1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát lỗi sử dụng tiếng việt trên báo hà nội mới điện tử năm 2016

114 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Lỗi Sử Dụng Tiếng Việt Trên Báo Hà Nội Mới Điện Tử Năm 2016
Tác giả Lê Thị Tuyến
Người hướng dẫn PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,02 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu (9)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (10)
  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 5. ối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
    • 5.1 Đối tượng của đề tài (11)
    • 5.2 Phạm vi nghiên cứu (11)
  • ƢƠN 1: Ơ SỞ LÝ T UYẾT (13)
    • 1.1. ặc điểm ngôn ngữ báo chí (13)
      • 1.1.1 Tính chính xác, cụ thể (14)
      • 1.1.2 Tính đại chúng (15)
      • 1.1.3. Tính ngắn gọn và biểu cảm (15)
      • 1.1.4. Tính thẩm mỹ và giáo dục (16)
    • 1.2. huẩn mực ngôn ngữ (17)
      • 1.2.1. Quan niệm về chuẩn mực ngôn ngữ (17)
      • 1.2.2. Một số vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt hiện nay (19)
    • 1.3. Lỗi ngôn ngữ (21)
      • 1.3.1. Quan niệm về lỗi ngôn ngữ (21)
      • 1.3.2. Một số lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt hiện nay (23)
    • 1.4 Tiểu kết (26)
  • ƢƠN 2: Á LỖ TỪ VỰN T ƢỜN ẶPTRÊN BÁO HÀ NỘ MỚ ỆN TỬ NĂM 2016 (0)
    • 2.1. Lỗi lặp từ / ngữ đoạn (29)
    • 2.2. Lỗi thừa từ (31)
    • 2.3. Lỗi thiếu từ (32)
    • 2.4. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (33)
    • 2.5. Lỗi sử dụng từ sai phong cách (35)
    • 2.6. Nhận xét (37)
    • 2.7. Tiểu kết (0)
  • ƢƠN 3: Á LỖ ÂU T ƢỜN ẶPTRÊN BÁO À NỘ MỚ ỆN TỬ NĂM 2016 (0)
    • 3.1. ác lỗi về cấu tạo câu (43)
      • 3.1.1. Thiếu thành phần câu (43)
      • 3.1.2. Câu sắp xếp sai trật tự từ (46)
    • 3.2. ác lỗi về dấu câu (47)
      • 3.2.1. Ngắt câu sai quy tắc (49)
      • 3.2.2 Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu (50)
      • 3.2.4. Thiếu dấu câu (54)
    • 3.3. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu (55)
      • 3.3.1 Câu sai hiện thực khách quan (56)
      • 3.3.2. Câu có quan hệ giữa các thành phần, các vế câu không logic (56)
    • 3.4. Nhận xét (57)
    • 3.5. Tiểu kết (59)

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề lỗi sử dụng ngôn ngữ trên báo chí vẫn rất được quan tâm và trở thành đề tài trong các hội thảo, hội nghị nghiên cứu khoa học cũng như trong các luận án, luận văn và khóa luận tốt nghiệp của nhiều nhà ngôn ngữ học ác công trình nghiên cứu về chuẩn ngôn ngữ cũng như liên quan đến lỗi ngôn ngữ có các tác phẩm như “Tiếng Việt thực hành” của tác giả Nguyễn Hữu ạt [8]; “Tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Bùi Minh Toán, Lê , ỗ Việt Hùng [30]; công trình “Tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp [28] Tác giả Hà Quang Năng với công trình nghiên cứu “Từ điển lỗi dùng từ” [25]; tác giả ao Xuân Hạo với “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” [12] Nhóm tác giả

Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô ình Nghĩa đã nêu lên “Lỗi từ vựng và cách khắc phục” [21]; tác giả Lê Trung Hoa với “Lỗi chính tả và cách khắc phục” [15] Tuy còn nhiều điểm khác biệt giữa các quan điểm của các tác giả khác nhau nhưng những công trình này là nguồn tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu lỗi sử dụng tiếng Việt trên báo chí hiện nay

Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thiện Nam về “Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan” [24] đã nêu lên những lỗi ngữ pháp mà người nước ngoài học tiếng Việt mắc phải Nguyễn Linh hi cũng có công trình tìm hiểu “Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt” [2] ác công trình đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lí luận của báo chí nhìn từ góc độ ngôn ngữ chưa xuất hiện nhiều hẳng hạn, “Tác phẩm báo chí” của Nguyễn Văn Dũng [6] đề cập đến lỗi ngôn ngữ, đặc điểm về ngôn ngữ trong từng thể loại báo chí ác tác giả như inh Văn Hường với công trình “ ác thể loại báo chí thông tấn” [17]; Trần Quang với “ ác tác phẩm báo chí chính luận” [27] đều có nhắc đến việc sử dụng từ ngữ trong thể loại báo chí nhưng không đi sâu ông trình “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào [14] và “Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản” của Nguyễn ức Dân [4] nghiên cứu tương đối trọn vẹn về vấn đề ngôn ngữ báo chí

Tác phẩm “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào [14] đã tìm hiểu những vấn đề cụ thể như: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong cách báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học; kí hiệu khoa học; ngôn ngữ tít báo… [14;5] ông trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn ức Dân đề cập đến những nội dung cơ bản của ngôn ngữ báo chí như: đặc điểm ngôn ngữ báo chí, thông tin chìm trong báo chí và kĩ thuật xây dựng thông tin chìm bằng các thao tác ngôn ngữ cụ thể, ngôn từ của nhà báo và các yêu cầu về logic diễn đạt trong báo chí Ngoài ra, chuyên luận còn đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm và khả năng hoạt động của tiếng Việt trên báo chí, chỉ ra những kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả [14;3]

Tuy nhiên, việc xem xét những vấn đề về lỗi dùng từ, câu trên báo chí như đối tượng trung tâm thì chưa được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều Vì vậy, luận văn này trên cơ sở những công trình đã được công bố và quan điểm chủ quan, chúng tôi sẽ cố gắng làm nổi bật các lỗi về từ vựng, ngữ pháp trên báo Hà Nội mới điện tử.

Mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm khảo sát các lỗi và những hiện tượng chưa thống nhất trong cách sử dụng tiếng Việt trên một tờ báo cự thể để chỉ ra tại sao một số chỗ sai sót khiến cho bài báo trở nên khó hiểu hoặc có phần hiều nhầm, từ đó gợi ý một số biện pháp khắc phục

Thông qua việc khảo sát các lỗi trên trang báo Hà Nội mới điện tử , hệ thống hóa các lỗi về sử dụng tiếng Việt trên báo chí hiện nay, giúp người viết và người đọc nhận diện, khắc phục những lỗi này để sử dụng tiếng Việt đúng hơn, hay hơn.

ối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài

ối tượng nghiên cứu của đề tài là các lỗi sử dụng tiếng Việt (lỗi từ vựng, lỗi câu) trên các số báo Hà Nội mới điện tử , không phân biệt chuyên mục cũng như thể loại

Báo Hà Nội mới điện tử gồm các chuyên mục và tiểu mục sau: Xã hội (giới trẻ, giao thông, chuyện bốn phương), chính trị (đối ngoại, nhân sự, xây dựng đảng), kinh tế (tài chính, nhà đất, quốc tế), thế giới (bình luận, hồ sơ, quân sự), văn hóa (âm nhạc, phim, thời trang, hậu trường, sách), thể thao (bóng đá Việt Nam, bóng đá quốc tế, quần vợt, hậu trường), pháp luật (pháp đình, tư vấn), khoa học (thế giới số, sản phẩm số), đời sống (gia đình, sức khỏe, làm đẹp), du lịch, ô tô- xe máy.

Phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về mặt thời gian cũng như dung lượng của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát lỗi về sử dụng tiếng Việt trên báo Hà Nội mới với tư liệu 128 số báo trong năm 2016 ( ác số báo này được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiêu và phân bố đồng đều cho 12 tháng)

Mỗi số báo chúng tôi khảo sát trên tất cả các chuyên mục: Xã hội, chính trị, kinh tế, thế giới, văn hóa, thể thao, pháp luật, khoa học, đời sống, du lịch, ô tô- xe máy Trung bình mỗi số báo có khoảng 60 – 68 bài Có những chuyên mục ra nhiều bài một số như: xã hội, kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa,… nhưng cũng có những chuyên mục nhiều ngày mới ra một bài như: ô tô – xe máy

Phương pháp thống kê, phân loại: để thống kê các lỗi sử dụng ngôn ngữ tìm được trên báo Hà Nội mới điện tử năm 2016 Từ kết quả thống kê, chúng tôi tiến hành phân loại thành các loại lỗi cụ thể để dễ dàng phân tích, miêu tả và nhận xét

Phương pháp miêu tả được chúng tôi áp dụng vào việc nhận diện, phân tích, xử lý tư liệu, miêu tả các lỗi ngôn ngữ khảo sát được húng tôi áp dụng phương pháp phân tích để phân tích đặc điểm của từng loại lỗi, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét lỗi cụ thể

Thủ pháp cải biên được áp dụng để sửa lỗi sai tìm được uối cùng, chúng tôi vận dụng thủ pháp thống kê toán học để định lượng các loại lỗi và thống kê các số liệu cụ thể

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: hương 1: ơ sở lý thuyết hương 2: ác lỗi từ vựng thường gặp hương 3: ác lỗi câu thường gặp

Ơ SỞ LÝ T UYẾT

ặc điểm ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm báo chí Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải nội dung các tác phẩm báo chí Sự tác động hay hiệu quả của báo chí đều không thể tách rời khả năng sử dụng ngôn ngữ

Ngôn ngữ báo chí tồn tại và vận động như một loại hình phong cách ngôn ngữ xã hội Với cách hiểu “Phong cách là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu” [7] thì ngôn ngữ báo chí có những nét riêng biệt cho phép nó có vị thế ngang hàng với các chức năng khác của ngôn ngữ Theo PGS.TS.Nguyễn Hữu ạt đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách báo chí gồm có 8 đặc điểm Tuy nhiên, chúng tôi xin phép được liệt kê một số đặc điểm nổi bật sau:

1.1.1 Tính chính xác, cụ thể ây là đặc trưng cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ báo chí Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin Qua báo chí, người ta có thể nhanh chóng tiếp cận được các vấn đề mà họ quan tâm Thông qua việc phản ánh thông tin về các sự kiện, hiện tượng, báo chí tác động vào ý thức con người nhằm tạo ra những vận động xã hội theo mục đích đã định Trong phong cách báo chí, chức năng tác động luôn được thực hiện hóa cùng các chức năng thông báo thuần túy ể thực hiện chức năng này, ngôn ngữ phải đảm bảo tính chính xác, khách quan trong việc phản ánh, nhằm đưa đến những thông tin lành mạnh, giúp cho con người mở rộng tầm hiểu biết và phát triển theo khuynh hướng tích cực Ngôn ngữ chuyển tải thông tin sự kiện càng chính xác, khách quan thì càng tăng hiệu quả của tác phẩm báo chí ể thực hiện tính chính xác, khách quan của của ngôn ngữ báo chí, người viết phải sử dụng ngôn ngữ một cách rõ ràng, trong sáng làm cho người tiếp nhận thông tin hình dung đúng về sự kiện, tính chất và chiều hướng vận động của nó

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng ối tượng thông tin của báo chí là toàn xã hội Báo chí có chức năng hướng dẫn và tác động dư luận Như thế có nghĩa là nó tự quy tụ bạn đọc về phía mình Sự thu hút của báo chí đã tạo ra khả năng tập hợp và thu hút quần chúng Vì vậy, ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ dành cho tất cả mọi người, phù hợp với trình độ chug của quần chúng và đảm bảo cho việc đôc giả tiếp nhận thông tin một cách thuận lợi nhất

Khi thực hiện chức năng hướng dẫn và tác động dư luận, các bài báo thường sử dụng câu hỏi tu từ òn khi thực hiện chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, ngôn ngữ báo chí thường thiên về các câu mệnh lệnh, kêu gọi Trong các tác phẩm báo chí, người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, cũng như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài

1.1.3 Tính ngắn gọn và biểu cảm

Tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí là yêu cầu mang tính tất yếu xuất phát từ chức năng cơ bản của báo chí là thông tin nhanh Báo chí luôn tồn tại mẫu thuẫn giữa lượng thông tin khách quan lớn với giới hạn của bài viết, trang báo, số báo, cũng như điều kiện tiếp nhận thông tin của xã hội

Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc ặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, người ta luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng tốt

Trong báo chí, mức độ ngắn gọn của ngôn ngữ được xét ở mọi cấp độ, từ việc sử dụng từ ngữ đến các câu, đoạn văn và toàn bộ văn bản Muốn đảm bảo sự ngắn gọn về ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí, người viết cần phải chú ý thích đáng đến sự bố trí, sắp xếp, quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các chi tiết, và đặc biệt là việc sử dụng từ ngữ, chính tả chính xác, kết cấu hợp lý Người viết phải loại bỏ tất cả những cách diễn đạt dài dòng mang tính hoa mỹ Việc sử dụng ngôn ngữ phải đạt tới sự chắt lọc để thông tin đến được với người đọc nhanh nhất và dễ hiểu nhất

Mặc dù trong báo chí việc sử dụng ngôn ngữ phải đạt tới sự ngắn gọn, tiết kiệm một cách tối ưu nhưng vẫn phải giữ được tính biểu cảm Tính biểu cảm của ngôn ngữ sẽ làm cho báo chí thực hiện tốt chức năng tác động và tổ chức quần chúng Tính biểu cảm làm cho nội dung thông tin của bài báo đến được với độc giả một cách dễ dàng hơn

Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với sức hấp dẫn và tính thuyết phục của báo chí Vì thế, ngôn ngữ trong văn bản báo chí phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc Người viết phải có khả năng sử dụng từ ngữ độc đáo, kiến tạo được những kết hợp từ mới lạ, giàu hình ảnh, sinh động và ấn tượng đối với độc giả Báo chí Việt Nam phát huy tính hấp dẫn của ngôn ngữ theo con đường lành mạnh và có định hướng

1.1.4 Tính thẩm mỹ và giáo dục

Dù ở thể loại gì đi chăng nữa, ngôn ngữ báo chí vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc về thẩm mỹ Muốn nội dung của bài viết thực sự tác động đến độc giả và có khả năng làm thay đổi hành vi của độc giả theo hướng tích cực thì người viết cần phải lựa chọn từ ngữ và tìm tòi những kiểu kết cấu vừa hợp lý vừa sáng tạo Ngôn ngữ đảm bảo được tính thẩm mỹ thì bài báo mới có sức thuyết phục

Nếu thực hiện được tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ thì báo chí cũng đồng thời thực hiện được tính giáo dục Thực hiện được yêu cầu này thì ngôn ngữ báo chí mới giúp cho người đọc nhận thức đúng về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề có ý nghĩa đối với xã hội được đề cập trên các bài báo

Nó giúp cho con người nhận thức được chân – thiện – mỹ Tính giáo dục của ngôn ngữ báo chí thường không hiện lên trên bề mặt của văn bản mà ẩn chìm sau lớp ngôn ngữ, thực chất là ý nghĩa loại suy từ nghĩa thông báo và nghĩa tác động.

huẩn mực ngôn ngữ

Phong cách báo chí là một phong cách chức năng được sử dụng hằng ngày trên các báo, tạp chí ấn hành cho đông đảo bạn đọc Báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác lập chuẩn mực ngôn ngữ cộng đồng

Ngôn ngữ được coi là cốt lõi của báo chí Vì vậy, việc quan niệm thế nào là chuẩn mực ngôn ngữ thật sự cần thiết

1.2.1 Quan niệm về chuẩn mực ngôn ngữ

Vậy chuẩn hóa ngôn ngữ là gì? ông việc này cần phải được tiến hành như thế nào và bao gồm những yếu tố nào? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xác định rõ khái niệm “chuẩn mực” mà cụ thể hơn là khái niệm “chuẩn mực ngôn ngữ” Xoay quanh khái niệm này có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà ngôn ngữ học Tại Việt Nam, chuẩn ngôn ngữ cũng là một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm:

Tác giả Hoàng Tuệ trong bài tổng kết Hội nghị Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ coi: “ huẩn mực, nói một cách khái quát, là cái đúng ó là cái đúng có tính chất chung chung, tính chất bình thường, được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận ở một giai đoạn lịch sử nhất định trong quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ ái đúng ấy được xác định theo một tập hợp những quy tắc nhất định thuộc các phạm vi phát âm, viết chữ, dùng từ, cấu tạo từ mới và đặt câu…” [29] òn đối với Nguyễn Hữu ạt: “ huẩn trước hết phải là những thói quen giao tiếp ngôn ngữ được định hình về mặt xã hội và được chấp nhận trong cảm thức của ngôn ngữ của người bản ngữ” [7;17] Một quy định về chuẩn ngôn ngữ dù ngặt nghèo đến đâu nhưng nếu không đi được vào ý thức của cộng đồng, không đi vào những hoạt động thực tiễn thì không thể trở thành chuẩn mực

Vũ Quang Hào cho rằng: “ huẩn mực ngôn ngữ được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng Mặt khác, chuẩn phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử” [14; 21] ác quan điểm trên tuy có những đặc điểm khác nhau về câu chữ song tựu trung lại thì chúng vẫn thống nhất với nhau ở hai điểm chính:

Thứ nhất, chuẩn mực ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ chung được cả cộng đồng xã hội lựa chọn và sử dụng huẩn có tính chất xã hội nhưng cũng chấp nhận tính cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ huẩn là sự khế ước, là truyền thống nhưng cũng không loại trừ sự sáng tạo

Thứ hai, sự ổn định của chuẩn ngôn ngữ chỉ mang tính chất tương đối, nghĩa là nó cũng có sự thay đổi nhất định tùy thuộc vào điều kiện không gian, thời gian, phụ thuộc vào cả yếu tố nội tại bên trong ngôn ngữ và các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ (văn hóa, xã hội) Sự chuẩn mực này vừa có tính kế thừa, vừa có tính phát triển nên không thể lấy cái chuẩn mực của quá khứ để đánh giá, xem xét cái chuẩn của hiện tại Nói theo một cách khái quát hơn là không thể lấy cái chuẩn của thời đại này để áp dụng cho thời đại khác, cũng như không thể lấy cái chuẩn của không gian này để áp dụng cho không gian khác

Như vậy, chuẩn ngôn ngữ chính là những quy ước hình thành một cách tự nhiên và được đa số thành viên của cộng đồng tuân theo trong một giai đoạn nhất định của lịch sử Nó là biểu hiện của sự lựa chọn có ý thức và có sự chế định của cộng đồng Do vậy, chuẩn ngôn ngữ thường có tính ổn định tương đối, tính lựa chọn và tính bắt buộc

Việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng mới là cái mốc chuẩn cuối cùng huẩn phong cách đòi hỏi một yêu cầu cao hơn chuẩn ngữ pháp và chuẩn ngôn ngữ nói chung Một hiện tượng ngôn ngữ không chuẩn về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chính tả, tất nhiên không thể coi là chuẩn phong cách được

1.2.2 Một số vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt hiện nay

Vấn đề chuẩn hóa là một trong những vấn đề được rất nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm ã có rất nhiều cuốn sách cũng như đề tài nghiên cứu về một số vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt hiện nay Do hạn chế về mặt dung lượng luận văn, nên trong đề tài này, chúng tôi chỉ hướng đến lỗi từ vựng và lỗi câu Vì vậy, trong phần cơ sở lý thuyết về chuẩn hóa tiếng Việt, chúng tôi xin trình bày hai vấn đề cơ bản có liên quan là: chuẩn hóa từ vựng và chuẩn hóa ngữ pháp

1.2.2.1 Chuẩn hóa từ vựng huẩn hóa từ vựng là một trong những việc làm cần thiết hiện nay

“Từ của tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [3;13]

Trong Hội thảo khoa học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 5-11-2016 , GS.Nguyễn Văn

Khang nói: “ ẩn trọng trong quy định về chuẩn hóa là điều cần thiết nhưng không nên cẩn trọng đến mức không đưa ra quy định Bởi chuẩn hóa ngôn ngữ không phải là nhất thành bất biến mà chỉ mang tính giai đoạn với cách nhìn “lỗi của hôm qua trở thành chuẩn hôm nay và lỗi hôm nay sẽ là chuẩn của ngày mai” ( laude Hagirge) Thứ nữa, lý thuyết về chuẩn hóa ngôn ngữ của ngôn ngữ học hiện đại đã thay đổi, chuẩn hóa quy phạm luận (bó buộc vào các tiêu chuẩn cứng nhắc để cho là đúng hay sai) đã lùi về quá khứ và được thay thế bằng chuẩn hóa theo hướng lựa chọn (sự lựa chọn của những sự lựa chọn, trong khi còn có thể có những sự lựa chọn khác).”

Từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng mà còn là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nói chung Khi nói hay viết người ta đều phải sử dụng từ ngữ ể thể hiện ý tưởng của mình, mọi người có thể tự do vận dụng, lựa chọn, sắp xếp các từ ngữ của bản thân đê tạo ra câu hay lời nói Mặt khác, giao tiếp là một hoạt động của xã hội phải tuân theo những yêu cầu chung

Việc đáp ứng những nhu cầu chung của việc dung từ nói riêng và sử dụng ngôn ngữ nói chung là sự tất yếu huẩn hỏa từ vựng tiếng Việt là những quy định về cách sử dụng sao cho chính xác với tư duy của người Việt Muốn làm được như vậy thì cách dùng từ phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

- “Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

- Dùng từ phải đúng về nghĩa

- Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp

- Dùng từ phải đúng với phong cách ngôn ngữ của văn bản

- Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản

- Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng công thưc [30] ảm bảo được những yêu cầu này chính là tuân thủ những chuẩn mực về sử dụng từ tiếng Việt

Trong ngôn ngữ, ngữ pháp chiếm vị trí trung tâm nhưng luôn được thể hiện một cách dán tiếp Mối quan hệ giữa ngữ pháp với thực tế không chỉ được thực hiện thông qua từ vựng Muốn lĩnh hội ngữ pháp thì không có con đường nào khác là phải thông qua ngữ âm [9; 253-254] a số các nhà ngôn ngữ học đều quan niệm ngữ pháp là những nguyên tắc cấu tạo từ và câu trong một ngôn ngữ và ngữ pháp học là bộ môn nghiên cứu những quy tắc cấu tạo từ và câu trong ngôn ngữ

Lỗi ngôn ngữ

Việc xác định khái niệm lỗi ngôn ngữ là gì và những dạng lỗi ngôn ngữ có trong tiếng Việt là điều kiện rất quan trọng để thực hiện mục tiêu mà đề tài đã đặt ra ây chính là cơ sở lý thuyết cơ bản để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này

1.3.1 Quan niệm về lỗi ngôn ngữ

Bất kỳ một ký hiệu ngôn ngữ nào đều mang tính lưỡng diện, tức là tồn tại dưới dạng một tập hợp có hai mặt (cái biểu đạt và cái được biểu đạt) Sự kết hợp giữa sở biểu và năng biểu tạo cho ký hiệu một ý nghĩa nào đó và quá trình kết hợp đó được gọi là mã hóa và quá trình ngược lại là phân tích ký hiệu để đọc được ký hiệu của nó, được gọi là giải mã ối với các ký hiệu nói chung thì sự tương ứng giữa sở biểu và năng biểu là tương ứng 1 – 1, nhưng ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt có tính đa trị, tức là một cái được biểu đạt có thể gắn với nhiều cách biểu đạt Vì vậy, quá trình giải mã sẽ phức tạp hơn nhiều so với quá trình mã hóa Mặt khác, ký hiệu ngôn ngữ hình thành từ sự thỏa thuận của cộng đồng, tính quy ước rất cao nên để nó có giá trị thì nó cần phải được sự chấp nhận và tiếp thu của cả cộng đồng

Trong một số trường hợp, ký hiệu ngôn ngữ được mã hóa song do một số nguyên nhân, quá trình giải mã gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc tri nhận cái mà ký hiệu ngôn ngữ biểu đạt Do đó, lỗi ngôn ngữ xuất hiện ụ thể hơn, theo Phạm Hồng Văn trong “Khảo sát các lỗi ngôn ngữ trên báo

Hà Nội Mới” (2005): lỗi ngôn ngữ là những thể hiện ngôn ngữ làm người tiếp nhận thông tin sai, không hiểu hặc không chấp nhận, bởi vì nó không phù hợp với chuẩn mực chung mà cộng đồng đã lựa chọn và chấp nhận”

Lỗi ngôn ngữ xuất hiện trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, văn bản… Khi xác định lỗi, chúng ta cần phải nắm rõ các chuẩn mực ngôn ngữ ở từng bình diện Việc phát hiện và xác định lỗi là việc đòi hỏi sự thận trọng, kĩ lưỡng nhưng không có nghĩa là tuân theo quy tắc một cách rập khuôn, cứng nhắc Hơn nữa, tính đa trị của ngôn ngữ cho phép người sử dụng có thể sáng tạo mang dấu ấn,

Người nhận tin Người phát tin phong cách cá nhân, mặc dù không phù hợp với yêu cầu chuẩn mực ngôn ngữ Nhưng hiện tượng này được coi là lệch chuẩn nhưng nó không được xem là lỗi

Ngôn ngữ luôn tồn tại trong hệ thống giá trị hữu hạn, nó có thể có giá trị với cộng đồng này nhưng lại vô nghĩa trong cộng đồng khác Vì thế, luận văn của chúng tôi chỉ giới hạn trong khuôn khổ lỗi sử dụng tiếng Việt trên bình diện sử dụng từ và bình diện sử dụng câu

1.3.2 Một số lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt hiện nay 1.3.2.1 Lỗi từ vựng

GS.TS Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học) dẫn chứng sự hào phóng trong sử dụng ngôn ngữ dẫn đến làm sai lệch thông tin trên nhiều tờ báo (nhất là báo mạng) trong Hội thảo khoa học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 5-11-2016: “ hưa bao giờ từ tuyệt vời được sử dụng với tần số cao như hiện nay Trong tiếng Việt, có 3 từ chỉ mức độ cao hay được sử dụng là rất, quá, lắm nhưng giờ đây lại được cấp thêm những từ cực kì, cực, thậm chí còn có cả trên cả tuyệt vời, bá đạo, vãi Nếu theo truyền thống thì vua, vương, hoàng hậu mỗi thời chỉ có một nhưng nay lại còn sử dụng như vua bóng đá, nữ hoàng nhạc nhẹ, ông hoàng nhạc Pop…”

Lỗi từ vưng là dạng lỗi sử dụng từ không đúng với chuẩn mực, không đáp ứng những nhu cầu đặt ra khi dùng từ trong tiếng Việt

Nghiên cứu về lỗi từ vựng đòi hỏi phải xem xét rất nhiều các phương diện khác nhau của từ như: hình thức, âm thanh, ngữ nghĩa, khả năng kết hợp, phong cách…

Vấn đề này nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

Tìm hiểu về quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sự tồn tại xu hướng sau đây về việc xác định các lỗi sử dụng tiếng Việt:

Tác giả Nguyễn ức Dân trong cuốn “Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương)” [5] cho rằng lỗi về từ trong văn bản bao gồm hai dạng cơ bản:

Lỗi liên quan đến từ Hán Việt và lỗi từ đồng âm gây ra sự hiểu nhầm về nghĩa Theo chúng tôi, quan điểm này mới chỉ nêu lên hiện tượng bề nổi chứ chưa đi sâu vào bản chất các lỗi để phân loại và hệ thống hóa các lỗi về sử dụng tiếng Việt một cách đầy đủ ác tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô ình Nghĩa trong cuốn sách “Lỗi từ vựng và cách khắc phục” [22] đưa ra một danh sách lỗi bao gồm 9 lỗi: lỗi viết sai, lỗi hiểu sai, lỗi dùng sai chức năng ngữ pháp, lỗi phối hợp không ăn khớp với các đơn vị từ vựng khác, lỗi về tu từ, lỗi về phong cách, lỗi về ý – tình huống, lỗi về chuẩn đạo đức cho hành vi nói năng Mặc dù liệt kê ra rất nhiều thể loại nhưng danh sách lỗi của các tác giả này đưa ra “vừa thiếu lại vừa thừa” Nếu lấy đây là cơ sở nghiên cứu và khảo sát lỗi sử dụng từ tiếng Việt thì kết quả thu được sẽ rất hạn chế

Trong cuốn “Tiếng Việt thực hành” [30], các tác giả Bùi Minh Toán,

Lê , ỗ Việt Hùng đưa ra các lỗi về sử dụng tiếng Việt như sau: lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ, lỗi về nghĩa của từ, lỗi về sự kết hợp từ và lỗi về phong cách khi dùng từ ũng bao gồm những lỗi tương tự như trên quan điểm của Hà Quang Năng đưa tỏng cuốn “Từ điển lỗi dùng từ” [25] và Nguyễn Thị Kha Ly trong cuốn “Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản” [23] còn bổ sung thêm lỗi lặp từ, thừa từ và thiếu từ để hoàn thiện hệ thống lỗi từ vựng tiếng Việt

1.3.2.2 Lỗi câu a Tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp trong “Tiếng Việt thực hành” [28] có nêu ra một số lỗi về câu khi tạo lập văn bản văn bản như sau:

(i) ác lỗi về cấu tạo câu

- Thiếu các thành phần nòng cốt của câu: âu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ, câu thiếu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, câu thiếu bổ ngữ bắt buộc

- Thiếu một vế của câu ghép:

Thiếu một vế của câu ghép có các vế nối với nhau bằng các hư từ

Tách những ý liên quan mật thiết với nhau thành các câu đơn trong khi văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp đòi hỏi trình bày những ý đó trong một câu ghép

Tiểu kết

hương 1 đã trình bày các lý thuyết liên quan đến đề tài, làm cơ sở nghiên cứu cho khóa luận Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về từ nhưng chúng tôi chấp nhận quan niệm của Mai Ngọc hừ, Vũ ức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến làm cơ sở nghiên cứu Với khái niệm chuẩn ngôn ngữ và lỗi ngôn ngữ cũng vậy dù có nhiều cách hiểu khác nhau được đưa ra, chúng tôi chỉ chọn một quan điểm được coi là hợp lý nhất (theo ý kiến chủ quan) để làm cơ sở nghiên cứu huẩn ngôn ngữ chính là những quy ước hình thành một cách tự nhiên và được đa số thành viên của cộng đồng tuân theo trong một giai đoạn nhất định của lịch sử Nó là biểu hiện của sự lựa chọn có ý thức và có sự chế định của cộng đồng Do vậy, chuẩn ngôn ngữ thường có tính ổn định tương đối, tính lựa chọn và tính bắt buộc Ngược lại, lỗi ngôn ngữ là những thể hiện ngôn ngữ làm người tiếp nhận thông tin sai, không hiểu hặc không chấp nhận, bởi vì nó không phù hợp với chuẩn mực chung mà cộng đồng đã lựa chọn và chấp nhận hương này cũng đã đưa ra một số quan điểm phân loại lỗi dùng từ, lỗi chính tả và lỗi câu của các nhà ngôn ngữ học đi trước Qua đó, kết hợp với kết quả khảo sát tư liệu, chúng tôi sẽ đưa ra kết quả khảo sát và phân loại lỗi của mình và miêu tả đặc điểm nhận diện của các lỗi đó ƢƠN 2: Á LỖ TỪ VỰN T ƢỜN ẶP TRÊN BÁO HÀ

NỘ MỚ ỆN TỬ NĂM 2016

Khi nói hay viết đều phải dùng từ Trong quá trình giao tiếp, muốn biểu lộ được chính xác ý của mình cũng như muốn người khác lĩnh hội được chính xác ý tưởng của mình thì đòi hỏi mỗi người phải dùng từ theo những yêu cầu chung ông trình nghiên cứu “Tiếng Việt thực hành” của nhóm tác giả Bùi Minh Toán, Lê , ỗ Việt Hùng nêu một số yêu cầu cơ bản về việc dùng từ như sau: Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức, dùng từ phải đúng nghĩa, dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp, dùng từ phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản, dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản, dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng, công thức Người viết không đáp ứng được những yêu cầu trên thì đó là những lỗi về sử dụng từ

Trong quá trình khảo sát các số báo Hà Nội mới điện tử năm 2016 , chúng tôi bắt gặp nhiều lỗi sử dụng từ vựng tiếng Việt Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê được 315 lỗi, trong đó có 101 lỗi dùng từ, 214 lỗi câu

Trong số các lỗi dùng từ, qua thao tác phân loại, chúng tôi thấy có các loại lỗi chính sau đây:

Bảng 2.1 ác loại lỗi từ vựng thường gặp trên báo à Nội mới điện tử năm 2016

STT Loại lỗi Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Dùng từ không đúng nghĩa 30 29,7

2 Dùng từ sai phong cách 8 7,9

Á LỖ TỪ VỰN T ƢỜN ẶPTRÊN BÁO HÀ NỘ MỚ ỆN TỬ NĂM 2016

Lỗi lặp từ / ngữ đoạn

Một trong những yêu cầu cơ bản của văn bản, đặc biệt là văn bản báo chí là phải đầy đủ nội dung song phải được trình bày một cách cô đọng, vừa đủ về dung lượng hính vì thế, hiện tượng lặp từ cần phải tránh

Lặp từ là việc dùng nhiều lần một từ/ một ngữ đoạn trong một câu hoặc trong những câu liền kề nhau ó một số trường hợp, người ta sử dụng phép lặp từ với những tác dụng như: Lặp từ để liên kết các câu trong văn bản, lặp từ để diễn đạt chính xác ý, nhấn mạnh ý… Ngoài những trường hợp trên thì việc lặp từ/ngữ đoạn làm cho câu, đoạn văn trở nên nặng nề, lủng củng và bị xem như là lỗi dùng từ

Qua khảo sát 128 số báo Hà Nội mới điện tử năm 2016 chúng tôi nhận thấy lỗi lặp từ diễn ra khá phổ biến với 39 lỗi tương đương với 38,6% tổng số lỗi về từ vựng thường gặp

Chào đón năm mới 2016, nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội sẽ trở thành những sân khấu lớn với những chương trình nghệ thuật được dàn dựng hoành tráng Điều thú vị, nhiều địa điểm sẽ tổ chức các chương trình vào đêm 31/12, đúng thời khắc đón năm mới để nhân dân cùng đếm ngược chào năm mới 2016 (văn hóa, số ra ngày 1.1.2016)

Các ngữ đoạn “chào năm mới”, “chào đón năm mới” được tác giả sử dụng rất nhiều lần Thay vì sử dụng lặp như vậy, chúng ta có thể thay bằng các cụm từ có ý nghĩa tương đồng như: “giao thừa”, “xuân sang”, “mùa xuân mới”,… Bên cạnh đó, từ “những” cũng được lặp 2 lần trong một câu mà không thật sự cần thiết Áp dụng thủ pháp cải biến, chúng tôi sửa lại ví dụ trên như sau:

Chào đón năm mới 2016, nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội sẽ trở thành sân khấu lớn với những chương trình nghệ thuật được dàn dựng hoành tráng Điều thú vị, nhiều địa điểm sẽ tổ chức các chương trình vào đêm 31/12, đúng thời khắc giao thừa để nhân dân cùng đếm ngược chào đón năm mới 2016 (văn hóa, số ra ngày 1.1.2016)

1 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Văn hóa, số ra ngày 13.4.2016)

Liên từ “hoặc” được tác giả sử dụng ba lần trong cùng một câu làm câu trở nên rối về cả hình thức lẫn nội dụng, người đọc không thể hiểu trọn vẹn được thông tin mà tác giả muốn truyền tải Hơn nữa, “1” tác giả sử dụng số là chưa chính xác Vì vậy, để câu chặt chẽ, sắc bén hơn chúng tôi đề xuất lược bớt liên từ “hoặc” và sửa “1” thành “Một”, cụ thể như sau:

Một văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, bản sao hợp đồng, văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Văn hóa, số ra ngày 13.4.2016)

Ví dụ 3: Đồng thời, Bí thư Hoàng Trung Hải nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm gồm: Phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính và chuẩn bị và tổ chức thật tốt cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp của TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra nghiêm túc, thành công (Nhân sự, số ra ngày 18.3.2016) Ở ví dụ này, tác giả sử dụng liên từ “và” ba lần khiến câu trở nên không rõ nghĩa, luẩn quẩn Trong khi đó, nếu thay một liên từ “và” bằng dấu phẩy thì câu sẽ trở nên gọn nghĩa, tường minh hơn Vì vậy chúng tôi đề xuất sửa lại như sau: Đồng thời, Bí thư Hoàng Trung Hải nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm gồm: Phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, chuẩn bị và tổ chức thật tốt cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp của TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra nghiêm túc, thành công (Nhân sự, số ra ngày 18.3.2016)

Lỗi thừa từ

Xét trên một phương diện nào đó, lỗi thừa từ có cùng bản chất với lỗi lặp từ bởi vì chúng cùng ảnh hưởng đến sự cô đọng của văn bản báo chí

Tuy nhiên, lỗi thừa từ cũng có điểm khác biệt với lỗi lặp từ Thừa từ là hiện tượng nhiều từ xuất hiện mà có nghĩa tương đương với nhau tạo ra sự thừa thãi không cần thiết Qua khảo sát chúng tôi phát hiện có 5 lỗi thừa từ (tương đương với 4,9%)

Trong số này, giải thưởng được nhiều người chờ đợi là "Nam – nữ diễn viên nhạc nhạc được yêu thích” nhất đã được trao cho Noo Phước Thịnh và Đông Nhi (Văn hóa, số ra ngày 23.1.2016)

Bài báo này tác giả sử dụng tới 2 từ nhạc liền nhau ó thể là do lỗi đánh máy và không có sự biên tập lại bài trước khi đăng gây hiểu lầm, có tâm lí không tốt tới bạn đọc húng tôi sửa lại bằng cách bỏ đi một từ

Trong số này, giải thưởng được nhiều người chờ đợi là "Nam – nữ diễn viên nhạc được yêu thích” nhất đã được trao cho Noo Phước Thịnh và Đông Nhi (Văn hóa, số ra ngày 23.1.2016)

Ví dụ 5: Đây là những thông tin chính thức và mới nhất về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều tối nay, ngày 3/2 (Giáo dục, số ra ngày 3.2.2016) Ở ví dụ 5, từ “trong” được chúng tôi in đậm là từ thừa trong câu Việc xuất hiện lỗi thừa từ này gây hoang mang và câu không truyền đạt được trọn vẹn thông tin tới người đọc Nếu lược bỏ từ “trong” ở ví dụ trên đi thì câu sẽ trở nên hoàn chỉnh về nghĩa, nội dung truyền tải đến độc giả Đây là những thông tin chính thức và mới nhất về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều tối nay, ngày 3/2 (Giáo dục, số ra ngày 3.2.2016)

Lỗi thiếu từ

Lỗi thiếu từ là loại lỗi mà trong câu tồn tại sự thiếu hụt về từ vựng có thể làm ảnh hưởng đến việc tri nhận ý nghĩa của câu ây là loại lỗi ít được nhắc đến trên các công trình nghiên cứu về tiếng Việt thực hành nói chung và khảo sát lỗi báo chí nói riêng Nhưng chúng tôi vẫn đưa ra loại lỗi này vì không thể phủ nhận sự tồn tại của nó trên thực tế cũng như sự tương quan giữa lỗi thừa từ với loại lỗi này

Trong câu, việc viết thiếu từ cần thiết sẽ gây ra những cách hiểu mơ hồ về nghĩa và nhiều cách hiểu khác nhau cho độc giả Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy lỗi thiếu từ chủ yếu là do tác giả lược bỏ bớt các giới từ, liên từ hay phó từ Lỗi thiếu từ chiếm tử lệ 18,9% trong tổng số lỗi từ ây không hẳn là tỉ cao nhưng cũng đáng để phóng viên, biên tập viên chú trọng hơn về chức năng của giới từ, liên từ, phó từ,… trong các bài viết của mình

Kết luận # thanh tra cũng xác định BV còn có nhiều sai phạm trong việc cho thuê bãi giữ xe; mặt bằng căn tin, bách hóa, ATM như không đấu thầu, không thể hiện rõ diện tích cho thuê (Đời sống, số ra ngày 19.1.2016)

Việc thiếu giới từ “của” làm cho câu chuyển sang một nghĩa hoàn toàn khác ể câu này được trọn nghĩa hơn, chúng tôi đề xuất thêm từ “của” vào

# để câu mang đúng nghĩa như tác giả muốn truyền tải

Kết luận của thanh tra cũng xác định BV còn có nhiều sai phạm trong việc cho thuê bãi giữ xe; mặt bằng căn tin, bách hóa, ATM như không đấu thầu, không thể hiện rõ diện tích cho thuê (Đời sống, số ra ngày 19.1.2016)

Thiếu úy 24 tuổi được giao trông một chiếc thuyền tang vật trên sông nhưng sáng hôm sau anh đã tử vong # thuyền chìm nghỉm (Pháp luật, Số ra ngày 13.4.2016)

Tương tự như ví dụ 7, ở ví dụ này việc thiếu phó từ “còn” đã được chúng tôi kí hiệu dấu # làm cho thông tin truyền tải tới người đọc chưa được chính xác từng chi tiết, vụ việc trong vụ án này gây mơ hồ, hiểu nhầm hính vì vậy, chúng tôi sửa lại bằng cách thêm từ còn vào dấu #

Thiếu úy 24 tuổi được giao trông một chiếc thuyền tang vật trên sông nhưng sáng hôm sau anh đã tử vong còn thuyền chìm nghỉm (Pháp luật, Số ra ngày 13.4.2016)

Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Mỗi từ khi được dùng phải biểu đạt chính xác nội dung cần thể hiện, tức là nghĩa của nó phải thích hợp nhất với điều định nói Nếu người nói hay người viết không đáp ứng được yêu cầu này phát ngôn của họ sẽ trở nên khó hiểu hoặc bị sai Ở lỗi dùng từ không đúng nghĩa, chúng tôi đã khảo sát và thu được 30 lỗi tương đương với 29,7% ây là lỗi chiếm vị trí thứ 2, chỉ sau lỗi lặp từ trong lỗi từ vựng Nhìn chung, hiện tượng này thường gặp ở những trường hợp sau đây:

+ Do người viết không nắm được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán Việt, các thuật ngữ khoa học

+ Do người viết nhầm lẫn các từ gần âm gần nghĩa với nhau

+ Do người viết muốn sáng tạo từ mới nhưng lại không có dấu hiệu hình thức để đánh dấu, khiến người đọc dễ hiểu sai vấn đề

Mỗi từ khi được dùng phải biểu đạt chính xác nội dung cần thể hiện, ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện Nếu người nói, người viết không đáp ứng được yêu cầu này thì phát ngôn trở nên khó hiểu hoặc bị hiểu sai nghĩa, đó là lỗi sử dụng từ không chính xác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hệ quả của quá trình chuyển pha ENSO đối với chế độ thời tiết, khí hậu nước ta trong những tháng cuối năm 2016, đầu năm 2017 là khả năng mùa bão sẽ kết thúc muộn, gió mùa Đông Bắc hoạt động sớm, mưa lũ tiếp tục xuất hiện với tần suất cao hơn năm 2015 trên khu vực miền Trung trong những tháng cuối năm 2016 (Đời sống, số ra ngày 31.10.2016)

Trong ví dụ này, tác giả bài báo sử dụng từ “chuyển pha” để nói về sự chuyển đổi, chuyển giao thời tiết là không chính xác và thậm chí từ

“chuyển pha” này còn chưa được từ điển định nghĩa Bên cạnh đó, tác giả bài viết này còn mắc lỗi chính tả “trung ương” không viết hoa và không giải thích hiện tượng ENSO là gì? Vì vậy, với ví dụ này, chúng tôi sửa như sau:

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hệ quả của quá trình tác động ENSO ( là sự phối hợp hoạt động giữa hai hiện tượng xảy ra ở đại dương và ở khí quyển) đối với chế độ thời tiết, khí hậu nước ta trong những tháng cuối năm 2016, đầu năm 2017 là khả năng mùa bão sẽ kết thúc muộn, gió mùa Đông Bắc hoạt động sớm, mưa lũ tiếp tục xuất hiện với tần suất cao hơn năm 2015 trên khu vực miền Trung trong những tháng cuối năm 2016 (Đời sống, số ra ngày 31.10.2016)

Ví dụ 9: Đây là những đối thủ đang "giết chết dần" đường sắt Việt Nam (Giao thông, số ra ngày 25.1.2016)

“ ối thủ” có nghĩa là người đương đầu với mình để tranh được thua

Vậy trong tít báo này, ai đang tranh dành thắng thua với ai? Việc thiếu chủ ngữ đã làm cho câu hụt hẫng, khó hiểu lại thêm lỗi dùng từ “đối thủ” không đúng nghĩa càng làm cho câu trở nên mơ hồ hơn ể khắc phục câu này, chúng tôi sửa lại như sau:

Cũ kĩ, lâu đời, giá không thay đổi là những hiểm họa đang "giết chết dần" đường sắt Việt Nam (Giao thông, số ra ngày 25.1.2016)

Mặc dù bệnh phổ biến và lưu hành rộng rãi nhưng hiểu biết của người dân về căn nguyên gây bệnh, dấu hiệu lâm sàng, mức độ nguy hiểm, đối tượng nguy cơ mắc bệnh và phương pháp điều trị…còn rất ít (Sức khỏe, Số ra ngày 10.12.2016)

Theo “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê), từ “lưu hành” có nghĩa là đưa ra sử dụng rộng rãi từ người này, nơi này qua người khác, nơi khác trong xã hội, chẳng hạn như lưu hành tiền giấy, cuốn sách bị cấm lưu hành… Bài viết đang nói về bệnh rubella, một căn bệnh thường gặp ở nhiều người

Nhưng ta không thể nói một căn bệnh lại “lưu hành”, lại đưa ra sử dụng rộng rãi được Vì vậy, câu ở đây dùng từ “lưu hành” là không chính xác Ta có thể sửa lại như sau:

Mặc dù bệnh phổ biến nhưng hiểu biết của người dân về căn nguyên gây bệnh, dấu hiệu lâm sàng, mức độ nguy hiểm, đối tượng nguy cơ mắc bệnh và phương pháp điều trị…còn rất ít.

Lỗi sử dụng từ sai phong cách

Dùng từ sai phong cách nghĩa là dùng từ không hợp văn cảnh, hoàn cảnh, không theo nghi thức Hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ được sử dụng trong đó phải trang trọng, nghiêm túc, hoàn chỉnh, có tính gọt giũa òn hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp thân mật, không mang tính chính thức xã hội) cho phép dùng ngôn từ tự do, thoải mái (thậm chí tuỳ tiện) Nếu người nói người viết không nắm vững điều này thì dễ dàng mắc lỗi phong cách

Lỗi dùng từ sai phong cách chỉ chiếm 7,9 % trong tổng số lỗi từ Tuy nhiên, chúng ta không thể coi đó là một “hạt sạn nhỏ” bởi so với các kiểu lỗi khác, kiểu lỗi này nghiêm trọng hơn ở chỗ là nó ít nhất cũng phá vỡ tính thống nhất trong giọng điệu chung của toàn văn bản ó là còn chưa kể đến những băn khoăn khó tránh khỏi của người đọc, người nghe về tầm vóc văn hoá của chủ thể phát ngôn

Của đáng tội, một thực tế là ở hầu hết các cuộc thi, nước chủ nhà thường lợi dụng vai trò của mình để o ép khách cho đến khi họ đạt mọi mong muốn mới thôi (Thể thao, Số ra ngày 15.12.2016)

“ ủa đáng tội” là quán ngữ, thường dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ Trong ví dụ trên, có thể bỏ quán ngữ “của đáng tội” mà vẫn giữ được trọn vẹn nội dung của câu ụ thể:

Một thực tế là ở hầu hết các cuộc thi, nước chủ nhà thường lợi dụng vai trò của mình để o ép khách cho đến khi họ đạt mọi mong muốn mới thôi (Thể thao, Số ra ngày 15.12.2016)

Trong khi đó, trên thực tế những hành vi chạy quá tốc độ, đi xe hai bánh vào cao tốc, quên duy trì khoảng cách an toàn, dừng đỗ bừa bãi trên cao tốc hay thậm chí là đi ngược chiều hầu như ngày nào cũng xảy ra trên mọi tuyến (Giao thông, số ra ngày 16.3.2016)

Ngôn ngữ báo chí cần truyền tải thông tin rõ ràng, chính xác nhất đến độc giả mà trong ví dụ này người viết lại dùng “quên duy trì khoảng cách an toàn” thường được sử dụng trong khẩu ngữ sinh hoạt hàng ngày với ý trêu đùa, mỉa mai là chưa chính xác Việc sử dụng khẩu ngữ sinh hoạt hàng ngày vào trong ví dụ này làm cho mức độ quan trọng của việc giữ khoảng cách an toàn bị giảm nhẹ, không được chú ý Vì vậy, chúng tôi đề xuất sửa lại như sau:

Trong khi đó, trên thực tế những hành vi chạy quá tốc độ, đi xe hai bánh vào cao tốc, không giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện, dừng đỗ bừa bãi trên cao tốc hay thậm chí là đi ngược chiều hầu như ngày nào cũng xảy ra trên mọi tuyến (Giao thông, số ra ngày 16.3.2016)

Nhận xét

Sau khi khảo sát lỗi về sử dụng từ vựng trên báo chí, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.1 Các lỗi từ vựng thường gặp trên báo Hà Nội mới điện tử năm 2016

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thu được 101 lỗi từ vựng Trong đó, lỗi lặp từ chiếm tỷ lệ cao nhất (38,6%) Nguyên nhân mắc lỗi là do người viết chỉ chú trọng đến phần nội dung cần chuyển tải trong bài viết mà không quan tâm đến ngôn ngữ sử dụng như thế nào Sự cẩu thả này không những không truyền tải trọn vẹn nội dung thông tin mà nó còn làm cho người đọc hiểu sai ý đồ của tác giả

Lỗi dùng từ không đúng nghĩa đứng thứ hai với 29,7% Nguyên nhân khách quan là do bản thân từ vựng còn có những vấn đề phức tạp mà không

4,9% phải ai cũng nắm bắt được hết Vì thế, việc sử dụng sai từ là khó tránh khỏi

Nguyên nhân chủ quan là do người viết không nắm bắt được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán – Việt, các thuật ngữ khoa học Người viết nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa với nhau

Lỗi thiếu từ đứng ở vị trí thứ ba với 19 lỗi tương đương 18,9%

Nguyên nhân của lỗi thiếu từ có thể là do người viết đánh máy quá nhanh nên để sót từ hoặc do người viết muốn đưa thông tin thật nhanh đến với độc giả mà sử dụng một số từ vết tắt, cắt bớt từ gây khó hiểu

Lỗi dùng từ sai phong cách cũng chiếm tỷ lệ là 7,9% Mắc phải lỗi này là do người viết chưa ý thức được sự khác nhau giữa các phong cách ngôn ngữ hoặc do thói quen dùng từ, do xu hướng muốn giật tít, tạo ấn tượng với người đọc

Lỗi thừa từ chiếm tỷ lệ không cao khoảng 4,9% Nguyên nhân của lỗi thừ từ được xác định chủ yếu là do lỗi đánh máy và biên tập lại chưa thật sự kĩ lương gây ra hiện tượng thừa từ này ậu quả của việc tồn tại các lỗi sai từ ối với một bài báo, mà các lỗi dùng từ sai nghĩa, sai kết hợp sẽ làm cho câu văn trở nên tối nghĩa, gây khó hiểu Còn lỗi dùng từ sai phong cách sẽ làm cho câu đó trở nên không phù hợp khi đặt trong văn bản mà đôi khi sẽ tạo sự lố bịch Lỗi lặp từ và thừa từ sẽ làm cho đoạn văn trên bài báo trở nên lủng củng, dài dòng gây nhàm chán cho người đọc ối với độc giả hay gọi là người tiếp nhận thì các lỗi trên sẽ gây khó khăn cho quá trình tiếp nhận văn bản của độc giả Họ sẽ phải đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu xem thực sự tác giả ở đây muốn nói điều gì và như thế rất mất thời gian ôi khi đọc đi đọc lại nhiều lần mà độc giả vẫn không hiểu

Hơn nữa các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến công chúng vì thế những lỗi về từ trên sẽ vô cùng gây tác hại nếu bị hiểu sai hoặc hiểu không đúng dẫn đến việc truyền đạt thông tin sai lạc, mà trong khi đó truyền thông đã truyền đi thì khó sửa lại ối với tác giả, thì các lỗi về từ hẳn là ngoài mong muốn của họ Mục đích của họ chỉ muốn truyền đạt cho công chúng những điều mình mong muốn nói một cách rõ ràng nhất Vì thế mà khi bài viết của họ mắc lỗi thì việc truyền đạt thông tin của họ dường như thất bại một phần Việc này phần nào ảnh hưởng tới uy tín của ngòi bút phóng viên ối với chính tờ báo đó thì việc dùng sai từ cùng các lỗi khác sẽ làm cho bài báo trở nên lủng củng, khó hiểu đối với quá trình tiếp thu của bạn đọc Nếu việc này xảy ra nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của bạn đọc đối với tờ báo Vì thế mà đôi lúc làm mất uy tín của tờ báo làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ báo và doanh thu của tờ báo

Một số biện pháp khắc phục các lỗi từ vựng thường gặp:

Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ xã hội, vì thế xây dựng một hệ thống ngôn ngữ chuẩn mực cho báo chí là một việc làm hết sức cần thiết

Sau khi khảo sát các lỗi về sử dụng từ vựng trên báo chí, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý để khắc phục tình trạng trên:

- Ở lỗi dùng từ sai nghĩa, người viết cần phải cẩn thận khi sử dụng những từ mà mình chưa hiểu rõ ý nghĩa, nên tra từ điển để hiểu đúng nghĩa xem có phù hợp với ý định muốn viết, với nội dung của câu, bài hay không, sau đó lựa chọn từ phù hợp Người viết nên chú ý nhiều hơn đến các từ thuần Việt, tránh các từ khó hiểu, các khái niệm trừu tượng, chung chung và suy nghĩ xem có thể thay thế bằng các từ chuẩn xác, sống động hơn được không, cũng như không nên lạm dụng từ Hán – Việt hoặc các từ quá cổ ác nhà biên tập, khi gặp lỗi này, không nên tuỳ tiện sử dụng mà cũng phải dùng từ điển để tra cứu, nếu thấy sai thì thay thế bằng từ khác, nên chú ý đến sắc thái nghĩa tương đương cũng như ý định của người viết

- Với các trường hợp dùng từ chuyển nghĩa, tác giả nên có dấu hiệu hình thức để độc giả dễ nhận biết, có thể dùng dấu ngoặc kép làm dấu hiệu

- Ở lỗi lặp từ, người viết hoặc nhà biên tập phải đọc lại nhiều lần sau khi phát hiện lỗi thì loại bỏ những từ thừa, hoặc có thể thay thế bằng từ khác đồng nghĩa

- Lỗi thiếu từ, việc phát hiện lỗi này không khó vì có những cụm từ và những từ nhất thiết phải đi với một số hư từ hay một bộ phận nào đó kèm theo, đọc lên nếu thiếu ta sẽ dễ dàng phát hiện Vì thế, người viết cũng như các nhà biên tập chỉ cần phát hiện ra chỗ thiếu và điền thêm vào

- Với lỗi dùng từ sai phong cách, người viết khi cầm bút phải nắm chắc phong cách mình đang viết là phong cách báo chí, chính vì thế khi viết cần trỏnh dùng những từ ngữ mang phong cách sinh hoạt, nên sử dụng từ ngữ phù hợp với văn cảnh

- Ở lỗi dùng từ địa phương, một bài viết bình thường nếu không cần diễn đạt màu sắc địa phương thì không nên dùng phương ngữ, gây khó hiểu và trở thành rào cản độc giả đến với bài báo òn nếu muốn sử dụng từ địa phương để tăng sắc thái biểu cảm thì tác giả nên cho từ đó vào ngoặc kép hoặc chú thích bằng tiếng toàn dân để người đọc hiểu được ý nghĩa

Ngoài ra, ta cũng có thể lấy ý kiến của bạn đọc về vấn đề này, từ đó rút ra kinh nghiệm để sửa chữa, đưa ra các câu hỏi để trưng cầu ý kiến bạn đọc để ngôn ngữ báo chí đạt tới sự trong sáng, tính chính xác và đại chúng trong các tác phẩm báo chí

2.7 Tiểu kết hương 2 đã miêu tả cụ thể các lỗi từ vựng thường gặp Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy báo chí nói chung và báo Hà Nội mới điện tử nói riêng còn mắc khá nhiều lỗi từ vựng Loại lỗi mắc phải nhiều nhất là lỗi lặp từ (38,6%), thứ hai là lỗi dùng từ không đúng nghĩa (chiếm 29,7%)

Á LỖ ÂU T ƢỜN ẶPTRÊN BÁO À NỘ MỚ ỆN TỬ NĂM 2016

ác lỗi về cấu tạo câu

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng: lỗi về cấu tạo câu chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong tổng số lỗi câu (khoảng 27 lỗi tương đương với 12,6%) Tuy nhiên, không phải vì ít mắc lỗi mà người viết không cần quan tâm Việc thiếu thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ) hay sắp xếp sai trật tự từ ảnh hưởng rất lớn về mặt nội dung, ý nghĩa truyền tải và sự lệch lạc thông tin đối với người đọc Vì vậy, dù mắc lỗi ít hay nhiều thì phóng viên, biên tập viên cũng cần chú ý hơn trong cách truyên tải thông tin của mình

3.1.1 Thiếu thành phần câu 3.1.1.1 Câu thiếu thành phần chủ ngữ

“ hủ ngữ là bộ phận của nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, là thành tố bắt buộc, không thể bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn cả câu” [28;153] hủ ngữ không chỉ ra chủ thể của hành động trong câu nên thiếu hụt chủ ngữ sẽ làm ảnh hưởng đến thông tin của câu được đưa ra Như vậy, nếu câu thiếu chủ ngữ thì coi như câu đó đã mắc phải một trong những lỗi về cấu trúc cú pháp

Trong 128 số báo Hà Nội mới điện tử mà chúng tôi đã khảo sát có 19 lỗi thiếu thành phần chủ ngữ Người viết mắc lỗi này là do tính chất của báo chí, đặc biệt báo mạng cần phải nhanh chóng nên người viết thường bỏ qua chủ thể hành động do đã có ở các câu trước Việc thiếu thành phần chủ ngữ gây khó hiểu và người đọc không nắm được thông tin chính xác

#Trao đổi sự việc này với ông Đặng Xuân Thiện - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hội, được biết ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, Đội Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh đã tiến hành kiểm tra việc xây dựng trái phép do bà Phạm Thị Phúc làm chủ đầu tư (Bạn đọc, số ra ngày 21.4.2016)

Ví dụ này, tác giả đã thiếu thành phần chủ ngữ, gây ra thắc mắc đối với người đọc rằng: ai là người đã trao đổi với ông ặng Xuân Thiện?

Phóng viên, chủ tịch huyện hay người dân? Vì vậy, để câu này được tròn nghĩa hơn, chúng tôi thêm thành phần chủ ngữ cho câu là “phóng viên” sẽ làm cho người đọc hiểu trọn vẹn câu

Phóng viên đã trao đổi sự việc này với ông Đặng Xuân Thiện - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hội, được biết ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, Đội Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh đã tiến hành kiểm tra việc xây dựng trái phép do bà Phạm Thị Phúc làm chủ đầu tư (Bạn đọc, số ra ngày 21.4.2016)

# Đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình 60 năm cống hiến, biểu diễn phục vụ khán giả Việt Nam và quốc tế, từ vùng đồng bằng, thành phố đến miền núi, hải đảo, Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức Gala Xiếc quốc tế

2016 bắt đầu từ ngày 14 đến 17-1 tại Rạp Xiếc trung ương (67-69 Trần Nhân Tông, Hà Nội) (Văn hóa, số ra ngày 7.1.2016) Ở ví dụ 14, thiếu thành phần chủ ngữ làm cho câu mất đi ý nghĩa và gây khó hiểu, hiểu không hết, không tường tận ái gì, ai, tổ chức nào đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình 60 năm? Vì vậy, để khắc phục lỗi ở ví dụ này, chúng thôi thêm thành phần chủ ngữ “Liveshow” cho câu ụ thể:

Liveshow đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình 60 năm cống hiến, biểu diễn phục vụ khán giả Việt Nam và quốc tế, từ vùng đồng bằng, thành phố đến miền núi, hải đảo, Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức Gala Xiếc quốc tế 2016 bắt đầu từ ngày 14 đến 17-1 tại Rạp Xiếc trung ương (67-69 Trần Nhân Tông, Hà Nội) (Văn hóa, số ra ngày 7.1.2016)

3.1.1.2 Câu thiếu thành phần vị ngữ

Vị ngữ là thành phần không thể thiếu trong bất cứ một cấu trúc câu tiếng Việt nào Vị ngữ đưa ra thông tin mới về chủ thể được nêu ra ở chủ ngữ Qua khảo sát chúng tôi chỉ tìm được 4 lỗi thiếu thành phần vị ngữ, một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số lỗi câu Tuy nhiên, sự thiếu hụt vị ngữ sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung thông tin của câu và làm cho câu trở thành câu cụt

Ví dụ 15: Ông Trương Công Tỉnh, bí thư chi bộ thôn 7, xã Lý Trạch #: “Thôn hiện có 126 hộ với hơn 538 nhân khẩu, chỉ có 257.200 m 2 đất sản xuất nông nghiệp và thu hoạch hàng năm rất thấp nhưng hiện nay toàn thôn có trên 85% hộ giàu và hộ khá Có được kết quả này, một phần cũng nhờ bán dưa vệ đường” (Xã hội, Số ra ngày 14.12.2016)

Xét ví dụ, câu thứ nhất trong chuỗi câu trên mới chỉ có một danh từ (ông Trương ông Tỉnh) đúng vai trò làm chủ ngữ trong câu, cùng với hai thành phần chú thích (bí thư chi bộ thôn, xã Lý Trạch) giữ vai trò giải thích thêm, bổ sung thêm ý nghĩa cho phần chủ ngữ Như vậy, câu trên còn thiếu thành phần vị ngữ ể chữa lỗi này, chúng tôi sửa lại bằng cách đưa thêm thành phần vị ngữ vào trong câu Ông Trương Công Tỉnh, bí thư chi bộ thôn 7, xã Lý Trạch cho biết:

“Thôn hiện có 126 hộ với hơn 538 nhân khẩu, chỉ có 257.200 m 2 đất sản xuất nông nghiệp và thu hoạch hàng năm rất thấp nhưng hiện nay toàn thôn có trên 85% hộ giàu và hộ khá Có được kết quả này, một phần cũng nhờ bán dưa vệ đường”

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia, các cơ quan chức năng cùng nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sự đồng hành thông tin của các nhà báo, phóng viên đến từ nhiều cơ quan thông tấn báo chí # (xã hội, số ra ngày 21.4.2016) húng tôi sửa lại:

ác lỗi về dấu câu

Theo thống kê của chúng tôi, các lỗi về dấu câu chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng số lỗi câu thường gặp (chiếm 176 lỗi tương đương với 82,2%)

Nếu chỉ xét trong các lỗi về dấu câu thì lỗi lẫn lộn chức năng các dấu câu đứng đầu

Bảng 3.2 ác lỗi về dấu câu trên báo à Nội mới điện tử năm 2016

STT Loại lỗi Số lƣợng Phần trăm (%)

1 Ngắt câu sai quy tắc

Không đánh dấu ngắt khi câu đó kết thúc

7,9 ánh dấu ngắt ở chỗ câu chưa kết thúc

2 Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu

Không đánh dấu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu

Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu

3 Lẫn lộn chức năng dấu câu

Như đã nói ở trên, lỗi lẫn lộn chức năng dấu câu chiếm tỉ lệ cao nhất 54% trong tổng số lỗi của về dấu câu ứng thứ 2 là lỗi về vi phạm ngắt các bộ phận câu chiếm 23,9% (trong đó lỗi ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu chiếm 42 lỗi) Nguyên nhân là do người viết không nắm rõ chức năng của dấu phẩy vì vậy mà đã sử dụng dấy phẩy quá nhiều và không chính xác Lỗi thiếu dấu câu cũng chiếm tỉ lệ khá cao, thường xuyên xuất hiện ở lỗi thiếu dấu hai chấm khi người viết dẫn lời dẫn trực tiếp hay dán tiếp nhưng lại quên không dùng hoặc lẫn lộn chức năng dấu câu (sử dụng dấu phẩy chứ không dùng dấu hai chấm)

3.2.1.Ngắt câu sai quy tắc 3.2.1.1 Không đánh dấu ngắt câu khi câu đó kết thúc

Trong tiếng Việt, người ta sử dụng dấu chấm để ngắt câu khi câu kết thúc Tuy nhiên, trên báo Hà Nội mới điện tử có không ít trường hợp vi phạm quy tắc này

Tỷ lệ tội phạm tăng vọt trên khắp nước trong thập niên này, và nhiều nhóm tội phạm nguy hiểm đã trang bị áo giáp để chống lại lực lượng an ninh # do đó nước Nga cần phải có một loại súng lục có khả năng xuyên giáp (Thế giới, số ra ngày 7.1.2016)

Tác giả bài báo lẽ ra phải đánh dấu chấm ở chỗ chúng tôi đặt kí hiệu # khi câu đó kết thúc Làm cho câu dài miên man, không có điểm kết thúc và ý nghĩa bị phân tán, không tập trung Vì vậy, chúng tôi sửa lại như sau:

Tỷ lệ tội phạm tăng vọt trên khắp nước trong thập niên này, và nhiều nhóm tội phạm nguy hiểm đã trang bị áo giáp để chống lại lực lượng an ninh Do đó nước Nga cần phải có một loại súng lục có khả năng xuyên giáp (Thế giới, số ra ngày 7.1.2016)

Bộ Y tế đã nỗ lực tuyên truyền nhưng người dân vẫn "khát khao" chờ vắc xin dịch vụ # TS Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (Hà Nội) nhận định, rõ ràng, Bộ Y tế cần thay đổi cách truyền thông Thay vì "nói ra rả" Quinvaxem tốt, tử vong ngẫu nhiên thì nên đặt vào vị trí của người làm cha mẹ để giải tỏa nỗi lo cho họ về Quinvaxem (Bạn đọc, số ra 7.1.2017)

Tác giả bài báo lẽ ra phải đánh dấu chấm ở chỗ chúng tôi đặt kí hiệu # khi câu đó kết thúc Bên cạnh đó, trong câu tác giả còn mắc lỗi ngắt sai quy tắc các bộ phân câu “nhận định” ặc biệt, tác giả còn phạm lỗi lẫn lộn chức năng của dấu câu “rõ ràng” đáng lẽ phải nên dùng dấu hai chấm thì tác giả lại sử dụng dấu phẩy và tác giải thiếu dấu ngoặc kép để dẫn lời dẫn trực tiếp húng tôi đề xuất sửa như sau:

Bộ Y tế đã nỗ lực tuyên truyền nhưng người dân vẫn "khát khao" chờ vắc xin dịch vụ TS Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (Hà Nội) nhận định rõ ràng: “Bộ Y tế cần thay đổi cách truyền thông Thay vì "nói ra rả" Quinvaxem tốt, tử vong ngẫu nhiên thì nên đặt vào vị trí của người làm cha mẹ để giải tỏa nỗi lo cho họ về Quinvaxem” (Bạn đọc, số ra 7.1.2017) 3.2.1.2 Đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết thúc

Ngược lại với lỗi không đánh dấu câu khi câu kết thúc chính là lỗi đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết thúc Lỗi này là một một lỗi hiếm gặp và thực tế trong khảo sát của chúng tôi lỗi này xuất hiện rất ít

Trao giải 50.000 đồng/người cho bạn Trương Minh Sơn (lớp 6A9, THCS Nghĩa Tân).Kỳ này Tương tự bài toán 4, thay ngày sinh của Việt là

30 tháng 4 (Góc thiếu nhi, số ra ngày 24.4.2016)

Tác giả đã đánh dấu kết thúc câu khi câu chưa kết thúc húng tôi sửa lại như sau:

Trao giải 50.000 đồng/người cho bạn Trương Minh Sơn (lớp 6A9, THCS Nghĩa Tân) Kỳ này tương tự bài toán 4, thay ngày sinh của Việt là

30 tháng 4 (Góc thiếu nhi, số ra ngày 24.4.2016)

3.2.2 Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu ác bộ phân trong câu tiếng Việt có thể được ngăn cách với nhau bằng các loại dấu câu khác nhau với những quy tắc khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa giữa các bộ phận này Việc vi phạm những quy tắc ngắt sẽ đưa đến những lỗi sai cụ thể như sau:

Lỗi này còn được gọi nôm na là lỗi thiếu dấu câu (dấu phẩy, dấu hai chấm, dậu gạch ngang) Lỗi này xuất hiện khá nhiều trong các số báo Hà

Nội mới điện tử năm 2016

Năm nay Ban tổ chức lễ hội và UBND thành phố Nam Định sẽ chú trọng việc phối hợp với lực lượng Công an và các đội trật tự để giải quyết các mặt còn tồn tại, cố gắng tạo hình ảnh đẹp nhất cho lễ hội (Văn hóa, số ra ngày 28.1.2016) úng ra theo quy tắc, tác giả cần đánh dấu phẩy sau từ “năm nay” để ngắt bộ phận trạng ngữ trong câu ể sửa lại chúng tôi thêm dấu phẩy vào sau “năm nay” ụ thể như sau:

Năm nay, Ban tổ chức lễ hội và UBND thành phố Nam Định sẽ chú trọng việc phối hợp với lực lượng Công an và các đội trật tự để giải quyết các mặt còn tồn tại, cố gắng tạo hình ảnh đẹp nhất cho lễ hội (Văn hóa, số ra ngày 28.1.2016)

Viet Capital Bank cũng áp dụng biểu lãi suất huy động thông thường mới, trong đó lãi suất 9 tháng 60 tháng có lãi suất từ 7% trở lại đặc biệt mức lãi suất cao nhất 7,4% dành cho kỳ hạn 12 tháng, nhưng chỉ áp dụng đối với khách hàng gửi tối thiểu 500 tỷ đồng (Tài chính, số ra ngày 1.3.2016) Ở ví dụ 23, tác giả đã thiếu dấu phấy giữa 9 tháng và 60 tháng gây sự hiểu lầm, thông tin không minh bạch và làm người đọc khó tiếp thu thông tin được đưa ra Vì vậy, chúng tối sửa lại bằng cách thêm dấu phẩy vào sau

Viet Capital Bank cũng áp dụng biểu lãi suất huy động thông thường mới, trong đó lãi suất 9 tháng, 60 tháng có lãi suất từ 7% trở lại đặc biệt mức lãi suất cao nhất 7,4% dành cho kỳ hạn 12 tháng, nhưng chỉ áp dụng đối với khách hàng gửi tối thiểu 500 tỷ đồng (Tài chính, số ra ngày 1.3.2016)

Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu

Trong quá trình đặt câu, người viết ngoài việc phải chú ý đến yêu cầu viết đúng ngữ pháp tiếng Việt còn phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong câu sao cho logic, không xảy ra mâu thuẫn giữa các ý

Những trường hợp vi phạm này sẽ được xác định là lỗi về quan hệ nghĩa

3.3.1 Câu sai hiện thực khách quan

Lỗi sai hiện thực khách quan là những điều được thông báo ở trong câu có những chi tiết không đúng với thực tế

Nguyễn Thị Định – người phụ nữ xứ dừa Bến Tre, bà là vị tướng duy nhất của dân tộc ở thời đại Hồ Chí Minh (Xã hội, Số ra ngày 15.3.2016)

Trên thực tế, bà Nguyễn Thị ịnh không phải vị tướng duy nhất của Việt Nam ở thời đại Hồ hí Minh mà bà là vị nữ tướng duy nhất Vì vậy, cần phải sửa lại câu này cho chính xác như sau:

Nguyễn Thị Định – người phụ nữ xứ dừa Bến Tre, bà là vị nữ tướng duy nhất của dân tộc ở thời đại Hồ Chí Minh (Xã hội, Số ra ngày 15.3.2016)

Ngoài sự cẩu thả thì lỗi sai hiện thực khách quan này thường bắt nguồn từ phông kiến thức hạn chế của người viết báo Những lỗi này ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung thông tin bài viết, thậm chí gây nên những hiểu lầm tai hại mang đến những hậu quả khôn lường hính vì vậy, khi viết một bài báo người viết phải kiểm chứng độ xác thực của thông tin mà mình đưa vào bài báo Nếu bản thân người viết chưa chắc chắn mà không kiểm định được thì tốt nhất là không nên đưa vào bài báo của mình

3.3.2 Câu có quan hệ giữa các thành phần, các vế câu không logic

Các khoản thưởng, tiền làm việc ngoài giờ cũng ưu ái nam hơn nữ

(Nhân sự, Số ra ngày 30.4.2016)

“ ác khoản thưởng, tiền làm việc ngoài giờ” là vật vô tri, làm sao có thể “ưu ái” được Vì vậy, câu này cần phải được sửa lại cho logic

Các khoản thưởng, tiền làm việc ngoài giờ, nam cũng ưu ái hơn nữ

(Nhân sự, Số ra ngày 30.4.2016)

Những lỗi sai về ngữ nghĩa của câu thường xuất phát từ hiểu biết hạn chế cũng như tuy duy thiếu mạch lạc của người viết báo Những lỗi này tạo thành những câu rất mơ hồ, thậm chí là cung cấp cả những thông tin sai thực thế ây chính là loại lỗi có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nội dung thông tin của bài báo Sẽ không có giải pháp nào cho những lỗi này nếu nhà báo không cẩn thận, chăm chút cho từng chi tiết nhỏ trong bài báo của mình Ngoài ra, khâu biên tập cũng cần phải chú ý đến việc lọc bớt những hạt sạn để mang lại cho người đọc những tác phẩm báo chí hoàn chỉnh.

Nhận xét

Qua khảo sát về lỗi câu trên báo Hà Nội mới điện tử , chúng tôi thu được kết quả 214 lỗi câu, trong đó có: 27 lỗi về cấu tạo câu, 176 lỗi về dấu câu, 11 lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu

Biểu đồ 3.1 Các lỗi câu thường gặp trên báo Hà Nội mới điện tử năm 2016

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng lỗi về dấu câu là lỗi mắc nhiều nhất chiếm 82,2% Trong lỗi về dấu câu, thì lỗi lẫn lộn chức năng của câu chiếm nhiều nhất Nguyên nhân là do người viết không nắm rõ được chức năng của từng dấu câu và không phân biệt được văn viết và văn nói

5,2% ứng ở vị trí thứ hai là các lỗi về cấu tạo câu chiếm 12,6% Lỗi này mắc nhiều ở câu thiếu thành phần chủ ngữ Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu chiếm tỉ lệ thấp nhất 5,2%

Một số giải pháp khắc phục các lỗi câu

Trong quá trình diễn đạt, lỗi câu viết sai quy tắc ngữ pháp tiếng việt (câu không đủ thành phần) là lỗi khó chấp nhận với một phóng viên Ta có một vài mẹo để khắc phục lỗi này như sau: a Người viết có thể nhớ một danh sách những vị từ cần có chủ ngữ hẳng hạn: khiến (cho), buộc (phải), bắt buộc, cho thấy, chứng minh, đưa đến, lại, trở thành, làm cho, giáo dục, đào tạo, huấn luyện, gây nên, tạo nên, tạo ra, tạo điều kiện cho, giúp (cho), rèn luyện, đòi hỏi, yêu cầu, cổ vũ, khuyến khích, khích lệ, cho phép, được phép, được biết, mở mang, bao gồm, gồm có, chia thành, v.v b Danh sách những vị từ có thể dùng theo kiểu “vị nhân xưng”, hay nói chính xác hơn, trong kiểu câu “tồn tại”, không cần có chủ ngữ đi trước, nhưng cần có một trạng ngữ đầu câu chỉ nơi chốn hay thời gian, và sau vị từ chỉ sự “tồn tại” (hay “xuất hiện”, hoặc “mất đi”) bao giờ cũng có một vật bổ ngữ chỉ “vật tồn tại” (hay “xuất hiện” hoặc “mất đi”), chẳng hạn: có, gieo, trồng, mọc, treo, đặt, bày, xây, dựng, nổi lên, trồi lên, nở ra, nẩy nở, phát sinh, phát triển, khai triển, tiến hành, thi công, diễn ra, xẩy ra, nổ ra, hình thành, khai mạc, bế mạc, bắt đầu, kết thúc, mở ra, thành lập, sáng lập, ra đời, tổ chức, xuất hiện, hiện ra, v.v

Ví dụ về kiểu câu này:

- Ngày xưa có hai anh em nhà kia

- Trên tường treo bức tranh đẹp

- Trong năm vừa qua đã tiến hành bầu cử Ban chấp hành c Khi diễn đạt, người viết dễ có sự nhầm lẫn thành phần trạng ngữ với chủ ngữ Ở lỗi này, ta có một số cách để phân biệt

(i) Trạng ngữ đầu câu khác chủ ngữ chủ yếu ở hai điểm sau:

- hủ ngữ thường chỉ có thể là một danh ngữ (một ngữ đoạn mở đầu bằng một danh từ không có giới từ đi trước), hoặc là một ngữ vị từ đặt trước

- Trạng ngữ đầu câu: ó thể là một giới ngữ - mở đầu bằng một giới từ như từ, với, vì, tại,v.v hay một vị từ dùng làm giới từ như ở, cho, đến, tận, tới, ra vào, lên, xuống, đi, để, gần như, mới, sắp, lại, về,v.v hay một danh từ dùng làm giới từ như trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, bên cạnh,v.v và những danh ngữ chỉ nơi chốn hay thời gian mở đầu bằng những danh từ chỉ nơi chốn hay thời gian như nơi, khi, lúc, lần, hồi, dạo,v.v

Hoặc là một tiểu cú điều kiện mở đầu bằng nếu, giá, giả sử, giả dụ, dù, dẫu, hay một tiểu cú nhân nhượng mở đầu bằng tuy, mặc dầu, mặc cho, bất chấp, v.v

(ii) Ngoài ra, ta cũng có thể phân biệt đó là trạng ngữ hay chủ ngữ bằng cách trắc nghiệm thử xem có thể đặt chữ “thì” sau đó không Nếu không, ta biết đó là trạng ngữ hay một khởi ngữ mang nghĩa tình thái

Bên cạnh đó khi diễn đạt, người viết cũng nên đọc kĩ, kiểm tra xem có câu nào thuộc loại câu phức hợp có nhiều mệnh đề phụ hay không, nếu có ta hãy tách ra thành những câu đơn giản, v.v ây là một vài gợi ý nhỏ để khắc phục tình trạng lỗi về câu trong quá trình sử dụng.

Tiểu kết

hương 3 đã miêu tả các lỗi câu Trong tổng số 214 lỗi về câu mà chúng tôi khảo sát được trên báo Hà Nội mới điện tử thì có tới 82,2% lỗi về dấu câu Dấu câu không những là hình thức ngắt đoạn của lời nói làm cho lời nói rõ ràng, mạch lạc mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác nhau Người viết cần sử dụng dấu câu một cách uyển chuyển, linh hoạt và đúng quy tắc, phù hợp với nội dung

Lỗi về cấu tạo câu chiếm 12,6% Những lỗi này sẽ dẫn đến câu mơ hồ về nghĩa khiến người đọc có thể không hiểu hoặc hiểu sai ý của người viết ể khắc phục lỗi này, người viết phải nắm chắc ngữ pháp, viết câu ngắn gọn, có thể có cách diễn đạt độc đáo nhưng vẫn phải đúng quy tắc ngữ pháp ác lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu chiếm 5,2% ẾT LUẬN

Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải và lưu giữ thông tin Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng nên ngôn ngữ báo chí đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến xã hội Vì thế, lỗi về ngôn ngữ trên báo chí là vấn đề cần được quan tâm và phải có biện pháp khắc phục

Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ sai chuẩn đã và đang diễn ra một cách phổ biến, đa dạng về hình thức và phức tạp về nội dung trên phần lớn các thể loại Qua khảo sát, điều tra, mô tả và phân tích, chúng tôi xin đưa ra kết luận về một số lỗi vi phạm chuẩn ngôn ngữ trên báo Hà Nội mới điện tử năm 2016 như sau: Ở lỗi từ vựng, những kiểu lỗi sử dụng từ không đúng nghĩa, lỗi lặp từ diễn ra phổ biến Trong khi đó, lỗi thừa từ và lỗi sử dụng từ sai phong cách diễn ra không nhiều Ở lỗi về câu, khi khảo sát chúng tôi thấy những lỗi về cấu tạo câu (câu thiếu thành phần chủ ngữ, vị ngữ, câu sắp xếp sai trật tự từ), lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu, lỗi về dấu câu (ngắt câu sai quy tắc, vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu, lẫn lộn các chức năng của dấu câu), trong đó đặc biệt các kiểu lỗi về dấu câu diễn ra rất phổ biến Tuy nhiên, khảo sát nhiều bài báo chúng tôi chưa thấy lỗi nào thuộc về lỗi câu thiếu cả hai thành phần nòng cốt

Tuy không xuất hiện tất cả các loại lỗi thường gặp đã nói ở phần lí thuyết nhưng việc báo chí mắc lỗi trong sử dụng tiếng Việt là khá nhiều iều này ảnh hưởng không tốt đến việc trau dồi ngôn ngữ của người đọc

Nếu như báo chí mắc quá nhiều lỗi về từ, câu, chữ sẽ dẫn đến hậu quả như gây phản cảm với độc giả, người đọc không muốn đọc báo,v.v Hoặc nếu độc giả không phát hiện ra lỗi sai, cho rằng đó là cách viết đúng thì họ sẽ bắt chước trong vô thức và các lỗi này sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các văn bản khác, v.v Những trường hợp này đều tác động tiêu cực đến cả báo chí lẫn độc giả

Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan quản lí, ban biên tập, tờ báo, tác giả, v.v song quá trình lệch chuẩn, sai chuẩn ngôn ngữ vẫn diễn ra tương đối nhiều Những điều này đã ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến ngôn ngữ báo chí, văn phong báo chí, tạo nên sự biến đổi đa dạng và phức tạp

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhằm giáo dục ngôn ngữ cho quần chúng nhân dân Thủ tướng Phạm Văn ồng đã nêu lên ba khâu: Một là giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật) Với tinh thần đó, ngôn ngữ báo chí cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ định hình ngôn ngữ tiếng Việt Mọi sự sáng tạo trong phong cách cần phải được chắt lọc, lựa chọn một cách kĩ lưỡng và có ý thức, cẩn trọng trong sử dụng ngôn ngữ, trong việc truyền tải thông tin ó cũng là đặc tính cần có của ngôn ngữ báo chí Sự sáng tạo thích hợp sẽ làm nên giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ báo chí ể bài viết của mình tốt hơn và sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác đòi hỏi nhà báo phải rèn luyện những tri thức về ngôn ngữ, rèn luyện từ ngữ Nhà báo cần có kiến thức và kinh nghiệm về tiếng Việt ở các phương diện từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách Bên cạnh đó, nhà báo cũng cần rèn luyện về nghệ thuật ngôn từ,v.v Nhà báo chân chính, có trách nhiệm thì phải thấy “gánh nặng con chữ” trong những bài báo của mình

Báo chí là bộ mặt của ngôn ngữ quốc gia, là tiếng nói của dân tộc Nó là phương tiện truyền thông, giáo dục, giao tiếp quan trọng nhất của một đất nước Việc giữ gìn chuẩn mực ngôn ngữ trên báo chí là vô cùng quan trọng Thiết nghĩ, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuẩn hoá tiếng Việt, giúp cho tình hình sử dụng tiếng Việt ngày càng chuẩn mực, trong sáng

Qua việc khảo sát một số lỗi trong báo Hà Nội mới điện tử năm 2016 chúng ta cũng nhận thấy được những lỗi cơ bản mà các nhà báo hay mắc phải Và cũng thấy rằng những thông tin báo chí rất phong phú và đa dạng nhưng ở mỗi bài có những cách diễn đạt khác nhau cộng thêm sự đa dạng trong phong cách của từng nhà báo đôi lúc tạo ra những khó khăn cho sự tiếp nhận của người đọc

Bên cạnh đó báo Hà Nội mới điện tử vẫn là một trong những trang báo có nguồn gốc phóng sự phong phú và dồi dào đăng tải đều đặn hàng ngày, luôn cập nhập những thông tin mới nhất, nhanh nhất, đầy đủ nhất về mọi lĩnh vực; kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, sức khoẻ, Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra ở đây là người viết phải luôn trôi dào những kĩ năng về ngôn từ, những chuẩn mực trong lời văn để tạo ra những bản sắc riêng cho báo Hà Nội mới điện tử Và với việc sử dụng từ ngữ chuẩn mực, trong sáng trong báo chí sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tuy còn một số lỗi nhưng hiện nay với sự hoàn thiện không ngừng vươn lên Hà Nội mới điện tử đã dần tạo được sự đam mê cho người đọc, cũng như tạo được vị trí quan trọng trong quá trình cung cấp thông tin cho công chúng

Với đề tài trên người nghiên cứu cũng đã tập trung giải quyết tốt những mục tiêu đề ra cũng như phân tích chi tiết các lỗi thường gặp trong báo Hà Nội điện tử năm 2016 đã đưa ra một số biện pháp nhằm giảm bớt các lỗi, đặc biệt là lỗi về ngôn ngữ, về việc dùng từ ngữ chuẩn mực Với với phạm vị nghiên cứu này không chỉ phần nào góp khẳng định những giá trị mà của Hà Nội mới điện tử mang lại mà ở một khía cạnh khác đề tài này cũng là nguồn tài liệu phong phú cho những người đi nghiên cứu sau

1 Nguyễn Phương nh, Khảo sát lỗi sử dụng tiếng Việt trên báo Tuổi trẻ, Khóa luận tốt nghiệp, trường ại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ại học Quốc gia Hà Nội

2 Nguyễn Linh hi, Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt,

Luận án tiến sĩ, trường ại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ại học Quốc gia Hà Nội

3 Mai Ngọc hừ, Vũ ức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2005), ơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà nội

4 Nguyễn ức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí - Những vấn đề cơ bản,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

5 Nguyễn ức Dân (1998), Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương), Nxb Giáo dục Hà Nội

6 Nguyễn Văn Dũng (2006), Tác phẩm báo chí, Nxb LL T, Hà Nội

7 Hữu ạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ại học Quốc gia Hà Nội

8 Hữu ạt (1995), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục

9 Hữu ạt (1999) Về việc chuẩn hoá phong cách hành chính công vụ,

Công trình N KH cấp trường, trường ại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ại học Quốc gia Hà Nội

10 Nguyễn Thiện Giáp ( hủ biên), oàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Tuyết (1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

11 Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb Quốc gia

12 ao Xuân Hạo (2009), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb KHXH

13 ao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt: Mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Hà Nội

14 Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội

15 Lê Trung Hoa (2009), Lỗi chính tả và cách khắc phục, Nxb KHXH

16 Trịnh ức Hiển (2006), Từ vựng tiếng Việt thực hành, Nxb HQG Hà Nội

17 inh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb HQG Hà Nội

18 Nguyễn Văn khang, Hội thảo khoa học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng

Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 5-11-2016

19 Nguyễn Văn khang , Ngôn ngữ học xã hội , Nxb Giáo dục Việt Nam

20 Nguyễn Văn khang (2000) , Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính , Nxb

21 Hồ Lê(2009), Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb KHXH

22 Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lan, Tô ình Nghĩa (2002), Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb KHXH

23 Nguyễn Thị Kha Ly (2007), Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản, Nxb Giáo dục Hà Nội

24 Nguyễn Thiện Nam, Khảo sát lỗi ngữu pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan, Luận án tiến sĩ

25 Hà Quang Năng (2007), Từ điển lỗi dùng từ, Nxb Giáo dục

26 Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb à Nẵng, 2003

27 Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb HQG Hà Nội

28 Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Tiếng Việt thực hành, Nxb HQGHN

29 Hoàng Tuệ, Bài tổng kết Hội nghị Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

30 Bùi Minh Toán, Lê , ỗ Việt Hùng (2002), Tiếng Việt thực hành,

31 Lê Quỳnh Trang, Khảo sát các lỗi về sử dụng tiếng Việt trên tư liệu 40 số báo phụ nữ Việt Nam năm 2008, Khóa luận tốt nghiệp

32 Nguyễn Văn Tu (1985), Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện đại, Nxb H&TH N

33 Phạm Hồng Văn (2005), Khảo sát các lỗi ngôn ngữ trên báo Hà Nội Mới , Trường ại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ại học Quốc gia

P Ụ LỤ Á LỖ ÂU T ƢỜN ẶP ác lỗi về cấu tạo câu Thiếu thành phần chủ ngữ

1 # Không có thay đổi ở nhóm 20 đội đầu bảng xếp hạng Dẫn đầu là

Bỉ, thứ nhì: rgentina, thứ ba: Tây Ban Nha (Thể thao, số ra ngày 7.1.2016)

Sửa: Bảng xếp hạng bóng đá thế giới

2 # ánh dấu mốc quan trọng trong hành trình 60 năm cống hiến, biểu diễn phục vụ khán giả Việt Nam và quốc tế, từ vùng đồng bằng, thành phố đến miền núi, hải đảo, Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức Gala Xiếc quốc tế 2016 bắt đầu từ ngày 14 đến 17-1 tại Rạp Xiếc trung ương (67-69 Trần Nhân Tông, Hà Nội) (Văn hóa, số ra ngày 7.1.2016)

Ngày đăng: 07/12/2022, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w