1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) cơ hội và thách thức của hiệp định CPTPP đối với hoạt động kinh doanh của CÔNG TY cổ PHẦN lọc hóa dầu BÌNH sơn trong bối cảnh COVID 19 và giải pháp đề xuất cho doanh nghiệp

44 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Hội Và Thách Thức Của Hiệp Định CPTPP Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn Trong Bối Cảnh COVID 19 Và Giải Pháp Đề Xuất Cho Doanh Nghiệp
Tác giả Vũ Nguyễn Việt Linh, Luân Mỹ Hân, Nguyễn Trà My, Ngô Đức Phương, Nguyễn Thị Nữ, Phạm Thị Ngọc Uyên, Phan Thanh Phương Nam
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (12)
    • I. Giới thiệu đề tài (12)
    • II. Lý do chọn đề tài (14)
      • 1. Đôi nét về Hiệp định CPTPP (14)
      • 2. Lý do chọn Hiệp định CPTPP (14)
      • 3. Lý do chọn Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (15)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN (17)
    • I. Tổng quan về CPTPP (17)
    • II. Tổng quan tác động của hiệp định CPTPP đến nền kinh tế của Việt Nam (17)
    • III. Một số quy định của CPTPP liên quan đến lĩnh vực dầu khí (18)
      • 1. Thuế quan (18)
        • 1.1.1. Thuế nhập khẩu 8 1. Cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam (18)
          • 1.1.1.2. Cam kết thuế nhập khẩu của các nước CPTPP khác (19)
        • 1.1.2. Thuế xuất khẩu 9 1. Quy định mức thuế xuất khẩu của Việt Nam (19)
          • 1.1.2.2. Quy định mức thuế xuất khẩu của các nước CPTPP khác (20)
        • 1.2. Phi thuế quan (20)
    • IV. Tổng quan thị trường dầu khí Việt Nam (21)
    • V. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (0)
    • VI. Tác động của CPTPP tới ngành hàng dầu khí tại Việt Nam trong thời kỳ Covid (25)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (29)
    • I. Cơ hội của công ty dưới tác động của hiệp định CPTPP trong bối cảnh Covid-19 (29)
    • II. Thách thức của công ty dưới tác động của hiệp định CPTPP trong bối cảnh Covid-19 (31)
      • 1. Về cạnh tranh từ hàng nhập khẩu từ các nước CPTPP (31)
  • CHƯƠNG 5. HÀNH ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ (33)
    • I. Hoạt động tích cực của BRS trong thời kỳ Covid (0)
      • 1. Tuân thủ các quy định chi tiết của CPTPP và thể chế của Nhà nước (33)
      • 2. BSR ứng phó Covid-19, tập trung nâng cấp chất lượng sản phẩm (33)
    • II. Hạn chế trong hoạt động của BSR (34)
      • 1. Chưa điều tiết được lượng dầu khí trong kho (34)
      • 2. Chậm trễ trong dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (35)
  • CHƯƠNG 6. ĐÊ XUẤT GIẢI PHÁP (36)
    • I. Giải pháp cho doanh nghiệp (36)
      • 1. Giải pháp chung cho doanh nghiệp dầu khí (36)
      • 2. Đề xuất giải pháp cho công ty Bình Sơn (36)
        • 2.1. Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu (36)
        • 2.2. Lựa chọn sản phẩm trọng điểm (38)
      • 3. Dự báo kết quả (39)
    • II. Biện pháp của Nhà nước (41)
      • 1. Đảm bảo nguồn cung và tăng cường xuất khẩu (41)

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Giới thiệu đề tài

Với hàng loạt chính sách Nhà nước ban hành nhằm tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1986-2021 (ký kết thỏa thuận song phương, đa phương với các quốc gia, tổ chức quốc tế như Hiệp định FTA, CPTPP, ), VN đã và đang là một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tại Châu Á Trong bối cảnh CNH-HĐH, nhu cầu ngành dầu khí tăng cao phục vụ sản xuất điện, vận hành phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng tại VN Chính phủ đã có những chính sách thúc đẩy ngành Dầu khí phát triển: khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia ngành, Tuy nhiên, việc này dường như chưa quá hiệu quả khi sản lượng khai thác dầu thô suy giảm 10%/năm, nhập khẩu dầu thô tăng 156%/năm.

Hình 1 Sản lượng khai thác dầu thô giảm bình quân 10%/năm

Nguồn: Bộ Công Thương, BSC Research

Hình 2 Sản lượng nhập khẩu dầu thô tăng bình quân 156%/năm

Nguồn: Bộ Công Thương, BSC Research

Tiểu luận nhằm mục đích phân tích, dự báo sự phát triển ngành Dầu khí giai đoạn Covid-19, tác động Hiệp định CPTPP đến DN Dầu khí nói chung và BSR nói riêng và đưa ra đề xuất giải pháp để phát triển DN khi thực hiện Hiệp định CPTPP.

- Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu khí giảm: Trong giai đoạn dịch Covid-19 2020-

2021, VN phải hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải, tác động từ chính sách cắt giảm sản lượng dầu khí đến tháng 4/2021 của OPEC nên cầu về dầu khí giảm Các NMLD đã chủ động điều tiết nhưng tồn kho vẫn ở mức cao - trên 85%,nhiều thương nhân không có kế hoạch nhận hàng Theo Bộ Công Thương 2020, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm lần lượt 1.2% và 4.3% so với 2019 Khi dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế dần phục hồi, triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu khí năm 2022 sẽ cải thiện, ngành Dầu khí có cơ hội phát triển cao.

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung

- Giá dầu biến động khó lường tác động đến việc khai thác: Dịch Covid-19 bùng phát, giá dầu liên tục giảm trong nửa đầu năm 2020 từ khoảng 60 xuống còn 45 USD/thùng khiến hiệu quả khai thác dầu khí trong nước, giá thành chế phẩm xăng dầu giảm mạnh, tăng sức ép cạnh tranh cho DN lọc hóa dầu trong nước Theo PVN, giá dầu trung bình 2020 là 30 USD/thùng thì doanh thu dầu thô PVN giảm từ 4,668 xuống 2,362 tỷ USD Nhưng giá dầu

2021 lại có biến động tăng mạnh trở lại chính sách của Nhà nước và OPEC.

Lý do chọn đề tài

1 Đôi nét về Hiệp định CPTPP

Với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại tối đa, giảm thời gian giao dịch và chi phí XNK, Hiệp định CPTPP cho phép người xuất khẩu, người sản xuất, người nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ và đem đến không ít lợi ích cho VN khi ký kết Hiệp định này.

2 Lý do chọn Hiệp định CPTPP

Thứ nhất, dầu khí thuộc mặt hàng nhập khẩu chính từ các nước thành viên

Ngành Dầu khí thuộc mặt hàng đứng thứ 3 được Việt Nam nhập khẩu từ thị trường các nước CPTPP với trị giá hơn 1262 nghìn USD, chiếm 4,87% tỷ trọng nhập khẩu Việt Nam và dự kiến trong tương lai sẽ tăng mạnh hơn nữa.

Hình 3 Cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường CPTPP

Nguồn:Tổng cục Hải quan

Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu sang các nước CPTPP ở mức cao.

Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, việc các thị trường lớn giảm thuế nhập khẩu hàng hóa sẽ tạo tác động tích cực thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP đạt 25,3 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 23,9 tỷ USD, tăng 23%, là tín hiệu tích cực Nhà nước tận dụng cơ hội từ Hiệp định CPTPP trong Covid-19.

3 Lý do chọn Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn

Thứ nhất, vị thế đầu ngành, nền tảng tài chính tốt.

Từ khi vận hành thương mại đến nay, nhà máy sản xuất và tiêu thụ trên 72,5 triệu tấn sản phẩm; doanh thu trên 1.185 ngàn tỷ đồng; nộp NSNN trên 176,6 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 23,2 nghìn tỷ đồng Theo Vietnam Report, BSR đứng thứ 7 DN lớn nhất VN 2019 Công ty hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa (xăng dầu, LPG,…) nhập khẩu Thị phần trong nước của BSR được nhận định sẽ tăng thêm khi có lợi thế so với công ty cùng ngành phải nhập khẩu sản phẩm.

Thứ hai, chất lượng sản phẩm cao.

Sản phẩm xăng dầu của BSR đều có chất lượng tốt hơn mức tiêu chuẩn Ví dụ, quy định hàm lượng lưu huỳnh tối đa của xăng là 500 phần triệu nhưng của BSR chỉ có hàm lượng từ 30-135 phần triệu, có lượng ít khí thải độc hại, lưu huỳnh thấp.

Hiện, BSR đang nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, chất lượng, thân thiện với môi trường, đa dạng hóa danh mục sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhiều tầng lớp xã hội.

Thứ ba, dư địa phát triển lớn.

BSR đầu tư nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất, hoàn thành thiết kế tổng thể và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, khi đó công suất Nhà máy đạt 8,5 triệu tấn/

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung năm, tăng thêm 30%, Việc này giúp BSR đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra lợi nhuận vượt trội, khoảng 3% sản lượng hóa dầu đã đóng góp 44% lợi nhuận công ty.

Thứ tư, khả năng cạnh tranh và chính sách vượt qua giai đoạn Covid-19.

Ngoài công tác quản trị DN, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh thì lợi nhuận tích cực nửa đầu 2021 của BSR còn do điều kiện thị trường thuận lợi hơn BSR cũng đặt ra nhiều kịch bản chủ động mọi tình huống, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, duy trì Nhà máy hoạt động ổn định.

BSR đã kích hoạt phương án phòng, chống dịch cấp độ cao nhất “3 tại chỗ” vận hành nhà máy trong vòng 2 tháng qua và duy trì đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định Đối với VN, Hiệp định có hiệu lực từ 14/01/2019.

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục và có quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP trước đây cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP Tuy nhiên,toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.

Tổng quan tác động của hiệp định CPTPP đến nền kinh tế của Việt Nam

CPTPP mang tính toàn diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều chủ đề khác Trong hai năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực với

VN, nhiều cam kết của CPTPP đã được triển khai và đạt một số kết quả nhất định.

Thứ nhất, CPTPP giúp VN tăng trưởng kinh tế Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, xuất khẩu sang các nước CPTPP năm 2020 đạt tăng trưởng trung bình 7,2%, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan được cải thiện ở mức 4%. Đồng thời, tổng vốn đầu tư thu hút từ các đối tác CPTPP đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với 2019 Điểm sáng trong bức tranh này là vốn FDI từ các đối tác mới trong CPTPP vào VN (Canada, Mexico) hoặc các đối tác truyền thống nhỏ (Brunei, New Zealand) được cải thiện đáng kể.

Thứ hai, CPTPP giúp thuc đây cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh cho DN Tính đến nay, VN đã có tổng cộng 18 văn bản được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung để thực thi cam kết CPTPP Khoảng 60-75% DN đánh giá CPTPP tương đối hoặc rất hữu ích và cho biết đang có kế hoạch điều chỉnh để tận dụng.

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tếNội dung Nhìn chung, CPTPP đã tạo mở ra nhiều cơ hội cho DN phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội VN Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, VN còn đối mặt với nhiều thách thức.

Thứ nhất, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn ở mức thấp Trong số các DN đã từng có giao dịch với thị trường các nước thành viên nhưng chưa hưởng lợi CPTPP, có đến 14- 16% DN cho rằng các văn bản hướng dẫn ban hành chậm, thủ tục hưởng ưu đãi phức tạp hay quy trình cấp phép khó khăn, mà lý do khách quan đến từ Chính phủ Dù đã hoàn thành yêu cầu về số lượng nhưng phần lớn các văn bản này không đáp ứng yêu cầu về tiến độ.

Thứ hai, viêc tham gia CPTPP làm cho nền kinh tế VN chịu sức ép cạnh tranh rất lớn Trong một số lĩnh vực, VN là một quốc gia có thế mạnh, song ở một số ngành nghề, sản phẩm hàng hóa còn chưa tốt và giá thành sản phẩm cao hơn các nước thành viên CPTPP Đây là một thách thức không hề nhỏ mà VN sẽ phải đối mặt.

Tóm lại, VN đã từng bước nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên để đảm bảo thực thi CPTPP đạt hiệu quả tốt nhất, VN cần xây dựng một chương trình hành động cho CPTPP.

Một số quy định của CPTPP liên quan đến lĩnh vực dầu khí

1.1.1.1 Cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam

Dầu nhẹ và các chế phẩm (RON 97, RON 90, ) có thuế suất cơ sở là 20%,(trừ xăng dành cho động cơ máy bay), từ 01/01/2021, thuế suất được cắt giảm xuống còn 8% và duy trì đến 31/12/2022 Ngày 01/01/2023, thuế sẽ được cắt xuống còn 7% và duy trì đến 31/12/2026, sau đó sẽ được miễn thuế;

Các loại khác như dầu thô, dầu bôi trơn (Mã HS2012: 2710.19) có thuế suất cơ sở là 7% (trừ diesel có thuế suất cơ sở 20%), thuế suất được duy trì ở mức cơ sở đến 31/12/2026, sau đó sẽ được miễn thuế;

Các loại khí dầu mỏ dạng hóa lỏng chỉ có mức thuế suất cơ sở là 5%, duy trì mức cơ sở đến 31/12/2027, sau đó được miễn thuế;

Các loại khí dầu mỏ dạng khí (Mã HS2012: 2711.21) được miễn thuế toàn bộ (từ 14/01/2019).

1.1.1.2 Cam kết thuế nhập khẩu của các nước CPTPP khác

Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ VN Điển hình các nước Canada, Australia, Singapore, Bruney, các mặt hàng thuộc mã HS27 (chứa dầu khí) đa số thuộc danh mục EIF, nghĩa là được miễn thuế toàn bộ Một số mặt hàng được quy định riêng, ví dụ với Nhật Bản, dầu làm nhiên liệu cho xe có động cơ (HS271020.137), dầu khí (HS271020.139) sẽ cắt bỏ thuế theo lộ trình 11 năm Đối với Brunei, các mặt hàng như RON 97, RON

90, xăng máy bay sẽ được giữ ở mức thuế cơ sở đến 31/12 của năm thứ 5 và giảm xuống 10¢ mỗi decalitre từ ngày 01/01 năm thứ 6 Thuế hải quan đánh trên những hàng hóa này sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và hàng hóa này sẽ được miễn thuế từ ngày 01/01 năm thứ 7 (Mốc thời gian từ khi Hiệp định có hiệu lực với nước đó)

Các nước CPTPP cũng thống nhất sẽ cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và cam kêt xóa bỏ thuế nhập khẩu đối vơi gần như toàn bộ biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình.

1.1.2.1 Quy định mức thuế xuất khẩu của Việt Nam

VN và Malaysia bảo lưu thuế với một số loại hàng hóa xuất khẩu (Phụ lục 2-C văn kiện CPTPP) Danh mục quy định mức thuế xuất khẩu của VN có dầu mỏ dạng thô (Mã HS 2709.00.10) và Condensate (khí ngưng tụ để sản xuất các sản phẩm như xăng, diesel, ) (Mã HS 2709.00.20) được duy trì mức thuế xuất khẩu nhưng không vượt quá mức cơ sở là 10%.

Theo nghị định 57/2019/NĐ-CP để thực hiện CPTPP giai đoạn 2019-2022 của

VN, nước ta quy định thuế xuất áp dụng với dầu thô và condensate trong 5 năm sau khi thực hiện CPTPP đều duy trì ở mức 10% Vì vậy trong giai đoạn 2019-2022, khi xuất khẩu 2 loại này, các DN xuất khẩu đều phải chịu mức thuế 10% Ngoài ra, các sản phẩm còn lại thuộc nhóm hàng dầu khí đều không phải chịu thuế xuất khẩu khi xuất sang các nước thành viên trong hiệp định.

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung

1.1.2.2 Quy định mức thuế xuất khẩu của các nước CPTPP khác.

Theo điều 2.15 trong CPTPP về thuế xuất khẩu và các lệ phí khác, không bên nào được áp dụng hay duy trì bất kỳ loại thuế và lệ phí nào đối với bất kỳ hàng hóa nào xuất khẩu sang lãnh thổ bên khác, trừ khi các loại thuế hoặc lệ phí đó cũng được áp dụng đối với hàng hóa đó khi được tiêu thụ ở trong nước Vì vậy đa số các quốc gia không áp dụng thuế xuất khẩu, ngoại trừ Việt Nam và Malaysia Đối với Malaysia, nước này có quy định mức thuế với mặt hàng HS 2709.00 Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum ở dạng thô với mức thuế xuất khẩu được áp dụng là 10%.

1.2.1 Các biện pháp phòng vệ thương mại

Tự vệ trong thời gian chuyển đổi CPTPP cho phép một nước thành viên tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá của nước thành viên khác nếu việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hoá đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu; Đối với các quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp, các nước thành viên CPTPP phải tuân thủ các quy định nêu trong Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO Vì vậy, CPTPP sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của WTO liên quan đến chống bán phá giá và chống trợ cấp.

1.2.2 Các quy tắc về xuất xứ Áp dụng quy tắc De Minimis quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ và không đáp ứng quy tắc được “Chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa và vẫn được coi là có xuất xứ;

Về quy tắc xuất xứ liên quan đến dầu khí hạt, nguyên vật liệu tiêu chuẩn, tinh chế, phối trộn trực tiếp, chưng chất, pha loãng…: Trong quy tắc xuất xứ PSR (Phụ lục 3D), mặt hàng dầu khí còn có các quy tắc riêng chi tiết khác như phản ứng hóa học, tách đồng phân, ; Điểm đặc biệt của CPTPP là phương pháp cộng gộp toàn bộ, có nghĩa là nguyên liệu chỉ đáp ứng một phần quy tắc xuất xứ nhưng giá trị phần có xuất xứ đó

10 sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm Đa số các FTA trước đây của Việt Nam không cho phép cộng gộp toàn bộ như vậy.

Tuy nhiên nhìn chung các biện pháp phi thuế quan liên quan tới lĩnh vực dầu khí còn lại trong CPTPP so với với các cam kết TPP và các hiệp định mà VN đã ký kết trước đó như các rào cản kỹ thuật thương mại, các loại giấy phép, hạn ngạch, đều không có sự thay đổi nhiều.

Tổng quan thị trường dầu khí Việt Nam

Việt Nam trong 60 năm qua (1961 – 2021) phát triển nhanh-mạnh ở mảng dầu khí nhờ cải tiến nguồn nhân lực, tập trung xây dựng các NMLD chế biến dầu thô, tạo các sản phẩm liên quan, đáp ứng nhu cầu năng lượng, nhiên liệu trong nước và xuất khẩu, đảm bảo dự trữ ngoại hối, tự chủ an ninh năng lượng quốc gia Việt Nam từ một quốc gia hoàn toàn không có công nghiệp dầu khí trở thành nước có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 28 thế giới Tham gia ngành dầu khí tại Việt Nam vẫn khó khăn do tồn tại các rào cản khắt khe, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và phải được sự chấp thuận của Nhà nước Theo phụ lục I-NCM của văn kiện CPTPP, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) là DN duy nhất được phép thăm dò, khai thác dầu khí Để thực hiện các hoạt động dầu khí ở Việt Nam thì cần hợp đồng với PetroVietnam. Ở khía cạnh ngoại thương, trong năm 2020, nhóm quốc gia xuất khẩu mã HS27(chứa dầu khí) sang Việt Nam lớn nhất là Kuwait (3,124,178 ngàn USD), Úc (1,671,160 ngàn USD), Hàn Quốc (1,223,687 ngàn USD), Malaysia (982,822 ngàn USD), Indonesia(844,607 ngàn USD) Theo đó, các bạn hàng nhập khẩu dầu khí từ Việt Nam chiếm tỉ trọng cao lần lượt là Trung Quốc (816,593 ngàn USD), Campuchia (552,412 ngàn USD), TháiLan (322,424 ngàn USD), Malaysia (282,744 ngàn USD), Nhật Bản (175,151 ngàn USD)

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung

Hình 4 Thị trường dầu khí từ các quốc gia Việt Nam nhập khẩu trong năm 2020

Nguồn: TradeMap – Bản đồ thương mại của ITC

Hình 5 Thị trường các quốc gia Việt Nam xuất khẩu dầu khí trong năm

Nguồn: TradeMap – Bản đồ thương mại của ITC V Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn

BSR là đơn vị thành viên của PetroVietnam với vai trò quản lý, vận hành NMLD Dung Quất, đặt nền cho sự phát triển của ngành công nghiệp lọc hóa dầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực.

NMLD Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia, được đầu tư với vốn trên 3 tỷ USD, đạt công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, nhà máy đảm bảo an ninh năng lượng, đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH đất nước Chất lượng các sản phẩm của nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

Cả năm 2020 và 2021, BSR đều phải vượt thử thách “khủng hoảng kép”, đại dịch COVID-19 khiến giá dầu giảm sâu, lượng hàng tồn kho cao khiến hiệu quả kinh doanh giảm sút Tuy nhiên, BSR đã thành công vượt “khủng hoảng kép” qua triển khai toàn diện các giải pháp, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng sản xuất sản phẩm có giá trị Các giải pháp đồng bộ thiết thực từ tài chính, công nghệ cũng được triển khai.

Strengths (thế mạnh) Weaknesses (điểm yếu)

Vận hành nhà máy an toàn, ổn Mức biến động trong tăng trưởng định Làm tốt các công tác kiểm tra, doanh thu của BSR không ổn định; đánh giá như công tác dự báo thị trường,

Lợi nhuận sau thuế biến động công tác sáng kiến; thất thường; Đội ngũ lao động có trình độ cao,

Sức tồn chứa còn thấp, khả năng có khả năng làm chủ công nghệ và vận duy trì hoạt động dễ bị ảnh hưởng khi hành nhà máy; nhu cầu thị trường kém;

Máy móc, thiết bị hiện đại, đạt

Cảng biển vịnh Dung Quất có độ tiêu chuẩn quốc tế và có độ tin cậy cao; sâu kém nên không có khả năng đón tàu Chiếm lĩnh thị phần xăng dầu lớn lớn, phải phụ thuộc vào thủy triều Như trong nước vậy muốn đưa dầu Dung Quất về cảng

Sài Gòn thì phải sử dụng tàu nhỏ, làm tăng chi phí vận tải, nên khả năng cạnh

Opportunities (cơ hội) Threats (mối đe dọa)

Chênh lệch giữa giá các sản Hoạt động thăm dò khai thác dầu phẩm hóa dầu và dầu thô có xu hướng khí đang phải đối mặt với khó khăn về gia tăng trong quý cuối năm giúp công ty điều kiện kỹ thuật, địa chất, tình hình có thể cải thiện biên lợi nhuận; triển khai thực địa;

Sản lượng BSR cuối năm có thể Nguồn dầu thô Bạch Hổ suy tăng nhờ nhu cầu dồn nén và việc nới giảm sản lượng cung ứng và có chất lỏng giãn cách giúp cải thiện nhu cầu lượng không ổn định do mỏ đã ở giai tiêu thụ xăng dầu; đoạn cuối của chu kỳ khai thác;

Chính sách của Chính phủ trong Luật Dầu khí và các điều khoản việc ưu tiên sử dụng nguồn cung nội địa Hợp đồng dầu khí hiện hành còn tồn tại thay cho hàng nhập khẩu; bất cập và kém hấp dẫn so với các nước

Nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên cho trong khu vực, không phù hợp tiềm năng sản xuất điện dự báo tăng bình quân trữ lượng dầu khí hiện nay nên không 14%/năm trong giai đoạn 2021-2030; thu hút được nhà đầu tư nước ngoài;

Tình trạng thiếu hụt dầu mỏ - khí Chịu cạnh tranh gay gắt từ

Petrolimex khi biết rằng giá xăng lấy từ mỏ trong nước thúc đẩy nhu cầu đầu tư các dự án thăm dò, khai thác, và phát Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong rẻ triển các mỏ mới hơn so với lấy từ NMLD Dung Quất.

Bảng 1 Phân tích BSR mô hình SWOT

VI Tác động của CPTPP tới ngành hàng dầu khí tại Việt Nam trong thời kỳ Covid

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và thu thập số liệu về giá trị xuất - nhập khẩu trong ngành dầu khí giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác trong CPTPP Các số liệu được

Bảng 2 Bảng so sánh giá trị xuất - nhập khẩu mã HS27 của Việt Nam với các nước thành viên khác trước và sau ký kết CPTPP

Nguồn: TradeMap – Bản đồ thương mại của ITC

Từ những số liệu trên, có thể thấy được giá trị xuất - nhập tăng trưởng rõ rệt sau khi ký kết CPTPP Tuy lượng xuất khẩu tới Úc giảm nhưng ngược lại lượng nhập khẩu tăng Trong thời kỳ Covid, lượng xuất - nhập khẩu sang 3 quốc gia chủ chốt là Malaysia, Nhật Bản, Singapore và lượng nhập khẩu ở các nước Singapore, Malaysia có sự sụt giảm nhưng không đáng kể nếu xét trong tình hình dịch bệnh đầ y biến động.

Là một thành viên của CPTPP, Việt Nam được hưởng một số chính sách ưu đãi về hạn ngạch, thuế quan trong hoạt động xuất-nhập khẩu các mặt hàng dầu khí Do đó tăng cường mở rộng thị trường giúp bù đắp lại chi phí dành cho hoạt động khai thác dầu thô, khí thô không mấy hiệu quả trong thời gian dài vừa qua.

Tác động của CPTPP tới ngành hàng dầu khí tại Việt Nam trong thời kỳ Covid

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và thu thập số liệu về giá trị xuất - nhập khẩu trong ngành dầu khí giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác trong CPTPP Các số liệu được

Bảng 2 Bảng so sánh giá trị xuất - nhập khẩu mã HS27 của Việt Nam với các nước thành viên khác trước và sau ký kết CPTPP

Nguồn: TradeMap – Bản đồ thương mại của ITC

Từ những số liệu trên, có thể thấy được giá trị xuất - nhập tăng trưởng rõ rệt sau khi ký kết CPTPP Tuy lượng xuất khẩu tới Úc giảm nhưng ngược lại lượng nhập khẩu tăng Trong thời kỳ Covid, lượng xuất - nhập khẩu sang 3 quốc gia chủ chốt là Malaysia, Nhật Bản, Singapore và lượng nhập khẩu ở các nước Singapore, Malaysia có sự sụt giảm nhưng không đáng kể nếu xét trong tình hình dịch bệnh đầ y biến động.

Là một thành viên của CPTPP, Việt Nam được hưởng một số chính sách ưu đãi về hạn ngạch, thuế quan trong hoạt động xuất-nhập khẩu các mặt hàng dầu khí Do đó tăng cường mở rộng thị trường giúp bù đắp lại chi phí dành cho hoạt động khai thác dầu thô, khí thô không mấy hiệu quả trong thời gian dài vừa qua.

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong bài nghiên cứu này, nhóm chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, bao gồm thu thập các thông tin và dữ liệu để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về tình hình kinh doanh mặt hàng dầu khí của BSR Dựa vào đó, nhóm lượng hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu dưới dạng chỉ số YOY nhằm so sánh kết quả tài chính và chỉ số CAGR nhằm đo lường tốc độ tăng trưởng hằng năm kép của

DN trong cùng một khoản thời gian Đồng thời, nhóm cũng tổng hợp được phương pháp nghiên cứu mà các công ty phân tích tài chính đã sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh là phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF vốn Giúp phản ánh giá trị của công ty trên cơ sở dự phóng các dòng thu nhập trong tương lai, qua đó thể hiện được tiềm năng dài hạn của BSR.

Các thông tin, dữ liệu nhóm thu thập thông qua các bài nghiên cứu liên quan sẵn có về ngành hàng Dầu khí nói chung và BSR nói riêng Bên cạnh đó, những trang thông tin mạng được đánh giá cao và tin dùng về độ chính xác, trung thực cũng được nhóm tin tưởng sử dụng để khai thác hóa.

Từ đó, nhóm đưa ra kết quả cho quá trình nghiên cứu, kết luận để tìm ra các cơ hội đi cùng những thách thức BSR đang phải đối mặt và đề xuất các chính sách nhằm giúp DN tận dụng và ứng phó kịp thời.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Cơ hội của công ty dưới tác động của hiệp định CPTPP trong bối cảnh Covid-19

Khi dịch được kiểm soát, cùng với Hiệp định CPTPP sẽ phần nào mang lại nhiều cơ hội cho DN, đặc biệt đối với “ông lớn” Bình Sơn.

- Về doanh thu, DN sẽ phục hồi và có triển vọng phát triển mạnh mẽ theo chính sách dỡ bỏ giãn cách của Nhà nước, cơ sở kinh doanh sản xuất được mở cửa Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh, vận tải, phụ thuộc lớn vào triển vọng nền kinh tế thế giới khi đã tìm ra vaccine Covid-19, vì vậy kỳ vọng nhu cầu dầu năm 2021 cũng sẽ cải thiện Theo Bloomberg, nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới dự tính tăng từ -3,5% năm 2020 lên 5,9% năm 2021 Với tác động tích cực tạo điều kiện phục hồi và phát triển, năm 2021, BSR đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 70.660 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 864 tỉ đồng.

Hình 6 Nhu cầu tiêu thụ dầu hồi phục theo tăng trưởng GDP toàn cầu

- Về hàng nhập kho: Dù việc giãn nhận hàng làm tồn kho nhà máy cao giai đoạn tháng 7-8, nhưng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước: khuyến khích DN kinh doanh XNK xăng dầu căn cứ nhu cầu thực tế, điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu xăng dầu phù hợp, ưu tiên sử dụng nguồn trong nước, kết hợp dỡ bỏ giãn cách, hàng tồn kho đang được giảm đáng kể, nhà máy hoạt động 100% đầu tháng 10 năm 2021.

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tếNội dung Theo Tổng cục Hải quan, ngành Xăng dầu 7 tháng năm 2021 đạt 1262,81 nghìn

USD, chiếm 33,86% so với 7 tháng năm 2020, là tín hiệu tốt khi Nhà nước giảm dần hàm lượng nhập khẩu xăng dầu từ các nước thành viên CPTPP, giảm phụ thuộc ngành và BSR có điều kiện tăng doanh thu, phát triển sản phẩm trong nước.

Bảng 3 Nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam từ thị trường các nước thành viên

CPTPP trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các sản phẩm BSR đạt chuẩn gia nhập thị trường thế giới có thể XK sản phẩm giá trị kinh tế cao đến các nước thành viên CPTPP, mở rộng thị trường nhưng kèm khó khăn việc hoàn thuế VAT Chỉ 6 tháng đầu 2021, BSR đã chế biến 6 loại dầu thô mới, nâng tổng số loại dầu thô 27 loại, có 19 loại dầu thô vượt tiêu chuẩn quốc tế (dầu thô Forcados, Bu Attifel, ) Theo Ban Nghiên cứu Phát triển, khi nâng tỷ lệ dầu thô nhập khẩu chế biến trên 20%, ước tính lợi nhuận tăng trên 1 triệu USD, linh hoạt hơn trong lựa chọn nguồn dầu thô giá cạnh tranh, chất lượng ổn định,… tăng hiệu quả kinh doanh giai đoạn dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, việc gia nhập Hiệp định CPTPP đã khiến các DNTN, DNNN VN nhập khẩu dầu thô mức thuế suất hợp lý, giảm chi phí, tập trung phát triển DN Điển hình, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, VN cam kết sẽ xoá bỏ thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực với 42/82 dòng thuế đối với sản phẩm chương 27 (than đá, dầu khí, ) tại Canada.

- Về dịch vụ cảng biển, hiện nay, VN đang đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH, toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới Với mục tiêu Hiệp định CPTPP là tạo thuận lợi thương mại tối đa, các nước thành viên CPTPP đang tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hóa vào thị trường VN, tạo tiềm năng lớn cho dịch vụ cảng biển.

Theo báo cáo tài chính BSR, dịch vụ cảng biển đem về doanh thu 94 tỷ trong 9 tháng đầu 2021, tăng 12% so với 2020 Quá trình hệ thống dịch vụ cảng biển tiêu thụ lượng lớn xăng, dầu phục vụ quá trình vận tải, có thể nói, đây là một cơ hội lớn BSR có thể nâng cao doanh thu, mở rộng ảnh hưởng, hoạt động trong lĩnh vực này.

Thách thức của công ty dưới tác động của hiệp định CPTPP trong bối cảnh Covid-19

1 Về cạnh tranh từ hàng nhập khẩu từ các nước CPTPP:

Thị trường Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO mỗi năm Nguồn xăng dầu thiếu hụt này sẽ được Việt Nam nhập khẩu từ các nước trong CPTPP như Singapore, Malaysia Do đó, sức ép cạnh tranh trong ngành dầu khí của nước ta sẽ ngày càng gia tăng.

Bảng 4 Bảng cân đối cung cầu của xăng dầu ở thị trường Việt Nam từ năm 2018-2022

Việt Nam vừa xuất khẩu và nhập khẩu dầu thô Tính từ năm 2015 đến 2020, lượng xuất khẩu dầu thô giảm đi đáng kể trong khi nhập khẩu tăng mạnh Cụ thể năm

2015, ta nhập khẩu 0,18 triệu tấn và xuất khẩu 9,18 triệu tấn dầu thô, đến năm 2020 lượng nhập khẩu đã lên đến 13,33 triệu tấn và lượng xuất khẩu giảm đi một nửa so với năm 2015.

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tếNội dung Với những thuận lợi về tài chính, trình độ quản trị, chuỗi phân phối toàn cầu, các

DN nước ngoài sẽ nhanh hơn các DN Việt Nam trong việc hưởng lợi các ưu đãi thuế quan Bên cạnh đó, do tiềm lực của các DN Việt Nam nói chung và BSR nói riêng còn yếu, sự liên kết với nhau kém nên sức ép cạnh tranh trên thị trường nước ngoài là một thách thức lớn Có thể thấy rằng các DN dầu khí Việt Nam nói chung và BSR nói riêng cần phải phát triển thế mạnh về các nguồn lực hiện có để đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ việc nhập khẩu xăng dầu từ các DN nước ngoài.

Các thách thức đến từ hàng rào phi thuế quan: Hàng rào phi thuế quan trong

CPTPP đưa ra những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nhiên liệu cũng như những yêu cầu về bảo vệ môi trường hết sức gay gắt Cụ thể là các yêu cầu rất chi tiết như phản ứng hóa học, tách đồng phân, thay đổi kích hạt, tinh chế, chưng chất, pha loãng…yêu cầu BRS phải thay đổi để đáp ứng, tránh để các lỗi nhỏ ảnh hưởng tới sản phẩm lớn.

Nguy cơ gia tăng tình trạng tồn kho: Hiện nay, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu về xăng dầu của Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á giảm mạnh do giãn cách xã hội nên cầu về sản phẩm lọc dầu giảm mạnh Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm sâu, khoảng 70 – 80% tại các địa phương có Chỉ thị 16, sản lượng tiêu thụ mặt hàng xăng E5 RON92 và dầu DO 0,05% chỉ bằng 50% so với bình quân cùng thời điểm tháng 6, các tỉnh, thành không thực hiện giãn cách, nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng giảm tới 30% vì việc đi lại gặp nhiều hạn chế Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng tồn kho nhưng mức độ tồn kho của NMLD Dung Quất vẫn ở mức cao - trên 85%, có khi lên đến 90%.

HÀNH ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ

Hạn chế trong hoạt động của BSR

1 Chưa điều tiết được lượng dầu khí trong kho.

Sau thành công vượt qua khủng hoảng kép năm 2020 vì dịch bệnh Covid 19 và giá dầu giảm sâu trên thế giới thì đến năm 2021, khi làn sóng dịch lần thứ 4 diễn ra đã làm DN BSR không kịp trở tay.

Thị trường tiêu thụ chính của BSR có rất nhiều địa phương thực hiện giãn cách vì vậy lượng tiêu thụ xăng dầu giảm rất nhanh và mạnh Điều này là có thể dự đoán nhưng BSR chưa hoàn toàn chủ động đưa ra những chính sách kịp thời dẫn đến tình trạng lượng tồn kho đạt ngoài mức dự kiến.

Cụ thể, đầu tháng 8/2021, BSR đã phải giảm công suất về 90%, tồn kho khoảng 200.000 m3 xăng dầu thành phẩm và 400.000 m3 dầu thô Bên cạnh đó BSR phải mang gửi kho ngoài nhà máy 25.000 m3 và lên kế hoạch trong tháng 8 sẽ gửi tiếp ít nhất khoảng 100.000-120.000 m3.

Tuy tồn kho lượng dầu lớn như vậy nhưng một nghịch lý là lượng nhập khẩu dầu vào nhà máy vẫn không giảm Nhà máy gần đây phải bán đi 1 triệu thùng dầu thô đã nhập và dự kiến bán thêm 1 triệu thùng nữa trong thời gian tới dù chi phí vận tải tăng cao.

22 gặp khủng hoảng trong việc điều phối kho dự trữ, việc đóng cửa nhà máy có khả năng xảy ra BSR chưa thật sự chủ động đưa ra chính sách điều phối kịp thời, trong khi thành phẩm không thể tiêu thụ hết thì nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng.

2 Chậm trễ trong dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Để đáp ứng được mức tiêu chuẩn về nhiên liệu ở mức Euro 5 theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô của Chính phủ đề ra được áp dụng từ tháng 1/2022, Tập đoàn Dầu khí VN đã phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất do BSR là chủ làm Chủ đầu tư Việc mở rộng nhà máy không chỉ làm tăng công suất mà còn tăng chất lượng để đáp ứng mức tiêu chuẩn xăng dầu trong thời gian tới.

Với tổng tiến độ thực hiện là 78 tháng, dự án được kỳ vọng sẽ hoàn tất vào tháng 10/2021 Tuy nhiên, dự án đang chậm tiến độ 31 tháng và được dự tính sẽ hoàn thành vào tháng 5/2024 Ngoài lý do khó khăn trong việc thu xếp vốn, BSR gặp vướng mắc trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) BSR đã phải nộp tới 5 lần bản báo cáo tính từ lần đầu tiên vào tháng 3/2017 thì đến tháng 2/2019 mới được phê duyệt.

Việc chậm tiến độ trong dự án mở rộng NMLD Dung Quất có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của DN trong thời gian sắp tới về việc đảm bảo chất lượng đầu ra để đáp ứng được yêu cầu của thị trường khi chính sách về khí thải được áp dụng.

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung

ĐÊ XUẤT GIẢI PHÁP

Giải pháp cho doanh nghiệp

1 Giải pháp chung cho doanh nghiệp dầu khí :

DN cần chủ động nghiên cứu quy định của CPTPP về thuế quan lẫn các biện pháp phi thuế quan Từ đó nhận ra thách thức, cơ hội liên quan đến lĩnh vực của mình, giúp định vị lại vị trí, vai trò, tái cấu trúc các thị trường, nguồn cung ứng, chú trọng đáp ứng yêu cầu của CPTPP Hơn nữa, DN cũng cần cải tiến quy trình sản xuất để có sự chuẩn bị tốt nhất để đáp ứng được các quy định chung và các quy định riêng về dầu khí rất chi tiết như phản ứng hóa học, tách đồng phân, thay đổi kích hạt, nguyên vật liệu tiêu chuẩn, tinh chế, phối trộn trực tiếp, chưng chất, pha loãng… tránh để các lỗi nhỏ ảnh hưởng tới sản phẩm lớn.

2 Đề xuất giải pháp cho công ty Bình Sơn:

2.1 Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu

Về nhập khẩu, BSR nên tiếp tục tập trung nhập khẩu từ Malaysia vì các lý do sau:

Malaysia là nước xuất khẩu dầu ròng và là nước sản xuất dầu - khí lớn thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Indonesia) nên nguồn cung sẽ ổn định;

Hình 7 Năng lực sản xuất dầu khí của các nước Đông Nam Á

Tính tới 2021, xăng dầu nhập từ Malaysia tăng 37% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 33% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước.

Về vị trí địa lý, khoảng cách giữa VN và Malaysia tương đối gần, không bị ngăn cách với các quốc gia khác, việc vận chuyển hàng hóa vì thế mà cũng dễ dàng hơn, giảm bớt các chi phí liên quan;

Hình 8 Vị trí địa lý của Việt Nam và Malaysia

Quan trọng nhất là Việt Nam và Malaysia đang tham gia chung Hiệp định

CPTPP, các chính sách mở cửa thị trường sẽ tạo điều kiện cho việc nhập khẩu từ thị

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung trường này Hơn nữa, Malaysia cũng đang là thành viên của WTO, vì thế các rào cản thương mại cũng sẽ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên với thị trường nhu cầu dầu khí đầy biến động như hiện nay, DN cũng nên cân đối lượng nhập khẩu hợp lý, tránh lượng tồn kho quá lớn.

Về xuất khẩu, đến nay BSR vẫn chưa triển khai hoạt động xuất khẩu một cách mạnh mẽ dẫn đến lượng hàng hóa tồn kho quá lớn, vì thế DN nên cân nhắc xuất khẩu để giải phóng lượng hàng hiện tại So với Trung Quốc hay Thái Lan thì VN lại có lợi thế cạnh tranh do được ưu đãi thuế quan theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với Nhật Bản, đặc biệt là CPTPP Hơn nữa Nhật Bản nhắm đến Việt Nam đầu tiên tại ASEAN trong thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ, trong bối cảnh nước này đang tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp xăng dầu không bị ảnh hưởng bởi nguồn cung quốc tế Vì vậy DN có thể hướng tới thị trường Nhật Bản trong tương lai gần để xuất khẩu.

2.2 Lựa chọn sản phẩm trọng điểm

Dầu diesel do NMLD Dung Quất sản xuất theo mức Euro 2 tuy nhiên xét riêng về 2 chỉ tiêu kỹ thuật là hàm lượng lưu huỳnh và trị số xetan thì chất lượng lại tương đương mức Euro 3, Euro 4, tức là sản phẩm có chất lượng rất cao, đủ đáp ứng các yêu cầu khắt khe trên thế giới, hơn nữa có tín hiệu sau khi nâng cấp nhà máy, sản phẩm còn có thể đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng EURO 5.

Theo báo cáo tài chính của công ty, sản phẩm dầu diesel (D.O 0,05%) chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty (34,79%) trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 55,69% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 9 Phụ lục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của BSR

Vì vậy chúng tôi đề xuất trong các sản phẩm hiện nay, DN nên tiếp tục tập trung vào sản phẩm dầu diesel về cả hoạt động trong nước cũng như xuất khẩu trong tương lai.

Theo nghiên cứu của LUKOIL, nhu cầu toàn cầu về dầu diesel sẽ tăng nhanh nhất trong số tất cả các sản phẩm xăng dầu Đến năm 2025, tỷ trọng của dầu diesel trong tiêu thụ toàn cầu sẽ tăng từ 32% hiện nay lên 37%.

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung

Hình 10 Tình hình và dự báo nhu cầu về các loại xăng dầu giai đoạn 2000-2025

Nguồn: Purvin & Gertz, LUKOIL estimates

Hơn nữa, BSR là DN tập trung vào thị trường nội địa, vì vậy nhu cầu nội địa ảnh hưởng rất lớn đến công ty, Theo Fitch Solutions dự báo, nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu ở Việt Nam duy trì mức tăng ổn định trung bình khoảng 4%/năm trong giai đoạn 2022- 2025.

*Đơn vị: triệu thùng/ngày

Hình 11 Tình hình và dự báo nhu cầu tiêu thị xăng dầu VN giai đoạn 2016-2025

Về phía công ty, năm 2021, BSR đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 70.660 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 864 tỉ đồng so với năm 2020 Theo báo cáo tài chính hợp

28 thuế sau 9 tháng, BSR đã vượt 459% mục tiêu lợi nhuận và đạt 94% kế hoạch doanh thu Theo nghiên cứu của FPT Securities, doanh thu thuần của BSR sẽ tăng trưởng CAGR (tăng trưởng kép) 3%/năm, tỷ suất lợi nhuận gộp của BSR dự phóng giao động trong khoảng 4-5% Ta có thể thấy rằng dưới tác động của của Covid-19, doanh thu và lợi nhuận gộp đều kỳ vọng tăng tuy nhiên không quá lớn.

Hình 12 Dự phóng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp giai đoạn 2021-2025 của BSR

Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng, với các chính sách đề xuất, cũng như các thành quả đã đạt được trong thời gian qua, BSR có thể giảm lượng tồn kho hiện tại nhờ vào hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó trở thành

DN Dầu Khí hàng đầu của VN.

Biện pháp của Nhà nước

1 Đảm bảo nguồn cung và tăng cường xuất khẩu

Ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, hàng nghìn dòng thuế được xóa bỏ, đặc biệt là dòng thuế nhập khẩu đối với ngành dầu khí của các nước khác đối với hàng nhập khẩu từ VN Theo đó, CPTPP mở ra cơ hội vàng để nhóm hàng dầu khí phát triển bởi những cam kết rất "mở", tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhất là mặt hàng dầu thô Nhà nước cần tận dụng lợi thế này bằng cách đưa ra chỉ tiêu rõ ràng đối với các DN khai

Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Nội dung thác dầu khí nhằm đảm bảo sản lượng cũng và chất lượng của nguồn dầu thô được khai thác Bên cạnh đó, công tác giám sát

DN cần được thực hiện nghiêm túc nhằm kiểm soát tốt tiến độ cũng như đưa ra các kế hoạch trợ cấp hợp lý.

2 Thực thi các cam kết của Hiệp định trong lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu

Theo cam kết về thuế nhập khẩu của VN, gần 100% dòng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm dầu khí nhập khẩu từ các nước khác trong CPTPP sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2029 Trong quá trình 10 năm cắt giảm, Nhà nước có trách nhiệm tuân thủ những thỏa thuận được ký kết, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đúng theo hiệp định khi đến thời hạn nhằm đảm bảo quyền lợi đa phương, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước thành viên, tạo nền tảng vững chắc cho những hợp tác đa lĩnh vực trong tương lai diễn ra thuận lợi và thành công Đây cũng được xem là cơ hội để VN tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.

Ngày đăng: 07/12/2022, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w