kinh tế đối với kết quả kinh tế (nguyên nhân có thể là do sự bắt chước) Arrow (1962) cho rằng để giải quyết vấn đề này thì bằng sáng chế là một giải pháp khả thi Bởi vì bằng sáng chế sẽ loại trừ những người bắt chước sử dụng kiến thức mới mà doanh nghiệp đã tạo ra, từ đó doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc độc quyền các kết quả đổi mới.

Theo tác giả Nguyễn Đình Bình (2015), đổi mới được chia làm 02 loại là đổi mới đóng và đổi mới mở Trong đó, đổi mới đóng (đổi mới truyền thống) đây là hình thức đổi mới chỉ dựa vào các nguồn lực bên trong doanh nghiệp Với hình thức đổi mới này doanh nghiệp thường phải chi số tiền rất lớn mua máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ hoạt động nghiên cứu, chiêu mộ những người ưu tú có năng lực vượt trội để tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhằm đưa ra được các phát minh mới, các công nghệ hiện đại, hoặc sản phẩm mới để dẫn đầu thị trường Mô hình này đã từng được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng và thành công trong một khoảng thời gian dài Tuy nhiên, hiện nay hình thức đổi mới này không còn phù hợp, khi doanh nghiệp tiến hành đổi mới mà quy mô công nghệ vượt xa năng lực công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, tốc độ thay đổi công nghệ thì nhanh chóng,mặt khác do chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lại thường rất lớn Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với nhiều tổ chức hay doanh nghiệp khác, hình thức đổi mới như vậy gọi là đổi mới mở Với hình thức đổi mới này thì doanh nghiệp sẽ chấp nhận việc chia sẻ nguồn lực đổi mới với bên ngoài, cũng như là chia sẻ lợi ích với các đối tác trong nghiên cứu, thường thì các đối tác là các trường đại học, các viện nghiên cứu Hình thức này không những giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí trong việc duy trì hoạt động nghiên cứu và phát triển, vẫn bảo đảm tính liên tục và năng lực trong hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này ngoài việc doanh nghiệp phải chia sẻ lợi ích với các đối tác, nó còn có hạn chế khi mà mối liên kết giữa doanh nghiệp với các đối tác nghiên cứu không được chặt chẽ, dẫn đến tình trạng mất bản quyền sáng chế, doanh nghiệp phải phụ thuộc vào các đối tác, không tự đưa ra được các quyết định trong đổi mới (Hutter và cộng sự, 2013). Đổi mới là một xu hướng nghiên cứu đã có từ lâu trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đổi mới trong các lĩnh vực khác nhau (Quintane và cộng sự, 2011). Tuy nhiên có hai trường phái rõ rệt về đổi mới, một trường phái coi đổi mới là một quy trình (process), trường phái còn lại xem đổi mới là một kết quả (outcome).

Trường phái thứ nhất, đổi mới là một quy trình

Trong trường phái này, các tác giả chỉ chú trọng đến các quy trình hình thành và phát triển ý tưởng (Almeida và cộng sự, 1997) hay quy trình thử nghiệm, sai và sửa liên tục để đạt được hiệu quả trong đổi mới (Brown và cộng sự, 1995).

Triguero và Córcoles (2013) nhấn mạnh đổi mới là một quy trình phức tạp, nó không đơn thuần là kết quả của sự khai thác nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, tài nguyên hay tận dụng các chính sách của nhà nước, mà nó là sự liên kết đổi mới giữa quá khứ và hiện tại Nói cách khác, hoạt động đổi mới trong quá khứ sẽ tác động rất lớn đến sự thành công của hoạt động đổi mới ở hiện tại Bởi vì thông thường hoạt động đổi mới trong hiện tại của doanh nghiệp sẽ được phát triển từ nền tảng của hoạt động đổi mới trong quá khứ Hơn thế nữa, hoạt động đổi mới trong quá khứ và hiện tại sẽ định hướng hoạt động đổi mới trong tương lai.

Theo Phùng Xuân Nhạ (2013), đổi mới là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn, từ nghiên cứu, phát triển, lập kế hoạch, đề ra các biện pháp thực thi và cuối cùng là thương mại hóa Trong khi đó, Richard R Nelson (1993) lại cho rằng "Đổi mới là quá trình chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới hoặc sản phẩm hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra cách tiếp cận mới trong lĩnh vực xã hội" Theo National Research Council (2014) đổi mới là quá trình bắt đầu với một phát minh, hay tiến trình với một phát minh của một sản phẩm mới, quá trình hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn các yêu cầu của thị trường Đổi mới là tạo ra, chấp nhận và thực hiện ý tưởng (West và Anderson, 1996) Từ các quan niệm trên chúng ta thấy rằng đổi mới là một quá trình, không phải là một kết quả Đổi mới được bắt đầu từ các ý tưởng đổi mới, đến thực thi ý tưởng và thương mại hóa ý tưởng Mục tiêu của đổi mới nhằm thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu của thị trường.

Zaltman và cộng sự (1973) cho rằng “Đổi mới là một quá trình sáng tạo, từ đó hai hay nhiều quan niệm hoặc ý tưởng được kết hợp với nhau theo một phương pháp mới để tạo ra một sự đổi mới chưa từng có” Quy trình đổi mới bao gồm các bước: Sáng chế (Tạo ra một ý tưởng mới); Đổi mới (Giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường; Bắt chước (Các đối thủ cạnh tranh phát triển sản phẩm tương tự; Sự lan tỏa (Sự lan tỏa của các sản phẩm trong thị trường). Đổi mới là một quá trình liên quan đến một chuỗi các hoạt động từ tìm hiểu nhu cầu thị trường, phát sinh ra ý tưởng, áp dụng và hiện thực nó (Coopper, 1998). Chấp nhận và triển khai các ý tưởng cần phải được thực hiện một cách tuần tự (Kalmal, 2006) Hansen và cộng sự (1995) phân tích cụ thể và chi tiết hơn, khi đưa ra quy trình hình thành một ý tưởng gồm 5 bước: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; Xác định cơ hội đổi mới; Tìm kiếm ý tưởng mới; Chuyển đổi ý tưởng; Khuyếch tán và đưa ra ý tưởng mới.

Trường phái thứ hai, đổi mới xem như một kết quả Đổi mới xem như một kết quả đầu ra của quá trình đổi mới, nó bao gồm: Số lượng các phát minh, sáng chế mà tổ chức hay doanh nghiệp tạo ra; số lượng đăng ký bản quyền tác giả; số lượng các loại đổi mới mà doanh nghiệp đã tạo ra hay kết quả đổi mới sản phẩm làm tăng bao nhiêu doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp

Các tác giả thuộc trường phái này quan tâm tới “tính mới”của sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra Tuy nhiên có sự tranh cãi thế nào là “mới”.

“Tính mới” là sản phẩm và dịch vụ được đưa ra mới hoàn toàn trên thị trường, hay một sự cải tiến nhỏ trong sản phẩm và dịch vụ Cái gì là “mới phải được phân biệt với hình thức hay trạng thái hiện tại” (Darroch, 2005) Tuy nhiên, Robertson (1967) cho rằng, “Tính mới” thôi chưa đủ, cần phải có tiêu chuẩn rõ ràng để phân biệt đổi mới Để làm rõ vấn đề này tác giả Edison và cộng sự (2013) đã chia thành bốn nhóm:Đổi mới từng bước (Incremental innovation); Đột phá thị trường; Đột phá về công nghệ; Đổi mới căn bản (radical innovations) Việc phân chia kết quả của đổi mới dựa vào sự tác động của đổi mới đến tới thị trường hay sự thay đổi của công nghệ nền tảng. Để trả lời câu hỏi thế nào là mới? OECD (2005) phân chia “tính mới” thành ba loại: (1) Mới đối với doanh nghiệp, điều này xảy ra khi doanh nghiệp lần đầu đưa ra một sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay chiến lược marketing mới Có thể những nội dung này đã có ở nơi khác, tuy nhiên đối với doanh nghiệp là mới Đây gọi là đổi mới từ việc “hấp thụ” tri thức, công nghệ từ bên ngoài Mặc dù sự mới này đối với doanh nghiệp khác đã là cũ, tuy nhiên nó sẽ là nền tảng để doanh nghiệp cải tiến và hoàn thiện hoạt động đổi mới tiếp theo (2) Mới đối với thị trường, khi doanh nghiệp là người tiên phong trong việc đổi mới Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới ra thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, có thể là một khu vực địa lý hay một dòng sản phẩm hay dịch vụ (3) Mới đối với thế giới, khi doanh nghiệp sở hữu công nghệ đột phá trên toàn thế giới Thông qua đó doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ mới trên tất cả các thị trường cả trong nước, cũng như ngoài nước Mục tiêu của loại đổi mới này là tạo ra nhu cầu mới, thay vì nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đang tồn tại Doanh nghiệp sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Đổi mới là sự sản xuất của một bí quyết hay một công nghệ mới, không nhất thiết phải là một công nghệ cao và nó kéo theo việc giới thiệu bên trong thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận Bí quyết bao gồm kiến thức và năng lực làm thế nào để sản xuất một sản phẩm mới; chạy một quy trình sản xuất mới; tiếp cận thị trường mới; hay áp dụng một vật liệu mới Sản phẩm của đổi mới là các hiện vật như: Phần mềm mới, xe mới, máy sản xuất mới, thiết bị mới Tidd và Besant

(2013) “Đổi mới là một quá trình chuyển đổi các ý tưởng thành những sản phẩm/dịch vụ, quy trình mới và hữu dụng”.

1.1.2 Nghiên cứu về tầm quan trọng của đổi mới

1.1.2.1 Giúp tăng trưởng một cách bền vững

Vào những năm 1970, các nhà khoa học quan tâm đến hoạt động đổi mới nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông qua đó sẽ làm phát triển kinh tế của một quốc gia Tuy nhiên đến cuối những năm 1980, các nhà khoa học cho rằng thực hiện quá trình đổi mới cần phải xem xét đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia một cách bền vững Solow (1991) cho rằng, đổi mới cần phải có chiến lược, nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống khi sử dụng nguồn nhân lực, tài nguyên, kỹ thuật và công nghệ, tránh tình trạng sử dụng quá mức, không đúng, không hiệu quả Điều này sẽ dẫn đến các nguồn lực của một quốc gia bị cạn kiệt hoặc phát triển không bền vững.

Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao chưa từng có trong lịch sử, mức sống của các nước từ Mỹ, Đức đến Nhật bản tăng theo cấp số nhân. (Baumol, 2014) cho rằng sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thường bắt nguồn từ đổi mới Một tổ hợp của hoạt động đổi mới có hệ thống trong các doanh nghiệp, “một cuộc chạy đua vũ trang” trong quá trình đổi mới, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong việc tạo ra và sử dụng các kết quả đổi mới Bởi vì không một doanh nghiệp nào muốn tụt hậu so với những doanh nghiệp khác trong các khía cạnh về sản phẩm mới hay quy trình mới (Baumol, 2014) nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng hoạt động đổi mới như một vũ khí cạnh tranh chính Tuy nhiên, như ông giải thích, các doanh nghiệp không muốn mạo hiểm đổi mới quá nhiều, vì nó tốn kém và có thể bị lỗi thời bởi sự đổi mới của các đối thủ Vì vậy, các doanh nghiệp đã phân chia sự khác biệt thông qua việc bán giấy phép công nghệ hoặc tham gia vào các tổ chức chia sẻ công nghệ Điều này sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế Quá trình này sẽ tạo nên sự tăng trưởng vô cùng lớn của các nền kinh tế tư bản hiện đại.

Tổng quan các công trình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới trong

Có rất nhiều yếu tố tác động tới đổi mới trong doanh nghiệp và đã có nhiều nghiên cứu trước đây đề cập tới vấn đề này Nghiên cứu tổng hợp về đo lường đổi mới của Edison, Ali và Torkar (2013) là một ví dụ điển hình Trong nghiên cứu này, trên cơ sở tổng hợp từ rất nhiều các nghiên cứu trước đó, các tác giả đã xác định

244 yếu tố chi tiết tác động tới đổi mới của doanh nghiệp Edison, Ali và Torkar

(2013) đã phân chia các yếu tố này thành hai nhóm chính: Các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong Bên cạnh đó, các tác giả đã nhóm 244 yếu tố chi tiết thành 23 nhóm các yếu tố quyết định ảnh hưởng tới đổi mới của doanh nghiệp, trong đó có thể kể tới một số yếu tố quan trọng như: Thị trường, chính sách, công cụ hỗ trợ,công nghệ, hoạt động R&D, sự liên kết, tài chính, nguồn nhân lực,…Tuy nhiên, việc phân tích định lượng đồng thời cả 244 yếu tố chi tiết hoặc 23 nhóm các yếu tố quyết định là không khả thi Do đó, trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết, lý thuyết, tổng quan tài liệu nghiên cứu về đổi mới, các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới của các doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng như kết hợp với nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã tổng hợp và lựa chọn ra 06 yếu tố phù hợp nhất để tìm hiểu, tổng hợp và đánh giá ảnh hưởng của chúng tới đổi mới của doanh nghiệp.

1.2.1 Cạnh tranh và thông tin thị trường

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới Do vậy áp lực từ môi trường bên ngoài sẽ kích thích hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp, vì doanh nghiệp lo sợ sẽ bị tụt hậu (Porter, 2008) Tuy nhiên hoạt động đổi mới là một quá trình dài hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược đổi mới trong chiến lược cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp Điều này sẽ giúp huy động và sử dụng các nguồn lực bên trong doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn (Porter, 2008). Đồng quan điểm với Porter (2008), Arranz và cộng sự (2019) đã nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp nên coi việc đổi mới là một phần trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Đổi mới sẽ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp doanh nghiệp có được ưu thế trong cạnh tranh Thêm vào đó tác giả cũng chỉ ra rằng, động lực của hoạt động đổi mới có thể đến từ áp lực môi trường bên ngoài (đổi mới bị động) hoặc sự chủ động, tự nguyện của doanh nghiệp Sử dụng số liệu của 5461 doanh nghiệp Tây Ban Nha, Arranz và cộng sự (2019) đã nghiên cứu các yếu tố khuyến khích và cản trở sự đổi mới trong các doanh nghiệp Tác giả đã nhấn mạnh rằng thông tin thị trường và đặc biệt là hiểu biết về giá cả thị trường, hiểu biết về nhu cầu thị trường là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của các tác giả Bùi Nhật Lệ Uyên (2019); Trần Thị Hồng Việt (2016); Acs và cộng sự (1988); Dananpour và cộng sự (2006)… Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua các nội dung như: năng lực cạnh tranh về tài chính, năng lực cạnh tranh về giá, năng lực cạnh tranh về thị phần, năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực… Các tác giả đã chứng minh rằng doanh nghiệp có ưu thế hơn trong cạnh tranh, thì hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp được quan tâm hơn và hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp mà năng lực cạnh tranh yếu.

Theo Sala và cộng sự (2017) động lực cũng như yếu tố để thúc đẩy đổi mới chính là việc tạo dựng lợi thế cho doanh nghiệp thông qua việc định vị và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín thương hiệu nhằm chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, mối tương quan giữa chi phí và lợi ích của đổi mới là một trong những vấn đề khiến các doanh nghiệp cần thực sự phải cân nhắc Manget và cộng sự

(2009) đã chỉ ra rằng, trong trường hợp người tiêu dùng cảm nhận về giá trị nhận sản phẩm được cao hơn, chất lượng tốt hơn, họ sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm mới, từ đó doanh nghiệp sẽ bù đắp được các chi phí đã bỏ ra để tiến hành hoạt động đổi mới hướng tới việc cải thiện chất lượng và uy tín của sản phẩm của doanh nghiệp.

Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt khi thực hiện hoạt động đổi mới. Nhưng tác động của thị trường lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động tới đổi mới là vấn đề còn nhiều tranh cãi Các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đối với hoạt động đổi mới đưa ra các kết quả khác nhau Nghiên cứu của Aghion và cộng sự (1999) chỉ ra mặt tích cực của cạnh tranh đối với sự đổi mới, trong khi nghiên cứu của Lee và cộng sự (2005) ủng hộ quan điểm ngược lại, thậm trí theo hình U ngược (Aghion và cộng sự, 2005) Hussen và Çokgezen (2019) cũng nhấn mạnh rằng, mức độ cạnh tranh có tác động tiêu cực đối với cả hai loại hình đổi mới, đó là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất Hiệu ứng Schumpeterian phản ánh cạnh tranh sẽ làm giảm lợi ích độc quyền của các sản phẩm mới tiềm năng, do đó làm giảm động lực của doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động đổi mới (Geroski, 1990) Theo Cohen (1990) cấu trúc thị trường độc quyền sẽ làm cho hành vi của đối thủ vừa ổn định vừa có thể dự đoán được, từ đó giúp hoạt động đổi mới được an toàn và hiệu quả.

Theo Aghion (2005) đã phát triển rằng mối quan hệ giữa cạnh tranh và đổi mới theo hình chữ U ngược Mô hình này giả định có hai loại cạnh tranh: (1) các đối thủ là ngang tài ngang sức hoặc (2) kẻ dẫn đầu và kẻ tụt hậu Khi các doanh nghiệp là ngang tài, ngang sức, cạnh tranh sẽ thúc đẩy động lực đổi mới nhằm giúp doanh nghiệp vượt lên Tuy nhiên, một khi một doanh nghiệp vượt lên, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ rơi vào trường hợp thứ hai, “người dẫn đầu” (đã đổi mới thành công và vươn lên) và “kẻ tụt hậu” (thất bại trong việc đổi mới) Trong tình huống này, các doanh nghiệp tụt hậu không nên tiếp tục thực hiện hoạt động đổi mới, thay vào đó nên thuê hoặc mua các kết quả đổi mới Vì nhiều khi giá thuê hoặc mua các kết quả đổi mới sẽ thấp so với việc tiếp tục đầu tư vào hoạt động đổi mới để cạnh tranh với người dẫn đầu.

1.2.2 Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật

Arranz và cộng sự (2019) đã đề cao vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới, tác giả cho rằng thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Việc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động đổi mới sẽ phụ thuộc vào mức độ và phạm vi của chính sách Nhận định này cũng được ủng hộ bởi Romijn và Albaladejo (2002), tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ về thể chế trong đổi mới và chính sách hỗ trợ đổi mới của chính phủ sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Nguyễn Quốc Duy (2015) cho rằng nếu nhà nước sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ hoạt động đổi mới như: Chính sách về tín dụng, chính sách về hỗ trợ khoa học và công nghệ, chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo….điều này sẽ tạo môi trường lành mạnh, hiệu quả cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới.

Yang và cộng sự (2019) đã sử dụng số liệu bảng của các doanh nghiệp công nghiệp năng lượng Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2015 và chỉ ra yếu tố chính tác động tới hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp năng lượng là thể chế Bên cạnh đó, tác giả còn nhấn mạnh vai trò của của Chính phủ trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp Điều này cũng được chứng minh trong các nghiên cứu của Arranz và cộng sự (2019); Romijn và Albaladejo (2002); Nguyễn

Quốc Duy (2015); Hussen và Çokgezen (2019); Bùi Nhật Lệ Uyên (2018)… Các tác giả cho rằng thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật của nhà nước là một trong những đòn bẩy quan trọng cho hoạt động đổi mới, chính phủ vừa là nhà đầu tư, vừa là nhà hỗ trợ tài chính cho hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp Sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ rất hữu ích cho các doanh nghiệp khi đối mặt với sự thiếu hụt các nguồn lực (Bùi Nhật Lệ Uyên, 2018) Bên cạnh đó chính phủ đóng vai trò xây dựng mạng lưới và kích thích mạng lưới đổi mới hoạt động hiệu quả Đặc biệt vai trò của chính phủ sẽ được thể hiện thông qua việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới quốc gia.

Theo Hussen và Çokgezen (2019) cấu trúc thị trường hoặc chất lượng của thể chế mà doanh nghiệp đang hoạt động, đều quan trọng trong việc xác định hiệu quả đổi mới của doanh nghiệp Kết quả của hoạt động đổi mới có thể là các phát minh mang tính đột phát, cần được bảo vệ thông qua chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Điều này sẽ tránh tình trạng sao chép mà không mất phí và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp đổi mới Sivak và cộng sự (2011) đã kết luận rằng chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới Tuy nhiên, không phải chính sách hay luật lệ nào cũng tác động tích cực tới hoạt động đổi mới Ví dụ luật phá sản chặt chẽ có thể cản trở các doanh nghiệp tiến hành đổi mới vì đôi khi chúng có thể tạo ra gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp trong trường hợp đổi mới bị thất bại Nhưng luật phá sản chặt chẽ sẽ cung cấp một bảo đảm mạnh mẽ cho các nhà đầu tư và do đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng hơn Thực tế cho thấy ở những nước có luật phá sản chặt chẽ, tỷ lệ khởi nghiệp thấp hơn, do tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giảm (Sala và cộng sự 2017) Parchomovsky và Stein (2008) cho rằng hệ thống pháp luật cũng có tác động đến hoạt động đổi mới, việc truy cứu trách nhiệm do sơ suất trong quá trình tiến hành hoạt động đổi mới, sản phẩm đổi mới bị lỗi và sản phẩm biến đổi gen, kết quả đổi mới không phù hợp với đạo đức hay nhân quyền… đều sẽ là một trở ngại cho hoạt động đổi mới Các quy định để đảm bảo hoạt động cạnh tranh là quan trọng nhưng không nên quá phức tạp, vì điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động đổi mới của doanh nghiệp (Nijsen và cộng sự 2009) Ngoài ra, việc thiết lập khuôn khổ thể chế để quản lý doanh nghiệp cần đảm bảo tính hiệu quả, thông qua đó thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp.

Tham nhũng là hậu quả của một hệ thống điều hành chính phủ yếu, kém Các doanh nghiệp đổi mới có thể phải đối mặt với các yêu cầu hối lộ từ các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính quyền (Anokhin và Schulze, 2009) Điều này sẽ làm tăng chi phí cho hoạt động đổi mới của doanh nghiệp và gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Romijn, 2002; Nijsen và cộng sự 2009) Do vậy một thống pháp luật hiệu quả và công bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới (Buddelmeyer và cộng sự, 2006; Baumol, 1990; Rosenbusch và cộng sự, 2011) Tại Việt Nam, quy định và thủ tục hành chính rườm rà, không công khai, minh bạch đang là một rào cản lớn để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư R&D vào Việt Nam Các quy định thì không rõ ràng và khó hiểu, các ban ngành chức năng không có sự liên kết với, thủ tục hành chính thì quá phức tạp điều này gây mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đổi mới như: khi doanh nghiệp xin các dự án hỗ trợ hoạt động đổi mơi của chính phủ, xin miễn thuế cho dây truyền công nghệ cao, xin hỗ trợ tín dụng… (Vũ Anh Dũng và cộng sự, 2018) Chính vì vậy hệ thống pháp luật đòi hỏi phải công khai và minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho doanh nghiệp khi làm việc với các cơ quan chính quyền tại địa phương.

Sự kém hiệu quả của bộ máy hành chính quyền sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động đổi mới và có thể làm giảm lợi nhuận từ hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Các quy định pháp luật chặt chẽ sẽ làm giảm động lực đổi mới và làm giảm đầu tư cho hoạt động R&D (Aghion và cộng sự, 2009) Hay sự chậm chễ trong việc phê duyệt các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc mua công nghệ phục vụ hoạt động đổi mới, hay thủ tục giấy tờ phức tạp liên quan đến các chính sách hỗ trợ của nhà nước….sẽ kìm hãm hoạt động đổi mới của doanh nghiệp.

Yang và cộng sự (2019) chỉ ra rằng chính sách tài chính công và quy định của nhà nước liên quan tới vấn đề môi trường chỉ có ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động đổi mới trong lĩnh vực năng lượng của các doanh nghiệp tại Trung Quốc.

Khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu mà tác giả được tiếp cận được, tác giả nhận thấy trong nghiên cứu còn có nhiều khoảng trống liên quan đến đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp, gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, nhiều nhà khoa học ở một số quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu về đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp Tuy nhiên ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu tới đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp Đặc biệt chưa có một luận án hay một công trình nào đánh giá thực trạng mức độ thực hiện các nội dung của đổi mới theo các khía cạnh: Đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức; đổi mới marketing.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về đổi mới tại Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc đưa ra các khái niệm, phân loại đổi mới theo hiệp hội OECD Chưa có công trình nào đưa ra một các nhìn tổng thể về cơ sở lý luận của đổi mới, đánh giá tác động của đổi mới tới nền kinh tế, cũng như đối với doanh nghiệp.

Thứ ba, những công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới chỉ dừng lại ở một số công trình là bài báo trong nước hoặc một số luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới một nội dung của đổi mới như: Đổi mới sản phẩm hay đổi mới quy trình Chưa có một công trình nào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới bốn nội dung của đổi mới là: Đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức, đổi mới marketing.

Từ các khoảng trống nghiên cứu trên, tác giả đã xác định hướng nghiên cứu của mình như sau: (1) Tác giả đã dựa vào lý thuyết về đổi mới (được giới thiệu chi tiết ở chương 2); (2) Xây dựng 6 yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới bao gồm Cạnh tranh và thông tin thị trường; Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật; Cơ sở hạ tầng;Liên kết và hợp tác; Nhà quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực; năng lực tài chính doanh nghiệp; (3) Tác giả đánh giá thực trạng của các yếu tố, đồng thời xây dựng mô hình nhằm đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố tới hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp; (iv) dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung chương 1 đã tổng quan được những nội dung cơ bản về đổi mới và yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp, bao gồm: Làm rõ những nghiên cứu về đổi mới ở trong nước và ngoài nước như: Quan niệm về đổi mới, tầm quan trọng của đổi mới, loại hình và hình thức của đổi mới; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp, bao gồm: Cạnh tranh và thông tin thị trường; thể chế và hệ thống pháp luật; cơ sở hạ tầng; liên kết và hợp tác; nhà quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực; năng lực tài chính doanh nghiệp; Chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu để làm cơ sở hoàn thiện hệ thống lý luận và nghiên cứu thực tiễn thực trạng hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về đổi mới (Innovation) trong doanh nghiệp Định nghĩa đầu tiên về đổi mới được phát triển bởi Schumpeter (1934), “Đổi mới có thể được xác định như là một sự giới thiệu của một sản phẩm mới, hoặc một chất lượng mới của sản phẩm” và “Quá trình đổi mới là một sự giới thiệu phương pháp sản xuất mới” Roger (2003) định nghĩa “Đổi mới nghĩa là phát mình kèm theo khai thác”.

Druker (1998) “Đổi mới sáng tạo là công cụ, phương tiện cụ thể các doanh nghiệp sử dụng khai thác sự thay đổi như một cơ hội để tạo ra công việc kinh doanh hoặc dịch vụ khác” và giúp doanh nghiệp phản ứng tốt với thay đổi trong môi trường bên ngoài hoặc có những hành động làm thay đổi môi trường (Damanpour và cộng sự, 2006) Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng và chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là marketing và đổi mới sáng tạo (Drucker, 1998).

Harvard (2003) “Đổi mới là hiện thân, là sự kết hợp hay tổng hợp kiến thức các sản phẩm, quy trình hay dịch vụ mới, có giá trị, có liên quan và có nguồn gốc” Theo tác giả Adams và cộng sự (2006) cho rằng “Đổi mới đó là việc khai thác thành công các ý tưởng mới‖.

Nhìn chung, khởi nguồn của đổi mới là “tri thức mới” và “ý tưởng mới”. Plessis (2007) “Đổi mới là việc tạo ra tri thức và ý tưởng mới nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn, cải thiện các quy trình, cơ cấu lại tổ chức nội bộ và tạo ra định hướng thị trường sản phẩm và dịch vụ”.

Trong luận án này tác giả sẽ tiếp cận khái niệm của đổi mới theo hướng tiếp cận của OECD (2005) “Đổi mới bao gồm việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ, quy trình mới hoặc cải tiến đáng kể; phương pháp marketing mới hoặc phương thức quản trị tổ chức mới”.

2.1.2 Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp

Theo luật doanh nghiệp (2020) định nghĩa “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Phân chia doanh nghiệp theo phạm vi hoạt động thì doanh nghiệp sẽ phân thành: Doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thương mại… Trong đó “Doanh nghiệp công nghiệp là đơn vị cơ sở thực hiện một hay một số chức năng: Khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến sản phẩm, khai thác (nông, lâm , hải sản) và hoạt động phục vụ có tính chất công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm công nghiệp để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội”.

Doanh nghiệp công nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế của một quốc gia, giúp tăng thu nhập quốc gia, tạo ra nhiều việc làm, giúp tạo ra tư liệu sản xuất hiện đại để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực khác….

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo là một đơn vị kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Nhiệm vụ chính của các doanh nghiệp sẽ tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Kenton (2018) định nghĩa “Doanh nghiệp chế biến chế tạo là doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hàng hóa cuối cùng để bán cho khách hàng trên một phạm vi rộng lớn” Trong khi đó

Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) lại cho rằng doanh nghiệp chế biến chế tạo là doanh nghiệp sử dụng kết hợp các nguồn lực và áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến để sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu của thị trường.

2.1.3 Khái niệm hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp

Hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp là việc "kết hợp nhiều loại kiến thức, năng lực, kỹ năng và nguồn lực khác nhau" (Fagerberg, 2003) để tìm kiếm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, thông qua việc giảm chi phí sản xuất, phát triển sản phẩm mới/dịch vụ mới hoặc thay đổi những sản phẩm hiện có Hoạt động đổi mới là quá trình doanh nghiệp chủ động kết hợp các nguồn lực, thể hiện nỗ lực để tạo ra các kết quả đầu ra của đổi mới (Lall, 2001).

Hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp liên quan đến nỗ lực tìm kiếm kiến thức mới và tiếp thu, điều chỉnh hoặc phát triển kiến thức hiện có, cũng như các hình thức khác nhau để tăng năng lực sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp, tăng cường thiết bị hoặc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phục vụ hoạt động đổi mới Các hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp thường bao gồm:

- Hoạt động kết hợp các yếu tố đầu vào phục vụ hoạt động đổi mới như: + Nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh nghiệp hoặc thông qua thỏa thuận thuê một đại lý bên ngoài công doanh nghiệp để thực hiện công việc.

+ Hoạt động mua lại công nghệ mới như thiết bị, phần cứng và phần mềm hoặc hoạt động mua giấy phép hay bằng sáng chế.

+ Hoạt động thuê các công ty tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ đổi mới trong doanh nghiệp.

+ Hoạt động đổi mới kỹ thuật và đổi mới thiết kế Công nghiệp.

+ Hoạt động đào tạo cán bộ.

- Hoạt động sử dụng các kết quả đổi mới

- Hoạt động thương mại hóa kết quả đổi mới

Hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp thì doanh nghiệp chiếm vị trí trung tâm, nhà nước đóng vai trò khuyến khích và tạo hành lang phá lý nhằm bảo vệ và thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới Trong hoạt động đổi mới doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường như cấu trúc, đặc điểm thị trường, môi trường vĩ mô và vi mô, khả năng hoặc cơ hội mà môi trường mang lại, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải Từ đó doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đổi mới cho phù hợp, thông qua việc thiết kế một chiến lược đổi mới và xây dựng các nguồn lực nhằm thực hiện chiến lược đó Thành công của hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn chiến lược đổi mới cho phù hợp.

Hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp sẽ phụ thuộc mức độ ưu tiên của nhà quản lý, cũng như phụ thuộc vào các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp Nguồn lực này bao gồm nguồn nhân lực, tài lực, vật lực và hệ lực Bởi vì để tiến hành hoạt động đổi mới các doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực chất lượng cao,nguồn tài chính dồi dào, cơ sở vật chất hiện đại và mối liên kết hợp tác đa dạng và phong phú.

Tầm quan trọng của đổi mới đối với doanh nghiệp công nghiệp

Thứ nhất, đổi mới giúp doanh nghiệp công nghiệp gia tăng lợi nhuận.

Có rất nhiều nhà kinh tế học đã giải thích mối quan hệ tích cực giữa đổi mới và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Brown và Eisenhardt, 1995; Damanpour, 1991; Guo, Baruch, và Zhou, 2005; Li và Atuahene ‐ Gima, 2001) Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng đổi mới là động lực chính cho tăng trưởng doanh nghiệp, góp phần vào tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và đảm bảo doanh nghiệp phát triển trong dài hạn. Đổi mới là một quá trình nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm mới Từ đó tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, về giá, về đặc tính của sản phẩm Doanh nghiệp công nghiệp có thể tăng giá bán với sản phẩm mới hoặc tăng doanh số bán hàng, thông qua đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Mặt khác lợi nhuận là kết quả của doanh thu trừ đi chi phí Kết quả đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí từ việc đổi mới, cải tiến trong phương thức, phương pháp, quy trình, kỹ thuật hay trang thiết bị sản xuất theo hướng giúp giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, giảm giá thành và loại bỏ được đối thủ cạnh tranh, thông qua đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Schumpeter (1934) đã khẳng định rằng đổi mới là chìa khóa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đổi mới không chỉ làm tăng lợi nhuận và kết quả đầu ra của doanh nghiệp, mà còn là nền tảng phát triển để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Thứ hai, đổi mới giúp doanh nghiệp công nghiệp tồn tại và phát triển bền vững Đổi mới là hoạt động rất cần thiết để cho các doanh nghiệp công nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay Quan điểm này đã được Baumol

(2002) tán thành: “Trong chủ nghĩa tư bản, hoạt động đổi mới trở thành bắt buộc, quyết định doanh nghiệp sống hay chết” và “ đổi mới đã làm thay đổi giá cả, phân chia lại cơ cấu, ngành nghề, lĩnh vực trong ngành công nghiệp".

Tất cả các doanh nghiệp công nghiệp dù mới thành lập hay các doanh nghiệp lâu đời đều cần phải tăng cường hoạt động đổi mới Đổi mới là một phương tiện đắc lực cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thành công và làm suy yếu các doanh nghiệp đã có tên tuổi Ngoài ra, các doanh nghiệp đã có tên tuổi cũng vẫn cần phải đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình khi đối mặt với sự thay đổi và phát triển công nghệ như vũ bão (Almeida và cộng sự, 1997).

Hoạt động đổi mới sẽ tạo ra động lực phong phú thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng (Arrow, 1962; Law và cộng sự, 2020; Quadrio, 1994) Sự đổi mới sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh, điều này sẽ làm quy mô của doanh nghiệp và buộc các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp phải sản xuất các sản phẩm phiên bản cũ và lỗi thời, trước khi phải rút lui khỏi thị trường. Đổi mới giúp cải tiến chất lượng, tăng sự thay đổi và đa dạng hóa sản phẩm và có ảnh hưởng tích cực việc làm trong doanh nghiệp (Guinet và Pilat, 1999). Ngoài ra, đổi mới cho phép mở rộng thị phần, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao danh tiếng và giảm chi phí (Abernathy và Clark, 1985) Theo Schumpeter

(1934), đổi mới là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh đạt được thu nhập thông qua việc tạm thời thiết lập độc quyền Ngày nay các sản phẩm và dịch vụ hiện có dễ bị ảnh hưởng bởi công nghệ mới, nhu cầu khách hàng thay đổi và cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ Do vậy đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, hoặc có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các nhu cầu mới và do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững (Rosenbusch, Brinckmann và Bausch, 2011).

Thứ ba, đổi mới giúp doanh nghiệp công nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh

Môi trường thay đổi và vòng đời sản phẩm bị rút ngắn, khả năng tạo ra các đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp có thể là yếu tố then chốt cho phép doanh nghiệp duy trì hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh và do đó cải thiện năng suất (Artz và cộng sự, 2010 ) Về cốt lõi, đổi mới là làm một điều gì đó khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Nếu doanh nghiệp thực hiện đổi mới trên các sản phẩm, thì mục tiêu là phát triển hoặc cập nhật các sản phẩm cho đến khi không có sản phẩm nào khác trên thị trường giống như sản phẩm đó Nếu doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy trình, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc hoặc các nguồn lực khác và mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác đang bị mắc kẹt trong hệ thống quy trình cũ, lỗi thời, kém tính cạnh tranh.

Thứ tư, đổi mới giúp doanh nghiệp công nghiệp thực hiện tốt hơn trách nhiệm với xã hội Đổi mới có thể thúc đẩy một doanh nghiệp phát triển công nghệ linh hoạt hơn, do đó cho phép kết hợp sở thích của khách hàng vào thiết kế của hàng hóa được sản xuất (Gallego và cộng sự, 2011) Hoạt động đổi mới này có thể cải thiện sự hài lòng của khách hàng và nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp Surroca và Tribó (2008) cho biết đổi mới có thể mang lại công nghệ có trách nhiệm với môi trường hơn về mặt xã hội, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp Đổi mới ảnh hưởng đến cách thức mà doanh nghiệp quan hệ với cộng đồng (Hill và Jones, 1992) Khi một doanh nghiệp đưa ra quyết định phát triển đổi mới tổ chức bằng cách thay đổi chính sách nguồn nhân lực của mình, đổi mới đó có thể ảnh hưởng không chỉ đến nhân viên của mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội, vì nó nhằm mục đích cải thiện phúc lợi của người lao động hoặc các bên liên quan Đổi mới cũng có thể mang lại các thực hành có trách nhiệm hơn cho nhân viên của mình, cho phép và thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng và nghề nghiệp của nhân viên. Tóm lại, những hành động đổi mới này có thể cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và tối đa hóa phúc lợi xã hội nói chung.

Thứ năm, đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu.

Các doanh nghiệp nổi tiếng về sự đổi mới sẽ được người lao động ưu tiên trong việc lựa chọn, từ đó giúp doanh nghiệp tuyển chọn được những người lao động có trình độ chất lượng cao Thiết lập thương hiệu của doanh nghiệp “Đổi mới hàng đầu” là một cách sáng tạo, có thể khuyến khích những tài năng hàng đầu áp dụng và tiếp tục cam kết với doanh nghiệp, mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nguồn nhân lực Sử dụng số liệu của các công ty được niêm yết của Trung Quốc, phân tích mô hình lý thuyết các công ty không đồng nhất(heterogeneous firms), Yang và cộng sự (2022) đã nhấn mạnh tầm mối quan trọng giữa nguồn nhân lực và hoạt động đổi mới của công ty Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có danh tiếng về đổi mới và phát triển sẽ dễ dàng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao Và nguồn nhân lực này sẽ làm giảm chi phí đổi mới của công ty, đồng thời tăng hiệu suất, chất lượng, cũng như số lượng đổi mới, bằng sáng chế Đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng sẽ nâng cao sự đồng đều về chất lượng của bằng sáng chế.

Bên cạnh đó vào đó, González và García-Almeida (2021) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một hệ thống đổi mới sáng tạo doanh nghiệp tốt với tính sáng tạo, kinh nghiệm, trình độ và đặc biệt là động lực của nhân viên Sử dụng dữ liệu của

153 nhân viên từ các khách sạn tại Tenerife (Tây Ban Nha), các tác giả đã chỉ ra rằng giá trị công ty, danh tiếng doanh nghiệp, cũng như các phần thưởng xứng đáng là yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy động lực làm việc và lòng trung thành của nhân viên.

Đặc trưng đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp

Doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn thường tập trung vào hoạt động đổi mới hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ Doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn sẽ đi đầu trong hoạt động đổi mới sáng tạo của quốc gia, dẫn dắt những doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp Trong khi nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thường tập trung vào nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ Nhóm các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao: Hoạt động chủ yếu là thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ, li-xăng Nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Có tiềm năng tăng trưởng nhanh dựa trên việc khai thác tài sản trí tuệ. Đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp thường có xu hướng tạo ra sản phẩm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên: Ngày nay doanh nghiệp công nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ở thị trường trong nước, cũng như thị trường quốc tế Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần tăng cường đổi mới để tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp Đặc biệt đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp có xu hướng tạo ra những sản phẩm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên (Meshalkin và cộng sự, 2011; Shinkevich và Lubnina, 2013; Malysheva và cộng sự, 2016) Đổi mới sản phẩm đã chú trọng đến việc tạo ra các dòng sản phẩm sử dụng tiết kiệm tài nguyên và ít chất thải, tìm kiếm các nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên để thay thế Ngoài ra đổi mới còn chú trọng đến phát triển các phương pháp tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đổi mới trong ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao hơn so với ngành khác: Schumpeter (1942) cho biết đặc trưng đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp có mức độ cạnh tranh cao hơn so với ngành khách, do số lượng đối thủ cạnh tranh thường lớn và rất mạnh, có nhiều rào cản hơn khi doanh nghiệp gia nhập vào thị trường, cũng như là khi tham gia vào hoạt động đổi mới. Đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp thường làm thay đổi cơ cấu lao động trong doanh nghiệp: (Cirera and Sabetti, 2019) cho biết đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp thường cho ra đời của các dòng sản phẩm mới có xu hướng tạo ra nhiều việc làm hơn Tuy nhiên nếu đổi mới quy trình trong các doanh nghiệp công nghiệp thường sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại hơn hoặc cho ra đời các sản phẩm được nâng cấp, điều này có thể dẫn đến việc sử dụng ít lao động hơn hoặc thay thế, sử dụng lao động hiệu quả hơn.

Tính không chắc chắn thành công trong đổi mới cao: Đổi mới là kết quả đầu tư của các doanh nghiệp vào vốn tri thức, thực hành quản lý và quyết định tổ chức. Mục tiêu cuối cùng của các khoản đầu tư này là giới thiệu các sản phẩm hoặc quy trình mới hoặc nâng cấp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất, doanh số bán hàng, lợi nhuận hoặc điểm số Tuy nhiên, có sự không chắc chắn về mức độ hiệu quả mà các doanh nghiệp chế biến chế tạo có thể chuyển đổi các khoản đầu tư vốn tri thức thành các kết quả đổi mới.

Sự không chắc chắn này đặc biệt cao ở các doanh nghiệp công nghiệp, khi mà đổi mới đòi hỏi các yếu tố bên trong như tài chính, kỹ năng, năng lực của đội ngũ nhân viên, nhà quản trị trong doanh nghiệp… và các yếu tố bên ngoài như chính sách pháp luật, cơ sở hạ tầng… Tác động của đổi mới đến việc làm phụ thuộc vào việc phân bổ công nhân bổ sung cho các đổi mới và tác động của những nỗ lực đổi mới này phụ thuộc vào hiệu quả của doanh nghiệp Lou và cộng sự (2022) đã nghiên cứu thị trường vốn của Trung Quốc và nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới doanh nghiệp và rủi ro thị trường Nghiên cứu này đề cập tới “lo ngại rủi ro” và nhấn mạnh rằng việc định giá sai ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới thông qua các kênh tài chính và hành vi quản lý Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tính rủi ro của đổi mới, đặc biệt là các thị trường mới nổi. Đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp đòi hỏi phải tập trung nguồn lực cao hơn so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác: Laursen và Andersen

(2023) đã nhấn mạnh rằng, việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực là một thách thức rất lớn đối hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Dựa trên phân tích các doanh nghiệp toàn cầu, trong đó có công ty Unilever, nhóm nghiên cứu đã phân tích tác động của quản trị nguồn lực và mạng lưới đổi mới tới hiệu quả đổi mới của doanh nghiệp. Đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp thành công thường phải chú ý đến nhu cầu và đặc điểm của người tiêu dùng; tích hợp các hoạt động phát triển, sản xuất và tiếp thị; liên kết với các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật bên ngoài; ưu tiên các nguồn lực R&D chất lượng cao; đưa các nhà quản trị kinh doanh có trình độ cao, giàu kinh nghiệm phụ trách dự án; và có cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo cao nhất và hội đồng quản trị Một yếu tố khác bao gồm là trình độ kỹ năng của lực lượng lao động Kỹ năng của nhân viên có thể được coi là đầu vào cần thiết trong hoạt động đổi mới Đặc biệt, Schumpeter đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà quản trị.

Doanh nghiệp công nghiệp thường chú trọng đến hợp tác, liên kết trong quá trình đổi mới: Guinet (1999) cho rằng mối quan hệ giữa đổi mới và hợp tác nghiên cứu trong ngành công nghiệp rất khăng khít Đặc biệt, mức độ của các thỏa thuận nghiên cứu hợp tác để đổi mới có thể phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và ý nghĩa của sự đổi mới Ví dụ: các doanh nghiệp tiến hành hoạt động R & D để giới thiệu kết quả đổi mới đối với thị trường thay vì mới đối với doanh nghiệp, có nhiều khả năng tham gia vào các thỏa thuận hợp tác R&D để tiến hành các hoạt động đổi mới Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chế biến chế tạo tiến hành phát triển các sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới phải hình thành các thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác Nhằm thúc đẩy mối liên kết và hợp tác giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, giữa các nhà nghiên cứu tại trường đại học và các doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Vấn đề cốt lõi là sự hợp tác, dù chính thức hay không chính thức, đều cho phép các doanh nghiệp đổi mới giảm chi phí bằng cách loại bỏ sự trùng lặp và đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Một lợi ích khác liên kết, hợp tác là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, điều chỉnh và thu thập thông tin liên quan đến đổi mới, cũng như phân tán rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nội dung đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp

Tác giả lựa chọn việc phân loại nội dung của đổi mới theo cách tiếp cận của OECD (2005), nội dung đổi mới bao gồm:

Theo OECD (2005, tr48), “Đổi mới sản phẩm (product innovation) là việc giới thiệu một sản phẩm mới hoặc được cải tiến đáng kể đối với các đặc tính hoặc mục đích sử dụng của nó Điều này bao gồm những cải tiến đáng kể trong các chi tiết kỹ thuật, các thành phần và nguyên liệu, phần mềm tích hợp, tính thân thiện với người sử dụng hoặc các đặc tính chức năng khác” Đổi mới có thể tạo ra sản phẩm khác biệt hoàn toàn so với sản phẩm cũ như việc “phát triển các dòng sản phẩm, thương hiệu mới”, hoặc chỉ là sự cải tiến nhỏ từ “thiết kế sản phẩm, bao bì, mẫu mã”, tính năng sử dụng của sản phẩm (Amara và cộng sự, 2009).

Theo Amara và cộng sự (2009) hoạt động đổi mới sản phẩm nhằm hướng tới việc nâng cao “chất lượng sản phẩm” Bằng cách đưa vào thị trường một sản phẩm hoặc dịch vụ mới có thông số kỹ thuật, thành phần, vật liệu hoặc đặc tính chức năng cao hơn so với các sản phẩm trước đây của doanh nghiệp.

Thái Hà (2009) “Đổi mới sản phẩm/dịch vụ là kết quả của việc thực hiện một phương thức mới để giải quyết vấn đề của khác hàng, mang lại lợi ích cho khách hàng và công ty cung cấp”. Đổi mới sản phẩm là sự giới thiệu một sản phẩm mới hay một sự cải tiến của sản phẩm hiện có (Chang và cộng sự, 2011) Mục tiêu nhằm gia tăng các đặc tính của sản phẩm như tính kinh tế, tính kỹ thuật, tính xã hội… của sản phẩm (Artz và cộng sự, 2019) Đồng quan điểm trên, Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2013) cho rằng đổi mới sản phẩm là sự thay đổi và điều chỉnh chức năng sản phẩm so với sản phẩm đang có trên thị trường Để đổi mới sản phẩm thành công doanh nghiệp cần phải sử dụng công nghệ, tri thức mới hoặc kết hợp giữa công nghệ và tri thức mới trong việc sản xuất sản phẩm (Gunday và cộng sự, 2011) Theo Nord và Tucker (1987)

“Đổi mới là một sản phẩm liên quan đến công nghệ mới” Để làm rõ vấn đề này, Hồ Ngọc Luật (2019) phân biệt giữa sản phẩm được cải tiến đáng kể và sản phẩm mới hoàn toàn Sản phẩm được cải tiến là sản phẩm cũ nhưng được bổ sung thêm các tính năng mới, hoặc đơn giản chỉ là sự hạ thấp giá thành bằng cách thay đổi nguyên liệu, các thành phần cấu thành….

Ngày nay, nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, điều này dẫn đến đổi mới sản phẩm cũng cần phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, sự thay đổi công nghệ thì nhanh chóng, dẫn đến chu kỳ sống của sản phẩm ngắn (Gunday và cộng sự, 2011) Do đó đổi mới sản phẩm là hoạt động hết sức khó khăn Chúng ta có thể dễ dàng đo lường các lợi ích có được từ đổi mới sản phẩm, tuy nhiên hoạt động đổi mới này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chi phí đổi mới thì tốn kém, tỷ lệ thành công thấp và rất nhiều dự án bị kết thúc trong giai đoạn đầu tiên của chu kỳ phát triển sản phẩm mới (Li, 2001; Schulze,

2008) Ngoài ra, chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, hoạt động bảo hộ thiếu ổn định, đây là những rào cản rất lớn để doanh nghiệp tiến hành đổi mới sản phẩm (Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, 2013). Đổi mới sản phẩm thành công cần phải xây dựng hệ thống chương trình nghiên cứu, phát triển và nghiên cứu ứng dụng Theo Arrow (1962) các tác nhân khu vực tư nhân (ví dụ, các doanh nghiệp) tham gia vào nhiều nghiên cứu ứng dụng hơn để tạo ra sản phẩm mới sử dụng trực tiếp cho nền kinh tế (và do đó hứa hẹn mang lại lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp) Ngược lại, các tác nhân của khu vực tư nhân không nhất thiết phải tham gia vào nghiên cứu cơ bản vì ứng dụng kinh tế cho kiến thức được tạo ra trong nghiên cứu cơ bản hầu như không được biết trước.Tuy nhiên, vì nghiên cứu cơ bản là quan trọng đối với công chúng (ví dụ như nghiên cứu sinh học và hóa học xây dựng cơ sở cho việc phát triển các loại thuốc chống lại một số bệnh về sau), nên xã hội quan tâm đến hiệu quả của nó Do đó, nghiên cứu cơ bản được tài trợ và thực hiện bởi các bên trong khu vực công (ví dụ, các trường đại học, các viện nghiên cứu công) Trong khi đó doanh nghiệp quyết định mức độ nỗ lực của chính họ để tạo ra sản phẩm mới Trong đó tạo ra sản phẩm mới được tạo ra bởi: Đầu tư, Nghiên cứu và phát triển (R&D)…

Arranz và các tác giả (2019) đã nghiên cứu các yếu tố khuyến khích và cản trở sự đổi mới trong các doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, các yếu tố tác động đến quá trình đổi mới sản phẩm đã được phân tích bao gồm: Chi phí đổi mới sáng tạo, năng lực tài chính doanh nghiệp, trình độ nhân viên, thông tin thị trường, sự không chắc chắn về nhu cầu hàng hoá dịch vụ Các tác giả đã đặc biệt đề cao vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới sản phẩm khi cho rằng đó là một trong những đòn bẩy quan trọng cho các doanh nghiệp.

Nhìn chung hoạt động đổi mới sản phẩm bao gồm các nội dung như: Phát triển các dòng sản phẩm, thương hiệu mới; Đổi mới thiết kế sản phẩm, bảo bì, mẫu mã: Đổi mới chất lượng sản phẩm; Đổi mới tính năng, đặc điểm, đặc tính kỹ thuật; Thay đổi nguyên vật liệu, cấu thành sản phẩm nhằm mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng.

Theo OECD (2005, tr49), “Đổi mới quy trình (process innovation) là việc thực hiện phương pháp sản xuất hoặc phương thức phân phối mới hoặc được cải tiến đáng kể Điều này bao gồm những thay đổi đáng kể về kỹ thuật, thiết bị hoặc phần mềm” Cụ thể như việc sử dụng các “phương thức mới trong sản xuất”, sử dụng phương pháp mới trong “tổ chức hậu cần (logistic)” để tăng tính hiệu quả cho hoạt động nhập nguyên vật liệu hay phân phối sản phẩm; Đưa ra các hoạt động bổ trợ mới Đổi mới quy trình là hoạt động từ khâu thiết kế sản phẩm đến phân phối và thương mại hóa sản phẩm đều có liên quan (Phùng Xuân Nhạ và cộng sự, 2013; Trần Quang Tiến, 2018).

Thái Hà (2009), “ Đổi mới quy trình kết hợp các phương pháp và công nghệ sản xuất mới đem lại những lợi ích giá thành, chất lượng, thời gian quay vòng vốn,thời gian phát triển, tốc độ giao hàng hay khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm, dịch vụ được bán kèm với các sản phẩm đó”.

Mytelka và Farinelli (2000), lại cho rằng đổi mới công nghệ đề cập đến quá trình mà các doanh nghiệp nắm vững và thực hiện việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm/dịch vụ mới đối với doanh nghiệp bất kể sản phẩm/dịch vụ có mới đối với đối thủ cạnh tranh hay khách hàng của họ Đổi mới quy trình là sự thay đổi trong các hoạt động như: Lập kế hoạch, bố trí hoạt động sản xuất, thiết kế, phân tích cách thức hay phương thức sản xuất, Đổi mới quy trình có thể là một hay toàn bộ các khâu trong quá trình trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Amara và cộng sự, 2009). Đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao được hiệu quả và năng suất trong sản xuất sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (Abdallah và Phan, 2007; Trần Quang Tiến, 2018) Đổi mới quy trình được thành công, doanh nghiệp cần phải thiết kế một hệ thống kiểm soát để đánh giá các sai lệch và thất bại của các giai đoạn trong đổi mới quy trình (Tidd và Bessant, 2013). Đổi mới quy trình còn là việc phát minh hay cải tiến hình thức, phương pháp kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất, nhằm cắt giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm (Trần Quang Tiến, 2018).

Nhìn chung, đổi mới quy trình là việc doanh nghiệp áp dụng dây truyền công nghệ mới vào sản xuất; Đổi mới phương thức sản xuất; Đổi mới trong việc bố trí và thiết kế sản xuất; Áp dụng hệ thống thông tin hiện đại vào sản xuất; Đổi mới trong hoạt động Logistics; Đổi mới quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất nhằm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả hơn, thông qua việc hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo OECD (2005, tr51), “Đổi mới tổ chức (organisational innovation) bao gồm việc thực hiện một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu lại tổ chức hoặc quan hệ với bên ngoài” Amara và cộng sự

(2009) cho rằng đổi mới tổ chức là quá trình triển khai và thực hiện nhiều hình thức,phương pháp quản trị mới, có sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.

Trần Quang Tiến (2018) cho rằng đổi mới tổ chức cần phải dựa vào điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp và của môi trường kinh doanh Đổi mới tổ chức cần đảm bảo tính khoa học, nghệ thuật trong quản trị nguồn nhân lực Mục tiêu của đổi mới tổ chức là cắt giảm chi phí hành chính, chi phí giao dịch, tăng sự thỏa mãn của nhân viên, thúc đẩy tiếp cận tri thức và các nguồn lực từ bên ngoài Thông qua đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Lý thuyết nền tảng liên quan tới đổi mới

2.5.1 Lý thuyết đo lường đổi mới của Edison, Ali và Torkar (2013)

Trên cơ sở sử dụng các quan điểm khác nhau về đổi mới và các khía cạnh chính để đo lường đổi mới được xác định thông qua tổng quan một lượng lớn các tài liệu nghiên cứu trước đây, Edison, Ali và Torkar (2013) đã phát triển một mô hình đo lường đổi mới (Innovation Measurement Model) được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Mô hình đo lường đổi mới của Edison, Ali và Torkar (2013)

Theo Edison, Ali và Torkar (2013), để đo lường đổi mới được xác định bởi sự đo lường 03 vấn đề chính: (i) Năng lực đổi mới (Innovation capacity); (ii) Kết quả đổi mới (Innovation Outputs); và (iii) Tác động của đổi mới (Innovation

Impacts) Năng lực đổi mới được đo lường thông qua các yếu tố đầu vào

(Innovation Inputs), các yếu tố ảnh hưởng quyết định (Determinants) và Quá trình đổi mới (Process) Theo đó, các yếu tố đầu vào bao gồm: Nguồn lực của tổ chức, nghiên cứu và phát triển (R&D), tri thức, chuyển giao công nghệ,…

Các yếu tố ảnh hưởng quyết định bao gồm 244 yếu tố chi tiết và được chia thành hai nhóm chính: Các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong Các yếu tố quyết định bên ngoài là các yếu tố bên ngoài tổ chức, có ảnh hưởng đến sự đổi mới và nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức, ví dụ: Chính sách công giảm thuế cho các công ty mới thành lập hoặc tài trợ R&D cho các công ty nhỏ (Frenkel et al., 2003). Các yếu tố quyết định bên trong là những yếu tố bên trong ảnh hưởng của tổ chức nhằm cải thiện khả năng đổi mới của tổ chức, ví dụ: sự sẵn có của một chiến lược về đổi mới hoặc môi trường sáng tạo (Cormican và O'Sullivan, 2004),

Edison, Ali và Torkar (2013) đã đưa ra 23 nhóm các yếu tố quyết định ảnh hưởng tới đổi mới của doanh nghiệp, bao gồm: Thị trường, công cụ hỗ trợ, sự ủng hộ, hợp tác bên ngoài, quản lý, nguồn lực tổ chức, chính sách, kiến thức và thông tin, kế hoạch, tài sản trí tuệ, cấu trúc, cam kết, cá nhân, hợp tác bên trong, công nghệ, R&D, sự liên kết, tài chính, rủi ro, định hướng khách hàng, mạng lưới, trao quyền, sáp nhập và liên minh, quy mô doanh nghiệp, văn hóa, niềm tin, chiến lược và nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, Edison, Ali và Torkar (2013) đã luận giải cách thức tác động của các yếu tố đầu vào và các yếu tố quyết định tới kết quả đổi mới của doanh nghiệp. Theo đó, quá trình đổi mới được chia thành 03 giai đoạn chính: Nghiên cứu (Research phase); Phát triển (Development phase) và áp dụng vào sản xuất hoặc thương mại hóa (Use in production or commercialisation) Theo đó, mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu là xác định các cơ hội mới Giai đoạn phát triển bao gồm việc lên kế hoạch các dự án, thiết kế, triển khai và kiểm tra Giai đoạn ba bao gồm các hoạt động giới thiệu sản phẩm ra thị trường hoặc thực hiện việc đổi mới trong tổ chức.

Tương tự như cách tiếp cận của OECD (2005), Edison, Ali và Torkar (2013) phân tích kết quả đổi mới (Innovation Output) theo 04 nội dung: Sản phẩm, Quy trình, Marketing và Tổ chức.

Mô hình đo lường đổi mới của Edison, Ali và Torkar (2013) là một mô hình nền tảng cho luận án, là cơ sở khoa học quan trọng để tác giả phát triển, đề xuất mô hình nghiên cứu, lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Theo đó, căn cứ trên những đặc điểm thực tế riêng biệt của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 06 yếu tố tác động, bao gồm:

(1) Cạnh tranh và thông tin thị trường; (2) Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Liên kết và hợp tác; (5) Nhà quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực; (6) Năng lực tài chính doanh nghiệp Kết quả đổi mới sẽ được thể hiện qua 04 nội dung: Đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và đổi mới Marketing.

2.5.2 Lý thuyết đổi mới của schumpeter

Joseph Schumpeter lần đầu tiên bắt đầu đưa ra lý thuyết về các đặc điểm và động lực của đổi mới vào đầu thế kỷ 20, hình thành khái niệm đổi mới như một quá trình liên quan đến ít nhất một trong năm nội dung đổi mới như sau: giới thiệu một sản phẩm mới; giới thiệu một phương pháp sản xuất mới; mở cửa thị trường mới; chinh phục nguồn cung cấp nguyên liệu thô mới hoặc hàng hóa sản xuất một nửa; thực hiện một hình thức tổ chức mới (Schumpeter, 1934 ).

Ban đầu Schumpeter cho rằng các doanh nghiệp nhỏ có khả năng đổi mới nhiều nhất (Schumpeter I) Ông cho rằng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng có thể gặt hái thành công và tạo ra lợi thế vượt trội nếu biết khai thác thế mạnh của mình cho đổi mới Ưu điểm quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, cơ chế ra quyết định sẽ linh hoạt hơn Tuy nhiên sau đó ông lại khẳng định rằng các doanh nghiệp lớn với sức mạnh độc quyền nhất định lại có khả năng đổi mới nhiều nhất (Schumpeter II). Thực tế thì doanh nghiệp lớn sẽ có hoạt động sản xuất và các tài sản cần thiết phục vụ hoạt động đổi mới Với tiềm lực vốn và công nghệ mạnh mẽ, các doanh nghiệp lớn có khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm hoạt động marketing trong khi một doanh nghiệp nhỏ và đơn lẻ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được do bất lợi về vốn và công nghệ Cũng nhờ sức mạnh về vốn và công nghệ mà các tổ chức lớn cho phép khai thác tối đa, triệt để lợi thế của những tài sản vô hình như nguồn nhân lực, tri thức công nghệ, thương hiệu, bản quyền, phát minh sáng chế, có đủ sức đầu tư vào hoạt động đổi mới.

Schumpeter (1942) cho rằng đổi mới đại diện cho một hình thức “Sự phá hủy mang tính sáng tạo‖, điều này có nghĩa một cái gì đó mới được tạo ra từ sự phá hủy một cái gì đó cũ Ông coi sự đổi mới là huyết mạch của chủ nghĩa tư bản, Vì vậy, chủ nghĩa tư bản về bản chất là một hình thức hoặc phương thức thay đổi kinh tế và không bao giờ đứng yên… Chủ nghĩa tư bản không ngừng cách mạng hóa cơ cấu kinh tế từ bên trong, không ngừng phá hủy cái cũ, không ngừng tạo ra cái mới Quá trình hủy diệt sáng tạo này là sự thật cốt yếu về chủ nghĩa tư bản.

Schumpeter (1942) xác định doanh nhân, cá nhân hay tập thể, là tác nhân của sự đổi mới: Chức năng của các doanh nhân là cải cách hoặc cách mạng hóa mô hình sản xuất bằng cách khai thác một phát minh hoặc nói chung hơn, một khả năng công nghệ chưa được thử nghiệm để sản xuất hàng hóa mới hoặc sản xuất hàng cũ theo cách mới.

Schumpeter (1942) cho rằng "các doanh nhân" chịu trách nhiệm thúc đẩy các tiến bộ công nghệ và đổi mới Ông cũng nhấn mạnh rằng các thị trường sẽ tự do tiến tới trạng thái cân bằng khi biên độ lợi nhuận bị loại bỏ hoàn toàn Thay vào đó, tác giả cũng nhấn mạnh rằng sự sáng tạo và khám phá của doanh nhân đang liên tục thay thế các điểm cân bằng cũ và tạo ra những điểm cân bằng mới, do đó có thể đạt được các tiêu chuẩn lợi nhuận cao hơn Schumpeter lập luận rằng các doanh nhân sẽ phá vỡ các trạng thái cân bằng (kết hợp với các lý thuyết của ông về tinh thần kinh doanh) và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.

Hơn nữa, Schumpeter mô tả đổi mới là một yếu tố cần thiết cho cải cách kinh tế Ông kết luận rằng phát triển kinh tế tập trung vào sự đổi mới, hoạt động kinh doanh và các lực lượng thị trường.

Đo lường đổi mới trong doanh nghiệp

Đổi mới được thực hiện xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ khâu biến đổi đầu vào, thành đầu ra là sản phẩm hàng hóa, đến khâu cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng Do đó, có nhiều cách khác nhau được sử dụng để đo lường đổi mới, cụ thể như: Chi cho đầu vào hoạt động đổi mới (như chi tiêu cho R&D, chi mua sắm tài sản ); Dựa trên số lượng đầu ra của hoạt động đổi mới (như các đơn đăng ký bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại, số lượng sản phẩm mới ).

2.6.1 Đo lường đổi mới thông qua đầu vào a Chi cho đầu vào hoạt động đổi mới

Doanh nghiệp chi cho đầu vào hoạt động đổi mới sẽ thể hiện được sự quan tâm, mức độ nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình đổi mới Quy mô và cơ cấu chi tiêu cho các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp thường bao gồm: Chi nghiên cứu và Phát triển Nội bộ (R&D); Chi cho nghiên cứu và phát triển bên ngoài (R&D); Mua lại máy móc thiết bị; Mua lại phần cứng; Mua lại phần mềm; Mua công nghệ mới; Ký hợp đồng với các công ty tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật; Hoạt động kỹ thuật và thiết kế công nghiệp; Đào tạo nhân viên; Marketing Để đánh giá mức chi cho hoạt động đổi mới của doanh nghiệp cần phải đánh giá mức chi tiêu cho hoạt động đổi mới theo từng lĩnh vực và từng năm Dưới đây là một số chỉ tiêu dùng để đánh giá mức chi của doanh nghiệp cho hoạt động đổi mới, bao gồm:

- Số lượng doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động R&D và tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động R&D trên tổng số doanh nghiệp.

- Cường độ chi cho các hoạt động đổi mới: Chi cho hoạt động đổi mới theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu từng năm hoặc từng kỳ

- Cường độ chi tiêu cho R&D: Chi cho R&D tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu từng năm hoặc từng kỳ.

- Cơ cấu chi cho hoạt động đổi mới: Tỷ lệ phần trăm trong tổng chi cho hoạt động đổi mới theo từng lĩnh vực Điều kiện và cường độ để tham gia vào hoạt động đổi mới là dựa trên các nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có Các nguồn lực này thường là tài chính hoặc con người Theo truyền thống, chỉ số đầu vào phổ biến nhất để đo lường đổi mới là chi phớ dành cho R&D (Klomp và Van Leeuwen, 1999, Lửửf và cộng sự, 2001) Cỏc khoản chi cho R&D thường dựa trên tổng doanh thu Chỉ số R&D vẫn được phát triển thêm như một chỉ báo về mức độ và cường độ đổi mới trong doanh nghiệp Ưu điểm chính của chỉ tiêu này là nó tương đối dễ đo lường và thu thập Việc sử dụng rộng rãi chỉ số này cũng cải thiện khả năng so sánh của các nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, một số điểm yếu có thể được đề cập đến đối với đo lường đổi mới qua đầu tư cho R&D (Kleinknecht, 2000): Thứ nhất, chi tiêu cho R&D chỉ đơn thuần là một đầu vào cho quá trình đổi mới, nhưng nó không nói lên kết quả hay hiệu quả của đầu ra đổi mới Thứ hai, các đầu vào liên quan đến R & D sẽ làm tăng chi phí đổi mới Thứ ba, dữ liệu R&D có xu hướng đánh giá thấp những đổi mới trong quy trình tổ chức hay dịch vụ Cuối cùng, bảng câu hỏi R&D đánh giá thấp các hoạt động R&D quy mô nhỏ và thường không chính thức ở các doanh nghiệp nhỏ hơn.

OECD đã phân tích chỉ tiêu R&D thành sáu hạng mục chi phí khác nhau, cụ thể là sản phẩm/thiết kế công nghiệp, thử nghiệm, phân tích/giới thiệu thị trường, đào tạo, cấp bằng sáng chế và cấp phép, và đầu tư tài sản cố định liên quan đến đổi mới (Felder và cộng sự, 1996; Klomp, 2001) Tổng chi tiêu cho R&D, còn được gọi là đầu tư cho R&D, bao gồm R&D nội bộ, R&D bên ngoài và R&D phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu (Klomp và Van Leeuwen, 1999) Ba khoản chi này được liệt kê cho các lựa chọn “thực hiện, mua hoặc hợp tác” cho các quyết định quản lý về đổi mới.

Các doanh nghiệp thường trích một khoản quỹ riêng để chi cho hoạt động R&D Doanh nghiệp có xu hướng lưu giữ hồ sơ riêng về hoạt động R&D khi doanh nghiệp hoạt động ở các quốc gia mà có được ưu đãi về thuế đối với hoạt động R&D. Các khoản chi cho R&D có thể được sử dụng làm đại diện cho sự đổi mới Lý do gọi nó là “Đại diện cho đổi mới” là vì chi phí R&D không cung cấp cho chúng ta danh sách các kết quả đầu ra thực tế mà chỉ cung cấp cho chúng ta thước đo rằng lượng đầu vào đã được sử dụng để tạo ra một đầu ra nhất định Một phần lớn chi tiêu cho R&D là chi cho phát triển các dòng sản phẩm hiện có thay vì nghiên cứu cho ra đời một sản phẩm mới hoàn toàn vì doanh nghiệp cố gắng phát triển. b Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp

Greenhalg và Rgoers (2010) cho biết hoạt động đổi mới thường được tiến hành trong các doanh nghiệp có nguồn lao động chất lượng cao Đo lường đổi mới có thể đo lường thông qua việc sử dụng lao động có tay nghề cao Đây cũng có thể coi là một thước đo đầu vào đổi mới bên cạnh chỉ tiêu chi phí dành cho hoạt động đổi mới, vì việc doanh nghiệp sử dụng các nhà khoa học, kỹ sư có trình độ cao v.v. thông qua đó sẽ nâng cao năng lực hấp thụ và hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc tạo ra các kết quả trong đổi mới của doanh nghiệp Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đổi mới bao gồm:

- Số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia.

- Số lượng nhân viên chính thức hoặc không chính thức trong phòng R&D

- Số lượng nhân viên chính thức hoặc không chính thức trong phòng Kỹ thuật và Thiết kế Công nghiệp.

- Số lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đổi mới trên tổng số lao động trong toàn công ty

- Số lượng nhân viên được tham gia đào tạo nâng cao trình độ phục vụ hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp c Mức độ liên kết, hợp tác nhằm thực hiện hoạt động đổi mới

Hoạt động đổi mới còn được đo lường thông qua việc doanh nghiệp thiết lập mối liên kết hoặc mối quan hệ với các chủ thể khác trong hệ thống xã hội liên quan đến các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Loại hình liên kết và hợp tác của các doanh nghiệp thường sử dụng như liên kết R & D, liên kết kỹ thuật và thiết kế, liên kết đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, thông tin Chỉ tiêu đánh giá thường bao gồm:

- Thời hạn, mức độ và hình thức của mối liên kết

- Các loại hình tổ chức/cá nhân mà doanh nghiệp liên kết được (khách hàng, nhà cung cấp, trường đại học, trung tâm đào tạo, cơ quan nhà nước, R&D phòng thí nghiệm, trung tâm công nghệ, nhà tư vấn, các doanh nghiệp không liên quan).

- Địa lý của liên kết (địa phương hoặc quốc tế)

2.6.2 Đo lường đổi mới thông qua đầu ra

Ngày nay, đo lường đổi mới qua các chỉ số đầu ra được các nhà kinh tế rất quan tâm Xét trên khía cạnh doanh nghiệp, có thể đo lường đổi mới qua 03 chỉ số như: doanh thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; doanh số bán sản phẩm mới so với tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp (theo tỷ lệ phần trăm của tổng doanh số bán hàng), số lượng bằng sáng chế và thông báo sản phẩm mới trên các phương tiện truyền thông

Thứ nhất, đánh giá đổi mới thông qua đánh giá tác động của đổi mới đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và chất lượng của việc làm do doanh nghiệp tạo ra, thông qua các chỉ tiêu như:

- Sự phát triển của doanh số bán hàng sau đổi mới

- Mức độ gia nhập thị trường nước ngoài sau đổi mới (tăng trưởng xuất khẩu)

- Mức tăng năng suất do đổi mới mang lại

- Doanh số bán sản phẩm mới so với tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp (theo tỷ lệ phần trăm của tổng doanh số bán hàng).

- Mức tăng lương trung bình trong doanh nghiệp (bởi kết quả đổi mới đem lại) Chỉ số phần trăm trong doanh thu bán hàng là một chỉ số gần đây được sử dụng để đo lường đổi mới Ưu điểm chính của chỉ số này là mối liên hệ trực tiếp giữa nỗ lực đổi mới và thành công thương mại của kết quả đổi mới Nó tập trung rõ ràng vào giá trị gia tăng của đổi mới cho mục tiêu chung của doanh nghiệp, đó là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận (Mairesse và Mohnen, 2001; Klomp và Van Leeuwen, 1999) Ưu điểm của chỉ số này là có thể ước tính được hiệu quả của đổi mới, cả đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra của đổi mới (Kleinknecht, 2000) Chỉ số này còn phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Những chỉ số này rất khó để đo lường, đánh giá, tách biệt sự đóng góp vào doanh thu của các kết quả đổi mới Mặt khác khi tính toán chỉ số này cần phải cân nhắc đến chu kỳ sống của sản phẩm, sự tương tác, hỗ trợ của các nhãn hiệu, dòng sản phẩm khác nhau trong doanh nghiệp, sự đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới tổ chức, đổi mới marketing tác động đến doanh thu như thế nào.

Thứ hai, đo lường đổi mới trong doanh nghiệp thường dựa trên số lượng đổi mới sản phẩm, quy trình, tổ chức, marketing trong một giai đoạn nhất định Trong thực tế, đầu ra của đổi mới có thể ở nhiều dạng khác nhau Dễ thấy nhất là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc một sự cải tiến của sản phẩm/dịch vụ Chính vì vậy, hầu hết các chỉ số đầu ra trong nghiên cứu thực nghiệm ngày nay đều có liên quan chặt chẽ với đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp Mặt dù, đổi mới quy trình giúp cải thiện quá trình chuyển đổi và chúng tạo ra sự chuyển biến lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả hơn Thông qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nhưng thực tế hiện nay đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức hay đổi mới marketing ít được quan tâm hơn.

Thứ ba, đổi mới có thể được đo lường từ quyền sở hữu trí tuệ mà một doanh nghiệp đăng ký Quyền sở hữu trí tuệ cho phép một doanh nghiệp kiếm lợi nhuận từ hoạt động nghiên cứu và phát triển của mình trước khi chúng bị sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh khác Số liệu thống kê bằng sáng chế đã được sử dụng nhiều trong phân tích kinh tế để xác định số lượng đổi mới Ngược lại, kiểu dáng và nhãn hiệu không được sử dụng thường xuyên như một thước đo cho sự đổi mới trong kinh tế, mặc dù lượng đăng ký của chúng nhiều hơn khi so sánh với bằng sáng chế(Greenhalg và Rgoers, 2010).

Tiếp cận đo lường đổi mới có xu hướng tập trung vào các đầu ra cụ thể như số lượng bằng sáng chế đã đăng ký, số bài báo được công bố trên các tạp chí nghiên cứu Trong đó bằng sáng chế thường được sử dụng như một chỉ số đầu ra của sự đổi mới (Kleinknecht, 1996, 2000) Ưu điểm trước hết là sự phong phú của thông tin công khai, thứ hai dễ dàng đo lường thông qua một cuộc khảo sát Nguồn chính để thu thập loại dữ liệu này là từ các cơ quan nhà nước phụ trách hoặc thông qua thông cáo báo chí của doanh nghiệp gửi cho các tạp chí thương mại (Greenhalg và Rgoers, 2010) Lợi ích của việc sử dụng nguồn này là các doanh nghiệp nhỏ sẽ không bị bỏ qua trong suốt quá trình nghiên cứu, các mà các nghiên cứu trước đây đã từng bỏ qua Mặc dù có rất ít các doanh nghiệp nhỏ chú trọng đến hoạt động đổi mới nhưng lượng đổi mới mà các doanh nghiệp này tạo ra vẫn có thể tác động rất lớn đến nền kinh tế hoặc một lĩnh vực cụ của nền kinh tế.

Sau đây là những lợi thế của bằng sáng chế như một thước đo của sự đổi mới:

- Bằng sáng chế chỉ ra rằng một phát minh mà phần lớn là kết quả của một sự đổi mới

- Các phát minh được thể hiện với sự trợ giúp của các bằng sáng chế như một giá trị dự kiến so với chi phí cấp bằng sáng chế

Các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới của doanh nghiệp

2.7.1 Cạnh tranh và thông tin thị trường

Theo Smith và cộng sự (2017), cạnh tranh là sự ganh đua trong đó hai hoặc nhiều bên phấn đấu vì một mục tiêu chung không thể chia sẻ: trong đó lợi ích của bên này là tổn thất của bên kia Theo Từ điển ngôn ngữ Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đổi về phía mình”.

Mặt khác, “thị trường”, theo từ điển Cambridge là “nơi gặp nhau giữa người mua và người bán” Đây là nơi người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ Do vậy, “thông tin thị trường” có thể hiểu là các thông tin liên quan tới thị trường, bao gồm thông tin về giá cả, thương hiệu, giá trị, chất lượng, liên quan tới hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp.

Trong luận án, trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu trước đây, yếu tố cạnh tranh và thông tin thị trường bao gồm các nội dung và chỉ báo sau: Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động (Arranz và cộng sự, 2019); Hiểu biết về giá cả thị trường (Arranz và cộng sự, 2019; Yang và cộng sự, 2019); Hiểu biết về nhu cầu thị trường (Arranz và các tác giả (2019); Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Arranz và cộng sự, 2019; Bùi Nhật Lệ Uyên, 2019; Trần Thị Hồng Việt, 2016; Acs và cộng sự, 1988; Dananpour và cộng sự, 2006; Aghion, 2005); Định vị, giá trị, chất lượng và uy tín của sản phẩm, doanh nghiệ (Sala và cộng sự, 2017); Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp (Arranz và cộng sự, 2019; Porter, 2008); Áp lực môi trường bên ngoài (Arranz và cộng sự, 2019; Porter, 2008).

2.7.2 Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật

Theo North (1991), Greif và Laitin (2004), Caporaso và Jupille (2022), Thể chế là cấu trúc do con người nghĩ ra gồm các quy tắc và chuẩn mực nhằm định hình và hạn chế hành vi của cá nhân Thể chế đòi hỏi phải có một mức độ bền bỉ và liên tục Luật pháp, quy tắc, quy ước, chuẩn mực xã hội đều là những ví dụ điển hình về thể chế (Knight, 1992).

Theo trường Đại học Sysney, chính sách là một hệ thống hướng dẫn có chủ ý để hướng dẫn các quyết định nhằm đạt được kết quả hợp lý Chính sách là một tuyên bố về ý định và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức Các chính sách thường được thông qua bởi một cơ quan quản trị trong một tổ chức Các chính sách có thể hỗ trợ cả việc ra quyết định chủ quan và khách quan Theo từ điển Cambrige, chính sách là một tập hợp các ý tưởng hoặc kế hoạch về những việc cần làm trong các tình huống cụ thể đã được một nhóm người, tổ chức kinh doanh, chính phủ đồng ý chính thức.

Hệ thống pháp luật, theo công ty Luật Alvendia, Kelly và Demarest, bao gồm các quy tắc, thủ tục và quy định theo đó các sáng kiến công và nỗ lực tư nhân có thể được thực hiện thông qua các phương tiện hợp pháp.

Trong luận án, yếu tố thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật bao gồm các nội dung và chỉ báo sau: Chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo (Romijn và Albaladejo, 2002; Nguyễn Quốc Duy, 2015; Schnitzer, 2013; Hussen và Çokgezen, 2019); Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Hussen và Çokgezen, 2019; Sivak và cộng sự, 2011); Khả năng thực thi hệ thống pháp luật hiệu quả và công bằng (Buddelmeyer và cộng sự, 2006; Sivak và cộng sự, 2011; Baumol, 1990; Rosenbusch và cộng sự, 2011); Tính công khai, minh bạch (Vũ Anh Dũng và cộng sự, 2018); Sự hiệu quả của bộ máy hành chính (Aghion và cộng sự, 2009); Chính sách tài chính công và quy định của nhà nước liên quan tới vấn đề môi trường (Yang và cộng sự, 2019).

Theo từ điển Cambrige, cơ sở hạ tầng là “tập hợp các cơ sở và hệ thống phục vụ một quốc gia, thành phố hoặc khu vực khác” Nó bao gồm các dịch vụ và cơ sở vật chất cần thiết để nền kinh tế, hộ gia đình và doanh nghiệp hoạt động(O‟Sullivan và Sheffrin (2003) Cơ sở hạ tầng bao gồm các cấu trúc vật chất công cộng và tư nhân như đường bộ, đường sắt, cầu, đường hầm, cấp nước, cống rãnh,lưới điện và viễn thông (bao gồm kết nối Internet và truy cập băng thông rộng), Fulmer (2009) định nghĩa cơ sở hạ tầng là "các thành phần vật chất của các hệ thống có liên quan với nhau, cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu để hỗ trợ, duy trì hoặc nâng cao điều kiện sống của xã hội" và duy trì môi trường xung quanh.

Trong luận án, yếu tố cơ sở hạ tầng bao gồm các nội dung và chỉ báo sau: Hạ tầng giao thông (Sivak, Caplanova và Hudson, 2011; Djoumessi và cộng sự, 2019; Gallego và cộng sự, 2011); Hạ tầng công nghệ thông tin (Sivak, Caplanova và Hudson, 2011; OECD, 2008; Nguyễn Quốc Duy, 2015); Hạ tầng tài chính (Sivak, Caplanova và Hudson, 2011; Canepa và cộng sự, 2008; Hussen và Çokgezen, 2019); Hạ tầng khoa học công nghệ (Irina và cộng sự, 2019; Vũ Anh Dũng và cộng sự, 2018); Hạ tầng văn hóa xã hội (Damanpour, 1991; Phuangrod và cộng sự, 2017).

2.7.4 Liên kết và hợp tác

Theo Lindenfors (2017) và Kohn (1992), sự liên kết hợp tác là quá trình các cá nhân hoặc tập thể, doanh nghiệp, tổ chức làm việc hoặc hành động cùng nhau vì lợi ích chung Sự liên kết, hợp tác sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư (vì sử dụng chung nguồn lực) và nâng cao hiệu quả hoạt động (thông qua chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật).

Trong luận án, yếu tố liên kết và hợp tác gồm các nội dung và chỉ báo sau: Liên kết với các tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ đổi mới của Nhà nước (Trần Thị Hồng Việt, 2016; Wolfe và cộng sự, 2004; Phuangrod và cộng sự, 2017; Ayyagari và cộng sự, 2005); Liên kết hợp tác với trường đại học và viện nghiên cứu (Trần Thị Hồng Việt, 2016; Nguyễn Đình Bình và cộng sự, 2015); Liên kết hợp tác với các doanh nghiệp đa quốc gia (Nguyễn Đình Bình và cộng sự, 2015; Nguyễn Quốc Duy, 2015); Liên kết hợp tác với tổ chức tài chính (Nguyễn Quốc Duy, 2015); Liên kết với nhà cung ứng (Arranz và cộng sự, 2019; Nguyễn Quốc Duy, 2015); Liên kết với các cá nhân (Arranz và cộng sự, 2019; Hagedoorn, 2006).

2.7.5 Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực

Theo công ty Luật Hoàng Phi, nhà quản trị là những người tham gia chỉ huy trong bộ máy hoạt động của cộng ty Đây là những người lập các kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo và kiểm soát việc phân bố nguồn lực như con người, tài chính để từ đó, nhà quản trị giúp tổ chức đạt được mục tiêu thông qua những người khác.

Theo The Balance, nguồn nhân lực là tập hợp những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, lĩnh vực kinh doanh, ngành hoặc nền kinh tế Một khái niệm hẹp hơn là vốn nhân lực, kiến thức và kỹ năng mà các cá nhân có được Bộ phận Nhân sự (phòng nhân sự) của một tổ chức thực hiện quản lý nguồn nhân lực, giám sát các khía cạnh khác nhau của việc làm, chẳng hạn như tuân thủ luật lao động và tiêu chuẩn việc làm, phỏng vấn và lựa chọn, quản lý hiệu suất, quản lý lợi ích của nhân viên, sắp xếp hồ sơ nhân viên.

Trong luận án, yếu tố nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực gồm các nội dung và chỉ báo sau: Quản trị tri thức trong doanh nghiệp (Darroch, 2005; Kirca và cộng sự, 2005); Trình độ và kinh nghiệm của người quản lý (Đỗ Văn Hải, 2015; Nguyễn Thanh Cường, 2014; Romijn và Albaladejo, 2002; Ayyagari và cộng sự, 2011; Romijn và Albaladejo, 2002); Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên (Romijn và Albaladejo, 2002; Arranz và cộng sự, 2019); Tinh thần dám đổi mới của Nhà quản trị và coi trọng việc phát triển đổi mới (Becheikh, 2006; Drucker, 2002; Phuangrod và cộng sự, 2017; Sala và cộng sự, 2017); Chia sẻ tri thức và ý tưởng mới (Wan và cộng sự, 2005; Aujiraponpan các cộng sự, 2011; Vuttiwong, 2009); Động cơ đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp (Nguyễn Thanh Cường, 2014); Kỹ năng quản lý của nhà quản trị (Ngo và O‟Cass, 2009); Trao quyền trong việc ra quyết định (Wan và cộng sự, 2005); Chấp nhận rủi ro (Wan và cộng sự, 2005; Becheikh, 2006; Sala và cộng sự, 2017).

2.7.6 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Theo CRIF D&B Vietnam, năng lực tài chính là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra Hay hiểu chính xác, năng lực tài chính chính là khả năng huy động vốn để đáp ứng các hoạt động của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp Còn theo Viện Quản lý rủi ro quốc tế, Năng lực tài chính là giới hạn tài chính về khả năng của một tổ chức trong việc hấp thụ các khoản lỗ bằng tiền riêng hoặc vốn vay mà không bị gián đoạn nghiêm trọng Giá trị này thường phát huy tác dụng khi người quản lý rủi ro cố gắng tìm số tiền giữ lại thích hợp Bất kỳ số liệu duy trì theo kế hoạch nào cũng phải thấp hơn điểm khả năng tài chính.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận án cần tập trung giải quyết

03 câu hỏi nghiên cứu dưới đây:

(1) Thực trạng đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

(3) Giải pháp nào để thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên?

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu của tác giả được phát trên dựa trên mô hình đo lường đổi mới của Edison, Ali và Torkar (2013) (đã được trình bày chi tiết ở chương 2) Các tác giả đã nhấn mạnh rằng, để đo lường đổi mới ta cần tập trung vào

03 vấn đề chính: (i) Năng lực đổi mới (Innovation capacity); (ii) Kết quả đổi mới (Innovation Outputs); và (iii) Tác động của đổi mới (Innovation Impacts) Năng lực đổi mới được đo lường thông qua các yếu tố đầu vào (Innovation Inputs), các yếu tố ảnh hưởng quyết định (Determinants) và Quá trình đổi mới (Process).

Về các yếu tố ảnh hưởng, Edison, Ali và Torkar (2013) đã đưa ra 23 nhóm các yếu tố quyết định ảnh hưởng tới đổi mới của doanh nghiệp và đã luận giải cách thức tác động của các yếu tố đầu vào và các yếu tố quyết định tới kết quả đổi mới của doanh nghiệp thông qua 03 giai đoạn chính: Nghiên cứu (Research phase); Phát triển (Development phase) và áp dụng vào sản xuất hoặc thương mại hóa (Use in production or commercialisation).

Sau khi nghiên cứu những đặc điểm thực tế riêng biệt của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, kết hợp với tổng quan tài liệu, tác giả đã phát triển và đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Theo đó, mô hình đề xuất gồm

06 yếu tố tác động, bao gồm: (1) Cạnh tranh và thông tin thị trường; (2) Thể chế,chính sách và hệ thống pháp luật; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Liên kết và hợp tác; (5)

Hoạt động đổi mới: Đổi mới sản phẩm Đổi mới quy trình sản xuất Đổi mới tổ chức Đổi mới Marketing

Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật Cạnh tranh và thông tin thị trường

(+) Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực

Liên kết và hợp tác

Nhà quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực; (6) Năng lực tài chính doanh nghiệp Kết quả đổi mới sẽ được thể hiện qua 04 nội dung: Đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và đổi mới Marketing.

Bên cạnh đó, theo mô hình đo lường đổi mới của Edison, Ali và Torkar

(2013) và lý thuyết đổi mới của Schumpeter (1934) thì quy mô doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Chính vì thế tác giả sử dụng biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp, để tìm hiểu tác động của quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Mô hình nghiên cứu đề xuất cụ thể như sau:

Giả thuyết 1: Cạnh tranh và thông tin thị trường ảnh hưởng tích cực tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết 2: Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật ảnh hưởng tích cực tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết 3: Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tích cực tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết 4: Liên kết và hợp tác ảnh hưởng tích cực tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết 5: Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tích cực tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết 6: Năng lực tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết 7: Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Kết quả phỏng vấn chuyên gia Để có thể tăng cường độ tin cậy của các thang đo cũng như mô hình đề xuất, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 25 chuyên gia về đổi mới sáng tạo Cụ thể như sau:

- Số lượng chuyên gia: 25 người (bao gồm 10 nhà khoa học và 5 nhà quản lý cấp Sở và 10 lãnh đạo doanh nghiệp công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên).

- Quy trình phỏng vấn gồm các bước sau:

+ Bước 1: Xem xét tiêu chuẩn và lựa chọn chuyên gia phù hợp.

+ Bước 2: Liên hệ chuyên gia để tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

+ Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia + Bước 4: Hiệu chỉnh nội dung nghiên cứu dựa trên gợi ý của chuyên gia và tiến hành điều tra thử.

- Nội dung phỏng vấn: Nhận định của chuyên gia về thang đo hoạt động đổi mới, các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới, thực trạng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mô hình đề xuất và gợi ý giải pháp.

- Kết quả: Các chuyên gia được phỏng vấn đều nhất trí với các thang đo và mô hình đề xuất Bên cạnh đó, các chuyên gia đã có nhiều đánh giá rất giá trị về thực trạng đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (đã được trình bày chi tiết trong luận văn).

Thiết kế nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan và các lý thuyết liên quan đến đổi mới và hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp Để đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnhThái Nguyên, tác giả xây dựng khung phân tích như sau:

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực

Liên kết và hợp tác

Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật

Cạnh tranh và thông tin thị trường

Giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các DNCN Thái Nguyên Đổi mới tổ chức Đổi mới quy trình Đổi mới sản phẩm

Hình 3.2: Khung phân tích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới tại các DNCN Thái Nguyên

Phương pháp tiếp cận

Cách tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, đề tài trước tiên sẽ làm rõ các hợp phần thuộc môi trường bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của nhóm đối tượng này cũng như phản ứng của nhóm đối tượng được nghiên cứu.

Tiếp cận có sự tham gia: Hoạt động đổi mới ở tỉnh Thái Nguyên có liên quan đến nhiều đối tượng, ở nhiều cấp khác nhau Các đối tượng này gồm: Các doanh nghiệp công nghiệp, cơ quan nhà nước, các đoàn thể, Vì vậy, phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở các khâu, các nội dung của đề tài Từ khâu khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng đến việc đề ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới đều có sự tham gia của các bên liên quan.

Mặt khác, lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour) thường được ứng dụng để phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi hành vi của các chủ thể kinh tế như hành vi của người tiêu dùng và hành vi của người sản xuất. Ngoài ra, lý thuyết khuếch tán cải tiến (Diffusion of innovation theory) cũng được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc phổ biến một cải tiến hoặc đổi mới, ví dụ như một sản phẩm mới, một phương thức sản xuất mới… Từ đó, đề xuất các giải pháp, chính sách giúp “khuếch tán” những cải tiến hoặc đổi mới này Đề tài sẽ ứng dụng hai lý thuyết này để xây dựng cách tiếp cận các yếu tố tác động đến hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị, gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp thu thập số liệu

3.5.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết theo giai đoạn, báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động và biến động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đề tài cũng sử dụng các báo cáo tổng kết hàng năm của các Bộ, Ban, Ngành liên quan tới hoạt động đổi mới, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ,

Ngoài ra, đề tài còn được tham khảo, nghiên cứu tài liệu, văn bản, báo cáo của các ngành có liên quan, các kết quả nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam được lưu trữ ở các cơ quan quản lý; các giáo trình, luận văn, luận án, những công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay từ các thư viện điện tử, Trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên; các số liệu của các tổ chức, cá nhân đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; thông tin đăng tải trên các website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động đổi mới Những thông tin thứ cấp này giúp tác giả xây dựng cơ sở lý luận chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học của đề tài.

3.5.2 Thu thập số liệu sơ cấp Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả xây dựng bảng hỏi dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu liên quan và ý kiến của các chuyên gia (xem phụ lục 1) Cụ thể như sau:

* Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của đề tài là các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp chế biến, chế tạo Đây là nhóm doanh nghiệp chủ lực về sản xuất công nghiệp cần hoạt động đổi mới và là nhóm doanh nghiệp chiếm đa số (87,8%) theo niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020 Các nhóm doanh nghiệp công nghiệp còn lại (Công nghiệp khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải) có tính đặc thù, không đòi hỏi nhiều hoạt động đổi mới và chiếm tỷ trọng nhỏ nên tác giả không đưa vào đối tượng nghiên cứu Trong doanh nghiệp, đối tượng được điều tra là cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sẽ điều tra 1 phiếu duy nhất.

* Số mẫu khảo sát và phương pháp khảo sát: Theo niên giám thống kê năm 2020, tổng số doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là 807 doanh nghiệp, tuy nhiên trong đó có 391 doanh nghiệp siêu nhỏ Tác giả tiến hành điều tra khảo sát trên phạm vi các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn và không điều tra đối với doanh nghiệp siêu nhỏ Bởi vì doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có không quá

10 lao động và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng Đổi mới là một quá trình mang tính dài hạn đòi hỏi sự huy động lớn về nguồn lực con người và tài chính Chính vì vậy các doanh nghiệp siêu nhỏ thường không đủ nguồn lực để tiến hành các hoạt động đổi mới. OECD (2008) đã chỉ ra rằng chỉ từ 1-5% các doanh nghiệp siêu nhỏ tích cực tham gia vào hoạt động đổi mới, do đó trong nghiên cứu điều tra hoạt động đổi mới có thể bỏ qua điều tra nghiên cứu các doanh nghiệp siêu nhỏ (Van De Vrande và cộng sự, 2009; Parida và cộng sự, 2012) Tại Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia là đơn vị đã tiến hành Cuộc điều tra thử nghiệm về ĐMST trong các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2014-2016 trong năm 2017, được thực hiện trong khuôn khổ của Dự án “Đẩy mạnh ĐMST thông qua nghiên cứu KH&CN” -

Dự án FIRST do Bộ KH&CN chủ trì dưới sự tài trợ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (World Bank) Cuộc điều tra đã tiến hành khảo sát tại 7.641 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, để đảm bảo tính hiệu quả và tính thực tế dự án cũng chỉ tiến hành điều tra đối với doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Katja Hutter (2013) đã đưa ra sáu rào cản chính đối với doanh nghiệp siêu nhỏ khi tiến hành đổi mới: (1) doanh nghiệp ít hoặc không còn thời gian cho các dự án đổi mới với kết quả không chắc chắn; (2) Thiếu nguồn vốn bổ sung trong lĩnh vực tiếp thị, phân phối và bán hàng; (3) Thiếu nền tảng kiến thức đa lĩnh vực;

(4) Chi phí đổi mới cao, mà nguồn tài chính lại hạn chế; (5) Khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ đổi mới của chính phủ; (6) Sợ rủi ro Theo schumpeter

(1934) cho rằng doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng tích cực thực hiện đổi mới Chính vì vậy để đảm bảo tính hiệu quả của điều tra khảo sát, tác giả chỉ khảo sát đối với doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, không khảo sát đối với doanh nghiệp siêu nhỏ. Để tính toán số mẫu tối thiểu đảm bảo tính đại diện của tổng thể, tác giả áp dụng công thức Slovin để chọn mẫu như sau: n = N

Trong đó: n Quy mô mẫu

N Kích thước của tổng thể (416 - Tổng số doanh nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô nhỏ, vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên) e Sai số (5%)

Với khoảng tin cậy là 95%, mức độ sai lệch e = 0,05, ta có như sau: n = 416 / (1 + 416 * 0,05 2 ) = 203,9 (doanh nghiệp)

Như vậy, tác giả sẽ cần phải tiến hành điều tra tối thiểu 204 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đảm bảo tính đại diện của bộ số liệu điều tra Tuy nhiên, theo nguyên tắc thống kê, khi số liệu càng lớn thì tính đạo diện và chuẩn xác trong kết quả nghiên cứu càng cao Do đó, trong năng lực tài chính và thời gian của mình, tác giả cố gắng hết sức, thu thập nhiều nhất kết quả điều tra có thể Để tiến hành thu thập dữ liệu, tác giả đã gửi 300 phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới nhiều hình thức trực tiếp hoặc online.

Sau khi rà soát và loại bỏ các phiếu không hợp lệ hoặc không phù hợp, không đáp ứng kết quả nghiên cứu, tác giả sử dụng 266 phiếu hợp lệ và phù hợp nhất để phân tích kết quả nghiên cứu Cụ thể phân phối mẫu nghiên cứu phục vụ cho nghiên cứu chính thức được mô tả trong Bảng 1.

Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu

Quy mô doanh nghiệp Tổng thể Số lượng mẫu điều tra Tỷ lệ (%)

Như vậy, tác giả tiến hành phân phối mẫu dựa trên quy mô doanh nghiệp (theo quy mô nhân lực) và tiến hành phân tích 180 doanh nghiệp nhỏ (chiếm 67,7%), 47 doanh nghiệp vừa (chiếm 17,7%) và 39 doanh nghiệp lớn (chiếm

* Quy trình điều tra và xử lý như sau:

Bước 1: Tác giả sẽ nghiên cứu các tài liệu tổng quan, tiếp xúc thực tế doanh nghiệp, đặc biệt là gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực để xây dựng lên bảng câu hỏi điều tra.

Bước 2: Sau khi xây dựng xong bảng câu hỏi điều tra, tác giả sẽ trao đổi và thông qua giảng viên hướng dẫn và chỉnh sửa theo những góp ý Đồng thời, tác giả cũng sẽ trao đổi kỹ lại với các chuyên gia, tiếp thu trao đổi ý kiến và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 3: Sau khi hoàn thiện phiếu điều tra và thông qua giảng viên hướng dẫn, tác giả sẽ tiến hành điều tra thử 20 phiếu Những phiếu điều tra này sẽ không được sử dụng cho kết quả của luận án mà chỉ để kiểm tra tính phù hợp, chính xác và khoa học của phiếu điều tra so với thực tiễn tại đơn vị nghiên cứu.

Bước 4: Căn cứ kết quả điều tra thử và các phép phân tích thống kê, tác giả điều chỉnh lại phiếu điều tra cho phù hợp.

Bước 5: Tiến hành điều tra thực tế tại doanh nghiệp theo kế hoạch.

Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá.

- Số liệu được tính toán trên phần mềm exel và xử lý thông qua các số tuyệt đối, tương đối hoặc thể hiện thông qua sơ đồ, bảng biểu.

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu khảo sát được phân loại theo yếu tố cần nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu.

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng tưởng các chỉ tiêu So sánh làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng đổi mới và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Phương pháp thống kê mô tả Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua mô tả sự biến động, xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động đổi mới cũng như đánh giá của các doanh nghiệp về hoạt động đổi mới của doanh nghiệp mình và các yếu tố ảnh hưởng liên quan.

* Phương pháp phân tích Cronbach‘s Alpha:

Muốn đánh giá sơ bộ mức độ tin cậy cũng như giá trị của thang đo, ta tính toán hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha (Cronbach, 1951) Phương pháp phân tích hệ số tin cậy (Cronbach‟s Alpha) được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo Phương pháp này giúp loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy (có hệ số tương quan biến tổng 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0,75.

* Phương pháp kiểm định nhân tố khẳng định (CFA):

Trong kiểm định thang đo, phương pháp CFA trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan; phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA; phương pháp đa phương pháp, Lý do vì CFA cho phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo cũng như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường Hơn nữa, chúng ta có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như các phương pháp truyền thống.

Vì thế, tác giả ứng dụng CFA để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình thang đo với dữ liệu thu thập được (thông tin thị trường) sau khi đã đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Tiêu chuẩn để thực hiện CFA bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp chung và tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp theo các khía cạnh giá trị nội dung.

Trong đó, để đánh giá mức độ phù hợp chung của mô hình, tác giả sử dụng các tiêu chuẩn: Chi-Square (Chi bình phương - CMIN); Chi-Square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số GFI (Goodness of Fit Index); chỉ số TLI (Tucker &Lewis Index); Chỉ số CFI (Comparative Fit Index); chỉ số RMSEA (Root MeanSquare Error Approximation) Mô hình được coi là phù hợp khi kiểm định Chi- square có giá trị P ≥ 0,05 Tuy nhiên, Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu nghiên cứu Khi kích thước của mẫu càng lớn thì Chi-square càng lớn do đó làm giảm mức độ phù hợp của mô hình Bởi vậy, bên cạnh P value, các tiêu chuẩn được sử dụng là CMIN/df ≤ 2 (theo Carmines & Mciver -1981, một số trường hợp có thể chấp nhận CMIN/df ≤ 3); GFI, TLI, CFI ≥ 0,9 (Bentler & Bonett, 1980); RMSEA ≤ 0,08.

Trong mô hình kinh tế lượng, phân tích hồi quy là một tập hợp các quy trình thống kê để ước tính các mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một hoặc nhiều biến độc lập Hình thức phân tích hồi quy phổ biến nhất là hồi quy tuyến tính, trong đó người ta tìm ra đường (hoặc một tổ hợp tuyến tính phức tạp hơn) phù hợp nhất với dữ liệu theo một tiêu chí toán học cụ thể.

Khái quát về đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.1.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên tiếp giáp với 6 tỉnh như: Hà Nội, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang Đây là điều kiện rất thuận lợi giúp cho tỉnh Thái Nguyên phát triển kinh tế xã hội Năm 2021, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 6,51% so với năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid nên chỉ số GRDP của tỉnh Thái Nguyên năm 2020 chưa đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7%) Trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 7,34%, khu vực nông lâm, thủy sản tăng 4,24%, khu vực dịch vụ tăng 5,80% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,01%.

Ngành công nghiệp luôn là ngành mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên, chiếm đến 58,72% trong tổng cơ cấu kinh tế năm 2021 Trong khi, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 10,76%, khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,52% Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn tăng trưởng ổn định, các mặt hàng sản xuất chủ yếu như: Điện tử, vẫn thông, may mặc… Năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp ước đạt 844 nghìn tỷ đồng tăng 7,71%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao nhất với 7,76%; sản xuất điện tăng 1,12%; xử lý rác thải tăng 4,28%.

Trong các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, tỉnh Thái Nguyên là một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, là một tỉnh có nền tảng phát triển công nghiệp lâu đời Thực tế đã chứng minh ngành công nghiệp luôn là một ngành mũi nhọn của tỉnh Thái nguyên Thái Nguyên đã huy động được nguồn lực phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt quan tâm phát triển giao thông, các khu, cụm công nghiệp Cùng với đó chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch,thân thiện, sáng tạo, linh hoạt đã thu hút lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước đến triển khai các dự án, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh Trong số đó có nhiều tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư lớn, có uy tín, kinh nghiệm có khả năng dẫn dắt thị trường, tạo ra những chuỗi giá trị như: Tập đoàn Samsung; Tập đoàn Masan; Tập đoàn Central Retail; Danko Group; Công ty Cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn; Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường… Tổng kết giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thái Nguyên đạt bình quân 10,47%/năm (quy mô GRDP đạt 116 nghìn tỷ đồng vào năm 2020) Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,77% / năm, đóng góp quan trọng nhất cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Trong đó phải kể đến đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Số lượng doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2022 như sau:

Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

STT Phân theo ngành nghề Năm

1 Sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống 53 73 82 97 101

4 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 0 0 1 2 2

5 Chế biến gỗ và sản xuất từ gỗ, tre, nứa 62 73 70 74 72

6 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 7 8 10 8 10

7 In, sao chép bản ghi các loại 15 18 20 29 28

8 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 0 2 2 2 2

9 Sản xuất hoát chất và sản phẩm hóa chất 1 6 9 10 11

10 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 4 4 4 6 5

11 Sản phẩm sản xuất từ cao su và plastic 8 10 12 16 20

12 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 49 67 81 86 79

14 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 111 153 191 240 251

15 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 13 37 47 43 43

16 Sản xuất thiết bị điện 9 9 11 12 9

17 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu 14 22 24 26 22

18 Sản xuất xe có động cơ, rơ móc 8 8 9 9 9

19 Sản xuất phương tiện vận tải khác 0 0 0 0 0

20 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 7 10 8 8 11

21 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 6 5 7 11 12

22 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị 2 8 13 28 27

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020)

Từ bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng số lượng doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có sự tăng mạnh qua các năm trung bình tăng từ 14-19%, tăng mạnh nhất là năm 2018 với mức tăng 18,7% so với năm 2017 Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh covid, năm 2020 có mức tăng thấp nhấp với 1.6% so với năm 2019.

Năm 2020 số lượng doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 807 doanh nghiệp Nếu phân loại theo quy mô doanh nghiệp thì có 391 doanh nghiệp siêu nhỏ, 281 doanh nghiệp nhỏ, 73 doanh nghiệp vừa và 62 doanh nghiệp lớn Số liệu cụ thể như bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.2 Phân loại doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2020

STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020)

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nếu phân loại theo ngành nghề thì có 22 loại, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên mới có 21/22 ngành nghề có doanh nghiệp thành lập và tiến hành hoạt động Năm 2020 có 807 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và đã có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương Cụ thể như sau:

Bảng 4.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thái Nguyên

STT Phân theo ngành nghề

Doanh thu thuần SXKD (tỷ đồng)

1 Sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống 101 1.630 2.313,4 3.153,6

4 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 2 34 10,3 2,4

5 Chế biến gỗ và sản xuất từ gỗ, tre, nứa 72 852 1.360,3 1.134,0

6 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 10 1.538 1.010,5 1.080,8

7 In, sao chép bản ghi các loại 28 174 172,0 54,5

8 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 2 36 67,7 51,8

9 Sản xuất hoát chất và sản phẩm hóa chất 11 112 138,7 29,0

10 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 5 381 1.644,5 698,4

11 Sản phẩm sản xuất từ cao su và plastic 20 774 890,7 649,8

12 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 79 4.659 8.094,3 6.002,3

14 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 251 6.232 9.232,1 7.339,8

15 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 43 91.216 315.431,0 722.078,0

16 Sản xuất thiết bị điện 9 2.071 932,1 1.748,8

17 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu 22 387 307,5 316,4

18 Sản xuất xe có động cơ, rơ móc 9 3.417 2.491,6 2.943,3

19 Sản xuất phương tiện vận tải khác 0 0 0 0,0

20 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 11 123 124,6 297,0

21 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 12 3.295 2.790,8 929,2

22 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị 27 248 158,9 107,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020)

30,80% Đổi mới quy trình sản xuất

Năm 2020, doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã giúp tạo công ăn việc làm cho 150.922 người lao động trong tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/tháng. Tổng số vốn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020 là 399.965 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã tạo ra tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh là 793.039,7 tỷ đồng.

4.1.2 Tình hình đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dựa trên kết quả điều tra

Như đã trình bày trong phương pháp nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát

266 doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo để tìm hiểu nội dung đổi mới mà các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thường tiến hành, kết quả điều tra được minh họa dưới hình sau:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Hình 4.1: Doanh nghiệp thực hiện các nội dung đổi mới

Trong các loại đổi mới thì đổi mới marketing đang được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện nhiều nhất, chiếm 47,4 % doanh nghiệp, kế tiếp là đổi mới tổ chức chiếm 38,3%, đổi mới sản phẩm chiếm 35%, cuối cùng là đổi mới quy trình sản xuất với 30,8% Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào là phải bán được hàng hóa, dịch vụ Đó chính là vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển Điều này cũng giải thích một cách dễ hiểu tại saoMarketing lại được quan tâm và chú trọng như vậy bởi các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng Hoạt động này thường có chi phí thấp, nhưng hiệu quả lại cao Trên thực tế hiện nay, doanh nghiệp thường dành khá nhiều nguồn lực để thực hiện hoạt động Marketing Mặt khác, phương pháp, hình thức, cách thức tiến hành hoạt động Marketing cũng thay đổi liên tục theo nhu cầu thị trường và xu thế xã hội Thị trường hiện đang chứng kiến sự thay đổi xu hướng Marketing từ các phương pháp truyền thống sang Marketing online, Marketing internet hoặc Influence Marketing Do đó, đổi mới Marketing được doanh nghiệp quan tâm ngày càng nhiều hơn Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các hình thức Marketing truyền thống không còn phù hợp với điều kiện dịch bệnh, cũng như sự thay đổi của môi trường kinh doanh do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, do vậy, đổi mới Marketing là tất yếu Ngược lại, đổi mới quy trình sản xuất là một vấn đề tương đối phức tạp vì nó cần nhiều nguồn lực về tài chính, nhân lực cũng như thời gian Việc thay đổi quy trình sản xuất sẽ thường mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như thay đổi về nhân sự, thay đổi trong cách thức vận hành, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tăng để có thể sử dụng được dây truyền máy móc trang thiết bị mới. Để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề, tác giả đã tiến hành phỏng vấn ông T.Đ.Q giám đốc công ty Cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên, ông cho biết “Các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay thường tự tiến hành các loại đổi mới như đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình các doanh nghiệp không chú trọng tới hoạt động liên kết, phối hợp trong thực hiện hoạt động đổi mới Dẫn đến việc thực hiện đổi mới thường kéo dài lâu, hiệu quả đổi mới chưa cao” Thực tế đã chứng minh để nâng cao hiệu quả đổi mới, các doanh nghiệp cần quan tâm tới mối liên hệ, liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với trường đại học, doanh nghiệp với khách hàng đây là nguồn đầu vào quan trọng để tiến hành đổi mới.

Hoạt động đổi mới thường kéo dài và đòi hỏi nguồn lực tài chính mạnh để chi cho đổi mới Qua điều tra khảo sát của tác giả về danh mục chi cho hoạt động đổi mới, thì các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh TháiNguyên thường dành từ 3-5% của tổng doanh thu thuần cho hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp Trong đó các khoản chi cho các hoạt động phục vụ đổi mới bao gồm: 69,9% doanh nghiệp chi mua sắm công nghệ, máy móc, trang thiết bị và phần mềm; 33,5% chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp; 24,1% chi cho đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực về hoạt động đổi mới; 13,5% chi mua kết quả nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, tổ chức khác

5.Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực về hoạt động đổi mới 24,1%

4.Mua tri thức/thương hiệu từ bên ngoài 19,2%

3.Chi mua sắm công nghệ, máy móc trang thiết bị và phần mềm

2.Chi mua lại kết quả nghiên cứu và phát triển của DN, tổ chức khác

1.Chi hoạt động nghiên cứu và phát triển trong DN

Hình 4.2: Doanh nghiệp chi cho hoạt động đổi mới

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Như vậy, trong các nội dung chi cho hoạt động đổi mới thì chi mua sắm công nghệ, máy móc, trang thiết bị và phần mềm là nội dung chi nhiều nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn lực tài chính dành cho đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp công nghiệp có đặc thù là công nghệ, máy móc, trang thiết bị cũng như phần mềm có giá cả tương đối cao so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ, trang bị thêm các máy móc hiện đại, cũng như áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất luôn được coi là một trong những biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Đặc biệt, do dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp cũng đã phải tốn nhiều chi phí liên quan tới mua sắm máy móc, phần mềm để phục vụ sản xuất, tổ chức, vận hành, làm Marketing trong điều kiện dịch bệnh.

Do đó, đối với doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,mặc dù đổi mới Marketing là hoạt động được thực hiện phổ biến nhất (như đã trình bày ở trên), nhưng ngân sách dành cho mua sắm công nghệ, máy móc, phần mềm mới là nội dung tốn nhiều chi phí nhất của doanh nghiệp Tuy vậy, đây có thể coi là một khoản đầu tư khó có thể tránh nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy, doanh nghiệp công nghiệp, chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chi dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nội bộ doanh nghiệp còn tương đối ít Điều này cho thấy các doanh nghiệp còn chưa thực sự quan tâm đến đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, chưa đầu tư theo “chiều sâu” vào việc phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thường khó cạnh tranh tại thị trường Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung.

Nguồn vốn để thực hiện hoạt động đổi mới doanh nghiệp thường huy động chủ yếu từ nguồn vốn tự có (chiếm 74,4%), kế tiếp là nguồn vốn tín dụng (chiếm 38,3%) Doanh nghiệp chưa tận dụng được nguồn vốn từ liên doanh, liên kết (chỉ có 9% doanh nghiệp huy động nguồn vốn từ liên doanh, liên kết), cũng như nguồn vốn từ sự hỗ trợ của chính phủ (chỉ 7,1% doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ) Đây là một hạn chế lớn về vấn đề bố trí nguồn vốn thực hiện đổi mới đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp - một trong những lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn Việc liên doanh, liên kết để thực hiện đổi mới đối với lĩnh vực công nghiệp là cực kỳ quan trọng khi hợp tác sẽ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế sẵn có của nhau, tận dụng tối ưu nguồn lực hiện có, tiết kiệm thời gian và chi phí Đây là một trong những vấn đề quan trọng cần phải được các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ưu tiên thúc đẩy thực hiện trong thời gian tới.

Hình 4.3: Doanh nghiệp huy động tài chính phục vụ hoạt động đổi mới

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

0,0% 2,0% 4,0% 6,0% 8,0% 10,0%12,0%14,0%16,0% Đổi mới là một quá trình doanh nghiệp cần kết hợp nhiều yếu tố và doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong doanh nghiệp, cũng như tận dụng các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp Đổi mới hiện nay được chính phủ Việt Nam rất quan tâm, chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ như chính sách về tín dụng (các hỗ trợ, tài trợ liên quan đến khoản vay…), chính sách về thuế (Giảm thuế, trích lập quỹ, hỗ trợ tài chính thông qua giảm lãi suất tiền vay…), chính sách về tư vấn kỹ thuật (từ các chuyên gia, các nhà khoa học từ tổ chức công lập, từ các viện nghiên cứu, các trường đại học…), thực hiện các dự án (nhiệm vụ, chương trình khoa học và công nghệ, chương trình đối tác đổi mới – sáng tạo…) Các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thái Nguyên được hỗ trợ nhiều nhất là nhóm

Đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một bước rất quan trọng trong phân tích định lượng Đây là phương pháp quan trọng đánh giá giá trị hội tụ và giá trị khác biệt Mặt khác, đây là phương pháp quan trọng được sử dụng với mục đích thu gọn các tham số ước lượng, nhận diện các nhóm nhân tố để chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo Đây là một công cụ quan trọng dùng để gợi ý nhóm các câu hỏi độc lập thành các yếu tố và một công cụ để kiểm định độ tin cậy, tính đại diện, tính phân biệt của các câu hỏi đó trong việc giải thích các nhân tố.

Do quy mô mẫu khá lớn (266 phiếu khảo sát) nên theo lý thuyết, hệ số tải nhân tố là 0,5 là đã đáp ứng được yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thể hiện ở Phụ lục 4.2 Cụ thể như sau:

* Đánh giá tính phù hợp của EFA: Để đánh giá tính thích hợp của mô hình EFA, tác giả sử dụng kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure) Nếu KMO thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO

≤ 1, phương pháp phân tích nhân tố khám phá sẽ có độ tin cậy và tính phù hợp.

Theo kết quả thu được từ phần mềm SPSS 26, chỉ số KMO như sau:

- Đối với phân tích nhân tố khám phá các biến phụ thuộc: Chỉ số KMO = 0,643.

* Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Đi đôi với kiểm định KMO thì kiểm định Barlett (1937) được sử dụng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo Theo kết quả tính toán đối với hoạt động đổi mới, Kết quả kiểm định Bartlett‟s là 9294,741 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, bác bỏ giả thuyết Ho: Các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể và các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

* Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố

Một trong những vấn đề quan trọng trong EFA là khả năng giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố sau khi gộp Theo đó, cột Cumulative trong bảng tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) cho biết khả năng giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố Phép quay Promax trong mục phép quay (rotation), thực hiện lựa chọn các nhân tố có hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 và chênh lệch giữa các hệ số tải nhân tố giữa các nhóm không quá 0,3 (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).

Kết quả cho thấy rằng:

- Đối với các thang đo đo lường hoạt động đổi mới: Chỉ số cumulative (%) là 86,37%, kiểm định cho biết rằng 86,37% sự thay đổi của hoạt động đổi mới được giải thích bởi các biến quan sát.

Bảng ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) trong Phụ lục 4.2 cho biết các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 Sau lần chạy EFA thứ nhất, tác giả đã loại bỏ các biến không đáp ứng yêu cầu thống kê Sau khi nhóm các biến, tác giả lựa chọn tên cho các nhân tố (nhóm) cho phù hợp Cụ thể như sau:

Bảng 4.4: Các thang đo đo lường biến phụ thuộc sau khi phân tích EFA

Chỉ báo Nội dung của chỉ báo Đổi mới sản phẩm

PI1 Phát triển các dòng sản phẩm, thương hiệu mới PI2 Đổi mới thiết kế sản phẩm, bảo bì, mẫu mã PI3 Đổi mới chất lượng sản phẩm

PI4 Đổi mới tính năng, đặc điểm, đặc tính kỹ thuật PI5 Thay đổi nguyên vật liệu, cấu thành sản phẩm Đổi mới quy trình sản xuất

QI1 Đổi mới phương thức sản xuất QI2 Áp dụng dây truyền công nghệ sản xuất mới QI3 Đổi mới trong bố trí và thiết kế sản xuất QI4 Áp dụng hệ thống thông tin hiện đại vào sản xuất QI5 Đổi mới trong hoạt động Logistics Đổi mới tổ chức (OI)

OI1 Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức doanh nghiệp OI2 Đổi mới cơ cấu tổ chức công việc

OI3 Đổi mới phương pháp quản trị nguồn nhân lực OI4 Đổi mới tổ chức bộ máy doanh nghiệp Đổi mới

MI1 Đổi mới kênh, chính sách, phương pháp phân phối MI2 Đổi mới kênh truyền thông

MI3 Đối mới giá bán sản phẩm MI4 Đổi mới chính sách, phương pháp bán hàng

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Các thang đo bị loại bỏ theo gợi ý của phân tích nhân tố khám phá bao gồm: QI6 Đổi mới quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất OI5 Đổi mới cơ cấu tổ chức trong hợp tác, liên kết doanh nghiệp MI5 Đổi mới chiến lược Marketing

4.2.2 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Phân tích CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, tính hội tụ và tính phân biệt của thang đo đánh giá hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp CFA là công cụ phù hợp để kiểm định đo lường lý thuyết tác giả đã đề xuất và được thực hiện bởi phần mềm AMOS Phân tích CFA kết hợp với phân tích tính hợp lệ (validity analysis) và phân tích HTMT là công cụ phù hợp để đánh giá tính phù hợp của mô hình.

Theo Hair và cộng sự (2010), ta cần xác định độ phù hợp của mô hình cụ thể dựa vào các kiểm định sau:

- Độ tin cậy (Reliability): Mô hình đạt độ tin cậy khi chỉ số Composite Reliability ≥ 0,7 và hệ số tải nhân tố ≥ 0,5.

- Tính hội tụ (Convergent): Mô hình đạt tính hội tụ khi chỉ số Average Variance Extracted (AVE) ≥ 0,5.

- Tính phân biệt (Discriminant): Mô hình đạt tính phân biệt khi chỉ số Maximum Shared Variance (MSV) < chỉ số Average Variance Extracted (AVE).

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng plugin Validity and Reliability Test cho AMOS 25 Kết quả chi tiết được trình bày ở phụ lục Kết quả chính được tổng hợp trong các bảng dưới đây.

Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả phân tích CFA, độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt của nhóm biến phụ thuộc Các chỉ báo Hệ số tải nhân tố CR AVE MSV MaxR(H) Đổi mới sản phẩm (PI) Likert 5 mức độ

PI4 0,685 Đổi mới quy trình sản xuất

QI2 0,894 Đổi mới tổ chức (OI) Likert 5 mức độ

OI2 0,820 Đổi mới Marketing (MI) Likert 5 mức độ

(Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả phân tích các chỉ số CR, hệ số tải nhân tố, AVE, MSV chỉ ra rằng,nhóm biến phụ thuộc đạt đồng thời cả 03 tiêu chí: Độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt.

Như vậy, các thang đo tác giả đã xây dựng là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thống kê và kinh tế lượng Kết quả CFA cũng cho thấy rằng, không chỉ báo nào bị loại sau khi phân tích CFA đối với các thang đo đo lường hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Theo đó, hoạt động đổi mới của doanh nghiệp được đo lường thông qua 04 nội dung: Đổi mới sản phẩm (05 thang đo), đổi mới quy trình sản xuất (05 thang đo), đổi mới tổ chức (04 thang đo) và đổi mới Marketing (04 thang đo) Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 4.1: Phân tích CFA các thang đo đo lường hoạt động đổi mới của doanh nghiệp

(Nguồn: Kết quả chạy AMOS)

Trong đó: PI Đổi mới sản phẩm

QI Đổi mới quy trình sản xuất

OI Đổi mới tổ chức

Các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả phân tích nhân tố khám phát các thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp được thể hiện trong phụ lục, cụ thể như sau:

* Đánh giá tính phù hợp của EFA: Để đánh giá tính thích hợp của mô hình EFA, tác giả sử dụng kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure) Nếu KMO thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO

≤ 1, phương pháp phân tích nhân tố khám phá sẽ có độ tin cậy và tính phù hợp.

- Đối với phân tích nhân tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập): Chỉ số KMO là 0,638.

* Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Đi đôi với kiểm định KMO thì kiểm định Barlett (1937) được sử dụng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo Kết quả kiểm định Bartlett‟s của là 16677,193 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, bác bỏ giả thuyết Ho: Các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể và có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

* Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố

- Đối với các thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới: Chỉ số cumulative (%) là 84,87%, kiểm định cho biết rằng 84,87% sự thay đổi của các yếu tố được giải thích bởi các biến quan sát.

Sau khi nhóm các biến, tác giả lựa chọn tên cho các yếu tố (nhóm) cho phù hợp Cụ thể như sau:

Bảng 4.11: Các thang đo đo lường các biến độc lập sau phân tích EFA

Biến nghiên cứu Chỉ báo Nội dung của chỉ báo

Cạnh tranh và thông tin thị trường

CAMI1 Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động CAMI2 Hiểu biết về giá cả thị trường CAMI3 Hiểu biết về Nhu cầu thị trường CAMI4 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp CAMI5 Định vị, giá trị, chất lượng và uy tín của sản phẩm, doanh nghiệp

Chính sách và hệ thống pháp luật (IPLS)

IPLS1 Chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo IPLS2 Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ IPLS3 Khả năng thực thi hệ thống pháp luật hiệu quả và công bằng IPLS4 Tính công khai, minh bạch IPLS5 Sự hiệu quả của bộ máy hành chính

INFS1 Hạ tầng giao thông INFS2 Hạ tầng công nghệ thông tin INFS3 Hạ tầng tài chính

INFS4 Hạ tầng khoa học công nghệ

Liên kết và hợp tác

ENHC1 Liên kết với các tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ đổi mới của Nhà nước ENHC2 Liên kết hợp tác với trường đại học và viện nghiên cứu ENHC3 Liên kết hợp tác với các doanh nghiệp đa quốc gia ENHC4 Liên kết hợp tác với tổ chức tài chính

ENHC5 Liên kết với nhà cung ứng

Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực (EAHQ)

EAHQ1 Quản trị tri thức trong doanh nghiệp EAHQ2 Trình độ và kinh nghiệm của người quản lý EAHQ3 Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên EAHQ4 Tinh thần dám đổi mới của Nhà quản trị và coi trọng việc phát triển đổi mới EAHQ5 Chia sẻ tri thức và ý tưởng mới EAHQ6 Động cơ đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

FCOE1 Mức chi cho hoạt động R&D và đào tạo của doanh nghiệp FCOE2 Tình hình tài chính của doanh nghiệp FCOE3 Năng lực quản lý tài chính

FCOE4 Nguồn vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Các thang đo bị loại bỏ theo gợi ý của phân tích nhân tố khám phá bao gồm: CAMI6 Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

CAMI7 Áp lực môi trường bên ngoài

IPLS6 Chính sách tài chính công và quy định của nhà nước liên quan tới vấn đề môi trường INFS5 Hạ tầng văn hóa xã hội

ENHC6 Liên kết với các cá nhân

EAHQ7 Kỹ năng quản lý của nhà quản trị

EAHQ8 Trao quyền trong việc ra quyết định

EAHQ9 Chấp nhận rủi ro

FCOE5 Khả năng vay vốn

FCOE6 Khả năng quay vòng vốn

4.3.2 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Theo Hair và cộng sự (2010), ta cần xác định độ phù hợp của mô hình cụ thể dựa vào các kiểm định sau:

- Độ tin cậy (Reliability): Mô hình đạt độ tin cậy khi chỉ số Composite Reliability ≥ 0,7 và hệ số tải nhân tố ≥ 0,5.

- Tính hội tụ (Convergent): Mô hình đạt tính hội tụ khi chỉ số Average Variance

- Tính phân biệt (Discriminant): Mô hình đạt tính phân biệt khi chỉ số Maximum

Shared Variance (MSV) < chỉ số Average Variance Extracted (AVE).

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng plugin Validity and Reliability Test cho AMOS 25 Kết quả chi tiết được trình bày ở phụ lục Kết quả chính được tổng hợp trong các bảng dưới đây.

Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả phân tích CFA, độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt của nhóm biến độc lập

Các chỉ báo Hệ số tải nhân tố CR AVE MSV MaxR(H)

Cạnh tranh và thông tin thị trường

Thể chế, Chính sách và hệ thống pháp luật (IPLS) Likert 5 mức độ

Cơ sở hạ tầng (INFS) Likert 5 mức độ

Liên kết và hợp tác (ENHC) Likert 5 mức độ

Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực (EAHQ) Likert 5 mức độ

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

(Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả phân tích các chỉ số CR, hệ số tải nhân tố, AVE, MSV chỉ ra rằng, nhóm biến độc lập đạt đồng thời cả 03 tiêu chí: Độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt Các thang đo tác giả đã xây dựng là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thống kê và kinh tế lượng Kết quả CFA cũng cho thấy rằng, không chỉ báo nào bị loại sau khi phân tích CFA đối với các thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Như vậy, các kiểm định đã chỉ ra rằng, có 06 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, bao gồm: Cạnh tranh và thông tin thị trường (05 thang đo), thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật (05 thang đo), cơ sở hạ tầng (04 thang đo), liên kết và hợp tác (05 thang đo), nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực (06 thang đo) và năng lực tài chính của doanh nghiệp (04 thang đo) Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 4.2: Kết quả CFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng

Trong đó: CAMI Cạnh tranh và thông tin thị trường

IPLS Thể chế, Chính sách và hệ thống pháp luật INFS Cơ sở hạ tầng

ENHC Liên kết và hợp tác

EAHQ Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực FCOE Năng lực tài chính của doanh nghiệp Kết quả đánh giá độ phù hợp tổng thể của dữ liệu dựa trên các chỉ số độ phù hợp mô hình (model fit) bằng phần mềm AMOS 25 cho nhóm các biến độc lập cho thấy, Chi-square/df = 2,304, GFI, TLI và CFI đều > 0,9, RMSEA < 0,06 Như vậy, nhóm biến độc lập đạt yêu cầu.

4.3.3 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha)

Sau khi đã nhóm biến, ta cần thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha Độ tin cậy của thang đo được thực hiện thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha Độ tin cậy là điều kiện cần để đánh giá đo lường các biến nghiên cứu có giá trị Độ tin cậy của thang đo nên lớn hơn 0,5 và hệ số tương quan biến - tổng từ 0,3 trở lên thì có thể chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha độ tin cậy các thang đo biến độc lập được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo của các biến độc lập

Biến nghiên cứu Chỉ báo Hệ số Cronbach's

Alpha của nhóm biến Tương quan biến - tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

Cạnh tranh và thông tin thị trường

Chính sách và hệ thống pháp luật (IPLS)

Liên kết và hợp tác

Nhà quản trị và chất lượng

EAHQ2 0,706 0,949 nguồn nhân lực (EAHQ)

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

(Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra của tác giả)

Tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0,5, đạt yêu cầu về mặt thống kê Như vậy tất cả các thang đo đưa ra đều đạt yêu cầu theo kiểm định Cronbach‟s Alpha.

4.3.4 Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.3.4.1 Thực trạng cạnh tranh và thông tin thị trường

Thực trạng cạnh tranh và thông tin thị trường được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.14: Thực trạng cạnh tranh và thông tin thị trường

Mã hóa Biến số Mean Độ lệch chuẩn Ý nghĩa

CAMI1 Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động 3,24 0,04 Trung bình CAMI2 Hiểu biết về giá cả thị trường 3,65 0,05 Khá

CAMI3 Hiểu biết về nhu cầu thị trường 3,58 0,06 Khá

CAMI4 Năng cạnh tranh của doanh nghiệp 3,12 0,04 Trung bình CAMI5 Định vị, giá trị, chất lượng và uy tín của sản phẩm, doanh nghiệp 2,84 0,05 Trung bình

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Bối cảnh đổi mới của các doanh nghiệp trong nước

5.1.1 Bối cảnh đổi mới của các quốc gia

Ngày nay, năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng phát triển một nền kinh tế dựa trên đổi mới Nền kinh tế đổi mới là nền kinh tế được xây dựng dựa trên giá trị gia tăng cao, tiềm lực R&D mạnh và các ngành công nghiệp công nghệ cao Các quốc gia có nền kinh tế dựa trên đổi mới điển hình là Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Phần Lan, Để phát triển được nền kinh tế dựa trên đổi mới đòi hỏi quốc gia đó phải đầu tư rất mạnh cho R&D, đổi mới khoa học kỹ thuật và thương mại hóa các kết quả R&D Để nâng cao năng lực cạnh trạnh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững các quốc gia cần không ngừng tăng cường hoạt động đổi mới Để hoạt động đổi mới được thành công, các quốc gia cần xây dựng chiến lược đổi mới phù hợp với điều kiện từng quốc gia Chiến lược đổi mới sẽ xác định rõ hướng trọng tâm của hoạt động khoa học, công nghệ trong nước để phục vụ sản xuất phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ.

Cuộc cách mạng lần thứ 4 với công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, big data, điện toán đám mây… đã giúp tạo ra rất nhiều tri thức dựa trên dữ liệu và thông quá đó giúp nâng cao hiệu suất, phát triển kinh tế của các quốc gia Từ đó hình thành nhiều mô hình như sản xuất thông minh, năng lượng thông minh, thành phố thông minh đang tác động rất lớn đến cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Nhiều quốc gia phải áp dụng lệnh phong tỏa, dẫn đến tình huống các nhà máy phải đóng cửa, làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy Hoạt động đổi mới sẽ giúp các quốc gia thích ứng và giảm thiểu được các rủi ro do dịch bệnh gây ra. Mặt khác còn tạo cơ hội cho một số quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam những năm gần đây không ngừng khuyến khích hoạt động đổi mới trong nước và đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần phát triển kinh tế đất nước Việt Nam đã vươn lên các nước có thu nhập trung bình, thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân Tuy nhiên, Việt Nam đang trong nhóm nước có nguy cơ bị rơi vào “Bẫy thu nhập trung bình” (ADB, 2014) Việt Nam cần phải thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo định hướng “công nghệ cao”, đẩy mạnh tốc độ tăng TFP (total factor productivity growth) và gốc rễ của mọi giải pháp phát triển kinh tế xã hội là cần dựa vào hoạt động đổi mới.

Thực tế hiện nay, Việt Nam phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu nông, thủy sản…việc phát triển theo hướng này là không bền vững Chính vì thế những năm gần đây Đảng và Nhà nước chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đổi mới trong nước, bởi vì kết quả của đổi mới sáng tạo sẽ là nguồn tài sản vô tận và không bao giờ cạn kiệt Chỉ có hoạt động đổi mới thành công, thì mới có thể giúp Việt Nam thực hiện được thành công chính sách “Đi tắt đón đầu”, giúp Việt Nam trở thành một nước

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Trong đó doanh nghiệp công nghiệp sẽ là lực lượng tiên phong trong thực hiện hoạt động đổi mới. Để tăng cường hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật phù hợp với các chuẩn mực của thế giới, xây dựng các chính sách để bảo vệ sản phẩm trí tuệ, cũng như thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ, cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… Điều này sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng.

5.1.2 Bối cảnh đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam

Việt Nam đang mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, thương mại hóa phát triển,… Cạnh canh trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam đang cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về thị phần… Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam phải không ngừng đổi mới Chỉ có đổi mới, thì mới có thể giúp doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam nâng cao được năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm… Từ đó doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.

Xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam Hoạt động đổi mới sẽ giúp các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam không bị thụt lùi, mất thị phần cho các đối thủ cạnh tranh.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5 Điều này đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp cần phải tăng cường hoạt động đổi mới để có thể tạo ra hoặc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng lên rất nhiều, dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng thay đổi, làm cho chu kỳ sống của sản phẩm công nghiệp ngắn Doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam phải không ngừng đổi mới để tạo ra các sản phẩm mới với những tính năng và công dụng vượt trội, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Đổi mới sẽ là yếu tố chính cho phép các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam sử dụng kiến thức, kỹ năng hoặc kinh nghiệm của mình để phát triển công nghệ mới, quy trình mới và sản phẩm mới để phục vụ khách hàng.

Từ năm 2019 đến nay thế giới đang trải qua đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều Để thích ứng với hoàn cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam phải chuyển đổi từ hình thức làm việc trực tiếp sang trực tuyến Chính vì thế mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam cần phải thay đổi, doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xúc tiến bán hàng cũng cần phải thay đổi

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina vào thời điểm thế giới vừa trải qua hơn hai năm điêu đứng vì dịch bệnh COVID-19, các nước đang nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính để hỗ trợ phát triển kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao Điều này đã làm cho lạm phát của các quốc gia lên cao, trong đó giá xăng dầu lên cao kỷ lục, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Bởi vì xăng dầu đang là nguồn đầu vào quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp Chính vì thế các doanh nghiệp công nghiệp đang không ngừng tăng cường hoạt động đổi mới, thay thế nguồn đầu vào là xăng dầu Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra các dòng sản phẩm không sử dụng xăng dầu.

Phương hướng và mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên về đổi mới

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025 đã đưa ra phương hướng để phát triển kinh tế ngành công nghiệp nói chung và hoạt động đổi mới nói riêng như sau:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy hoạt động đổi mới.

- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ gắn với ngành, lĩnh vực ưu tiên.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, công nghệ cao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

- Gắn nghiên cứu, phát triển công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới sát, đúng với thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội; Xây dựng thương hiệu, chất lượng, quảng bá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới gắn với nhu cầu của người tiêu dùng.

- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động đổi mới, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, gắn kết sự phát triển của các vùng kinh tế.

- Chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao, khuyến khích hình thành cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị cao Thúc đẩy hoạt động đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Phát triển nguồn nhân lực địa phương, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp.

- Phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, hình thành mạng lưới đổi mới.

Về mục tiêu chung: Xây dựng Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, hội tụ những yếu tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và môi trường an toàn, bền vững, là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học công nghệ có uy tín lớn trong nước, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao Xây dựng thành phố Thái Nguyên là thành phố sinh thái, có chức năng tổng hợp…

Về mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 8%/năm trở lên.

- Cơ cấu kinh tế năm 2025: Công nghiệp, xây dựng 61%, dịch vụ 31%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9%/năm trở lên.

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân từ 7%/năm trở lên Trong đó xuất khẩu địa phương tăng bình quân từ 11%/năm trở lên.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt từ 100 triệu đồng trở lên.

- Phát triển đô thị sử dụng công nghệ xanh, sạch với tỷ lệ ngày càng tăng trong sản xuất công, nông nghiệp và trong dịch vụ, nhất là trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị các ngành sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm 30-32%GDP tỉnh.

- Phấn đấu trên 80% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% rác thải sinh hoạt, rác thải y tế được xử lý, 60% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn B, cường độ phát thải khí nhà kính giảm ít nhất 8-10% so với năm 2010,môi trường không khí tại các đô thị, khu công nghiệp được kiểm soát.

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

5.3.1 Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đổi mới trong doanh nghiệp

Thúc đẩy hoạt động đổi mới của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển khoa học, công nghệ. Trong số đó, chính sách tài chính được xem là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất vì suy cho cùng, nếu không có tài chính thì doanh nghiệp không thể có đủ nguồn thực hiện hoạt động đổi mới mặc dù họ có thể thực sự mong muốn và sẵn sàng để thực hiện Để có thể thúc đẩy hoạt động đổi mới, Chính phủ cũng như lãnh đạo địa phương có thể cân nhắc thực hiện một số chính sách sau:

5.3.1.1 Công cụ chính sách trực tiếp

Hiện nay, chính phủ đã xây dựng một số chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạ0 (Ví dụ như đề án 844 của Chính phủ) Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay chúng ta chưa có một chính sách cụ thể tài trợ/hỗ trợ tài chính hoặc cơ chế ưu tiên cho hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Trên thực tế, nguồn vốn cho hoạt động đổi mới được doanh nghiệp sử dụng từ nguồn vốn của công ty, chứ chúng ta chưa có cơ chế hoặc ưu đãi gì để hỗ trợ doanh nghiệp Do vậy, việc xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới là một chiến lược vô cùng quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp.

Trên thực tế, một số quốc gia đã xây dựng các nguồn quỹ hoặc chương trình đặc biệt hỗ trợ hoạt động đổi mới Ví dụ tại Hàn Quốc, họ đã xây dựng Chương trình đổi mới công nghệ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc Sở dĩ Hàn Quốc dành sự quan tâm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nhiều lý do: (i) Nhóm doanh nghiệp này có nguồn ngân sách vô cùng hạn chế để thực hiện hoạt động đổi mới;(ii) Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong tất cả các nền kinh tế trên thế giới, không riêng gì Hàn Quốc Tại Việt Nam và đặc biệt là tại tỉnh Thái Nguyên cũng như vậy (48,45% doanh nghiệp siêu nhỏ, 34,82% doanh nghiệp nhỏ, 9,05% doanh nghiệp vừa, 7,68% doanh nghiệp lớn) Tại Hàn Quốc, đối với chương trình này, chính phủ sẽ hỗ trợ 50%, chính quyền địa phương hỗ trợ 25% chi phí cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Phần còn lại (25%), doanh nghiệp huy động từ nguồn khác hoặc tự bố trí Quan trọng hơn cả, khi hoạt động đổi mới thành công, có sản phẩm hoặc công nghệ cụ thể, chính phủ sẽ nhận lại 30% khoản tiền đã hỗ trợ doanh nghiệp dưới dạng phí công nghệ trong khoảng thời gian 5 năm (doanh nghiệp trả theo hình thức trả góp) Đây là một trong những chương trình rất thiết thực, hữu ích và hiệu quả và Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng hoàn toàn có thể áp dụng Bản chất của chương trình này là chính phủ và địa phương cung cấp một khoản vay trước cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể chủ động và mạnh dạn thực hiện hoạt động đổi mới Tất nhiên, việc cung cấp hỗ trợ cần dựa trên việc xem xét một cách toàn diện, đầy đủ và chi tiết kế hoạch đổi mới của doanh nghiệp để đảm bảo khoản hỗ trợ của chính phủ có hiệu quả Mặt khác, vì nguồn ngân sách còn vô cùng hạn chế, lãnh đạo Chính phủ và Tỉnh có thể cân nhắc cho vay một phần (chứ không phải 75% giống Hàn Quốc) và yêu cầu tỷ lệ nhận lại là toàn bộ, nhưng có thể giãn thời gian dài hơn cho doanh nghiệp Chương trình này chính phủ và lãnh đạo tỉnh hoàn toàn có thể xây dựng và thực hiện một cách hiệu quả.

Một chính sách, chương trình khác Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có thể cân nhắc ứng dụng là Chương trình thúc đẩy liên kết khu vực hàn lâm (viện nghiên cứu, trường đại học) với khu vực công nghiệp (doanh nghiệp) Mỗi một khu vực có những ưu thế vượt trội riêng Trên thực tế, rất nhiều những công nghệ mới, thành tựu đổi mới được xuất phát từ các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu hoặc trường đại học Đây là những nơi có ưu thế vượt trội trong nghiên cứu khoa học với đội ngũ các nhà khoa học tài năng và thiết bị hiện đại Tuy nhiên, một trong những khó khăn rất lớn hiện nay đối với các viện nghiên cứu, trường đại học chính là việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới Tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng hiện nay, chưa có sự liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp Có nhiều lý do cho sự thiếu hút này, trong đó có thể kể đến: (i) Sự khác biệt trong nhu cầu (sản phẩm, công nghệ các trường đại học, viện nghiên cứu tạo ra không phù hợp với doanh nghiệp; hoặc những công nghệ mới mà doanh nghiệp cần thì trường đại học, viện nghiên cứu lại không đáp ứng được hoặc không phù hợp với định hướng nghiên cứu); (ii) Sự thiếu hụt kênh liên kết hai khu vực này với nhau Đại học Thái Nguyên là một trong năm đại học vùng của cả nước với sứ mệnh quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, việc chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp hầu hết mới dừng lại ở việc cung nhau xây dựng các chương trình thực hành, thực tập cho sinh viên Sự hợp tác về mặt nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn vô cùng hạn chế Đây là một vấn đề là lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cần phải có sự quan tâm đặc biệt, xây dựng các chính sách và các trung tâm hợp tác, chuyển giao để có thể thúc đẩy sự kết nối giữa hai bên Thực tế trên thế giới, các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu đều có mỗi liên hệ chặt chẽ với các trường đại học, nghiên cứu Doanh nghiệp, với vai trò là nơi tiếp nhận đầu ra, kết quả nghiên cứu sẽ tiến hành đặt hàng công nghệ, sản phẩm với trường và viện nghiên cứu, đồng thời tài trợ tài chính cho các nghiên cứu đổi mới Đây là một hướng đi bền vững, quan trọng, phản ánh đúng sứ mệnh của các bên, hướng tới việc thúc đẩy hoạt động đổi mới trong cả nước.

Theo đó, hai bên cùng hợp tác với nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tiếp cận các nguồn lực nghiên cứu bổ sung, giảm chi phí tự nghiên cứu, hợp tác lưu chuyển nhân lực Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia thực hiện rất tốt các ý tưởng này như Chương trình trung tâm năng lực công nghiệp (KIND) của Cộng hòa Áo.

Dự án này hỗ trợ thành lập trung tâm nghiên cứu do doanh nghiệp và trường đại học hoặc cơ quan nghiên cứu của chính phủ cùng điều hành và hoạt động giữa trên chiến lược đối tác liên kết Tương tự, CHLB Đức, một trong những quốc gia hàng đầu về đổi mới sáng tạo đã xây dựng rất nhiều chương trình liên kết, như Chương trình trợ cấp dưới hình thức viện trợ không hoàn lại (hỗ trợ lên đến 60% tổng chi phí dự án), chương trình ProInno, InnoNet, INSTI xây dựng cơ chế, trung tâm và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa doanh nghiệp và khu vực hàn lâm, nhằm trao đổi nhân lực và tăng năng lực hấp thụ công nghệ cho doanh nghiệp Đây là những định hướng rất đúng đắn mà chính phủ cũng như lãnh đạo tỉnh nên học tập, ứng dụng để thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Cho vay, bảo lãnh tín dụng và/hoặc cổ phần:

- Cho vay tín dụng: Trước tiên cần phải nói rằng, tài chính là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể thực hiện được hoạt động đổi mới. Tuy nhiên, huy động vốn luôn là một thách thức với doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chính phủ và hệ thống ngân hàng ngày càng thắt chặt tín dụng Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn nếu như không có tài sản đảm bảo đủ giá trị Hành động của hệ thống ngân hàng cũng hoàn toàn dễ hiểu vì họ muốn hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn, tuy nhiên nó cũng dẫn tới một vòng lặp thiếu hụt trong huy động vốn Đặc biệt, nếu doanh nghiệp vay vốn cho hoạt động đổi mới thì càng khó khăn, vì hiện chưa có bất kỳ chính sách hỗ trợ vốn nào của hệ thống ngân hàng cho hoạt động này của doanh nghiệp cả, hầu hết vốn được cho vay để mở rộng kinh doanh Điều này xuất phát từ thực tiễn là hoạt động đổi mới bản thân nó cũng là một hoạt động rủi ro cao khi đầu tư nhiều nguồn lực nhưng kết quả chưa chắc đã được như ý muốn.

Do đó, một trong những giải pháp, chính sách và công cụ mà chính phủ Việt Nam nói chung và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên nói riêng có thể xây dựng đó chính là

“Tín dụng công nghệ” Đây là một quỹ tín dụng dành riêng cho hoạt động đổi mới công nghệ Nó sẽ được sử dụng để hỗ trợ, cho các doanh nghiệp vay nhằm thực hiện hoạt động đổi mới Quan trọng hơn cả là quỹ tín dụng này chấp nhận tỷ lệ rủi ro cao hơn nhiều so với hoạt động tín dụng ngân hàng thông thường (vì như tác giả đã trình bày ở trên, hoạt động đổi mới là hoạt động có rủi ro khá cao) Quỹ tín dụng này, nếu xây dựng thành công sẽ thúc đẩy rất lớn hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã xây dựng chương trình, quỹ tín dụng như thế này Ba Lan là một trường hợp điển hình Chương trình tín dụng công nghệ của

Ba Lan cấp vốn cho các doanh nghiệp để nghiên cứu hoặc triển khai công nghệ mới, sản phẩm, quy trình, dịch vụ mới Mức tín dụng công nghệ hỗ trợ dao động

40.70 %, nhưng không quá 1 triệu USD Chương trình sẽ hỗ trợ một số nội dung như: Mua tài sản phục vụ đổi mới (nhà xưởng, thiết bị); thuê tài sản, đất đai, tòa nhà,…; xây dựng và phát triển máy móc, thiết bị,…; chi phí thuê tư vấn, chuyên gia để nghiên cứu, phát triển các công nghệ, sản phẩm mới,…

- Bảo lãnh tín dụng và bảo lãnh cổ phần: Một trong những chính sách hiệu quả để thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà chính phủ và lãnh đạo tỉnh có thể áp dụng đó là bảo lãnh tín dụng hoặc cổ phần Vốn, như tác giả đã đề cập ở trên, là nguồn lực quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động đổi mới Trong khi giải pháp về tài trợ vốn tương đối khó thực hiện do nó phụ thuộc vào nguồn lực của chính phủ cũng như tỉnh Thái Nguyên, thì giải pháp về bảo lãnh tín dụng hoặc cổ phần dễ thực hiện hơn cả Về cơ bản, chính phủ vã tỉnh Thái Nguyên sẽ căn cứ trên thực tế năng lực của công ty (năng lực về công nghệ, tiềm năng phát triển, nguồn nhân lực,…) để tiến hành bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác trong nước và quốc tế Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết được vấn đề tài sản đảm bảo khi vay vốn, vì đây là điểm hạn chế lớn nhất của nhóm doanh nghiệp này. Tất nhiên, đối với việc bảo lãnh, chính phủ và tỉnh Thái Nguyên có thể thu về một khoản phí hợp lý (có thể gọi là phí bảo lãnh) Trên thế giới đã có một số quốc gia sử dụng thành công chính sách này, ví dụ Đan Mạch với “Chương trình bảo lãnh cổ phần” hoặc chương trình “vườn ươm công nghệ” Chương trình này chiếm tới 75% vốn vay ngân hàng; phí bảo lãnh là 3% cho năm đầu tiên và 1,5% cho các năm tiếp theo Hoặc Úc với chương trình “Quỹ cổ phần nguồn cộng đồng (CSEF)” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết được khó khăn về vốn để đầu tư cho đổi mới.

Bên cạnh đó, một hình thức khác là chương trình hỗ trợ “Mezzanine”. Chương trình này bản chất là sự kết hợp giữa tài trợ và góp vốn kinh doanh Chính sách này hướng tới sự chia sẻ lợi nhuận với nhiều tùy chọn về việc góp vốn, chuyển đổi cổ phần và được vận hành rất hiệu quả tại gia châu Âu, Mỹ và Úc Đây là một cách thức vô cùng hiệu quả để huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, các quỹ Đầu tư mạo hiểm và đầu tư thiên thần cũng là một kênh huy động vốn hiệu quả Các kên này sẽ đầu tư vào các doanh nghiệp ở nhiều giai đoạn khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận Ở góc độ quản lý nhà nước, chính phủ và lãnh đạo tỉnh cần khuyến khích sự đầu tư của các kênh này, tạo các cơ chế thuận lợi để giúp các quỹ hoạt động hiệu quả Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có thể cân nhắc thành lập các quỹ đầu tư dạng tương tự để đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với sự cố vấn của các chuyên gia kinh tế và quản trị kinh doanh Nguồn quỹ có thể một phần từ ngân sách nhà nước, phần khác từ việc xã hội hóa.

* Đặt hàng và mua sắm, sử dụng sản phẩm đổi mới của doanh nghiệp

Kiến nghị

Đối với Chính phủ: Cần xây dựng và áp dụng đồng bộ các chính sách hỗ trợ đổi mới cho doanh nghiệp như: Chính sách tín dụng, chính sách về thuế, chính sách hỗ trợ, chính sách dự án…Ngoài ra Chính phủ cần phổ biến và quảng bá thông tin về các chính sách hỗ trợ, cũng như cải thiện thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp công nghiệp dễ dàng tiếp cận tới các chính sách hỗ trợ đổi mới trên. Đối với tỉnh Thái Nguyên: Cần xây dựng chiến lược thành lập khu công nghệ cao để làm tiền để phát triển khoa học công nghệ; tỉnh cần có chính sách thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, xây dựng chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghiệp đổi mới; Xây dựng hệ thống thông tin và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp công nghiệp: Cần nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; Cần phát triển các ưu điểm của doanh nghiệp trong đổi mới, tăng cường chi cho hoạt động đổi mới, nâng cao trình độ cho người lao động.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế về thực trạng hoạt động đổi mới, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời trên cơ sở phương hướng và mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên về đổi mới. Tác giả đã đề xuất 05 giải pháp, cụ thể như sau:

Giải pháp 1: Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đổi mới cho doanh nghiệp. Giải pháp 2: Xây dựng khu công nghệ cao nhằm tạo dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp

Giải pháp 3: Nâng cao năng lực đổi mới của Nhà quản trị

Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp 5: Tăng cường hoạt động liên kết và hợp tác trong đổi mới Để thực hiện các giải pháp hiệu quả cần có các điều kiện thực hiện Tác giả đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ; tỉnh Thái Nguyên và doanh nghiệp công nghiệp với mong muốn thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngày đăng: 09/12/2022, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w