1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hiểu về sự chỉ trích - Phần 3: Đối phó với chỉ trích (III) pot

6 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 117,33 KB

Nội dung

Hiểu về sự chỉ trích - Phần 3: Đối phó với chỉ trích (III) “Biết làm thế nào để nuôi dưỡng động lực là m ột khía cạnh quan trọng của thành công ở bất kỳ tình huống nào. Điều này đ ặc biệt đúng mỗi khi nhân cách và s ự sáng tạo của chúng ta đang lâm nguy. Chúng ta phải học cách không để mất tinh thần khi kết quả không được nh ư mong đợi. Chúng ta cũng cần tìm hiểu làm thế nào đ ể đối phó với những lời chỉ trích. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, người ta đã t ự xây dựng một bản ngã bọc thép để trụ vững trư ờng kỳ! Nếu không sẽ rất dễ bỏ cuộc ngay từ đầu bởi không phải tất cả mọi ngư ời đều hỗ trợ, và bởi những lời chỉ trích khắc nghiệt hơn nhi ều với sự chịu đựng của chúng ta” - Alain Briot 10. Không phải tất mọi chỉ trích là vô lý Điều quan trọng cần ghi nhớ là không phải tất cả những lời chỉ trích l à vô lý. Một số chỉ trích là có lý cho dù nó đư ợc quăng cho bạn một cách thẳng thừng. Tuy phản ứng ban đầu của bạn có thể là ch ối bỏ nó, bạn cũng có thể cần xem xét lại nó xem có sự thật n ào trong đó hay không. Việc này quan tr ọng bởi những lời chỉ trích mang tính xây dựng có thể giúp bạn cải thiện công việc của mình. 11. Sự biết ơn Cảm giác biết ơn hay hơn nhiều so với chán nản. Biết ơn là m ột trạng thái lạc quan của tâm hồn trong khi chán nản là m ột trạng thái bi quan. Ngày nay, bởi suy thoái kinh tế và nhiều vấn đề đang diễn ra, mà nhi ều người cảm thấy chán nản và suy sụp. Hãy nghĩ về những gì bạn biết ơn là một cách hiệu quả để chống lại những cảm giác này. Sự biết ơn kiến tạo hành động trong khi chán nản sinh bất hoạt. H ành động dẫn đến tìm kiếm các giải pháp và cảm thấy tốt hơn v ề bản thân. Đơn giản là cần quyết định hành động, liên tục di chuyển để tìm ki ếm các giải pháp giúp nâng tinh thần của bạn. Trái lại, cứ ở nguyên m ột vị trí, chẳng vận động và nghĩ rằng có không có đường ra, thì tâm trí c ủa bạn sẽ mãi ở "trong bóng tối". Hành động và cảm thấy biết ơn sẽ l àm cho bạn cảm thấy thăng hoa và tích cực . 12. Nuôi dưỡng động lực Biết làm thế nào để nuôi dưỡng động lực là m ột khía cạnh quan trọng của thành công ở bất kỳ tình huống nào. Điều này đ ặc biệt đúng mỗi khi nhân cách và s ự sáng tạo của chúng ta đang lâm nguy. Chúng ta phải học cách không để mất tinh thần khi kết quả không được nh ư mong đợi. Chúng ta cũng cần tìm hiểu làm thế nào đ ể đối phó với những lời chỉ trích. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, người ta đã t ự xây dựng một bản ngã bọc thép để trụ vững trư ờng kỳ! Nếu không sẽ rất dễ bỏ cuộc ngay từ đầu bởi không phải tất cả mọi ngư ời đều hỗ trợ, và bởi những lời chỉ trích khắc nghiệt hơn nhi ều với sự chịu đựng của chúng ta. Về lâu về dài, hạn chế của chúng ta không chỉ là ngh ệ thuật, kỹ thuật, tài chính. Nói cách khác, chúng tôi không ch ỉ bị giới hạn chỉ bởi các nguồn tài nguyên của chính chúng ta. Mà chúng ta l ại bị hạn chế bởi khả năng đối phó với nghịch cảnh và th ất vọng. Chúng có thể lộ ra với những lý do khác nhau, có thể từ những hành đ ộng của chúng ta, hoặc có thể được gây ra bởi hành động của người khác. Rốt cuộc là đ ối mặt v ới nghịch cảnh khiến chúng ta phải đặt câu hỏi cho bản thân, rằng chúng ta có sẵn sàng vượt qua khó khăn hay không và chúng ta đã đ ạt đến giới hạn của mình hay chưa. Đối với một số người, câu trả lời l à "Kiểu gì cũng chơi". Đối với những người khác, câu trả lời là "Đ ối với tôi là xong rồi." Tuy nhiên, đối với một số người khác, câu trả lời l à "Hãy chờ xem.". 13. Kết luận Nghệ sĩ thành công là người có thể vư ợt qua những lời chỉ trích. Chắc chắn là khó mà không vướng bận vào mình nh ững lời chỉ trích. Tuy nhiên, mục tiêu là không để cho những lời chỉ trích làm ta b ất động, làm cho chúng ta không thể sáng tạo nghệ thuật và thử những cái mới. Sự tự tin của bạn phải ở mức cao để không bị khuất phục trư ớc bất cứ lời chỉ trích nào quăng vào bạn. Để đạt được điều này, b ạn phải có thể xử lý được chỉ trích, phân tách được chỉ trích nào có lý và chỉ trích n ào vô lý. Hãy gạt những chỉ trích vô lý qua một bên. Xem xét nh ững chỉ trích xây dựng và thay đổi khi cần thiết. Tất cả điều này là ph ụ thuộc vào bạn. Bạn mới chính là bậc thầy về công việc của riêng bạn, v à những gì bạn làm là ý nguyện của bạn. Dù gì đi nữa, đừng dành quá nhiều thời gian cho mấy người ph ê bình bạn. Làm như vậy lại khiến họ cảm thấy quan trọng hơn th ực tế. Khi bị chỉ trích, bạn xem nó có lý hay không và quyết định làm một cái gì đó, hoặc kệ nó không làm gì. Chỉ cần hành động đơn giản vậy và thế là b ạn đã nắm quyền kiểm soát. Chính bạn là người kiểm soát hành vi và c ảm xúc của bạn. Tuy bạn không thể khống chế được những gì ngư ời khác nói hay làm, nhưng bạn lại quản lý được những gì bạn nói, những g ì bạn làm và bạn cảm thấy. Chỉ có bạn mới có thể làm cho b ạn nổi giận hoặc thất vọng vì những lời chỉ trích mà bạn nhận được. Bản chất của nghệ thuật là chúng ta không cùng đồng ý nghệ thuật l à gì. Đ ừng cảm thấy khó chịu khi ai đó lục vấn tác phẩm của bạn có phải là nghệ thuật hay không. Và thực tế là khi mọi ngư ời tranh luận tác phẩm của bạn có phải là nghệ thuật hay không thì đó là b ằng chứng tốt nhất về việc nó chính là nghệ thuật. Luôn luôn lưu ý rằng khi nói đến nghệ thuật thì tất cả mọi ngư ời ai cũng có một quan điểm riêng. Vì vậy chúng ta cần luôn nh ắc nhở chính mình rằng những lời chỉ trích tiêu cực cũng chỉ là m ột quan điểm mà thôi. Chúng ta chẳng phải vì nó mà m ất đi sự sáng tạo hoặc ngừng làm những gì chúng ta thích làm. Bởi vì ý kiến về nghệ thuật l à phân cực, chúng ta phải mong muốn một số người thích tác phẩm của m ình và tiên liệu những ngư ời khác không thích. Chúng ta chỉ cần nhớ rằng khán giả của chúng ta có nhiều người thích cái chúng ta đang làm. Có cả một trời khác biệt giữa Sáng tạo và Phê bình. Một sa mạc m à việc bắc cầu qua là không khả thi. Rốt cuộc thì người ta có cơ h ội trở thành một nhà phê bình nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ; m à không có ai có cơ hội được cả hai. Khi tôi lần đầu tiên nhận ra điều này, tôi ngh ĩ thật là bất hạnh. Bây giờ tôi nhận ra nó thực sự là một may phư ớc bởi vì tôi không có bất kỳ quan tâm nào đến việc trở thành một nh à phê bình. Quan tâm của tôi là để sáng tạo nghệ thuật, chứ không phải ph ê bình nghệ thuật. Sau rốt, bạn cần học cách trả lời các câu hỏi khó và những lời chỉ trích . Tôi đưa ra một số câu trả lời cho một số câu hỏi khó ở bài viết n ày. Nếu bạn muốn tiếp tục nghiên c ứu cách tiếp cận của tôi, tôi sẽ cung cấp câu trả lời bổ sung trong các bài tiểu luận trước đây: Being an Artist, Being an Artist in Business, Just say Ye s, The Eye and the Camera, The Numbering Affair và trang web của tôi beautiful-landscape.com. . Hiểu về sự chỉ trích - Phần 3: Đối phó với chỉ trích (III) “Biết làm thế nào để nuôi dưỡng động lực. lý được chỉ trích, phân tách được chỉ trích nào có lý và chỉ trích n ào vô lý. Hãy gạt những chỉ trích vô lý qua một bên. Xem xét nh ững chỉ trích xây

Ngày đăng: 15/03/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w