Hiểuvềsựchỉtrích-Phần1:Muônmặtchỉtrích
Chê bai, chỉtrích là vấn đề thường xuyên gặp khi bình ảnh, làm sao để ghi
nhận những lời nói đúng và bỏ ngoài tai những gì vô lý? Sau đây là trải
nghiệm của một nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Tiểu luận này không chỉ áp dụng
riêng cho nghệ thuật, mà còn dùng được để đối phó với những tình thế
khác nhau trong cuộc sống.
“Để tránh chỉ trích, đừng làm gì, đừng nói gì và đừng cảm giác gì” -
Elbert Hubbard
1. Giới thiệu
Bài viết này nói về một thử thách lớn nhất trong sáng tạo nghệ thuật: làm
thế nào để đối phó với sựchỉ trích. Nỗi sợ bị chỉtrích là lý do hàng đầu
làm cho người ta nhụt trí sáng tạo. Sau đây là những kiến thức đã giúp tôi
chiến thắng nỗi sợ bị chỉ trích.
Tiểu luận được chia làm các phần chính.
- HiểuvềChỉ trích, tôi trao đổi về những tính chất chính của chỉ trích.
- Đối phó với chỉ trích, tôi mô tả những cách hữu hiệu nhất phản hồi lại chỉ
trích mà không bị xúc cảm. -- Giữ động lực, tôi đề xuất các giải pháp cho
các kết quả tệ hại do bị chỉ trích: sự chán nản và phiền muộn.
2. Vềsựchỉtrích
Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với chỉ trích, nhưng chỉ một số biết cách
đối phó với nó một cách hợp lý. Hầu hết đều khá bức xúc, và xử lý theo
kiểu phản ứng lại. Phản hồi của chúng ta thường mang tính bột phát chứ
không phải một sự điềm tĩnh. Điều này vừa không hiệu quả mà lại rất bực
mình. Tốt nhất là phải tập phản hồi bình thản, hợp lý và do đó dĩ nhiên là
phải cần học và thực hành, chứ không nên là ngẫu hứng bản năng!
Phản ứng tự nhiên của chúng ta trước những lời chỉtrích mà chúng ta cho
rằng không đúng, là rất bực mình, sau đó là chán nản, sau đó là hồi phục
(nếu có hồi phục). Nói cách khác, nó giống như trò nhào lộn lên xuống của
cảm xúc. Dĩ nhiên, còn có cách khác tốt hơn, hiệu quả hơn để đối phó với
chỉ trích, và đó là tự tìm hiểuvềchỉ trích. Tuy không thể lúc nào cũng
khống chế hoàn toàn được, nhưng khi hiểu hơn vềsựchỉ trích, và biết cách
phản hồi lại một cách hợp lý, thì sẽ cải thiện được rất nhiều về thái độ của
chúng ta cũng như mối quan hệ với khán thính giả. Nó cũng giúp chúng ta
không quá tâm trạng một cách không cần thiết khi nghe những bình phẩm
chói tai về những tác phẩm của mình.
3. Nghệ thuật và dư luận
Bản chất của nghệ thuật là tất cả chúng ta không hề có ý kiến chung về
nghệ thuật là gì. Sự đánh giá về nghệ thuật thường khá phân cực. Đi từ thái
cực này tới thái cực kia. Mọi người ngắm 1 tác phẩm nghệ thuật thì cũng
năm người mười ý. Một số sẽ rất thích, số khác lại ghét, số còn lại rải đều
giữa 2 thái cực yêu ghét.
Phải ứng kiểu phân cực nhiều khi chẳng liên quan gì tới chủ đề. Khi tôi bắt
đầu đi bán những tác phẩm nghệ thuật, thiếu kinh nghiệm, tôi cho rằng các
phản ứng đa chiều là bởi chủ đề được thể hiện trong các bức ảnh. Thông
thường mà nói, một số chủ để có thể gây tranh cãi bởi đôi khi nó đi ngược
lại đức tin của một số người. Trong đó có nghệ thuật liên quan tới khỏa
thân, các yếu tố chính trị, ví dụ vậy. Tuy nhiên tôi phải đối diện với những
phản ứng rất trái chiều khi bán các tác phẩm của chính mình, mặc dù chủ
đề chỉ là phong cảnh, khó mà gây phản đối. Tôi chẳng nói gì nghịch tai về
chính trị, tôi cũng chẳng có chút khỏa thân nào, tôi chỉ đơn giản mô tả vẻ
đẹp của cảnh quan. Vậy mà người thì yêu thích, kẻ thì ác cảm.
Tò mò bởi phản ứng kiểu như vậy, tôi đã hỏi các nghệ sĩ khác về trải
nghiệm của họ liên quan tới chỉ trích. Tất cả đều gặp phải hiện tượng như
vậy. Đặc biệt là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, cô này chỉ tập trung vào chủ đề
hoa, đã nói với tôi rằng nhiều người gặp cô và nói “tôi yêu hình hoa của
cô” và số khác lại nói “tôi ghét ảnh hoa của cô”.
Nếu chụp hoa không thôi mà cũng gây những phản ứng trái chiều như vậy
thì chủ đề nào mà chẳng bị phản ứng. Bởi vậy, phản ứng của người xem
không hẳn là do chủ đề mà là cách họ nhìn nhận nghệ thuật. Và nghệ thuật,
cho dù là chủ đề nào, cũng sẽ gây ra các phản ứng trái chiều. Và dùng cách
này, bạn cũng có thể kiểm tra xem tác phẩm của bạn có phải là nghệ thuật
hay không. Nếu gây phản ứng trái chiều, thì đó chắc hẳn là nghệ thuật.
Đây không phải là phép thử nghiệm khoa học, nhưng có vẻ như có tác
dụng tốt.
Hoàng hôn ở Blue Mesa, Petrified Forest National Park, Arizona
4. Thực tế và quan điểm
Khi đối mặt với chỉ trích, cần phân biệt được đâu là chỉtrích dựa vào thực
tế hay chỉ đơn giản là quan điểm. Trong khi một số người nói với bạn rằng
tại sao họ lại không thích một cái gì đó, thì phần lớn lại chỉ đơn giản nói
rằng họ không thích. Trong hoàn cảnh này thì chỉ có thể hỏi mới biết họ
khó chịu vì cái gì.
Nếu ai đó nói với tôi “tôi chẳng thích tác phẩm của ông” tôi sẽ nói rằng,
“nếu không phiền thì ông có thể nói ông không thích ở điểm nào?” Nếu
câu trả lời là “Nhiều màu xanh dương quá” hay “tôi chẳng thích đá tảng”
hay “bông hoa không nên bố cục chặt thế này” thì chỉtrích của họ dựa vào
quan điểm cá nhân. Họ không thích tông màu, chủ đề, hoặc phong cách
của nhiếp ảnh gia đó (bông hoa bị crop chặt). Giải pháp là gi
ải thích cho họ
hiểu đây là phong cách của tôi và cách tôi nhìn nhận chủ đề. Tôi hiểu rằng
không phải ai cũng ưa chuộng, nhưng nó lại là ý thích của phần lớn khán
giả của tôi, và vì vậy tôi không có ý định phải thay đổi nó.
Mặt khác, nếu phản hồi của họ là “hình này không sắc nét” hay “tôi thấy
ảnh có những sọc ngang” hay “bụi bẩn dưới lớp kính,” sự chê trách này là
có lý do thực tế. Vấn đề họ đưa ra có thể được kiểm tra ngay coi bản in có
bị mờ hay bị sọc hay không hay có bụi chui vào giữa ảnh và lớp kính hay
không. Nếu đúng vậy thì những chỉtrích này là đúng bởi nó không phải cố
ý. Giải pháp đơn giản là cảm ơn và sửa lại lỗi càng sớm càng tốt.
5. Khẩu vị cá nhân, truyền thống và những cái mới
Nghệ thuật là theo quan điểm và theo khẩu vị cá nhân. Chúng ta chẳng bao
giờ có một quan điểm duy nhất, hay có một khẩu vị như nhau, vậy mới
hay. Thế giới này thật là chán nếu chúng ta đồng ý một nhìn nhận duy nhất
về nghệ thuật! Cần phải hiểu được điều này khi đối diện với những người
không thích tác phẩm của bạn.
Khẩu vị cá nhân bị ảnh hưởng bởi truyền thống. Khi một phong cách đã
định hình trong một thời gian dài thì nó trở thành truyền thống, nó dễ được
chấp nhận rộng rãi hơn là những thứ vừa xuất hiện. Và vì vậy, nếu tác
phẩm của bạn theo kiểu kinh điển thì sẽ có xu hướng ít bị chỉ trích. Trái
lại, nếu bạn là người mở đầu cho một phong cách mới, thì bạn phải chấp
nhận những phản hồi rất trái chiều từ người xem, càng thời thượng thì vấn
đề này càng cộm. Ở một trạng thái cực đoan, thì người xem hình của bạn
sẽ bị chia tách thành hai nhóm một nhóm thực sự thích, một nhóm thì ghét
cay ghét đắng, sẽ chẳng có nhóm trung dung bởi chẳng ai thèm đứng ở
giữa.
6. Người chỉtrích rất to mồm
Những người khó chịu trước tác phẩm của bạn thường hay thích nói ra hơn
những người hài lòng với những gì bạn làm. Nói cách khác, những người
chỉ trích thường ồn ào hơn nhiều so với những người cảm nhận được tác
phẩm.
Điều đó có nghĩa là bạn sẽ nghe được nhiều lời chỉtrích hơn là khen ngợi.
Chẳng có nghĩa là phần lớn người xem hình của bạn không hài lòng.
Những người không thoải mái thì thường phản ứng dữ dội hơn mà thôi.
Khi người ta thích tác phẩm của bạn, họ hiếm khi “nhảy cẫng lên vì sung
sướng” và hò la về tác phẩm tuyệt vời của bạn. Tuy nhiên những người
không thỏa mãn với điều gì đó thì thường lại cho thiên hạ biết vềsự khó
chịu của mình.
Những người bất hạnh thường hét lớn hơn những người hạnh phúc. Đó là
bản chất con người và chẳng thể thay đổi được. Bạn chỉ cần nhớ rằng,
những người không thích tác phẩm của bạn thường có xu hướng nói ra hơn
là những người thích và cảm nhận được.
Nếu bạn nhận được những chỉtrích tiêu cực về tác phẩm của mình, và bạn
muốn kiểm tra đâu là ý kiến của đại đa số người xem, thì chỉ cần làm một
khảo sát bằng email hay ngay trên website, ví dụ vậy, hỏi dân tình cảm
giác về tác phẩm của bạn thế nào. Sau khi đã kiểm kê các câu trả lời xong,
có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra chỉ có 1 số nhỏ là không thích
hình của bạn. Vấn đề là ở chỗ một số nhỏ người không thích thì lại có xu
hướng nói ra công khai, trong khi phần đông lại giữ yên lặng mà không nói
ra quan điểm của mình.
7. Những người muốn thu hút sự chú ý
Một số người nhận xét chê bai đơn giản chỉ là để thu hút sự chú ý của
người nghệ sĩ. Tại triển lãm nghệ thuật, một người xem muốn chọc phá
thường tìm tác giả để bày tỏ nhận xét của mình. Họ chẳng khác nào học trò
cố gắng thu hút sự chú ý của giáo viên bằng các trò quậy phá. Tuy hành vi
này là có thể hiểu được ở con nít, nhưng với người lớn thì đúng là ngạc
nhiên.
Chẳng có lý do gì mà phải bực mình bởi hành vi kiểu như v
ậy. Cũng chẳng
cần phải nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Nó không đáng phải quan tâm,
và cách đơn giản nhất là mặc kệ nó. Và nếu có ghi nhận, thì cũng chỉ là
một nụ cười mỉm. Thi thoảng những nhận xét mang tính vui vẻ hơn là xúc
phạm, và trường hợp này có thể tôi sẽ cười to và trả lời bằng cách nói giỡn
lại.
Tương tự như vậy, nếu ai đó gặp phải điều gì khó chịu, hay bực bội vì bất
cứ lý do gì, sẽ có thể chọn một nghệ sĩ nào đó để trút lên bực bội. Và thế là
thái độ của họ chẳng liên quan gì tới bạn hay là các tác phẩm của bạn. Bạn
đơn giản chỉ là rơi vài tình huống không phải mình tạo ra. Giải pháp tốt
nhất là bỏ đi và không cần phản hồi nhận xét của họ. Nếu bạn cần phải nói
một cái gì đó, thì nên là đại loại như “ngày hôm nay cũng dài nhỉ”. Khi họ
nh
ận ra rằng bạn không đặc biệt quan tâm tới thái độ của họ họ có thể đổi ý
và trở nên hòa đồng hơn. Ai biết, có khi họ lại trở lại thích các tác phẩm
của bạn thì sao!
Nói chung là không cần phải quan tâm tới tất cả những gì bạn được nghe.
Với một số người, mục đích của họ không phải mang lại cho bạn những
phản hồi tích cực thì chẳng cần phải để ý. Họ chỉmuốn được cảm thấy là
quan trọng và được để ý tới. Họ làm vì họ chứ chẳng hề vì bạn. Tôi nhìn
họ như lá bài anh hề trong bộ bài mà thôi. Và cần bỏ ra đầu tiên, nói cách
khác là họ chẳng cần thiết.
8. Người hoài nghi, chê bai và khó chịu
Một số người cảm thấy khó chịu với các tác phẩm nghệ thuật thường cảm
thấy khó chịu về cuộc sống và luôn hoài nghi về những nỗ lực của người
khác. Sự hoài nghi và nhạo báng chẳng hề liên quan tới bạn hay tác phẩm
của bạn. Nó chỉ đơn giản là của người bình phẩm tác phẩm của bạn mà
thôi. Đó là họ nhận xét về chính bản thân họ và quan điểm của họ với thế
giới.
Những người hay hoài nghi và nhạo báng thường hay kể tội bạn cho dù họ
có thể chưa gặp bạn bao giờ và chưa bao giờ coi các tác phẩm của bạn
trước đây. Tôi đã gặp người ta nói rằng động lực duy nhất của tôi là lòng
tham. Số khác thì cho rằng tôi lừa thiên hạ bằng cách sử dụng vật liệu chất
lượng thấp và sử dụng nhân viên in và đóng khung giúp. Dĩ nhiên là chẳng
đúng chút nào, nhưng sẽ không giải thích nào có thể thay đổi được suy
nghĩ của họ. Tư duy của họ đã định hình và họ chẳng thèm quan tâm tới
thực tế làm gì. Lúc đầu, tôi rất thực tâm ghi nhận những nhận xét kiểu như
vậy, sau rồi tôi đã học được cách không quan tâm tới chúng nữa. Những
nhận xét kiểu như vậy chỉ là ý kiến, không phải là s
ự thực. Điều quan trọng
là những nhận xét này không xuất phát từ cái tôi làm, mà nó được tạo ra
bởi sự hoài nghi và nhạo báng.
9. Kết luận
Tìm ra động cơ của người phê bình chính là để hiểusựchỉtrích một cách
có lý và khách quan. Tuy những lời chỉtrích là nhắm vào chúng ta và
những tác phẩm của chúng ta, nhưng chê bai đó lại không xuất phát từ tác
phẩm của chúng ta. Chỉtrích thường là từ niềm tin của từng cá nhân, cách
nghĩ, giáo dục, nền tảng văn hóa và đôi khi là tính cách.
Trong phần 2 của tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng xem cách đối phó với chỉ
trích một cách chuyên nghiệp và hợp lý.
. Hiểu về sự chỉ trích - Phần 1: Muôn mặt chỉ trích
Chê bai, chỉ trích là vấn đề thường xuyên gặp khi bình ảnh,. luận được chia làm các phần chính.
- Hiểu về Chỉ trích, tôi trao đổi về những tính chất chính của chỉ trích.
- Đối phó với chỉ trích, tôi mô tả những