KHÁI QUÁT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2 1 Khái niệm
Đặc điểm
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hội tụ của nhiều công nghệ mới trong đó cốt lõi là công nghệ thông tin – Internet (Là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể truy cập công cộng gồm các mạng máy tính liên kết với nhau)
Hiện tại con người có thể kết nối với nhau toàn cầu qua internet, gọi điện xuyên lục địa mà không cần mất phí thông qua mạng xã hội như facebook, zalo, viber và nhiều ứng dụng khác.
Cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo trong đời sống
- Sản xuất tự động hóa: Robot đang dần thay thế con người, những dây chuyền sản xuất đang dần được đưa vào để thay thế sức lao động
- Con người dần có thể điều khiển quy trình sản xuất từ xa
Tốc độ đột phá mạnh mẽ của công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển chóng mặt theo cấp số nhân. Các ông lớn thiết bị di động hay các mạng xã hội mất một thời gian rất ngắn để đạt được con số 50 triệu người sử dụng:
Một số trụ cột của cách mạng 4.0
- Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP).
- Internet là công cụ lưu trữ, chuyển tải dữ liệu và kết nối trên phạm vi toàn cầu.
- Internet là công cụ tìm kiếm thông tin, truyền tải dữ liệu và cập nhật thông tin kịp thời
- Sự bùng nổ của Internet giúp cho thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ: công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử.
Biểu đồ 1: Số lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới qua các năm
(Nguồn : https://www.statista.com/statistics/273018/number-of-internet-users worldwide/)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được số lượng người sử dụng internet trên thế giới tính đến hiện nay đã vượt qua một nửa dân số thế giới với hơn 4 tỷ người dùng, điều đó đã chứng tỏ được tầm quan trọng của Internet trong cuộc sống hiện nay. b IoT – Internet of Things
- Mạng lưới vạn vật kết nối Internet là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải, phòng ốc và các trang thiết bị khác được kết nối với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến; Cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.
Thiết bị IoT có thể được sử dụng để giám sát và kiểm soát các hệ thống cơ khí, điện và điện tử dùng trong nhiều loại hình tòa nhà.
Các sản phẩm IoT có thể hỗ trợ trong việc tích hợp các thông tin liên lạc, kiểm soát và xử lý thông tin qua nhiều hệ thống giao thông vận tải
Biểu đồ 2: Đầu tư vào IoT trên toàn thế giới ở một số lĩnh vực năm 2015 và 2020 (đơn vị: tỷ USD)
Sản xuất riêng biệt Vận chuyển và logistic Sức khỏe Năng lượng và nguồn nhiên liệu tự nhiên
(Nguồn: https://www.forbes.com/sites/louiscolumbus/2017/12/10/2017-roundup-of- internet-of-things-forecasts/#3aca8ac01480)
Từ biểu đồ trên có thể thấy dự báo trong vòng 5 năm, đầu tư vào IoT của các ngành đều tăng mạnh c Trí tuệ nhân tạo (AI)
Công nghệ công nghệ AI (viết tắt của Artifical Intelligence) hoặc trí thông minh nhân tạo là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI TMDV QUỐC TẾ
Thúc đẩy gia tăng quy mô xuất khẩu dịch vụ
1.1 Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng trưởng nhanh
Trong suốt một thập kỷ qua, trên thế giới liên tục ghi nhận những phát tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội Mức sống của con người được nâng cao nảy sinh nhu cầu về dịch vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, do vậy mà kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng trưởng nhanh đáng kinh ngạc, dần bắt kịp ngành dịch vụ hàng hóa trong cơ cấu kinh tế.
Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu TMDV và TMHH giai đoạn 2000-2019 Đơn vị: Tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu TMDV Kim ngạch xuất khẩu TMHH
Năm 2008-2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Hoa Kỳ - trung tâm phát triển nhất của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa; từ đó lan rộng sang các lĩnh vực khác và tác động với cường độ rất mạnh đến các nước, giai đoạn này ghi nhận tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ giảm nhanh chóng và dừng lại ở con số -10,87%, tình hình TMHH còn có tốc độ suy giảm nhanh hơn ở mức -22,31%, tức là gấp đôi so với TMDV.
1 https://data.worldbank.org/indicator/TX.VAL.SERV.CD.WT
Sau đó, nền kinh tế thế giới đã nhanh chóng hồi phục sau cuộc khủng hoảng, tốc độ thương trưởng của thương mại dịch vụ nói riêng và thương mại quốc tế nói chung cũng tăng dần và ổn định qua các năm.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vẫn còn thấp nếu so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nhưng tốc độ tăng trưởng khá ổn định Theo số liệu thống kê từ World Bank, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trên thế giới chỉ đạt mức 1,662 tỷ USD nhưng đến năm 2019 con số này tăng lên hơn 3.6 lần, chạm mức 6,018 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng 10 năm từ 2000-2019 giữ ở mức ổn định, trung bình 7.3%/năm
Do ảnh hưởng của COVID-19 khiến tình hình kinh tế thế giới tuột dốc, dự báo kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới năm 2020 sẽ giảm mạnh, tuy nhiên đà giảm sẽ chậm dần và sớm quay đầu tăng một khi vắc-xin phòng ngừa COVID-19 được hoàn tất
Biểu đồ 4: Tỷ trọng TMDV trong tổng thương mại quốc tế giai đoạn 2000-2019
Tổng XK Tỷ trọng TMDV
2 https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD
Trong suốt một thập kỉ qua thì tỷ trọng của thương mại dịch vụ trong tổng thương mại quốc tế tăng, từ chiếm khoảng 1/5 năm 2005 đến ẳ vào năm 2018 Tuy khụng có sự thay đổi quá lớn trong tỉ trọng TMDV trong tổng thương mại quốc tế nhưng qua biểu đồ ta có thể thấy sự tăng lên trong tỉ trọng qua từng năm, đó là minh chứng cho ảnh hưởng tích cực của cách mạng 4.0 đến TMDV thế giới, cụ thể là:
- Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều.
- FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh Trong 1 thập kỉ qua, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu vào lĩnh vực dịch vụ đã tăng hơn 4 lần.
Tuy nhiên, mặc dù thương mại dich vụ quốc tế gia tăng nhưng tỷ trọng trong tổng thương mại quốc tế vẫn kém xa thương mại hàng hóa, nguyên nhân vì:
- Một là sự gia tăng không đều ở các nền kinh tế Thương mại dịch vụ chủ yếu tập trung ở các nền kinh tế phát triển
- Hai là thương mại của các ngành dịch vụ gia tăng không đều
- Ba là phương thức “hiện diện thương mại” trong thương mại dịch vụ ngày càng phổ biến Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với xu hướng gia tăng FDI trong ngành dịch vụ.
1.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đến ngành dịch vụ a Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng mạnh
Xu hướng FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh xuất hiện từ những năm 1990 do các công ty cung cấp dịch vụ tăng cường thiết lập sự “hiện diện thương mại” tại các thị trường nước ngoài Hiện diện thương mại là phương thức cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện của các nhà cung cấp của một nước ở trong lãnh thổ của nước khác và điều này thường đòi hỏi phải đầu tư vào một hoạt động dịch vụ nào đó.
Trong tác động tới đầu tư quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã góp phần thúc đẩy đầu tư vào các ngành và sản phẩm công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử, điện toán đám mây, thực tế ảo, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, vv…
Biểu đồ 5: Tỷ trọng FDI đầu tư mới theo nhóm ngành giai đoạn 2003 – 2019
Nông nghiệp&Khai khoáng Công nghiệp Dịch vụ
Nhìn chung, đầu tư mới vào nhóm ngành sơ cấp (nông nghiệp, khai thác,…) chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng đầu tư mới và có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2003 là 186,828 triệu USD chiê,s 24.23% đến năm 2019 giảm gần 9 lần xuống còn 21,439 triệu USD tương đương 2.53% Đầu tư mới vào nhóm ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn, giao động quanh mức 420,000 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các ngành điện tử, máy móc, ô tô, vv tương đương khoảng 46.8% tổng đầu tư mới Đầu tư mới vào dịch vụ trong giai đoạn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2003 là 204,517 triệu USD, chỉ chiếm 26.52% nhưng đến năm 2019 tăng lên gấp đôi với con số 422,178 triệu USD tương đương 49.91%, tức là chiếm một nửa giá trị đầu tư mới Từ năm 2015 trở đi, FDI đầu tư mới vào ngành dịch vụ luôn có xu hướng cao hơn đầu tư mới vào công nghiệp, do lĩnh vực này không yêu cầu vốn hóa lớn như công nghiệp chế tạo, thời gian hoàn vốn ngắn, lợi nhuận cao, điển hình như các ngành thương mại, công nghệ thông tin, tài chính, vv…
3 https://unctad.org/en/Pages/DIAE/World%20Investment%20Report/Annex-Tables.aspx
Xu thế của các công ty cung ứng dịch vụ mở rộng đầu tư nước ngoài nhằm tăng doanh số khi thị trường nội địa bão hòa, đặc biệt là xu thế tăng cường đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thông qua tham gia vào các dự án liên doanh, thỏa thuận hợp tác và liên minh, mua lại và sáp nhập với các đối tác nước ngoài Các công ty đều tập trung phát triển theo hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo vào trong việc quản lý, điều hành Ngành nghiên cứu và phát triển thuật toán dựa trên trí tuệ nhân tạo AI được tập trung đầu tư, đặc biệt là ở những nước phát triển trên thế giới hiện nay. b Thay đổi phương thức sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến những thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung cấp và tiêu dùng dịch vụ.
Tác động đối với một số lĩnh vực thương mại dịch vụ chính chính
2.1 Đối với dịch vụ du lịch quốc tế
Ngành du lịch được hình dung có rất nhiều khâu, nhiều lĩnh vực nhỏ, và mỗi lĩnh vực ấy đều chịu tác động ít nhiều từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Về lĩnh vực quảng bá và marketing du lịch
Mở rộng không gian, thời gian và thị trường du lịch:
Việc phát triển Internet kết nối vạn vật ( IOT ) làm xóa nhòa không gian và thời gian, tạo nên một thế giới phẳng, mọi người trên khắp thế giới, chỉ cần có kết nối internet là có thể truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới.
Chẳng hạn, chỉ cần ngồi một chỗ truy cập Internet và tìm kiếm thông tin về Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Hà Nội, Việt Nam) thì mọi thông tin về lịch sử, hình ảnh về nó sẽ hiện ra trước mắt chúng ta mà không cần đến tận nơi, như vậy vừa tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, vừa có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về bất cứ địa điểm, di tích, danh lam, thắng cảnh nào.
Giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị:
Nếu như trước kia, để quảng bá, phát triển điểm đến, người ta phải mất rất nhiều thời gian và phải trả một khoản kinh phí khá lớn cho việc quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, phát tờ rơi, bản đồ, giới thiệu các tour và giá mỗi tour du lịch,
… thì nay thông qua ứng dụng các Website thông minh, các trang mạng xã hội và tổng đài ảo giá thành chi phí quảng cáo, tiếp thị và thời gian dành cho nó đã giảm đi rất nhiều.
Hiện nay, có nhiều web hỗ trợ truyền thông du lịch, cũng như là tiện ích đặt tour du lịch, điều này đem lại sự tiện lợi cho khách hàng VD: những dịch vụ đặt phòng trên các trang bán hàng nổi tiếng của thế giới như Agoda, Booking.com…
Số hóa cơ sở dữ liệu du lịch:
Việc số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch như giới thiệu các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, bản đồ các điểm du lịch, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, hệ thống giao thông… của mỗi địa phương, mỗi quốc gia đang được triển khai rộng rãi, mang lại tiện ích cho các nhà quản lý, kinh doanh du lịch và du khách ở khắp nơi trên thế giới.
Du lịch thực tế ảo:
Việc sử dụng hình ảnh, các thước phim 3D, 4D tái dựng lại các sự kiện, di tích lịch sử, văn hóa, các di sản thiên nhiên và đưa lên các internet hoặc trình chiếu tại các điểm du lịch sẽ giúp cho tất cả mọi người trên khắp thế giới (trong đó có các du khách) dễ dàng khám phá, hiểu hơn, yêu hơn và thích thú tìm hiểu tài nguyên du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Ví dụ như việc các bảo tàng sử dụng những màn ảnh nhỏ trình chiếu các thước phim giới thiệu về lịch sử, văn hóa, những chủ đề liên quan đến bảo tàng bằng nhiều thữ tiếng khác nhau nhằm giúp cho du khách hiểu và yêu thích hơn
- Về lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ du lịch
Bán hàng qua mạng và thanh toán trực tuyến:
Công nghiệp 4.0 giúp cho các nhà kinh doanh du lịch triển khai triển khai các hình thức bán hàng và thu phí các dịch vụ trên trực tuyến thông qua các ứng dụng như Alipay, paypal, … Điều này khiến cho các nhà kinh doanh tiết kiệm được thời gian, nguồn nhân lực cùng với việc kiểm soát doanh thu một cách chính xác và cụ thể hơn.
Giảm nhân lực lao động, thời gian, chi phí, giảm giá thành các dịch vụ du lịch: Ứng dụng công nghệ hiện đại đã làm giảm đáng kể nguồn nhân lực lao động, rút ngắn thời gian làm việc, giảm mạnh các chi phí dẫn tới giảm giá thành các dịch vụ du lịch.
Chính nhờ mua và bán hàng qua mạng nên các doanh nghiệp du lịch có thể liên kết, cùng hợp tác, chia sẻ khó khăn và lợi nhuận, bán hàng cho số lượng khách đông, chi phí và thời gian ít nên họ có thể ổn định giá, giảm giá, thậm chí giảm giá cực sốc các dịch vụ du lịch
Liên kết tour, tuyến du lịch:
IOT kết nối vạn vật đã giúp cho các doanh nghiệp lữ hành dễ dàng kết nối tour, tuyến điểm, tăng lượng khách và tăng hiệu suất kinh doanh du lịch, biến du lịch trở thành một ngành công nghiệp có guồng máy hoạt động không ngừng nghỉ, chạy hết công suất
Liên kết các doanh nghiệp du lịch:
Liên kết vùng, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, chia sẻ khách, dịch vụ, chia sẻ lợi nhuận cũng như khó khăn là xu thế tất yếu để chuyên môn hóa và giảm giá thành các dịch vụ du lịch Công nghiệp 4.0 giúp cho mối liên kết này ngày càng thuận lợi, mở rộng không gian, làm cho ngành du lịch phát triển bền vững hơn
Nâng cao chất lượng dịch vụ:
Khi ứng dụng công nghiệp 4.0, với những ưu thế công nghệ vượt trội, cho phép du khách cảm nhận bằng tất cả các giác quan (thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác, tri giác) của mình, sự cảm nhận và hài lòng của du khách sẽ tăng lên rất nhiều Du khách sẽ phản hồi nhanh chóng trải nghiệm của bản thân và chia sẻ kinh nghiệm du lịch của mình với nhiều người dẫn đến các doanh nghiệp du lịch cần phải luôn chú ý, hoàn thiện chất lượng phục vụ của mình Chính vì vậy công nghiệp 4.0 không chỉ làm giảm giá thành mà còn làm tăng chất lượng các dịch vụ du lịch.
- Về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Công nghiệp 4.0 đang được ứng dụng rộng rãi vào tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có ngành du lịch Vì vậy các cơ sở đào tạo du lịch- chiếc máy cái của ngành du lịch, cũng cần phải có những chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của công nghệ Những vấn đề cần đổi mới là:
Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, tăng thời lượng thực hành, thực tập thực tế tại doanh nghiệp.
Nâng cao và cập nhật trình độ chuyên môn, công nghệ cho đội ngũ giáo viên.
Ứng dụng công nghệ mới trong giảng dạy lý thuyết và thực hành.