Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát hoạt động của phương thức liên kết tỉnh lược trong các bài phóng sự (Cụ thể là khảo sát các bài phóng sự trên tạp chí Hoa học trò 2! (HHT2) trong 2 năm 2008 - 2009)
Chúng tôi khảo sát các biểu hiện đa dạng, phức tạp của các phát ngôn tỉnh lược xuất hiện trong các bài phóng sự và hoạt động của chúng trong văn bản Trên cơ sở thống kê các phát ngôn tỉnh lược, chúng tôi tìm hiểu tất cả các phương thức tỉnh lược và hoạt động của chúng trong văn bản, tìm hiểu tần số xuất hiện của từng dạng cụ thể trong những ngữ cảnh khác nhau (trên cứ liệu chúng tôi thu thập được)
Bằng kết quả thu nhận được, chúng tôi đưa ra những nhận xét, phân loại và mô tả hoạt động của từng phương thức cụ thể trong các phát ngôn tỉnh lược chúng có đa dạng, phong phú hay không; đồng thời tìm ra những đặc thù của phương thức liên kết tỉnh lược với tư cách là phương thức liên kết trong văn bản Thông qua đó, chúng tôi xem xét phương thức tỉnh lược có ảnh hưởng như thế nào đối với giá trị liên kết và ngữ nghĩa của văn bản, cũng như ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tiếp nhận tác phẩm của độc giả
Phương thức liên kết tỉnh lược là một trong những phương tiện liên kết liên câu trong văn bản tiếng Việt Việc đi sâu nghiên cứu những phương tiện liên kết này là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong việc nghiên cứu ngữ pháp văn bản Theo Trần Ngọc Thêm, hệ thống liên kết câu bao gồm liên kết từ vựng ngữ nghĩa và liên kết ngữ pháp Phương thức liên kết tỉnh lược là một trong những phương thức quan trọng trong quá trình tạo lập và tiếp nhận văn bản Thực tế trong quá trình tạo lập văn bản, phương thức liên kết này thể hiện rất phức tạp, đa dạng và linh hoạt
Chúng tôi hi vọng với những kết quả nghiên cứu của mình có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược trên cả ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học, bổ sung thêm tư liệu và hi vọng đem lại cách nhìn mới hơn và lý thuyết văn bản, ngôn ngữ học văn bản và phân tích diễn ngôn Việc nghiên cứu phương thức liên kết này một cách có hệ thống là một việc làm hết sức cần thiết trong việc nghiên cứu ngữ pháp văn bản
Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ở mức độ liên câu sẽ giúp chúng ta nhìn ra các mặt biểu hiện của việc liên kết bằng phương thức tỉnh lược Trong giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng hiện tượng tỉnh lược không chỉ mang giá trị liên kết các phát ngôn, mà còn đồng thời thể hiện những dụng ý diễn đạt ngữ nghĩa khác nhau của chủ đối thoại trong hiện thực giao tiếp
Nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược đồng thời còn giúp cho việc dạy và học tiếng Việt trong nhà trường, nhất là các trường phổ thông Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vấn đề này còn giúp hỗ trợ cho việc biên tập sách, trong cách tiếp cận ngôn ngữ và văn hoá.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hầu như trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng tỉnh lược Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm Tỉnh lược tồn tại dưới nhiều dạng tên gọi: câu rút gọn, câu đơn phần, câu tỉnh lược, câu đặc biệt, ngữ trực thuộc Ở Việt Nam, nghiên cứu hiện tượng này phải kể đến các tác giả như: Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Chí Hoà, Phan Mậu Cảnh, Phạm Văn Tình; các nhà nghiên cứu nước ngoài như: Galperin, M.A.K Halliday & R.Hasan, O.I Moskalskaija, Hướng nghiên cứu của các tác giả mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó, hoặc là nghiên cứu bước đầu chứ chưa đi sâu vào vấn đề này Đến năm 2001, tác giả Phạm Văn Tình trong luận án tiến sĩ của mình đã đi sâu nghiên cứu, xem xét hiện tượng tỉnh lược một cách quy mô và có hệ thống Hướng nghiên cứu nà mở ra nhiều vấn đề mới trong việc tiếp cận hiện tượng tỉnh lược Tuy nhiên trong đó vẫn còn những khía cạnh, nhữn hướng khác nhau cần được mở rộng nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược ở nhiều góc độ khác
Các nhà nghiên cứu đã có những kiến giải khác nhau về hiện tượng tỉnh lược Nhìn chung, hướng tiếp cận này được nhìn nhận theo hai xu hướng:
* Thứ nhất là quan niệm thuần tuý cú pháp điển hình như tác giả Nguyễn Kim Thản (1977), Hoàng Trọng Phiến (1980), Nguyễn Minh Thuyết
Nguyễn Kim Thản (1964) quan niệm: “Câu tỉnh lược là một loại câu mà người ta có thể dựa vào hoàn cảnh mà khôi phục lại bộ mặt hoàn chỉnh của nó khác với câu một phần”
Nguyễn Kim Thản phân loại cấu trúc câu căn cứ chủ yếu vào thành phần của bản thân mỗi câu đang xét Khi câu bị khuyết, ông dựa vào chức năng ngữ nghĩa của câu để có thể phân loại thành các tiêu loại câu (câu đơn phần, câu danh xưng, câu đặc biệt)
Các tác giả sau này có quan niệm tương tự
Hoàng Trọng Phiến (1980) cho rằng: “Chủ ngữ hiểu ngầm hay là chủ ngữ rút gọn tương ứng với câu có chủ ngữ hiện diện Chủ ngữ rút gọn thường thấy trong các câu có nghĩa miêu tả tính chất và quá trình Chủ ngữ zero có trong câu có ý nghĩa tồn tại” [Hoàng Trọng Phiến 1980:115] Và tác giả cũng nói thêm rằng: “Những câu đơn phần thường do những vị từ đảm nhiệm”
Tuy nhiên, khi xem xét chúng, tác giả lại không đối chiếu về mặt ngữ nghĩa giữa các phát ngôn và gần như thoát li khỏi ngữ cảnh
* Khuynh hướng thứ hai là hướng coi các phát ngôn tỉnh lược thuộc kiểu riêng Các nhà ngôn ngữ học dựa vào tiêu chí phân loại cấu trúc cú pháp hoặc từ loại Theo hướng này, các tác giả xem xét các phát ngôn tỉnh lược trong cả chuỗi phát ngôn đang có mặt nhằm giải quyết triệt để mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn Các tác giả theo khuynh hướng này lại phân chia thành 3 quan điểm chính:
- Nhóm thứ nhất gồm các tác giả như M.A.K Halliday, David Nunan, I.P Galperin, Diệp Quang Ban, chia các phát ngôn tỉnh lược thành ba tiểu loại chính:
+ Tỉnh lược danh từ + Tỉnh lược động từ + Tỉnh lược tính từ
Các tác giả phân loại tỉnh lược dựa vào tiêu chí từ loại của lược ngữ
Halliday và Diệp Quang Ban đều cho rằng phép tỉnh lược có liên quan chặt chẽ tới phép thế Theo tác giả, những vị trí không được thay thế bằng các từ ngữ khác không rõ nghĩa, mà được bỏ trống thì sẽ là trường hợp của tỉnh lược “Tỉnh lược được coi là thế bằng zero” [Diệp Quang Ban 1998: 186]
- Nhóm thứ hai, đại diện là Cao Xuân Hạo (1991) cho rằng: Có hiện tượng tỉnh lược đưa đến loại câu chỉ có một phần thuyết trên bề mặt (câu không đề) Câu không đề không phải là loại câu đặc biệt Ông cũng cho rằng các phát ngôn tỉnh lược chính là các phát ngôn có chứa các ngữ đoạn hồi chỉ (hồi chỉ zero) Ông quan niệm “tỉnh lược không chỉ có tác dụng tiết kiệm” mà còn “thực hiện tính mạch lạc trong câu” và trong một tổ hợp câu”, “tránh lặp lại sự nặng nề của các ngữ đoạn cùng một sở chỉ thường có hại cho tính mạch lạc của văn bản” [Cao Xuân Hạo 1991: 198]
- Nhóm thứ ba, điển hình như tác giả Trần Ngọc Thêm (1985), xem xét tất cả những phát ngôn không hoàn chỉnh về cấu trúc là ngữ trực thuộc
Những phát ngôn tỉnh lược nòng cốt (chủ ngữ, vị ngữ) được gọi là những ngữ trực thuộc tỉnh lược Ông là một trong những người để tâm nghiên cứu kỹ nhất hiện tượng tỉnh lược [Trần Ngọc Thêm 2002: 159-162, 185-204, 212-
222] Ông không tán thành quan niệm coi phép tỉnh lược là hiện tượng thay thế bằng zero Ông nhấn mạnh đến chức năng liên kết với tên gọi “tỉnh lược liên kết” là chức năng chủ yếu của phép tỉnh lược Tuy nhiên khi đưa ra định nghĩa về tỉnh lược thì lại có sự mâu thuẫn trong chính quan niệm của ông
Các tác giả theo hướng nghiên cứu này, chia phép tỉnh lược làm ba loại:
+ Tỉnh lược chủ ngữ + Tỉnh lược vị ngữ + Tỉnh lược phức (tỉnh lược nhiều thành phần)
Phép tỉnh lược được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau Điều dễ dàng nhận thấy là các công trình nghiên cứu về phép tỉnh lược cũng như các phát ngôn tỉnh lược rất ít được miêu tả một cách tỉ mỉ và nghiên cứu sâu Mỗi tác giả có một cách tiếp cận khác nhau do có sự khác biệt về quan điểm nhìn nhận, vì vậy đã đưa ra những kiến giải khác nhau
Chỉ đến năm 2001, tác giả Phạm Văn Tình với đề tài “Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong văn bản tiếng Việt” thì phép tỉnh lược thực sự được nghiên cứu sâu và có quy mô, hệ thống Tuy nhiên khi nghiên cứu phép tỉnh lược trên nhiều bình diện, tác giả không thể bao quát được hết các ngữ liệu Chúng tôi lựa chọn đề tài “Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong các bài phóng sự trên báo HHT2” với hi vọng đóng góp một phần nào đó vào việc nghiên cứu phép tỉnh lược, góp thêm một cách hiểu khi tiếp cận vấn đề này, đồng thời qua đó thấy được vai trò của phép tỉnh lược đối với giá trị liên kết và ngữ nghĩa trong tác phẩm báo chí, và hiệu quả tác động tới sự tiếp nhận của độc giả
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này của chúng tôi đặt vấn đề “Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong các bài phóng sự trên báo Hoa học trò 2!” Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khảo sát các chuỗi phát ngôn trong các bài phóng sự được đăng trên tờ báo này có liên quan tới hiện tượng tỉnh lược Các phát ngôn này được nối kết, kết hợp với nhau bởi nhiều yếu tố tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn (ngữ cảnh, thời gian, không gian, mục đích, yếu tố văn hoá, xã hội, )
Trong khuôn khổ luận văn và do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong tư liệu là các bài phóng sự được đăng trên báo HHT2 trong 2 năm 2008 - 2009
5 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài của chúng tôi tập trung miêu tả hoạt động của phương thức tỉnh lược trong văn bản, các dạng biểu hiện cụ thể và thông qua đó thể hiện giá trị liên kết và ngữ nghĩa của tác phẩm cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả
Khảo sát đa dạng các bài phóng sự trên báo HHT2 trong 2 năm 2008 -
2009 nhằm trả lời câu hỏi: Mối quan hệ giữa chủ ngôn và lược ngôn được biểu hiện đa dạng như thế nào? Mức độ liên kết giữa chủ ngôn và lược ngôn?
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi tập trung miêu tả hoạt động của phương thức tỉnh lược trong văn bản, các dạng biểu hiện cụ thể và thông qua đó thể hiện giá trị liên kết và ngữ nghĩa của tác phẩm cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả
Khảo sát đa dạng các bài phóng sự trên báo HHT2 trong 2 năm 2008 -
2009 nhằm trả lời câu hỏi: Mối quan hệ giữa chủ ngôn và lược ngôn được biểu hiện đa dạng như thế nào? Mức độ liên kết giữa chủ ngôn và lược ngôn?
Vấn đề khôi phục các phát ngôn tỉnh lược trong văn bản? Điều này có ảnh hưởng như thế nào tới giá trị của tác phẩm và sự tiếp nhận của độc giả?
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp chung: Luận văn được thực hiện chủ yếu theo phương pháp quy nạp trên cơ sở thu thập, thống kê, miêu tả và phân tích tư liệu khảo sát Qua đó rút ra kết luận, đánh giá chung
Chúng tôi tiến hành đọc tư liệu, lập bảng thống kê tư liệu về các mặt: ngày tháng báo ra, tên bài phóng sự, các hiện tượng tỉnh lược xuất hiện trong bài phóng sự đó, phân loại phép tỉnh lược, vai trò của lược tố trong phát ngôn tỉnh lược
+ Xử lý tư liệu: chúng tôi sử dụng các phương pháp:
Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp phân tích cú pháp – ngữ nghĩa Đồng thời, chúng tôi kết hợp với các thủ pháp đối chiếu và so sánh cấu trúc.
Bố cục của luận văn
Khái niệm câu, phát ngôn, văn bản, diễn ngôn, ngữ trực thuộc (NTT) 1 Phát ngôn
Lâu nay, người ta coi câu là đơn vị cao nhất, đơn vị thực hiện chức năng thông báo Định nghĩa về câu được xác định theo 3 tiêu chí:
- Có nghĩa hoàn chỉnh hoặc “tương đối” hoàn chỉnh (tiêu chí nội dung);
- Được cấu tạo theo những mô hình nhất định với nòng cốt là cấu trúc Chủ - Vị (tiêu chí cấu trúc);
- Có những dấu hiệu hình thức nhất định như ngữ điệu, dấu câu
Một số tác giả có những cách gọi khác nhau Chẳng hạn, V.A
Beloshapkova [1977:182] nói đến cấu trúc ngữ nghĩa, tổ chức hình thức và tổ chức giao tiếp V.A.Kochergina [1976:163-164] nói về tính độc lập giao tiếp, tính vị thể và tính tình thái Tác giả Hoàng Trọng Phiến đề cập đến sự biểu hiện tư tưởng, sự trọn vẹn về ngữ pháp và hoàn chỉnh về ngữ điệu [Hoàng Trọng Phiến 1980:19]
Một số tác giả khác khi đề cập đến câu, chỉ nói đến hai dấu hiệu mặc dù họ đã nhập tiêu chí thứ nhất và thứ hai thành dấu hiệu ngữ nghĩa - cấu trúc (có khi gọi là “tính vị thể” [Vinogadov 1955:270], [Nguyễn Kim Thản 1964], hoặc nhập tiêu chí thứ hai và thứ ba thành một tiêu chí nói chung
Vậy tại sao khi nói đến phát ngôn, các nhà nghiên cứu lại đề cập đến câu? Giữa câu và phát ngôn có mối quan hệ như thế nào? Quan điểm phổ biến, người ta coi phát ngôn là câu được hiện thực hoá trong ngữ cảnh, còn câu là thực thể trừu tượng Dùng thuật ngữ phát ngôn là phù hợp hơn cả
Phát ngôn [ Phạm Văn Tình, Ngữ học trẻ 97: 95] là “một hoặc một chuỗi từ mà trong lời nói nó được giới hạn bằng hai quãng ngắt và trên chữ viết nó được giới hạn bằng hai dấu chấm hoặc các dấu tương đương”
1.1.2 Văn bản và diễn ngôn
Trong thực tế, văn bản (text) và diễn ngôn (discours) là hai khái niệm có thể được sử dụng thay thế và phân biệt lẫn nhau Văn bản (text) gắn với các thuật ngữ liên kết văn bản, ngữ pháp văn bản, ngôn ngữ học văn bản,
Diệp Quang Ban là người để tâm nghiên cứu vấn đề này Ông đã dẫn chứng chi tiết những quan niệm khác nhau về văn bản như sau:
L Hjemslev (1953): “Văn bản được xét như một lớp phân chia được thành các khúc đoạn”
W Koch (1968): “Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất kỳ có kết thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp”
R Harwey (1968): “Văn bản là chuối nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ được làm thành bởi một dây chuyền của các phương tiện thế có hai trắc diện (trục ngang và trục dọc)”
Bather (1970): “Văn bản là một đoạn lời nói hữu tận bất kỳ, tạo thành một thể thống nhất xét từ phương diện nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này”
Theo W Dressler (1970): “Trong thời đại chúng ta mọi người thừa nhận rằng đơn vị cao nhất, ít lệ thuộc nhất không phải là câu mà là văn bản”
M.A.K Halliday (1960) nhấn mạnh: “Đơn vị cơ bản khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ không phải là từ hay câu mà là văn bản”
Nghiên cứu về văn bản, H Harman đến năm 1965 đã cụ thể hơn ý tưởng của Halliday, tác giả cho rằng: “Các ký hiệu ngôn ngữ chỉ bộc lộ mình chừng nào chúng ta là những cái gắn bó với nhau trong văn bản Mọi người dùng ngôn ngữ chỉ nói bằng các từ và bằng các câu, ít ra cũng bằng các câu làm thành từ các từ nằm trong văn bản”
Năm 1966, Wenrich lại bổ sung một nhân tố mới quan trọng trong quan niệm văn bản, đó là nhân tố tình huống: “Bình thường chúng ta không nói bằng các từ rời rạc mà bằng các câu và các văn bản, và lời nói của chúng ta xây dựng trên tình huống”
Chính vị trí quan trọng của văn bản mà nó trở thành đối tượng của ngôn ngữ học và là cơ sở thúc đẩy hình thành môn học mới trong ngôn ngữ học đó là ngôn ngữ học văn bản Vậy văn bản là gì và thực chất đối tượng của nó được thể hiện như thế nào? Tại sao khi nghiên cứu văn bản người ta lại đề cập đến thuật ngữ diễn ngôn?
Trần Ngọc Thêm (1985): “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà tỏng đó các câu mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy” Ông khẳng định: “diễn ngôn mới là ký hiệu giao tiếp chứ không phải là câu” [Trần Ngọc Thêm 1985:11] Và ông chứng minh “câu là các ký hiệu giao tiếp ở bậc cao nhất”, “Các lý luận ngôn ngữ học xây dựng trong khuôn khổ câu đã phải trả một giá đắt; chúng ngày càng bộc lộ những hạn chế và bất lực của mình trước những nhu cầu của lý luận và thực tiễn”
Do vậy việc chuyển đối tượng từ câu/ phát ngôn sang diễn ngôn chúng ta mới thấy rõ tính giao tiếp của ngôn ngữ Đó là sự kết hợp của một loạt các yếu tố nội dung sự kiện, các tham tố cũng như là mối quan hệ giữa các tham tố trong sự tình đó và phương tiện được sử dụng để chuyển tải một nội dung nào đó sẽ mang lại các giá trị giao tiếp khác nhau
Thuật ngữ diễn ngôn (còn được gọi là diễn từ, ngôn bản, ngôn phẩm) thường được hiểu là một chuỗi phát ngôn được hiện thực trong giao tiếp bằng lời Trên cơ sở đó diễn ngôn còn là đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hội thoại Bởi vì nhân tố hội thoại và các nhân tố đơn thoại đã tham gia, hoà trộn vào nhiều văn bản
Beller (1971) cho rằng: “Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn
S1, Sn trong đó việc giải thuyết nghĩa của mỗi phát ngôn Si (với 2 ≤ i ≤ n) là thuộc vào sự giải thuyết những phát ngôn trong chuỗi S1, Si-1 Nói cách khác sự giải thuyết thoả đáng một phát ngôn tham gia diễn ngôn đòi hỏi phải biết ngữ cảnh đi trước”
Mạch lạc và liên kết trong văn bản
1.2.1 Mạch lạc trong văn bản
Khái niệm mạch lạc đến nay vẫn có nhiều cách hiểu Đã có nhiều quan niệm khác nhau về mạch lạc Vì vậy để nhận biết tính mạch lạc của văn bản không phải là điều dễ dàng Có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến hiện tượng này Việc đưa lý thuyết mạch lạc vào nghiên cứu phân tích văn bản nói chung giúp ích rất nhiều cho việc lĩnh hội văn bản với tư cách là một chỉnh thể nghệ thuật
Các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này xuất phát từ những phương diện khác nhau Mỗi quan niệm lại có một cách hiểu riêng Trước hết, chung tôi xin điểm lại một vài quan điểm về mạch lạc từ trước đến nay
1.2.1.1 Quan điểm về mạch lạc của các nhà nghiên cứu nước ngoài
David Nunan cho mạch lạc là “cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là có mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu nói có liên quan với nhau Trong cách xác định mạch lạc này, “tầm rộng” như là một quãng nào đó, có thể là toàn bộ văn bản, có thể là một phần của văn bản, có thể là một chuỗi câu nối tiếp nhau “cố mắc vào nhau”
Theo M.A.K Halliday & R Hasan: “Mạch lạc được coi như phần còn lại (sau khi trừ liên kết) thuộc về một ngữ cảnh tình huống với những dấu nghĩa tiềm ẩn Mạch lạc được coi là phần bổ sung cần thiết cho liên kết, là một trong những điều kiện tạo thành chất văn bản”
D Togeby lại cho rằng: Mạch lạc (coherence), hiểu một cách chung nhất là đặc tính của sự tích hợp văn bản, tức là cái đặc tính đảm bảo cho các yếu tố khác nhau trong văn bản khớp được với nhau trong một tổng thể gắn kết
Pergamon Press: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất logic được trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện, một truyện kể, lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được nối kết với nhau hơn là những dâu liên hệ thuộc ngôn ngữ” (dẫn theo [Nguyễn Thị Thìn 2003: 44-45])
Garror Sanford: Xuất phát từ góc độ của người tạo lập văn bản thì cho rằng: “Một trong những mục tiêu của người viết có kinh nghiệm là làm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản hoà kết lại với nhau một cách thích hợp để trở thành một chỉnh thể mạch lạc hoàn chỉnh Đặc trưng kết hợp mang tính văn này gọi là mạch lạc” Đến lượt mình, Galperin đã đưa ra nhận xét về mạch lạc trong văn bản như sau: “Những phương tiện liệt kê của mạch lạc được xem là những phương tiện logic bởi vì chúng được sắp xếp vào những khái niệm logic triết học, những khái niệm về chuỗi liên tục, về quan hệ thời gian, quan hệ không gian, nhân quả Những phương tiện này được giải mã dễ dàng bởi vậy không kìm giữ được sự chú ý của người đọc, chỉ trừ những trường hợp muốn hoặc không muốn vẫn phát hiện ra sự tương ứng giữa các đơn vị đại diện được kết chuỗi với chính những phương tiện mạch lạc”
Galperin đã hệ thống hoá một số dạng thức của mạch lạc trong văn bản nghệ thuật như: mạch lạc liên tưởng, mạch lạc hiện tượng, mạch lạc bố cục - kết cấu, mạch lạc tu từ, mạch lạc tiết điệu,
Như vậy, Galperin khẳng định: “Mạch lạc là một phạm trù đặc trung cho văn bản và định nghĩa mạch lạc là những hình thức liên kết riêng biệt, đảm bảo thể liên tục (về thời gian hay không gian), sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ thể”
1.2.1.2 Quan điểm về mạch lạc của các nhà nghiên cứu trong nước
Liên quan đến việc nghiên cứu mạch lạc, các nhà nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam chưa nhiều Người đầu tiên khởi xướng đó là Trần Ngọc Thêm với công trình “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”, mặc dù tác giả không đề cập đến mạch lạc trong liên kết nội dung Ngoài ra còn phải kể đến Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nguyễn Thị Thìn và một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên cao học
Từ điển tiếng Việt phổ thông (Viện Ngôn ngữ học - NXB Tp Hồ Chí Minh) có định nghĩa về mạch lạc như sau: “Sự tiếp nối một trật tự hợp lý giữa các ý, các phần trong nội dung diễn đạt” Đỗ Hữu Châu viết: “Một văn bản, một diễn ngôn hay một lập luận đơn phức bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào, tính lập luận là một sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc (coherence) về nội dung bên cạnh liên kết về hình thức (cohesion)”
Tác giả Bùi Minh Toán thì cho rằng : “Phương diện liên kết nội dung được nhận diện với tên gọi là mạch lạc, trong khi đó phương diện liên kết hình thức vẫn được gọi chung là liên kết Mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể ra thành sự thống nhất về đề tài, chủ đề và sự chặt chẽ về logic”
Khác với các định nghĩa mang tính hàn lâm, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 - tập 1 (Tài liệu sách giáo khoa thí điểm) định nghĩa như sau: “Văn bản cần phải mạch lạc Một văn bản mạch lạc là một văn bản mà chủ đề của nó được biểu hiện qua các bộ phận theo một trình tự rõ ràng, hợp lý; nhờ thế, người đọc, người nghe thấy dễ hiểu và hứng thú”
Diệp Quang Ban đưa ra quan điểm: “Cái nhìn chung nhất hiện nay là những từ ngữ trực tiếp diễn đạt các quan hệ kết nối giữa các câu, phát ngôn làm thành các tiểu hệ thống (các phương tiện liên kết) thì được xếp vào liên kết, còn những mối liên hệ nào thiết lập được thông qua ý nghĩa giữa các câu thì thuộc về mạch lạc”
Nguyễn Thị Thìn trong bài viết về “Mạch lạc trong văn bản viết” có đưa ra kiến giải như sau: “Mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày Logic của sự trình bày có quan hệ chặt chẽ với logic khách quan, logic nhận thức nhưng không đồng nhất Bởi nó còn là kết quả của ý đồ, chiến lược giao tiếp của chủ thể tạo lập văn bản Nó còn được hình thành trong quan hệ với các quy tắc giao tiếp, với phong cách và thể loại văn bản Do vậy, người ta mới có thể nói tới những nét đặc thù về mạch lạc của từng văn bản thuộc cùng thể loại” Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản viết bao gồm: sự thống nhất của chủ đề và đích giao tiếp của toàn văn bản, trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lí, những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của văn bản, giải pháp triển khai chủ đề phù hợp với ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản
Phép tỉnh lược với tư cách là phương thức liên kết văn bản (Cách nhận diện, định nghĩa)
Trong quá trình giao tiếp, con người luôn lựa chọn cho mình một cách nói tối ưu Trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng, việc rút gọn (lược bỏ hay tỉnh lược) tiềm ẩn những dụng ý giao tiếp khác nhau Nếu xét trên phương diện hình thức cú pháp, chúng ta thấy rằng khi phát ngôn bị tỉnh lược (hay rút gọn, lược bớt thành phần) người ta thường có cảm giác câu thiếu cái gì đó
Tuy nhiên chính những điều đó lại có tác dụng trong việc thể hiện ý đồ giao tiếp của chủ thể, đối tượng tham gia giao tiếp
Ngôn ngữ bao giờ cũng sử dụng phương thức tiết kiệm Tiết kiệm bằng cách lược bớt thành phần có trong cấu trúc hay mạch thông báo, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo đầy đủ lượng thông tin, ngữ nghĩa thông báo Tỉnh lược diễn ra ở nhiều đơn vị ngôn ngữ, nhất là các phát ngôn/ câu Ngắn gọn mà vẫn đủ ý là một trong những yêu cầu quan trọng của bất kỳ thông báo nào Trong ngôn ngữ, hiện tượng rút gọn có 4 phương thức, đó là: Rút gọn từ ngữ (Contraction), Viết tắt (Abbreviation), Thay thế bằng đại từ (Pronouns), và Tỉnh lược (Ellipsis)
Theo tác giả Phạm Văn Tình, bốn phương thức trên được quy về hai phương thức chính, đó là sự rút gọn (reduction) và sự tỉnh lược (ellipsis) Điều phức tạp nhất đó là hiện tượng tỉnh lược (ellipsis)
Khái niệm phần dư, thiếu được giải quyết như thế nào đó là một trong những nhiệm vụ mà phép tỉnh lược quan tâm
* Định nghĩa phép tỉnh lƣợc
Tỉnh lược được coi là hiện tượng rút gọn văn bản Đó là hiện tượng loại bớt các thành phần trong phạm vi cú pháp và rộng hơn là ngôn bản
Mỗi phát ngôn “chỉ có giá trị khi nó được đưa vào giao tiếp, nơi mà ở đó nó được “tình thái hoá” để phục vụ cho ý đồ giao tiếp của người nói, thể hiện rõ hiệu lực giao tiếp” [Phạm Văn Tình 2002:28] Chính ở đây các yếu tố tình thái, ngữ nghĩa, ngữ dụng chi phối phép tỉnh lược Chúng ta biết rằng, đặc trưng ngôn ngữ tiếng Việt trật tự từ đóng vị trí rất quan trọng trong việc thể hiện các phạm trù ngữ pháp, nên các dạng thể hiện của phép tỉnh lược rất đa dạng Vì vậy, khi phân tích phải căn cứ vào nhiều bình diện, nhiều cách thức khác nhau Mục đích cuối cùng là chỉ ra được ngữ nghĩa của cả chuỗi phát ngôn (văn bản) Nhưng để nhận diện nó không phải là một công việc dễ dàng
Văn bản không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các phát ngôn mà giữa chúng có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, có tổ chức, có hệ thống để làm nên ngữ nghĩa thông báo Muốn chỉ ra được những mục đích, ý nghĩa đó chúng ta phải căn cứ vào những nhân tố chi phối, quyết định sự tồn tại của các ngữ đoạn (sản phẩm của phép tỉnh lược) Làm được điều này không phải là công việc dễ dàng Bởi “chỉ ra được bản chất của sự liên kết giữa các phát ngôn trên văn bản và lần lượt phân lập chúng, tìm cho ra các trường hợp tỉnh lược văn bản” ngoài việc dựa trên bề mặt câu chữ, chúng ta còn phải căn cứ rất nhiều vào những nhân tố chi phối
Vì vậy, trên nhiều bình diện, có thể hiểu “Phép tỉnh lược văn bản là một dạng tỉnh lược xảy ra giữa các phát ngôn, là sự lược bỏ các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối liên hệ giữa các phát ngôn trong một phạm vi ngữ cảnh xác định (ngữ cảnh cần và đủ)” [Phạm Văn Tình 2002:31-
Trong nói và viết hàng ngày, tỉnh lược (rút gọn) là một hiện tượng khá phổ biến, là một vấn đề cần được lý giải, phân tích, tìm hiểu tương xứng với sự biểu hiện mang tính thông dụng trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của con người Trong luận văn này, chúng tôi đề cập tìm hiểu phép tỉnh lược trên cứ liệu một số phóng sự trên báo HHT2 Để miêu tả một cách chuẩn xác, chúng tôi chỉ xét các trường hợp tỉnh lược trong ngữ cảnh cần và đủ Ngữ cảnh cần và đủ là ngữ cảnh rộng, nhờ đó mà chúng tôi có thể phục hồi các quan hệ liên tưởng ngữ nghĩa của phép tỉnh lược
* Các nhân tố, điều kiện cho phép thực hiện hiện tƣợng tỉnh lƣợc
Văn bản không phải là phép cộng đơn thuần của các phát ngôn mà các chuỗi phát ngôn/ câu có sự tổ chức, cố kết chặt chẽ với nhau để làm nên cấu trúc thông báo Mục đích cuối cùng là chúng ta phải tìm ra ngữ nghĩa của cả chuỗi phát ngôn Muốn thực hiện được điều này, chúng ta phải xem xét chúng trong mối liên hệ liên ngữ nghĩa dựa vào một loạt các yếu tố cấu thành trong quan hệ cú pháp
Theo tác giả Phạm Văn Tình, có thể chỉ ra một loạt các yếu tố cho phép thực hiện phép tỉnh lược trên văn bản như:
2 Có mối liên hệ logic - ngữ nghĩa;
3 Ý đồ và chiến lược giao tiếp Để miêu tả và phân tích vai trò cũng như giá trị biểu hiện của phép tỉnh lược văn bản, phải kết hợp nghiên cứu đồng thời các nhân tố tham gia vào quá trình tạo lập phát ngôn Mục đích chúng tôi khảo sát và miêu tả hiện tượng tỉnh lược trong các bài phóng sự trên báo HHT2 cũng không nằm ngoài việc nghiên cứu các phương diện này.
Tiểu kết
1.4.1 Tỉnh lược là một hiện tượng lược bỏ các ngữ đoạn ở cấp độ phát ngôn trong giao tiếp Nó có thể xảy ra trong nội bộ bản thân mỗi phát ngôn hoặc giữa các phát ngôn với nhau Phép tỉnh lược mà chúng tôi xem xét trong đề tài luận văn này là phép tỉnh lược giữa các phát ngôn với nhau Xem xét ở mức độ liên câu Đó là phép tỉnh lược liên kết
1.4.2 Việc phục hồi các phát ngôn tỉnh lược căn cứ vào một thao tác liên tưởng phục hồi các cấu trúc giả định của phép tỉnh lược, nhằm xác lập mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn Điều này được mô tả trong chương 3 của luận văn
1.4.3 Mô tả hoạt động của phép tỉnh lược đó là mục đích của chúng tôi trong đề tài này, nhằm tìm ra mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn tỉnh lược Các lý luận liên quan tới hướng nghiên cứu của vấn đề là căn cứ để chúng tôi đối chiếu và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, định hướng tiếp cận vấn đề của mình.
CÁC DẠNG THỨC TỈNH LƯỢC TRONG CÁC BÀI PHÓNG SỰ TRÊN BÁO HOA HỌC TRÒ 2!
Đặt vấn đề
Ở chương 2 này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu các dạng thức (cấu trúc) tỉnh lược trong các bài phóng sự Trong đó, chúng tôi thấy phổ biến nhất là dạng thức tỉnh lược mạnh: tỉnh lược chủ ngữ, tỉnh lược vị ngữ, tỉnh lược chủ ngữ - vị ngữ, tỉnh lược vế đầu của nòng cốt qua lại… và dạng thức tỉnh lược yếu Khảo sát 44 bài phóng sự trên báo Hoa học trò trong hai năm 2008 và
2009, chúng tôi thu được 492 ngữ liệu Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy dạng thức tỉnh lược chiếm ưu thế hơn cả trong các bài phóng sự là tỉnh lược mạnh, mà chủ yếu là tỉnh lược chủ ngữ (cụ thể sẽ được chúng tôi trình bày trong chương 2 này)
Với tư liệu khảo sát được đó, chúng tôi định hướng tập trung phân tích hiện tượng tỉnh lược các thành phần chính của dạng thức tỉnh lược mạnh như: tỉnh lược chủ ngữ, tỉnh lược vị ngữ, tỉnh lược chủ ngữ - vị ngữ.
Cơ sở của phép tỉnh lược
Gillian Brown - George Yule [9] dùng thuật ngữ "ngữ cảnh" (Context) và ngôn cảnh (Co-text) Theo tác giả, ngữ cảnh là môi trường phi ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử dụng Ngữ cảnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tích ngữ nghĩa
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì đưa ra khái niệm ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa Tác giả cho rằng: "ngữ cảnh văn hóa bao gồm hàng loạt các nhân tố văn hóa như phong tục, tập quán, chuẩn tắc hành vi, quan niệm giá trị, sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính trị và kinh tế" Còn "ngữ cảnh tình huống là thế giới, xã hội và tâm lý mà trong đó, ở một thời điểm nhất định người ta sử dụng ngôn ngữ Nó có thể bao gồm sự hiểu biết về vị trí, thời gian và không gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về mã ngôn ngữ được dùng (nói hoặc viết), sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnh giao tiếp" Và đôi khi "ngữ cảnh tình huống còn có cả sự chấp nhận của người nói và người nghe"
Trong các phát ngôn tỉnh lược, một yếu tố vô cùng quan trọng cho phép ta phục hồi cấu trúc trường liên tưởng về nghĩa của các yếu tố bị tỉnh lược là phải dựa vào ngữ cảnh (dựa vào các từ hay nhóm từ bao quanh nó) làm tường minh hóa nội dung của các phát ngôn có thành phần bị tỉnh lược
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [7, 144] còn cho rằng: "Nghiên cứu văn cảnh còn giúp chúng ta làm sáng tỏ bản chất ngữ nghĩa của hiện tượng tỉnh lược trong lời nói và hiện tượng lây nghĩa (contasion) Tỉnh lược là hiện tượng bỏ bớt các từ trong lời nói, những từ này dễ dàng có thể phục nguyên lại Khi bị tỉnh lược, nghĩa của các từ bị tỉnh lược dường như được bao hàm trong ý nghĩa của các từ còn lại liên hệ với nó"
2.2.1.2 Ngữ cảnh của phép tỉnh lược
Trong tiếng Việt, trật tự từ đóng một vai trò vô cùng quan trọng Các từ, ngữ trong một chuỗi các phát ngôn liên kết lại với nhau theo một trật tự nhất định tạo nên ngữ nghĩa của một cấu trúc thông báo và tạo sự mạch lạc của câu Muốn hiểu được ngữ nghĩa thông báo của các phát ngôn, chúng ta phải đặt chúng vào trong một tình huống ngữ cảnh cụ thể, đối chiếu nó với phát ngôn mà nó phụ thuộc Ngữ cảnh của phép tỉnh lược là phạm vi bối cảnh cho phép thực hiện tỉnh lược Muốn hiểu được các phát ngôn tỉnh lược này, chúng ta bắt buộc phải đối chiếu, phục hồi lại trường liên tưởng ngữ nghĩa thông qua các yếu tố bị tỉnh lược Trong thao tác này, một điều rất quan trọng không thể bỏ qua đó là việc căn cứ, đối chiếu với ngữ cảnh trong bối cảnh phép tỉnh lược mà chúng ta đang nói tới Chúng ta phải căn cứ và đặt ra ngữ cảnh cần và đủ trong phép tỉnh lược đang xét Ngữ cảnh đủ bề rộng mới chỉ ra được chủ ngôn của phát ngôn tỉnh lược, nếu ngữ cảnh không đủ rộng sẽ không chỉ ra được mối quan hệ giữa các phát ngôn
Chẳng hạn xét ví dụ sau:
(1) Được người quen rỉ tai, Ngọc Mai (năm 4, Đại học KHXH&NV) quyết định "spam" hồ sơ của mình đến một loạt nhà tuyển dụng (2) Nhưng vấn đề là Mai không biết làm sao để viết một cái CV cho đàng hoàng (3) Thậm chớ ỉ khụng hiểu chữ "CV" nghĩa là cỏi gỡ?
Nếu không có phát ngôn (1) và (2) mà chỉ có phát ngôn (3) thì người đọc sẽ không biết được "Ai?" Là người "không hiểu chữ CV nghĩa là cái gì"
Vì vậy muốn biết được "Ai là người không hiểu chữ CV nghĩa là cái gì" thì phải đặt cả phát ngôn (3) vào trong ngữ cảnh mà nó tồn tại, hay nói cách khác phải có ngữ cảnh cần và đủ (1) và (2) Ở đây phát ngôn (3) bị tỉnh lược danh từ làm chủ ngữ của câu
Bởi vậy, trước tiên ta phải tìm được các phát ngôn có vai trò là chủ ngôn mà ngữ trực thuộc liên kết Điều này được thực hiện nhờ vào một dữ kiện quan trọng đó là sự tương hợp về cấu trúc và có sự trùng lặp về từ vựng
Nói cụ thể đó là hiện tượng lặp cú pháp và lặp từ vựng giữa chủ ngôn và lược ngôn
2.2.2.1 Phương thức lặp theo tác giả Trần Ngọc Thêm "là phương thức liên kết thể hiện việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn"
Theo khái niệm này, các câu, phát ngôn nối kết với nhau một cách có hệ thống Trong hai câu liên kết với nhau có một câu làm chỗ dựa (chủ ngôn) và một câu kết nối với chủ ngôn được gọi là câu kết ngôn Phương thức lặp là một trong những là một trong những phép liên kết văn bản mà chúng ta thường hay gặp trong các văn bản Phương thức lặp có ba dạng: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm
2.2.2.2 Phương thức lặp trong tỉnh lược
Trong chuỗi phát ngôn, các yếu tố bị tỉnh lược trong các phát ngôn tỉnh lược có quan hệ mật thiết với chủ ngôn Cấu trúc của chủ ngôn cho phép ta tiến hành các thao tác liên tưởng phục hồi Căn cứ vào phát ngôn bị tỉnh lược chúng ta có thể phục nguyên lại ngữ nghĩa, xác lập chức năng ngữ trực thuộc khi đối chiếu nó với chủ ngôn (phát ngôn đứng làm tiền đề) Để thực hiện thao tác này, chúng ta phải tìm ra được các phát ngôn đóng vai trò làm chủ ngữ thuộc ngữ trực thuộc liên kết Hay nói cách khác là phải tìm ra sự tương đồng hoặc trùng lặp về cấu trúc cú pháp Chính hiện tượng lặp này là cơ sở tiền đề cho phép thực hiện phép tỉnh lược
- Lặp ngữ pháp hay nói cụ thể hơn là lặp cấu trúc cú pháp, là một hiện tượng lặp lại mô hình cấu trúc câu có ở ít nhất hai phát ngôn trở lên trong cùng một bối cảnh giao tiếp [Phạm Văn Tình 2002:66]
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn, có thể phân loại phép lặp ngữ pháp thành bốn kiểu sau: lặp đủ, lặp khác, lặp thừa và lặp thiếu Nếu căn cứ vào mức độ lặp thì có thể chia phép lặp ngữ pháp thành hai nhóm là: lặp hoàn toàn và lặp bộ phận Còn nếu căn cứ vào tính cân đối của chủ ngôn và kết ngôn thì cũng chia thành hai nhóm lặp cân và lặp lệch Trong luận văn này, chúng tôi không đi sâu vào khảo sát chi tiết từng phương thức lặp mà chỉ dừng lại ở việc xem xét mức độ chung nhất, mô hình lặp khái quát nhất và hình dung nó là cơ sở, là tiền đề , điều kiện cho phép thực hiện hiện tượng tỉnh lược Mô hình cấu trúc lặp mà chúng tôi tiến hành khảo sát là mô hình cấu trúc nòng cốt chủ ngữ - vị ngữ (C-V) là mô hình cấu trúc chính của câu Nòng cốt câu là một cái khung cơ bản để từ đó có thể phát triển mở rộng câu
Một cuộc khảo sát năm 1989 của tổ chức Gallup cho thấy: 85% người
Mỹ cho biết sự tự tin và tôn trọng bản thân là quan trọng số một Và chẳng có
% ỉ nào núi rằng yờu thương chớnh mỡnh là điều vụ bổ cả!
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, ngoài những cấu trúc nòng cốt, trong mô hình của cấu trúc câu có các thành phần phụ được lặp lại, hoặc không xuất hiện trong các phát ngôn tỉnh lược Trong cấu trúc của nòng cốt, chủ ngôn có thể được lặp lại một phần trong mô hình cấu trúc của lược ngôn
- Lặp từ vựng là một hiện tượng lặp lại một bộ phận từ vựng (danh từ (danh ngữ), động từ (động ngữ)…) có ở ít nhất hai phát ngôn trở lên trong cùng một bối cảnh phát ngôn [Phạm Văn Tình 2002:67]
Trong mọi bối cảnh giao tiếp hàng ngày hay trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào đều thường thấy hiện tượng lặp từ vựng Trong đối thoại các nhân tố tham gia giao tiếp đều dựa trên một chủ thể nào đó, cho phép thực hiện việc quy chiếu vào đối tượng, chủ thể được nói tới
Tiểu kết
Trong phép tỉnh lược, phạm vi biểu hiện của chúng là vô cùng phong phú Trong phạm vi luận văn nghiên cứu này, mức độ liên kết giữa chủ ngôn và lược ngôn có mối quan hệ chặt chẽ và người đọc dễ dàng nhận biết được
Tuy nhiên sự biểu hiện này không đồng đều giữa các ngữ trực thuộc tỉnh lược
Luận văn này, chúng tôi dựa vào tiêu chí về hình thức và cấu trúc - ngữ nghĩa để phân loại các phát ngôn tỉnh lược thành tỉnh lược mạnh và tỉnh lược yếu Trong đó, chúng tôi đi sâu vào phân tích phép tỉnh lược mạnh, bởi vì theo kết quả khảo sát thì phép tỉnh lược mạnh được người viết sử dụng là chủ yếu Và trong phép tỉnh lược mạnh thì tỉnh lược chủ ngữ được người viết sử dụng nhiều hơn cả Đối với cơ sở của việc tỉnh lược, yếu tố ngữ cảnh được người viết sử dụng nhiều Bởi khi phân tích ngữ nghĩa của chuỗi phát ngôn đang xét hay phục hồi các cấu trúc tỉnh lược người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh (ngữ cảnh cần và đủ) Bên cạnh đó phép lặp từ vựng, lặp ngữ pháp cũng được người viết sử dụng nhiều và làm cơ sở quan trọng cho phép thực hiện tỉnh lược
Trong các phương tiện liên kết hình thức, phép tỉnh lược có khả năng kết hợp với tất cả các phương tiện liên kết ngữ pháp và từ vựng - ngữ nghĩa
Và điều kiện căn bản của phép tỉnh lược là dựa trên cơ sở của phép lặp.
GIÁ TRỊ LIÊN KẾT VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGÔN TỈNH LƢỢC
Đặt vấn đề
Như ở chương 1 chúng tôi đã nói, trong quá trình giao tiếp, con người luôn lựa chọn cho mình một cách nói tối ưu Trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng, việc tỉnh lược / lược bớt tiềm ẩn những dụng ý giao tiếp khác nhau của chủ thể, đối tượng tham gia giao tiếp Tỉnh lược / lược bớt nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ lượng thông tin, ngữ nghĩa thông báo Tỉnh lược diễn ra ở nhiều đơn vị ngôn ngữ, nhất là ở các câu / phát ngôn Trong văn bản tiếng Việt, có những câu độc lập về nghĩa, đầy đủ tiêu chí về thành phần ngữ pháp, đứng cạnh nhau chúng được liên kết chặt chẽ với nhau
Bạn chỉ phải trả một khoản tạm gọi là “thuế kinh doanh ảo”, tức là tiền điện và tiền Internet thụi ỉ quỏ “hời” rồi cũn gỡ! Hơn nữa, ỉ chỉ cần ngồi nhà lướt net đã có thể nắm trong lòng bàn tay giá cả hàng hoá của những blog shop đối thủ để có “chiến lược kinh doanh” thích hợp
Chúng ta có thể phục hồi các cấu trúc tỉnh lược ở các phát ngôn này không khó, do các phát ngôn có dạng thức lặp cấu trúc, và các lược ngôn đồng sở chỉ Việc phục hồi căn cứ vào ngữ cảnh hiện thời, ở đây là người viết (người nói) muốn truyền đạt thông tin tới một chủ thể là người đọc (người nghe) Trong đó, phát ngôn thứ nhất trong chuỗi phát ngôn đóng vai trò làm tiền đề, còn các phát ngôn tiếp sau được phát triển theo mạch lập luận và diễn biến của sự tình Nhờ đó, người đọc/ người nghe có thể dễ dàng nhận ra và phục hồi lại được yếu tố bị tỉnh lược nhờ vào logic ngữ cảnh
Khi nghiên cứu về ngữ cảnh, chúng ta không thể tách rời việc xem xét, phục hồi các phát ngôn tỉnh lược bằng thao tác liên tưởng ngữ nghĩa trong chuỗi phát ngôn Người đọc, người nghe căn cứ vào những nhân tố chi phối để giải mã được cấu trúc thông báo Họ phải tự suy luận bằng cách liên tưởng theo quan hệ logic - ngữ nghĩa để lấp đầy cấu trúc phát ngôn theo các phạm trù liên tưởng khác nhau
Hiện tượng tỉnh lược cho phép ta phục hồi các trường liên tưởng ngữ nghĩa Liên tưởng đóng một vai trò liên kết liên câu (tức là đặt chúng trong cả chuỗi phát ngôn)
* Vậy trường liên tưởng là gì? Trường liên tưởng là một trường nghĩa có tác dụng đối với việc sử dụng từ ngữ Trong lĩnh vực lời nói, chính những mối liên hệ về ngữ nghĩa là cơ sở diễn ra sự liên tưởng Theo Akhmanova thì:
"Trường liên tưởng là tập hợp của các biểu tượng liên tưởng bằng cách này hay cách khác có liên quan đến từ đang xét" [Dẫn theo Phạm Thị Ngoan, Luận văn tốt nghiệp 1983] Đỗ Hữu Châu [1981:176] thì quan niệm rằng: "Mỗi từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính" Trường liên tưởng dựa trên trường biểu vật và trường biểu niệm, hoạt động thông qua các ý nghĩa biểu vật, biểu niệm của đơn vị từ vựng, vì vậy nó gắn bó chặt chẽ với hai trường này Nếu không có trường biểu vật và trường biểu niệm thì cũng không có trường liên tưởng
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, "Sự liên tưởng là quan hệ giữa hai từ bất kỳ mà sự xuất hiện của từ này kéo theo sự xuất hiện của từ kia trong ký ức Muốn thế chúng ta chỉ cần ít nhất có một nét nghĩa chung, tức là thuộc cùng một trường nghĩa" [Trần Ngọc Thêm, 2006:122]
Trong chương 3 của khóa luận này, chúng tôi xem xét đến trường liên tưởng ngữ nghĩa và phép liên tưởng trong các phát ngôn tỉnh lược Chúng tôi cho rằng phương thức liên kết liên tưởng thực hiện chức năng nối kết các phát ngôn chủ yếu là nhờ vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn với nhau trong chuỗi phát ngôn… cùng thể hiện sự mạch lạc trong văn bản Bởi muốn hiểu được các phát ngôn chứa thành phần bị tỉnh lược, bao giờ người ta cũng phải thực hiện thao tác liên tưởng phục hồi
Việc xuất hiện các từ nằm trong cùng một trường liên tưởng ở các phát ngôn liền kề nhau sẽ là cơ sở tạo sự liên kết về nghĩa giữa các phát ngôn
Nhưng trong thực tế văn bản, các quan hệ ngữ nghĩa (giữa các từ) được thể hiện phong phú đa dạng.
Dạng biểu hiện của các thành phần bị tỉnh lược
Trong các phát ngôn có sự đồng nhất về cấu trúc và từ vựng, người ta có thể lược bỏ một phần mà không ảnh hưởng đến sự mạch lạc và liên kết ngữ nghĩa của câu Nhưng có nhiều trường hợp, khi ta đổi vai người nói – người nghe trong phát ngôn, có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn, khó hiểu giữa các phát ngôn
Thành phần (hay yếu tố) bị tỉnh lược trong phát ngôn là đối tượng
"không được nói tới" nhưng vẫn phải ngầm xác định, ngầm hiểu trong mạch thông báo không thể bỏ qua Người ta phải thực hiện một phép quy chiếu tái xác lập lại cấu trúc phát ngôn để suy luận ra ngữ nghĩa thông báo
Các yếu tố tỉnh lược có thể được suy luận ngay trong các tiền ngôn (phát ngôn tiền đề) Nhưng có khi nó ngầm ẩn bằng những tham tố được xuất hiện bởi bối cảnh phát ngôn Bối cảnh phát ngôn hiển minh là thành khung ngữ cảnh tùy thuộc vào từng tình huống mà từ đó, cho phép người nói thực hiện phép tỉnh lược từng phần các ngữ đoạn thông báo
Như vậy nhiệm vụ của người nghe khi khôi phục các câu bị tỉnh lược là
"lấp đầy" các yếu tố lâm thời vắng mặt, còn gọi là các “ô trống cú pháp”, tức là thành phần chính của cấu trúc cú pháp bị lược bỏ theo những quy cách khác nhau Tỉnh lược không xảy ra trong mọi tình huống nào mà người nói hoặc người đọc phải bổ khuyết thông tin từ nơi nào khác trong diễn ngôn (Bởi vì điều này thực tế hẳn là có thể áp dụng được cho từng câu hoặc phát ngôn) mà chỉ xuất hiện trong những trường hợp mà những chỗ cụ thể trong cấu trúc đã bị bỏ trống (Phạm Văn Tình nhấn mạnh) [Nunan 1997:172] Để chỉ ra một cách chính xác nhằm khôi phục tới mức cao nhất các yếu tố bị tỉnh lược là một việc không hề đơn giản Trước hết cần căn cứ vào các điều kiện cho phép, chúng ta phải thiết lập, phải phác thảo được sơ đồ cấu trúc cú pháp của các phát ngôn, để trên cơ sở đó, chỉ ra các ô trống cấu trúc cú pháp đảm nhiệm chức năng hoàn thiện cấu trúc thông báo
Trong phần này, chúng tôi sẽ đi sâu và xác định dạng biểu hiện của các thành phần vắng mặt trong các phát ngôn tỉnh lược mạnh Sở dĩ chúng tôi tập chung vào tỉnh lược mạnh là bởi vì đây là dạng tỉnh lược phổ biến nhất trong các bài phóng sự trên báo HHT2! (theo kết quả thống kê ở Bảng 1 của chương 2 thì phép tỉnh lược mạnh chiếm tới 78,81%, còn phép tỉnh lược yếu chiếm 12,19%)
Sự biểu hiện của các thành phần tỉnh lược rất phong phú và đa dạng
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có thể khái quát các dạng biểu hiện của thành phần bị tỉnh lược thành 3 loại như sau:
Tỉnh lược đơn là sự tỉnh lược một trong hai thành phần nòng cốt của câu Tỉnh lược đơn trong các bài phóng sự trên báo HHT2! được chia thành tỉnh lược chủ ngữ, tỉnh lược vị ngữ và tỉnh lược vế đầu của nòng cốt qua lại
- Tỉnh lược chủ ngữ là dạng thức tỉnh lược phổ biến nhất Muốn phục hồi được yếu tố bị tỉnh lược trong phát ngôn tỉnh lược thì người ta phải tìm ra được chủ ngữ đích thực Tức là phải xác định được chủ thể đích thực của hành động Muốn vậy chúng ta phải đặt trong một ngữ cảnh cần và đủ thế mới chỉ ra đươc chức năng cú pháp và khả năng ngữ nghĩa của nó
Ví dụ: a Tôi còn nhớ vào dịp giáp Tết năm ngoái, rẽ vào một hàng rửa xe trên đường Láng HN, trong khi ngồi dợi chiếc xe được cọ rửa, tôi để ý thấy anh chàng rửa xe với khuụn mặt trắng trẻo cứ tủm tỉm cười ỉ tũ mũ hỏi, mới biết hoá ra anh chàng chính là 1 teen của trường THPT nhóm PV chúng tôi đã từng đến khảo sát [HHT2!, 106] b Nếu kể từ giải thưởng Á hậu 2 năm 1999 thì Ngô Thanh Vân bước chõn vào làng giải trớ Việt Nam đó 10 năm ỉ đó gần 30 tuổi Vậy mà suốt 10 năm qua cô vẫn luôn là đề tài nóng
[HHT2!, 113] c Giữa những shot chụp đợi set up bối cảnh và ánh sáng, Hà lại sà xuống ăn ngon lành ỉ Ăn cũng hồ hởi mà làm việc cũng hồ hởi, cười đựa thoải mái
Xét ba ví dụ trên, các phát ngôn đều bị tỉnh lược chủ ngữ Để khôi phục lại phát ngôn đầy đủ, chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh giao tiếp và những phát ngôn liền kề để trả lời các câu hỏi: a Ai tò mò hỏi? (Tôi tò mò hỏi) b Ai đã gần 30 tuổi? (Ngô Thanh Vân đã gần 30 tuổi) c Ai ăn cũng hồ hởi mà làm việc cũng hồ hởi, cười đùa thoải mái? (Hà ăn cũng hồ hởi mà làm việc cũng hồ hởi, cười đùa thoải mái)
Trả lời được các câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa của thành phần bị khuyết trong câu và xác lập được trong đầu dạng đầy đủ của một phát ngôn
- Các dạng tỉnh lược chủ ngữ
Tỉnh lược chủ ngữ mà lược ngôn là một động từ (hay động ngữ)
Trong tiếng Việt thì động từ là một trong hai từ loại cơ bản Trong chùm chức vụ của mỗi từ loại bao giờ cũng có chức vụ nổi lên như là chức vụ trung tâm tiêu biểu Có thể nói trong tất cả các từ loại có khả năng đảm nhận chức vụ cú pháp vị ngữ thì động từ chiếm số lượng lớn nhất
+ Lược ngữ đồng sở chỉ
Ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ có dạng là một động từ đòi hỏi chúng ta phải tìm cho ra một chủ thể danh từ Có thế chúng ta mới có thể tiếp tục lên mô hình một cấu trúc giả định cho phát ngôn được phục hồi
Như chúng tôi đã nêu ở chương 2, tỉnh lược đồng sở chỉ dựa trên nền tảng của phép thế Tỉnh lược đồng sở chỉ (hay nhiều người còn gọi là phép thế zero) là bỏ đi hoàn toàn yếu tố đã hiện diện ở tiền ngôn (phát ngôn xuất hiện trước, đứng trước theo trật tự tuyến tính) Những yếu tố đã xuất hiện dĩ nhiên không còn là trọng tâm thông báo mà người nói có quyền bỏ qua
+ Lược ngữ đồng sở chỉ - đồng chức năng
Ta xét ví dụ: a Bạn ôm chặt nó trong vòng tay Ф bí mật và lầm lũi tìm cách thực hiện Ф chẳng bao giờ hé miệng bày tỏ, thảo luận với ai Đây là cách nhanh nhất giúp cho idea của bạn… thiu và có khi chẳng bao giờ trở thành thực tế được!
Hiệu quả và giá trị liên kết ngữ nghĩa của các phát ngôn tỉnh lược
Không phải ngẫu nhiên mà việc sử dụng phương thức tỉnh lược được coi là một biện pháp tối ưu để rút ngắn độ dài thông báo Người ta có thể sử dụng phương thức này như một biện pháp tu từ hữu hiệu Vì vậy các phương thức tỉnh lược được sử dụng hết sức linh hoạt không chỉ đối với các tác phẩm nghệ thuật mà ngay cả trong báo chí Có thể nói, phương thức tỉnh lược được sử dụng như là một biện pháp hiệu quả để liên kết văn bản
Trong quá trình chúng tôi khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong các bài phóng sự trên báo HHT2! trong hai năm 2008 và 2009, vấn đề nổi lên là vai trò của phương thức tỉnh lược cũng như giá trị liên kết của nó Với mỗi dạng tỉnh lược được sử dụng thì hiệu quả và giá trị liên kết ở các mức độ khác nhau:
Trong các dạng thức tỉnh lược, dạng tỉnh lược chủ ngữ được thể hiện khá đa dạng và phong phú (động từ, tính từ, danh từ) Có thể nhận thấy hiệu quả và giá trị liên kết của tỉnh lược chủ ngữ rất lớn, do đó, các tác giả sử dụng dạng thức tỉnh lược này một cách rất phổ biến Xét về mặt thể hiện giá trị ngữ nghĩa thì dạng này dễ nhận biết hơn so với các dạng tỉnh lược còn lại và khả năng ngữ nghĩa tương đối rõ ràng Hiệu quả của tỉnh lược chủ ngữ là tạo ra làm cho câu văn ngắn gọn dễ hiểu các ý rành mạch Không chỉ vậy, việc các tác giả sử dụng phương thức tỉnh lược chủ ngữ còn chứa đựng hàm ý của họ
Chẳng hạn muốn ám chỉ ai đó mà không muốn nói thẳng ra thì người nói / người viết thường sử dụng phương thức tỉnh lược này để buộc người nghe / người đọc phải suy luận mới lĩnh hội được văn bản Chính những điều này đã góp phần tạo ra phong cách riêng của từng tác giả Đối với tỉnh lược vị ngữ, do đặc thù về chức năng cú pháp - vị ngữ là trung tâm thông báo, nên nó cũng ít đa dạng hơn so với tỉnh lược chủ ngữ
Hiệu quả và giá trị liên kết của tỉnh lược vị ngữ được thể hiện ở mặt thực tiễn
Chúng ta thấy rằng hiệu quả của tỉnh lược vị ngữ không chỉ ở việc rút ngắn độ dài thông báo hay tạo ra sự liên kết trong chuỗi phát ngôn, mà còn thể hiện cả ở mặt văn hóa, tâm lý,… (vì phải đặt phát ngôn tỉnh lược trong ngữ cảnh)
Tức là muốn hiểu và khôi phục được tỉnh lược vị ngữ, chúng ta cần phải dựa vào nhiều nhân tố ngữ cảnh, ngữ nghĩa… Giá trị liên kết của dạng tỉnh lược này bao gồm cả liên kết về nội dung và hình thức, tuy rằng người đọc phải suy luận và ngầm ẩn mới tìm ra được Đối với các trường hợp vai nghĩa vắng mặt kép (tỉnh lược chủ ngữ + vị ngữ), sở dĩ các tác giả sử dụng dạng tỉnh lược này vì tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, việc sử dụng các hư từ trong việc tạo nên giá trị nội dung tư tưởng cũng như gây ấn tượng mạnh với độc giả mang lại hiệu quả tương đối cao
Như vậy, các ngữ trực thuộc tỉnh lược được nhiều tác giả sử dụng da dạng và phong phú trong các bài phóng sự trên báo HHT2! Và hiệu quả tích cực của chúng trong việc hỗ trợ tư duy mạch lạc của mỗi tác giả là điều không thể phủ nhận Trong quá trình hành văn của tác giả, cách thức sử dụng các ngữ trực thuộc tỉnh lược dựa vào mối dây liên hệ ngữ nghĩa cho thấy sự liên tưởng phong phú của người viết trong việc phản ánh mọi góc độ của đời sống giới trẻ Đồng thời, việc sử dụng phép tỉnh lược vừa đáp ứng được yêu cầu về tiết kiệm và rút gọn ngôn từ, mà vẫn đảm bảo đòi hỏi về diễn đạt nội dung thông tin Phương thức rút gọn này không những không làm mất đi giá trị thông báo, mà nó còn góp phần tăng tính biểu cảm và tăng lượng thông tin, tạo ra nhiều tầng lớp nghĩa cho nội dung thông báo đó
Mức độ liên kết (như ở chương 2 chúng tôi đã đưa ra Bảng 4: tần số mức độ liên kết giữa chủ ngôn và lược ngôn) thể hiện ở việc không chỉ liên kết hai phát ngôn với nhau (1 chủ ngôn – 1 lược ngôn), mà trong nhiều trường hợp, còn có sự liên kết giữa nhiều phát ngôn: chẳng hạn có nhiều chủ ngôn đi trước 1 lược ngôn (tức là phải có đủ ngữ cảnh cho phép thực hiện tỉnh lược)
Việc có nhiều phát ngôn tiền đề đã tạo ra một cơ chế móc xích, khiến cho người đọc/ người nghe nếu muốn hiểu được nội dung thông tin, hàm ý mà tác giả gửi gắm, buộc phải có sự hình dung, liên tưởng với ngữ cảnh ở các phát ngôn tiền đề đó, mới có thể khôi phục lại được phát ngôn bị tỉnh lược
Chính điều này đã giúp tăng tính liên kết chặt chẽ trong văn bản.