1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH khu vực mậu dịch tự do châu mỹ tiến trình và triển vọng thành lập

127 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Mỹ Tiến trình và Triển vọng Thành lập
Tác giả Lê Thị Thu
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,01 MB

Cấu trúc

  • 2. Tình hình nghiên cứu (8)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (10)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Dự kiến đóng góp của đề tài (11)
  • 7. Kết cấu của luận văn (11)
  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (12)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (12)
      • 1.1.1. Lý thuyết thị trường tự do và tự do hoá mậu dịch (12)
      • 1.1.2. Lý thuyÕt vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc (15)
    • 1.2. Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do (19)
      • 1.2.1. Bối cảnh thương mại thế giới (21)
      • 1.2.2. Đặc điểm của tự do hoá thương mại hiện nay (24)
    • 1.3. Thực trạng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ (31)
      • 1.3.1. Khái quát tiến trình liên kết kinh tế Mỹ Latinh (31)
      • 1.3.2. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (38)
  • Chương 2: Quá trình vận động thành lập và nguyên tắc hoạt động của Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (42)
    • 2.1. Quá trình vận động thành lập FTAA (0)
      • 2.1.1. Những ý tưởng ban đầu (42)
      • 2.1.2. Các thành phần, nhóm công tác tham gia xây dựng FTAA 45 2.1.3. Quá trình đàm phán hình thành (46)
      • 2.1.4. Phương thức tổ chức và xây dựng (55)
    • 2.2. Các mục tiêu và nguyên tắc của FTAA (58)
      • 2.2.1. Mục tiêu của FTAA (58)
      • 2.2.2. Nguyên tắc của FTAA (65)
    • 2.3. Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA (68)
  • Chương 3: những vấn đề đặt ra, Tác động và triển vọng thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (74)
    • 3.1. Những vấn đề đặt ra (74)
      • 3.1.1. Các trở ngại trong đàm phán (75)
      • 3.1.2. Bất đồng Mỹ - Mỹ Latinh (77)
      • 3.1.3. Các khác biệt về chính sách thương mại (82)
    • 3.2. Tác động của việc thành lập FTAA (83)
      • 3.2.1. Tác động của việc thành lập FTAA đối với các nước châu Mỹ (84)
      • 3.2.2. Tác động của việc thành lập FTAA đối với thế giới và Việt Nam (98)
    • 3.3. Xu hướng, triển vọng và giải pháp cho việc thành lập FTAA (101)
      • 3.3.1. Xu hướng, triển vọng (101)
      • 3.3.2. Giải pháp (105)
  • Tài liệu tham khảo (110)

Nội dung

Tình hình nghiên cứu

Có thể nói, tự do hoá thương mại nói chung, tự do hoá thương mại toàn châu Mỹ nói riêng là đề tài thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, các trung tâm quyền lực với rất nhiều mục đích, nhiều cách tiếp cận và nhiều lĩnh vực khác nhau Thế nhưng, do đặc thù là một khối thương mại còn chưa được thành lập chính thức, cho nên số lượng các công trình nghiên cứu được công bố chính thức về tổ chức này còn rất khiêm tốn ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về các khu vực mậu dịch tự do khác, nhưng việc nghiên cứu về Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ thì còn ít Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó cũng đã góp phần giúp người đọc có được hình dung phần nào về FTAA Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 7/2002 có đăng bài “Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ sẽ xây dựng như thế nào” của tác giả Giang Thời Học với nội dung chủ yếu đề cập đến mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh trong việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ, các phương thức và khả năng xây dựng FTAA; bài viết “Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ: Quá trình hình thành, mục tiêu và nguyên tắc” của tác giả luận văn (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 12 năm 2005) với nội dung liên quan trực tiếp đến FTAA ở nước ngoài, FTAA được đề cập, phân tích trong một số cuốn sách tiêu biểu như: “Trade negotiation in Latin America: Problems and Prospects” do Diana Tussie biên tập, Palgrave MacMillan, United States, 2003;

“Prospects for Free Trade in the Americas” của tác giả Jeffrey Schott,

Institute for International Economics, Washington, D.C, 2005 Các công trình nghiên cứu đáng chú ý khác là: 1/ Bustillo, I and J Ocampo: Asymmetries and Cooperation in the FTAA In Integrating the Americas: FTAA and Beyond, edited by G Mace and L BÐlanger Cambridge, Harvard University Press 2002 2/

Bouzas, Roberto and Gustavo Svarzman: The FTAA Process: What has it achieved, and Where does it stand? University of Miami, Miami, Florida, 2001 3/ Carla A

Hills, Jaime Iabludovsky: Free Trade in the Americas - Getting there from here;

Inter-American Dialogue, 2004 4/ Daniel T Grisworld: Free Trade Agreements - Steps toward further open world, Cato Institute, No18, July 10/2003 5/ Eduardo

Gudynas: MERCOSUR and the FTAA: New Tensions and New Options,

Interhemisphere Resource Center, New York, USA, 2003 6/ Fishlow, A: “Brazil:

FTA or FTAA or WTO?” In Free Trade Agreements: US Strategies and Priorities, edited by J Schott.Washington, DC, Institute for International Economics, 2004 7/

Hornbeck, J.F: A Free Trade Area of the Americas: Status of Negotiations and Major Policy Issues, Congressional Research Service, Washington, D.C 8/ Jeffrey

J Schott: Does the FTAA have a future? Washington: Institute for International

Economics, 2005 9/ William H.Cooper: Free Trade Agreements: Impact on U.S

Trade and Implications for U.S Trade Policy, CRS Report to Congress, USA, 2005

10/ Woodrow Wilson Center Report on Americas: Mercosur and the Creation of the free trade area of the Americas, edited by Fernando Lorenzo Marcel Vaillant,

Washington D.C, September 2003 Và các bài viết, thông tin trong trang web chính thức của FTAA: www.ftaa-alca.org Nhìn chung, trong những bài viết này, các tác giả nêu những điều kiện thuận lợi, khó khăn, thách thức trong đàm phán hình thành FTAA, tập hợp nhiều nước, nhiều vấn đề phức tạp; đồng thời cũng chỉ ra những khả năng hình thành và phát triển, cũng như những tác động tích cực, tiêu cực của nó đối với các nước châu Mỹ Tuy nhiên, tình hình nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài về đề tài cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể tất cả các vấn đề nêu trên.

Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp kết hợp phân tích với thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích dự báo trong quá trình nghiên cứu.

Dự kiến đóng góp của đề tài

1/ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản cũng như thực tiễn về tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế khu vực

2/ Phân tích thực trạng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ và rút ra nhận xÐt

3/ Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình, triển vọng đàm phán hình thành Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ và tác động dự kiến của nó đối với diện mạo kinh tế, xã hội khu vực châu Mỹ và nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam

4/ Xem xét các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy việc nhanh chóng thành lập FTAA và liên kết toàn khu vực châu Mỹ.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng viết tắt, phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành Khu vực mậu dịch tự do ch©u Mü

Chương 2: Quá trình vận động thành lập và nguyên tắc hoạt động của

Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ

Chương 3: Tác động, những vấn đề đặt ra, và triển vọng thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ.

Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ

Cơ sở lý luận

1.1.1 Lý thuyết thị trường tự do và tự do hoá mậu dịch

Lý thuyết thị trường tự do và tự do hoá mậu dịch được hai nhà kinh tế học cổ điển người Anh là Adam Smith và David Ricardo đề xướng và phát triển Trong đó, Adam Smith là một đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị cổ điển Anh và đồng thời được coi là người sáng lập kinh tế học, truyền bá chủ nghĩa tự do kinh tế

Trong tác phẩm lớn nhất của mình: “Của cải của các dân tộc” xuất bản năm 1776, Adam Smith đã cho rằng thông qua quy luật cung cầu và hệ thống cạnh tranh tự do thị trường có thể thực hiện sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả Ông cổ vũ mạnh mẽ cho chính sách để mặc tư nhân kinh doanh (laisser-fair), giảm đến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước vào hệ thống kinh tế Ông phản đối sự can thiệp của chính phủ vào cơ chế thị trường, vào hoạt động xuất nhập khẩu, vào bảo hộ công nghiệp và ngăn ngừa chính phủ chi tiêu vào những việc không sinh lợi vì theo ông như thế sẽ làm suy yếu thị trường

Adam Smith cũng là người đi tiên phong cho việc cổ vũ cho chính sách tự do mậu dịch Để lý giải về vai trò của ngoại thương, của tự do mậu dịch, Adam Smith đã đưa ra khái niệm về lợi thế tuyệt đối, theo ông, các nước trên thế giới buôn bán với nhau vì họ khác nhau về điều kiện địa lý và thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng nhưng phân bổ không đều giữa các quốc gia Có nước rất nhiều khoáng sản nhưng đất đai lại cằn cỗi, có nước đất đai phì nhiêu, nhưng lại không có hoặc có rất ít khoáng sản, thậm chí có những nước không có khoáng sản và đất đai thì cằn cỗi Chính sự khác nhau này đã tạo cho các nước cơ hội được chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm mà mình có lợi thế và khi đó, nhờ chuyên môn hoá mà sản lượng của cả hai loại hàng hoá sẽ tăng lên và thông qua trao đổi quốc tế, cả hai bên sẽ có lợi vì qua đó các nước sẽ có được hàng hoá với mức giá rẻ hơn so với sản xuất trong nước

Chính nhờ phân tích trao đổi hàng hoá thông qua chuyên môn hoá sản xuất của các nước dựa trên lợi thế tuyệt đối, Adam Smith đã đi đến kết luận rằng mậu dịch quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, khắc phục được hạn chế lớn nhất của phái trọng thương coi mậu dịch quốc tế là trò chơi tổng số bằng không và mậu dịch quốc tế chỉ có lợi cho một phía

Tuy nhiên, quan điểm về lợi thế tuyệt đối chưa phản ánh một cách đầy đủ những sự khác biệt giữa các nước Ngoài những khác nhau về điều kiện địa lý và thiên nhiên, các nước còn phân biệt với nhau bởi năng suất lao động, nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng và sử dụng các nguồn lực Xuất phát từ thực tế đó, những người ủng hộ thương mại tự do đưa ra học thuyết kinh tế khác - học thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) để làm rõ những khác biệt cụ thể đó, để chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một sự phân phối tài nguyên hiệu quả hơn, với tất cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm lợi ích từ thương mại Thương mại tự do hơn sẽ cho những nhà sản xuất tại các nước một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, dẫn đến lợi nhuận cao hơn Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó đem lại lợi ích cho người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa các nguồn nhân công trên toàn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho người tiêu thụ Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn

Quan điểm về lợi thế tương đối được thể hiện thông qua nhiều mô hình khác nhau, trong đó điển hình nhất phải kể đến mô hình của David Ricardo và Heckscher - Ohlin Đây là những mô hình cơ bản nhất để giải thích về nguồn gốc những lợi ích từ thương mại Theo quan điểm lợi thế tương đối của David Ricardo (quan điểm này được nêu ra lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ XIX) thì các nước sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp, hay còn gọi là chi phí cơ hội, thấp hơn các nước khác [4, tr.327] Chính lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo đã phát triển xa hơn những ý tưởng của Adam Smith và khắc phục được hạn chế của Smith trong việc giải thích nguyên nhân và cơ sở của mậu dịch quốc tế Ông cho rằng, ngay cả khi một nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai sản phẩm so với một nước khác thì họ vẫn nên chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm mà việc sản xuất ra nó có hiệu quả tương đối so với sản phẩm kia Nói cách khác, chừng nào còn có sự khác biệt trong cơ cấu chi phí thì mậu dịch quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các bên tham gia Sự khác biệt này theo ông chính là lợi thế so sánh của các quốc gia Để hoàn thiện hơn học thuyết về lợi thế so sánh, vào đầu thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển E.Heckscher và B.Ohlin đã đưa ra mô hình Heckscher - Ohlin để lý giải nguồn gốc của thương mại dựa trên cơ sở sự khác nhau về các nhân tố có sẵn Định lý này được phát biểu như sau: Một nước sẽ xuất khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó Hay nói vắn tắt, một nước tương đối giàu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn và ngược lại, một nước có nguồn vốn dồi dào sẽ xuất khẩu các hàng hoá sử dụng nhiều vốn và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động [15, trang 59]

Như vậy, một kết luận có thể rút ra được từ lý thuyết về tự do hoá thương mại của những người theo trường phái tự do cổ điển là trong lĩnh vực thương mại quốc tế, mỗi nước đều có những lợi thế so sánh nhất định và khi chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế rồi đem trao đổi trên thị trường thế giới thì các quốc gia đều có lợi Với quan điểm mậu dịch quốc tế có lợi cho tất cả các bên tham gia, những người theo trường phái tự do đã cổ vũ mạnh mẽ cho tư tưởng tự do mậu dịch

Trên đây là những cơ sở cho thấy tại sao các quốc gia lại giao thương và nên giao thương “Nói một cách đơn giản, các quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ chuyên sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất hiệu quả nhất và nhờ trao đổi những hàng hoá và dịch vụ này để có được những hàng hoá và dịch vụ mà các quốc gia khác sản xuất với chất lượng cao hơn nhưng có giá thấp hơn Với cách làm như vậy, các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc sản xuất hiệu quả hơn, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt hơn nhưng giá rẻ hơn Việc dỡ bỏ những rào cản do chính phủ dựng lên đối với thương mại sẽ cho phép mỗi cá nhân được tiếp cận thị trường rộng lớn của thế giới với đầy đủ các loại mặt hàng, từ thực phẩm, quần áo, các mặt hàng chế tạo khác so với những dịch vụ tạo thành cơ sở của một nền kinh tế hiện đại, từ tài chính tới viễn thông và giáo dục” [3, trang 2]

1.1.2 Lý thuyÕt vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc

Theo lý thuyết về liên kết kinh tế quốc tế thì khu vực thương mại tự do là một trong sáu loại hình của thoả thuận thương mại khu vực, là một hình thức của quan hệ quốc tế về thương mại khu vực [6, trang 17]:

+ Khu vực ưu đãi thuế quan đặc biệt + Khu vực mậu dịch tự do

+ Liên minh thuế quan + Khối thị trường chung

+ Liên minh kinh tế + Hợp nhất kinh tế hoàn toàn Trong đó, Khu vực mậu dịch tự do là một mô hình phổ biến trên thế giới hiện nay Thông thường, các tổ chức hợp nhất kinh tế - thương mại khu vực hiện nay đều thuộc mô hình này (ví dụ: NAFTA, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), LAFTA ) Các khu vực mậu dịch tự do là kết quả của sự kết hợp giữa tự do hoá thương mại và liên kết kinh tế Trong khu vực mậu dịch tự do, các quốc gia thành viên miễn thuế quan hoàn toàn cho nhau và thực hiện giảm ở mức độ lớn, thậm chí bãi bỏ hoàn toàn các hàng rào phi quan thuế, tạo điều kiện cho hàng hoá được tự do lưu thông giữa các quốc gia thành viên [6, trang 18] Quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong khu vực khác với quan hệ thương mại tự do với những nước ngoài khu vực ở điểm các quốc gia thành viên Khu vực mậu dịch tự do không quy định mức thuế quan với nhau Các quốc gia thành viên có thể tự định mức thuế quan của Nhà nước đối với các quốc gia bên ngoài khu vực Điều này đã làm xuất hiện một khoảng trống làm cho hàng hoá của các quốc gia ngoài khu vực có thể đi vòng qua các nước thành viên có mức thuế quan cao của tổ chức này, từ đó thâm nhập thị trường các quốc gia có mức thuế quan thấp nhất trong nội bộ khu vực mậu dịch tự do, sau đó thông qua các nước này, sử dụng điều kiện không phải nộp thuế mậu dịch trong khu vực, chuyển hàng hoá vào các quốc gia có thuế quan cao trong khu vực Mức thuế quan cao sẽ làm mất đi tác dụng bảo hộ Để tránh tình trạng này, khu vực mậu dịch tự do thường phải xác lập ngay các điều khoản và đưa ra chế độ hải quan tương ứng

Việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do sẽ có tác động nhất định đến chu chuyển hàng hoá và dịch vụ cũng như sự phát triển kinh tế nói chung của mỗi nước thành viên của toàn khối, trên cơ sở đó sẽ mang lại cho các nước tham gia những lợi ích khác nhau, trong đó có hai loại tác động chính là tác động tĩnh (static) và tác động động (dynamic) (hay còn gọi là tác động bất biến và tác động mang tính động lực)

Các tác động tĩnh của các khu vực mậu dịch tự do bao gồm sáng tạo thương mại (trade creation) và chuyển hướng thương mại (trade diversion)

Những thuật ngữ này được đặt ra bởi Jacob Viner (1950)

* Sáng tạo thương mại: xuất hiện khi có một vài ngành sản xuất trong một nước thành viên được thay thế bằng việc nhập khẩu các hàng hoá đó với chi phí rẻ hơn từ các nước thành viên khác Bằng cách đó, nó sẽ làm tăng của cải của các nước thành viên, tăng phúc lợi kinh tế trong khu vực thương mại tự do do các nước tăng cường chuyên môn hoá sản xuất dựa trên các lợi thế so sánh của mình

Khi đó người tiêu dùng sẽ có lợi vì có thể mua hàng từ người sản xuất có hiệu năng cao nhất từ một nước thành viên của hiệp định thương mại tự do khu vực, chứ không chỉ giới hạn mua trong số những nhà sản xuất trong nước Điều này không những chỉ làm tăng kim ngạch ngoại thương mà còn tăng lợi ích kinh tế vì tài nguyên được sử dụng một cách hữu hiệu hơn

* Chuyển hướng thương mại: xuất hiện khi các thành viên của khu vực mậu dịch tự do chuyển hướng nhập khẩu hàng hoá Khi đó người mua hàng chuyển việc nhập khẩu từ người sản xuất có hiệu năng cao nhất (nhưng ở nước ngoài khu vực mậu dịch tự do) sang người sản xuất tuy không hiệu năng bằng nhưng ở nước thành viên hiệp định thương mại khu vực và được hưởng ưu đãi do việc dỡ bỏ thuế quan nên có giá sau cùng rẻ hơn Các nhà sản xuất trong trường hợp này sẽ mất lợi nhuận do giá cả cạnh tranh và mất thị phần nội địa; ngân sách chính phủ cũng không thu được thuế vốn được áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu đó Do đó, điều này không làm tăng kim ngạch ngoại thương, lại làm giảm lợi ích kinh tế toàn cầu, vì tài nguyên không được sử dụng một cách hữu hiệu nhất

Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do

Một đặc trưng của quan hệ kinh tế quốc tế là hình thành các mối liên kết kinh tế giữa một số nước, hoặc một số nhóm nước với nhau, nhằm có được lợi ích tối đa của tự do hoá thương mại, khi tự do hoá toàn cầu chưa phát huy được hết tính ưu việt của nó Thực tiễn phát triển quan hệ quốc tế về kinh tế cho thấy, khi tư tưởng tự do hoá kinh tế được kiểm nghiệm trên thực tiễn và chứng tỏ được tính thích hợp của mình, nó sẽ được phổ biến ở nhiều cấp độ khác nhau Có nhiều nhân tố xuất phát từ thực tiễn đã góp phần làm cho tự do hoá kinh tế trở thành làn sóng mạnh mẽ như hiện nay Các nhân tố trực tiếp thúc đẩy quá trình tự do hoá kinh tế nói chung và tự do hoá thương mại nói riêng là: thương mại tự do là một trong những điều kiện cần thiết để các nước đạt được tăng trưởng cao, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển; toàn cầu hoá, khu vực hoá đã trở thành xu thế của nền kinh tế thế giới, trong đó tự do hoá thương mại là một mũi nhọn (với xu thế này, để phát triển được thì các nước trên thế giới cần phải chấp nhận nó và cố gắng cải cách nền kinh tế của mình theo hướng có thể tranh thủ được tối đa các lợi ích mà quá trình này mang lại, đó là phát triển theo hướng mở cửa ra thế giới thông qua việc phối hợp chính sách trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ, hợp tác khoa học công nghệ ); những thay đổi trong ưu thế cạnh tranh dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ; vai trò ngày càng tăng của các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế

Thực tế cho thấy đặc trưng nổi bật nhất trong hội nhập quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế những thập kỷ gần đây là xu hướng gia tăng ồ ạt của các hiệp định thương mại tự do Viễn cảnh thương mại thế giới đã thay đổi cơ bản từ một tổ chức thương mại chủ đạo duy nhất, đó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), thành hàng loạt các tổ chức thương mại độc lập cùng tồn tại với GATT và sau này là Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Hàng loạt các thoả thuận thương mại ưu đãi (PTAs) gia tăng nhanh chóng trong những năm 1990, cụ thể là hơn 50% trong tổng kim ngạch thương mại thế giới được tiến hành trong các PTA, và gần như tất cả các nước trong tổ chức WTO đều tham gia vào các PTA Tuy nhiên, các nhà kinh tế có những nhìn nhận rất khác nhau về kết quả này Một số cho rằng con số trên phản ánh xu hướng thương mại tự do hơn nữa, các nước sẽ dễ dàng hơn trong việc đàm phán và có thể đạt được các thoả thuận đa phương Một số khác thì coi đây là những trở ngại trên đường hướng tới thương mại tự do, bởi nó tạo thêm những phức tạp và làm chệch hướng các nguồn lực đàm phán có giá trị (Nguồn: Bộ

Công thương: Thương mại tự do và những bất cập, diễn đàn doanh nghiệp, 24/10/2005)

1.2.1 Bối cảnh thương mại thế giới

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến xu hướng hình thành ồ ạt các hiệp định tự do thương mại chính là do sự bế tắc của thương mại đa phương, khi tự do hoá toàn cầu chưa phát huy được hết tính ưu việt của nó Kể từ khi vòng đàm phán Doha được khởi động tháng 11/2001 tại Qatar, các cuộc đàm phán thương mại đa phương của WTO gần như đi từ bế tắc này đến bế tắc khác.Tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO hiện đang tiến những bước rất chật vật Trở ngại chính cho tự do hóa thương mại hơn nữa trong tương lai là sự bế tắc về các thỏa thuận đa phương trong lĩnh vực nông nghiệp tại vòng đàm phán Doha, do chính sách bảo hộ và can thiệp của các nước phát triển Trong lúc đó, các nước thành viên lại bận bịu đi tìm những hiệp định thương mại tự do song phương.

Hai cuộc họp của WTO tại Tokyo ngày 16/2/2003 về tự do hoá thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và tại Geneva ngày 18/2/2003 về tiếp cận của các nước nghèo đối với thuốc chữa HIV đều kết thúc mà không đem lại kết quả gì Các cuộc đàm phán về tự do hoá thương mại của WTO vẫn chưa có gì tiến triển kể từ khi vòng đàm phán Doha được khởi động Đã có lúc, sự kiện 11/9 tưởng như đem lại một động lực mới cho việc thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo xung quanh những mâu thuẫn về mở cửa thị trường, các nước giàu nhận thức được vị trí của các nước thế giới thứ ba trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, đã hứa sẽ nhân nhượng các nước đang phát triển trên cả những vấn đề "gai góc" như nông nghiệp và giúp các nước nghèo trở thành những đối tác đầy đủ trong một nền kinh tế toàn cầu

Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như mong đợi, WTO vẫn dẫm chân tại chỗ và chưa thống nhất được khuôn khổ các cuộc đàm phán trong lĩnh vực nông nghiệp Sự thất bại tại Tokyo cho thấy những khác biệt giữa phe "bảo thủ" (đại diện là Nhật Bản và Liên minh châu Âu) và phe "cấp tiến" (do các nước như Canada hay ấn Độ dẫn đầu) vẫn còn lớn Kế hoạch mang tính thăm dò do WTO đưa ra không thoả mãn được bất kỳ bên nào Những bất đồng dai dẳng trong lĩnh vực nông nghiệp là một rủi ro lớn đối với tiến độ của vòng đàm phán Doha

Hội nghị thượng đỉnh WTO diễn ra từ ngày 13-12, kết thúc ngày 18-12-

2005 tại Hồng Công quy tụ các bộ trưởng kinh tế, tài chính của 148 quốc gia thành viên Hội nghị diễn ra trong khi các cuộc biểu tình phản đối trên đường phố Hồng Công ngày càng rầm rộ và cuối cùng Hội nghị cũng đã không đạt được kết quả gì Trên thực tế, các nước giàu (G-7) chỉ muốn các nước nghèo và những nước đang phát triển tự do hóa thị trường công nghệ phẩm và thị trường dịch vụ mà không chịu xóa bỏ trợ giá cho nông nghiệp của họ, cũng có nghĩa vấn đề bế tắc vẫn chưa được tháo gỡ

Một trong những điểm được cho là nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc của vòng đàm phán đa phương là nội dung đàm phán đã được mở rộng sang những lĩnh vực phi thuế quan và ngoài phạm vi thương mại thuần tuý Các nước phát triển và đang phát triển không nhất trí được với nhau vấn đề trợ cấp nông sản, tiêu chuẩn lao động và môi trường Trong nhóm các nền kinh tế phát triển, mà tiêu biểu là Mỹ và EU, cũng bất đồng với nhau về Chương trình nghị sự của Vòng đàm phán Doha về Phát triển (DDA) (Chương trình nghị sự của Vòng Đàm phán Doha gồm sáu nội dung lớn: 1, nông nghiệp; 2, tiếp cận thị trường phi nông nghiệp, dịch vụ; 3, "các vấn đề Singapore" (các vấn đề Singapore là đầu tư, cạnh tranh, minh bạch hoá mua sắm chính phủ và thuận lợi hoá thương mại đã được các nước giàu đưa ra từ Hội nghị cấp Bộ trưởng của WTO tại Singapore năm 1996, do gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước nghèo nên tại hội nghị này không có bất kỳ thoả thuận nào liên quan đến việc phát động đàm phán Đàm phán về các vấn đề Singapore đã tạm thời lắng xuống kể từ đó đến Hội nghị Doha.); 4, các quy tắc về giải quyết tranh chấp và bồi thường thương mại; 5, sở hữu trí tuệ (TRIPS); 6, các vấn đề thương mại và phát triển, đặc biệt trong "các vấn đề Singapore" - minh bạch trong mua sắm chính phủ, thuận lợi hoá thương mại, chính sách đầu tư và chính sách cạnh tranh, và giới hạn của các quy định về đầu tư qua biên giới

Xu hướng ký kết các hiệp định thương mại tự do

Trong lúc đàm phán đa phương gặp trắc trở thì đàm phán song phương lại có đà mới Một loạt các FTA song phương đã được ký kết xuyên châu lục

Cùng thời gian với hai lần thất bại mới nhất của WTO là các FTA được ký giữa Singapore - Australia, Hàn Quốc - Chile Thái Lan - ấn Độ, Thái Lan - Australia, Nhật Bản - Chile, Riêng Mỹ thì tuyên bố ưu đãi đặc biệt với các nước Mỹ Latinh với kế hoạch của Tổng thống Bush giảm 2/3 thuế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp nhập khẩu từ Mỹ Latinh Mỹ muốn đây sẽ là món quà khích lệ các nước này mạnh dạn bước vào Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ

Làn sóng hình thành các FTA trong nền kinh tế thế giới bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1980 và bùng nổ sau năm 1995 khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập Theo thống kê của WTO, tính đến cuối năm 2002 có khoảng 250 FTA được các bên ký kết và thông báo tới GATT/WTO, trong đó khoảng 130 FTA được thông báo kể từ khi WTO thành lËp n¨m 1995

Trong suốt nửa đầu thập kỷ 1990, khi người ta vẫn không chắc về sự kết thúc của Vòng đàm phán Uruguay thì số lượng các hiệp định thương mại khu vực - bao gồm tất cả các hình thức khối thương mại mang tính ưu đãi như các FTA, liên minh thuế quan (CU) và các liên minh kinh tế (EU) đã được trình lên GATT/WTO theo Điều khoản GATT XXIV, GATS V và Điều khoản Cho phép (Enabling Clause), tuy nhiên, đa số các RTA là dưới hình thức hiệp định thương mại tự do) đã tăng lên Tại thời điểm đó, các nhà kinh tế dự đoán rằng một khi Vòng đàm phán Uruguay kết thúc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đi vào hoạt động, số lượng RTA mới sẽ giảm xuống Nhưng trái với dự báo, các hiệp định thương mại khu vực đã tăng lên cả về số lượng và quy mô sau khi WTO ra đời

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân giải thích cho xu thế kí kết các FTA mới này Thứ nhất, những bế tắc về tự do thương mại đa phương khiến các nước cảm thấy không thoả mãn được nhu cầu mở rộng thị trường của mình

Tốc độ đàm phán đa phương thường chậm do có quá nhiều bên còn FTA dễ đạt được hơn Thứ hai, FTA song phương thường đánh trúng vào nhu cầu buôn bán của hai đối tác Trong khi khuôn khổ đàm phán WTO thường rộng, bao gồm cả những mặt hàng mà một số nước thành viên không có lợi ích nhiều thì

FTA đáp ứng nhu cầu buôn bán của các nước Thứ ba, các nước phải ký FTA để khỏi bị yếu thế trong cuộc cạnh tranh đang ngày một khốc liệt trên thị trường thế giới

Thực trạng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ

1.3.1 Khái quát tiến trình liên kết kinh tế Mỹ Latinh

Từ lâu, các nước Mỹ Latinh đã nhận thức được rằng, một trong những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bất ổn định của nền kinh tế khu vực, giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế phương Tây, Bắc Mỹ và hạn chế những tác động tiêu cực của các nhân tố bên ngoài, là thực hiện liên kết khu vực, thiết lập những khối kinh tế trên cơ sở liên kết những tiềm lực kinh tế và phát huy những ưu thế của từng khối Ngay từ cuối thập kỷ 1940, liên kết kinh tế khu vực đã được nhìn nhận là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá Các chuyên viên Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribbe (ECLAC) được coi là các nhà tư tưởng của quá trình liên kết kinh tế khu vực thời kỳ này Họ cho rằng hợp tác kinh tế chung toàn khu vực Mỹ Latinh sẽ góp phần củng cố sự độc lập về kinh tế cho cả khu vực cũng như cho nền kinh tế của mỗi nước

Họ lập luận rằng cùng với cơ sở khu vực nhà nước tương đối mạnh và tài nguyên tích luỹ được và sự hỗ trợ của chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, thì hợp tác kinh tế toàn khu vực sẽ góp phần thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế khu vực và làm thay đổi địa vị truyền thống của Mỹ Latinh trong hệ thống phân công lao động quốc tế vốn bất lợi cho họ Tuy ý tưởng này nhận được sự ủng hộ khá rộng rãi của nhiều nhà hoạt động chính trị và xã hội có ảnh hưởng lớn ở khu vực nhưng trên thực tế, lịch sử liên kết kinh tế Mỹ Latinh chính thức khởi đầu vào thập kỷ 1960 với sự ra đời của Hiệp hội mậu dịch tự do Mỹ Latinh (LAFTA) trên cơ sở Hiệp ước Montevideo Cho đến năm 1968 LAFTA gồm có 10 nước Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Colombia, Equador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela) và một nước Bắc Mỹ là Mexico Lựa chọn đàm phán tuỳ theo ý thích của các nước thành viên hơn là giảm tự động thuế quan khiến LAFTA thành một chương trình mở phát triển tương đối tốt đẹp trong những năm đầu Trong thập niên liên kết đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, mậu dịch nội bộ khu vực tăng khá nhanh Các nước thành viên đã soạn thảo được một số dự án đầu tư chung, trước hết là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng cơ sở và đã tiến hành tự do hoá một số tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động đầu tư Tuy nhiên, LAFTA mất động lực từ năm 1965, và hầu như trì trệ trong những năm 1970 Mặc dù khuyến khích thương mại giữa các nước thành viên, khoảng cách giữa mục tiêu ban đầu và kết quả đạt được còn quá lớn LAFTA được chuyển tên thành Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh (LAIA) vào năm 1980 LAIA được sử dụng như phương thức khác nhằm thúc đẩy hội nhập Thay cho khu vực mậu dịch tự do được tạo ra bởi LAFTA, một khu vực ưu tiên kinh tế được thiết lập tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các đề xuất song phương, như cơ sở ban đầu cho thể chế quan hệ đa phương tại Mỹ Latinh Theo tinh thần mới của Hiệp ước Montevideo (Hiệp ước này được điều chỉnh vào năm 1980), các nước thành viên được phép kí kết các hiệp định thương mại với một số nước hoặc thậm chí với một nước (khác với Hiệp ước này năm 1960 đã đưa ra một chế độ thuế quan cứng nhắc, đó là các loại thuế quan phải được qui định xuất phát từ nguyên tắc tối huệ quốc đối với tất cả các thành viên LAFTA, điều kiện này là một trở ngại lớn trong tiến trình liên kết) LAIA vì vậy tạo tính khả thi cho các thoả thuận và hành động chung giữa các nước trong khu vực cho tới khi đã xoá bỏ những quan hệ hạn chế ban đầu Tuy nhiên, việc thiết lập một thị trường chung vẫn là mục tiêu lâu dài

Liên kết tiểu khu vực Trung Mỹ:

Sự kiện 5 nước Trung Mỹ: Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Nicaragua và Honduras ký Hiệp định về hợp tác kinh tế vào năm 1951 đã đánh dấu sự khởi đầu rất sớm của xu hướng liên kết tiểu khu vực ở Mỹ Latinh

Mục tiêu của các nước là thực hiện sự liên kết giữa các nền kinh tế, xây dựng một thị trường rộng lớn thông qua việc tạo lập các thiết chế và từng bước tự do hoá việc trao đổi mậu dịch ở khu vực này Công ước về Chế độ liên kết công nghiệp Trung Mỹ ký năm 1958 và Công ước về cung ứng các thiết bị nhập khẩu năm 1959 đã mở đường cho qúa trình hình thành khu vực mậu dịch tự do, thiết lập một hệ thống thuế quan thống nhất ở Trung Mỹ Đây cũng là tiền đề dẫn đến sự ra đời của Thị trường chung Trung Mỹ (CACM) năm 1960, thực hiện sự trao đổi tự do về hàng hoá, vốn, lao động trong nội bộ khối với một chính sách thuế quan chung trong buôn bán với các nước ngoài khối

Trong những năm đầu, CACM đã có những thành tựu nhất định Tuy nhiên cho đến đầu thập kỷ 1980, trong quá trình đối phó với những khó khăn bên trong và bên ngoài (khủng hoảng kinh tế, năng lượng, tiền tệ thế giới, khủng hoảng nợ ) những cam kết về liên kết đã không được các nước tôn trọng và tiến trình liên kết gần như hoàn toàn bị quên lãng

Thị trường chung Andean (ANDEAN)

Thị trường chung Andean được thành lập ngày 26 tháng 5 năm 1969 theo Hiệp ước Cartahena (Cartagena) gồm Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, một số nước sau đó gia nhập thêm: Venezuela (1973), Chile (1976) Đây là tổ chức đầu tiên tại khu vực Mỹ Latinh nhằm xoá bỏ sự khống chế của tư bản nước ngoài đối với nền kinh tế khu vực Mục đích chính của Nhóm Andean là chuẩn bị cho quá trình liên kết Mỹ Latinh bằng cách xây dựng một tiểu vùng kinh tế có tầm quan trọng ngang với các nước dẫn đầu của LAFTA (Argentina, Brazil, Mexico) Thực tế, nhóm này đã có nhiều tiến bộ hơn so với LAFTA, ngoài việc tự do hoá mậu dịch nội bộ dưới hình thức trực tiếp không cần thương lượng trước, các nước thành viên chủ trương thiết lập một liên minh thuế quan, thi hành một biểu thuế quan chung trong buôn bán với các nước thứ ba Nhóm Andean cũng đã kí nhiều hiệp định kinh tế và hợp tác với nhiều nước Mỹ Latinh và châu Âu, với Hoa Kỳ và Thị trường chung châu Âu

Năm 1983, nhóm này đã thông qua một tuyên bố về sự phối hợp lập trường với nhau trong các vấn đề kinh tế tại Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế

Tuy nhiên, trên thực tế cũng giống như Thị trường chung Trung Mỹ, trước những khó khăn trong cũng như ngoài khối trong những năm 1970 và 1980, khối này đã ở trong trạng thái đình trệ trong một thời gian khá dài

Thị trường chung Caribbe (CARICOM)

Khối thị trường chung Caribbe thành lập năm 1973 gồm 13 nước thành viên Caricom đề ra ba loại hình hoạt động là: liên kết kinh tế, hợp tác điều hành trên các lĩnh vực phi kinh tế và phối hợp chính sách đối ngoại giữa các nước thành viên Vừa mới ra đời khối này đã phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Suy thoái kinh tế, nợ nước ngoài gia tăng khiến các nước áp dụng các biện pháp chính sách đi ngược lại với mục tiêu của liên kết: tăng thuế nhập khẩu, dựng các hàng rào bảo hộ thị trường nội địa do đó đa số các chương trình, mục tiêu liên kết để phát triển của Caricom đã lần lượt bị chết yểu

Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)

MERCOSUR ra đời ngày 26 tháng 3 năm 1991 gồm bốn nước thành viên Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay với mục đích xoá bỏ mọi hàng rào thuế quan, tạo một khu vực buôn bán tự do, thúc đẩy phát triển kinh tế các nước thành viên, nhằm đối phó với các tác động tiêu cực và mặt trái của xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ Sự ra đời của MERCOSUR đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình liên kết ở Nam Mỹ Sau khi xoá bỏ thuế quan cho 90% số hàng hoá buôn bán qua lại nội khối và áp dụng mức thuế quan thống nhất cho 85% số mặt hàng nhập từ nước thứ ba, MERCOSUR ký Hiệp định mậu dịch tự do với Chile tháng 6-1996, Bolivia tháng 3 năm 1997 và trở thành khối liên kết kinh tế lớn thứ ba thế giới sau EU và NAFTA Cuối những năm 1990, MERCOSUR chiếm 59% diện tích địa lý, 62% số dân, 70%

GDP, 67% kim ngạch ngoại thương và sản phẩm công nghiệp khu vực Nam

Mỹ Trong thời gian từ năm 1990 đến 1997, tổng kim ngạch buôn bán nội khối tăng bình quân 22%/ năm, từ 4,1 tỷ USD lên 20,8 tỷ USD; đầu tư nước ngoài tăng bình quân 33%/năm và kim ngạch ngoại thương tăng lên từ 9 lên 25% Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của Argentina (1998-2002) đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước thành viên khác như Brazil, Paraguay và hoạt động thương mại, đầu tư vào khu vực MERCOSUR MERCOSUR đang xúc tiến các vòng đàm phán tiến tới thống nhất tổ chức này với Cộng đồng các quốc gia vùng Andes (CAN) thành thị trường chung Nam Mỹ

Xem xét lại lịch sử hội nhập kinh tế tại Nam Mỹ cho thấy một mặt MERCOSUR là thành quả lịch sử tự nhiên của quá trình hội nhập kinh tế - chính trị tại Mỹ Latinh, gồm LAFTA và LAIA, và tiếp đó là hiệp định song phương PICE, đồng thời cũng là một sự điều chỉnh với môi trường chính trị đương đại Tiến trình chính trị thông qua đó MERCOSUR được thiết lập và củng cố làm gợi lại chiến lược và những mong muốn hợp tác trong nỗ lực hội nhập của Mỹ Latinh Mặc dù nguồn gốc của MERCOSUR được thiết lập vững chắc theo yêu cầu lâu dài về qúa trình hội nhập kinh tế khu vực, hình thức và thời hạn phát triển của nó rõ ràng chịu ảnh hưởng của các sự kiện quốc tế và chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng về chính sách kinh tế tự do mới và thị trường tự do đương đại Do vậy, MERCOSUR đại diện cho tập hợp chính sách công khai hiện tại xác định môi trường cạnh tranh mới cho thương mại tại Nam Mü

Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 6 (vào ngày 5/7/2006) của Khối thị trường chung Nam Mỹ ở Caracas (Venezuela), Venezuela đã được chính thức công nhận là thành viên thứ năm của khối Tổng thống Bolivia cũng tham gia lễ ký này với tư cách quan sát viên Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của MERCOSUR nói riêng và tiến trình liên kết, hợp tác khu vực Mỹ Latinh nói chung Theo Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thì đây là bước khởi đầu tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do Nam Mỹ thống nhất và tự do

Với việc kết nạp thêm Venezuela, MERCOSUR trở thành một thị trường khu vực đầy tiềm năng với gần 260 triệu người tiêu dùng, tạo ra một thị trường có giá trị tổng sản phẩm khu vực lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD, tương đương 3/4 tổng giá trị hoạt động kinh tế của khu vực Nam Mỹ, thương mại nội khối sẽ đạt khoảng 300 tỷ USD/năm

Tuy nhiên, thất bại lớn của MERCOSUR là việc khối này không có khả năng hội nhập hoàn toàn nền kinh tế của các nước thành viên Những xung đột thương mại căng thẳng nhất đã nổ ra giữa Brazil, nền kinh tế lớn nhất Nam

Quá trình vận động thành lập và nguyên tắc hoạt động của Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ

Các mục tiêu và nguyên tắc của FTAA

Để thực hiện được ý tưởng thành lập FTAA như trên đã phân tích, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cụ thể cho Hiệp định này đã được đưa ra rất rõ ràng Các mục tiêu và nguyên tắc hình thành nên nền tảng cho các cuộc đàm phán FTAA đã được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Miami năm 1994, nhưng nó thực sự được cụ thể hoá trong chương II: “Các điều khoản chung” của Dự thảo hiệp định FTAA được công bố vào 21 tháng 11 năm 2003 Theo đó, các mục tiêu chung của Hiệp định này là nhằm xây dựng một khu vực mậu dịch tự do, các bên tham gia nhờ thế sẽ xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ phù hợp với Điều khoản XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994, và Điều khoản V của Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS)

Mục tiêu thành lập FTAA được đề cập cụ thể trong chương II: “Các điều khoản chung” của Dự thảo hiệp định FTAA được công bố vào 21 tháng

- Thành lập FTAA với mục tiêu tự do hoá thương mại nhằm tạo ra tăng trưởng về kinh tế và thịnh vượng của khu vực, góp phần phát triển thương mại thÕ giíi

- Tăng mức độ trao đổi hàng hoá và dịch vụ, đầu tư trong khu vực bằng cách tự do hoá các thị trường, thông qua các nguyên tắc công bằng, minh bạch, ổn định, và có thể dự đoán trước, chặt chẽ và không có tác động xấu tới tự do thương mại

- Đẩy mạnh cạnh tranh và cải thiện các điều kiện tiếp cận thị trường đối với hàng hoá và dịch vụ giữa các bên, bao gồm cả lĩnh vực mua sắm chính phủ

- Tối đa hoá việc mở cửa thị trường, xoá bỏ các rào cản, các hạn chế và/ hay các xuyên tạc không cần thiết với tự do thương mại giữa các bên (bao gồm cả các thủ đoạn buôn bán bất công, các rào cản phi lý, các khoản trợ giá trong nước và các trợ giúp trong trao đổi thương mại và dịch vụ)

- Xoá bỏ các rào cản đối với sự luân chuyển vốn giữa các bên

- Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của Tây bán cầu, thúc đẩy sự lưu thông hàng hoá, dịch vụ, và đầu tư

- Thiết lập các cơ chế đảm bảo cho sự tiếp cận lớn hơn đối với khoa học công nghệ, thông qua hợp tác kinh tế và hỗ trợ về kỹ thuật

- Thúc đẩy sự hội nhập của các nền kinh tế nhỏ vào FTAA

Mục tiêu này cũng đã được thể hiện rõ trong tuyên bố “Tầm nhìn FTAA” của Uỷ ban đàm phán thương mại FTAA từ tháng 4 năm 2003:

“Chúng tôi thừa nhận tiến triển về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây bán cầu kể từ khi bắt đầu tiến trình này từ năm 1994 và chúng tôi tái khẳng định rằng cách tiếp cận ban đầu vẫn đúng đắn, cần phải xác định các mục tiêu đạt được trong tình hình hiện nay Do đó tầm nhìn của chúng ta về FTAA là một Hiệp định phải hoàn thành những mục tiêu sau đây: a, một quá trình tự do hoá hoàn toàn về thương mại hàng hoá (nông nghiệp và công nghiệp) trong thời gian quá độ là 15 năm; b, một cơ chế xuất xứ đơn giản, hiệu quả và rõ ràng để hội nhập thương mại khu vực Tây bán cầu ngày càng sâu rộng hơn; c, áp dụng nguyên tắc MFN để thực thi Hiệp định, ngoại trừ các xem xét liên quan đến đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước kém phát triển và các nền kinh tế nhỏ; d, xoá bỏ tất cả các loại trợ cấp xuất khẩu đối với việc trao đổi buôn bán các mặt hàng nông sản, tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực; e, bù đắp các tác động tiêu cực đối với trao đổi hàng nông sản ở Tây bán cầu do các biện pháp hỗ trợ trong nước; f, các biện pháp vệ sinh dịch tễ - cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và cây trồng - được áp dụng trong một chủ thể thay thế cho một biện pháp chuyên quyền hay các rào cản khác đối với thương mại Tây bán cầu; g, xoá bỏ và ngăn chặn các rào cản kỹ thuật không cần thiết với thương mại Tây bán cầu; h, cải thiện các quy tắc và thủ tục liên quan đến việc tổ chức và áp dụng các luật chống phá giá và thuế đối kháng vì thế sẽ không tạo ra các rào cản bất công bằng đối với tự do thương mại ở Tây bán cầu; i, đảm bảo rằng các lợi ích của quá trình tự do hoá FTAA không bị quyết định bởi các hoạt động kinh doanh phản cạnh tranh; j, quá trình tự do hoá thương mại dịch vụ, trong một khuôn khổ các quy tắc chung tối thiểu ở Tây bán cầu nhằm đảm bảo tính minh bạch và nhất quán; k, một khuôn khổ luật pháp công bằng và minh bạch để thúc đẩy đầu tư thông qua việc tạo ra môi trường có thể đoán định được và ổn định, được thực hiện bởi cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia; l, một khuôn khổ các quy định về tính minh bạch trong mua sắm chính phủ Tây bán cầu; m, đảm bảo việc bảo vệ công bằng và hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, trong khi thúc đẩy tôn trọng triệt để với các thoả thuận WIPO và thêm vào đó là đảm bảo tính hài hoá; n, một cơ chế giải quyết tranh chấp Tây bán cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả giữa các nước thành viên FTAA; o, một chương trình hợp tác có thể giúp các nước đang phát triển và các nền kinh tế nhỏ hơn cải thiện khả năng quản lý thương mại của mình và đa dạng hoá sản xuất và cơ sở xuất khẩu; p, tạo ra quỹ xây dựng để cân bằng tính không đối xứng đặt ra với các nước kém phát triển và các nền kinh tế nhỏ; q, đảm bảo sự tham gia của các xã hội dân sự; r, sự tồn tại của một Ban thư ký hoạt động hiệu quả, đáp ứng sự quan tâm và lợi ích của tất cả các nước thành viên”

Mục tiêu tổng thể của FTAA là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của 34 nước thông qua việc giảm các hàng rào thương mại và đầu tư ở Tây bán cầu Sau đây là mục tiêu và lợi ích cơ bản của Mỹ, Mercosur và các nền kinh tế nhỏ của Trung Mỹ và Caribbe nếu như các cuộc đàm phán FTAA thành công

2.2.1.1 Đối với Mỹ và Bắc Mỹ

Mỹ có hai mục tiêu bao quát trong việc theo đuổi FTAA: (1) tự do thương mại ở châu Mỹ là một thành tố hội nhập của một chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ nhằm giảm các rào cản đối với thương mại và đầu tư và vì thế làm tăng kim ngạch thương mại, sản lượng của Mỹ và hiệu suất, thu nhập của người lao động Mỹ, và (2) FTAA là mục tiêu chính trong các sáng kiến của hội nghị thượng đỉnh - nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa ở Tây bán cầu về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị

Mục tiêu về thương mại là rõ ràng nhất Gỡ bỏ các rào cản thương mại của Mỹ Latinh sẽ tạo cơ hội quan trọng mới cho các công ty Mỹ xuất khẩu và đầu tư, đồng thời ngăn ngừa sự phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất ở Mỹ như một kết quả của các hiệp định tự do thương mại mà những nước này ký với nhau hay với Liên minh châu Âu Các công ty Mỹ và công nhân Mỹ đều có lợi, bởi vì các công ty xuất khẩu thường phải trả lương cao hơn và công ăn việc làm ổn định hơn là các công ty không xuất khẩu Điều này cũng tương tự đối với các công ty Mỹ đầu tư ra nước ngoài, bởi vì họ cũng là các nhà xuất khẩu quan trọng Hơn nữa, FTAA sẽ giúp san bằng sân chơi cho các nhà xuất khẩu ở Mỹ qua việc giảm phân biệt đối xử bắt nguồn từ các FTA khác trong khu vực (những FTA Mỹ không tham gia) Trong một số trường hợp, các hiệp định như vậy đã buộc các công ty Mỹ phải tìm nguồn xuất khẩu của họ từ nhà máy sản xuất ở nước ngoài thay vì trong nước, và điều này sẽ làm tổn hại đến công nhân Mỹ

Các mối liên hệ của thương mại và đầu tư Mỹ với các nước LAC rất khăng khít và gia tăng nhanh chóng Khu vực LAC, bao gồm cả Mexico, hiện chiếm khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Mỹ và 17% nhập khẩu của Mỹ Xuất khẩu của Mỹ tới khu vực này tăng khoảng ba lần từ 63 tỷ đôla năm 1991 lên đến 171 tỷ đôla năm 2000 và tăng nhanh gấp 2 lần so với xuất khẩu của Mỹ với các nước trên thế giới Nhập khẩu của Mỹ từ khu vực LAC cũng tăng hơn ba lần, tới 209 tỷ đôla vào năm 2000, tăng nhanh hơn 40% so với nhập khẩu của Mỹ từ các nước khác trên thế giới

Các nhà đầu tư Mỹ cũng có nhiều lợi ích từ nền kinh tế Mỹ Latinh

Trong suốt những năm 1990, đầu tư nước ngoài của Mỹ trong khu vực đã tăng gấp ba lần Phần lớn đầu tư của Mỹ ở khu vực LAC là ở Brazil và Mexico

Mối quan hệ thương mại và đầu tư của Mỹ với khu vực LAC dường như có vẻ khiêm tốn hơn nếu như không tính đến Mexico Tuy nhiên khả năng mở rộng thương mại từ một hiệp định tự do thương mại với thị trường đang nổi ở

Mỹ Latinh sẽ rất lớn Theo nhiều nhà nghiên cứu ước tính, quan hệ thương mại Mỹ - Brazil sẽ tăng nếu như Brazil nhận được đối xử thương mại tương tự như Mexico trên thị trường Mỹ

Hơn nữa, Mỹ sẽ có lợi khi các nước láng giềng thịnh vượng và tiến trình dân chủ sâu sắc hơn FTAA sẽ giúp tăng cường cơ sở kinh tế nhờ đó các nước LAC sẽ xây dựng các xã hội dân chủ của mình Hơn nữa, triển vọng của các mối quan hệ thương mại được cải thiện có thể trở thành một nam châm có sức lôi cuốn mạnh với thu hút sự ủng hộ từ các nước LAC cho các mục tiêu chính sách ngoại giao và chính trị của Mỹ, bao gồm cả hợp tác trong phòng chống ma tuý, cải thiện điều kiện lao động và môi trường, hỗ trợ cho các cải cách giáo dục, tăng cường dân chủ Vì thế, một FTAA có thể có hiệu ứng lan tràn đối với mối quan hệ toàn diện của Mỹ với khu vực này

Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA

Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA được cụ thể hoá trong các nhóm đàm phán Chín nhóm đàm phán phản ánh cơ cấu đề xuất cho một hiệp định cuối cùng cũng như những vấn đề xuyên suốt các cuộc đàm phán thương mại đa phương hiện nay Mỗi nhóm có một chủ toạ và đồng chủ toạ có nhiệm kỳ 18 tháng do TNC lựa chọn để đạt được sự cân bằng về địa lý

Các nhóm này gặp nhau theo định kỳ để giải quyết các vấn đề trong phạm vi tương ứng của mình Mercosur, Caricom và Nhóm Andean thương thuyết với tư cách các khối cùng với đại diện của các nước không nằm trong các khối này Các phiên đàm phán tiến hành theo hình thức kín và các văn bản cũng được giữ kín Các cuộc thảo luận trọng yếu ít được đưa tin trên các phương tiện truyền thông trước Hội nghị thượng định cấp Bộ trưởng tại Miami năm

2003, đến lúc đó công chúng ở khu vực này mới biết được thông tin về các cuộc đàm phán qua các thông cáo báo chí chính thức

Trong khi thoả thuận đạt được về giảm các hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên là trọng tâm của bất cứ FTA nào, các vấn đề khác do Nhóm đàm phán giải quyết đã cho thấy mô hình hội nhập Tây bán cầu có ảnh hưởng sâu rộng (không chỉ vấn đề thương mại) lại đang bị đe doạ Các cuộc đàm phán kết thúc thành công sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình thương mại, kinh doanh và tài chính Tây bán cầu

Tiếp cận thị trường : Vì mở rộng thị trường là điều kiện quan trọng, điều kiện chủ yếu đối với bất cứ thoả thuận thương mại tự do nào, nên Tiếp cận thị trường là Nhóm đàm phán quan trọng nhất Tất cả các bên tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cam kết mở cửa thị trường của mình, nhưng các khác biệt đã nhanh chóng bao phủ lên tiến trình mở cửa, các trường hợp ngoại lệ và đối xử đặc biệt Các khác biệt tồn tại dai dẳng giữa các nước phát triển và đang phát triển đã có tác động tiêu cực đến các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu Tuyên bố San Jose đã trao trách nhiệm cho nhóm Tiếp cận thị trường đàm phán xoá bỏ dần dần tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, và thời gian biểu cho tự do hoá thương mại khác nhau có thể thương lượng cho các lĩnh vực hay sản phẩm khác nhau, thúc đẩy quá trình hội nhập và sự tham gia toàn diện của các nền kinh tế nhỏ hơn vào các cuộc đàm phán FTAA Nhóm này phải đàm phán về các chính sách quản lý quy tắc nguồn gốc xuất xứ (phát triển một hệ thống các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ minh bạch và hiệu quả nhằm thúc đẩy trao đổi hàng hoá mà không tạo ra các trở ngại không cần thiết với thương mại), các thủ tục hải quan (cụ thể là đơn giản hoá các thủ tục hải quan nhằm thúc đẩy thương mại và giảm chi phí hành chính; thiết lập và thực hiện cơ chế trao đổi thông tin về vấn đề hải quan giữa các nước FTAA; hình thành hệ thống hữu hiệu để phát hiện và chống gian trá cũng như các hành động vi phạm luật hải quan khác; thúc đẩy các cơ chế và biện pháp hải quan để đảm bảo các hoạt động được tiến hành một cách minh bạch, hiệu quả và nhất quán) và hàng rào kỹ thuật (nhằm xoá bỏ và chống các hàng rào kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại trong FTAA), đồng thời phối hợp nhiệm vụ của mình với Nhóm đàm phán Nông nghiệp và xem xét đến các thách thức đặc biệt đối với các nền kinh tế nhỏ hơn trong việc hạ thấp các rào cản thương mại

Nông nghiệp : Nông nghiệp là một trở ngại đặc biệt đối với tự do hoá thương mại, và cần phải có một nhóm đàm phán nông nghiệp FTAA riêng để giải quyết tính nhạy cảm trong trao đổi các sản phẩm nông nghiệp khắp châu

Mỹ Theo tuyên bố San Jose, mục đích của nhóm này là đảm bảo rằng nhóm sẽ đưa ra được các kế hoạch gợi ý tương tự cho sản phẩm nông nghiệp như

Nhóm Tiếp cận thị trường đã đạt được đối với các sản phẩm phi nông nghiệp

Hơn nữa, các cuộc đàm phán về nông nghiệp phải đạt được thoả thuận về xoá bỏ các trợ cấp xuất khẩu tác động đến trao đổi thương mại Tây bán cầu, việc sử dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ như các rào cản phi thuế quan và các hành động bóp méo thương mại khác Đầu tư : Cùng với thương mại, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế và phát triển đất nước Các cuộc đàm phán FTAA thiết lập một “khuôn khổ pháp lý công bằng và minh bạch để thúc đẩy đầu tư”, bảo vệ các nhà đầu tư và vốn đầu tư “mà không gây trở ngại đối với các khoản đầu tư từ bên ngoài Tây bán cầu”

Trợ giá, Chống bán phá giá hàng hoá và Thuế đối kháng (Thuế đối kháng là loại thuế đặc biệt đánh v o h ng nhập khẩu để bù lại việc các nh μ − sản xuất v xuất khẩu đ ợc h ởng từ trợ cấp của chính phủ): Điều khoản VI − của GATT v Hiệp định của WTO về Trợ cấp v các biện pháp đối kháng đặt ra các quy định về việc áp dụng các loại thuế n y Các loại thuế đối kháng

− − μ có thể đ ợc sử dụng d ới một số điều kiện hạn chế v khi có thiệt hại vật μ − chất gây ra cho ng nh sản xuất trong n ớc): Nhóm này chú tâm đến những biện pháp được các chính phủ sử dụng để bảo vệ nền kinh tế trong nước của họ khỏi các hoạt động thương mại không công bằng Đây là một điểm bất đồng giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh, đứng đầu là Brazil, cho rằng các biện pháp phòng vệ thương mại (trade remedies) của Mỹ thường không công bằng

Họ cũng chỉ trích chính sách trợ cấp nông nghiệp của Mỹ Mục tiêu tại San Jose là nhằm kiểm nghiệm các biện pháp tăng cường tuân thủ các nguyên tắc hiện hành của WTO, nỗ lực hướng tới một hiểu biết chung về việc cải thiện các quy tắc và thủ tục có liên quan đến tổ chức và áp dụng các luật phòng vệ thương mại mà không tạo ra các rào cản phi lý với thương mại ở Tây bán cầu

Chính sách cạnh tranh : chính sách cạnh canh đề cập đến các luật và quy định (như luật chống độc quyền) được các chính phủ thông qua để chống độc quyền hay các hành động khác làm hạn chế cạnh tranh trong nước Mục tiêu toàn diện trong lĩnh vực này là nhằm đảm bảo rằng tự do hoá thương mại không bị huỷ hoại bởi các hoạt động kinh doanh chống cạnh tranh Để thực hiện được điều này, Tuyên bố San Jose đã thúc đẩy việc thiết lập cơ chế pháp lý cấp quốc gia, tiểu khu vực và khu vực nhằm loại bỏ các hoạt động chống cạnh tranh và sự phát triển của chính sách cạnh tranh cũng như các quy định giữa và bên trong các nước Tây bán cầu

Dịch vụ : Dịch vụ là một phạm trù rất rộng và bao gồm các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, nước sạch, bưu chính, năng lượng và các dịch vụ về môi trường Lĩnh vực dịch vụ ngày càng trở thành một thành tố quan trọng của thương mại Tây bán cầu, mục tiêu chính với lĩnh vực này là “thiết lập nên các quy tắc để tự do hoá hơn nữa ngành thương mại dịch vụ, để tạo cơ hội đạt được một khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu dưới các điều kiện nhất định và minh bạch”, ngoài ra còn nhằm mục đích đảm bảo hội nhập của các nền kinh tế nhỏ hơn vào tiến trình FTAA

Mua sắm chính phủ : Mua sắm chính phủ hay còn gọi là thu mua chính phủ là một trong những vấn đề đàm phán quan trọng trong nhiều Hiệp định thương mại tự do Đây cũng là một vấn đề có tác động quan trọng nhất đến sự phát triển kinh tế, xã hội đối với các nước đang phát triển ở hầu hết các quốc gia, chính phủ và các cơ quan của chính phủ là những người có sức mua lớn nhất về các loại hàng hoá, bao gồm cả các hàng hoá cơ bản và thiết bị công nghệ cao Trong nhiều trường hợp, sức ép chính trị về vấn đề ưu tiên các nhà cung cấp địa phương hơn các nhà cung cấp nước ngoài là rất lớn

Cho đến gần đây nói chung các thoả thuận thương mại đa phương không đề cập đến vấn đề tiếp cận qua biên giới về mua sắm chính phủ vì tính nhạy cảm của lĩnh vực này Tuy nhiên, tại San Jose, các Bộ trưởng thương mại đã cam kết “mục tiêu phổ quát của các cuộc đàm phán về mua sắm chính phủ là nhằm mở rộng tiếp cận đối với các thị trường mua sắm chính phủ của các nước FTAA” Các mục tiêu cụ thể là: đạt được một khuôn khổ đảm bảo tính mở cửa và minh bạch trong quá trình mua sắm mà không áp đặt các quy định đồng nhất đối với tất cả các chính phủ; để đảm bảo tính không phân biệt đối xử “trong khuôn khổ phạm vi được đàm phán” và đảm bảo một quá trình xem xét công bằng và vô tư cho quyết định phục tùng mệnh lệnh Một trong những vấn đề quan trọng mà nhóm này cần giải quyết là cần phải cải thiện tính hiệu lực và có thể so sánh được của các thống kê về mua sắm chính phủ

Giải quyết tranh chấp : nhiệm vụ của Nhóm đàm phán này là “thiết lập một cơ chế công bằng, minh bạch và hiệu quả để giải quyết tranh chấp giữa các nước FTAA”, trong đó có tính đến cả các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

những vấn đề đặt ra, Tác động và triển vọng thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ

Những vấn đề đặt ra

FTAA có không ít thách thức đối với khu vực nhưng không thể phủ nhận được những lợi ích, cơ hội to lớn mà nó mang lại Vậy tại sao với những cơ hội to lớn đó, FTAA vẫn chưa được thành lập vào thời điểm dự kiến (tháng

Sáng kiến thành lập FTAA cho đến nay đã được hơn 10 năm Nhiều cuộc họp, hội nghị với mục đích xúc tiến thành lập FTAA đã diễn ra, nhưng rất ít tiến bộ đạt được cho mục tiêu cơ bản là xoá bỏ rào cản đối với việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ Có nhiều nhà phê bình cho rằng, thực ra các cuộc đàm phán này vẫn chưa thực sự bắt đầu Nhiều nước dường như do quá chú tâm đến các hành động quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, cũng như các vấn đề chính trị và kinh tế trong nước mà ít để ý đến các cuộc đàm phán này

Không ngạc nhiên khi ngày càng gia tăng các mối lo ngại là liệu các chính phủ có thể thực hiện các hứa hẹn lớn lao của họ trong hội nghị thượng đỉnh

Các cuộc đàm phán FTAA đã có một lịch sử không suôn sẻ Mỗi hội nghị thượng đỉnh được tiến hành sau hàng loạt các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã đặt ra câu hỏi về khả năng thực hiện của các cuộc đàm phán FTAA Hội nghị thượng đỉnh Miami diễn ra tiếp sau cuộc khủng hoảng đồng peso của Mexico; sự lạc quan từ Hội nghị thượng đỉnh Santiago đã nhạt dần chỉ vài tháng sau đó trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính Brazil vào năm 1998-1999, và Hội nghị thượng đỉnh ở thành phố Quebec cũng nhanh chóng bị lu mờ bởi cuộc khủng hoảng Argentina Mỗi cuộc khủng hoảng thử nghiệm giải pháp duy trì các cải cách trong nước và theo đuổi các sáng kiến hội nhập khu vực của mỗi quốc gia Trong hầu hết các trường hợp, các nước đều có khuynh hướng tăng cường cải cách kinh tế, nhưng Argentina và Venezuela đã tăng một số hàng rào thương mại và các nước khác đã xoá bỏ các chương trình về tư nhân hóa Chính vì thế, các cuộc đàm phán FTAA chưa mang lại nhiều kết quả trên thực tế

3.1.1 Các trở ngại trong đàm phán

Thất bại của các cuộc đàm phán WTO và các khác biệt trong chính sách thương mại gần đây đã có tác động đến tương lai của FTAA trên hai mặt: thứ nhất là các vấn đề nhất định phải được giải quyết thông qua WTO, Mỹ cho rằng vấn đề trợ cấp nông nghiệp và các biện pháp bảo vệ thương mại chỉ có thể được giải quyết thông qua một thoả thuận toàn cầu, Brazil có quan điểm tương tự đối với hàng loạt các vấn đề như đầu tư, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm chính phủ Thứ hai, thất bại của vòng đàm phán Doha 2005 ở Hong Kong càng làm huỷ hoại đến bầu không khí của các cuộc đàm phán thương mại và làm xói mòn sự đồng thuận toàn cầu vốn đã mong manh

Chính trị trong nước Mỹ - chính nước đề xướng ý tưởng thành lập FTAA này cũng đã gây ra những trở ngại trong đàm phán FTAA Washington vấp phải sự phản đối ngay từ trong nước Các ý kiến phản đối cho rằng Mỹ không nên hy vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhờ một sự bùng nổ xuất khẩu Mexico là một ví dụ Năm 1994, đất nước này bị khủng hoảng tiền tệ, rơi vào suy thoái Chính vì sự “bùng nổ xuất khẩu” ấy mà cán cân thương mại của Mỹ với Mexico, từ thặng dư đã biến thành thâm hụt đáng kể Không chỉ riêng nhiều tổ chức xã hội, công đoàn ở nhiều nước thuộc châu Mỹ phản đối kế hoạch sớm cho ra đời khu vực FTAA, mà ngay tại nước Mỹ cũng đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối Những người tham gia biểu tình cho rằng khi FTAA ra đời sẽ khiến nhiều người Mỹ mất việc làm do hàng hoá từ các nước đang phát triển giá nhân công rẻ, bán với giá thấp tràn vào thị trường Mỹ Các nhà hoạt động chống mặt trái của toàn cầu hoá đã biểu tình tại Miami phản đối việc thành lập khu vực FTAA

Một lý do quan trọng khiến FTAA chưa được hoàn thành vào thời điểm dự kiến vào tháng 1 năm 2005, vì lối thoát của các cuộc đàm phán về FTAA còn nhiều gian nan:

- Thứ nhất, đàm phán FTAA diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn gay gắt bởi sự bất bình đẳng của những điều kiện tham gia FTAA đối với từng nước, bởi những khác biệt lớn về lợi ích và những chi phí quá lớn mà các nước Mỹ Latinh phải gánh chịu

- Thứ hai, câu trả lời cho việc FTAA sẽ được tổ chức và xây dựng như thế nào hiện vẫn còn bỏ ngỏ

- Thứ ba, sự phản đối cực lực của đông đảo các lực lượng tiến bộ và nhân dân Mỹ Latinh đối với dự án thành lập FTAA Tại Cuộc gặp toàn châu lục đấu tranh chống FTAA vào tháng 11 năm 2001 ở La Habana (Cuba), hay ở Diễn đàn xã hội lần thứ hai ở Brazil vào tháng 2 năm 2002 đã đánh giá: “bản chất của FTAA được xem không phải là gì khác ngoài sự áp đặt đối với khu vực vì mục tiêu bá quyền của Mỹ ” (Nguyễn Tiến Nghĩa - Mỹ Latinh: Giải pháp nào cho sự phát triển?) Họ cho rằng các điều kiện Mỹ áp đặt các cuộc đàm phán ở Miami chỉ làm tăng xuất khẩu của Mỹ vào các nước Mỹ Latinh và gây thiệt hại cho các nước này xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ Trong một diễn đàn không chính thức do hơn 60 tổ chức tiến hành ở Brazil tháng 9 năm 2002, có đến 10 triệu cử tri Brazil đã bày tỏ sự phản đối với FTAA, 98% trả lời

“không” cho câu hỏi: “Liệu chính phủ Brazil có nên ký hiệp định FTAA hay không” Song song với việc đàm phán FTAA, Mỹ đã ký hiệp định thương mại song phương với nhiều nước và các tổ chức xã hội tại Mỹ Latinh đã tố cáo Mỹ dùng sức ép từ các cuộc đàm phán song phương đó để cô lập Brazil

Hơn thế nữa, có nhiều khó khăn đặt ra trong mỗi nhóm đàm phán và nhóm công tác Một số cuộc đàm phán còn gắn liền với quan điểm riêng của

Mỹ và của các nước khác đối với các nước LAC Sau đây là một vài minh chứng cụ thể cho tính phức tạp của các trở ngại về đàm phán:

- Mỹ không sẵn sàng giải quyết nhu cầu của các nước LAC đòi Mỹ phải thay đổi các quy định về thuế chống phá giá và thuế đối kháng

- Các nước LAC muốn Mỹ giảm bớt các biện pháp bảo hộ nông nghiệp

- Lợi ích của hầu hết các nước LAC và Mỹ thay đổi tương ứng với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

- Hầu hết các nước LAC đều không muốn mở rộng lĩnh vực mua sắm chính phủ nhiều hơn trước sự cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện nay

- Vạch ra nguyên tắc xuất xứ cho cả 34 nước là một công việc khó khăn Đây cũng là vấn đề chính ảnh hưởng tới đàm phán FTAA Do các nước đang nỗ lực tiến tới một hiệp định tự do hoá thương mại, họ cần thống nhất với nhau về nguyên tắc xuất xứ, có nghĩa là thống nhất về những lợi ích bất đồng khác biệt về vấn đề này

- Các nước LAC nói chung không sẵn lòng mở cửa thị trường đối với các nhập khẩu về dịch vụ tới mức độ Mỹ mong muốn

- Các quy định về giải quyết tranh chấp phụ thuộc nhiều vào hệ thống luật pháp quốc gia và các quy định này rất khác nhau, khó hài hoà được

3.1.2 Bất đồng Mỹ - Mỹ Latinh

Thực tế cho thấy, Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ đang bế tắc cũng đã phản ánh những rạn nứt, mâu thuẫn trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh ông Wu Hongying (Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Mỹ Latinh, Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc) cho rằng Tổng thống George Bush coi FTAA như một cách để củng cố sự bá chủ của Mỹ ở châu

Tác động của việc thành lập FTAA

Tác động của Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ đối với khu vực và thế giới được thể hiện rõ nét nhất qua các lợi ích, cơ hội cũng như khó khăn, thách thức mà tổ chức này nếu được thành lập sẽ mang lại

Không giống với tổ chức thương mại thế giới, Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ vẫn là một thực thể đang trong quá trình được thành lập Nếu được thành lập thì FTAA sẽ là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với hơn 800 triệu dân và tổng sản phẩm quốc dân hàng năm là khoảng13 nghìn tỷ đôla

Mỹ Hiệp định thương mại này cho phép các công ty Canada và khu vực Mỹ Latinh tiếp cận với thị trường lớn hơn và những nền kinh tế có quy mô tương tự như các nhà cạnh tranh Châu Âu đã đạt được từ trao đổi thương mại trong Thị trường chung Châu Âu

Chính vì thế, FTAA dự kiến sẽ là một hiệp định có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử

3.2.1 Tác động của việc thành lập FTAA đối với các nước châu Mỹ

Việc thành lập FTAA sẽ có nhiều tác động tích cực cho các nước châu

Mỹ vì FTAA có tầm quan trọng chiến lược đối với 34 nước Tây bán cầu, đó là một bước ngoặt trong lịch sử lục địa này về sự phối hợp kinh tế và thương mại giữa các bên tham gia Tại sao FTAA lại có vai trò quan trọng đến vậy? Trả lời cho câu hỏi này, Frank Esquivel cho rằng: “Vì như đề xuất về tự do thương mại, FTAA cho cộng đồng quốc tế thấy một cam kết duy trì liên tục của khu vực về tự do hoá thương mại Nó khuyến khích tính quyết định trong các cải cách theo định hướng thị trường giữa các nước trong khu vực Cuối cùng, nó thúc đẩy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để chia sẻ thông tin và giải quyết tranh chấp trong các vấn đề thương mại” (Frank Esquivel, “Mỹ và Brazil:

Triển vọng đối tác an ninh quốc gia”, 2002) Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Clinton nhấn mạnh thêm rằng hiệp định như vậy sẽ không đối lập với việc ủng hộ quyền công nhân, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Tầm quan trọng của FTAA còn có thể được đánh giá bằng các cơ hội mà quá trình hội nhập này sẽ mang lại thông qua quá trình mở rộng các thị trường khu vực, hiện đại hoá cơ cấu sản xuất và thúc đẩy phát triển bền vững

Một khi được thông qua, FTAA sẽ hoạt động như động lực thúc đẩy đầu tư, cải cách, tính hiệu quả và tăng trưởng, phát triển trong khu vực Mỹ Latinh Nó sẽ mở rộng các thị trường, thúc đẩy tự do thương mại, và tăng vai trò, vị thế của tất cả các bên tham gia ký kết Các nguyên tắc thương mại mới của FTAA sẽ làm tăng cường quy tắc luật, cải cách kinh tế bền vững khắp Tây bán cầu, và tăng cường quy tắc dân chủ thống nhất các nước FTAA

FTAA cũng sẽ giúp giảm nhẹ tác động lan tràn của các cú sốc phát sinh từ chu kỳ kinh tế và thay đổi về chính trị của mỗi nước Các quốc gia sẽ hình thành nên các quan hệ gần gũi khi nền kinh tế của họ hội nhập hơn và độc lập hơn, có khả năng xoá bỏ được các căng thẳng về chính trị và hình thành nên giá trị dân chủ đồng bộ qua các biên giới

Hơn nữa, theo Báo cáo Phát triển con người của Liên Hiệp Quốc năm

2002, các nước hội nhập nhiều hơn với nền kinh tế toàn cầu chính là các nước đạt được nhiều thành công nhất trong việc xoá đói nghèo Hoàn thành một FTAA cũng sẽ tạo cơ hội đưa Châu Mỹ đạt tới sự tăng trưởng kinh tế ổn định, cải thiện mức sống ở tất cả các nước FTAA

FTAA thúc đẩy tự do hoá trao đổi thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Châu Mỹ

Tự do hoá thương mại có vai trò quan trọng để tạo dựng sự thịnh vượng ở Tây bán cầu Hiện nay, nhiều rào cản về đầu tư và thương mại đang tiếp tục gây cản trở đối với kinh doanh khắp khu vực này, sau khi hình thành, FTAA sẽ xoá bỏ các hàng rào thuế quan hiện tại và giúp tránh việc hình thành hàng rào thuế quan mới; xoá bỏ những hạn chế đối với việc trao đổi buôn bán hàng hoá, dịch vụ và đầu tư Việc xoá bỏ các rào cản thông qua FTAA này có thể giúp các nước trong khu vực nhanh chóng trở thành các nền kinh tế cạnh tranh

Quả thực việc giải quyết được các rào cản về thương mại và đầu tư giúp FTAA thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư ở Châu Mỹ Sau đây là một số phân tích cho thấy rõ khẳng định này

Các hàng rào quan thuế cao chính là rào cản cơ bản đã, đang tiếp tục gây ảnh hưởng, khó khăn cho trao đổi thương mại Các nhà sản xuất Mỹ đặc biệt đối mặt với mức thuế rất cao đánh vào hàng xuất khẩu đến những nước không phải là thành viên của NAFTA Và đây cũng là tình huống đối với nhiều nước Mỹ Latinh và Caribbe khác, những nước này phải trả mức thuế quan cao khi thâm nhập vào thị trường của nhau hay thâm nhập vào nhiều mảng thị trường vẫn còn bảo hộ cao ở Mỹ và Canada Khi có FTAA, gần như tất cả các thuế quan này sẽ được xoá bỏ

Thậm chí các nước láng giềng đã bắt đầu tháo gỡ các hàng rào thuế quan của nước khác thông qua các hiệp định thương mại tiểu khu vực hay song phương, trao đổi thương mại ở châu Mỹ tiếp tục phức tạp hơn và gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa Lý do là việc phổ biến của “Nguyên tắc xuất xứ” chứa đựng trong các hiệp định thương mại tự do khác nhau Các nguyên tắc xuất xứ quyết định sản phẩm nào trong một hiệp định thương mại tự do có đủ điều kiện được nhận các ưu tiên về thuế và các lợi ích khác từ hiệp định tự do thương mại Nhưng các thoả thuận tự do thương mại khác nhau thì có các phương pháp và hình thức tính toán khác nhau với việc quyết định nguồn gốc, vì thế các doanh nhân phải tiếp tục đối mặt với một gánh nặng khi cố gắng tiếp cận một thương trường Tây bán cầu mở rộng FTAA sẽ mang đến cơ hội để dung hoà tất cả các nguyên tắc xuất xứ từ các hiệp định song phương, tiểu khu vực, đó là NAFTA, MERCOSUR, các hiệp định tự do thương mại giữa

Mỹ - Chile, hay Mexico - Bolivia, và một số hiệp định khác thành một loạt các nguyên tắc xuất xứ thống nhất, đồng bộ để có thể chỉ dẫn việc đưa ra các quyết định kinh doanh khắp châu Mỹ

Tương tự, các doanh nghiệp khắp châu Mỹ vẫn phải đối mặt với một loạt các biện pháp hạn chế thương mại và đầu tư - đó là các biện pháp phi thuế quan Các biện pháp này bao gồm tiêu chuẩn về sản phẩm không nhất quán, chồng chéo và yêu cầu điều chỉnh do các quốc gia đặt ra mà các công ty phải nhận biết và giải quyết nếu họ muốn thâm nhập thị trường của một nước Các biện pháp đó cũng bao gồm chế độ khách hàng để duy trì hơn nữa việc buôn bán chứ không phải hạn chế vận chuyển và tiếp cận trong cạnh tranh với các hợp đồng chính phủ FTAA là một cơ hội để khắc phục các hạn chế đó

Xu hướng, triển vọng và giải pháp cho việc thành lập FTAA

Triển vọng - xu hướng của các cuộc đàm phán FTAA chủ yếu phụ thuộc vào các vấn đề sau:

- Liệu tăng trưởng kinh tế có đủ để duy trì sự ủng hộ của dân chúng cho cải cách về thương mại và các cải cách khác về kinh tế?

- ý chí chính trị của các quốc gia thương mại hàng đầu đối với việc xây dựng một chế độ tự do mậu dịch mang lại lợi ích cho tất cả các bên

- Liệu xung đột về chính trị ở một số nơi có làm xói mòn sự ủng hộ cho các cải cách mới về thương mại - hay tồi tệ hơn là quá tiêu cực vì dẫn đến một làn sóng “các quốc gia thất bại” mà hậu quả là không cho phép họ tham gia trong một hiệp định Tây bán cầu?

- Mỹ cam kết tự do hoá như thế nào đối với hàng rào thương mại vững chắc của họ? Đạo luật về nông nghiệp mới của Mỹ và các hỗ trợ nhập khẩu thép, cùng với các yêu cầu của quốc hội về “tăng cường” các luật chống phá giá của Mỹ, gây ra thái độ hoài nghi ở Mỹ Latinh về thái độ sẵn lòng của các quan chức Mỹ đối với việc mở cửa thị trường của họ đối với các đối tác bên ngoài

Thực tế cho thấy, hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khiến cho các cuộc đàm phán FTAA đang bị đình trệ, đó là:

- Trong khi nhiều nước Nam Mỹ một thời nhiệt thành ủng hộ FTAA thì suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho các nước lớn như Argentina phải tính đến các hàng rào thương mại để bảo vệ nền kinh tế trong nước và coi đó là cách thức duy nhất để ổn định nền kinh tế Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Ngoại trưởng Ngoại giao Mỹ đương nhiệm Colin Powell đã nhắc lại năm 2005 là năm mục tiêu để phê chuẩn FTAA, nhưng cuối cùng mục tiêu đó đã không thực hiện được do nhiều chính phủ ở Mỹ Latinh vẫn bày tỏ những hoài nghi sâu sắc

- Việc thông qua Quyền đàm phán thương mại đặc biệt của Tổng thống

Mỹ (TPA) cho Tổng thống Mỹ năm 2002 đã cho phép các quan chức thương mại Mỹ đặt toàn bộ các hàng rào thương mại của Mỹ trên bàn đàm phán mà không có ngoại lệ Nhưng cho đến tháng 7 năm 2007, chỉ vài giờ sau khi hiệp định tự do thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc được ký, TPA hết hiệu lực và Quốc hội Mỹ quyết định không gia hạn quyền này cho Tổng thống đương nhiệm G.Bush nữa Đây cũng được coi là một thách thức lớn cho tiến trình đàm phán FTAA

- Khó khăn từ yêu cầu đồng thuận: Tiến trình FTAA đang đứng trước thách thức bởi vì nó đòi hỏi phải có sự đồng thuận Lợi ích của các nước cụ thể hay các khối đàm phán có thể bị bỏ qua Chẳng hạn như, Mỹ muốn tính đến cả các điều khoản về quyền lao động và môi trường trong FTAA Nhiều nước FTAA đã phản đối gay gắt đề xuất này, nhưng cuối cùng Mỹ cũng đã điều chỉnh với việc thành lập thêm Uỷ ban đại diện các chính phủ về sự tham gia của xã hội dân sự Để đạt được sự đồng thuận trong một khu vực có trình độ phát triển kinh tế đa dạng như châu Mỹ chắc chắc là một việc không dễ dàng

- Đối phó với việc thay đổi các điều kiện kinh tế và chính trị: Môi trường kinh tế và chính trị trong nước của các nước tham gia không những tác động đến chính trị nội bộ mà còn có tác động đến các nước tham gia khác

Chính thử thách về kinh tế và bất ổn về chính trị đã khiến nhiều nước tham gia miễn cưỡng theo đuổi một FTAA

- Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Mỹ cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bế tắc của tiến trình đàm phán FTAA Đây là nước xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất trên thế giới; 1/3 sản lượng mùa màng là dành cho xuất khẩu, nông nghiệp là ngành duy nhất luôn có thặng dư thương mại của Mỹ

Mỹ luôn lớn tiếng đòi hỏi tự do hơn trong tiếp cận thị trường nước ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu của mình, trong khi luôn tìm cách nâng rào cản thuế quan và phi thuế quan để ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp Tổng thống Bush ký một luật tăng trợ cấp cho nông dân Mỹ lên tới 70% hồi tháng 5 năm 2002, trong khi đề xuất cắt giảm bảo hộ mạnh mẽ, tình hình bảo hộ của

Mỹ vẫn không thay đổi Như thế có thể thấy rõ ràng là chính sách nông nghiệp của Mỹ chứa những mâu thuẫn nội tại và cần cải cách, nếu Mỹ không nhượng bộ trong vấn đề này thì triển vọng của FTAA vẫn còn nhiều thách thức

Với những khó khăn nói trên, tất cả các nước tham gia đàm phán đều nhận thấy để đạt được hiệp định này thì cần phải có sự thoả hiệp Tiến trình đàm phán được xây dựng cẩn thận trong nhiều năm và các nhà thương thuyết cần hiểu các đối tác khác rất rõ Sự trợ giúp về chuyên môn trong đàm phán thương mại được cung cấp cho các nước yếu kém hơn Có lẽ quan trọng nhất là hầu như tất cả các nước liên quan đều mong muốn nỗ lực hội nhập Tây bán cầu thành công vì họ thấy được điều đó sẽ có lợi cho các nhu cầu phát triển của đất nước mình

Tuy cho đến thời điểm này, FTAA chưa được thành lập nhưng triển vọng vẫn tích cực vì:

- Các dấu hiệu phục hồi kinh tế ở Mỹ Latinh, một số tiến bộ trong cuộc đàm phán của Tổ chức thương mại thế giới WTO (vì trong các lĩnh vực như cải cách bảo hộ nông nghiệp thì tiến bộ của các cuộc đàm phán WTO là cần thiết đối với thành công của các cuộc đàm phán FTAA) và các động thái khác gần đây đã tạo nền tảng cho “sự lạc quan mong manh” về tương lai các cuộc đàm phán Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ FTAA

- Một số nước LAC bị tác động bởi các chính phủ hoạt động không hiệu quả và đối mặt với sự phản đối chủ nghĩa dân tuý nhưng các vấn đề cai trị của họ dường như không chuyển thành một cuộc khủng hoảng của “các quốc gia thất bại” Các chế độ dân chủ vẫn còn yếu kém ở một vài nước LAC, thế nhưng các chế độ cánh tả hay cánh hữu có một số lựa chọn có thể thực hiện được để tiếp tục theo đuổi các cải cách thương mại và đầu tư nếu như các ngành và đội ngũ công nhân của họ sánh kịp với các nhà cạnh tranh toàn cầu

Các chính sách thay thế nhập khẩu đã thất bại trong các thập kỷ qua và thậm chí không thể thực hiện được trong một thế giới của thị trường ngày càng toàn cầu hoá, ngày nay các nước cần phải thích nghi nhanh chóng hơn đối với các động thái thay đổi chóng mặt trong các thị trường toàn cầu, không thay đổi có nghĩa là tụt hậu Hơn nữa, các nước có nền kinh tế tương đối khép kín như

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:56