Cơcấu quan hệthương
hiệu: MỳGấuđỏvàAsia
Foods
Gần đây truyền thông nói nhiều đến mối quanhệ “giữa đường đứt gánh” của
“phù thủy” marketing Trần Bảo Minh với công ty Thực phẩm Á châu (Asia
Foods). Có nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
chia tay của ông Minh với AsiaFoods là thương hiệu con mỳGấuđỏ quá
nổi đã lấn át thương hiệu mẹ Asia Foods. Hay nói cách khác, người tiêu
dùng mới chỉ biết nhiều đến Gấuđỏ chứ ít ai biết AsiaFoods là ai.
Thay vì quy kết một cách vội vàng, chúng ra cần xem xét câu chuyện Gấu
đỏ với Asia Food dưới hệ quy chiếu của quản trị thương hiệu: Mỳgấuđỏvà
Asia Foods thuộc mô hình Cấu trúc Quan hệThương hiệu nào vàThương
hiệu Sản phẩm mỳGấuđỏcóquanhệ như thế nào về lợi ích & nghĩa vụ
với Thương hiệu Công ty Asia Foods.
Mối quanhệ giữa MỳgấuđỏvàAsia Food thuộc mô hình House of
Brands (Chùm thương hiệu).
Về cơ bản có hai dạng mô hình điển hình trong cơcấu quan hệthương hiệu:
Branded House (họ thương hiệu) và House of Brands (chùm thương hiệu).
Có sự khác biệt rất lớn giữa Họ Thương Hiệu và Chùm Thương Hiệu về
nhận diện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu; đặc biêt là về “nghĩa vụ” và
ảnh hưởng của thương hiệu mẹ vàthương hiệu con.
Ở đầu cực của dải quanhệ là kiểu cơcấu “Họ Thương Hiệu”. Điển hình của
mô hình cơcấu này là tập đoàn Virgin . Tất cả các thương hiệu của tập đoàn
này đều có chữ Virgin ở đầu (Virgin Atlantic, Virgin Mobile, Virgin Music,
Virgin Records). Tại mô hình này, các thương hiệu con đều hưởng lợi từ uy
tín và tên tuổi của thương hiệu mẹ (cụ thể là tên tuổi thương hiệu cá nhân
của Sir Richard Branson). Ngược lại, thành công hay thất bại trên thương
trường của mỗi thương hiệu con đều ảnh hưởng đến tên tuổi và hình ảnh của
thương hiệu mẹ (và các thương hiệu con khác).
Ở đầu cực còn lại của dải quanhệ là kiểu cơcấu “Chùm Thương Hiệu”.
Nằm dưới mái nhà chung của thương hiệu mẹ P&G có rất nhiều thương hiệu
nhánh tồn tại độc lập với nhau, từ các sản phẩm mỹ phẩm cho thực phẩm
(Clear, Tide, Olay v.v). Tương tự, tập đoàn Masan có rất nhiều thương hiệu
con (Mì tôm Omachi, Tiến Vua, nước mắm Chinsu, nước tương Tam Thái
Tử, nước mắm Nam Ngư). Tại mô hình này, các thương hiệu con hoạt động
gần như độc lập với thương hiệu mẹ và hầu như không có mối liên hệ nào về
nhận diện thương hiệu và lơi ích giữa “mẹ” và ‘con”.
Ở góc nhìn của người tiêu dùng, thành công hay thất bại của một thương
hiệu con không ảnh hưởng quá nhiều đến tên tuổi và hình ảnh thương hiệu
mẹ.
Có gì sai khi mỳGấuđỏ thành công vàAsiaFoods bị “chìm”?
Không có gì sai. Nhất là mối quanhệ giữa MỳgấuđỏvàAsia Food thuộc
mô hình House of Brand (Chùm thương hiệu)
Khi đi theo mô hình House of Brands, ở góc độ thị trường, điều quan trọng
nhất là nhận biết và hình ảnh của thương hiệu sản phẩm (thương hiệu con)
chứ không phải thương hiệu công ty (thương hiệu mẹ).
Kem đánh răng P/S trước đây do công ty hóa mỹ phẩm Phong Lan (một
công ty Việt Nam) sản xuất. Năm 2005 Uniliver mua lại P/S với giá 5 triệu
đô. Khi mua P/S, người tiêu dùng có đâu cóquan tâm P/S do công ty nào
sản xuất.
Khi mua gói mỳ Omachi, có mấy người biết đó là sản phẩm của tập đoàn
Masan? điều họ quan tâm là ăn mì Omachi sẽ không bị nóng vì được làm
bằng khoai tây (thông điệp quảng cáo của Omachi).
Tương tự, khi mua mỳGấu Đỏ, một số khách hàng bị trắc ẩn với thông điệp
“gắn kết yêu thương” (nhất là giai những ngày đầu sau khi TVC này được
phát đi), số khác là mua do nhận biết thương hiệu của bản thân Gấuđỏ hơn
là vì nhãn hiệu này thuộc Asia Foods.
“Đứa con” Gấuđỏ không cần phải “viết kiểm điểm” với “bố mẹ” Asia
Foods. Cho dù có nhiều chỉ trích với chiến dịch “gắn kết yêu thương”, Gấu
đỏ đã góp công lớn giúp AsiaFoods chiếm lĩnh và mở rộng thị trường (theo
thống kê của Euromonitor International dựa trên doanh số bán lẻ năm 2010,
Acecook Việt Nam dẫn đầu ngành mì ăn liền với 44,8% thị phần, Asia
Foods đứng thứ 2 với 14,4%, tiếp theo là Vifon (12,2%), Masan Consumer
(9,2%).
Còn nếu muốn GấuĐỏvàAsiaFoods cùng song hành trên chiếc Tandem
(một loại xe đạp hai chổ ngồi dành cho hai người cùng đạp) cả khi thành
công lẫn thất bại, những người chủ của AsiaFoods tốt nhất là hãy đổi tên
sản phẩm mỳ gói thành AsiaFoodsGấu Đỏ.
. Cơ cấu quan hệ thương
hiệu: Mỳ Gấu đỏ và Asia
Foods
Gần đây truyền thông nói nhiều đến mối quan hệ “giữa đường đứt gánh”. vội vàng, chúng ra cần xem xét câu chuyện Gấu
đỏ với Asia Food dưới hệ quy chiếu của quản trị thương hiệu: Mỳ gấu đỏ và
Asia Foods thuộc mô hình Cấu