CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT TỈNH
T ổng quan đầu tư trự c ti ếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ngày nay, FDI có vai trò vô cùng quan trọng, đã và đang trở thành hình thức đầu tư phổ biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia khác nhau như:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"[33].
Theo Qũy tiền tệ thế giới (IMF) thì: “FDI là một tổ chức kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý DN đặt tại nền kinh tế đó”[34].
Còn Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế (OECD) chỉ rõ rằng: “một DN FDI là việc một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó một nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết”[35] Đặc điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia sử dụng mức 10% để làm mốc xác định FDI Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong DN của nhà ĐTNN nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc tỷ lệ sở hữu lớn hơn nhưng vẫn chỉ là nhà đầu tư gián tiếp.
Do vậy, các khái niệm FDI do các tổ chức khác nhau đưa ra cũng có thể khác nhau.
Trong một định nghĩa khác của Ngân hàng Thế giới (WB):“FDI là việc công dân của một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sở hữu vàquản lý ít nhất là 10% vốn chủ sở hữu của DN ở một nước khác”[35] Các nhà ĐTNN có thể là cá nhân hoặc DN và hoạt động đầu tư có thể do người nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc liên doanh giữa nhà ĐTNN và các đối tác đầu tư địa phương.
Theo Luật ĐTNN năm 1996 của Việt Nam thì định nghĩa như sau: “FDI là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”[25] Tuy nhiên, sau khi sửa đổi Luật đầu tư 2005 không có định nghĩa cụ thể về FDI nhưng theo khoản 2 và khoản 12, điều 3 định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.“ĐTNN là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”[26] Và tại Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm
2020 không quy định chi tiết về FDI, nhưng tại khoản khoản 19 Điều 3 đưa ra khái niệm “Nhà đầu tư nước ngoài là: cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”[27].
Như vậy, từ các quan điểm đã nêu ở trên, tác giả hiểu một cách khái quát FDI như sau:
FDI là việc nhà ĐTNN đưa vốn bằng tiền hay tài sản khác vào nước nhận đầu tư để trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp có những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư là mục tiêu lợi nhuận cao, song cũng có nét đặc thù:
Một là, FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp Nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài được đem đến để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, do đó nguồn vốn bị chôn chặt và không dễ dàng dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ vùng, quốc gia này sang vùng, quốc gia khác FDI thường được đánh giá là nguồn vốn tương đối ổn định, ít gây ảnh hưởng xấu đối với tình hình kinh tế vĩ mô của các nước tiếp nhận, do đó thường được các nước đang phát triển chú trọng quan tâm thu hút và sử dụng.
Hai là, chủ thể của FDI là các chủ thể tư nhân, mục tiêu đầu tư là lợi nhuận cao, do đó FDI thường xuất hiện tại các nước tiếp nhận sau hình thức đầu tư gián tiếp của chính phủ nước xuất khẩu, khi các điều kiện SXKD đã được xác lập tương đối đồng bộ, thuận lợi Đồng thời, FDI luôn tập trung vào những ngành, lĩnh vực,địa bàn có môi trường kinh doanh thuận lợi.
Ba là, FDI thường sử dụng công nghệ khác biệt nhằm tận dụng lợi thế trong phân công lao động quốc tế để giảm chi phí, giảm sức ép cạnh tranh từ phía các DN của nước tiếp nhận FDI.
Bốn là, nguồn vốn FDI là vốn đầu tư phát triển dài hạn, trực tiếp từ bên ngoài vì vậy đối với nước tiếp nhận đầu tư thì đây chính là nguồn vốn dài hạn bổ sung hết sức cần thiết trong nền kinh tế.
1.1.2 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài Để thuận lợi trong việc nghiên cứu và quản lý các hoạt động ĐTNN nói chung và FDI nói riêng thì hoạt động ĐTNN được xác định các hình thức thông qua việc phân loại theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể.
* Phân theo hình thức đầu tư, phân theo hình thức đầu tư thì hai hoạt động
+ Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ ĐTNN và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào Hình thức FDI này có đặc điểm:
Quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cấp tỉnh
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài Để nghiên cứu khái niệm QLNN FDI thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm: quản lý và QLNN Trong đó:
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa khác nhau về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được mục đích của người quản lý Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là: “Sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu”[15].
Thuật ngữ “Quản lý Nhà nước”, theo Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước”: thì “QLNN là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước có tính chất cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước”[16].
Như vậy, hoạt động QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội QLNN được xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt QLNN được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
QLNN được đề cập trong đề tài này là khái niệm QLNN theo nghĩa rộng; QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động QLNN chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Từ sự phân tích trên về QLNN nêu trên, có thể rút ra đặc điểm của QLNN như sau:
- QLNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước, QLNN được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”
- QLNN mang tính tổ chức và điều chỉnh Tổ chức là việc thiếp lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh là Nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt sự cân bằng trong xã hội.
- QLNN mang tính khoa học, tính kế hoạch Tức là các hoạt động quản lý phải theo một chương trình nhất quán, cụ thể và theo kế hoạch được vạch từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
- QLNN là những tác động mang tính liên tục, ổn định Các hoạt động QLNN phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn Các quyết định của Nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh
Trên cơ sở phân tích các khái niệm quản lý, QLNN chúng ta có thể đưa ra định nghĩa QLNN về thu hút FDI như sau:
“QLNN FDI là sự tác động của cơ quan QLNN có chức năng và thẩm quyền nhất định tới lĩnh vực thu hút FDI nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trong lĩnh vực này và hướng tới thực hiện các mục tiêu của QLNN về kinh tế của đất nước”[14].
QLNN đối với thu hút FDI là bộ phận QLNN về kinh tế Vì vậy, nó chịu sự tác động và chi phối của cơ chế quản lý và phương pháp quản lý QLNN về thu hút FDI được thực hiện ở nhiều cấp, tuỳ thuộc hệ thống quản lý ở mỗi nước Ở Việt Nam, QLNN về thu hút FDI được thực hiện ở cấp Trung ương và cấp địa phương. QLNN về thu hút FDI ở cấp Trung ương, được thực hiện trên phạm vi toàn quốc Ở cấp địa phương, về lý thuyết, QLNN về thu hút FDI được thực hiện ở cấp tỉnh, huyện, xã Trên thực tể, QLNN về thu hút FDI được thực hiện chủ yếu ở cấp tỉnh và ở chừng mực nào đó, được thực hiện ở cấp huyện Điều đó tùy thuộc mức độ phân cấp quản lý ở mỗi quốc gia.
Chủ thể QLNN ở mỗi cấp được xác định theo phân cấp QLNN về thu hút FDI Ở cấp Trung ương, chủ thể QLNN về thu hút FDI là Quốc hội (cơ quan lập pháp), Chính phủ (cơ quan hành pháp ở Trung ương) với các bộ, chức năng và cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng QLNN về thu hút FDI Cơ quan chức năng của Chính phủ thực hiện các chức năng QLNN của Chính phủ về thu hút FDI gồm các Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an,…Ở địa phương, chủ thể QLNN về thu hút FDI bao gồm HĐND các cấp, UBND các cấp, cơ quan tư pháp các cấp ở địa phương.
1.2.2 Sự cần thiết và chức năng quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.2.1 Sự cần thiết quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nhà nước cần thiết phải quản lý đối với hoạt động FDI thể hiện ở những nội dung cơ bản như sau:
Một là, vì trong tổng vốn đầu tư phát triển của đất nước nguồn vốn FDI là một nguồn rất quan trọng Khi nhà nước tiến hành quản lý tổng nguồn vốn đầu tư trên toàn lãnh thổ nước mình thì cũng đồng thời phải quản lý vốn FDI, hướng nguồn vốn thu được này phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước Bên cạnh đó, hoạt động quản lý thu hút FDI cũng là việc thực hiện chức năng hành chính nhà nước trong đó các cơ quan hành chính nhà nước bằng những biện pháp, công cụ tác động lên hoạt động thu hút FDI nhằm giải quyết có hiệu lực hiệu quả những mục tiêu nhiệm vụ kinh tế đối ngoại theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Hai là, hoạt động thu hút FDI có vai trò rất quan trọng đối với nền KT-XH.
Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một tỉnh
Có một số nhân tố bên ngoài tác động đến thu hút đầu tư và QLNN FDI vào quốc gia nói chung và một tỉnh như sau:
+ Tình hình kinh tế và xu hướng đầu tư trên thế giới Nhân tố đầu tiên phải kể đến là tình hình kinh tế thế giới, tình hình kinh tế thế giới có biến động tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút nguồn vốn FDI Khi tình hình kinh tế thế giới giảm sút, các nhà ĐTNN gặp khó khăn sẽ làm giảm lượng đầu tư FDI và các dự án FDI cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nên cũng tác động đến các hoạt động thu hút và QLNN FDI.
+ Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư của nhà đầu tư Các nhà đầu tư chỉ quyết định đầu tư ra nước ngoài nếu thấy việc đầu tư ở nước ngoài mang lại hiệu quả từ việc đầu tư, đem lại lợi nhuận cao hơn so với việc đầu tư trong nước Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm riêng của mỗi thị trường mà nhà ĐTNN lại có những chiến lược và định hướng đầu tư khác nhau, căn cứ vào các điều kiện về môi trường đầu tư của nước thu hút đầu tư.
+ Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư Tiềm lực tài chính của nước đầu tư không những có tác động mạnh đến việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sự thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư Thông thường, các quốc gia (địa phương) có hoạt động đầu tư ra nước ngoài là những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức tích lũy nội bộ trong nước cao, có mức dự trữ ngoại tệ lớn Do đó, họ tìm cách đầu tư ra nước ngoài với mục đích nhằm khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn dư thừa này Nhà ĐTNN với tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng triển khai hoạt động đầu tư một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tránh hiện tượng trì hoãn, rút vốn hoặc đi vay vốn để tiến hành đầu tư. Ngoài ra, với tiềm lực tài chính mạnh, các nhà ĐTNN sẽ có điều kiện hơn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng và mang tính cạnh tranh cao Đây chính là yếu tố đảm bảo tính bền vững trong hoạt động FDI và tạo nên tính ổn định trong hoạt động quản lý.
+ Trình độ công nghệ của các DN đi đầu tư Thông qua hoạt động thu hút FDI, nước tiếp nhận đầu tư sẽ được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển Một quốc gia có trình độ công nghệ cao thường làm chủ các công nghệ nguồn và nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất thải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của nước sở tại Do vậy, để hoạt động FDI đảm bảo tính bền vững, nước tiếp nhận đầu tư nên có chính sách thu hút những dự án FDI với trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại.
+ Sự cạnh tranh của các vùng khác trong quốc gia và chính sách của quốc gia đối với thu hút FDI Mỗi quốc gia và mỗi vùng kinh tế đều có những lợi thế về vị trí, đặc điểm tự nhiên và KT-XH khác nhau vì thế các địa phương này sẽ có những lợi thế cạnh tranh nhất định Nếu sức cạnh tranh của các vùng khác mạnh hơn vùng kinh tế nghiên cứu thì sẽ khó thu hút FDI vào vùng Chính sách thu hút FDI của quốc gia cũng là yếu tố tác động tới thu hút FDI vào vùng kinh tế Chính sách cởi mở, thông thoáng tạo điều kiện để các địa phương của vùng kinh tế có thể khai thác được lợi thế, tiềm năng của mình Ngược lại, chính sách có nhiều rào cản tất sẽ kìm hãm khả năng thu hút FDI vào vùng kinh tế của quốc gia và quản lý kém hiệu quả.
Bên cạnh các nhân tố bên ngoài là một số nhân tố bên trong như:
+ Ổn định kinh tế trong vùng Đây là điều kiện tiên quyết đối với các nhà đầu tư, điều này đặc biệt quan trọng đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN. Thông thường các nhà đầu tư sẽ chọn những địa phương có sự ổn định về kinh tế, đây phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác Sự an toàn ở đây chính là môi trường vĩ mô ổn định và được đánh giá qua tiêu chí chống lạm phát và ổn định tiền tệ.
+ Môi trường chính trị, an ninh trong vùng ổn định Khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát mọi hoạt động của các nhà ĐTNN vì thế các hoạt động đầu tư sẽ không theo định hướng chiến lược phát triển KT-XH của nước tiếp nhận đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI.
+ Điều kiện tự nhiên của vùng kinh tế Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng mà có thể tác động vào động cơ của nhà ĐTNN trong thu hút nguồn vốn FDI. Ở những địa phương thu hút FDI nếu có sẵn các lợi thế về vị trí địa lý, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thuận tiện, có hệ thống vận tải, cảng biển… sẽ là những lợi thế so sánh ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút nguồn vốn FDI.
+ Quy hoạch phát triển và cơ chế phát triển của các địa phương trong vùng.
Nếu quy hoạch và chính sách phát triển vùng kinh tế của chính phủ cùng hướng với động cơ của các nhà ĐTNN thì khả năng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn FDI hơn và ngược lại.
+ Công tác quản lý, hỗ trợ của chính quyền địa phương Hoạt động ĐTNN vào các nước thu hút đầu tư có liên quan rất nhiều đến các tổ chức, các cá nhân của nước tiếp nhận đầu tư, trong một khoảng thời gian dài Vì vậy, các nhà ĐTNN rất cần có các cam kết về pháp lý của chính quyền địa phương để họ có thể yên tâm làm ăn lâu dài Các nước tiếp nhận đầu tư cần có một hệ thống chính sách, quy định rõ ràng và minh bạch, tiếp cận với thông lệ quốc tế Cần có những ưu đãi về chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đất đai, chính sách thuế phù hợp và tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề đầu tư mà có các ưu đãi đặc biệt về thuế Đồng thời, xây dựng các quy định pháp luật nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ sản xuất kinh doanh.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội của vùng Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nước tiếp nhận đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản để thu hút nguồn vốn FDI và cũng là yếu tố thúc đẩy hoạt động FDI phát triển, các yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu DN và hiệu quả thu hút, quản lý đầu tư.
+ Chất lượng nguồn nhân lực (NNL) của vùng kinh tế nói chung Trong đó bao gồm cả chất lượng lao động và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước Khi thực hiện các dự án FDI nhu cầu đối với nhân lực ở nước sở tại là tất yếu Để tối đa hóa lợi nhuận vốn, các nhà ĐTNN thường nhằm vào lợi thế của nước đầu tư với đầu vào của yếu tố rẻ hơn (so với nước đi đầu tư hoặc nước sở tại khác) Chi phí lao động thường được coi là yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong lao động sản xuất. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, họ được coi là hạt nhân của hoạt động quản lý, có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý về đầu tư Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý cần được đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển đất nước.
+ Chất lượng dịch vụ công trong vùng kinh tế Các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư bao gồm hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư; hỗ trợ trong việc lập hồ sơ dự án và xin phép đầu tư; hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án; hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động của dự án và hỗ trợ khi dự án làm thủ tục để chuẩn bị chấm dứt hoạt động… Với cơ chế một cửa, nhiều quốc gia đã hỗ trợ các nhà ĐTNN về mọi mặt trong suốt quá trình từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi chấm dứt hoạt động đầu tư giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí.
+ Liên kết vùng Hiện nay có rất nhiều kiểu liên kết vùng, bao gồm các hình thức liên kết tự nhiên của quá trình phát triển, trong đó nổi bật nhất là kiểu liên kết mang tính lan tỏa, dạng liên kết này diễn ra một cách tự nhiên, khách quan trong quá trình phát triển.
Kinh nghi ệ m qu ản lý nhà nước đầu tư trự c ti ếp nước ngoài tạ i m ộ t s ố t ỉnh và bài h ọc rút ra cho tỉ nh Qu ả ng Ninh
và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh
*Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng là điểm sáng thu hút và quản lý FDI. Chỉ tính riêng trong năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau: từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/12/2020, trên địa bàn thành phố có 83 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký: 128,856 triệu USD (cùng kỳ năm 2019: 132 dự án cấp mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký 438,042 triệu USD); có ); 20 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 80,057 triệu USD (cùng kỳ năm 2019: 16 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 117,38 triệu USD) Như vậy, lũy kế đến ngày
15/12/2020, có 881 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 3,707 tỷ USD [28] Đạt được kết quả này là nhờ Đà Nẵng không ngừng điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư Đó là: tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xúc tiến các dự án trọng điểm; hoàn thiện cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư; ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến và hỗ trợ các nhà đầu tư tại chỗ một cách hiệu quả; giải quyết các thủ tục đầu tư nhanh, gọn, kịp thời. Đặc biệt, Đà Nẵng đã đã ban hành quy trình cấp, điều chỉnh giấy phép đầu tư vào Khu công nghiêp Công nghệ cao, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư xuống từ 6-22 ngày làm việc tùy theo dự án Thời gian thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với một số dự án trong danh mục được cắt giảm từ 40 ngày làm việc xuống còn 30 ngày làm việc Đã ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho các DN nhỏ và vừa giai đoạn 2019-2025, cổng thông tin đất đai thành phố Đà Nẵng được đưa vào vận hành thử nhằm công khai minh bạch quỹ đất đến nhà đầu tư doanh nghiệp Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới và đa dạng hóa về phương thức thực hiện Hoạt động tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược được tăng cường.
* Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng được xếp là một trong những địa phương của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ thu hút nhiều dự án có vốn FDI Phát huy kết quả này, HảiPhòng đã và đang tập trung nhiều giải pháp để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.Theo đó, để huy động thêm nhiều nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, nhất là thu hút ngày càng nhiều các dự án FDI, UBND Thành phố đã ban hành các chương trình, kế hoạch về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030, mục tiêu của kế hoạch là nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN trên địa bàn; chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch để thu hút đầu tư mạnh mẽ vào thành phố theo hướng có chọn lọc; lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và định huớng thu hút đầu tư của địa phương Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên mời gọi, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trụ cột phát triển KT-XH của thành phố; đổi mới nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các ưu đãi đầu tư của thành phố Hải Phòng Đồng thời, tăng cường chất lượng thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát đầu tư và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN FDI.
1.4.2 Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh
Từ kinh nghiệm nêu trên, có thể rút ra một số bài học trong công tác QLNN FDI của tỉnh Quảng Ninh như sau:
Một là, nhận thức đúng về vai trò, vị trí của FDI để có cơ chế phối hợp để phát huy các yếu tố tác động đến thu hút hiệu quả Kinh nghiệm từ các thành phố cho cho thấy, để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các nhà ĐTNN vào vùng kinh tế điều cần thiết là phải xây dựng trước hệ thống kết cấu hạ tầng thuận tiện, đồng bộ đặc biệt là ở những KKT tập trung như KCN, đặc khu kinh tế Bên cạnh đó việc nhận thức đúng về vai trò của từng yếu tố tác động đến thu hút FDI là hết sức quan trọng.
Hai là, để đạt được những thành công về thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh tế theo mong muốn, các địa phương, vùng rất coi trọng công tác quy hoạch phát triển, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư chung Xây dựng định hướng đúng về phát triển vùng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế trong vùng kinh tế, cũng như định hướng thu hút nguồn vốn đầu tư vào các vùng, các ngành ưu tiên như vậy các nhà ĐTNN sẽ biết rõ hướng phát triển của vùng kinh tế để họ có những quyết định lựa chọn đầu tư thích hợp.
Ba là, các chính sách miễn giảm thuế, ưu đãi đất đai, nguồn nhân lực, tài nguyên môi trường cho phù hợp là quan trọng Ưu tiên các dự án công nghệ cao,dây chuyền sản xuất hiện đại vào các vùng kinh tế với các chính sách miễn giảm thuế, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất … nhằm cải thiện và thay thế các công nghệ cũ lạc hậu của quốc gia, tăng năng suất Ngoài ra, các vùng cũng có những cơ chế, chính sách nhằm kiểm soát đối với các dự án đầu tư của các nhà ĐTNN liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia đặc biệt là môi trường sinh thái, cũng như cân nhắc khi cho phép các nhà ĐTNN đầu tư vào lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong từng vùng kinh tế và trong cả nước.
Bốn là, cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức ĐTNN Các hình thức ĐTNN phải nhằm vào phục vụ mục tiêu chuyển từ thu hút đầu tư theo kiểu "lôi kéo" các ngành, lĩnh vực kinh tế sang thu hút kỹ thuật, quản lý, nhân tài, chú trọng nhập khẩu công nghệ, nâng cao năng lực tự chủ sáng tạo trong sử dụng ĐTNN.
Năm là, ngoài chính sách ưu đãi chung của cả nước, sự năng động của chính quyền địa phương trong vùng đóng vai trò quan trọng trong thành công về phát huy vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút FDI.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
Điề u ki ệ n t ự nhiên
+ Về vị trí địa lý, tỉnh Quảng Ninh nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam.
Tỉnh Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng từ 106°26' - 108°31' kinh Đông và từ 20°40' - 21°40' vĩ Bắc, trải dài 195 km theo hướng đông-tây và 102 km theo hướng Bắc-Nam trên diện tích đất liền là 6.102 km2.
Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng
Tỉnh Quảng Ninh có 250 km đường bờ biển với 2.077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt Nam) với trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh.Tỉnh Quảng Ninh là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, phía Nam giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, phía Đông giáp
Vịnh Bắc Bộ Có tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 610.233,50 ha được phân chia thành 14 đơn vị hành chính với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phườ ng,
7 th ị tr ấ n và 98 xã Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất Vi ệ t Nam Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2020 đạt 66,56% và là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất là huyện Hoành Bồ 84.463,22 ha, chiếm 13,84% diện tích toàn tỉnh; đơn vị có diện tích nhỏ nhất là huyện đảo Cô Tô 4.750,75 ha, chiếm 0,78% diện tích toàn tỉnh Với vị thế trên, Quảng Ninh là một trong những địa bàn trọng điểm trong chiến lược phát triển KT-XH vùng Vịnh Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Ninh Đơn vị Hành chính Diện tích
Dân số (Người) Mật độ
Số đơn vị hành trực thuộc Năm thành lập
Tp Hạ Long 1.119,12 300.267 268 21 phường, 12 xã 1993
Tp Cẩm Phả 386,5 190.232 492 13 phường, 3 xã 2012
Tp Móng Cái 519,6 100.100 193 8 phường, 9 xã 2008
Tp Uông Bí 252,3 120.982 480 9 phường, 1 xã 2011
Tx Đông Triều 395,1 169.300 428 10 phường, 11 xã 2015
Tx Quảng Yên 327,2 134.600 411 11 phường, 8 xã 2011
H Vân Đồn 581,8 52.940 91 1 thị trấn, 11 xã 1948
H Tiên Yên 652,1 49.300 76 1 thị trấn, 10 xã 1963
H Hải Hà 511,6 57.400 112 1 thị trấn, 10 xã 2001
H Cô Tô 50 5.900 118 1 thị trấn, 2 xã 1994
H Đầm Hà 335 38.100 117 1 thị trấn, 8 xã 2001
H Bình Liêu 470,1 30.900 66 1 thị trấn, 6 xã 1919
H Ba Chẽ 606,5 21.100 35 1 thị trấn, 7 xã 1946
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh,2020
+ Về địa hình, Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải Hơn 80% đất đai là đồi núi Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507m) và Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166m) ở phía bắc huyện Tiên Yên Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo
Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng ). Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là20m.Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
+ Về khí hậu, Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.
+Tài nguyên thiên nhiên, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên nước được đánh giá còn khá tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước phục vụ cho dân sinh và cho sản xuất Tuy nhiên, trữ lượng, chất lượng nước mặt lại thay đổi rất lớn theo mùa và đang đứng trước nguy cơ bị bồi lấp, ô nhiễm dần do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, khai thác, chế biến khoáng sản với tốc độ quá nhanh và hiện tượng mặn hoá dọc đới duyên hải Nguồn tài nguyên khoáng sản tại đây tương đối phong phú, với 209 mỏ và điểm quặng của 36 loại hình khoáng sản đã được điều tra, thăm dò, đánh giá ở các mức độ khác nhau như: khoáng sản cháy (than đá, đá dầu), khoáng sản kim loại (vàng, antimon, đồng, chì, kẽm…), khoáng sản vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp (sét chịu lửa, sét gạch ngói, đá vôi xi măng, đá ốp lát, kao lin, pyrophylit, sericit, cát cuội sỏi xây dựng…) Trong đó bể than Quảng Ninh được đánh giá có trữ lượng và chất lượng lớn nhất vùng Đông Nam Á; sét Giếng Đáy được đánh giá có chất lượng rất tốt; pyrophylit, sericit vùng Bình Liêu, Tấn Mài có tiềm năng lớn…
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 610.233,5 ha, chiếm 1,84% tổng diện tích đất của Việt Nam, là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Đồng Bằng sông Hồng có khoảng 80% diện tích là đồi núi Đất nông nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất, trong đó chỉ có khoảng 8,3% là có thể trồng trọt Ngoài ra còn một trữ lượng lớn đất chưa qua sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp và xây dựng Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được chia thành 12 nhóm đất, 24 đơn vị đất và 80 đơn vị phụ Với diện tích khoảng 391.524 ha đất lâm nghiệp, chiếm đến 64% diện tích tự nhiên của tỉnh, nhìn chung rừng Quảng Ninh hiện đang bị suy giảm về chất lượng, độ che phủ và số loài cây gỗ quý hiếm Rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít ở phía Bắc
- Tây Bắc của tỉnh, trên các dẻo núi cao, sườn dốc, hiểm trở, khó khai thác thuộc các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ Phần lớn diện tích rừng còn lại là rừng tái sinh, rừng trồng với các chủng loại khác nhau: bạch đàn, thông, keo tai tượng, tre luồng, cây công nghiệp, cây ăn quả…
Tài nguyên biển bao gồm các sinh vật biển, thuỷ hải sản thuộc nhiều hệ sinh thái biển phân bố dọc theo đới duyên hải và biển nông ven bờ, với gần 700 loài sinh vật biển, trong đó có khoảng 200 loài thực vật phù du, trên 70 loài động vật phù du, khoảng 110 loài động vật đáy, trên 50 loài rong biển, 5 loài cỏ biển, trên 20 loài thực vật ngập mặn, gần 200 loài cá, có trên 50 loài có giá trị kinh tế cao, trong đó có gần chục loài thuộc loại đặc sản và quý hiếm Tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đạt 88,8 nghìn tấn trong đó có khoảng 36 nghìn tấn là sản lượng khai thác cá biển.
Thắng cảnh Quảng Ninh đa dạng về loại hình, có một số thắng cảnh có giá trị lớn nổi tiếng trong nước và thế giới Dạng địa hình biển đảo là dạng địa hình đặc trưng, chi phối, tạo cho Quảng Ninh hình ảnh tự nhiên kỳ vĩ, độc đáo, là nền tảng tạo nên Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, quần đảo Cô
Đ i ề u ki ệ n kinh t ế - xã hộ i
+ Về tăng trưởng và phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, bình quân 5 năm tăng 10,7% (cơ bản đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra trong bối cảnh năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19) Đến năm 2020, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đạt 211.476 tỷ đồng, tăng gấp 1,86 lần so với năm 2015; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững so với năm 2015: Tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng từ 43,1% lên 44,6%; công nghiệp - xây dựng duy trì ổn định ở mức 49%; nông, lâm,thủy sản giảm từ 7,7% xuống 5,9% Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm ước đạt212.492 tỷ đồng, tăng 29,56% so với giai đoạn 2011-2015, trong đó: Thu nội địa ước đạt 154.936 tỷ đồng, tăng 94,02%, chiếm 72,9% tổng thu ngân sách nhà nước (giai đoạn 2011-2015 chiếm 48,7%), bình quân tăng 13,1%/năm, vượt cao so với chỉ tiêu Đại hội đề ra (tăng tối thiểu
10%/năm); thu xuất nhập khẩu đạt 57.111 tỷ đồng, vượt 43,1% so với chỉ tiêu Trung ương giao.
Cơ cấu thu NSNN chuyển dịch tích cực; thu ngân sách nội địa luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước có đóng góp về Trung ương; kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách được tăng cường; bảo đảm cân đối vững chắc thu, chi ngân sách địa phương Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 12,1%/năm, năm 2020 đạt 292,9 triệu đồng/người, tăng gấp 1,77 lần so với năm
2015 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước đạt 341.644 tỷ đồng, tăng 1,56 lần so với giai đoạn 2011-2015, bình quân tăng 10,3%/năm (vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra 10%) Tích cực tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công; tỷ lệ chi đầu tư phát triển bình quân 5 năm đạt khoảng 55%/năm Hiệu quả đầu tư không ngừng được cải thiện GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt trên 6.700 USD/người/năm, gấp hơn 2 lần bình quân chung cả nước.
Giai đoạn 2015-2020 tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Quảng Ninh đạt 344.916 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015 Trong đó, vốn đầu tư từ các DN trong và ngoài nước đạt gần 300.000 tỷ đồng, chiếm gần 4/5 tổng vốn đầu tư toàn xã hội, với sự góp mặt của các nhà đầu tư chiến lược, uy tín lớn trong và ngoài nước, như: Sun Group, Vingroup, Tuần Châu, Texhong, Amata
Với dòng vốn này, Quảng Ninh hôm nay đã mang trên mình một diện mạo hoàn toàn khác biệt, là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (đạt 65,5%) với 4 thành phố và 2 thị xã; sở hữu hạ tầng giao thông tốt nhất miền Bắc với đa loại hình (đường bộ, đường biển và đường hàng không) Tỉnh có gần 200km đường cao tốc (chiếm 10% số km cao tốc trong toàn quốc), cảng hàng không quốc tế đầu tiên, cảng tàu chuyên biệt đầu tiên trong cả nước được đầu tư từ nguồn xã hội hóa. Đến nay, tỉnh có đến 20 KCN; KKT, cụm CN như: Quảng Yên quy hoạch nằm trong các KKT ven biển của Việt Nam; KKT Vân Đồn quy hoạch phát triển trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh, là một trong những mũi đột phá của tỉnh; KKT cửa khẩu Móng Cái là trung tâm phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ và cảng biển
Bảng 2.2 Số lượng các khu, cụm kinh tế và công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh tính đến năm 2020
STT Tên Địa điểm Diện tích
(ha) Tỷ lệ lấp đầy (%)
1 KKT Vân Đồn Vân Đồn 2171,33 -
2 KKT cửa khẩu Móng Cái Móng Cái 229 -
3 KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn Bình Liêu 1550 -
4 KKT cửa khẩu Bắc Phong
5 KKT Ven biển Quảng Yên Quảng Yên –
1 KCN Cái Lân Hạ Long 301,58 100
2 KCN Việt Hưng Hạ Long 301 6,5-7,2
3 KCN Hải Yên Móng Cái 192,76 38,6
4 KCN Đông Mai Yên Hưng 200 5,5%;
5 KCN - Cảng biển Hải Hà Hải Hà 3.900 14,9
6 KCN dịch vụ Hoành Bồ Hoàng Bồ 1033 19,2
7 KCN Kim Sen Đông Triều 100 -
8 KCN Ninh Dương Móng Cái 50 -
9 KCN Tiên Yên Móng Cái 50 -
1 CCN Hà Khánh Hạ Long 47,54 40
2 CCN Hải Hòa Móng Cái 3 80
3 CCN Ninh Dương Móng Cái 2 100
4 CCN Kim Sơn Đông Triều 43,6 90
5 CCN sửa chữa, đóng tàu Hà
6 CCN Phương Nam Uông Bí 67 -
Nguồn: Ban Quản lý các KKT tỉnh Quảng Ninh, 2020
+ Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế
Xác định hạ tầng là một trong những yếu tố then chốt phát triển logistics, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư, cải thiện mạnh mẽ hệ thống hạ tầng từ giao thông cho tới kho, bãi, cảng Hàng loạt dự án trọng điểm của Quảng Ninh đã được đẩy nhanh tiến độ và đưa vào hoạt động Trong những năm qua, Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH. Ngoài nguồn lực của nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các DN vào các dự án giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh được đầu tư mạnh mẽ với 85km đường cao tốc được đầu tư xây dựng, hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai; cải tạo, nâng cấp 130 km quốc lộ, làm mới 65,7 km đường tỉnh; cải tạo, duy tu 743 km đường huyện cùng các tuyến đường ra biên giới, đường vào các khu công nghiệp, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu giao thông phục vụ phát triển KT-XH, đóng góp vào nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng để phát triển lĩnh vực logistics trên địa bàn tỉnh.
Với kết quả đầu tư đã đạt được và các dự án đang tiếp tục triển khai trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ cơ bản đồng bộ về kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường cao tốc từ Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn đến Móng Cái, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Quốc lộ 18 giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh Việc đầu tư hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm sẽ góp phần tạo ra nhiều phương thức giao thông trên địa bàn, giảm thời gian di chuyển để phát huy các thế mạnh tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, với những cách làm sáng tạo và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách, không khó để nhận thấy, những năm qua hệ thống kết cấu hạ tầng, diện mạo đô thị của Quảng Ninh đã có bước phát triển đáng kể Ngoài những dự án giao thông lớn đang được triển khai trên địa bàn thì giao thông nội thị cũng được tỉnh tập trung đầu tư, cải tạo; hàng loạt khu đô thị mới được triển khai xây dựng Các công trình hạ tầng đô thị được đầu tư đã góp phần mở rộng không gian đô thị, phát triểnKT-XH, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, phục vụ mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp.
+ Về văn hóa- xã hội
Trong giai đoạn vừa qua tỉnh đã ban hành nhiều chính sách chăm lo bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, yếu thế, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng miền Tổng chi cho an sinh xã hội trong 5 năm ước đạt 8.981 tỷ đồng, bình quân tăng 14,9%/năm, gấp 1,8 lần giai đoạn 2011-2015 Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng lần lượt từ 93% và 91,4% năm
2015 lên 98% và 98,3% năm 2020 Hoàn thành việc triển khai hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công (giai đoạn 2) với gần 4.000 hộ gia đình được thụ hưởng chính sách.
Thực hiện đồng bộ giải pháp giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm.Hoàn thành Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (giai đoạn 2).Nâng mức chuẩn nghèo riêng của tỉnh đối với 3 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí).Nhận thức, ý chí vươn lên thoát nghèo của một bộ phận Nhân dân tại địa bàn khó khăn được nâng lên; nhiều hộ dân đã tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều giảm từ 4,56% năm 2015 xuống còn 0,36% năm 2020 Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tín dụng ưu đãi cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đào tạo nghề, triển khai hiệu quả chương trình việc làm, nâng cao chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,9% (đạt chỉ tiêu dưới 4%).
Giáo dục, đào tạo có nhiều đổi mới, phát triển: Tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và Trường trung học phổ thông chuyên Hạ Long Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo theo hướng đạt chuẩn, đồng bộ, hiện đại, từng bước phát triển mô hình giáo dục thông minh; thúc đẩy xã hội hóa, huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư một số cơ sở giáo dục ở những nơi có điều kiện thuận lợi Quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Số trường đạt chuẩn quốc gia là 545 trường (đạt tỷ lệ 85%), tăng 161 trường so với năm 2015,trong đó có 66 trường được đầu tư phòng học thông minh Giữ vững và nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 3 Giáo dục mũi nhọn chuyển biến tích cực, nhiều học sinh đạt huy chương tại các cuộc thi cấp khu vực và quốc tế Tăng cường phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở gắn với đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.Tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách chi cho sự nghiệp y tế; đầu tư cải tạo, nâng cấp hoàn thiện các cơ sở y tế, trong đó có nhiều mô hình chuyên sâu; tập trung rà soát, sắp xếp hệ thống y tế theo hướng tinh gọn, hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, y bác sĩ; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình và lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân Các chỉ tiêu y tế đều vượt mức đề ra và cao hơn so với bình quân cả nước: Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân năm 2020 ước đạt 14,8 (cả nước đạt 9 bác sĩ); tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 54,6 (cả nước đạt 29,5); tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% (cả nước đạt 90,7%); 100% số người nghèo, đối tượng chính sách được khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; trên 97% dân số được khởi tạo hồ sơ sức khỏe, trong đó trên 82% hồ sơ được cập nhật thông tin Tuổi thọ bình quân của người dân Quảng Ninh năm
2019 đạt 73,5 tuổi Chủ động trong công tác y tế dự phòng, nâng cao hiệu quả năng lực dự báo, phát hiện, kiểm soát và khống chế dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19; công tác quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.
Có bước đột phá trong việc huy động các nguồn lực đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, hiện đại với các công trình nổi bật Đầu tư, tôn tạo, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các khu di tích đặc biệt quốc gia góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Công nghiệp văn hóa bước đầu được hình thành, đã có một số sản phẩm văn hóa đặc trưng thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch và góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua
Quảng Ninh được coi là một cực tăng trưởng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thuộc vùng đồng bằng sông Hồng; là khu vực động lực trong vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ; là khu vực đầu mối quan trọng trong các tuyến hành lang kinh tế thuộc khu vực hợp tác kinh tế Việt – Trung Cùng với những nỗ lực về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh được Quảng Ninh; thay đổi từ tư duy đến cách tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tư đến chính sách Cũng như tích cực tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, kết hợp với việc giải quyết các thủ tục đầu tư nhanh gọn đã tạo động lực để các nhà đầu tư tìm đến Quảng Ninh trong thời gian qua Đặc biệt, là sau khi có Luật ĐTNN đến nay, Quảng Ninh đã thu được những kết quả quan trọng (mở rộng và tăng nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng năng lực sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới thiết bị, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, ) nhằm thúc đẩy KT-XH của Tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Kể từ năm 1989 đến nay, nằm trong định hướng chung của cả nước, phương châm thu hút FDI của Quảng Ninh là “đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác” Đến nay, tỉnh đã thu hút được hơn 200 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký trên 6,5 tỷ USD Hiện trên địa bàn tỉnh có 120 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6,4 tỷ USD; có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang có hoạt động đầu tư, đưa Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh miền núi phía Bắc.Trong đó Mỹ giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký 2,425 tỷ USD với 7 dự án, chiếm gần 40,4% tổng vốn đầu tư Tiếp theo là Trung Quốc (Hồng Kông, Đài Loan) tổng vốn đầu tư đăng ký 68 dự án với hơn 2,11 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn đầu tư đăng ký; còn lại các dự án khác được đăng ký bởi các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Canada, Hàn Quốc
Bảng 2 4 Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2020 Đơn vị tính: USD
Năm Cấp mới Đ/chỉnh tăng vốn Rút giấy phép Còn hiệu lực
DA Vốn đầu tư DA Vốn đầu tư DA Vốn đầu tư DA Vốn đầu tư
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh,2020
Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 85 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho 39 dự án; Tổng vốn thu hút mới đạt trên 4,9 tỷ USD Bên cạnh đó, sau khi rà soát các dự án không triển khai hoạt động hoặc hoạt động hiệu quả kém, tỉnh đã thực hiện thu hồi 55 dự án với tổng vốn đầu tư trên 421 triệu USD Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, đến nay trên địa bàn tỉnh có 125 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6,8 tỷ USD đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, các dự án FDI đầu tư vào tỉnh về cơ bản đã đáp ứng mục tiêu đề ra và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, các dự án này đã góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy các tiềm năng và thế mạnh của địa phương Hiện Quảng Ninh đang nằm trong danh sách các địa phương có dự án FDI được cấp phép mới cao của cả nước.
Bảng 2.5 Tổng hợp vốn FDI đăng ký mới của quốc gia và Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020
Tổng vốn FDI đăng ký mới của quốc gia (USD)
Tổng vốn FDI đăng ký mới tại Quảng Ninh (USD)
Tỷ trọng vốn FDI vào Quảng Ninh so với tổng vốn FDI của quốc gia
Bảng 2.6 Tổng hợp số dự án FDI đăng ký mới của quốc gia vào
Số dự án FDI đăng ký mới trên toàn quốc
Số dự án FDU đăng ký mới tại Quảng Ninh
Tỷ trọng số dự án FDI đăng ký mới vào Quảng Ninh so với tổng dự án FDI đăng ký mới của quốc gia (%)
Nguồn: Cục ĐTNN, 2020 Đặc biệt, thu hút ĐTNN tiếp tục được kỳ vọng trở thành đòn bẩy giúp Quảng Ninh đạt được những mục tiêu KT-XH quan trọng trên đường phát triển, trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp vào năm 2020 Tỷ lệ vốn FDI phân bổ theo ngành nghề chứng tỏ lĩnh vực FDI đang đi đúng hướng phát triển KT-XH chung toàn tỉnh.
Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng dẫn đầu với tổng số 64 dự án với vốn đăng ký đạt 4.7 tỷ USD, chiếm 78% tổng vốn đầu tư đăng ký Các dự án có quy mô lớn thường tập trung vào công nghiệp dệt may như: Dự án Đầu tư xây dựng chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may tại KCN Hải Hà; Dự án đầu tư nhà máy sản xuất khăn mặt, khăn tắm cao cấp và các sản phẩm liên quan tại KCN Hải Hà; Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở cảng biển và KCN (Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và cảng Nam Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc, TX Quảng Yên), Dự án công trình hạ tầng kỹ thuật phụ trợ phục vụ cho KCN Hải Hà
Một đặc điểm nổi bật của FDI Quảng Ninh trong thời gian qua là lĩnh vực du lịch thu hút khá nhiều dự án do Quảng Ninh có lợi thế về tài nguyên du lịch, đặc biệt là Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới với 48 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng1,3 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư đăng ký, bao gồm các dự án đầu tư xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 4 - 5 sao như: Khách sạn Hồng Vận;khách sạn
Hoàng Gia; Lợi Lai với phòng ốc đầy đủ tiện nghi đạt đẳng cấp Các dự án đầu tư xây dựng khu biểu diễn nghệ thuật (sân khấu, nhà hát) trên mặt nước cảa Công ty TNHH Đầu tư du lịch văn hoá ấn tượng Vịnh Hạ Long Việt Nam; Các dự án xây dựng quần thể sân golf, khu nghỉ dưỡng cao cấp
Bảng 2.7 Kết quả thu hút vốn đầu tư theo ngành kinh tế của tỉnh năm 2019
TT Lĩnh vực đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 125 6.780.555.681
3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 5 46.409.639
4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 50 2.133.371.996
5 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 1 2.147.000.000
7 Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 2 336.000.000
9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 16 281.374.507
11 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
12 Hoạt động kinh doanh bất động sản 13 1.497.181.035
13 Hoạt động chuyên môn, KH&CN 2 450.000
14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 5 17.138.000
15 Giáo dục và đào tạo 5 5.750.783
16 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
17 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2 30.798.724
18 Hoạt động dịch vụ khác
19 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình; sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
20 Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ninh, 2019
Bên cạnh đầu tư theo lĩnh vực, trong hơn 30 năm qua, FDI theo địa bàn đầu tư cũng đã có nhiều khởi sắc Hầu hết các dự án tập trung vào địa bàn thành phố
Hạ Long với 57 dự án với tổng sổ vốn đầu tư hơn 1.550 triệu USD chiếm 25,8% tổng vốn Tiếp theo là Thành phố Móng Cái có 19 dự án với trên 648,6 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn Còn lại là địa bàn Thành phố Cẩm Phả có 10 dự án, còn lại là các Hải Hà, Quảng Yên, Đông Triều, Tiên Yên với 37 dự án FDI.
Trong đó, tỉnh chú trọng thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường; khuyến khích và ưu đãi đối với ĐTNN vào những loại hình dịch vụ chất lượng cao; xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối nhanh hơn với khu vực và quốc tế, nhất là tại các địa bàn trọng điểm như: Thành phố Hạ Long, KKT Vân Đồn và Móng Cái Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ, coi du lịch, dịch vụ là mũi nhọn trong giai đoạn 2016-2020.
Song song với đó là đa dạng hoá các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, tỉnh tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và triển khai mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP) Xác định rõ địa bàn trọng điểm, đối tác, nhà đầu tư chiến lược trong giai đoạn sắp tới để xúc tiến đầu tư Thị trường mục tiêu là các nước: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông.
Bảng 2.8 Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác đầu tư nước ngoài năm 2020
STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ninh, 2020
Kết quả thu hút FDI giai đoạn vừa qua thể hiện rõ nét nhất quyết tâm của tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhằm thu hút tối đa nguồn lực đầu tư FDI Các nhà đầu tư sau khi được cấp phép đầu tư tại tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và đồng hành của các cấp chính quyền trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư, giúp dự án triển khai nhanh và hiệu quả nhất, mang lại niềm tin và sự yên tâm cho các nhà đầu tư Những kết quả này sẽ là động lực để Quảng Ninh tiếp tục có những tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới.
Thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển, trong đó xác định thu hút vốn FDI có vai trò quan trọng Tuy nhiên, quan điểm nhất quán là không phát triển kinh tế bằng mọi giá, mà là thu hút đầu tư phải hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước – DN - Người dân.
Nhìn chung, trong công tác thu hút FDI trong thời gian qua của tỉnh Quảng Ninh, với định hướng bám sát quy chế QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp để thu hút vốn FDI bao gồm: việc xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư hàng năm; xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, đánh giá tiềm năng, xu hướng đầu tư đến việc tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài.
Th ự c tr ạ ng qu ản lý nhà nước đầu tư trự c ti ếp vào tỉ nh Qu ả ng Ninh
2.3.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Về xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư nói chung Để phát huy lợi thế về vị trí, điều kiện về thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng thực hiện có hiện quả 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng mà trọng tâm là xây dựng thể chế, cơ chế chính sách, quy hoạch chiến lược Khẳng định về vai trò của công tác quy hoạch trong định hướng và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, Quảng Ninh đã tập trung vào xây dựng các quy hoạch từ cấp tỉnh đến cấp huyện Với sự tham gia của các nhà tư vấn hàng đầu thế giới và sự tham góp ý kiến của nhiều chuyên gia, diễn giả, tầng lớp nhân dân, hiện tỉnh đã hoàn thành xong 7 quy hoạch chiến lược Các quy hoạch chiến lược này sẽ là cơ sở, nền tảng để tỉnh triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và thu hút tối đa nguồn lực đầu tư.
Hình 2.2 Hệ thống quy hoạch chiến lược của tỉnh Quảng Ninh
1 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg:
- Mục tiêu của Quy hoạch: Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành Tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng KT-
XH, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những khác biệt, đặc sắc của Vịnh Bái Tử Long; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2 Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số
- Mục tiêu của Quy hoạch: đến năm 2050 Quảng Ninh trở thành vùng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế; là vùng động lực phát triển kinh tế quốc gia với định hướng phát triển du lịch- công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; là vùng di sản văn hóa, lịch sử quốc tế, Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
3 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được UBND tỉnh đã phê duyệt tại Quyết định số 1418/QĐ- UBND ngày 04/7/2014.
- Mục tiêu của Quy hoạch: Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao,thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh" Tầm nhìn đến năm 2030: Quảng Ninh sẽ là một trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế; một địa bàn trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia; trung tâm công nghiệp văn hóa giải trí, nghĩ dưỡng; có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại; có sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc chuyên nghiệp chất lượng cao; có thương hiệu mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu; có năng lực cạnh tranh quốc tế; có điều kiện, năng lực liên kết, liên doanh với các hãng hàng không, các tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới.
4 Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, được UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt tại Quyết định số 1799/QĐ- UBND ngày 18/8/2014.
- Mục tiêu của Quy hoạch: Đến năm 2020 Quảng Ninh sẽ là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
5 Quy hoạch phát triển NNL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được
UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 2704/2014/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2024.
- Mục tiêu của Quy hoạch là: Xây dựng đội ngũ nhân lực tỉnh Quảng Ninh có quy mô, cơ cấu, chất lượng nhân lực cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập và phát triển mạnh mẽ đến năm 2020 Tầm nhìn đến năm 2030: Quảng Ninh sẽ là một địa phương có NNL chất lượng cao đảm bảo tính chuyên nghiệp và đẳng cấp quốc tế, đáp ứng hội nhập quốc tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; có kết cấu hạ tầng, cơ sở đào tạo chuyên nghiệp có khả năng đào tạo nghề đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực; có điều kiện, năng lực liên kết, liên doanh với các cơ sở đào tạo hàng đầu trong nước và quốc tế.
6 Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được UBND tỉnh đã phê duyệt tại Quyết định số 1109/QĐ-
- Mục tiêu của Quy hoạch: “Phấn đấu đưa khoa học và công nghệ trở thành nền tảng và động lực then chốt trong tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh đạt 12–13% giai đoạn 2011–2020 Xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh tiên tiến trong vùng Đồng bằng sông Hồng về khoa học và công nghệ vào năm 2020”.
7 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh: Quy hoạch này do Tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo triển khai lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013.
Như vậy, ngay từ năm 2011, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn khâu đi trước mở đường là xây dựng quy hoạch tổng thể, có chất lượng, có định hướng chiến lược,tầm nhìn khoa học với sự tham gia của các nhà tư vấn hàng đầu thế giới; quản lý,công khai, giám sát thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo tính ổn định, tạo tiền đề hấp dẫn và đột phá trong thu hút các nguồn lực đầu tư được Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ ưu tiên trọng điểm hàng đầu ngay khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ giai đoạn phát triển 10 năm (2011-2020) Tỉnh xác định đây là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước; là khung pháp lý cho việc đầu tư phát triển các lĩnh vực; là cơ sở để lập kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; là điều kiện để có thể giải phóng được tiềm năng, thế mạnh và thu hút các nguồn lực đầu tư.
* Về xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút, ưu đãi FDI Để thu hút FDI, tỉnh đã không ngừng đổi mới mạnh mẽ cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư, Quảng Ninh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nghiên cứu, đánh giá lại môi trường, chính sách thu hút đầu tư Tỉnh tích cực xây dựng nhiều đề án lớn với các giải pháp đột phá, tạo môi trường thông thoáng hơn cho các DN có vốn FDI.
Từ năm 2012, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh (IPA Quảng Ninh) Đây là tổ chức chuyên trách trực thuộc UBND tỉnh làm công tác xúc tiến và hỗ trợ các nhà đầu tư IPA Quảng Ninh hoạt động theo mô hình chuẩn quốc tế, với vai trò thực hiện chiến lược dài hạn trong quá trình chuyển đổi tập trung thu hút đầu tư.
Quảng Ninh đã xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ đối với các
DN và nhà đầu tư, như: Chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào các khu công nghiệp, KKT trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các DN trong triển khai ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về vốn tín dụng…Tỉnh cũng tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng kinh tế nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư Việc kết nối đồng bộ từ tỉnh lộ, quốc lộ, đường cao tốc, cảng biển, sân bay, đã và đang tạo sức hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh.
Tỉnh cũng đã sớm hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu xúc tiến đầu tư Quảng Ninh; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về xúc tiến đầu tư, chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, hệ thống hóa và chuyên nghiệp hóa các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư theo chuẩn quốc tế
Đánh giá chung quản lý nhà nước đầu tư trự c ti ếp nước ngoài vào tỉ nh Qu ả ng
2.4.1 Những kết quả đạt được
Công tác quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư nói chung của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua đã cơ sở, nền tảng để tỉnh triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và thu hút tối đa nguồn lực đầu tư.
Thứ hai, hệ thống cơ sở pháp lý về thu hút và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã thực hiện đúng theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho các nhà đầu tư và công tác QLNN đối với hoạt động FDI.
Thứ ba, về xúc tiến đầu tư đã thực hiện có hiệu quả trên cơ sở bám sát quy chế QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đã huy động được toàn hệ thống chính trị tham gia Các địa phương trong tỉnh đã tích cực đổi mới phương pháp, chủ động tìm kiếm nhà đầu tư bằng nhiều hình thức.
Thứ tư, bộ máy QLNN đối với hoạt động thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh tương đối bảo đảm hệ thống, chặt chẽ, hoạt động hiệu quả trên cơ sở phối hợp nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành giúp quản lý theo từng ngành, từng lĩnh vực chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao.
Thứ năm, về thẩm định, cấp, thu hồi giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã đã chủ động rà soát, cắt giảm TTHC, giảm phiền hà cho DN đến đầu tư tại địa bàn KCN, KKT Đến nay, 100% TTHC thuộc lĩnh vực đầu tư vào KCN, KKT được đưa vào tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh; 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý KKT được đăng ký thực hiện thẩm định, phê duyệt tại chỗ; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 47/47 TTHC.
Thứ sáu, hiện nay, công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động ĐTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thực hiện theo đúng quy định, từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý hoạt động ĐTNN của các DN nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh.
2.4.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Về quy hoạch, Quảng Ninh đã có một số quy hoạch nhưng chưa đồng bộ, thường xuyên phải chỉnh sửa và thay đổi, cập nhật Công tác quy hoạch cho từng vùng, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch ngành nghề cho từng địa phương chưa được hợp lý.
- Về cơ chế, chính sách, bên cạnh những kết quả tích cực do Luật Đầu tư,Luật DN đem lại, một số quy định của Luật và quá trình thực hiện Luật còn tồn tại một số hạn chế như chưa quy định rõ khái niệm: nhà ĐTNN, DN có vốn ĐTNN nên việc xác định địa vị pháp lý (quyền, nghĩa vụ) cũng như điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh của các đối tượng này còn chưa có quan điểm thống nhất Phạm vi điều chỉnh của Luật rộng, bao quát toàn bộ hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài, sử dụng vốn nhà nước, vốn tư nhân, đầu tư ra nước ngoài, nên một số quy định của Luật còn chồng chéo, gây xung đột với các quy định của các luật khác, đặc biệt là quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư.
- Nhiều dự án còn chậm cấp phép do theo quy định của Luật Đầu tư phải hỏi ý kiến các bộ ngành Trung ương Sự phản hồi chậm của các bộ ngành dẫn đến đến sự thiếu linh hoạt và chủ động cho các dự án, đặc biệt là các dự án hoạt động trong những lĩnh vực mới.
- Về hệ thống văn bản quản lý, còn chồng chéo, khó thực hiện Trên thực tế, một số văn bản pháp luật tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn DN xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án Một số nội dung liên quan trực tiếp như thẩm định dự án về tác động môi trường, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội còn thiếu hướng dẫn, từ đó ảnh hưởng đến quyết định cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Nhận thức về thu hút FDI của Quảng Ninh trong thời gian qua còn nhiều nóng vội, chạy theo số lượng và lợi ích trước mắt mà chưa tính đến chiến lược lâu dài cũng như định hướng cụ thể để thu hút nguồn FDI chất lượng cao Điều này thể hiện ở chất lượng các dự án FDI trên địa bàn tỉnh, rất ít dự án có hàm lượng chất xám cao, nhiều ngành công nghệ dịch vụ tiên tiến như ngân hàng, tài chính, logistic cảng biển đều không có
- Về tổ chức bộ máy, việc phân cấp toàn bộ cho UBND tỉnh và Ban quản lý các KKT trong quản lý đầu tư là chủ trương đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý hoạt động của nhà ĐTNN Tuy nhiên, trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, quy hoạch chưa hoàn chỉnh, việc phân cấp đã dẫn đến một số khó khăn cho các cán bộ quản lý ở địa phương.
- Năng lực quản lý của đội ngũ CB, CC nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN còn hạn chế, chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt là việc tiếp cận với luật và điều ước quốc tế trong thời kỳ mới Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về việc triển khai dự án, huy động vốn, xây dựng, chuyển giao công nghệ, môi trường, chế độ đãi ngộ đối với công nhân,.v.v chưa được chủ động do lực lượng mỏng.
- Về cơ sở hạ tầng, hệ thống về cơ sở hạ tầng của Tỉnh còn nhiều bất cập, gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và nhập khẩu hàng hóa Hệ thống hạ tầng dịch vụ bổ trợ được cho là kém lợi thế hơn so với các địa phương khác. Nhiều dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng việc tìm nguồn điện, nguồn nước còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí đi sau một bước, chưa thực sự đón đầu doanh nghiệp Việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN chậm hơn một nhịp so với các tỉnh bạn; năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hạ tầng của một số chủ đầu tư còn hạn chế.
- Về NNL chất lượng cao, với những dự án công nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ bình thường, Tỉnh hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy nhiên để thu hút các dự án có trình độ công nghệ cao, các dự án sản xuất lớn thì NNL chất lượng cao còn rất hạn chế Các dự án về du lịch cũng vậy, lực lượng hướng dẫn viên du lịch hiện nay không những thiếu về số lượng mà còn rất yếu về nghiệp vụ và ngoại ngữ.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
Định hướng tăng cường thu hút và quản lý nhà nước đầu tư trự c ti ếp nướ c ngoài vào Quả ng Ninh
3.1.1 Bối cảnh phát triển kinh tế tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.1.1.1 Bối cảnh quốc tế
Sau hơn bốn thập niên mở cửa, Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu về lượng trong thu hút vốn FDI Nguồn vốn FDI đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, thu ngân sách địa phương và tạo việc làm Tuy vậy, thực tế trong giai đoạn hiện nay cho thấy một số vấn đề đặt ra như: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng; những ưu đãi mà các DN khu vực FDI, nhất là các công ty xuyên quốc gia được hưởng là rất lớn… Những vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là cần phải đổi mới, điều chỉnh chính sách thu hút FDI trong bối cảnh mới Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục có cơ hội thu hút nhiều hơn FDI do tác động của các yếu tố gồm:
Một là, đại dịch Covid-19 có tác động di chuyển bớt một phần FDI đang và sẽ đầu tư ở Trung Quốc sang các nước khác (nhằm giảm thiểu rủi ro đứt gãy, lệ thuộc vào chuỗi cung ứng đầu vào từ Trung Quốc) Hiện nay, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang đưa ra các chính sách ưu đãi, nhằm tăng cường nỗ lực thu hút ĐTNN Mục tiêu là hướng tới các công ty trên toàn cầu đang xem xét lại chuỗi cung ứng của mình, sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra tình trạng gián đoạn sản xuất trên khắp Trung Quốc.
Trong số các nền kinh tế tại Đông Nam Á, Việt Nam đang nổi lên là ứng cử viên sáng giá thu hút dòng vốn đầu tư toàn cầu Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, trong tổng số 33 công ty nước ngoài lựa chọn di chuyển trụ sở từ Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á, thì có tới 23 công ty đã chọn Việt Nam và số khác đã chuyển sang Malaysia, Thái Lan và Campuchia So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có lợi thế nguồn nhân công giá rẻ đã qua đào tạo và một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn Hiện nay, sức hút củaViệt Nam càng gia tăng sau khi Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Hai là, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến FDI từ và ngoài Trung
Quốc có xu hướng hướng tới thị trường Việt Nam nhằm mục tiêu khai thác lợi thế, lợi ích to lớn từ việc Việt Nam là thành viên của của nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu-EU (EVFTA).
Hiện nay, dòng vốn đầu tư trên toàn cầu đang có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng Theo báo cáo của Phòng Thương mại
Mỹ tại Trung Quốc cho biết, khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc sẽ hủy hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc, đồng thời một số DN Mỹ tại Trung Quốc sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, mà điểm đến có thể là các nước Đông Nam Á hoặc Mexico.
Xu hướng này càng gia tăng sau khi dịch Covid-19 làm tê liệt các chuỗi cung ứng thế giới, gây thiệt hại lớn cho DN toàn cầu Dịch Covid-19 đã khiến nhiều DN nhận thức được sự cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng Trong bối cảnh đó, khu vực ASEAN nổi lên là một điểm đến tiềm năng do có lợi thế lớn về NNL cùng với sự hỗ trợ chính sách về thuế và tiền thuê nhà xưởng… Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do mà một số nước Đông Nam Á ký kết với những quốc gia phát triển cũng tạo ra lợi thế xuất khẩu của ngành sản xuất Đông Nam Á.
Ba là, các DN FDI Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản thực hiện Chính sách/Chiến lược Nam tiến (mới) từ bản địa và từ Trung Quốc sang các địa bàn đầu tư mới, trong đó, Việt Nam là một địa bàn chiến lược…
Tại Hàn Quốc, Đông Nam Á được xác định là khu vực mà ngành tài chính Hàn Quốc nên mở rộng sự hiện diện trong 3 năm tới để thực hiện kế hoạch trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn Theo thông tin từ Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), việc mở rộng hoạt động ở các nước ASEAN là một trong 3 chiến lược chính để thực hiện kế hoạch tổng thể thứ năm tại nước này, nhằm mục tiêu đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm tài chính quốc tế vào năm 2022 Trong số
27 chi nhánh nước ngoài mà các công ty tài chính Hàn Quốc thành lập năm ngoái, có 13 chi nhánh được đặt tại các quốc gia thành viên ASEAN, như Việt Nam,Indonesia và Singapore.Trong khi đó, Nhật Bản dự kiến khởi động một chương trình trợ cấp trị giá 23,5 tỷ Yên (tương đương 220 triệu USD), nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ở nước ngoài tới ĐôngNam Á Chương trình này được tích hợp vào gói kích thích kinh tế khẩn cấp củaChính phủ Nhật Bản, nhằm hạn chế tác động tới nền kinh tế do COVID-19, giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng việc hỗ trợ tài chính để xây dựng các cơ sở sản xuất cũng như những nghiên cứu khả thi tại các nước ASEAN Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết, ngay cả trước khi COVID-19 bùng phát, nhu cầu thiết lập các cơ sở sản xuất ở khu vực ASEAN của các DN Nhật Bản đã có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, chương trình trợ cấp sẽ giúp Nhật Bản xây dựng quan hệ tốt hơn với các nước ASEAN.
Như vậy, trong thời gian tới, việc điều chỉnh, đổi mới chính sách thu hút FDI cần được thực hiện theo hướng giảm các tác động tiêu cực và tăng các lợi ích tiềm tàng của khu vực này đối với nền kinh tế, tính đến nhiều hơn bối cảnh mới - là cơ hội để Việt Nam cũng như các địa phương như Quảng Ninh chọn lọc những dự án FDI theo hướng ưu tiên.
Tình hình kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi giai đoạn khủng hoảng năm 2008, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các DN nói chung và DN có vốn FDI nói riêng Dòng vốn FDI toàn cầu được đánh giá là đã vượt qua đáy của sự suy giảm và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang nổi tiếp tục là điểm đến của các nhà ĐTNN, trong đó có Việt Nam.
Sự kém hấp dẫn do công suất của nền kinh tế đã vượt quá nhu cầu bởi hậu quả của việc đầu tư “nóng” và chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc đã khiến cho luồng vốn FDI trên thế giới có xu hướng chuyển hướng sang các nước ASEAN láng giềng Đặc biệt, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, có thể là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nói chung và vùng kinh tế Đông Nam Bộ nói riêng đón nhận dòng vốn FDI của thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi sâu sắc các lĩnh vực đầu tư trên thế giới và hướng mạnh vào phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam tuy còn nhiều bất cập trong cả trong chính sách điều hành lẫn thực thi, nhưng vài năm trở lại đây đã bắt đầu có nhiều thay đổi nhằm thu hút các tập đoàn công nghệ cao vào đầu tư Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này do vùng được đánh giá là có nhiều lợi thế nhằm thu hút các dự án đầu tư mang hàm lượng cao. Đồng thời, sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó Xét về mặt tích cực, Việt Nam là nước nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới, những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam Như vậy, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong bối cảnh dòng vốn FDI vào các nước bị Mỹ đánh thuế cao sẽ có xu hướng chững lại.
Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước đã quán triệt chủ trương xuyên suốt, đó là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học; Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, DN và nhân dân FDI vẫn tiếp tục được xác định là kênh đầu tư quan trọng để Việt Nam xây dựng nền kinh tế xanh, giúp Việt Nam hiện thực hóa nhanh các định hướng phát triển, nhưng không phải là duy nhất và không bắt buộc Do đó, thu hút FDI phải có lựa chọn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả KT-XH; các dự án FDI phải được xem xét toàn diện trên cơ sở lợi ích nhà nước, nhà đầu tư, người lao động, lợi ích của địa phương và ảnh hưởng của nó đến xã hội và môi trường Mặt khác, khi xem xét, thẩm định cấp phép đầu tư FDI cần quan tâm đến các vấn đề khác như: Phù hợp với quy hoạch không gian phát triển KT-XH của vùng; trình độ công nghệ; hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và mang lại lợi ích KT-XH cho địa phương; có ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và cuộc sống của cộng đồng, dân cư hay không; tác động, làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
Dự án FDI không đạt các tiêu chí trên thì kiên quyết không cấp phép đầu tư.
3.1.2 Triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh
Kiến nghị
- Đề nghị Quốc Hội tiếp tục xem xét sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, Luật Môi trường và các văn bản liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành cần tiếp tục hoàn thiện một số cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, giám sát hiệu quả thực hiện dự án sau cấp phép Cụ thể như sau:
+ Chính phủ điều tiết và định hướng ĐTNN vào ngành, vùng đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Bổ sung các quy định về tỷ lệ vốn góp thực hiện dự án trên tổng vốn đầu tư đăng ký để đảm bảo tính khả thi của dự án Bổ sung quy định về tỷ lệ mức vốn góp tối thiểu phải đáp ứng của nhà ĐTNN đối với mỗi lĩnh vực đầu tư để phát huy thế mạnh, tiềm năng khai thác vốn đầu tư.
+ Bổ sung quy định, tiêu chí và yêu cầu cụ thể đối với việc xem xét về năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính của nhà đầu tư trong các lĩnh vực pháp luật có yêu cầu để đảm bảo tính minh bạch và thu hút được các dự án hoạt động hiệu quả.
+ Bổ sung cơ chế phối hợp quản lý, giám sát sau cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Cụ thể, phải quy định rõ và hướng dẫn thực hiện cụ thể chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương trong quản lý, giám sát sau cấp phép; tráchnhiệm, nghĩa vụ của nhà đầu tư, DN và đặc biệt là chế tài xử lý vi phạm cụ thể, đủ mạnh (thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án, giải thể tổ chức kinh tế thực hiện) để giúp giảm tải công việc cho cơ quan QLNN và tăng hiệu quả, minh bạch môi trường đầu tư.
+ Việc xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu chung về ĐTNN, có thể chia sẻ thông tin giữa các cơ quan QLNN (thuế, hải quan, đầu tư, doanh nghiệp, lao động…) nhằm tăng cường, kịp thời trong công tác kiểm tra, giám sát dự án đầu tư theo quy định.