1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng anh và tiếng việt

108 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Đối Chiếu Phép Tỉnh Lược Hồi Chỉ Trong Tiếng Anh Và Tiếng Việt
Tác giả Hoàng Thị Hà
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Hồng Cổn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (7)
  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu (10)
  • 4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn (11)
  • 5. Bố cục của luận văn (12)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG (0)
    • 1.1 Chỉ xuất và hồi chỉ (13)
      • 1.1.1 Chỉ xuất và các biểu thức chỉ xuất (13)
      • 1.1.2. Hồi chỉ và các phương tiện hồi chỉ (15)
        • 1.1.2.1 Khái niệm hồi chỉ (15)
        • 1.1.2.2 Các phương tiện hồi chỉ (Anaphoric Devices) (17)
    • 1.2 Tỉnh lược và các chức năng của Tỉnh lược (23)
      • 1.2.1 Khái niệm Tỉnh lược (23)
      • 1.2.2 Các chức năng của tỉnh lược (25)
        • 1.2.2.1 Tỉnh lược có chức năng rút gọn ............................................................. 20 1.2.2.2 Tỉnh lược có chức năng thay thế ............................................................. 22 1.2.2.3 Tỉnh lược có chức năng trực chỉ 24 (26)
        • 1.2.2.5 Tỉnh lược có chức năng hồi chỉ (33)
    • 1.3 Tỉnh lược hồi chỉ là gì? (35)
      • 1.3.1 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh (35)
      • 1.3.2 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Việt (38)
      • 1.3.3 Quan điểm của luận văn về Tỉnh lược hồi chỉ (43)
  • CHƯƠNG 2: TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ CHỦ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT (0)
    • 2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh (47)
      • 2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn (47)
      • 2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập (co- ordinated clauses) (49)
      • 2.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu ghép chính phụ (Subordinated clauses) (53)
    • 2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt (56)
      • 2.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn (56)
      • 2.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập (59)
      • 2.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ (60)
    • 2.3 Đối chiếu và Chuyển dịch (61)
      • 2.3.1 Đối chiếu (61)
      • 2.3.2 Chuyển dịch (65)
        • 2.3.2.1 Tương đồng (65)
        • 2.3.2.2 Khác biệt (66)
    • 2.4 Tiểu kết (75)
  • CHƯƠNG 3: TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT (0)
    • 3.1 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh (78)
      • 3.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ (78)
        • 3.1.1.1 Chỉ tỉnh lược hồi chỉ thành phần động từ chính của vị ngữ (78)
        • 3.1.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ (81)
      • 3.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ (84)
        • 3.1.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu đơn (85)
        • 3.1.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu ghép đẳng lập (86)
        • 3.1.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu ghép chính phụ (87)
        • 3.1.2.4 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu bị động (88)
    • 3.2 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Việt (89)
      • 3.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ (89)
        • 3.2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ (89)
        • 3.2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ (90)
      • 3.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ (91)
    • 3.3 Đối chiếu và Chuyển dịch (93)
      • 3.3.1. Đối chiếu (93)
      • 3.3.2 Chuyển dịch (95)
        • 3.3.2.1 Tương đồng (95)
        • 3.3.1.2 Khác biệt (97)
    • 3.4 Tiểu kết (101)
  • KẾT LUẬN (103)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (107)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu và tư liệu

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp quy nạp

Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cụ thể như phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích đối chiếu và phương pháp thống kê

- Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả được sử dụng nhằm khảo sát và mô tả các đặc điểm ngữ nghĩa của các dạng tỉnh lược hồi chỉ và phân loại chúng trên tư liệu hai ngôn ngữ trước khi tiến hành phân tích đối chiếu

- Phương pháp phân tích - đối chiếu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích đối chiếu với quan điểm lấy tiếng Anh làm xuất phát điểm để đối chiếu với tiếng Việt Qua đó, chúng tôi xem xét tính tương ứng hay không tương ứng, hay nói cách khác là những tương đồng hay dị biệt giữa tỉnh lược hồi chỉ trong văn bản tiếng Anh và dạng thức tương ứng trong văn bản dịch tiếng Việt Để tiến hành phân tích, đối chiếu sự giống nhau và khác nhau của hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một cách thuận lợi và chính xác, chúng tôi sẽ trích dẫn những tư liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt

- Phương pháp thống kê: Trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để thu thập tư liệu về tần số xuất hiện của phương thức liên kết tỉnh lược hồi chỉ trong các văn bản song ngữ Anh - Việt

Về tư liệu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thống kê tư liệu trong những văn bản song ngữ Anh - Việt có độ tin cậy cao về mặt dịch thuật Chúng tôi đã thu thập được 204 phiếu (trong đó mỗi phiếu là phần trích dẫn tiếng Anh và đi kèm theo là phần tiếng Việt đối dịch tương ứng), được chọn lọc ra từ 1.484 câu của 6 văn bản song ngữ Anh – Việt Các tác phẩm được trích dẫn bao gồm:

(1) Cái chết trắng (White Death), Tim Vicary, Thôn Bạch Hạc dịch, Nhà Xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1999

(2) Chú mèo đi hia (Puss in boots), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003

(3) Đích Uýtingtơn - Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn (Dick Whittington), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003

(4) Truyện chú Tôm tí hon (The history of Tom Thumb), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003

(5) Cô bé mặc áo choàng mũ đỏ (Red Riding Hood), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003

(6) Cậu Giắc và cây đậu (Jack and the Beanstalk), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lí luận: Theo những tài liệu mà chúng tôi có được thì cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách có hệ thống và đầy đủ Do vậy chúng tôi mong muốn đưa ra những tìm hiểu ban đầu về tỉnh lược hồi chỉ cũng như những nét tương đồng và dị biệt của hiện tượng này giữa hai ngôn ngữ, góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề này cùng với các nhà Anh ngữ và Việt ngữ học

- Ý nghĩa thực tiễn: Phương thức liên kết tỉnh lược hồi chỉ được đánh giá là một trong các phương thức đem lại hiệu quả liên kết và ngữ dụng tối ưu nhất Do vậy, chúng tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ đóng góp phần vào việc phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ và kiến giải vấn đề để nâng cao hiệu năng trong sử dụng và nghiên cứu, nhất là nâng cao chất lượng dịch thuật, giảng dạy tiếng Việt cho người Việt và cho người nói tiếng Anh học tiếng Việt Từ đó, giúp cho người học có thể phân tích và tiếp thụ văn bản song ngữ Anh - Việt một cách hiệu quả Đặc biệt, khi hiện nay tiếng Anh ngày càng có vị thế quan trọng trong xã hội chúng ta và tiếng Việt đã và đang trở thành một ngoại ngữ thực sự và có phạm vi ứng dụng rộng rãi.

Bố cục của luận văn

Trong khuôn khổ luận văn này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chúng tôi sẽ trình bày phần nội dung gồm các chương sau đây:

- Chương 1: Cơ sở lí luận chung

- Chương 2: Đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt và khảo sát khả năng chuyển dịch

- Chương 3: Đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt và khảo sát khả năng chuyển dịch

Ngoài ra, luận văn còn có phần phụ lục bao gồm 204 phiếu tư liệu tiếng Anh có chứa hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ, tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ và phần đối dịch tiếng Việt được trích dẫn từ các văn bản song ngữ Anh - Việt hiện đại.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

Chỉ xuất và hồi chỉ

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học (Tập II: Ngữ dụng học) thì chỉ xuất (dexis) là phương thức chiếu vật dựa trên hành động chỉ trỏ Quy tắc điều khiển chỉ trỏ là: sự vật được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với của người chỉ và trong tầm nhìn của cả người chỉ lẫn người được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm mốc Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính theo hướng nhìn thẳng của người này

Quy tắc này sẽ giải thích sự chiếu vật bằng chỉ xuất trong ngôn ngữ [2, 72]

Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chiếu vật theo phương thức chỉ xuất Trong đó có thể liệt kê ra ba phạm trù chỉ xuất trong các ngôn ngữ là phạm trù ngôi (nhân xưng), phạm trù chỉ xuất không gian, phạm trù chỉ xuất thời gian

- Phạm trù ngôi (tức nhân xưng): Phạm trù ngôi hay phạm trừ xưng hô bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn Như thế, phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói Khi vai trò người nói luân chuyển thì ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai cũng thay đổi theo: ở lời nói của Sp1 thì Sp1 là tôi (I), còn Sp2 là anh (you) Đến khi Sp2 nói thì Sp2 sẽ là tôi (I) còn Sp1 sẽ là anh (you) [2, 72]

- Phạm trù chỉ xuất không gian: Là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ ra sự vật (sự kiện) theo vị trí tương đối của nó trong không gian theo một điểm mốc để định vị không gian của sự vật, sự việc Hoặc người ta lấy một điểm không gian làm điểm mốc định vị sự vật, sự việc

- Phạm trù chỉ xuất thời gian: Là phương thức chiếu vật bằng cách lấy lấy thời điểm nói năng làm điểm gốc Hiện tại, quá khứ, tương lai là so với thời gian nói - điểm gốc đó Đó là các từ như: now (bây giờ), then (bấy giờ),

Trong chỉ xuất có sự phân biệt giữa nội chỉ (endophoric) và ngoại chỉ (exophoric) Biểu thức chỉ xuất ngoại chỉ khi sự vật - nghĩa chiếu vật của nó nằm ngoài diễn ngôn, trong thế giới thực tại Biểu thức chiếu vật nội chỉ khi sự vật - nghĩa chiếu vật cuả nó đã nằm trong diễn ngôn (tức nằm trong nhận thức của người nói, người nghe) [2, 74]

Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi chỉ bàn về vấn đề nội chỉ, nghĩa là vấn đề chỉ xuất trong diễn ngôn (chỉ xuất trong văn bản) và cụ thể là phương thức tỉnh lược hồi chỉ trong văn bản Nội chỉ là phương thức chỉ xuất sự vật đang được nói đến trong một lời nói, một phát ngôn theo việc nó đã được nói đến trong tiền văn hay nó sẽ được nói tới trong hậu văn hay không

Biểu thức chiếu vật đang nói tới trong phát ngôn được dùng để thay thế cho sự vật đã được nói trước trong tiền văn hoặc sẽ được nói tới trong hậu văn

Xét ví dụ sau đây:

(2) "Lớp bàn về khuyết điểm của Quân trong học tập Về điều ấy tôi có ý kiến như thế này: Quân đã tỏ ra không tôn trọng tập thể”

Trong ví dụ trên, biểu thức "điều ấy” thay thế cho biểu thức chiếu vật

“khuyết điểm của Quân trong học tập” đã được nói tới ở tiền văn; biểu thức

“như thế này” thay thế cho điều sẽ được nói tới ở sau: “Quân đã tỏ ra …” biểu thức chiếu vật trong diễn ngôn "điều ấy” có tính chất hồi chỉ (anaphoric) còn biểu thức “như thế này” có tính chất khứ chỉ (cataphoric)

1.1.2 Hồi chỉ và các phương tiện hồi chỉ 1.1.2.1 Khái niệm hồi chỉ

Trong văn bản cũng như trong quá trình giao tiếp, con người có thể lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp để tổ chức phát ngôn nhằm phục vụ cho ý đồ thông báo riêng của mình Thực tế, khi viết cũng như khi nói, người ta có xu hướng lựa chọn cách diễn đạt tối ưu nhất, vừa tiết kiệm ngôn từ mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong khi diễn đạt ngữ nghĩa của người nói theo các ý đồ thông báo khác nhau Các nhà ngôn ngữ đã chỉ ra rằng hồi chỉ là một trong những phương thức liên kết văn bản tối ưu góp phần tạo nên tính mạch lạc trong văn bản và có phạm vi sử dụng khá phổ biến Hầu như trong ngôn ngữ nào cũng sử dụng hồi chỉ để liên kết Do tầm quan trọng như vậy, đã có không ít các công trình trong nước và ngoài nước xem xét vấn đề này với phạm vi và mức độ khác nhau Vậy hồi chỉ là gì?

Bàn về khái niệm hồi chỉ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ khác nhau như: hồi chỉ, hồi chiếu, liên kết hồi quy… Có thể liệt kê các quan điểm của các tác giả: Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo và các tác giả nước ngoài như: Geogre Yule, Halliday, David Nunan…Theo đó, ta thấy thuật ngữ “hồi chiếu” được sử dụng trong các sách như “Dụng học” của George Yule; “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” của David Nunan; Văn bản và liên kết trong tiếng Việt của Diệp Quang Ban

Trong đó khái niệm “hồi chiếu ” mà Diệp Quang Ban đưa ra như sau:

"Hồi chiếu là trường hợp yếu tố giải thích xuất hiện trước, yếu tố được giải thích xuất hiện sau Vì vậy muốn hiểu yếu tố được giải thích thì phải quay trở lại với yếu tố giải thích nằm trong phần lời đã nói trước đó, tức tham khảo ở phần lời đã có trước yếu tố được giải thích." [1, 178]

Trong khi đó các tác giả Trần Ngọc Thêm, Võ Văn Chương, Nguyễn Thị Việt Thanh… lại gọi đây là liên kết hồi quy Tiêu biểu là ý kiến do Trần Ngọc Thêm đưa ra trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt ”

"Trong phần lớn các liên kết hiện diện, kết ngôn đứng sau chủ ngôn, nó chỉ ra sự liên kết với phần văn bản đã qua Loại liên kết này, ta sẽ gọi là liên kết hồi quy Các phát ngôn có liên kết hồi quy không bao giờ đứng đầu văn bản" [15, 81]

Tuy nhiên, phần đông các tác giả dùng thuật ngữ hồi chỉ (Anaphora) như: Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Halliday, Đường Công Minh…

Tiêu biểu phải kể đến quan niệm mà tác giả Cao Xuân Hạo đã đưa ra trong cuốn “Cơ sở ngữ pháp chức năng (q.1)” như sau:

"Các câu làm thành một tổ hợp câu hay một đoạn văn có thể gồm có những sở chỉ chung Trường hợp đó sở chỉ của những danh ngữ, động ngữ trong một câu hay của cả câu đó có thể biểu thị bằng những yếu tố hồi chỉ (anaphoric) trong các câu kế tiếp theo…" [7, 195]

Tỉnh lược và các chức năng của Tỉnh lược

Là một hiện tượng phổ quát ở nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh và tiếng Việt, tính đến nay tỉnh lược đã được các nhà ngôn ngữ nghiên cứu và xem xét khá kỹ dưới những góc độ khác nhau và mức độ khác nhau Trong tiếng Việt, tỉnh lược (ellipsis) còn được các nhà Việt học sử dụng với các thuật ngữ khác nhau như: hiện tượng tỉnh lược, phép tỉnh lược, sự tỉnh lược

Theo tác giả Cao Xuân Hạo, “Tỉnh lược là bỏ một ngữ đoạn mà sự có mặt không cần thiết Nói một cách khác, đó là một phép thay thế một ngữ đoạn bằng đại từ hồi chỉ zê rô Cũng như hồi chỉ, tỉnh lược không phải chỉ có tác dụng tiết kiệm Tác dụng chủ yếu của hai biện pháp này là thực hiện tính mạch lạc trong câu và trong một tổ hợp câu Tác dụng thứ hai của nó là tránh sự lặp lại nặng nề của các ngữ đoạn cùng một sở chỉ, thường có hại cho tính mạch lạc của văn bản: một câu không có yếu tố hồi chỉ thì tính độc lập của nó cao hơn và do đó ít gắn bó với văn cảnh hơn một câu có yếu tố hồi chỉ, trong đó có cả đại từ hồi chỉ  (tỉnh lược) Sự lặp lại không có mục đích tạo nên tính mạch lạc, mà thường dùng với mục đích tu từ riêng” [7, 19]

Nhà ngôn ngữ học Halliday cũng đưa ra quan điểm về tỉnh lược trong cuốn “Dẫn luận Ngữ pháp chức năng” như sau: “Một cú, hay một phần của cú, hay một phần (thường bao gồm thành phần từ vựng) của một cụm động từ hay một cụm danh từ có thể được tiền giả định ở một ví trí sau trong ngôn bản bằng thủ thuật lược bỏ tích cực (possitive omission) – nghĩa là bằng cách không nói gì cả ở nơi cần phải nói để tạo nghĩa, hoặc cấu trúc bị bỏ ngỏ như trong “not I so”, hiện tượng này dược gọi là tỉnh lược chính danh của câu “I will not wake him”; hoặc một thành phần chiếm chỗ (thay thế) được thêm vào để thể hiện khoảng trống như “do” trong “for If I do” Hiện tượng này được gọi là “thay thế” (Substitution) [6, 493]

Phạm Văn Tình, một trong những nhà ngôn ngữ học đã đưa hiện tượng tỉnh lược vào nghiên cứu một cách có hệ thống và bài bản trong tiếng Việt, đã đưa ra khái niệm về tỉnh lược như sau: "Tỉnh lược là một hiện tượng lược bỏ các ngữ đoạn ở cấp độ phát ngôn trong giao tiếp Nó có thể xảy ra ngay trong nội bộ bản thân mỗi phát ngôn hoặc giữa các phát ngôn với nhau" Từ đó, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra định nghĩa về phép tỉnh lược trong văn bản là: "Phép tỉnh lược trong văn bản là dạng tỉnh lược xảy ra giữa các phát ngôn, là sự lược bỏ các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi một ngữ cảnh xác định (ngữ cảnh cần và đủ)." [21, 31]

Từ đây, tác giả Phạm Văn Tình đã tìm ra những nhân tố điều kiện của Tỉnh lược Ông cho rằng, "ngoại trừ các yếu tố thuộc lĩnh vực văn hóa giao tiếp (không thể tỉnh lược và phải nói đầy đủ, nếu không sẽ bị coi là xách mé, thiếu lễ phép ), có thể chỉ ra một số điều kiện cho phép thực hiện phép tỉnh lược trên văn bản như: 1 Ngữ cảnh giao tiếp; 2 Có mối liên hệ logic-ngữ nghĩa (mạch lạc trong văn bản); 3 Ý đồ và chiến lược giao tiếp" Như vậy, theo tác giả Phạm Văn Tình, để miêu tả và phân tích vai trò cũng như giá trị biểu hiện của phép tỉnh lược, việc nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược văn bản phải kết hợp nghiên cứu đồng thời các nhân tố tham gia vào quá trình tạo lập phát ngôn bằng phép tỉnh lược Ví dụ:

(18) Bà ấy mệt quá  Không lê được một bước  Không kêu được một tiếng  Cơ chừng tiếc của  Cơ chừng hết sức  Cơ chừng hết hơi

Trong trường hợp này, phát ngôn đầu tiên giữ vai trò là chủ ngôn, làm tiền đề cho sự xuất hiện của hàng loạt những câu bị tỉnh lược chủ thể Các phát ngôn phía sau chủ ngôn đều không có thành phần chủ ngữ "bà ấy" Sự vắng mặt yếu tố chủ thể này nhằm tránh sự lặp đi lặp lại của chủ ngữ "bà ấy" trong hàng loạt câu tiếp theo của câu chủ ngôn, đồng thời có mục đích là hướng cho người đọc chú đến sự thay đổi trạng thái liên tục của nhân vật chủ thể trong đoạn văn này

Hiện tượng tỉnh lược trong tiếng Anh cũng tương tự như vậy Ta có thể hiểu được điều này qua ví dụ sau:

(19) - Can you speak Spanish? Bạn có thể nói được tiếng Tây Ban Nha không?

+ Yes, I can  Vâng, tôi có (nói được tiếng Tây Ban Nha )

Trong ví dụ này, câu trả lời ngắn ngọn "Yes, I can" chính là một dạng của tỉnh lược, có thể phục hồi thành câu đầy đủ như sau: "Yes, I can speak Spanish" (Tôi có thể nói được tiếng Tây Ban Nha) Trong trường hợp này, thành phần "speak Spanish" đã xuất hiện trong câu hỏi trước đó và lược bỏ trong câu trả lời nhằm tránh sự lặp lại không cần thiết Thông tin này được cả người hỏi và người trả lời hiểu ngầm

Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về phép tỉnh lược trong văn bản của tác giả Phạm Văn Tình làm cơ sở nghiên cứu Đó là : "Phép tỉnh lược trong văn bản là dạng tỉnh lược xảy ra giữa các phát ngôn, là sự lược bỏ các yếu tố mà người đọc có thể hiểu được nhờ mối liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi một ngữ cảnh xác định (ngữ cảnh cần và đủ)” [21, 32]

1.2.2 Các chức năng của tỉnh lược

Như ta đã biết, tỉnh lược được coi là một trong những thủ pháp tạo dựng phát ngôn Chính vì vậy nó có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi và có nhiều chức năng khác nhau Trên cơ sở tìm hiểu và tham khảo từ nhiều tác giả nghiên cứu về hiện tượng tỉnh lược như: Phạm Văn Tình, Halliday, Cao Xuân Hạo, Richard Hudson, Petra Hendriks&Jennifer Spenader, Randolph Quirk &

Sidney Greenbaum chúng tôi đã liệt kê ra một số chức năng chủ yếu của tỉnh lược như sau:

1.2.2.1 Tỉnh lược có chức năng rút gọn

Có lẽ không ai có thể phủ nhận một điều rằng, chức năng dễ nhận thấy nhất của tỉnh lược chính là tiết kiệm ngôn từ, hay nói cách khác là rút gọn câu trong văn bản Tỉnh lược chính là phương pháp rút gọn hữu hiệu nhất để làm cho câu văn đỡ rườm rà, phức tạp bằng cách lược bỏ những từ, ngữ không cần thiết trong câu hoặc trong một tổ hợp câu mà không làm ảnh hưởng đến nội dung Dĩ nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện khi ngữ cảnh cho phép Cuốn

“Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt” của tác giả Phạm Văn Tình đã nêu rõ: “Xét ở bình diện tiết kiệm đơn thuần, tức là khả năng giảm thiểu tối đa độ dài, thông báo để đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức thông báo và chuyển tải thông báo, một số nhà nghiên cứu đi trước đã chỉ ra 4 phương thức cơ bản dùng cho việc rút gọn ngôn ngữ là: Thay thế bằng đại từ, rút gọn, viết tắt và tỉnh lược Bốn phương thức trên thực chất có thể quy về 2 phương thức chính, đó là sự rút gọn (reduction) và sự tỉnh lược hay còn gọi là phép tỉnh lược (ellipsis)” [21] Xét ví dụ sau:

B:  Là người mà anh đang thiếu nợ đây!

Trong đoạn hội thoại trên, có hai câu xuất hiện hiện tượng tỉnh lược hai thành phần khác nhau Phát ngôn thứ nhất “Tôi!” có thành phần vị ngữ "gõ cửa" đó được rút gọn Người ta dễ dàng khôi phục thành phần này dựa vào ngữ cảnh của nó, và phát ngôn đầy đủ sẽ là “Tôi gõ cửa.” Phát ngôn thứ hai

“Là người mà anh thiếu nợ đây.” lại có thành phần chủ ngữ “Tôi” được rút gọn Thành phần chủ ngữ này cũng dễ dàng được khôi phục nhờ vào hoàn cảnh giao tiếp

Như vậy, qua ví dụ trên ta thấy phương thức tỉnh lược đã góp phần rút gọn phát ngôn nhằm tránh sự lặp lại những yếu tố không cần thiết trong quá trình giao tiếp Thông thường những trường hợp rút gọn này chỉ áp dụng với các nhân vật có mối quan hệ thân thiết và ngang bằng nhau về tuổi tác Còn khi phải đảm bảo tính lịch sự, nghiêm túc trong ngoại giao, công việc, hoặc giao tiếp với người lớn hơn, cấp cao hơn, chúng ta thường nói cả câu đầy đủ

(21) Chị kia cứ thong thả!  Hãy ngồi đấy!  Để người ta ăn xong cái đã!  Đừng quấy rầy

(Ngô Tất Tố) Đây cũng là một trường hợp của phép tỉnh lược có tác dụng rút gọn mà không hề làm phương hại đến nội dung của phát ngôn ở đây, chỉ một một phát ngôn đầu tiên đóng vai trò là câu chủ ngôn, còn những câu sau đều là lược ngôn Những phát ngôn đằng sau chủ ngôn đều bị lược bỏ thành phần chủ ngữ "Chị" và thành phần này được người nghe và người nói hiểu ngầm với nhau

Tỉnh lược hồi chỉ là gì?

1.3.1 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh

Do tầm quan trọng và phạm vi ứng dụng phổ biến, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ thường được chú ý đến trong nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp với nhiều thuật ngữ khác nhau Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trước, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một tài liệu chuyên sâu nào xem xét kĩ lưỡng về vấn đề tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh đặt trong mối quan hệ đối chiếu với cách dịch thuật trong tiếng Việt Phần lớn các tài liệu xem xét hiện tượng này từ một hoặc một vài khía cạnh nhất định Chúng ta có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu nghiên cứu về hiện tượng này trong giới nghiên cứu Anh ngữ như sau:

- George Yule - tác giả cuốn “Dụng học”

- David Nunan - tác giả cuốn “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn”

- M.A.K Halliday - tác giả cuốn “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn”

Trong cuốn Dụng học, tác giả George Yule có nhắc đến hiện tượng này với thuật ngữ “hồi chỉ zê rô” (zero anaphora) Đặc biệt ông đã đồng nhất hai hiện tượng hồi chỉ và tỉnh lược (ellipsis) Ông quan niệm rằng hồi chỉ zê rô

“là một trường hợp hiển nhiên nữa đối với việc cái được thông báo nhiều hơn những gì được nói ra bằng lời” Nó được sử dụng như một phương tiện để duy trì sự quy chiếu và tạo ra một sự mong đợi là người nghe sẽ có khả năng suy luận ra là ai hay cái gì đang được người nói đồng nhất Ông đã đưa ra ví dụ như sau:

(41) Peel and onion and slice it

(Bóc củ hành và thái lát )

(42) Drop the slices into hot oil

(Thả những lát thái sẵn đó vào trong dầu nóng)

Theo quan điểm của George Yule thì trong ví dụ trên có câu “cook  for three minutes” đã xuất hiện hiện tượng hồi chỉ zê rô hay còn gọi là tỉnh lược Trong khi đó, Halliday nghiên cứu khá chi tiết về vấn đề này, có điều khác biệt là ông sử dụng thuật ngữ là tỉnh lược (ellipsis) Ông xem xét hiện tượng tỉnh lược dựa trên cơ sở đặt phát ngôn tỉnh lược trong bối cảnh giao tiếp của nó, nghĩa là đặt trong cả chuỗi phát ngôn mà chúng đang có mặt

Theo ông hiện tượng tỉnh lược có quan hệ mật thiết với hiện tượng thay thế (substitutions) Do vậy, ông đã đưa ra khái niệm về tỉnh lược như sau:

"Một cú, hay một phần của cú, hay một phần (thường bao gồm thành phần từ vựng) của một cụm động từ hay một cụm danh từ, có thể được tiền giả định ở một vị trí sau trong ngôn bản bằng thủ thuật lược bỏ tích cực (positive omission) - nghĩa là, bằng cách không nói gì cả ở nơi cần tạo nghĩa

Hoặc cấu trúc bị bỏ ngỏ, như trong “not I so”, hiện tượng này được gọi là tỉnh lược chính danh, của "I will not wake him" hoặc một thành phần chiếm chỗ (thay thế) được chêm vào để thể hiện khoảng trống, như "do" trong "for if

I do" Hiện tượng này được gọi là thay thế (substitutions) [23, 493]

Tuy nhiên Halliday cũng có nhắc về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ (hồi chỉ zê rô) mà theo ông đó là “một hình thức liên kết hồi chỉ khác trong ngôn bản được thực hiện thông qua tỉnh lược (ellipsis), nơi mà chúng ta tiền giả định một thành phần nào đó bị bỏ ngỏ" [6, 565]

Với quan điểm trên, Halliday đã lấy tiêu chí từ loại của thành phần bị tỉnh lược (lược ngữ) làm căn cứ chính để phân loại Halliday cho rằng, mỗi một từ loại có khả năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định và việc vắng mặt thành phần tỉnh lược ở câu trước cho phép tìm ra quan hệ liên kết trong phát ngôn tỉnh lược Ông phân chia các phát ngôn thành ba loại chính là:

Cũng có cách phân loại phát ngôn tỉnh lược thành ba loại giống hệt với Halliday, tác giả David Nunan có chung quan điểm với Halliday khi giải quyết hiện tượng tỉnh lược có mối quan hệ mật thiết với hiện tượng thay thế Ông đã đưa ra khái niệm về tỉnh lược trong cuốn “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” như sau:

“Tỉnh lược xảy ra khi một thành tố cấu trúc chủ yếu nào đó bị bỏ ra khỏi một câu hoặc mệnh đề và chỉ có thể được phục hồi bằng cách chiếu về một thành tố trong văn bản đi trước" [12, 44] Ông đã đưa ra ví dụ minh họa sau đây:

- Mary: Tôi thích cái màu xanh lá cây hơn

Câu hỏi: Hãy chọn câu trả lời đúng: Mary thích cái màu xanh lá cây hơn a) mũ b) áo đầm c) đôi giày

Trong tình thế này câu hỏi không thể trả lời được Tuy nhiên, nếu chúng ta biết được cái gì đã được nói đến trước đó thì câu trả lời trở nên dễ dàng

- Sylvia: Tôi thích cái mũ màu thiên thanh

- Mary: Tôi thích cái mũ màu xanh lá cây hơn

Trên đây chúng tôi đã điểm qua một cách sơ bộ về tình hình nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh Ta có thể thấy rằng đã có khá nhiều ý kiến liên quan đến hiện tượng này trong giới Anh ngữ Tuy nhiên chưa thấy công trình nào giải quyết triệt để và sâu sắc về tỉnh lược hồi chỉ mà chỉ đề cập đến từ một hay một vài khía cạnh nhất định, chủ yếu chỉ bàn về vấn đề này trong khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tỉnh lược và thay thế

1.3.2 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Việt

Như đã trình bày ở trên, tỉnh lược hồi chỉ là một trong những dạng phương thức liên kết đem lại hiệu quả cao trong liên kết văn bản Do tính chất và chức năng liên kết đặc biệt của nó, phương thức tỉnh lược hồi chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc diễn đạt ngữ nghĩa của người nói người viết theo các ý đồ thông báo khác nhau Ta có thể bắt gặp tỉnh lược hồi chỉ trong rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Việt Đây là một hiện tượng khá phức tạp và do vậy cũng có nhiều ý kiến khác biệt nhau liên quan đến vấn đề này trong giới Việt ngữ học Trong tiếng Việt, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ còn được sử dụng với nhiều thuật ngữ khác nhau như: tỉnh lược, hồi chỉ zê rô, tỉnh lược hồi quy, tỉnh lược thay thế Chúng ta có thể thống kê một số nhà Việt ngữ học đã đề cập đến vấn đề này như: Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Thượng Hùng, Trần Ngọc Thêm, Phạm Văn Tình, Phan Mậu Cảnh Trong số đó, các nhà ngôn ngữ Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp đã nhất trí cho rằng hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chính là “hồi chỉ zê rô”, nghĩa là đồng nhất hai hiện tượng này Trong cuốn “Sơ thảo Ngữ pháp chức năng (quyển 1) - Câu trong tiếng Việt” do Cao Xuân Hạo chủ biên, đã đưa ra khái niệm về hiện tượng tỉnh lược như sau:

“Tỉnh lược là bỏ đi một thành phần chức năng trong câu Nguyên tắc của tỉnh lược là không được làm phương hại đến sự trọn vẹn của thông báo, sự chính xác của sở chỉ Tác dụng của tỉnh lược có thể là tiết kiệm lời, là tránh lặp lại gây nặng nề, nhưng tác dụng chủ yếu của nó là thể hiện sự liên kết tạo mạch lạc cho câu và tổ hợp câu Khi đề, nhất là chủ đề của câu chưa thay đổi trong các câu tiếp theo, nó rất dễ bị tỉnh lược Khi tỉnh lược được nghĩa là khi người nghe (đọc) tự phục hồi được các sở chỉ đã bị tỉnh lược Vì vậy, tỉnh lược cũng được xem là hồi chỉ- hồi chỉ zê rô ()" [7, 96]

TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ CHỦ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh

Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ có nghĩa là thành phần chủ ngữ trong câu sẽ bị lược bỏ nếu như nó đồng quy chiếu với thành phần chủ ngữ trong mệnh đề trước đó và thay thế bằng zê rô ()

2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn

Hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn xảy ra phổ biến ở các cuộc hội thoại hơn là trong văn bản Thông thường chủ ngữ bị lược bỏ khi người đối thoại đáp lại câu hỏi của người kia Bởi vì lúc đấy thông tin về chủ ngữ thường đã được xác định trong câu nói của người đối thoại trước đó và người đáp tránh không lặp lại chủ ngữ nữa mà chỉ tập trung vào thông báo mới mà thôi Ví dụ:

(50) A: What have you got in your basket?

(Cô bé có gì trong giỏ đấy?)

B: Cake and wine We baked yesterday, so I’m taking a cake to grandmother (Bánh ngọt với rượu vang Chúng tôi nướng bánh hôm qua Tôi đang mang đến cho bà một cái bánh ngọt.)

(Red Riding Hood, Page 70) Trong cuộc hội thoại trên, câu đầu tiên là một câu hỏi của một thành viên tham gia giao tiếp nhằm yêu cầu được cung cấp thông tin Câu trả lời của người đáp đã tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ bằng cách không lặp lại chủ thể đã được nhắc đến trong câu hỏi mà chỉ tập trung vào thông tin mới hơn mà người nghe chờ đợi, đó là “Cake and wine.” (Bánh mỳ và rượu vang) Dễ dàng nhận thấy rằng, ở ví dụ này, cả thành phần vị ngữ “have got” cũng đã được tỉnh lược hồi chỉ, tuy nhiên hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ cả chủ ngữ và vị ngữ sẽ được chúng tôi xem xét trong một công trình khác Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ của câu Nhờ vào câu hỏi trước đó, chúng ta có thể khôi phục được thành phần vắng mặt trong câu trả lời là chủ ngữ - chính là chủ thể được nhắc đến trong câu What have you got in your basket ?) Chủ thể và cũng là người được hỏi trong trường hợp này là “You” (Cô bé) Như vậy, theo lẽ thường, người đáp lại sẽ phải xưng là “I” (tôi), đồng quy chiếu với chủ thể “You” đã được nhắc đến trước đó

Chủ ngữ vắng mặt trong trường hợp trên có thể được khôi phục như sau: “I have got cake and wine” Tuy nhiên sự khôi phục thành phần chủ ngữ này là không cần thiết, vì ngữ cảnh của đoạn hội thoại trên cho phép tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu trả lời mà không làm người nghe khó hiểu

Trong các đoạn hội thoại như trên, người nói thường có xu hướng bỏ qua những thông tin thừa, lặp, nhất là thành phần chủ ngữ và chỉ tập trung vào những thông tin mới bổ sung Cách liên kết bằng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ giữa các câu đối thoại như vậy, một mặt vừa tiết kiệm ngôn từ, mặt khác lại giúp cho người nghe tập trung chú ý đến những thông tin mới đưa ra mà vẫn đảm bảo cho người nghe không bị nhầm lẫn chủ thể đang được đề cập đến

Chúng ta xét ví dụ sau:

(Phản ứng tổng hợp là gì?)

- A synthesis reaction is a reaction that combines two or more reactants to form a more complex product

(Một phản ứng tổng hợp là một phản ứng bao gồm hai hoặc hơn hai chất hoá học để tạo nên một sản phẩm phức tạp hơn)

+ Câu đáp có chứa tỉnh lược hồi chỉ zê rô chủ ngữ:

-  A reaction that combines two or more reactants to form a more complex product

(Một phản ứng bao gồm hai hoặc hơn hai chất hoá học để tạo nên một sản phẩm phức tạp hơn)

Như vậy trong ví dụ trên ta ta thấy câu trả lời không cần thiết phải lặp lại cả cụm từ làm chủ ngữ là “a synthesis reaction” bởi vì trong câu hỏi đã chứa thông tin đó và cả người hỏi và người trả lời đều dễ dàng hiểu được điều này Do vậy, việc áp dụng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các trường hợp trên là rất hữu dụng, vừa tiết kiệm ngôn từ, lại vừa đảm bảo duy trì sự mạch lạc trong giao tiếp

2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập (Co- ordinated clauses)

Ta biết rằng, trong câu ghép đẳng lập thì các vế trong câu có vai trò tương đương và bình đẳng với nhau Do đó, nếu như chủ thể của các vế tiếp theo giống với chủ thể của vế thứ nhất thì chúng ta có thể tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ để tránh sự lặp lại như trong ví dụ sau đây:

(52) Then he put on her nightdress and nightcap, got into bed and drew the curtains

(Thế rồi, nó mặc áo ngủ và đội mũ ngủ của bà, lên giường nằm và kéo rèm xuống)

(Cô bé mặc áo choàng mũ đỏ, Tr73)

Trong tình huống trên, ba vế của câu ghép đẳng lập tiếng Anh có cấu trúc tương đương nhau và đều có chung một chủ thể là "he" (nó): he put on her nightdress and nightcap; (he) got into bed and (he) drew the curtains

Tuy nhiên, sự lặp lại của từ “he” trong hai vế sau là không cần thiết vì, chủ ngữ "he" (nó) trong vế thứ nhất đã làm tiền đề cho phép người nói đã dùng biện pháp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong hai vế tiếp theo nhằm tránh sự lặp lại dài dòng Mặc dù chủ ngữ của hai vế sau của câu ghép đẳng lập đã được lược bỏ, nhưng không hề ảnh hưởng đến nội dung mà người nói muốn truyền đạt đến người nghe

Mặt khác, việc áp dụng phép tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu ghép đẳng lập như vậy không những sẽ rút gọn câu văn mà còn làm cho các vế câu liên kết với nhau chặt chẽ hơn nhiều Nếu như chúng ta liên kết các vế bằng cách lặp lại chủ thể là:

- Then he put on her nightdress and nightcap, he got into bed and he drew the curtains

Có thể thấy rằng sự lặp lại cùng một chủ thể như vậy rất dài dòng, không cần thiết và thậm chí có thể gây ra hiểu sai về ý nghĩa nội dung thông báo là chủ ngữ “he” trong các vế không cùng quy chiếu đến một người

Trong các câu ghép đẳng lập, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xảy ra rất phổ biến Bởi vì các mệnh đề của nó thường có chung thành phần chủ ngữ và chúng được nối kết với nhau bằng các liên từ bình đẳng như: and (và), or (hoặc/hay), then (rồi), but (nhưng) Do vậy, ta có thể dễ dàng lược bỏ thành phần chủ ngữ trong các vế sau của câu ghép đẳng lập (chủ ngữ này phải đồng sở chỉ với chủ ngữ của mệnh đề đầu tiên) Điều đáng lưu ý là vế đầu tiên trong câu ghép đẳng lập bao giờ cũng có đầy đủ thành phần chủ ngữ vì nó đóng vai trò là câu tiền đề cho phép các vế đứng sau vắng mặt chủ ngữ Ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi xem xét các ví dụ dưới đây:

(53) She took there in the hot road in front of the prison door, and  waited

(54) She walked slowly to the door, and then  stood by the door and  looked at her daughter again

(55) And immediately the cat saw the orge no longer, but  a little mouse running along on the floor

Ngoài ra, các mệnh đề đẳng lập còn có thể được nối kết với nhau bằng các từ như: “yet”, “so”, trong đó ta cũng có thể lược bỏ các đồng chủ ngữ trong các mệnh đề tiếp theo Ví dụ:

(56) There was a connection that I did not understand, yet  felt

(57) I tried for the prison service and  was turn down, so  went to the jobcenter

Về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu ghép đẳng lập tiếng Anh, có một vấn đề mà chúng ta cần chú ý là: Khi chủ ngữ của mệnh đề thứ hai trở đi đồng sở chỉ với chủ ngữ của mệnh đề đầu và đồng thời trợ động từ của hai chủ ngữ ấy cũng giống nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ cả thành phần chủ ngữ và trợ động từ tương ứng của nó Ví dụ:

(58) Mary has washed the dishes,  dried them, and  put them in the cupboard

(Mary đã rửa đĩa,  lau khô, và  xếp chúng vào giá đỡ)

Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, thành phần chủ ngữ cũng là một thành phần thường được tỉnh lược hồi chỉ Cũng giống như hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh, chủ ngữ được tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Việt phải đảm bảo đồng sở chỉ với chủ ngữ đã hiện diện trong tiền ngôn Giá trị tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ chỉ có thể được thừa nhận khi ngôn cảnh cho phép người đọc xác lập được thành phần chủ ngữ đã được thay thế bằng zê rô

2.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn + Trong văn bản:

Nếu như trong tiếng Anh, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ thường xảy ra trong các câu ghép đẳng lập thì ở tiếng Việt, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xảy ra phổ biến hơn trong chuỗi câu, chủ yếu là câu đơn Thông thường có một câu hoàn chỉnh làm cơ sở, xác lập ngữ cảnh cho các câu sau có thể tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ mà không ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung thông báo

(69) Vậy thì bà cứ ăn đi  Ăn đến kỳ no  Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn Đằng nào  cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói?

(Một bữa no, Nam Cao)

Trong đoạn văn trên, ta thấy xuất hiện nhiều trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ (đánh dấu bằng ) Đoạn văn trên có 4 câu đơn liên tiếp nhau, trong đó chỉ có câu đơn đầu tiên có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ “Vậy thì bà cứ ăn đi” Chính câu đơn này đã xác lập tiền đề cho phép những câu đơn đứng sau vắng mặt thành phần chủ ngữ “ Ăn đến kỳ no  Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn Đằng nào  cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói” Những câu đơn này chỉ còn lại thành phần vị ngữ là các ngữ động từ: “Ăn đén kỳ no.”; “Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn”; “ cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói” Sự vắng mặt của thành phần chủ ngữ “bà” trong các câu tiếp theo đã góp phần làm cho các câu đơn ngắn gọn, súc tích hơn, tránh sự lặp lại không cần thiết Hơn thế nữa, điều này còn giúp cho tác giả thực hiện ý đồ của mình: sự vắng mặt của thành phần chủ ngữ đã khiến cho người đọc có cảm giác như chính nhân vật đang nói lên suy nghĩ của mình như vậy

Nếu như những trường hợp trên, các câu đơn có chứa chủ ngữ được tỉnh lược hồi chỉ và phần còn lại là các ngữ động từ, thì những ví dụ dưới đây là những câu đơn có tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ, nhưng thành phần vị ngữ còn lại là các tính từ/ngữ tính từ Ví dụ:

(70) Hùng tự thưởng cho mình bằng việc tạt vào hiệu và mua một cuốn sách

Một cuốn khá dày  Mới tinh  Thơm mùi mực và thơm mùi nước hoa cô hàng xinh đẹp

Trong ngữ pháp tiếng Việt, câu đơn có vị ngữ là một danh từ hay danh ngữ thường phải đi kèm với hệ từ “là” Vậy khi hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xuất hiện trong những kiểu câu này, nghĩa là khi chủ ngữ được lược bỏ, thành phần vị ngữ còn lại thường gồm: hệ từ "là" + danh từ /danh ngữ Ví dụ sau là một trường hợp như vậy:

(71)Hắn đang ở giai đoạn sung sức Đó là kết quả những ngày đi xuống xí nghiệp lăn lộn với anh em thợ như một người bạn  Là những đêm miệt mài, không biết trời sáng từ bao giờ  Là những hình ảnh cố nắm bắt  Là những gì mong manh ẩn hiện mà hắn cố giữ lại, đóng đinh trên trang giấy 

Là tình yêu của hắn đối với Đảng

(Chuyện kể năm 2000, Bùi Ngọc Tấn)

Ví dụ trên là một trường hợp khá đặc biệt của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn tiếng Việt Trong đó, thành phần chủ ngữ vắng mặt trong các câu đơn mà chúng tôi có đánh dấu () có thể được khôi phục dễ dàng chính là từ “Đó” – chủ ngữ đã xuất hiện ngay trong câu đầy đủ đứng trước: “Đó là kết quả những ngày đi xuống xí nghiệp lăn lộn với anh em thợ như một người bạn” Tuy nhiên, chủ ngữ thật sự được xác định trong đoạn văn trên chính là câu đơn đầu tiên: “Hắn đang ở giai đoạn sung sức”, hay nói cách khác, đại từ

“Đó” chính là đại từ thay thế cho cả câu đơn làm tiền đề đứng trước

(72) Da bà xấu quá! Sao bà gầy thế?

- Chỉ đói đấy thôi, cháu ạ  Chẳng sao hết!

- Lớp này bà ở cho nhà ai?

- Vốn đâu mà  đi buôn? Với lại  có vốn  cũng không đi được Người nhọc lắm

(Một bữa no, Nam Cao)

Người đọc dễ dàng nhận ra mối quan hệ giữa hai người đối đáp trong đoạn đối thoại trên thông qua các câu hỏi và trả lời Đây là đoạn đối thoại giữa người bà và người cháu, giữa một người ở vai trên với một người ở vai thấp hơn Chính mối quan hệ thân thiết đó khiến cho đoạn đối thoại này trở nên ngắn gọn, súc tích Người hỏi là người cháu, ở vai dưới nên câu hỏi thường gẫy gọn, có đầu có đũa, thể hiện sự lễ phép của người hỏi đối với người trả lời Ngược lại, người trả lời ở đây là nhân vật ‘bà’, ở vai trên nên câu trả lời thường ngắn gọn, bỏ qua chủ ngữ mà chỉ tập trung nêu ra những thông tin cần thiết mà người hỏi đang trông đợi Mặc dù tất cả các câu trả lời của người bà đều thiếu thành phần chủ ngữ, nhưng người đọc dễ dàng hiểu được rằng cả hai người đang nói về tình hình của nhân vật ‘bà’ – chính là người tham gia giao tiếp Ở đây, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ không đơn thuần làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích mà còn giúp thể hiện mối quan hệ thân thiết của những người tham gia đối thoại

2.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập

Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi nhận thấy hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xuất hiện phổ biến nhất trong các câu ghép đẳng lập Lý do của tình trạng này có thể hiểu là vì thông thường các vế của câu ghép đẳng lập có cùng một thành phần chủ ngữ Do vậy, việc lược bỏ thành phần chủ ngữ trong các vế của câu ghép đẳng lập được coi là giải pháp tối ưu, vừa tránh được sự lặp lại một cách nhàm chán của chủ ngữ, lại vừa giúp người viết (người nói) có thể diễn tả được nhiều hành động diễn ra liên tiếp nhau Ví dụ:

(73) Những ngày nghỉ, vợ chồng ông chủ về Hà Nội, thằng Tê con bác bếp vẫn đậy nắp bể cho thật kín, rồi  trèo lên mặt bể,  co một chân lên bắt chước Lã Bố đi bài tẩu mã hoặc  nhảy huỳnh huỵch để bắt chước Võ Tòng sát tẩu.

(Mò sâm banh, Nam Cao)

Trong ví dụ trên, các vế liên tiếp của câu ghép đẳng lập có cùng chung một chủ ngữ là "thằng Tê", nên chủ ngữ này chỉ xuất hiện trong vế đầu tiên

"thằng Tê con bác bếp vẫn đậy nắp bể cho thật kín", và được lược bỏ trong các vế tiếp theo Trong các vế có chủ ngữ được tỉnh lược hồi chỉ, dạng thể hiện còn lại của vế đó là các động ngữ liên tiếp như: "trèo lên mặt bể", "co một chân lên bắt chước Lã Bố đi bài tẩu mã", "nhảy huỳnh huỵch để bắt chước Võ Tòng sát tẩu" Tương tự như vậy, ta có các trường hợp tương tự như:

(74) Thường thường hắn đã ngủ một nửa ngày từ khi còn ở dọc đường và  vừa về đến nhà,  chưa kịp thay quần áo,  tháo giày,  đã đổ như một khúc gỗ xuống bất cứ cái giường nào,  ngủ say như chết

(75) Từ phải chờ khi con ngủ mệt,  rón rén lừa con,  dậy tháo giày,  cởi quần tây cho hắn,  luồn một cái gối xuống gáy hắn, và  nhấc chân,  nhấc tay,  đặt cho hắn nằm ngay ngắn lại

Đối chiếu và Chuyển dịch

Sau khi tiến hành khảo sát và đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng hiện tượng này giữa hai ngôn ngữ có những điểm chung và những điểm khác biệt nhất định

Về điểm chung, ở cả tiếng Anh và tiếng Việt, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ đều có những dấu hiệu nhận biết như sau: Hiện tượng này chỉ xảy ra ở cấp độ câu trở lên, trong đó một thành phần chủ ngữ trong câu được lược bỏ nếu như nó đồng quy chiếu với thành phần chủ ngữ đứng trong câu hoặc mệnh đề trước nó, hay nói cách khác là chủ ngữ này được thay thế bằng zê rô () Dĩ nhiên, chủ ngữ được lược bỏ này phải là thành phần có thể được khôi phục lại được nhờ ngữ cảnh, cụ thể là câu phía trước

Chúng tôi đã chia ra thành các tiểu loại của hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt Theo đó, trong tiếng Anh có 3 tiểu loại là: Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ

Tương tự, tiếng Việt cũng có 3 tiểu loại là: Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ

Bên cạnh những điểm tương đồng như vậy, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng có một số điểm khác biệt Qua phân tích tư liệu, chúng tôi thấy rằng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh có phạm vi sử dụng hẹp hơn so với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt Như đã nói về các tiểu loại ở trên, hiện tượng này có xuất hiện trong câu đơn ở cả tiếng Anh và tiếng Việt Tuy nhiên, xét ở cấp độ nhỏ hơn thì thấy rằng, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ tiếng Việt xuất hiện phổ biến ở cả câu đơn trong văn bản cũng như trong hội thoại, còn tiếng Anh thì chỉ thấy xuất hiện trong câu đơn ở các đoạn hội thoại mà thôi Hay nói cách khác, trong tiếng Anh không có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ ở cấp độ câu đơn trong văn bản Trong tất cả các văn bản mà chúng tôi khảo sát, tác giả đều có xu hướng sử dụng chủ ngữ hoặc duy trì chủ ngữ theo cách này hoặc cách khác trong các câu đơn liên tiếp nhau Điều này khác hẳn so với tiếng Việt vì hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu đơn liên tiếp nhau có cùng một chủ thể là rất phổ biến

Một điểm khác biệt nữa nhận thấy khá rõ khi đối chiếu hiện tượng này trong các văn bản gốc tiếng Anh và bản đối dịch tiếng Việt, đó là sự khác nhau về tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ Để minh chứng cho điều này, chúng tôi đã khảo sát tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong 6 văn bản song ngữ Anh – Việt của NXB Giáo dục Bảng thống kê dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận thấy rõ hơn điều này:

Cô bé quàng khăn đỏ TA 1 13 1 15

Cậu Giắc và Cây đậu TA 1 31 1 33

Chú mèo đi hia TA 0 31 0 31

TV 0 27 1 28 Đích – Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn

Truyện chú Tôm tí hon TA 0 32 3 35

- TLHC CN: Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ CGĐL: Câu ghép đẳng lập

- CĐ: Câu đơn CGCP: Câu ghép chính phụ

- TA: Tiếng Anh TV: Tiếng Việt

Bảng thống kê trên cho thấy rằng, ngoài 2 văn bản không có sự khác biệt đáng kể về tần số xuất hiện của hiện tượng tỉnh lược giữa bản gốc tiếng

Anh và bản đối dịch tiếng Việt (Cô bé quàng khăn đỏ với 15/16 và Truyện chú Tôm tí hon là 35/37), thì cả 4 văn bản còn lại đều có sự chênh lệch về tần số xuất hiện Ta có tỉ lệ trường hợp TLHC CN TA/TLHC CN TV như sau:

- Cậu Giắc và Cây đậu: 33/63

- Đích – Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn: 66/44

Qua việc phân tích và xử lý tư liệu, chúng tôi thấy rằng sở dĩ có sự chênh lệch về tần số xuất hiện của hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong quá trình chuyển dịch văn bản Anh – Việt là do có sự khác biệt về đặc thù ngữ pháp nói chung và phạm vi sử dụng tỉnh lược hồi chỉ để liên kết nói riêng giữa hai ngôn ngữ Trong quá trình chuyển dịch Anh – Việt, một trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ có thể vẫn được giữ nguyên, nhưng cũng có thể được chuyển sang thành một dạng liên kết khác hoặc được khôi phục thành phần chủ ngữ nhằm đảm bảo mục đích chuyển tải chính xác nội dung so với bản gốc tiếng Anh, đồng thời phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt và văn hóa người Việt Như đã nói ở trên, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh có phạm vi sử dụng hẹp hơn so với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt (trong tiếng Anh không có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ ở cấp độ câu đơn trong văn bản) Điều này lý giải tại sao tổng số trường hợp TLHC CN trong tiếng Việt (trong 6 văn bản trên) cao hơn so với trong tiếng Anh với tỉ lệ 223/211 (tiếng Việt/tiếng Anh)

Tuy nhiên, xét về tần số xuất hiện thì tiếng Anh và tiếng Việt đều có đặc điểm chung là trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập chiếm ưu thế vượt trội so với trong câu đơn và câu ghép chính phụ Điều này thể hiện qua tỉ lệ TLHC CN trong CGĐL/tổng số TLHC CN qua bảng thống kê dưới đây:

Tỉ lệ TLHC CN trong CGĐL (Tiếng Anh)

Tỉ lệ TLHC CN trong CGĐL (Tiếng Việt)

Cô bé quàng khăn đỏ 13/15 (87%) 13/16 (81%) Cậu Giắc và Cây đậu 31/33 (94%) 62/63 (98%) Cái chết trắng 30/31 (97%) 34/35 (97%) Chú mèo đi hia 31/31 (100%) 27/28 (96%) Đích – Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn 62/66 (94%) 40/44 (91%) Truyện chú Tôm tí hon 32/35 (91%) 32/37 (86%)

2.3.2 Chuyển dịch 2.3.2.1 Tương đồng Điểm tương đồng ở đây là trong quá trình chuyển dịch từ Anh sang Việt, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ vẫn được giữ nguyên vẹn mà không làm phương hại đến nội dung, ý nghĩa của câu văn Ta có thể nhận thấy điều đó trong các ví dụ sau:

+ Trong câu ghép đẳng lập:

(79a) The police stopped us, and  looked in our bags (Câu gốc)

(79b) Cảnh sát giữ chúng con lại, và  lục soát những túi xách của chúng con (Câu đối dịch)

(80a) Sarah sat quietly at the table in the room, and  looked at her hands

(80b) Trong phòng, Sarah ngồi lặng yên bên bàn và  nhìn vào đôi bàn tay mình (Câu đối dịch)

Có thể nói, câu ghép đẳng lập là điều kiện cú pháp lý tưởng để áp dụng phương thức tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ vì những câu này thường có chủ ngữ đồng sở chỉ Do vậy, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ vẫn xảy ra phổ biến nhất ở câu ghép đẳng lập

+ Trong câu ghép chính phụ:

(81a) He, asked them why they were so mechancholy, and learned that they were miserable because  had no children (Câu gốc)

(The history of Tom Thumb, Page 10)

(81b) Thầy hỏi họ vì sao sầu muộn như thế, và thầy biết được rằng họ đau khổ vì  không có con (Câu đối dịch)

(Chuyện chú Tôm tí hon, Tr11)

Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng vẫn có một số điểm khác biệt khi chuyển dịch câu văn có chứa hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt a Thay thế “chủ ngữ zê rô” bằng đại từ trong bản dịch tiếng Việt

(82a) For this reason he did not come into the parlour with the rest, but Miss

Alice guessed what was the matter, and  ordered him to be called in (Câu gốc)

(82b) Vì lí do này cậu không đến phòng khách với những người kia Nhưng cô

Alis thì đoán ra đó là vì chuyện gì, cô ra lệnh cho người đi gọi cậu đến (Câu đối dịch)

(Đích Uýtingson – Ngài Thị trưởng Thành phố Luân Đôn, Tr31)

Trong ví dụ trên, câu ghép đẳng lập trong tiếng Anh có sử dụng biện pháp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ (thay thế bằng chủ ngữ ) trong vế cuối cùng để tránh lặp lại thành phần chủ ngữ “Miss Alice” một lần nữa, đồng thời vừa có thể rút gọn được câu văn mà không làm thay đổi nội dung của câu Khi chuyển dịch sang tiếng Việt, ngoài việc tách câu ghép gồm 3 vế đẳng lập trên thành 2 câu riêng biệt, người dịch đã thay chủ ngữ  bằng một đại từ thay thế

Tiểu kết

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ là hiện tượng một thành phần chủ ngữ trong câu được lược bỏ nếu như nó đồng quy chiếu với thành phần chủ ngữ trong câu hoặc mệnh đề trước đó Hay nói cách khác là chủ ngữ này được thay thế bằng zê rô () và có thể được khôi phục nhờ ngữ cảnh đã xuất hiện ở tiền ngôn Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở cả tiếng Anh và tiếng Việt

Dựa trên cơ sở phạm vi sử dụng của hiện tượng này, chúng tôi đã chia tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh ra thành 3 tiểu loại sau: Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ Tương tự, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt cũng có 3 tiểu loại như sau:

Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ

Trong quá trình chuyển dịch Anh – Việt, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ có thể được giữ lại nguyên vẹn giống như văn bản gốc, nhưng cũng có nhiều trường hợp được phục hồi chủ ngữ, hay thay đổi bằng phương thức liên kết khác hoặc được diễn đạt theo một cách khác Như vậy, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và trong bản dịch tiếng Việt bao giờ cũng có những trường hợp mang các đặc điểm tương đồng hoặc khác biệt nhất định

Qua phân tích tư liệu, chúng tôi thấy rằng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh có phạm vi sử dụng hẹp hơn so với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt Như trên đã trình bày, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ thường xảy ra ở ba kiểu câu là câu đơn, câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ Tuy nhiên, xét trong phạm vi hoạt động ở câu đơn thì tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ tiếng Việt xuất hiện phổ biến ở cả câu đơn trong văn bản cũng như trong hội thoại, trong khi đó hiện tượng này trong tiếng Anh thì chỉ thấy xuất hiện trong câu đơn ở các đoạn hội thoại mà thôi

Một điểm khác biệt nữa nhận thấy khá rõ là sự khác nhau về tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt Theo khảo sát của chúng tôi trong 6 văn bản song ngữ của NXB Giáo dục, tần số xuất hiện trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt cao hơn so với trong tiếng Anh với tỉ lệ 223/211 (tiếng Việt/tiếng Anh) Tuy nhiên, có một đặc điểm chung giữa hai ngôn ngữ là trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập chiếm ưu thế vượt trội hơn nhiều so với trong câu đơn và câu ghép chính phụ

TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Cũng giống như chủ ngữ, vị ngữ (predicate) cũng là một thành phần quan trọng trong cấu trúc nòng cốt của câu Chủ ngữ và vị ngữ cũng là hai thành phần gắn bó hữu cơ, có tác động chi phối mối quan hệ qua lại với nhau, làm nên một chủ thể thông báo

Thông thường, người ta thường hiểu vị ngữ là thành phần đứng sau chủ ngữ Tuy nhiên, thực tế thành phần câu đứng sau chủ ngữ có thể chia thành 3 trường hợp như sau: vị ngữ là động từ (verb); vị ngữ gồm động từ và bổ ngữ (verb + object) và cuối cùng là vị ngữ gồm động từ và bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp (verb + object 1 + object 2) Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xem xét vị ngữ ở trường hợp thứ ba, tức là vị ngữ hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm động từ + bổ ngữ trực tiếp + bổ ngữ gián tiếp

Trong giới Việt ngữ học đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về tầm quan trọng của vị ngữ trong việc xây dựng câu như Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt), Nguyễn Kim Thản (Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt), Hoàng Trọng Phiến (Ngữ pháp tiếng Việt, câu), Nguyễn Chí Hòa (Ngữ pháp tiếng Việt, những vấn đề lí luận) Là một trong những tác giả đi sâu nghiên cứu về thành phần câu, Hoàng Trọng Phiến trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt, câu” cho rằng: “Vị ngữ là một thành phần chính của câu Vì vậy vị ngữ là thành phần có liên đới đến nhiều thành phần khác một cách trực tiếp hay gián tiếp

Nó là trung tâm tổ chức của câu, và do vậy, vị ngữ có nhiều vấn đề phức tạp hơn chủ ngữ Là trung tâm của tổ chức câu nên rất hiếm câu có vị ngữ bị lược

TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh

Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ nghĩa là sự vắng mặt của một bộ phận nào đó của vị ngữ trong câu, thành phần này đã được xuất hiện trước đó

Một phần của vị ngữ đó có thể là phần đầu, phần cuối hoặc thậm chí là toàn bộ phần ngữ động từ làm thành phần chính của vị ngữ Sau khi xem xét tư liệu, chúng tôi đã chia hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ ra các trường hợp sau:

3.1.1.1 Chỉ tỉnh lược hồi chỉ thành phần động từ vị ngữ

Hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ xuất hiện khá phổ biến trong các câu ghép đẳng lập Trong đó, phần động từ chính (hoặc có thể là to be + động từ) trong vế thứ 2 được lược bỏ với điều kiện thành phần này phải trùng với phần tương đương của vị ngữ của vế thứ nhất Trong trường hợp này, phần còn lại của vị ngữ thường là thành phần bổ ngữ Ta có thể thấy rõ hiện tượng này hơn qua ví dụ sau:

(93) The eldest son took the mill, the second  the ass, while the third was obliged to content himself with the cat, at which he grumbled very much

(94) Người con trai cả được cái cối xay, người con thứ hai được con lừa, trong khi đó, người con thứ ba buộc phải bằng lòng nhận con mèo Anh ta cằn nhằn rất nhiều về việc này

(Chú mèo đi hia, Tr 77)

Xét ví dụ trên, ta thấy thành phần động từ chính của vị ngữ trong vế thứ hai của câu tiếng Anh đã không xuất hiện mà được bỏ trống Thành phần còn lại của vị ngữ ở đây là danh từ làm bổ ngữ “the ass” (con lừa) Thông qua ngữ cảnh, chúng ta có thể hiểu được rằng, động từ làm vị ngữ được lược bỏ ở đây chính là động từ “took” đã xuất hiện trong vế trước Tuy nhiên, sự vắng mặt một phần của vị ngữ này không hề ảnh hưởng đến nội dung của cả câu văn Hơn thế nữa, sự lược bỏ thành phần động từ làm vị ngữ như vậy thường là chủ ý của người nói, người viết khi muốn nhấn mạnh vào thông tin còn lại của câu Trong trường hợp này thông tin cần nhấn mạnh chính là thành phần bổ ngữ “the ass” (con lừa) Tương tự như vậy, trong tiếng Anh chúng ta còn bắt gặp nhiều câu tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ như trên Dưới đây là một ví dụ tương tự:

(95) I work in a factory, and my father (works) on a farm

(Tôi thì làm việc ở một nhà máy, còn bố tôi thì ở một trang trại)

Trong văn bản, khi các vế của câu ghép đẳng lập có động từ vị ngữ đồng sở chỉ với nhau, thì động từ vị ngữ đó chỉ cần xuất hiện một lần ở vế đầu tiên để làm cơ sở cho sự vắng mặt của nó trong vế tiếp theo Đôi khi sự vắng mặt đó chỉ cần thay thế bằng dấu phẩy thể hiện sự liệt kê để người đọc chú ý đến những thông tin khác như ví dụ dưới đây:

(96a) Animals and plants proviveded their food; leaves,  their clothes, and caves,  their shelter

(Động vật và thực vật cung cấp cho chúng ta thức ăn, lá cây  cho chúng ta quần áo, và hang động  cho chúng ta chỗ ở) Ở đây, thành phần động từ “provided” (cung cấp) chỉ xuất hiện một lần trong câu đầu tiên, thế nhưng người đọc vẫn có thể hiểu được trọn vẹn nội dung thông báo của câu trên Có thể nói, phương thức tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ đã giúp cho câu trên ngắn gọn, súc tích hơn nhiều so với cách lặp lại thành phần động từ như câu dưới đây:

(96b) Animals and plants provided their food, leaves provided their clothes, and caves provided their shelter

(Động vật và thực vật cung cấp cho chúng ta thức ăn, lá cây cung cấp cho chúng ta quần áo, và hang động cung cấp cho chúng ta chỗ ở)

Trong tiếng Anh, với các trường hợp tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ như thế này, nếu như chủ ngữ của câu cũng đồng sở chỉ với chủ ngữ trong vế trước đó thì cũng có thể được tỉnh lược hồi chỉ luôn để làm cho câu văn thêm ngắn gọn như ví dụ dưới đây:

(97) She will work today, and (she) may (work) tomorrow

(Hôm nay cô ấy sẽ làm việc, và có thể nghỉ vào ngày mai )

3.1.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính (hoặc động từ to be) + bổ ngữ

Thậm chí, trong nhiều trường hợp, ta có thể bắt gặp hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn bộ phần ngữ động từ của vị ngữ trong câu Thông thường, ngữ động từ này gồm một động từ chính (hoặc động từ to be) và một bổ ngữ

Thành phần còn lại của vị ngữ thường là trạng ngữ hoặc bổ ngữ gián tiếp Sau đây là một trường hợp như vậy:

(98) His friends already belong to the club and he will  soon (long to the club )

(Các bạn của anh ta đã gia nhập câu bộ rồi còn anh ta thì sẽ chẳng bao lâu nữa)

Trong câu ghép đẳng lập trên, ngữ động từ “belong to the club” làm vị ngữ trong vế thứ 2 đã được lược bỏ, tránh sự lặp lại dài dòng cho câu văn Ở đây, “belong to” là động từ chính, còn “the club” (câu lạc bộ) chính là thành phần bổ ngữ trực tiếp

Ta có thể bắt gặp hàng loạt các trường hợp tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ (lược bỏ động từ/to be+bổ ngữ) như vậy trong tiếng Anh Các ví dụ dưới đây là hiện tượng tương tự:

(99) John was the winner in 1971, and Bob  in 1972

(John là người chiến thắng năm 1971, và Bob năm 1972)

(100) Peter is playing football for his school and Paul  for his club

( Peter đang chơi bóng đá cho trường học của anh ta còn Paul thì cho câu lạc bộ của anh ta)

(101) Joan will cook the meals today and Barbara may  tomorrow

(Joan sẽ nấu bữa ăn hôm nay và Barbara thì có thể ngày mai)

(102) John will meet my family tonight and will  again tomorrow

(Tối nay, John sẽ gặp gia đình tôi và sẽ gặp lần nữa vào ngày mai)

(103) Bob will interview some candidates this morning and Peter  this afternoon

(Bob thì sẽ phỏng vấn một vài ứng cử viên vào sáng nay còn Peter thì chiều nay)

3.1.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ Ở đây, chúng tôi chỉ xét thành phần bổ ngữ của động từ làm vị ngữ trong câu Đó có thể là thành phần bổ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp của động từ

- Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trực tiếp của động từ vị ngữ

(104a) He opened the car door and got out  ( = the car )

(White Death, Page 40) (104b) Anh ta mở cửa xe và bước xuống

Ta thấy, ví dụ trên là trường hợp tỉnh lược hồi chỉ phức, tức là lược bỏ cùng một lúc hai thành phần trong một câu: chủ ngữ và bổ ngữ của vị ngữ Đây là trường hợp hai mệnh đề đẳng lập miêu tả một chủ thể “he” (anh ta) có hai hành động diễn ra liên tiếp là “opened the car door” (mở cửa xe) và “got out ”(bước xuống) Do hai mệnh đề này có thành phần chủ ngữ và bổ ngữ đồng sở chỉ nên được phép lược bỏ cả hai thành phần trong vế thứ hai Và khi dịch câu này sang tiếng Việt, người ta cũng có thể dịch hoặc không dịch từ

“the car” trong trường hợp này Nghĩa là, câu trên có thể dịch thành hai cách như sau:

(104c) He opened the car door and got out  ( = the car )

(104d) Anh ta mở cửa xe và bước xuống (104đ) Anh ta mở cửa xe và bước xuống xe

Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể thấy rằng, cách dịch như (b) rất ít khi được lựa chọn vì nó dài dòng hơn so với (a)

Tương tự như vậy, ta có thể thấy hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trực tiếp của vị ngữ trong các trường hợp sau:

(105) John walked into the room and the woman went in  after him ( = the room)

(John bước vào phòng và người đàn bà bước vào theo sau)

(White Death-Cái chết trắng)

Còn trong ví dụ (2), hai vế của câu ghép đẳng lập có phần bổ ngữ là đồng sở chỉ, nên thành phần này được tỉnh lược hồi chỉ trong vế thứ hai sau ngữ động từ “went in” (bước vào) Người đọc dễ dàng tự phục hồi lại được thành phần bổ ngữ “the room” (căn phòng) khi liên hệ với vế đầu tiên Ví dụ sau đây là trường hợp tương tự

(106) She went through the door and the man went out  after her ( = the door)

(Bà ta bước qua cửa và người đàn ông bước ra theo sau)

Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Việt

Như ta đã biết, trong tiếng Việt, vị ngữ cũng là thành phần nòng cốt của câu và có thể coi là thành phần chủ yếu nhất Do tầm quan trọng của thành phần vị ngữ trong câu nên hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Việt thường rất ít gặp

Trong trường hợp tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ thì một phần hoặc toàn bộ vị ngữ sẽ vắng mặt và ngầm quy chiếu đến thành phần vị ngữ có cùng sở chỉ trong tiền ngôn Thành phần còn lại thường là chủ ngữ, hoặc có thể có những thành phần phụ khác của câu

3.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ

Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ tức là sự vắng mặt một thành phần trong vị ngữ Thành phần này đồng sở chỉ với vị ngữ trong vế câu hoặc câu đứng trước đó Phần vị ngữ còn lại sẽ giúp ta nhận diện ra và phục hồi phần vị ngữ đã được ẩn đi một cách thuận lợi hơn

3.2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ

(117a) Khang nghĩ đến Hà Nội,  ánh sáng của Nhà hát Lớn,  sân khấu,  người xem Tôi,  đến vợ con

Trong trường hợp trên, thành phần vị ngữ chính trong câu là ngữ động từ “nghĩ đến Hà Nội”, diễn tả tâm trạng của chủ thể “Khang” Động từ làm vị ngữ chính trong câu này là “nghĩ đến” đã làm tiền đề cho sự hiện diện của những thành phần phụ được liệt kê tiếp theo sau như: “Ánh sáng của Nhà hát

Lớn”, “ sân khấu”, “người xem” Nghĩa là, ở trong câu trên đã có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ động từ chính “nghĩ đến” trong các ngữ động từ làm vị ngữ liên tiếp đứng cạnh nhau, thành phần còn lại là những bổ ngữ trực tiếp của động từ Nếu có sự xuất hiện đầy đủ của động từ vị ngữ, ta sẽ có câu như sau:

(117b) Khang nghĩ đến Hà Nội, nghĩ đến ánh sáng của Nhà hát Lớn, nghĩ đến sân khấu, nghĩ đến người xem Tôi, nghĩ đến vợ con

So sánh sự khác biệt giữa câu trên với văn bản gốc ta thấy rõ sự vắng mặt của động từ chính “nghĩ đến” trong các vế tiếp theo của văn bản gốc đã đem lại sự ngắn gọn cho câu văn, đồng thời khiến cho người đọc tập trung hơn vào những thông tin mới hơn được liệt kê liên tiếp như “ánh sáng của nhà hát lớn”, “sân khấu”, “người xem” Đặc biệt, trường hợp này cũng được áp dụng tương tự với câu đơn tiếp theo: “Tôi, đến vợ con” Tuy nhiên, trong câu này chỉ có một từ “nghĩ” được lược bỏ, sự vắng mặt có chủ ý của động từ này đã khiến tác giả có thể nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hai chủ thể: Một người thì nghĩ đến “Hà Nội, ánh sáng của nhà hát lớn, sân khấu, người xem”; một người thì “nghĩ đến vợ con”

Sau đây là một trường hợp tương tự của hiện tượng Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ:

(118) Nhưng những buổi tối có trăng thì dù chẳng có ai, Điền cũng khiêng đủ bốn cái ghế ra sân Rồi Điền gọi vợ con ra Vợ bế con nhỏ ngồi một chiếc

Xét ví dụ trên ta thấy trong câu đơn “Con lớn một chiếc” đã tỉnh lược hồi chỉ động từ “ngồi”, chỉ còn lại thành phần bổ ngữ của vị ngữ Dựa vào văn cảnh, người đọc vẫn có thể hiểu được ý đồ của tác giả mà không cần có sự hiện diện đầy đủ của vị ngữ trong câu này

3.2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ

Trong trường hợp này thì thành phần vắng mặt trong câu có chứa tỉnh lược hồi chỉ là bổ ngữ gián tiếp hoặc bổ ngữ trực tiếp của động từ vị ngữ Ta có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn như sau:

- Tỉnh lược hồi chỉ bổ ngữ trực tiếp:

(119) Quyên mò thắt lưng Ngạn lấy bi-đông Cô lắc nhẹ 

(120) Chị thích nhất là khoai lang luộc Ngày nào má cũng mua về  cho chị

- Tỉnh lược hồi chỉ bổ ngữ gián tiếp:

(121)“Từ nay chị đừng nói gì với nó cả” Nhưng chị vẫn nói  ( = với nó)

- Tỉnh lược hồi chỉ cả bổ ngữ trực tiếp và gián tiếp trong vị ngữ:

(122) Bố viết thư ngay cho mẹ để mẹ biết tin Rồi con sẽ viết 1 2 sau (1

3.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ

Tỉnh lược toàn phần vị ngữ nghĩa là toàn bộ vị ngữ của câu được tỉnh lược nhờ ngữ cảnh cho phép Toàn phần vị ngữ này thường là động từ vị ngữ và bổ ngữ, hay nói cách khác là ngữ động từ đóng vai trò làm vị ngữ của câu

(123) Hai người qua đường đuổi theo nó Rồi ba bốn người , sáu bảy người 

Dĩ nhiên sự vắng mặt của toàn bộ vị ngữ chỉ được chấp nhận với điều kiện vị ngữ vắng mặt đó đồng sở chỉ với toàn phần vị ngữ của câu đứng trước như trong ví dụ trên Toàn bộ phần vị ngữ “đuổi theo nó” của câu đơn đầu tiên là tiền đề cho sự vắng mặt của hai thành phần vị ngữ trong hai câu đơn nối tiếp đằng sau Sự có mặt của quan hệ từ “Rồi” có vai trò quan trọng, giúp liên kết ý nghĩa của câu đơn đầu tiên với câu tiếp theo mà không cần lặp lại thành phần vị ngữ Do vậy, tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong trường hợp này không hề ảnh hưởng đến nội dung của câu văn Ví dụ:

(124a) Hắn lại quen kham khổ Ngọc cũng  vậy Cả lũ trẻ  nữa

(Nam Cao) Đây là chuỗi liên tiếp tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu đơn

Ta thấy rằng, chỉ có câu đơn đầu tiên có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ và đây cũng là cơ sở cho phép hai câu đơn tiếp theo tỉnh lược toàn bộ vị ngữ mà không làm cho nội dung câu văn trở nên khó hiểu Ba câu đơn này nói đến ba chủ thể khác nhau là “Hắn”, “Ngọc” và “Lũ trẻ” Tuy nhiên, cả ba chủ thể này lại có chung một đặc điểm là “quen kham khổ” Nếu lặp lại vị ngữ này ba lần thì sẽ gây ra sự dài dòng và nhàm chán, cho nên tỉnh lược hồi chỉ toàn bộ vị ngữ là phương pháp tối ưu nhất Ta có thể khôi phục lại thành phần vị ngữ cho các câu trên theo cách như sau:

(124b) Hắn lại quen kham khổ Ngọc cũng quen kham khổ vậy Cả lũ trẻ nữa,

(cũng đã) quen kham khổ

Hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ xảy ra phổ biến hơn trong các đoạn hội thoại có câu hỏi và câu trả lời giống như hai ví dụ dưới đây:

(125) Ông già bé nhỏ kỳ quặc cười khoái trá: “Cậu trông có vẻ thuộc loại anh chàng sẽ được món hời đấy Ta cuộc rằng cậu biết bao nhiêu hạt đậu thì làm thành năm hạt chứ?”

- “Hai hạt trong mỗi bàn tay và một hạt trong mồm cháu ”, Giắc trả lời lưu loát ngay tức khắc

(Cậu Giắc và Cây đậu, Tr 47)

Có thể nói các đoạn hội thoại có câu hỏi và câu trả lời là điều kiện tốt nhất để thực hiện tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ Bởi vì khi đó, mọi thông tin thường đã xuất hiện trong câu hỏi, và người đáp lại thường chỉ cần nêu câu trả lời có chứa thông tin mới hơn, mà không cần thiết phải lặp lại phần nội dung đã được người hỏi nhắc đến nữa Trường hợp như trên là một ví dụ điển hình Do câu hỏi chính của “ông già bé nhỏ” là “bao nhiêu hạt đậu thì làm thành năm hạt?, cho nên nhân vật Giắc chỉ cần trả lời “Hai hạt trong mỗi bàn tay và một hạt trong mồm cháu ” Câu trả lời này đã chứa đầy đủ thông tin cần thiết mà không cần lặp lại vị ngữ “làm thành năm hạt”, hơn thế nữa còn thể hiện sự lém lỉnh, nhanh nhẹn của nhân vật được nói đến ở đây là “cậu Giắc”.

Đối chiếu và Chuyển dịch

Ở cả tiếng Anh và tiếng Việt, tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ đều chỉ xảy ra ở cấp độ câu trở lên Trong đó một thành phần hoặc toàn bộ vị ngữ trong câu được lược bỏ nếu như nó đồng quy chiếu với thành phần tương ứng của câu hoặc mệnh đề đứng trước nó, hay nói cách khác là một thành phần hoặc toàn bộ vị ngữ được thay thế bằng zê rô () Tương tự với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ, vị ngữ được tỉnh lược hồi chỉ phải là thành phần có thể được khôi phục lại được nhờ ngữ cảnh, cụ thể là câu phía trước

Chúng tôi đã chia ra hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt thành hai tiểu loại chính là: Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ và Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ Theo đó, tỉnh lược một phần vị ngữ là sự vắng mặt của một thành phần nằm trong vị ngữ và thành phần này đồng quy chiếu với một thành phần tương ứng của vị ngữ trong tiền ngôn

Một phần của vị ngữ đó có thể là phần đầu, phần cuối hoặc thậm chí là toàn bộ phần ngữ động từ làm thành phần chính của vị ngữ

Còn hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ thường xuất hiện trong hai câu đơn liên tiếp hoặc hai vế của một câu ghép đẳng lập Khi toàn phần vị ngữ của câu này đồng sở chỉ hoàn toàn với thành phần tương đương ở câu đứng trước nó thì ta có thể lược bỏ hoàn toàn phần vị ngữ đó mà không làm ảnh hưởng đến nội dung ý nghĩa của câu văn Đó chính là hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ

Trong tiếng Anh, nếu như hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ xảy ra khá phổ biến trong câu ghép đẳng lập thì hiện tượng hồi chỉ toàn phần vị ngữ thường xuất hiện trong các câu ghép chính phụ Với tiếng Việt, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ lại thường xảy ra trong các đoạn hội thoại có câu hỏi và câu trả lời

Do đặc thù về chức năng cú pháp nên tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ thường xảy ra ít hơn so với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ ở trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt Trong văn bản, thành phần vị ngữ thường được đánh giá là trọng tâm của cấu trúc thông báo Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng trong hai thành phần nòng cốt, vị ngữ có vai trò quan trọng hơn cả chủ ngữ Do vậy hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ xảy ra rất ít trong cả tiếng Anh và tiếng Việt

Về tần số xuất hiện, chúng tôi cũng đã khảo sát và lập ra bảng thống kê tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong 6 văn bản song ngữ như sau:

Số phiếu Toàn phần Bộ phận

Cô bé quàng khăn đỏ TA 0 0

Cậu Giắc và Cây đậu TA 5 1

Chú mèo đi hia TA 2 1

TV 0 2 24 Đích – Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn

Truyện chú Tôm tí hon TA 0 0

- TLHC VN: Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ

Nhìn bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ xảy ra rất ít trong các văn bản song ngữ Anh – Việt Thậm chí, ở một số văn bản song ngữ, chúng tôi hoàn toàn không thấy xuất hiện hiện tượng này

Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy rõ sự khác biệt về tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ khi đối chiếu văn bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt Thống kê cho thấy, tổng số trường hợp TLHC VN trong tiếng Anh (trong 6 văn bản trên) lại cao hơn so với trong tiếng Việt với tỉ lệ 22/13 (tiếng Anh/tiếng Việt)

Hơn thế nữa, bảng thống kê trên cũng cho thấy có sự chênh lệch về tần số xuất hiện giữa các tiểu loại của tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ khi chuyển dịch từ Anh sang Việt Sở dĩ có tình trạng này là vì có trường hợp trong tiếng Anh xảy ra tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ, nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt, vị ngữ lại được phục hồi Hoặc từ hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong tiếng Anh được chuyển thành hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một phần vị ngữ trong tiếng Việt

Sau đây, chúng tôi xin chỉ ra những trường hợp tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh được chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt Đó cũng chính là những đặc điểm tương đồng giữa hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh trong mối quan hệ đối chiếu với dạng thức chuyển dịch tương đương trong tiếng Việt Tương đương ở đây có nghĩa là hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ được giữ lại nguyên vẹn khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt

(126a) The eldest son took the mill, the second  the ass while the third was obliged to content himself with the cat, at which he grumbled very much (Câu gốc)

(126b) Người anh cả được cái cối xay, người con thứ hai  con lừa, trong khi đó, người con thứ ba buộc phải nhận con mèo Anh ta cằn nhằn rất nhiều về việc này ( Câu đối dịch)

(Chú mèo đi hia, Tr77)

Xét ví dụ trên ta thấy rằng, câu gốc tiếng Anh có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ “took” (nghĩa trong văn cảnh là “được”) Đáng nhẽ câu đầy đủ phải là: “The eldest son took the mill, the second took the ass while the third was obliged to content himself with the cat, at which he grumbled very much.”

Như vậy, trong ví dụ tiếng Anh trên, vị ngữ “took” trong vế thứ 2 của câu ghép đẳng lập trên đã được lược bỏ Ta thấy rằng khi chuyển dịch sang tiếng Việt, người dịch vẫn giữ nguyên hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ, chứ không khôi phục lại thành phần này Mặc dù, người dịch hoàn toàn có quyền khôi phục lại thành phần đã được tỉnh lược như sau:

(126c) “Người anh cả được cái cối xay, người con thứ hai được con lừa, trong khi đó, người con thứ ba buộc phải nhận con mèo Anh ta cằn nhằn rất nhiều về việc này.”

(127a) So you will! So you will! Chuckled the queer, little, old man You look the sort of chap for it I let you know how many beans make five?

- “Two in each hand and one in my mouth ”, answered Jack readily.(Câu gốc)

Tiểu kết

Ta có thể hiểu đơn giản về tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ như sau: đó là hiện tượng một thành phần vị ngữ được phép vắng mặt với điều kiện nó đồng quy chiếu với thành phần vị ngữ đã xuất hiện ở tiền ngôn, hay nói cách khác là vị ngữ này được thay thế bằng zê rô () Tuy nhiên, không phổ biến như trường hợp của chủ ngữ, tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ xảy ra khá hiếm hoi ở cả tiếng Anh và tiếng Việt

Sau khi khảo sát tư liệu, chúng tôi đã chia hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt ra thành các loại: Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ và Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần của vị ngữ Trong mỗi loại lại có những tiểu loại khác nhau đối với từng ngôn ngữ

Cũng giống như trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ, quá trình chuyển dịch Anh – Việt có thể tạo ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt đối với hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ Hiện tượng này có thể được giữ lại nguyên vẹn giống như văn bản gốc, nhưng cũng có nhiều trường hợp được phục hồi vị ngữ, hay thay đổi bằng phương thức liên kết khác hoặc được diễn đạt theo một cách khác

Thống kê dữ liệu đã trình bày phần trên cho thấy rằng hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ xảy ra rất ít trong các văn bản song ngữ Anh – Việt Thậm chí, ở một số văn bản song ngữ, chúng tôi hoàn toàn không thấy xuất hiện hiện tượng này Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy rõ sự khác biệt về tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ khi đối chiếu văn bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt Theo khảo sát của chúng tôi trong 6 văn bản song ngữ thì tần số xuất hiện của hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh cao hơn so với trong tiếng Việt với tỉ lệ 22/13 (tiếng Anh/tiếng Việt)

Trên đây chúng tôi chỉ đưa ra phân tích những trường hợp tiêu biểu để minh chứng cho những đặc điểm tương đồng hay dị biệt khi chuyển dịch hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ và tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt Tuy nhiên có một số trường hợp khác biệt khi dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng lại xảy ra quá lẻ tẻ, không thành quy luật Do vậy chúng tôi cũng chủ trương không xem xét đến những trường hợp quá lẻ tẻ như vậy mà chỉ bàn đến các hiện tượng chuyển dịch gây ra khác biệt tiêu biểu Qua các trường hợp được dẫn ra ở trên ta thấy rằng hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ khi được chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt có sự tương đồng về dạng thức tỉnh lược hồi chỉ nhưng cũng có sự khác biệt nhất định về cấu trúc câu, tần số xuất hiện cũng như sự chuyển đổi phương thức liên kết.

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w