Nỗilomấtthươnghiệu
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, lo
ngại sự kết hợp khiên cưỡng này sẽ không đạt được mục tiêu là tập trung
nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế nhà nước
trong các lĩnh vực kinh doanh chính.
Nhiều ý kiến cho rằng, không nên xoá bỏ các thươnghiệu truyền thống khi
thành lập tập đoàn kinh tế.
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Nguyễn Hồng Quân đã ký tờ trình Thủ
tướng Chính phủ xin phép thí điểm
thành lập Tập đoàn Công nghiệp xây
dựng Việt Nam và Tập đoàn Phát triển
nhà và đô thị Việt Nam.
Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thông qua, Tập đoàn Công
nghiệp xây dựng Việt Nam và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam
sẽ trở thành 2 tập đoàn đầu tiên được thành lập trong chương trình thí điểm
thành lập tập đoàn vừa được Chính phủ cho phép tiếp tục.
Mục tiêu tạo “quả đấm thép” trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và bất
động sản thể hiện rất rõ thông qua các kế hoạch hợp nhất các thươnghiệu
lớn nhất trong hai lĩnh vực này.
Theo đề án của Bộ Xây dựng, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam là
tên gọi chung của tổ hợp các doanh nghiệp do Tổng công ty Sông Đà làm
nòng cốt và các thành viên gồm Tổng công ty Sông Hồng; Tổng công ty Cơ
khí xây dựng (COMA); Công ty Đầu tư phát triển – Xây dựng (nay là Tổng
công ty cổ phần Đầu tư phát triển – Xây dựng – DIC. CORP); Tổng công ty
Lắp máy Việt Nam (LILAMA); Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ
tầng (LICOGI). Quy mô của Tập đoàn này dự kiến lên tới 51.139 tỷ đồng
với 81.000 lao động.
Còn Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam với tổng vốn điều lệ khoảng
30.125 tỷ đồng sẽ do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)
làm nòng cốt thu nhập các thành viên là các doanh nghiệp độc lập hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nhà và đô thị, sản xuất - kinh doanh vật
liệu xây dựng các công trình cấp thoát nước
Tuy nhiên, chính sự góp mặt đông đảo của các thươnghiệu lớn lại đang là
tâm điểm của những tranh luận tiếp tục về mô hình 2 tập đoàn. Hơn thế,
trong Hội thảo bàn về việc thành lập tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực xây
dựng, cơ khí, lắp máy Việt Nam được tổ chức một ngày sau khi Bộ Xây
dựng ký trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thành lập 2 tập đoàn, nhiều
thương hiệu có mặt trong các nhóm doanh nghiệp được lựa chọn tham gia
vào tập đoàn đã đề xuất cách phân chia khác. Đó là, Tổng công ty Sông Đà
sẽ làm nòng cốt cho Tập đoàn Xây dựng công nghiệp - Dân dụng và Bất
động sản Việt Nam. Còn Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) sẽ
làm nòng cốt để thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cơ khí và Lắp máy Việt
Nam.
Lý do của sự phân chia lại này, theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam và Hiệp
hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (hai đơn vị tổ chức Hội thảo), là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo không thể ngồi chung
với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, lo
ngại sự kết hợp khiên cưỡng này sẽ không đạt được mục tiêu là tập trung
nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế nhà nước
trong các lĩnh vực kinh doanh chính. Ông Thụ cũng thẳng thắn cho rằng,
không nên xóa bỏ thươnghiệu LILAMA mà doanh nghiệp đã xây dựng nên
từ mấy chục năm qua và đang có uy tín lớn cả trong và ngoài nước.
Có lẽ, đây là băn khoăn sâu xa không chỉ của riêng LILAMA. Nhìn vào
danh sách các thành viên tập đoàn, hàng loạt tên tuổi lớn đang chi phối các
lĩnh vực mà các doanh nghiệp này đang hoạt động. Trong trường hợp các
thương hiệu này tụ hợp dưới “mũ” mới là tập đoàn, thì chắc chắn hoạt động
của các thươnghiệu này sẽ khó tránh khỏi sự chi phối nhất định từ công ty
mẹ trong tập đoàn.
Thậm chí, ông Phạm Hùng, Tổng giám đốc LILAMA, khi bàn về vị trí mới
được đề nghị của LILAMA đã băn khoăn về việc gom nhiều lĩnh vực ngành
nghề khác nhau trong một tập đoàn. “Cách làm này sẽ gây ra sự phân tán lực
lượng, không chuyên môn hóa cao và khó tập trung sức mạnh về kỹ thuật,
cũng như công nghệ”, ông Hùng nói.
Phải nói rõ ngay là, ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn trong đề án này
đều nằm trong các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn kinh
tế nhà nước theo quy định tại Dự thảo Nghị định thí điểm thành lập, tổ chức,
hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước vừa được Chính phủ thông
qua tại Phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ.
Như vậy, vấn đề ở đây có lẽ là sự tự nguyện liên kết của các doanh nghiệp
trong thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh
tế nhà nước. Tại Dự thảo thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý
tập đoàn kinh tế nhà nước, cơ chế phối hợp cũng được xác định trên nguyên
tắc các doanh nghiệp cùng công ty mẹ xây dựng quy chế hoạt động chung
trên cơ sở thỏa thuận của công ty mẹ và các doanh nghiệp tham gia tập đoàn.
Khi đó, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế
theo nguyên tắc nhà nước là chủ sở hữu đối với công ty mẹ; công ty mẹ là
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên; chủ sở hữu nhà
nước quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua đầu mối là công
ty mẹ mới có thể thông suốt
. Nỗi lo mất thương hiệu
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, lo
ngại sự kết hợp khiên cưỡng. viên tập đoàn, hàng lo t tên tuổi lớn đang chi phối các
lĩnh vực mà các doanh nghiệp này đang hoạt động. Trong trường hợp các
thương hiệu này tụ hợp dưới