Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Đề tài trên đƣợc thực hiện nhằm có những mục đích sau đây:
- Hệ thống hóa các sự kiện liên quan đến chương trình môn lịch sử của giáo dục Hán học cải lương
- Hệ thống hóa sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cho hệ Ấu học và giáo dục 3 cấp của giai đoạn nghiên cứu
- Nghiên cứu văn bản An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略
- Phiên âm, dịch nghĩa văn bản
- Phân tích văn bản từ góc nhìn tƣ liệu lịch sử và phê phán
Từ những điểm nêu trên cho thấy, việc đề cập đến hệ thống sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cũng nhƣ việc phân tích văn bản An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 có ý nghĩa trong việc tìm hiểu giáo dục chữ Hán cải lương, và tìm hiểu bước quá độ từ giáo dục khoa cử chữ Hán sang giáo dục Pháp – Việt những thập niên đầu thế kỷ XX trong một môn học cụ thể.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều công trình về lịch sử giáo dục Việt Nam đề cập đến chương trình giáo dục cải lương, song do các yêu cầu của công tác viết lịch sử giáo dục, các nhà viết lịch sử giáo dục ấy không thể đi sâu vào phân tích tình hình giáo dục Hán văn cho môn lịch sử Việt Nam Hơn nữa, các công trình nghiên cứu lịch sử ấy, do những khó khăn về tư liệu nên thường mới chỉ đề cập đến giáo dục Hán văn cho môn lịch sử Việt Nam dưới góc nhìn phê phán quá nghiêm khắc Do vậy, các công trình đó đã tự hạn chế mình, chúng không thể đi sâu vào phân tích tình hình của môn học lịch sử trong bước chuyển văn hóa
Hơn nữa, hầu nhƣ chƣa có công trình nào đề cập đến góc độ Hán văn của sách giáo khoa lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán cho bậc Ấu học, Sơ học Đó là một trong những lý do thúc đẩy chúng tôi đi vào đề tài này.
Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài…
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hệ thống sách giáo khoa lịch sử dành cho hệ Ấu học và cho hệ thống giáo dục khoa cử cải lương ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong đó trực tiếp đi vào phân tích văn bản An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略.
Phương pháp nghiên cứu
Do đề tài này liên quan đến giai đoạn lịch sử khá đặc biệt của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nói chung, giáo dục chữ Hán cải lương nói riêng nên phải quán triệt các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nhận thức và đánh giá các sự kiện, cũng nhƣ các tình huống cụ thể Đồng thời, đề tài cũng yêu cầu vận dụng các phương pháp trong nghiên cứu Hán Nôm và văn bản học, phân tích văn bản Hán Nôm, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về văn bản học của văn bản An Nam sơ học sử lược 安南初學史略, bước đầu nêu ra những nhận xét về bộ sách giáo khoa lịch sử này trên một số phương diện.
Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và tƣ liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và phần phụ lục kèm theo
Chương 1, với tiêu đề “ SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM VIẾT BẰNG CHỮ HÁN CHO HỆ ẤU HỌC NHỮNG NĂM CUỐI THẾ
KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX”, nhằm nêu lên một cái nhìn chung về sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cho hệ thống trường 3 cấp của nền cải lương giáo dục chữ Hán 1906, đồng thời bước đầu giới thiệu An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 về mặt văn bản học
Chương 2, với tiêu đề “MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG CỦA SÁCH AN NAM SƠ HỌC SỬ LƢỢC 安南初學史略”, nhằm phân tích về các vấn đề thuộc bình diện nội dung của An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略
Phụ lục kèm theo luận văn này là bản dịch An Nam sơ học sử lƣợc 安 南初學史略 dày 144 trang, do chúng tôi thực hiện, trực tiếp dịch từ văn bản An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 mang ký hiệu A.935 của thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm.
SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM VIẾT BẰNG CHỮ HÁN CHO HỆ ẤU HỌC NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX… …
Giới thiệu sách An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 về mặt văn bản
史略 VỀ MẶT VĂN BẢN
Sách An Nam sơ học sử lược 安南初學史略 do 2 giáo sư người Pháp là MêBông - 馬雲鵬, Giáo sƣ EFEO và RuXiê - 盧痴繄 , Giám đốc học chính Nam Kỳ [Sách Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thƣ mục đề yếu và các bản A.3114, A.3114 bis ghi là 迷芄 và 爐癡依 ] biên soạn bằng tiếng Pháp, sau đó đƣợc các quan lại nhà Nguyễn dịch ra Hán văn và hiệu chính lại Sách này hiện đang được lưu trữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có tất cả 8 quyển, trong đó 7 quyển là bản in, 1 quyển viết tay 7 quyển in đƣợc in trong thời kỳ thực dân Pháp thực hiện chương trình cải lương giáo dục lần thứ nhất ở Việt Nam (1906) Các quyển có ký hiệu A.3114 bis, A.3114 , A.3191 in năm 1909 (niên hiệu Thành Thái thứ 3) do Cao Xuân Dục, Đỗ
Văn Tâm hiệu chính, kích cỡ của sách là 26x15, gồm 172 trang, quyển A.3191 hiện chỉ còn có 94 trang, thiếu mất 16 thiên cuối Các quyển có ký hiệu VHb.219, A.3228, VHb.230, A.935 in năm 1911 (niên hiệu Thành
Thái thứ 5) do Phạm Văn Thụ, Nguyễn Doãn Thạc dịch từ tiếng Pháp ra Hán văn, kích cỡ của sách là 17x11, có tất cả 144 trang Quyển VHv.1556 đƣợc chép tay vào năm 1928 (niên hiệu Bảo Đại năm thứ 4) cũng do Phạm Văn Thụ, Nguyễn Doãn Thạc dịch ra Hán văn, sách gồm 210 trang, kích cỡ của sách là 26x16 Đây là bộ sách lịch sử viết cho hệ Ấu học nước An Nam đầu thế kỷ XX, tất cả đều đƣợc trình bày theo thể loại văn xuôi
Văn bản có mã số A.935 đƣợc chúng tôi chọn làm tài liệu nghiên cứu cho luận văn là văn bản in, cả quyển có 144 trang, mỗi trang đầy đủ có 13 dòng, mỗi dòng đầy đủ có từ 29 đến 30 chữ, trình bày các chữ từ trên xuống dưới, các dòng từ phải qua trái
Dưới đây chúng tôi xin minh họa một số trang của các văn bản bộ sách An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 này:
“安南初學史略卷之一 大法: 遠東學堂清話學班教師馬雲鵬
文學科進士充南圻諸學堂監督盧痴繄, 仝著。
大南:副榜光祿寺卿充廉訪使笵文樹 擧人原丹鳳尹記補督學阮允碩 仝譯。
AN NAM SƠ HỌC SỬ LƢỢC
QUYỂN CHI NHẤT Đại Pháp: Viễn Đông học đường Thanh thoại học ban giáo sư Mã Vân Bằng
Văn học khoa Tiến sỹ sung Nam Kỳ chư học đường Giám đốc Lư Si Ê Đồng trước Đại Nam: Phó bảng Quang Lộc Tự khanh sung liêm phỏng sứ Phạm Văn Thụ.
Cử nhân nguyên Đan Phƣợng doãn ký bổ đốc học Nguyễn Doãn Thạc Đồng dịch (Trang 5 văn bản A.935).
“維新三年刊刻 泰東攷古場掌書記迷芄
南圻學政監督 盧 痴 衣撰 由法文譯出 安南初學史略
協辨大學士高春育,杜文心 校正 經有東洋學政會同閲依
Duy Tân tam niên san khắc Đông Dương khảo cổ trường chưởng thư ký Mêbông, Nam Kỳ học chính Giám đốc Lƣ Si Ê tuyển Do Pháp văn dịch xuất
AN NAM SƠ HỌC SỬ LƢỢC Hiệp biện Đại học sĩ Cao Xuân Dục, Đỗ Văn Tâm hiệu chính Kinh hữu Đông Dương học hội đồng duyệt y” ( Trang bìa văn bản A
Nội dung bộ sách An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 có ký hiệu A 935 đƣợc chúng tôi chọn làm tài liệu nghiên cứu, trình bày theo thứ tự sau đây:
- 序 Tự: Lời tựa, từ trang 1 – 3
- 第一篇:土地人民之位置 Đệ nhất thiên: Thổ địa nhân dân chi vị trí - Thiên thứ nhất: Thổ địa, nhân dân, vị trí, từ trang 5 – 6
- 第二篇:鴻龐之出現及屬陽之并吞 Đệ nhị thiên: Hồng Bàng chi xuất hiện cập Thục Dương chi thôn tính - Thiên thứ hai: Hồng
Bàng xuất hiện và Thục Dương Vương thôn tính, từ trang 7 – 9
- 第三篇:支那文明之輸入 Đệ tam thiên: China văn minh chi thâu nhập - Thiên thứ ba: Thâu nhập văn minh Trung Quốc, từ trang 9 –
- 第四篇:趙武王之掘強及其滅亡 Đệ tứ thiên: Triệu Vũ Vương chi quật cường cập kỳ diệt vong Thiên thứ tư: Triệu Vũ Vương quật cường và diệt vong, từ trang 11 – 14
- 第五篇:北屬支那之辰期 Đệ ngũ thiên: Bắc thuộc China chi thời kỳ - Thiên thứ năm: Thời kỳ Bắc thuộc China, từ trang 14 – 16
- 第六篇:支那統治之吏政 Đệ lục thiên: China thống trị chi lại chính - Thiên thứ sáu: Chính sách thống trị của China, từ trang 16 –
- 第七篇:安南獨立之辰代 Đệ thất thiên: An Nam độc lập chi thời đại – Thiên thứ bẩy: Thời đại độc lập của An Nam, từ trang 20
- 第八篇:安南之分擾及吳權之唱義 Đệ bát thiên: An Nam chi phân nhiễu cập Ngô Quyền chi xướng nghĩa - Thiên thứ tám: Từ
An Nam rối loạn đến Ngô Quyền xướng nghĩa, từ trang 23 – 26
- 第九篇:林邑之干涉 Đệ cửu thiên: Lâm Ấp chi can thiệp - Thiên thứ chín: Sự can thiệp của Lâm Ấp, từ trang 26 – 28
Những trình bày về vị trí địa lý, nguồn gốc gống nòi con người Việt Nam trong An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略
Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, điều kiện tự nhiên và nguồn gốc con người Việt Nam được tác giả phân tích, chỉ dẫn, giải thích rất chi tiết, tỷ mỉ
Có lẽ sách bàn kỹ đến các vấn đề này là vì nó có liên quan rất mật thiết đến vấn đề lịch sử, ảnh hưởng đến đặc tính của con người Việt Nam Địa hình Việt Nam phức tạp, đa dạng, hẹp ngang nhƣng kéo dài từ Bắc tới Nam, chia làm 3 kỳ, khác nhau rõ rệt “内分三圻,形勢各別 Nội phân tam kỳ, hình thế các biệt - Cả nước chia làm ba kỳ, hình thế khác biệt” 3 kỳ của cả nước có hình dáng tựa như “một chiếc đòn gánh và hai chiếc sọt” “三圻形勢有似一槓兩箕之狀 Tam kỳ hình thế hữu tự nhất cống lƣỡng ky chi trạng - Hình thế của ba kỳ có dáng tựa nhƣ một chiếc đòn gánh [và] hai cái sọt”, (trang 5)
Với đặc điểm địa hình nhƣ vậy khiến cho khí hậu nóng bức, ẩm thấp mà lại mƣa nhiều, vào mùa hè thì khí hậu lại càng trở nên phức tạp “氣候 大抵溫熱而濕且多雨 Khí hậu đại để ôn nhiệt nhi thấp, thả đa vũ - Khí hậu đại để nóng bức và ẩm thấp, lại mƣa nhiều” Đặc điểm khí hậu phức tạp này sẽ chỉ có “lợi cho thực vật mà không có lợi cho cuộc sống con người”, dễ gây ra nhiều dịch bệnh, con người khó có thể thích nghi trong một thời gian ngắn, đặc biệt là khi di chuyển từ những vùng khác đến “但 既熱而濕,利於植物不利於人生,春夏之交寒熱辰症所由而發 Đãn ký nhiệt nhi thấp, lợi ƣ thực vật bất lợi ƣ nhân sinh, xuân hạ chi giao, hàn nhiệt thời chứng sở do nhi phát - Nhƣng [khí hậu] đã nóng lại ẩm, chỉ có lợi cho thực vật mà không có lợi cho cuộc sống con người, lúc chuyển giao mùa xuân sang hạ, bệnh mùa nóng lạnh theo đó mà phát triển”, (trang 6) Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho ngoại bang không thể ở lại cai trị nước ta lâu dài, Đàng Ngoài khi đem quân vào đánh chiếm Đàng Trong thường gặp phải thất bại “屠雄軍皆北族遠戎,嶺南 瘴惡之處不服水土,多病斃,越人乘釁攻之,雄軍澮尋為所殺 Đồ
Hùng quân giai Bắc tộc viễn nhung, Lĩnh Nam chướng ác chi xứ, bất phục thủy thổ, đa bệnh tệ, Việt nhân bỉnh hấn công chi, Hùng quân hội, tầm vi sở sát - Quân Đồ Hùng (thời nhà Tần - TG) thuộc dân miền Bắc, phải đi từ xa đến, [hơn nữa] Lĩnh Nam là vùng thiêng nước độc, [bọn chúng] không quen thủy thổ, mắc bệnh chết nhiều, người Việt thừa thế phản công, quân Đồ Hùng thua trận, lập tức bị tàn sát”, (trang 8) “…會暑濕,大疫, 漢軍潰 散”…hội thử thấp, đại dịch, Hán quân hội tán – gặp khí hậu nóng ẩm, đại dịch, quân Hán thua trận, tán loạn”, (trang 13)…辰值五月,此雨爆發,
元兵多中疫斃,尋退還,南弁追擊撕殺無算 Thời trị ngũ nguyệt, thử vũ bạo phát, Nguyên binh đa trúng dịch tệ, tầm thoái hoàn, Nam biện truy kích, tƣ sát vô toán - Lúc bấy giờ đúng vào tháng 5, mƣa lớn dồn dập đổ xuống, quân Nguyên mắc dịch bệnh bị chết rất nhiều, lập tức rút lui trở về, quân nước Nam truy kích, chém giết bừa bãi không biết bao nhiêu mà kể
(trang 43)…一千六百四十三年 (黎神尊陽和九年)鄭梉挾神尊來侵,南兵敗
積,棄北布政州走,鄭軍不習水土尋亦罷歸 Nhất thiên lục bách tứ thập tam niên, (Lê Thần Tông Dương Hòa cửu niên) Trịnh Tráng hiệp Thần Tông lai xâm, Nam binh bại tích, khí Bắc Bố Chính châu tẩu, Trịnh quân bất tập thủy thổ tầm diệc bãi quy - Năm 1643, (năm thứ 9 niên hiệu Dương Hòa đời vua Lê Thần Tông) Trịnh Tráng cậy mệnh vua Thần Tông đem quân vào xâm lƣợc, quân Đàng Trong thất bại hoàn toàn, vứt bỏ châu Bắc Bố Chính mà chạy, quân Trịnh không quen thủy thổ, lập tức cũng đành bãi quân quay về”, (trang 65). Đặc điểm khí hậu phức tạp nhƣ vậy, nhiều cuộc chiến tranh giành đƣợc thắng lợi cũng một phần là nhờ vào yếu tố thủy thổ này Gia Long nhà Nguyễn đã lợi dụng gió mùa hằng năm mà tiến hành xuất quân, đuổi đánh Tây Sơn, từ đó mới bắt đầu có thuật ngữ “giặc theo mùa” “後每嵗,遇 有順風輒出師(自是至一千八百一年皆因風進兵,人號“乘辰寇”,南音“賊
務”) Hậu mỗi tuế, ngộ hữu thuận phong triếp xuất sƣ (tự thị chí nhất thiên bát bách nhất niên, giai nhân phong tiến binh, nhân hiệu “thừa thời khấu”, Nam âm
“tặc vụ”) - Sau đó hằng năm, cứ mỗi khi gặp mùa gió thuận, lập tức khởi binh (từ đó đến năm 1801, cứ nhân khi có gió nổi lên mà tiến quân, mọi người gọi là
“giặc theo mùa”, âm miền Nam gọi là “giặc mùa”, (trang 91)
Sông ngòi dày đặc và rất lớn, hàng năm, vào mùa hạ gặp khi gió mùa Đông nam thổi thì nước dâng lên cao gấp nhiều lần bình thường “江河其 最大者珥河與迷公江。。。遞年夏汛,東南風起這二江水升漲倍常間有 積至十西尺上下 Giang hà kỳ tối đại giả, Nhị hà dữ Mê Công giang…Đệ niên hạ tấn Đông nam phong khởi, giá nhị giang thủy thăng trướng bội thường, gian hữu tích chí thập Tây xích thượng hạ - Sông ngòi nước này vô cùng rộng lớn, [đó là] sông Nhị và sông Mê Công… hằng năm lũ mùa hạ [lại] gặp khi gió Đông nam thổi thì nước hai dòng sông này dâng lên gấp nhiều lần bình thường, có khi dâng cao đến trên dưới mười thước Tây”, (trang 6)
Những điều này lý giải tại sao người Pháp rất coi trọng việc nghiên cứu địa lý, thời tiết khí hậu, thám hiểm địa hình, nguồn gốc và khí chất con người Việt Nam Làm những công việc này, thực dân Pháp thực hiện không vì mục đích “khai hóa”, “mở mang dân trí”, “khai thác cho người Nam có của dùng” nhƣ chúng đã tuyên truyền mà tất cả đều nhằm phục vụ công tác cai trị và khai thác thuộc địa của họ trên xứ Đông Dương
Khác với rất nhiều những quyển sách giáo khoa lịch sử đƣợc biên soạn cùng thời với nó, cho rằng “ Tổ tiên ta là người Gôloa ”…“ Tổ quốc ta là xứ Gônlơ ” (Phan Ngọc Liên, Giáo dục và thi cử Việt Nam, 2006, trang
123), sách An Nam sơ học sử lược 安南初學史略thì giải thích rằng, người dân nước Nam đều là “chủng tộc da vàng ”, “vốn xuất xứ từ vùng Hoa Tạng”, có cùng chung nguồn gốc với người Thái cổ ở vùng miền ngược, mà hiện nay vẫn còn dấu tích “trán tròn, chân vuông” Với những đặc điểm và nguồn gốc ấy của người Việt, họ “không giống với những chủng người khác” như người Man, người Chăm…cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam “國民特占黃族之一部落,最初人種應從華藏分彊山分發生。乃 風潮彭漲,一瀉於珥河中流,再瀉於九龍江中流,繁衍彌漫逐突成堂堂 越南一大民族。但當人種傳播之辰代,必有與他种融合,圓頂方趾,
同化於天演之一爐,即今上游太种,猶有孑遺,蓋亦古越人眷屬也。他如蠻人占成人。。。高蠻人則又別為一種矣 Quốc dân đặc chiếm hoàng tộc chi nhất bộ lạc, tối sơ nhân chủng ứng tòng Hoa Tạng phân cương sơn, phân phát sinh Ký nãi phong trào bành trướng, nhất tả ư Nhị hà trung lưu, tái tả ư Cửu Long giang trung lưu, phồn diễn nhĩ mạn, toại đột thành đường đường Việt Nam nhất đại dân tộc Đãn, đương nhân chủng truyền bá chi thời đại, tất hữu dữ tha chủng dung hợp, viên đỉnh phương chỉ, đồng hóa ư thiên diễn chi nhất lô, tức kim thượng du Thái chủng, do hữu kiết di, cái diệc cổ Việt nhân quyến thuộc dã Tha nhƣ Man nhân, Chiêm Thành nhân… Cao Man nhân tắc hựu biệt vi nhất chủng hỹ -
Quốc dân chỉ chiếm 1 dân tộc da vàng Thuở sơ khai, chủng người [này] phân bố và hình thành tương ứng với vùng Hoa Tạng Thế rồi, theo phong trào mở rộng, lúc đầu ồ ạt tràn xuống vùng giữa lưu vực sông Nhị, sau đó ồ ạt tràn xuống khu vực giữa lưu vực sông Cửu Long, sinh sôi nảy nở, bao phủ dày đặc và nhanh chóng đường đường trở thành một đại dân tộc Việt Nam Nhƣng đúng trong thời đại phát triển giống nòi, ắt có sự dung hợp với các chủng khác, đầu tròn chân vuông, đồng hóa làm một nhà, là sự phát triển tự nhiên, tức ngày nay chính là giống người Thái ở vùng thượng du vẫn còn giữ lại một ít [đặc trưng cũ], có lẽ cũng là thân quyến của người Việt cổ chăng ? Khác như người Man, người Chiêm Thành… người Cao Man lại thuộc một giống người khác”, (trang 6)
Có thể nói, cách viết này là dựa vào những cứ liệu của các nhà khoa học Pháp lúc đó Những cứ liệu này có căn cứ, có cơ sở khoa học chứ không dẫn ra trắng trợn như bọn thực dân bảo rằng “Tổ tiên người Việt Nam là người Gôloa” “Tổ quốc ta là xứ Gônlơ” như những sách giáo khoa lịch sử khác Điều này ở mức độ nào đó đã góp phần làm nên giá trị tƣ liệu của bộ sách
2.3 TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƢỢC THỂ HIỆN TRONG AN NAM SƠ HỌC SỬ LƢỢC 安南初學史略
Đối chiếu cách viết của An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學 史略 với sách lịch sử Việt Nam trước đó
2.4.1 Một cái nhìn sơ lƣợc về hệ thống sách lịch sử Việt Nam
Hệ thống sách lịch sử Việt Nam trước đó là nói đến các bộ sách lịch sử lớn, được biên soạn dưới các triều đại phong kiến Thời kỳ mở đầu cho nền sử học nước nhà, có thể được đánh dấu từ thời Trần Thái Tông, bằng việc Lê Văn Hưu soạn sách Đại Việt sử ký 大越史記 Dưới đây xin tóm lƣợc hệ thống danh mục sách lịch sử Việt Nam đã đƣợc biên soạn qua các thời kỳ:
1 Đại Việt sử ký: 大越史紀
Lê Văn Hưu soạn được 13 thiên, dưới triều Trần Thái Tông (1225 – 1258), Phan Phu Tiên bổ đính và soạn thêm được 10 thiên dưới triều vua Lê Nhân Tông (1442 – 1459), gọi là Đại Việt sử ký tục biên 大越史紀續編
2 Đại Việt sử ký toàn thƣ: 大越史紀全書
Là cuốn sách lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam (Quốc sử) qua các thời đại từ Kinh Dương Vương đến thời Lê trung hưng năm 1675 Cuốn sử này đƣợc khắc in toàn bộ và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông,(tức là năm 1697)và là cuốn sử
Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều sử gia từ thời nhà Trần và nhà Hậu Lê soạn thảo ra Cuốn sách đƣợc Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô
Sĩ Liên) và đƣợc các nhà sử học khác nhƣ Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt
3 Đại Việt thông giám: 大越通鋻
Năm 1510, Lê Tương Dực sai quan Binh bộ Thượng thư là Vũ Quỳnh soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo, gọi tắt là Đại Việt thông giám hay Việt giám thông khảo Đại Việt thông giám đƣợc chia thành Ngoại kỷ chép từ
Hồng Bàng đến hết nhà Ngô, Bản kỷ từ Đinh Tiên Hoàng đến đầu thời Lê Thái Tổ Vua còn sai Lê Tung soạn bài tổng luận về bộ sử ấy Theo Phan Huy Chú, bộ sách này đƣợc Lê Nại đánh giá là quy mô và đúng với kinh, trúng với sử
4 Đại Việt thông giám tổng luận: 大越通鋻縂論
Lê Tung soạn dưới thời Lê Tương Dực (1509-1516)
5 An Nam chí lƣợc: 安南志略
Là 1 bộ sử Việt Nam, do soạn giả Lê Tắc biên soạn năm 1335 Sách chủ yếu ghi chép về các văn bản, thƣ từ ngoại giao trao đổi giữa nhà Nguyên với nhà Trần cũng như phong tục, tập quán của người dân Giao Chỉ
6 Đại Việt sử lƣợc:大越史略
Là cuốn sử biên niên viết bằng chữ Hán, khuyết danh, đƣợc biên soạn vào thời Trần Bản còn hiện nay được lưu giữ trong Tứ khố toàn thư 四庫全書 của Trung Quốc, còn có tên là Việt sử lƣợc 越史略, ghi chép từ Triệu Đà đến buổi ban đầu) đến 12 sứ quân; quyển trung và quyển hạ là Nguyễn kỉ (tức kỉ nhà Lý) Cuốn sách có niên kỉ nhà Trần Có đoạn chép sơ lƣợc, có đoạn chép khá chi tiết, sinh động Đại Việt sử lƣợc là bộ sử biên niên sớm nhất còn được lưu truyền đến nay
7 Lam Sơn thực lục: 藍山實錄
Sách ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418 – 1427) Nguyên bản bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề tựa và kí là Lam Sơn động chủ Tuy người đời sau có sửa chữa, thêm bớt, Lam Sơn thực lục vẫn là tài liệu có giá trị lịch sử chân thực
8 Việt giám vịnh sử thi tập:越鋻 詠史詩集 Đặng Minh Khiêm là danh thần đời Lê Thánh Tông.Ông còn để lại mấy tác phẩm giá trị: Việt giám vịnh sử thi tập đề tựa năm Canh Thìn 1520, Thi lục 123 bài, Thi tuyểnthời Lê Chiêu Tông (1516 – 1526)
9 Đại Việt thông sử: 大越通史 Đƣợc Lê Quý Đôn soạn vào năm 1758
10 Lịch triều Hiến chương loại chí 歷朝憲章類志
Là bộ bách khoa toàn thƣ đầu tiên của Việt Nam, có nghĩa là phép tắc các triều đại, chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809 – 1819) Lịch triều hiến chương loại chí ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, chia làm 10 phần: Phần 1- Ðịa Dƣ Chí (từ quyển 1 đến quyển 5): chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng Phần 2 - Nhân Vật Chí (từ quyển 6 đến quyển 12): chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam Phần 3 - Quan Chức Chí (từ quyển 13 đến quyển 19): chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại Phần 4 - Lễ Nghi Chí (từ quyển 20 đến quyển 25): chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong Phần 5 - Khoa Mục Chí (từ quyển 26 đến quyển 28): chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình) Phần 6 - Quốc Dụng Chí (từ quyển 29 đến quyển
32): chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ Phần 7 - Hình Luật Chí (từ quyển 33 đến quyển 38): chép về luật lệ và hình phạt Phần 8 - Binh Chế Chí (từ quyển 39 đến quyển 41): chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội Phần 9 - Văn Tịch Chí (từ quyển 42 đến quyển 45): chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại Phần 10 - Bang Giao Chí (từ quyển 45 đến quyển 49): chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
11 Liệt thánh thực lục tiền biên, chính biên: 列聖實錄前編,正編
Còn có tên là Đại Nam thực lục 大南實錄, ghi chép các sự kiện từ khi chúa
Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định (1925), do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Tiền biên (Đại Nam thực lục tiền biên) hay Liệt thánh thực lục tiền biên, ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 chúa Nguyễn Đàng Trong, từ Nguyễn Hoàng
(1558) đến hết đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777) Đại Nam thực lục chính biên là phần thứ hai viết về triều đại các vua nhà Nguyễn, nhƣng là phần chủ yếu của bộ biên niên sử viết bằng chữ Hán Đại Nam Thực lục Đại
An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 trong mối quan hệ với hệ thống sách lịch sử Việt Nam
QUAN HỆ VỚI HỆ THỐNG SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM
Người Việt Nam tự ngàn đời xưa vốn hiếu học, coi trọng việc giáo dục con người, bởi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Cùng với tinh thần hiếu học trong nhân dân, vấn đề sáng tác văn thơ, viết sử cũng sớm đƣợc chú ý và không lúc nào là không đƣợc các triều đại phong kiến quan tâm Nhiều bộ sách lịch sử lớn hiện còn được lưu giữ lại để làm bằng chứng chứng minh cho nền văn hóa nước nhà, làm rạng danh đất nước, khẳng định vị thế về một đất nước “ vốn xưng nền văn hiến đã lâu ”
Thực tế mà nói, phải sau thời kỳ tự chủ, lịch sử nước nhà mới được quan tâm, chú ý Bắt đầu từ thời Trần, Lê Văn Hưu là người đầu tiên viết Đại Việt sử ký, mở đầu cho việc viết sử Từ đó về sau, các triều đại phong kiến đều chú trọng đến công việc này, thường xuyên lệnh cho các sử thần biên tập, sưu tầm, khảo đính, tu bổ để làm ra các bộ sử lớn, lưu lại cho con cháu ngàn đời sau những “ khuôn vàng thước ngọc ”
Mặc dù truyền thống viết sử lâu đời, kho tàng sách lịch sử phong phú nhƣng tại sao tác giả sách An Nam sơ học sử lƣợc 安南初學史略 lại khẳng định “nước Nam ít người biết đến lịch sử nước mình, nắm được các sự kiện của nước mình” ? “生南國土,為南國人,乃鮮理會南國史,記憶南國 事” Sinh Nam quốc thổ, vi Nam quốc nhân nãi tiển hữu lí hội Nam quốc sử, ký ức Nam quốc sự - Sinh ở nước Nam thì làm người nước Nam [nhưng] ít có [người] hiểu biết lịch sử nước Nam, nhớ đến những sự kiện của nước Nam”, (lời tựa, trang 1)
Chúng tôi có đôi lời nhận xét về kho sách lịch sử đồ sộ này nhằm làm sáng tỏ một số ý đồ trên đây của tác giả:
Quy mô các bộ sách lịch sử truyền thống trước đây của Việt Nam, do được biên soạn dưới sự chỉ đạo của các triều đại phong kiến, với một đội ngũ trí thức đông đảo thực hiện, tiến hành trong một thời gian dài, [nhƣ: Liệt thánh thực lục tiền biên, chính biên tiến hành biên soạn trong suốt 88 năm, từ
1821 đến 1909; Khâm định Việt sử thông giám cương mục thực hiện trong 25 năm, từ năm 1856 - 1881; Lịch triều hiến chương loại chí được Phan Huy Chú soạn trong 10 năm, từ năm 1809 – 1819…] vì vậy những bộ sách này có quy mô hoành tráng, đồ sộ Có những bộ lớn đến mấy trăm quyển, [nhƣ: Đại Nam thực lục 大南實錄, có tổng số 599 quyển, trong đó chia ra làm Tiền biên 12 quyển; Chính biên 587 quyển, Khâm định Việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鋻綱目có 53 quyển, trong đó Tiền biên 前編6 quyển và Chánh biên 正編
47 quyển, Đại Việt thông giám 大越通鋻 gồm 26 quyển, chia thành Ngoại kỷ 外
紀và Bản kỷ 本紀, An Nam chí lƣợc 安南志略gồm 20 quyển, hiện nay chỉ còn
Việc học tập và thi cử xưa kia của người Việt Nam chủ yếu sử dụng tài liệu, sách vở của Trung Quốc, vì vậy người đi học chỉ nắm được các sự kiện lịch sử Trung Quốc Các loại sách của Trung Quốc nặng về dùng điển cố, điển tích.“某國人所讀者北國史所記者北國事獨至母國最切要之史 故,等若夢經焉 Mỗ quốc nhân sở độc giả, Bắc quốc sử sở ký giả Bắc quốc sự, độc chí mẫu quốc tối thiết yếu chi sử cố, đẳng nhƣợc mộng kinh yên - Cái mà người nước Nam được đọc [đều] là Bắc sử, [chỉ] ghi chép lại những chuyện của nước Bắc Riêng đến như ngay [người] trong nước, điều thiết yếu nhất là những điển cố trong sử, tất cả tựa nhƣ vẫn còn mơ hồ khi nghiên cứu nó”, (lời tựa An Nam sơ học sử lƣợc, trang 1)
Những bộ sách sử truyền thống trước đây do người Việt Nam biên soạn, vì vậy cũng ảnh hưởng theo phương thức biên tập của Bắc sử Đó là việc “dùng điển cố”, ngôn từ “vụn vặt”, “quá chi tiết”, những điều này sẽ là
1 trở ngại lớn với chính tầng lớp trí thức trong nước Vì vậy chúng không thể phù hợp để trở thành sách giáo khoa dạy trong các nhà trường, càng không thể trở thành thể tài lịch sử cho các trước thuật gia bàn luận trong thời đại mới, thời đại văn hóa hướng tới công chúng, hướng tới cộng đồng
“筆概從編年,文無接續,語涉支離衡以最新史栽恐未盡為著述家公 論之所許可 Bút pháp khái tòng biên niên, văn vô tiếp tục, ngữ thiệp chi ly, hoành dĩ tối tân sử tài khủng vị tận vi trước thuật gia công luận chi sở hứa khả - Cách viết vẫn theo kiểu biên niên, văn không liền mạch, ngôn từ vụn vặt, so sánh với thể loại lịch sử mới nhất, e chƣa đủ làm chỗ dựa đáng tin cậy cho trước thuật gia bàn luận”, (lời tựa An Nam sơ học sử lược, trang
Cùng với đó là những hạn chế của từng thể loại sách lịch sử viết bằng chữ Hán, Nam âm, Âu văn đã đƣợc chúng tôi đề cập đến ở phần trên
Những điều này đã khiến cho “bộ mặt thật của kho tri thức ngàn đời” không thể dễ dàng hòa nhập vào với đời sống của cộng đồng, với nhân loại, chúng không thể nhanh chóng “bước lên vũ đài của thời đại mới” “遂使
“名山真面”無一躍於新舞臺 Toại sử danh sơn chân diện vô nhất dƣợc ƣ tân vũ đài – [Vì thế] khiến cho “danh sơn chân diện” không phải chỉ một bước mà nhảy vọt được lên vũ đài [của thời đại] mới, (lời tựa An Nam sơ học sử lƣợc, trang 1)
Hệ thống sách giáo khoa lịch sử đƣợc biên soạn để phục vụ dạy học ở các trường Pháp – Việt, trong chương trình cải lương giáo dục 1906 –
1919, khắc phục được những hạn chế về phương pháp biên soạn, xong ở nội dung thì còn nhiều vấn đề phải bàn cãi
Nhìn chung, những quyển sách giáo khoa lịch sử này có quy mô nhỏ gọn hơn rất nhiều lần so với những bộ sử truyền thống của thời kỳ phong kiến trước đó Thông thường mỗi bộ chỉ có từ 1 đến vài quyển (tập), trên dưới mấy trăm trang, [như An Nam sơ học sử lược 安南初學史略 có 2 quyển, bản in chỉ có từ 144 trang đến 172 trang, bản viết tay có 210 trang; Cải lương mông học Quốc sử giáo khoa thƣ 改良蒙學國史教科書, bản in là 128 trang;
Quốc sử Ấu học giáo khoa thƣ, Nam quốc địa dƣ Ấu học giáo khoa thƣ 國史幼學
教科書,南國地輿幼學教科書, 1 bản viết, chỉ có 38 trang; Việt sử tam tự tân ƣớc toàn biên 越史三字新約全編 bản in, có 134 trang; Mông học Việt sử tam tự giáo khoa thƣ 蒙學越史三字教科書, bản viết, chỉ có 40 trang; Đại Việt tam tự sử phụ Đại Việt sử ký bản kỉ 大越三字史附大越記本紀, 2 bản viết, chỉ có 74 đến 76 trang…]
Loại sách giáo khoa lịch sử này “vẫn luận bàn những điều vốn có trong sử học”, đƣợc tập hợp từ các bộ sách lớn “nhằm tìm ra cứ liệu có giá trị lịch sử” để biên tập thành, đó là ƣu điểm vƣợt trội của những quyển sách giáo khoa lịch sử này so với những bộ sách lịch sử truyền thống đồ sộ trước kia “尚論其富於史學之思想…不自揣,博攷群書,務求精當分門志類,井 井有條 Thượng luận kỳ phú ư sử học chi tư tưởng… bất tự suỷ, bác khảo quần thư, vụ cầu tinh đương, phân môn chí loại, tỉnh tỉnh hữu điều.- Vẫn luận bàn cái vốn có trong tư tưởng phong phú của sử học…không dám tự ý suy đoán [mà phải] tham khảo kỹ càng, sâu rộng các sách, dựa tìm cứ liệu có giá trị nhất, những điểm nổi trội của các phân môn, ghi chép từng loại, ngắn gọn rõ ràng”, (lời tựa An Nam sơ học sử lƣợc, trang 2)