1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)

86 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 736,09 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN (13)
    • 1.1. Khái niệm và cơ cấu cơ bản của Viện chính thời Heian (13)
      • 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến chế độ Viện chính thời Heian (13)
      • 1.1.2. Cơ cấu Viện chính thời Heian (15)
    • 1.2. Bối cảnh ra đời chế độ Viện chính (16)
      • 1.2.1. Sự suy yếu của dòng họ Fujiwara (16)
      • 1.2.2. Sự lớn mạnh của dòng họ Minamoto (22)
    • 1.3. Các giai đoạn phát triển của chế độ Viện chính thời Heian (28)
      • 1.3.1. Thời kỳ hình thành chế độ Viện chính thời Heian (28)
      • 1.3.2. Thời kỳ phát triển chế độ Viện chính thời Heian (29)
      • 1.3.3. Thời kỳ tan rã của chế độ Viện chính thời Heian (30)
  • CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN (34)
    • 2.1. Mối quan hệ vừa đối kháng, vừa phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ ngoại thích Fujiwara (34)
      • 2.1.1. Sự đối kháng giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara (35)
      • 2.1.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara (41)
    • 2.2. Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc và sự hình thành các phe phái trong triều (45)
      • 2.2.1. Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc (45)
      • 2.2.2. Sự hình thành các phe phái trong triều (52)
  • CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI (59)
    • 3.1. Sự phát triển của chế độ trang viên (59)
      • 3.1.1. Hoạt động chỉnh lý trang viên trong thời kỳ Viện chính Heian (59)
      • 3.1.2. Quyền sở hữu trang viên thời kỳ Viện chính Heian (65)
    • 3.2. Sự phát triển của Phật giáo (71)
      • 3.2.1. Quan hệ giữa triều đình và giới Phật giáo thời kỳ Viện chính Heian (71)
      • 3.2.2. Sự gia tăng thế lực của giới Phật giáo thời kỳ Viện chính (73)
    • 3.3. Vài nét so sánh giữa chế độ Viện chính thời Heian ở Nhật Bản với (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)
  • PHỤ LỤC (85)

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN

Khái niệm và cơ cấu cơ bản của Viện chính thời Heian

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến chế độ Viện chính thời Heian

Viện chính (院政) là một thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu lịch sử Nhật Bản Cuốn “Kojien” (広辞苑) có giải thích khái niệm Viện chính như sau: “Viện chính là hình thái chính trị mà Pháp hoàng, hay Thượng hoàng, ngự ở Viện sảnh, điều hành chính sự đất nước, được định hình dưới quyền lực có tính chuyên chính của Thượng hoàng Shirakawa” [8, tr 208] Cuốn “Từ điển sử Nhật Bản” (日本史辞典) giải thích như sau: “Viện chính là hình thái chính trị mà Thiên hoàng, sau khi thoái vị, trở thành Thượng hoàng hay Pháp hoàng, điều hành công việc chính sự của đất nước ở Viện sảnh” [11, tr 91].

Cuốn “Đại sự điển sử Nhật Bản” (日本史大事典) giải thích: “Viện chính là hình thái chính trị mà Thái Thượng Thiên hoàng (hay còn gọi là Thượng hoàng, Pháp hoàng) là người điều hành chính sự” [16, tr 656] Như vậy, có thể hiểu Viện chính là một thuật ngữ chỉ hình thái chính trị, trong đó Thượng hoàng (hay Thái Thượng hoàng), là người có quan hệ trực hệ với Thiên hoàng đương vị, thay mặt Thiên hoàng trực tiếp điều hành chính sự.

Lịch sử thế giới đã ghi nhận không ít trường hợp người đứng đầu nhà nước trung ương tập quyền về danh nghĩa (có thể là vua, hoàng đế hay Thiên hoàng,…) nhưng không phải là người nắm thực quyền cai trị đất nước Tuy nhiên, phần lớn trong những trường hợp ấy, người nắm thực quyền cai trị đất nước luôn tìm cách loại bỏ quyền thống trị của người đứng đầu mang tính chất danh nghĩa hay biểu tượng để thay bằng quyền lực của mình và gia tộc mình Những trường hợp như vậy thường là một vị quan nắm chức vụ cao nhất trong triều tìm mọi cách thao túng quyền lực và giành quyền lực về tay mình cũng như gia tộc mình Lịch sử Nhật Bản cũng có không ít lần quyền lực của Thiên hoàng bị dòng họ khác nắm giữ.

Chế độ Viện chính về mặt khái niệm cũng tương tự như vậy Thiên hoàng là người đứng đầu, nhưng không phải là người có thực quyền cai trị.

Quyền lực thực tế nằm trong tay Thượng hoàng Nhưng điểm khác biệt của chế độ này là: Thượng hoàng mặc dù nắm thực quyền nhưng không phải để bá quyền, mà là để hướng dẫn, dạy dỗ các Thiên hoàng trẻ tuổi cách trị quốc, và đến khi Thiên hoàng đủ trường thành thì sẽ trao lại quyền lực cho Thiên hoàng Chế độ này ra đời là do các Thiên hoàng lo ngại rằng, người kế vị sau mình vì còn non trẻ sẽ dễ bị một vị quan nào đó lấn át, từ đó đánh mất quyền lực Nguyên nhân này xuất phát từ việc dòng họ Fujiwara trong suốt hai thế kỉ đầu thời Heian đã tiếm quyền Thiên hoàng.

Chế độ Viện chính xuất hiện trong nhiều giai đoạn của lịch sử Nhật Bản, có thể kể tới như: thời Heian, thời Kamakura, nửa đầu thời Muromachi và thời Edo Chế độ Viện chính thời Heian là thời kỳ đầu tiên của chế độ này, và trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả xin phép giới hạn nội dung trình bày trong thời Heian.

Có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu thời kỳ này Các sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản, và nhiều bộ thông sử khác, cũng như đa số học giả đều đồng tình với quan điểm cho rằng chế độ Viện chính thời Heian chính thức bắt đầu từ năm 1086, thời điểm Thiên hoàng Shirakawa nhường ngôi cho con (白河天皇, 1053 - 1129), lui về trở thành Thượng hoàng và điều hành chính sự Tuy nhiên, một số học giả lại không đồng tình với quan điểm đó Họ cho rằng thời điểm ra đời chế độ Viện chính phải tính từ năm 1072,khi Thiên hoàng Go-Sanjo (後三条天皇, 1034 - 1073) thoái vị với mục đích lui về làm Thượng hoàng để điều hành chính sự Trong bài luận văn này, tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng chế độ Viện chính về mặt ý tưởng đã xuất hiện từ khi Thiên hoàng Go-Sanjo thoái vị, nhưng do ông mất ngay sau đó nên phải đến thời Thiên hoàng Shirakawa, ý tưởng đó mới trở thành hiện thực Như vậy, chế độ Viện chính thời Heian bắt đầu từ năm 1086, kéo dài khoảng 100, trải qua 5 đời Thượng hoàng và kết thúc vào năm 1185.

Trong chế độ Viện chính, Thượng hoàng (上 皇), hay Thái Thượng hoàng (太上皇) là người nắm thực quyền cai trị đất nước Thượng hoàng hay Thái Thượng hoàng là từ dùng để chỉ Thiên hoàng sau khi thoái vị.

1.1.2 Cơ cấu Viện chính thời Heian

Về phía triều đình, Thiên hoàng là người nắm quyền cao nhất, rồi đến Quan bạch [1] (関白) hoặc Nhiếp chính [2] (摂政), cuối cùng là Thái chính quan [3] (太政官) Còn ở Viện chính, Thượng hoàng là người nắm quyền cao nhất, dưới đó là Viện sảnh (院庁), rồi đến Viện cận thần (院近臣) và các Viện ty (院司).

Viện sảnh là cơ quan quyền lực cao nhất, là nơi giải quyết các công việc đại sự của quốc gia Nếu như dưới thời Nhiếp quan [4] của dòng họ Fujiwara, các công việc đại sự của quốc gia sẽ do các Công khanh [5] (公卿) bàn bạc, sau đó Nhiếp quan đưa ra ý kiến, từ đó Thiên hoàng sẽ hạ chiếu chỉ.

Nhưng ở thời Viện chính, Viện sảnh sẽ tham khảo ý kiến của Thiên hoàng, bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng Từ thời Thượng hoàng Shirakawa đến hết thời Thượng hoàng Toba là thời kỳ thịnh vượng nhất của Viện sảnh.

Viện cận thần là những người thân tín nhất của Thượng hoàng Dưới thời Viện chính, họ là những người giữ vị trí quan trọng nhất trong bộ máy công quyền của các Thượng hoàng Những người này có thể đồng thời giữ những chức vụ cao trong triều đình như: Minamoto Akifusa (源顕房, 1037 -

1 Là người giúp đỡ các Thiên hoàng đã trưởng thành điều hành chính sự, tương đương với chức Tể tướng

2 Là người giúp đỡ các Thiên hoàng trẻ tuổi điều hành chính sự

3 Là cơ quan quyền lực cao nhất của triều đình dưới thời Nhà nước Luật lệnh

4 Tức Nhiếp chính và Quan bạch

1094) được Thượng hoàng Shirakawa phong chức Hữu đại thần, Fujiwara Kinzane (藤 原 公 実, 1053 - 1107) được Thượng hoàng Toba cử giữ chức Quyền Đại nạp ngôn…

Viện ty là những người điều hành Viện sảnh Cũng như các Công khanh trong Thái chính quan, họ là những người tham gia bàn bạc chính sự.

Văn bản do Thượng hoàng trực tiếp ban ra gọi là Viện tuyên (院宣).

Các văn bản do Viện sảnh ban ra gọi là Viện sảnh hạ văn (院庁下文) Thời kỳ này, nếu cùng một nội dung mà Chiếu chỉ của Thiên hoàng và Viện sảnh hạ văn có sự khác biệt thì quyết định của Viện sảnh luôn được ưu tiên sử dụng, từ đó có thể thấy quyền lực của Viện sảnh là rất lớn, thậm chí còn cao hơn cảThiên hoàng.

Bối cảnh ra đời chế độ Viện chính

Chế độ Viện chính ra đời trong bối cảnh: quyền lực của dòng họ Fujiwara đã bị suy yếu, và dòng họ Minamoto - đại diện cho tầng lớp võ sỹ - nổi lên là một thế lực chính trị lớn và ủng hộ Thiên hoàng giành lại quyền lực.

1.2.1 Sự suy yếu của dòng họ Fujiwara

Dòng họ Fujiwara là dòng họ lớn và có thế lực nhất Nhật Bản đầu thời Heian.

Ban đầu, dòng họ này đã tích cực ủng hộ và giúp đỡ các Thiên hoàng trong việc cải cách để khôi phục nhà nước Luật lệnh Nhờ vậy mà đã có được sự tín nhiệm lớn của các Thiên hoàng, từ đó được giao giữ những trọng trách quan trọng trong triều

Thời kỳ bành trướng quyền lực của dòng họ Fujiwara bắt đầu từ khi Fujiwara Yoshifusa (藤原良房, 801 - 872), với tư cách là ông ngoại của Thiên hoàng Seiwa (清和天皇, 850 - 880), trở thành Nhiếp chính cho Thiên hoàng, từ đó thâu tóm mọi quyền hành trong triều.

Từ đó về sau, người nhà Fujiwara, trong khoảng hai thế kỷ, đã thay nhau nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong triều Ngoài hai chức Nhiếp chính và Quan bạch, dòng họ này còn nắm những chức vụ trong Thái chính quan hay các cơ quan quan trọng khác của triều đình Nhờ vậy mà mặc dù các vấn đề quốc sự đều phải được bàn bạc ở Thái chính quan, nhưng thực tế đều được giải quyết theo ý nhà Fujiwara.

Không chỉ thâu tóm triều đình, dòng họ này còn chi phối cả các Thiên hoàng bằng mối quan hệ ngoại thích Từ thời Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇,

737 – 806, lên ngôi năm 781) đến Thiên hoàng Go-Reizei (後冷泉天皇, 1025

- 1068, thoái vị năm 1068), trải qua hơn 300 năm với 21 đời Thiên hoàng, đa số đều là con của hoàng hậu hay phi tần là con gái nhà Fujiwara.

Từ sơ đồ 1.1 dưới đây có thể thấy mối quan hệ ngoại thích thân thiết của dòng họ này với các Thiên hoàng

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ ngoại thích giữa dòng họ Fujiwara và Thiên hoàng

Chú thích: TH: Thiên hoàng F: Fujiwara ( ) quan hệ hôn nhân

(1) – (23): thứ tự nối ngôi của các Thiên hoàng

Nhờ mối quan hệ ngoại thích sâu sắc như vậy, dòng họ Fujiwara thậm chí còn có thể thay thế các Thiên hoàng trưởng thành bằng các Thiên hoàng còn nhở tuổi, hay loại bỏ các Thiên hoàng chống đối để bảo vệ quyền lực.

Như vậy, từ giữa thế kỉ IX, nhờ việc xây dựng được mối quan hệ ngoại thích vững chắc với các Thiên hoàng, cộng thêm với sự yếu kém của các Thiên hoàng, dòng họ Fujiwara đã thực sự nắm quyền kiểm soát triều đình Để bảo vệ quyền lực của mình, dòng họ Fujiwara đã không ngừng tìm cách loại bỏ các phe phái chính trị khác, cũng như những người chống đối ngay trong nội bộ gia tộc Cũng chính điều đó đã khiến nhiều người bất mãn. Đã có rất nhiều những sự chống đối lại quyền lực của gia tộc này Sự chống đối ấy trước hết đến ngay từ trong dòng họ Sự bất mãn về địa vị cũng như quyền lợi giữa những người ruột thịt đã dẫn tới những chống đối trong gia tộc Trước hết có thể kể tới đây là sự bất hòa giữa hai anh em ruột Kanemichi (藤 原 兼 通, 925 - 977) và Kaneie (藤 原 兼 家, 929 - 990) Hữu đại thần Morosuke (藤原師輔, 908 - 960) tính theo gia phả thì có 10 người con trai.

Trong số đó đứng đầu là 3 anh em Koretada (藤 原 伊 尹, 924 – 972) –Kanemichi – Kaneie Trưởng nam Koretada đương nhiên là người đầu tiên được kế thừa chức vụ Nhiếp chính, sau đó theo thứ tự lần lượt sẽ làKanemichi và Kaneie Kanemichi hơn Kaneie 4 tuổi nên tất yếu sẽ có xuất phát điểm tốt hơn và địa vị cao hơn trong triều Nhưng khi Thiên hoàngReizei (冷泉天皇, 950 - 1011) lên ngôi, Kaneie bất ngờ được thăng chức cao hơn, vượt qua anh trai mình trong triều Đây là một biến cố lớn, nhưng

Kanemichi đã phản ứng rất nhanh chóng Ông ta ngay lập tức bí mật tiếp xúc với em gái mình là Hoàng hậu Anshi (藤原安子, 927 – 964, vợ của Thiên hoàng Murakami (村上天皇, 926 - 967)), và thông qua bà tác động tới Thiên hoàng Enyu (円融天皇, 959 - 991) để “Chức Nhiếp chính Quan bạch phải được truyền lại theo thứ tự anh em” 16, tr.65 Từ đó, Kanemichi được thăng chức cao hơn Kaneie và việc kế nhiệm chức Quan bạch của Koretada là chắc chắn Tuy nhiên, trong một lần vào cung, Koretada đã phát hiện ra điều này.

Vì vậy, khi bệnh tình của Koretada nặng hơn rồi mất ngay sau đó, trái với những dự đoán trước đó, mệnh lệnh của Quan bạch là Koremichi bị giáng chức, đồng thời ông ta chọn ra 9 người trong đó có cả Kaneie đứng đầu lo việc triều chính, nhưng không ai được thăng chức Quan bạch nội đại thần Sự căm phẫn của Kaneie và sự oán hận của Koremichi không cần nói rõ cũng có thể hiểu được Và khi con đường thăng tiến của hai người này bị dừng lại thì người anh họ Yoritada (藤原頼忠, 924 - 989), con trai của Saneyori (藤原実

頼, 900 - 970) trở thành ứng cử viên thứ nhất cho chức Quan bạch Nhưng sau đó, Tả đại thần Minamoto Kaneakira (源兼明, 914 - 987) được đưa trở lại làm Thân vương và Yoritada được thăng lên chức Tả đại thần Đây chính là kế sách của Koremichi để rồi sau đó ông ta được thăng chức Quan bạch Và khi đã chiếm được vị trí Quan bạch - Thái chính đại thần và là người đứng đầu dòng họ, ông ta đã không ít lần nói xấu và làm phiền Kaneie Tháng 10 - 977, thấy Kanemichi bị bệnh nặng, khó qua khỏi, Kaneie đã ngay lập tức cùng gia nhân vào cung để cầu xin Thiên hoàng chọn mình làm Quan bạch sau khi Kanemichi chết Tuy nhiên, trên đường vào cung, vì phải đi qua phủ của Kanemichi nên đoàn người của Kaneie đã bị người nhà Kanemichi nhìn thấy.

Người nhà lập tức vào báo với Kanemichi đang nằm trên giường bệnh.

Kanemichi lúc này đã quên những bất hòa ngày trước, chỉ nghĩ tới tình anh em nên đã chờ đợi một cuộc viếng thăm Với tâm trạng vui vẻ ông ta nhanh chóng sửa soạn đón tiếp em trai mình Nhưng đoàn của Kaneie lại đi thẳng vào cung Và ngay khi biết kế hoạch của Kaneie, Kanemichi đã rất giận dữ, vì đang ở trong tâm trạng vui vẻ chờ đón nên phản ứng của ông ta trước thông tin này rất mãnh liệt Bất chấp tình trạng bệnh tật của mình và sự ngạc nhiên của người nhà, ông ta ngay lập tức vào cung Và ở trong cung, với ảnh hưởng của mình, ông ta đã khiến Thiên hoàng tiếp đón Kaneie một cách rất lạnh nhạt Và sau buổi tiếp kiến đó, chức Quan bạch được truyền lại cho Yoritada, còn Kaneie bị giáng chức trở thành Hữu đại tướng (右大将).

Ban đầu chỉ là sự tranh giành chức vụ trong triều, nhưng sự tranh giành này tất yếu sẽ dẫn tới sự hình thành các phe phái Rồi dần dần giữa các phe phái sẽ có sự đấu đá lẫn nhau để giành quyền lực Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự rạn nứt ngay trong nội bộ gia tộc và từ đó sức mạnh của dòng họ cũng dần bị suy yếu.

Sự chuyên quyền của dòng họ Fujiwara cũng khiến cho nhiều dòng họ khác không được trọng dụng, từ đó nảy sinh sự bất mãn và dẫn đến những cuộc chiến nhằm chống lại quyền lực của dòng họ này Tiêu biểu trong số đó là cuộc nổi dậy của Taira Masakado (平将門の乱) diễn ra từ năm 939 đến năm 940.

Taira Masakado (平将門, ? - 940) sinh ra từ một dòng họ quí tộc, là thành viên hoàng tộc, nhưng không kế thừa ngôi Thiên hoàng nên trở thành dân thường Taira Masakado đã từng sống ở kinh thành trong khoảng 12 năm.

Các giai đoạn phát triển của chế độ Viện chính thời Heian

Chế độ Viện chính thời Heian kéo dài khoảng 100 năm và trải qua năm đời Thái Thượng hoàng.

1.3.1 Thời kỳ hình thành chế độ Viện chính thời Heian

Như đã trình bày ở trên, chế độ Viện chính có tiền đề từ chế độ Thân chính của Thiên hoàng Go-Sanjo Thiên hoàng Go-Sanjo ngay từ khi lên ngôi đã thi hành chính sách Thân chính để gia tăng quyền lực của Thiên hoàng

Nội dung chính của chính sách Thân chính là các biện pháp để gia tăng quyền lực của Thiên hoàng và hạn chế tối đa quyền lực của dòng họ Fujiwara.

Trong đó, biện pháp quan trọng nhất là cải cách hệ thống trang viên

Trước thời điểm Thiên hoàng Go-Sanjo đưa ra lệnh chỉnh lý trang viên, cùng với sự lớn mạnh của dòng họ Fujiwara, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay dòng họ này Đó có thể là ruộng đất được Thiên hoàng ban cấp, ruộng đất do họ trực tiếp tổ chức khai hoang, hay ruộng đất có được do các lãnh chủ địa phương kí gửi với mong muốn được dòng họ này bảo trợ Dù bằng con đường nào thì đến đầu thế kỉ XI, dòng họ này đã nắm trong tay số lượng ruộng đất rất lớn, có thể tự do chuyển nhượng, ban cấp cho người khác để tăng cường thế lực của mình Ngược lại, diện tích đất đai thuộc về nhà nước, Hoàng thất và những người trung thành với Thiên hoàng ngày càng bị thu hẹp, đồng nghĩa với sự thu hẹp quyền lực của gia tộc Thiên hoàng Đó là lí do mà ngay sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Go-Sanjo đã coi đây là vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết.

Các biện pháp cải cách của Thiên hoàng đã mang lại hiệu quả, vì vậy, những gì ông để lại chính là nền tảng quan trọng để Thiên hoàng Shirakawa tiến hành xây dựng chế độ Viện chính sau này.

1.3.2 Thời kỳ phát triển chế độ Viện chính thời Heian

Thượng hoàng Shirakawa (白河上皇, 1053 - 1129) là người mở đầu chế độ Viện chính Dưới thời Thượng hoàng Shirakawa nhiều chính sách tích cực nhằm cải tổ đất nước đã được thực hiện, ông tiến hành cải cách ngay trong cơ cấu triều đình, và tiếp tục ban hành các lệnh chỉnh lý trang viên Qua đó, Thượng hoàng đã dần loại bỏ quyền lực của nhà Fujiwara, giành lại quyền lực về tay mình Đây là thành công đáng kể nhất trong thời gian cầm quyền của ông Đồng thời, trong thời gian trị vì của ông, Phật giáo cũng có những sự phát triển Vì là người mộ đạo nên Thượng hoàng đã có nhiều ưu ái dành cho các đền, chùa Nhưng cũng chính sự ưu ái này đã khiến các chùa nảy sinh những mâu thuẫn tranh giành ảnh hưởng, dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớp

Sau khi Thượng hoàng Shirakawa qua đời, vị trí này được truyền lại cho Thượng hoàng Toba (鳥羽上皇, 1103 - 1156) Thượng hoàng Toba khi đó đã 27 tuổi, và trong 28 năm sau đó ông đã điều hành Viện chính với những quan điểm trái ngược hẳn với Viện chính thời trước của Thượng hoàngShirakawa Thứ nhất là những thay đổi trong các cơ quan trọng yếu của chính quyền Nếu ở cuối thời Viện chính của Thượng hoàng Shirakawa quyền lực dược trao cho một nhóm nhỏ các cận thần của Thượng hoàng, thì đến thờiThượng hoàng Toba xuất hiện nhiều đại thần mới được giao giữ trọng trách trong triều Thứ hai là những thay đổi trong các chính sách chỉnh lý trang viên Vốn có mâu thuẫn với cha, Thượng hoàng Toba đã thi hành nhiều chính sách trái ngược Ông bãi bỏ việc đình chỉ công nhận các trang viên thành lập sau năm 1045, khuyến khích lập các trang viên mới Ông cho phép giới quí tộc cấp cao được nhận đất ủy thác như các Viện ty, và bản thân ông cũng đứng ra nhận ủy thác đất đai và nhiều trang viên rộng lớn.

Có thể nói Viện chính dưới thời Thượng hoàng Shirakara và Thượng hoàng Toba được coi là thời kỳ thịnh trị nhất

1.3.3 Thời kỳ tan rã của chế độ Viện chính thời Heian

Sau Thượng hoàng Toba là thời kỳ nắm quyền của các Thượng hoàng Go-Shirakawa (後白河上皇, 1127 - 1192), Takakura (高倉上皇,

1161 - 1181) và Go-Toba (後鳥羽上皇, 1180 - 1239) Tuy nhiên, thời kỳ này do mâu thuẫn về tranh giành quyền lực giữa Thượng hoàng và Thiên hoàng quá lớn đã dẫn đến những tranh chấp mà đỉnh cao là sự kiện Loạn năm Bảo Nguyên (保元の乱, 1156) Sự kiện này xảy ra do mâu thuẫn về tranh giành quyền lực giữa hai phe Thượng hoàng Toba và Thiên hoàngGo-Shirakawa với phe Thượng hoàng Sutoku ngày càng sâu sắc và chỉ có thể giải quyết bằng vũ lực Đây cũng chính là cơ hội để một thế lực chính trị mới là tầng lớp võ sỹ thể hiện vai trò quan trọng của mình Sau sự kiện này, quyền lực của dòng họ Thiên hoàng cũng dần suy yếu TairaKiyomori (平清盛, 1118 - 1181) với tư cách là người ủng hộ và giúp đỡThượng hoàng Go-Shirakawa chiến thắng trong Loạn năm Bảo Nguyên đã dần nắm mọi quyền lực trong triều Sự kiện năm 1168, Taira Kiyomori épThiên hoàng Rokujo (六条天皇, 1164 - 1176) thoái vị và lập Thiên hoàngTakakura lên ngôi cho thấy quyền lực của ông ta đã lấn át hoàn toànThượng hoàng Sự tồn tại của Thượng hoàng lúc này chỉ còn trên danh nghĩa, thực quyền lại một lần nữa tuột khỏi tay dòng họ Thiên hoàng chuyển sang một dòng họ quí tộc khác.

Năm 1178, con gái của Kiyomori, phi của Thiên hoàng Takakura, sinh được một người con trai là Thân vương Hikihito (言 仁 親 王) Hai năm sau, Kiyomori lại ép Thiên hoàng Takakura thoái vị, truyền ngôi cho Thân vương Hikihito, tức Thiên hoàng Antoku (安徳天皇, 1178 - 1185), cháu ngoại của ông ta Lúc này với tư cách là ông ngoại của Thiên hoàng, ông ta đã thâu tóm toàn bộ quyền hành trong triều Thiên hoàng Takakura trở thành Thượng hoàng với danh nghĩa trợ giúp Thiên hoàng trẻ tuổi, nhưng thực ra không có chút quyền hành nào trong tay Năm 1180, Thượng hoàng Takakura qua đời, Thượng hoàng Go-Shirakawa quay lại đứng đầu Viện và ông giữ chức vụ này đến năm 1192, trải qua hai triều Thiên hoàng là Antoku và Go-Toba (後鳥羽天皇, 1180 - 1239) Sau khi Thượng hoàng Go-Shirakawa qua đời Thiên hoàng Go-Toba trở thành Thượng hoàng đến năm 1221 thì qua đời Sau cái chết của ông, chế độ Viện chính thời Heian đã hoàn toàn chấm dứt.

Như vậy, chế độ Viện chính đã duy trì 5 đời Thượng hoàng, và 13Thiên hoàng (Bảng tham khảo 1.1 dưới đây) Trong khoảng thời gian đó,triều đình đã cố gắng loại bỏ thế lực của dòng họ ngoại thích, khẳng định quyền lực của dòng họ Thiên hoàng, nhưng tiếc rằng chế độ này chỉ tồn tại trong khoảng 100 năm, và sau đó quyền hành cai quản đất nước lại rơi vào một nhóm quyền lực khác, đó là võ sỹ.

Tên Thượng hoàng (Th.H) Thời gian nắm quyền Thượng hoàng

Các Thiên hoàng (TH) dưới quyền

TH Go-Shirakawa (1155-1158) Th.H Go-Shirakawa 1158 – 1179 TH Nijo (1158-1165)

TH Takakura (1168-1180) Th.H Takakura 1180 – 1181 TH Antoku (1180-1185) Th.H Go-Shirakawa 1181 – 1192 TH Antoku

TH Go-Toba (1183-1198) Th.H Go-Toba 1192 - 1221 TH Tsuchimikado (1198-1210)

Bảng 1.1: Các Thượng hoàng trong chế độ Viện chính

Chế độ Viện chính thời Heian là hình thái chính trị, trong đó, Thượng hoàng (hay Thái Thượng hoàng), là người có quan hệ trực hệ với Thiên hoàng, thay mặt Thiên hoàng điều hành chính sự Các Thượng hoàng sau khi thoái vị sẽ điều hành các công việc thông qua Viện sảnh và các Viện cận thần.

Chế độ này ra đời trong bối cảnh quyền lực của dòng họ ngoại thích Fujiwara đang dần suy yếu, và thế lực của tầng lớp võ sỹ, tiêu biểu là dòng họ Minamoto đang mạnh lên Thiên hoàng Go-Sanjo có ưu thế vì không có quan hệ ngoại thích với dòng họ Fujiwara, lại có được nhiều sự ủng hộ, trong đó quan trọng nhất là của dòng họ Minamoto, và có thời cơ thuận lợi đã quyết tâm tiến hành cải cách để giành lại quyền lực về tay dòng họ Thiên hoàng Từ nền tảng là chế độ Thân chính của Thiên hoàng Go-Sanjo, Thiên hoàngShirakawa đã xây dựng chế độ Viện chính nhằm giành và giữ quyền lực trong tay dòng họ Thiên hoàng Chế độ này ban đầu đã tỏ rõ hiệu quả, nhưng về sau, do những mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc đã dẫn đến việc chia phe phái trong triều đình, từ đó dẫn đến sự tan rã của chế độ.

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN

Mối quan hệ vừa đối kháng, vừa phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ ngoại thích Fujiwara

Mối quan hệ này cũng khá phức tạp, do lợi ích riêng của mỗi bên mà mối quan hệ này lúc căng thẳng, lúc tốt đẹp Như đã trình bày ở chương trước, dòng họ Fujiwara đã nắm quyền cai trị đất nước trong hai thế kỷ, vì vậy, ban đầu mối quan hệ giữa dòng họ này với các Thiên hoàng rất căng thẳng do mâu thuẫn tranh quyền, nhưng về sau, khi không còn nắm quyền nữa, các Thiên hoàng lại tiếp tục trọng dụng dòng họ này và những người đứng đầu dòng họ cũng coi đây là cơ hội để khôi phục lại quyền lực.

2.1.1 Sự đối kháng giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara

Thiên hoàng Go-Sanjo và Thiên hoàng Shirakawa đều lên ngôi trong bối cảnh quyền lực của dòng họ Fujiwara còn khá mạnh, vì vậy, cả hai ông đều ưu tiên trước hết việc loại bỏ quyền lực của dòng họ này Vì vậy mà thời kỳ này mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng. Điều đầu tiên mà cả hai Thiên hoàng làm là tìm cách chấm dứt mối quan hệ ngoại thích với nhà Fujiwara Thiên hoàng Go-Sanjo sau khi lên ngôi đã lấy Công chúa Keishi (馨子内親王, con gái Thiên hoàng Go-Ichijo) và lập làm Hoàng hậu Nhưng vì Hoàng hậu không có con nên đã chọn Thân vương Sadahito (貞仁親王), là con của Thiên hoàng và Fujiwara Moshi (藤原茂子, con gái của Trung nạp ngôn [1] (中納言) Fujiwara Kinnari làm người kế vị và chính là Thiên hoàng Shirakawa sau này Còn Thiên hoàng Shirakawa mặc dù lập Fujiwara Kenshi (藤原賢子) làm Hoàng hậu nhưng bà lại chỉ là con nuôi của Fujiwara Morozane (藤原師実, 1042 - 1101) Cha đẻ của bà là Minamoto Akifusa Akifusa khi đó đang giữ chức Hữu đại thần, cùng với anh trai là Tả đại thần Minamoto Toshifusa (源 俊 房, 1035 - 1121) đang nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng trong triều Do đó, mặc dù Kenshi là Hoàng hậu, con trai bà, Thân vương Taruhito (善仁親王) sau đó đã kế vị thành Thiên hoàng Horikawa (堀川天皇, 1079 - 1107) và Morozane với tư cách là ông ngoại Thiên hoàng được giữ chức Nhiếp chính, nhưng vì cha đẻ của Kenshi là một vị quan lớn trong triều nên Morozane đã không thể sử dụng mối quan hệ ngoại thích để duy trì quyền lực như xưa.

Tiếp theo, cả hai Thiên hoàng đều tìm cách loại bỏ sự áp đảo của nhà Fujiwara trong triều Theo quy định, các công việc triều chính trước hết đều

1 Trung nạp ngôn là một chức quan trong triều đình, có quyền lực thấp hơn Đại nạp ngôn do các Công khanh trong Thái chính quan bàn bạc Trên cơ sở đó, Nhiếp chính sẽ xem xét, và cuối cùng, Thiên hoàng sẽ quyết định và ban chiếu chỉ.

Nhưng trong suốt 200 năm tiếm quyền của mình, dòng họ Fujiwara đã không chỉ nắm giữ những chức quan cao nhất mà còn thao túng cả các vị trí Công khanh bàn bạc chính sự trong Thái chính quan Do vậy mà các chiếu chỉ khi ban hành việc quyết định của các Thiên hoàng chỉ là hình thức Trên thực tế các chiếu chỉ đó đều do Thái chính quan và Nhiếp chính định đoạt Vậy nên sau khi lên ngôi cả hai Thiên hoàng đều cố gắng loại bỏ điều này.

Ngay từ khi còn là Thái tử, Thiên hoàng Go-Sanjo đã tập hợp quanh mình một nhóm cận thần thân tín như: Ooe Masafusa (大 江 匡 房,

1041 - 1111), một học giả nổi tiếng thời đó; Fujiwara Sanemasa ( 藤原実政, 1019 - 1093), Fujiwara

Tamefusa ( 藤 原 為 房 , 1049 -

1115), là những vị quan có tài; hay những người thuộc nhánh dòng họ Minamoto thời Thiên hoàng Daigo như: Takatoshi (隆 俊, 1025 -

1075), Takatsuna (隆鋼), anh em Toshiakira (俊明); những người thuộc nhánh dòng họ Minamoto thời Thiên hoàng Murakami như: Morofusa (師房, 1008 -

1077), Yoshifusa (俊房, 1025 - 1121)… Những người này đều có năng lực và đều mong muốn có một cuộc cải cách chính trị nên đã ủng hộ Thiên hoàng tiến hành cải cách. Đến khi Thiên hoàng Shirakawa lên ngôi, những biện pháp này đã có hiệu quả rõ rệt Từ năm 1102, không chỉ vị trí người đứng đầu quan lại mà cả các chức quan Nội đại thần [1] (内大臣) và Đại nạp ngôn [2] ( 大 納 言) cũng đều do người nhà Minamoto nắm giữ Rõ ràng là địa vị nhà Fujiwara đã không còn như trước Dưới đây là bảng so sánh số lượng quan đại thần của nhà Fujiwara và nhà Minamoto qua các thời kỳ [18, tr 197], và bảng so sánh chức vụ trong Thái chính quan của hai dòng họ trong năm 1102 [18, tr 198].

Bảng 2.1: Số lượng quan đại thần của nhà Fujiwara và nhà Minamoto qua các thời kỳ [18, tr.197]

(藤原氏) Công khanh

Tả đại thần (左大臣)

(俊房) Hữu đại thần

(忠実) Nội đại thần

(雅実) Đại nạp ngôn

(師忠) Toshiaki (俊明)

1 Nội đại thần là một chức quan trong triều đình, quyền lực tương đương với Tả - Hữu đại thần

2 Đại nạp ngôn là chức quan trong triều đình, có quyền lực thấp hơn Tả - Hữu đại thần

(経実) Trung nạp ngôn

(保実) Nakazane (仲実)

(顕雅) Phi công khanh

Phi tham nghị (非参議)

(顕仲) Tiền tham nghị

Bảng 2.2: Các vị quan trong Thái chính quan của dòng họ Minamoto và dòng họ Fujiwara năm 1102 [18, tr 198]

Từ hai bảng trên, ta thấy sự suy yếu trong quyền lực của dòng họ Fujiwara Ở Bảng 2.1, trước thời Viện chính, người của dòng họ Fujiwara nắm giữ gần hết các vị trí đại thần, nhưng dưới sự trị vì của Thượng hoàng Shirakawa, các vị trí này đã được chia đều cho cả hai dòng họ Và qua Bảng 2.2, có thể thấy các chức vụ quan trọng trong Thái chính quan đều do người nhà Minamoto nắm giữ Thêm vào đó là sự kiện ngày 27 - 12 - 1093, Tả đại thần Minamoto Toshifusa được bổ nhiệm giữ chức Tả đại tướng cận vệ (左近

衛 大 将) Cùng năm đó, Minamoto Akifusa được bổ nhiệm chức Hữu đại thần, Quyền Đại nạp ngôn Minamoto Masazane được bổ nhiệm chức Hữu đại tướng cận vệ (右近衛大将) Vậy là Tả - Hữu đại thần, Tả - Hữu đại tướng quân đều đồng thời thuộc về dòng họ Minamoto Đây là điều chưa từng có trước đó Và mặc dù khi đó Fujiwara Morozane đang giữ chức Quan bạch, nhưng có thể thấy, với việc nhà Minamoto nắm giữ hầu hết các chức vụ quan trọng nhất trong triều, quyền lực của nhà Fujiwara đã hoàn toàn suy yếu.

Hai biện pháp chính trị trên sẽ khó thành công nếu quyền lực kinh tế của nhà Fujiwara vẫn được giữ nguyên Bởi bằng nhiều phương thức khác nhau, cho đến đầu thế kỉ XI, dòng họ Fujiwara đã nắm trong tay số lượng ruộng đất rất lớn, có thể tự do chuyển nhượng, ban cấp cho người khác để tăng cường thế lực của mình Và như vậy, diện tích đất đai thuộc về nhà nước,Hoàng thất và những người trung thành với Thiên hoàng sẽ ngày càng bị thu hẹp, đồng nghĩa với sự thu hẹp quyền lực của gia tộc Thiên hoàng Vậy nên,song song với các biện pháp chính trị, hai Thiên hoàng đều tiến hành cải cách chế độ trang viên Thiên hoàng Go-Sanjo đã ban hành “Lệnh chỉnh lý trang viên năm Diên Cửu” (1069) (延久の荘園整理令) nhằm chấn chỉnh lại tình trạng sở hữu trang viên trong nước, qua đó làn suy giảm quyền lực kinh tế của dòng họ Fujiwara Sau khi lên ngôi, tiếp bước cha mình, Thiên hoàng Shirakawa tiếp tục tiến hành chỉnh lý trang viên Nhờ có biện pháp này mà Thiên hoàng đã trở thành lãnh chúa lớn nhất của các trang viên để có thể cấp, ban tặng cho người khác, qua đó củng cố quyền lực của mình.

Thiên hoàng Go-Sanjo và Thiên hoàng Shirakawa đã cho thi hành rất nhiều biện pháp và kết quả là quyền lực của dòng họ Fujiwara đã hoàn toàn suy yếu, thậm chí đến mức chức Nhiếp chính không còn là vị trị chuyển giao trong nội bộ dòng họ nữa mà là do Thượng hoàng quyết định Năm 1107, Thiên hoàng Toba (鳥羽天皇, 1103 - 1156) lên ngôi khi ấy mới 5 tuổi, và theo thông lệ Fujiwara Tadazane (藤原忠実, 1078 - 1162) thay thế cha mình là Fujiwara Moromichi (藤 原 師 通, 1062 - 1099) trở thành Nhiếp chính.

Nhưng khi đó Fujiwara Kinzane (藤原公実, 1053 - 1107), anh trai của mẹ Thiên hoàng, với tư cách là người có quan hệ ngoại thích với Thiên hoàng cũng có tham vọng trở thành Nhiếp chính Kinzane đã tìm cách trở thành cận thần của Thượng hoàng Shirakawa với mong muốn được Thượng hoàng phong cho làm Nhiếp chính Tuy nhiên, cuối cùng vị trí này vẫn được Thượng hoàng giao cho Tadazane Đến năm 1120, Tadazane bị Thượng hoàng giáng khỏi chức Quan bạch Nguyên nhân là do con gái của Tadazane là Taishi (泰 子) được Thượng hoàng tuyển vào cung làm phi, nhưng Tadazane không chấp nhận và gả con gái mình cho Thiên hoàng Toba Điều này khiến Thượng hoàng vô cùng tức giận Vì vậy Thượng hoàng đã hạ lệnh bãi miễn chức Quan bạch của Tadazane và trao nó cho con trai ông ta là Fujiwara Tadamichi (藤原

Như vậy, để giành lại quyền lực từ tay dòng họ Fujiwara, các Thiên hoàng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau từ chính trị tới kinh tế Điều này khiến mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng Nhưng mối quan hệ này còn phức tạp ở chỗ sau khi đã loại bỏ được quyền lực của dòng họ Fujiwara thì các Thiên hoàng lại quay ra trọng dụng họ để phục vụ cho lợi ích riêng của mình và dòng họ này cũng nắm lấy cơ hội đó với mục đích khôi phục lại quyền lực như xưa.

2.1.2 Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara

Mối quan hệ giữa Fujiwara Tadazane và Thượng hoàng Toba là minh chứng cho điều này Fujiwara Tadazane vì không đồng ý gả con gái cho Thượng hoàng Shirakawa mà lại gả cho Thiên hoàng Toba nên bị cách chức Quan bạch Đến năm 1129, khi Thượng hoàng Toba lên nắm quyền, ông được phục chức.

Con gái ông lại được lập làm Thái hậu, cháu ngoại ông là Thân vương Narihito (体仁親皇) được lập làm Thái tử Tadazane đã nhanh chóng trở thành cận thần thân tín của Thượng hoàng Toba Tadazane còn cậy nhờ Thượng hoàng giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ gia đình mình

Tadazane sinh được hai người con trai là Tadamichi và Yorinaga (藤原

頼 長, 1120 - 1156) Khi Quan bạch Tadazane từ chức về sống ở Uji, theo thông lệ chức quan này sẽ được trao cho người con cả là Tadamichi NhưngYorinaga lại được cha yêu quí, hơn nữa, con gái nuôi của ông ta là Tashi (多子) lại là phi tần được Thiên hoàng Konoe (近衛天皇, 1139 – 1155) sủng ái và đang hi vọng sẽ sinh được Hoàng tử, nên đương nhiên Yorinaga có ưu thế hơn để kế thừa chức Quan bạch Nhưng Tadamichi lại có được sự ủng hộ của Thái hậu Nhờ có sự ủng hộ này nên khi Thượng hoàng Shirakawa, được Tadazane nhờ, thuyết phục Tadamichi nhường vị trí Nhiếp chính cho Yorinaga, ông đã trả lời: “Chức vụ Nhiếp chính, Thượng hoàng có thể tịch thu và trao lại cho người khác, nhưng thần tuyệt đối không nhường” [19, tr 352].

Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc và sự hình thành các phe phái trong triều

2.2.1 Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc

Về mặt lý thuyết, các Thượng hoàng sau khi thoái vị sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn các Thiên hoàng mới cách cai trị đất nước, đồng thời đảm bảo việc chỉ định người kế vị không rơi vào tay dòng họ khác Như vậy, các Thiên hoàng sau một thời gian trị vì sẽ lựa chọn người kế vị, lập thành Thiên hoàng, còn mình lui về phía sau giúp đỡ Thiên hoàng trong thời gian đầu cai trị đất nước Nếu không may Thiên hoàng qua đời thì Thượng hoàng sẽ tiếp tục chỉ định người kế vị và hỗ trợ Thiên hoàng mới Nhưng thực tế, các Thiên hoàng đều sớm lui về làm Thượng hoàng rồi từ đó nắm độc quyền chính trị. Điều này dẫn đến việc nảy sinh mâu thuẫn giữa Thượng hoàng và Thiên hoàng do sự chuyên quyền của Thượng hoàng Mâu thuẫn này xuất hiện ngay từ đầu thời kỳ tồn tại của chế độ Viện chính, dưới thời Thượng hoàng Shirakawa khiến cho mối quan hệ giữa Thượng hoàng và Thiên hoàng cũng căng thẳng không kém mối quan hệ giữa Hoàng tộc và dòng họ Fujiwara.

Năm 1086, Thiên hoàng Shirakawa nhường ngôi cho con trai là Thiên hoàng Horikawa và lui về Viện, trở thành Thượng hoàng nhằm giúp đỡ Thiên hoàng điều hành chính sự Đến năm 1107, Thiên hoàng Horikawa chết, con trai ông lên ngôi, tức Thiên hoàng Toba (鳥羽天皇, 1103 - 1156), khi đó mới

5 tuổi Vì vậy mọi quyền hành đều nằm trong tay Thượng hoàng Shirakawa.

Từ đó ông trở nên chuyên quyền và độc đoán Năm 1123, ông ép Thiên hoàng Toba, lúc này đã 20 tuổi, thoái vị và nhường ngôi cho Thiên hoàng Sutoku (崇 徳天皇, 1119 - 1164) mới 5 tuổi để có thể tiếp tục nắm quyền Chính điều này đã khiến giữa Thượng hoàng Shirakawa và Thượng hoàng Toba (sau khi thoái vị, Thiên hoàng Toba cũng trở thành Thượng hoàng) nảy sinh mâu thuẫn về tranh chấp quyền lực Các Thượng hoàng về sau cũng như Thượng hoàng Shirakawa là lập Thiên tử ấu chúa để nắm quyền và khi Thiên hoàng trưởng thành thì ép thoái vị để lập Thiên hoàng khác Điều này có thể thấy rõ qua bảng tổng kết về các Thiên hoàng lên ngôi trong thời gian trị vì của ba Thượng hoàng: Shirakawa, Toba và Go-Shirakawa.

Thượng hoàng Thiên hoàng dưới quyền

Tên Năm lên ngôi Năm thoái vị

Bảng 2.4: Các Thiên hoàng dưới thời Thượng hoàng Shirakawa, Toba và Go-Shirakawa

Từ bảng trên ta thấy các Thiên hoàng hầu hết đều lên ngôi khi còn rất nhỏ tuổi và thoái vị ngay khi đến tuổi trưởng thành Điều này đảm bảo cho các Thượng hoàng dễ dàng nắm quyền chi phối, nhưng lại khiến nảy sinh mâu thuẫn giữa Thượng hoàng đương vị và Thượng hoàng vừa thoái vị Mâu thuẫn này không chỉ về việc ai là người nắm thực quyền, mà còn về việc chỉ định ai là người kế vị Đồng thời, mâu thuẫn giữa các Thượng hoàng còn khiến triều đình chia thành các phe phái khác nhau và mâu thuẫn giữa các Thượng hoàng cũng trở thành mâu thuẫn giữa các phe phái Điều này có thể thấy rõ qua sự kiện “Loạn năm Bảo Nguyên” (保元の乱, 1156).

Năm 1129, Thượng hoàng Shirakawa qua đời, Thượng hoàng Toba lên nắm quyền điều hành chính sự Cũng giống Shirakawa, Thượng hoàng Toba tiến hành một nền chính trị chuyên quyền, khiến mâu thuẫn trong nội bộ triều đình càng trở nên sâu sắc Năm 1141, ông ép Thiên hoàng Sutoku thoái vị và lập Thiên hoàng Konoe (近衛天皇, 1139 - 1155) lên ngôi Lúc này giữa Thượng hoàng Toba và Thượng hoàng Sutoku (ông này cũng trở thành Thượng hoàng sau khi thoái vị) lại nảy sinh mâu thuẫn Trong khoảng 10 năm sau đó, mâu thuẫn ngấm ngầm này càng trở nên sâu sắc Năm 1155, Thiên hoàng Konoe chết và việc lập người kế vị trở thành một việc quan trọng Thượng hoàng Sutoku muốn con trai mình là Thân vương Shigehito (重仁親王, 1140 - 1162) kế vị, nhưng Thái hậu, vợ của Thượng hoàng Toba, lại không muốn như vậy Bà muốn Thân vương Masahito (雅 仁 親 王, con trai thứ 4 của Thượng hoàng Toba, tức Thiên hoàng Go-Shirakawa) nối ngôi và con trai ông là Thân vương Morihito (守仁親王, tức Thiên hoàng Nijo) trở thành Thái tử Thân vương Morihito do mẹ mất sớm nên được Thái hậu nhận làm con nuôi, vì vậy, bà rất mong Thân vương sẽ được nối ngôi Fujiwara Tadamichi, vốn dĩ đã được Thái hậu ưu ái, nên đã rất ủng hộ bà trong việc thực hiện ý định này Đúng lúc này, vợ chính của Tadamichi mất, lấy lý do đang có tang, cần tránh tham gia việc triều chính, ông đã xin từ chức Tả đại thần Như vậy, đối với Thượng hoàng Toba, những lời nói của ông trở nên khách quan hơn và ông đã khuyên Thượng hoàng nên đưa Thân vương Masahito lên ngôi và chọn Thân vương Morihito làm Thái tử Cuối cùng, Thượng hoàng nghe theo lời ông, và như vậy, ý nguyện của Thái hậu đã trở thành sự thực

Như đã trình bày ở trên, giữa Fujiwara Tadamichi với cha và em trai có một sự bất hoà không thể giải quyết nên đã dẫn đến việc Tadamichi bị cha từ mặt, và vị trí người đứng đầu dòng họ Fujiwara được trao lại cho Yorinaga, em trai ông Vì vậy, Tadamichi đã coi đây là cơ hội để khôi phục lại địa vị của mình

Về phía Tadazane và Yorinaga cũng không thể ngồi yên nhìn sự việc xảy ra như vậy Tuy nhiên, Tashi – Hoàng hậu của Thiên hoàng Konoe – lại không có con nên hai cha con không có trong tay sự tiến cử cho vị trí Thiên hoàng Lúc này chỉ có một Thân vương có thể đối kháng với Thân vương Masahito là Thân vương Shigehito, Hoàng tử của Thượng hoàng Sutoku, và cũng là con nuôi của Thái hậu Nhưng người này lại không có được thiện cảm của Thượng hoàng Toba Nguyên nhân sâu xa là do Fujiwara Shoshi (藤原 璋

Như đã biết, Fujiwara Shoshi là con gái của Fujiwara Kinzane được Thượng hoàng Shirakawa nhận làm con nuôi và gả cho Thiên hoàng Toba.

Nhưng trong “Cổ sự đàm” [1] (古事談) có ghi lại rằng: “Đãi Hiền Môn viện [2]

(待賢門院) vào cung với tư cách là con nuôi của Thượng hoàng Shirakawa.

Trong thời gian đó đã tư thông với Pháp hoàng (tức Thượng hoàng Shirakawa) Điều này ai cũng biết Thân vương Akihito (tức Thiên hoàng Sutoku) chính là con của Thượng hoàng Shirakawa” [18, tr 346] Với sự việc

1 Cổ sự đàm là tác phẩm tập hợp các câu chuyện dân gian, do Minamoto Akikane (源顕兼), con trai thứ 5 của Minamoto Akifusa, biên soạn; tác phẩm gồm 6 tập, được viết trong khoảng thời gian từ năm 1212 đến năm 1215)

2 Tức Shoshi này, đương nhiên Thượng hoàng Toba không hề yêu quí Thượng hoàng Sutoku và lại càng không muốn con trai ông ta nối ngôi trở thành Thiên hoàng Như vậy, trong sự kiện này, phe Thái hậu và Tadamichi đã thắng. Đồng thời, cũng hình thành nên hai phe đối lập trong triều.

Phe Thượng hoàng Toba và Thiên hoàng Go Shirakawa gồm có:

Fujiwara Tadamichi, Minamoto Yoshitomo (源義朝, 1123 - 1160), Minamoto Yoshiyasu (源 義康, 1127 - 1157), Minamoto Yorisama (源 頼政, 1104 –

1180), Minamoto Shigenari (源 重成, ? - 1159), Minamoto Suezane (源 季実,

? - 1160), Taira Kiyomori (平清盛, 1118 - 1181), Taira Nobukane (平信兼), Taira Koreshige (平惟繁) Thượng hoàng Toba lúc còn sống đã chọn sẵn ra 5 người là Yoshitomo, Yoshiyasu, Yorisama, Nobukane và Taira Sanetoshi (平 実後) để làm hậu thuẫn cho Thiên hoàng đề phòng khi bất trắc, còn Kiyomori vì là anh em nuôi với Thân vương Shigehito nên không được nhắc đến.

Nhưng Thái hậu lại chọn ông, và vì Thượng hoàng Toba đã để lại di lệnh rằng, nếu có việc gì không may thì tất cả đều phải nghe theo Thái hậu, nên Kiyomori vẫn về theo phe Thiên hoàng Kiyomori cùng với Yoshitomo đã trở thành hai cận thần quan trọng nhất ở phe Thiên hoàng

Phe Thượng hoàng Sutoku gồm có: nhà Fujiwara có Tadazane, Yorinaga và Tadatsuna (忠通, 1097 - 1164), Masatsuna (正綱); nhà Taira có Iehiro (家弘), Yasuhiro (康弘), Morihiro (盛弘), Tokihiro (時弘), Tadasada (忠貞) và con trai Nagamori (長盛); nhà Minamoto có Tameyoshi và con trai Yorikata (頼賢), Tametomo (為朝, 1139 - 1170) và Tamenaka (為仲) và một số nhà giàu có trong họ như cha con Yorinori (頼憲) và Moritsuna (盛綱).

Trong đó, cha con Yorinaga và Minamoto Tameyoshi là chủ chốt.

Tháng 4 - 1156, Thượng hoàng Toba phát bệnh, đến tháng 6 năm đó thì bệnh nặng hơn Ngày 21 – 6 – 1156, tin đồn về việc Thượng hoàng đang ở trong tình trạng nguy cấp lan ra cả kinh thành 4 giờ đêm ngày 2 - 7, Thượng hoàng Toba qua đời Ngay khi nghe tin về tình trạng nguy kịch của Thượng hoàng Toba, Thượng hoàng Sutoku đã tới Viện Toba nhưng bị cận thần của Thượng hoàng Toba là Fujiwara Korekata (藤原惟方) ngăn cản không cho vào Sau khi Thượng hoàng Toba mất, mâu thuẫn giữa Thượng hoàng Sutoku và Thiên hoàng Go Shirakawa bùng phát Thượng hoàng Sutoku, với tư cách là Thượng hoàng, muốn thâu tóm quyền lực về tay mình Nhưng Thiên hoàng

Go Shirakawa khi đó đã 29 tuổi, lại được sự chỉ bảo của Thượng hoàng Toba nên đã có thể tự mình điều hành chính sự Mâu thuẫn giữa hai phe đã trở nên không thể hoà giải và chỉ có thế giải quyết bằng vũ lực

Ngay sau cái chết của Thượng hoàng Toba, phe Thượng hoàng Sutoku đã dấy binh tấn công phe Thiên hoàng tại Cung Đông Tam Điều (東三条邸).

Ngày 5 - 7, các võ sĩ dưới quyền Fujiwara Motomori tập hợp, lệnh giới nghiêm trong kinh thành được thiết lập

Ngày mùng 6 giao tranh diễn ra giữa hai phe

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI

Sự phát triển của chế độ trang viên

3.1.1 Hoạt động chỉnh lý trang viên trong thời kỳ Viện chính Heian

Trang viên là từ dùng để chỉ những vùng đất đai (chủ yếu là ruộng canh tác) tư hữu qui mô lớn của Hoàng thất, quí tộc, quan lại cao cấp và các cơ sở tôn giáo ( như tự viện, thần xã) thuộc chính quyền trung ương.

Mối quan hệ tay ba trong triều đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chế độ trang viên Các lệnh chỉnh lý, những thay đổi trong việc công nhận quyền được hoạt động hay không đều phụ thuộc vào việc mối quan hệ ấy đang ở giai đoạn nào Ở thời kỳ đầu của chế độ, khi mà mối quan hệ giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara còn khá căng thẳng do mâu thuẫn tranh quyền, các Thiên hoàng đã ban hành những lệnh chỉnh lý trang viên có nội dung nhằm hạn chế bớt quyền lực kinh tế của dòng họ này

Trước thời viện chính, tình trạng trang viên của các vùng lấn chiếm ruộng công mà không có sự cho phép của triều đình làm tổn hại đến lợi ích của đất nước diễn ra khá phổ biến Đặc biệt là việc dòng họ Fujiwara đã bằng mọi cách mở rộng số lượng trang viên của mình nên những trang viên do triều đình quản lý ngày càng thu hẹp, từ đó khiến việc ban thưởng của triều đình gặp nhiều khó khăn Đó là lý do chính khiến Thiên hoàng Go Sanjo ngay từ khi mới lên ngôi đã quyết định phải tiến hành chỉnh lý trang viên

Năm 1069, Thiên hoàng ban bố: “Lệnh chỉnh lý trang viên năm Diên Cửu” (延久の荘園整理令) Nội dung chính của lệnh này là đình chỉ việc công nhận các trang viên thành lập mới sau năm 1045; xúc tiến việc kiểm tra diện tích các trang viên theo sổ sách, các trang viên phải xuất trình giấy tờ sở hữu, nếu giấy tờ này không hợp lệ thì trang viên sẽ bị thu hồi và sáp nhập vào công lãnh do Quốc ty quản lý; đồng thời tiến hành xác lập lại đường ranh giới giữa các trang viên. Đây không phải là lần đầu tiên triều đình đưa ra lệnh chỉnh lý trang viên Từ năm

902 đến năm 1055, đã có năm lệnh chỉnh lý trang viên được ban bố:

STT Lệnh chỉnh lý trang viên Nội dung chính 1

Lệnh chỉnh lý trang viên năm 902

Cấm quý tộc, quan lại cao cấp, chùa xã, quan địa phương, dân chúng chiếm hay mua bán ruộng đất, nhà cửa, rừng núi, sông hồ

2 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 984 Đình chỉ việc công nhận các trang viên mới thành lập sau năm 902

3 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 987

Cấm quý tộc, quan lại cao cấp mở rộng đất đai xây dựng trang viên

Lệnh chỉnh lý trang viên năm 1045

Không công nhận trang viên do các quốc ty đã từng nhậm chức và có trang viên thành lập thêm sau khi nhậm chức ở địa phương mới

5 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 1055 Đình chỉ việc công nhận các trang viên mới thành lập sau năm 1045

Bảng 3.1: Các lệnh chỉnh lý trang viên từ năm 902 đến năm 1055

Tuy nhiên, trong thời gian này do dòng họ Fujiwara là lãnh chủ trang viên lớn nhất và cũng là người nắm quyền lực chính trị cao nhất, nên những lệnh chỉnh lý này thực sự không mang lại hiệu quả cho triều đình Ví dụ như năm 1000, khi triều đình ra lệnh tịch thu các trang viên khai hoang tự do nằm phía ngoài Cung Ngự Sở (nơi quản lý lương thực, thực phẩm của Thiên hoàng) của những người phục vụ trong cung, Takahashi Yoshimichi (高橋善

道) ở Phủ Shima (志摩守) đã tới xin nhà Fujiwara can thiệp Mặc dù nhận thức rõ hậu quả không tốt của việc để số lượng các trang viên tăng lên một cách tự do, nhưng Fujiwara Michinaga vẫn can thiệp để lệnh trên được huỷ bỏ Hay như lý do chọn năm 1045 là mốc để công nhận hay không công nhận trang viên là do năm 1045 là năm lệnh chỉnh lý trang viên được đưa ra theo ý của Quan bạch Fujiwara Yorimichi, nên các trang viên được thành lập sau năm này đều nhằm mục đích có lợi cho dòng họ Nhiếp quan.

Như vậy, lệnh chỉnh lý trang viên năm 1069 được ban bố nhằm mục đích chính là giành lại quyền quản lý đất đai về tay Thiên hoàng Một tháng trước khi thực hiện lệnh chỉnh lý, Thiên hoàng đã yêu cầu tiến hành điều tra xác định các vùng đất màu mỡ hay bạc màu, điều tra về tình hình các trang viên chia ruộng cho người dân cày cấy như thế nào, điều tra sổ gốc có ghi chính xác ruộng trong các trang viên thuộc về ai Nhờ vậy mà tình hình thực tế của các trang viên được nắm vững thay vì chỉ biết thông qua sổ sách như trước và các trang viên không thể phóng đại số lượng một cách phi lý như trước Trong trường hợp sau khi so sánh sổ sách mà giữa các lãnh chủ và quốc thủ (cơ quan đứng đầu một vùng) có sự sai khác thì sẽ trình lên Thiên hoàng và Thiên hoàng sẽ là người quyết định cuối cùng Thái chính quan sẽ căn cứ vào số liệu các địa phương đưa lên để xác định ranh giới chính xác của các trang viên Dòng họ Nhiếp chính là đối tượng chính của lần chỉnh lý này, nên cũng phải kê khai đầy đủ Trước yêu cầu phải đưa ra các giấy tờ chứng minh nguồn gốc của các trang viên, ngay cả Quan bạch Yorimichi cũng phải thừa nhận rằng, các trang viên của gia đình chủ yếu là nhận kí gửi bằng miệng từ các lãnh chủ nên không thể có giấy giấy tờ xác thực Đồng thời, sự quyết liệt của Thiên hoàng cũng khiến lãnh chủ ở các địa phương hay các phú hộ hiểu rằng, trong trường hợp này họ không thể nhờ cậy gia đình Nhiếp quan được nữa.

Kết quả là lệnh chỉnh lý trang viên này đã giúp phục hồi số lượng lớn công lãnh cho triều đình Có thể thấy rõ điều này qua hai ví dụ về trang viên Oyama (大山荘) và trang viên của đền thờ Iwashimizu Hachimangu (石清水

八 幡 宮) Trang viên Oyama vốn thuộc vùng Tanba (丹 波 国), từ đầu thời Heian trang viên này là lãnh địa của chùa Đông tự (東寺) và được sự công nhận của Thái chính quan và Dân bộ tỉnh [1] (民部省) Nhưng sau khi kiểm tra vì không có trình ra được sổ gốc chứng minh nguồn gốc nên đã không được công nhận Còn đền thờ Iwashimizu Hachimangu là đền thờ lớn nhất cả nước lúc đó Theo văn bản trình cho Sở kí lục xem xét, đền thờ này có 34 trang viên, nhưng chiếu theo các tiêu chuẩn thì cuối cùng đền thờ này chỉ còn 21 trang viên Dưới đây là bảng tổng hợp số lượng lãnh địa của đền thờ này ở các tỉnh trước và sau khi kiểm tra [18, tr 176].

Trước khi chỉnh lý (đơn vị: trang viên)

(đơn vị: trang viên) Tỉnh Yamashiro

1 Là một trong 8 bộ của chính quyền thời nhà nước luật lệnh, là cơ quan quản lý tất cả những gì liên quan đến dân chúng trên cả nước như: hộ tịch, thuế, nguồn nước, ruộng nương, đường xá , đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tài chính

Bảng 3.2: Số lượng lãnh địa của đền thờ Iwashimizu Hachimangu ở các tỉnh trước và sau khi thực hiện lệnh chỉnh lý trang viên [18, tr 176] Đồng thời, diện tích đất canh tác của các lãnh địa này cũng được kiểm tra lại Trước đây, diện tích ruộng trong các lãnh địa này là 651 cho 5 tan 173 bu [1] (≈ 782 ha), thì sau khi kiểm tra lại chỉ còn 168 cho 9 tan 80 bu (≈ 202 ha), diện tích ruộng còn lại trở thành ruộng công.

Như vậy, mục đích chính của Thiên hoàng Go-Sanjo là thu hẹp lãnh địa của dòng họ Fujiwara và gia tăng công lãnh của triều đình đã thành công Vị trí lãnh chủ trang viên lớn nhất đã chuyển từ tay dòng họ Nhiếp chính về tay Thiên hoàng, từ đó làm gia tăng quyền lực của Thiên hoàng.

Thiên hoàng Shirakawa sau khi lên ngôi và lui về làm Thượng hoàng vẫn tiếp tục các chính sách chỉnh lý trang viên theo tư tưởng của Thiên hoàng

Ngày 23 – 4 – 1075, Thiên hoàng ban lệnh cấm công nhận các trang viên thành lập sau năm 1045 trên toàn quốc.

Ngày 26 – 4 – 1094, Thượng hoàng ban lệnh đình chỉ hoạt động của các trang viên mới thành lập theo thỉnh cầu của Quốc ty Mimasaka (美作国司).

Ngày 12 – 5 – 1099, hạ lệnh đình chỉ hoạt động của các trang viên mới thành lập.

[ 1] đơn vị đo cũ, 1 cho ≈ 1,2 ha, 1 tan ≈ 0,12 ha, 1 bu ≈ 1.75 – 1.80 m 2

Ngày 30 – 10 – 1107, hạ lệnh đình chỉ hoạt động của các trang viên thành lập sau năm 1045 và những ruộng công được miễn sưu thuế.

Ngày 6 – 7 – 1110, đình chỉ hoạt động của các trang viên mới thành lập theo thỉnh cầu của Quốc ty Chikuzen (筑前国司), Thái chính quan ban lệnh cho các vùng phải thu lại phần thuế của các ruộng công được miễn thuế trong các trang viên.

Tháng 3 – 1119, Thượng hoàng ra lệnh cho Fujiwara Tadazane dừng hoạt động của trang viên lên đến 500 cho ( 600 ha) ở vùng Kozuke (上野国) mà ông ta đã kí gửi vào chùa.

Ngày 5 – 10 – 1111, thành lập Sở Ký lục trang viên khoán khiết (記録 荘園券契所), là nơi cấp phép lập các trang viên mới và giải quyết các tranh chấp đất đai. Đồng thời, Thượng hoàng còn ra lệnh quy định lại đơn vị đo Thăng (枡) và cho đo đạc lại diện tích ruộng công trên cả nước Kết quả đo đạc cho thấy diện tích ruộng công trên cả nước là 946000 cho (≈ 1.135.200 ha), và số liệu này vẫn được sử dụng đến tận thời Nam – Bắc triều Đến khi Thượng hoàng Toba lên nắm quyền, như đã trình bày ở chương trước, đó là lúc mối quan hệ giữa Thượng hoàng và Thiên hoàng bắt đầu bước vào giai đoạn xấu nhất Do có mâu thuẫn với cha nên ông đã cho thi hành những chính sách có nội dung không giống với tư tưởng của Thượng hoàngShirakawa, khiến cho bộ mặt của trang viên có nhiều thay đổi lớn Ông bãi bỏ việc đình chỉ công nhận các trang viên thành lập sau năm 1045, khuyến khích lập các trang viên mới Ông cho phép giới quý tộc cấp cao được nhận đất ủy thác như các Viện ty Bản thân ông cũng đứng ra nhận ủy thác đất đai và nhiều trang viên rộng lớn Năm 1156, Thượng hoàng Toba ban bố lệnh chỉnh lý trang viên với nội dung chính là đình chỉ công nhận các trang viên mới thành lập sau năm 1155.

Sự phát triển của Phật giáo

Như đã trình bày ở chương trước, sự phức tạp trong mối quan hệ tay ba khiến tình hình chính trị Nhật Bản thời kỳ này luôn biến động Những cuộc chiến tranh giành quyền lực trong triều khiến xã hội Nhật Bản thời kỳ này không ổn định Và để đối phó với sự bất ổn ấy, Phật giáo cũng có những thay đổi riêng để thich nghi.

3.2.1 Quan hệ giữa triều đình và giới Phật giáo thời kỳ Viện chính Heian

Thời Viện chính đánh dấu thời kỳ mà Phật giáo, được sự bảo hộ của các Thượng hoàng và Thiên hoàng, phát triển mạnh mẽ Sự phát triển ấy thể hiện ở việc mở rộng qui mô của các chùa Ngay từ thời Nara, tăng ni không chỉ đơn giản là người đi tu mà phải là người được học hành giáo lý nhà Phật một cách chuyên nghiệp So với nông dân, tăng ni không phải nộp thuế thân và đi phu cho triều đình, hơn nữa, lại không bị ràng buộc như người nông dân bị ràng buộc khế ước với lãnh chủ Vì vậy, có rất nhiều nông dân muốn trở thành tăng ni Tuy nhiên, điều này khiến việc thu tô thuế, và việc lao dịch của triều đình bị ảnh hưởng, nên triều đình quyết định giới hạn số lượng tăng ni bằng cách đưa ra những tiêu chuẩn để công nhận tăng ni Những người không được công nhận là tăng ni được gọi là Tư độ tăng (私度僧) và phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt Nhưng khi xây dựng chùa Todai (東大寺), là tự viện có qui mô lớn đầu tiên được xây dựng, triều đình đã phải thực hiện một cuộc vận động quyên góp trong toàn dân Khi đó, có khoảng 100 Tư độ tăng được công nhận là tăng ni bởi những hoạt động quyên góp của mình Sang đến thế kỉ IX, sự kiềm chế của triều đình lại giảm xuống Các chùa lớn, hàng năm, được nhận một số lượng Tư độ tăng nhất định Những người này trước hết sẽ có khoảng hai năm tu hành để học tập giáo lý nhà Phật, sau đó được thụ giới và đi theo một tăng ni đã có kinh nghiệm để học hỏi lề thói nhà chùa Nhưng sau đó việc này bị bãi bỏ, người xuất gia sau khi thụ giới sẽ được xuống tóc làm hoà thượng Thông thường, nhiều nhất là khoảng 14 tuổi sẽ được thụ giới, vì vậy, gia đình nào muốn cho con đi tu thường cho con học Phật pháp trước đó khoảng hai năm Đến năm 893, người xuất gia sau khi thụ giới sẽ được coi là đắc đạo và được gọi là tăng ni Tư chất tăng ni đương nhiên cũng vì thế mà bị hạ thấp.

Mặc dù số lượng tăng ni phát triển nhanh chóng như vậy, nhưng phân bố lại không đều Hầu hết các tăng ni đều tập trung ở các tự viện Các tự viện này đều được các gia đình quí tộc cúng tiến nhiều ruộng đất, và vật phẩm để nhờ cầu nguyện giúp, nên cuộc sống trong các tự viện rất thoải mái và sung túc Thế kỉ IX, chùa Horyu (法隆寺) ngoài thầy tu có khoảng 263 người học giáo lý nhà Phật; còn chùa Daian (大 安寺) số lượng người đang đi học là khoảng 887 người Cuối thế kỉ X, khi Thiên hoàng Enyu tu ở núi Hiei (比叡山), ước chừng có đến khoảng 280 người được dùng để phục vụ bữa ăn cho các thầy tu Từ năm 1106 đến năm 1107, chỉ tính ở ở ba nơi thờ cúng của chùa

Enryaku (延暦寺) là Toto (東塔), Saito (西塔), và Yokawa (横川) ước tính có khoảng 300 người tu hành Từ đó có thể thấy qui mô rất lớn của chùa này.

Số lượng tăng ni tăng lên kéo theo số lượng những người phục vụ cũng tăng lên Các tăng ni vì toàn bộ thời gian phải dùng để học Phật pháp và tiến hành nhiều nghi lễ quốc gia quan trọng, nên không thể quét dọn hay nấu nướng được, vì vậy vần phải có những người làm việc vặt trong chùa Từ đó đã xuất hiện sự phân hóa về chức năng của các nhà sư trong chùa Đó là những Học sư (学僧) với nhiệm vụ tầm cứu kinh kệ, Phật pháp; Sự sư ( 事僧) với chức trách soạn thảo, quản lý văn thư, giấy tờ cho nhà chùa; Tăng binh (僧兵) với nhiệm vụ vũ trang bảo vệ nhà chùa; và những người làm việc vặt trong chùa Càng những tự viện lớn thì sự phân hóa này càng sâu sắc Cùng với việc mở rộng qui mô của các chùa vốn đã tồn tại trước đây, thời kỳ này còn đánh dấu sự ra đời của rất nhiều chùa chiền lớn Vốn là một người mộ đạo Thượng hoàng Shirakawa đã cho xây những chùa chiền lớn thuộc quyền quản lý của Viện, gọi chung là Đại tự viện (大寺院) như: Hosshoji (法勝寺), Keishoji (敬勝寺), Saishoji (最勝寺), Enshoji (円勝寺) Ngoài ra Thượng hoàng còn cho xây những ngôi chùa dành riêng cho Hoàng thất, gọi là Goganji (御願寺), hay còn gọi là Kokuo no ujidera (国王の氏寺)

Những ngôi chùa lớn xây dựng với qui mô lớn và rất tráng lệ, được Thượng hoàng ban cấp cho diện tích đất đai lớn, sau đó lại được nhiều lãnh chủ quanh vùng cúng tiến, ủy thác đất đai nên thế lực ngày càng mở rộng

3.2.2 Sự gia tăng thế lực của giới Phật giáo thời kỳ Viện chính

Nhờ có sự ưu ái của các Thượng hoàng, thế lực của các chùa ngày càng được mở rộng Từ đó nảy sinh mâu thuân giữa các chùa về việc tranh giành quyền chi phối các chùa nhỏ và các trang viên khác ở xung quanh Xuất phát từ mâu thuẫn ấy, giữa các chùa đã có sự đụng độ về mặt quân sự với sự góp mặt của tầng lớp Tăng binh [1] (僧兵) Tiêu biểu cho mâu thuẫn này là sự tranh giành giữa hai ngôi chùa Enryaku (延暦寺) và Kofuku (興福寺), là hai chùa lớn trong hệ thống Đại tự viện

Mùa xuân năm 1113, triều đình bổ nhiệm Pháp sư Ensei (円勢) trở thành người đứng đầu chùa Kyomizu (清水寺), một ngôi chùa nằm dưới sự bảo trợ của chùa Kofuku Việc bổ nhiệm này là theo tiền lệ khi bổ nhiệm Pháp sư Jocho (定朝) Jocho vốn là một thợ thủ công có tiếng thời Heian, làm việc dưới thời Fujiwara Michinaga và Yorimichi Ensei là con út của ông và được Thượng hoàng Shirakawa đặc biệt trọng dụng Tượng Phật của những chùa mà Thượng hoàng cho xây dựng, như các chùa thuộc Đại tự viện, Đại tháp Koyasan (高野山大塔), chùa Shirakawashingogan (白河新御願寺),v.v.v…, đều do một tay Ensei chế tạo Vì vậy mà đến năm 1112, Ensei được trao pháp ấn với tư cách là pháp sư cao cấp nhất và đến năm 1113 được bổ nhiệm làm người đứng đầu chùa Kyomizu Tuy nhiên, các tăng ni chùa Kofuku lại phản đối điều này Họ cho rằng, nếu Jocho là người xuất gia ở chủa Kofuku thì không vấn đề gì, nhưng Ensei lại xuất gia ở chùa Enryaku, là một chùa thuộc tông phái khác, nên việc ông trở thành trụ trì chùa Kyomizu là không thể chấp nhận được Các tăng ni chùa Kofuku yêu cầu bãi miễn Ensei và triều đình đã nghe theo yêu cầu này Quyền trụ trì chùa Kofuku khi đó là Eien (永縁) đã trở thành trụ trì chùa Kyomizu.

Trước sự mãn nguyện của tăng ni chùa Kofuku, chùa Enryaku không thể làm ngơ Ngày 29 – 3 - 1113, tăng ni chùa Enryaku quyết định hiến tặng một chiếc xe rước thần linh cho Đền Hie (日吉神 社) của trấn thủ vùng Sakamoto (坂本) để tìm chỗ dựa Ngay khi biết điều này, tăng ni chùa Kofuku đã quyết định kiện chùa Enryaku, vì cho rằng trong thời gian Ensei là trụ chì

1 Là lực lượng sư tăng có trang bị vũ khí chùa Kyomizu, tăng ni chùa Enrya đã phá chùa Kyomizu Thượng hoàng Shirakawa đã tập hợp các quan lại bàn cách giải quyết sự việc Cuối cùng, theo ý kiến của Fujiwara Tamefusa (藤原為房), Thượng hoàng quyết định phạt tăng ni chùa Kofuku, còn về những điều mà tăng ni chùa Kofuku kiện, Thượng hoàng bỏ qua Tăng ni chùa Enryaku rất vui mừng vì điều này, còn chùa Kofuku đương nhiên không đồng ý với cách xử lý này.

Ngay lập tức, chùa Kofuku gửi tấu trình lên, kiện tăng ni chùa Enryaku đã ăn trộm tượng Phật và dụng cụ thờ Phật trong tăng phòng chùa Kyomizu, yêu cầu xử lưu đày trụ trì chùa Enryaku, và quyết định lên kinh Để chuẩn bị cho chuyến đi này, chùa Kofuku đã kêu gọi tăng ni của bảy chùa lớn ở Nara là: chùa Todai, chùa Daian, chùa Horyu, chùa Ganko (元興寺), chùa Yakushi (薬師寺) và chùa Saidai (西大寺) giúp đỡ, đồng thời tập trung võ sĩ ở trang viên của chùa ở vùng Yamato (大和国) Thêm nữa, chù Kofuku còn đề nghị đền Iwashimizu Hachimangu cho mượn địa điểm để tập trung vào ngày 22 –

4, là ngày dự kiến lên đến kinh thành Khi nghe thấy tình hình như vậy, chùa Enryaku cũng ngay lập tức lên kinh để đối đầu với chùa Kofuku Triều đình hốt hoảng trước hành động của hai bên, lập tức ban chiếu chỉ cấm binh lính của hai chùa được vào kinh, nhưng tăng ni hai chùa không nghe theo Nhiếp chính Fujiwara Tadazane nhận làm sứ giả tới khiển trách tăng ni chùa Kofuku, nhưng không thành Trong khi đó, mặc dù đền Iwashimizu không hưởng ứng lời kêu gọi của chùa Kofuku, không đồng ý cho mượn địa điểm, nhưng điều đó cũng không khiến tăng ni chùa Kofuku chùn bước.

Ngày 18 - 4, triều đình ra lệnh cho vó sĩ ở các vùng tập hợp về kinh để bảo vệ kinh thành Ngày 21 - 4, các quan dưới quyền Nhiếp chính Tadazane tập trung tìm cách đối phó với tình hình, nhưng không ai đưa ra được biện pháp nào, và ý kiến đồng ý với những điều kiện của chùa Kofuku được đa số tán thành Ngày 24 - 4, Thượng hoàng quyết định tấn công vào sự phòng ngự của tăng ni ở hai phía Nam – Bắc kinh thành Binh lính gọi từ Uji được phái tới phía tây Sakatomo Ở Uji, Taira Masamori (平正盛), Taira Tadamori (平 忠盛), Minamoto Shigetoki (源重時) điều quân tới để đề phòng phần lớn tăng ni đang tụ tập ở Nara Ngày 29 - 4, trong khi triều đình vẫn chưa biết có nên chấp nhận những yêu cầu của chùa Kofuku hay không thì có tin đa số tăng ni ở Nara đã khởi hành lên kinh Ngày 30 - 4, Masamori điều quân tới Uji để đề phòng xung đột, nhưng tình cờ hai phe lại đụng độ nhau ở đây Các tăng ni khi nhìn thấy binh lính triều đình bắt đầu sợ hãi và do dự Quan binh lập tức tiến lên tấn công các tăng ni Khi đó, chùa Kofuku có khoảng 90 tăng ni và 30 người khác bị binh lính giết chết, số người bị thương nhiều không đếm được.

Chỉ sau một lần đụng độ, sức mạnh của chùa Kofuku bị tổn hại đáng kể, các tăng ni lập tức rút lui Ngày kế tiếp, trụ trì chủa Kofuku là Eien đã gửi lời thỉnh cầu đến Tadazane xin cho binh lính rút lui, không tấn công tăng ni nữa và Tadazane đã chấp nhận Như vậy, cuộc nổi loạn của sư tăng hai chùa Kofuku và Enryaku đã chấm dứt.

Với sự phức tạp của tình hình chính trị, tầng lớp tăng binh đã ra đời với mục đích đảm bảo an ninh cho chùa Đây được coi như quân đội của các chùa.

Vài nét so sánh giữa chế độ Viện chính thời Heian ở Nhật Bản với

Hình thái chính trị mà hai người có quan hệ trực hệ cùng cai trị đất nước không phải chỉ xuất hiện ở Nhật Bản, mà còn có thể thấy cả trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam Ngay từ năm 299 TCN, một vị vua của nước Triệu là Triệu Vũ Linh (? - 295 TCN, tại vị 326 TCN - 298 TCN) đã nhường ngôi cho con là Thái tử Triệu Hà (310 TCN - 266 TCN, tại vị 299 TCN – 266 TCN), khi đó mới 12 tuổi, tự xưng là Chủ Phụ (主父), tiền thân của danh hiệu Thái Thượng hoàng sau này Tuy đã nhường ngôi nhưng Triệu Vũ Linh vẫn tham gia chính sự và vẫn tự mình cầm quân ra chiến trận Có thể nói đây là trường hợp nhiếp chính sớm nhất trong lịch sử của các nước Đông Á Sau đó, vào thời Tống, năm 1162, Tống Cao Tông (1107 - 1187, tại vị 1127 - 1162) nhường ngôi cho con là Tống Bá Tông (tức Tống Hiếu Tông, 1127 – 1194, tại vị 1162 – 1189) và trở thành Thượng hoàng Mặc dù đã thoái vị, nhưng ông vẫn nắm giữ quyền lực Năm 1189, Tống Hiếu Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Triệu Đôn (tức Tống Quang Tông, 1147 – 1200, tại vị 1189 – 1194) lui về làm Thượng hoàng Nhưng do quan hệ giữa hai bên trở, nên bất hòa khiến ông sinh bệnh và mất Vào thời nhà Thanh, năm 1796, vua Thanh Cao Tông (tức Càn Long, 1711 – 1799, tại vị 1735 - 1796) nhường ngôi cho con là Ngung Diễm (tức Thanh Nhân Tông – Gia Khánh, 1760 – 1820, tại vị 1796 -

1820) trở thành Thương hoàng, nhưng vẫn nắm mọi quyền lực trong tay.

Như vậy, có thể thấy hình thái Thái Thượng hoàng ở Trung Quốc cũng có những nét tương đồng với chế độ Viện chính thời Heian của Nhật Bản, nghĩa là các vị hoàng đế sau khi thoái vị vẫn nắm quyền điều hành đất nước.

Tuy nhiên, giữa hai hình thái chính trị này vẫn có sự khác biệt rất lớn Thứ nhất có thể kể đến nguyên nhân thoái vị Nếu ở chế độ Viện chính, Thiên hoàng thoái vị là để bảo vệ quyền lực khỏi các thế lực chính trị khác, thì ở hình thái Thái Thượng hoàng ở Trung Quốc thì lại chủ yếu là do các hoàng đế tuổi cao, sức yếu

Sự khác biệt thứ hai và cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa chế độ Viện chính thời Heian và hình thái Thái Thượng hoàng ở Trung Quốc là ở chỗ chế độ Viện chính kéo dài trong các thời kỳ, còn ở Trung Quốc, hình thái này chỉ xuất hiện ở một vài thời kỳ hoàng đế nhất định Thêm vào đó, các vị hoàng đế sau khi thoái vị trở thành Thượng hoàng, mặc dù vẫn nắm quyền điều hành chính sự nhưng thời gian không dài (Triệu Vũ Linh là 3 năm, Tống Bá Tông là 5 năm, Thanh Cao Tông là 3 năm; chỉ có Tống Cao Tông làm Thượng hoàng trong 25 năm, nhưng theo sử sách ghi lại, ông nhường ngôi là do tuổi cao và mệt mỏi) Vì vậy đã không xuất hiện mâu thuẫn tranh quyền trong nội bộ Hoàng tộc

Khác với hình thái Thái Thượng hoàng ở Trung Quốc, ở Việt Nam đã tồn tại cả một triều đại có mô hình chính trị này Đó là chế độ Thái Thượng hoàng của nhà Trần (1225 - 1400).

Chế độ Thái Thượng hoàng của nhà Trần bắt đầu từ năm 1258, kết thúc năm 1394 và trải qua 8 đời Thượng hoàng Chế độ này được thực hiên trên cơ sở vua sau một thời gian trị vì sẽ nhường ngôi cho Thái tử, lui về trở thành Thượng hoàng Thượng hoàng có hai nhiệm vụ chính: một là dạy bảo vị vua trẻ cách điều hành chính sự, hai là bảo vệ ngôi vua tránh mọi sự tranh đoạt.

Chế độ này có rất nhiều điểm giống và khác với chế độ Viện chính thời Heian Trước hết, về điểm tương đồng, có thể thấy cả hai chế độ đều hình thành với mục đích bảo vệ ngôi Vua Chế độ Viện chính hình thành trong bối cảnh quyền cai trị đất nước vừa bị dòng họ Fujiwara chiếm đoạt Vì vậy, các Thượng hoàng coi Viện chính là một cách để bảo vệ quyền lực khỏi sự tiếm quyền của các thế lực chính trị khác Chế độ Thái Thượng hoàng của nhà Trần hình thành trong hoàn cảnh nhà Trần vừa soán ngôi nhà Lý Các Vua Trần vì lo ngại một cuộc soán ngôi tương tự sẽ diễn ra nên lui về làm Thái Thượng hoàng là để bảo vệ các vua Trần Điểm tương đồng thứ hai là ở cả hai chế độ,

Thượng hoàng mặc dù thoái vị nhưng vẫn là người nắm thực quyền cai trị đất nước Sở dĩ có sự giống nhau này là do cả Thiên hoàng và vua Trần đều lo sợ quyền lực sẽ bị mất vào tay người khác, nên lui về làm Thượng hoàng chủ yếu là để đề phòng mọi bất trắc về sau.

Về sự khác biệt giữa chế độ Viện chính Heian và chế độ Thái thượng hoàng của nhà Trần, điều dễ thấy nhất là ở cách cai trị đất nước sau khi nắm quyền Ở chế độ Viện chính, các Thiên hoàng sau khi nắm quyền đã ngay lập tức thi hành các biện pháp cải cách nhằm hạn chế quyền lực của dòng họ Fujiwara, khôi phục quyền lực của dòng họ Thiên hoàng Điều này khiến xã hội Nhật Bản gặp nhiều xáo trộn Còn ở chế độ Thái Thượng hoàng, các Thượng hoàng lại chú trọng đến việc củng cố ngôi vị của mình bằng các chính sách nhằm ổn định xã hội để tăng cường uy tín của triều đình Điểm khác biệt thứ hai là mặc dù ở cả hai chế độ đều xuất hiện sự chuyên quyền của Thượng hoàng, nhưng không như chế độ Viện chính, mâu thuẫn này ở chế độ Thái Thượng hoàng không trở nên căng thẳng đến mức phải giải quyết bằng vũ lực như chế độ Viện chính Điểm khác nhau cuối cùng là ở con đường dẫn đến sự kết cục của hai chế độ Cả hai chế độ đều kết thúc bằng việc quyền lực rơi vào tay dòng họ khác, nhưng mỗi chế độ lại theo một cách riêng Chế độ Viện chính tan rã là do mâu thuẫn tranh quyền của Thượng hoàng và Thiên hoàng quá lớn, không thể dung hòa đã tạo điều kiện cho dòng họ khác tiếm quyền Còn chế độ Thái Thượng hoàng của nhà Trần thì kết thúc là do sự yếu kém, nhu nhược của các Thượng hoàng.

Như vậy, hình thái chính trị mà cả cha và con (hoặc ông và cháu) cùng nắm quyền cai trị đất nước không chỉ xuất hiện ở Nhật Bản Điểm chung của các hình thái này là Vua sau khi nhường ngôi lui về làm Thượng hoàng nhưng vẫn nắm thực quyền trong tay, Vua nối ngôi thực chất không khác gì Thái tử.

Nhưng ngoài chế độ Thái Thượng hoàng của nhà Trần, ở các trường hợp còn lại, hình thái này chỉ kéo dài trong từ một đến hai đời vua chứ không kéo dài trong cả một triều đại Tuy nhiên, do bối cảnh ra đời khác nhau, nên chế độ Viện chính thời Heian vẫn có những đặc điểm riêng, khác biệt với hình thái chính trị này ở các nước khác.

Chế độ Viện chính không chỉ làm thay đổi bộ mặt chính trị của Nhật Bản thời kỳ này mà còn mang đến những thay đổi về mặt xã hội Trong đó, nổi bật nhất là sự phát triển của chế độ trang viên và Phật giáo Những tranh chấp quyền lực trong triều đã dẫn đến những thay đổi trong các chính sách đối với trang viên, nhưng những thay đổi đó đều chung một mục đích cuối cùng là đưa dòng họ Thiên hoàng trở thành lãnh chủ tối cao của các trang viên trên toàn quốc Nhưng cùng với sự phát triển chung của xã hội, những mục đích trên đã không thể thực hiện Dòng họ Fujiwara đã không còn là lãnh chủ lớn nhất cả nước nữa, nhưng những chính sách cấm đoán của triều đình vẫn không ngăn được tình trạng các chủ trang viên ký thác ruộng đất của mình cho các thế lực khác hay cho các đền chùa lớn Điều này không chỉ tạo ra bộ mặt mới cho lịch sử trang viên mà còn khiến cho các đền, chùa, vốn là những cơ sở tôn giáo trở thành những đơn vị hành chính độc lập, có tiếng nói về mặt chính trị.

Như vậy, có thể thấy đặc điểm chính của chế độ Viện chính thời Heian, Nhật Bản xuất phát mối quan hệ tay ba phức tạp giữa Thượng hoàng, Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara trong việc tranh giành quyền lực Có thể nói, một trong những lý do quan trọng nhất buộc các Thiên hoàng Nhật Bản thời kỳ này phải xây dựng một thể chế chính trị hoàn toàn mới so với trước đó chính là mối quan hệ phức tạp với dòng họ ngoại thích Fujiwara Trước sự lộng hành của dòng họ này, để duy trì và bảo vệ quyền lực của Hoàng thất, các Thiên hoàng buộc phải tìm cách nhường ngôi cho các ấu thái tử khi quyền lực đang ở đỉnh cao, trở thành Thượng hoàng nhằm dạy bảo, nâng đỡ cho đến khi trưởng thành và có thể cai quản đất nước một cách độc lập Tuy nhiên, bản thân các Thượng hoàng lại không thể loại bỏ hoàn toàn sức ảnh hưởng của dòng họ Fujiwara mà vẫn buộc phải giao những chức vụ quan trọng cho những người thuộc dòng họ này Ngược lại, mặc dù đối kháng và có những uy quyền nhất định, nhưng dòng họ Fujiwara không thể lật đổ triều đình của Thiên hoàng, mà vẫn phải đứng sau với vai trò phò tá Mâu thuẫn trong sự phụ thuộc lẫn nhau chính là đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Hoàng tộc và dòng họ Fujiwara và cũng là đặc trưng của chế độ Viện chính Heian.

Hơn nữa, sự bảo hộ, che chắn này các Thượng hoàng đối với các Thiên hoàng trẻ tuổi không phải lúc nào cũng nhận được sự ủng hộ của các thành viên khác trong Hoàng thất Sự chia bè, kết phái của những thế lực đằng sau Thiên hoàng trẻ tuổi và tạo sự đối kháng với thế lực Thượng hoàng cũng là yếu tố tồn tại trong suốt thời kỳ Viện chính Heian, đến mức có lúc phải sử dụng đến vũ lực để giải quyết Điều này tất yếu dẫn tới sự tan rã của chế độ.

Chính sự phức tạp của mối quan hệ tay ba trong triều đã dẫn tới những thay đổi ở Nhật Bản thời kỳ này Đó là sự phát triển của trang viên và Phật giáo Đây là thời kỳ mà các Thiên hoàng đưa ra nhiều lệnh chỉnh lý nhằm hạn chế việc tư hữu hóa trang viên Cùng với sự phát triển của chế độ trang viên, đây cũng là thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh mẽ Sự phát triển ấy không chỉ thể hiện ở việc mở rộng qui mô các chùa cũ và xây dựng những ngôi chùa mới tráng lệ hơn, mà còn thể hiện ở chỗ các cơ sở Phật giáo thời kỳ này đã thực sự trở thành một đơn vị hành chính khép kín Sự xuất hiện của tầng lớp tăng binh đã khiến các đền chùa không chỉ là cơ sở tôn giáo nữa mà đã thực sự trở thành một đơn vị hành chính độc lập, có trang viên để sản xuất, quân đội để bảo vệ.

Ngày đăng: 06/12/2022, 22:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các Thượng hoàng trong chế độ Viện chính - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 1.1 Các Thượng hoàng trong chế độ Viện chính (Trang 32)
Bảng 2.1: Số lượng quan đại thần của nhà Fujiwara và nhà Minamoto qua các thời kỳ [18, tr.197] - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 2.1 Số lượng quan đại thần của nhà Fujiwara và nhà Minamoto qua các thời kỳ [18, tr.197] (Trang 37)
Bảng 2.2: Các vị quan trong Thái chính quan của dịng họ Minamoto và dòng họ Fujiwara năm 1102 [18, tr - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 2.2 Các vị quan trong Thái chính quan của dịng họ Minamoto và dòng họ Fujiwara năm 1102 [18, tr (Trang 39)
Bảng 2.3: Những người thuộc dịng họ Fujiwara giữ chức Nhiếp chính và Quan bạch trong chế độ Viện chính thời Heian - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 2.3 Những người thuộc dịng họ Fujiwara giữ chức Nhiếp chính và Quan bạch trong chế độ Viện chính thời Heian (Trang 43)
Bảng 2.4: Các Thiên hoàng dưới thời Thượng hoàng Shirakawa, Toba và Go-Shirakawa - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 2.4 Các Thiên hoàng dưới thời Thượng hoàng Shirakawa, Toba và Go-Shirakawa (Trang 46)
Bảng 3.1: Các lệnh chỉnh lý trang viên từ năm 902 đến năm 1055 - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 3.1 Các lệnh chỉnh lý trang viên từ năm 902 đến năm 1055 (Trang 60)
Bảng 3.2: Số lượng lãnh địa của đền thờ Iwashimizu Hachimangu ở các tỉnh trước và sau khi thực hiện lệnh chỉnh lý trang viên [18, tr - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 3.2 Số lượng lãnh địa của đền thờ Iwashimizu Hachimangu ở các tỉnh trước và sau khi thực hiện lệnh chỉnh lý trang viên [18, tr (Trang 63)
Bảng 3.3: Tóm tắt thái độ của các Quốc ty kế tiếp xung quanh trang viên Oyama [18, tr.293] - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 3.3 Tóm tắt thái độ của các Quốc ty kế tiếp xung quanh trang viên Oyama [18, tr.293] (Trang 70)
Bảng 3.4: Tổng hợp các lệnh chỉnh lý trang viên trong thời Viện chính - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
Bảng 3.4 Tổng hợp các lệnh chỉnh lý trang viên trong thời Viện chính (Trang 71)
Bảng: Các sự kiện chính trong thời Viện chính STT Tên Thượng hồng - Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185)
ng Các sự kiện chính trong thời Viện chính STT Tên Thượng hồng (Trang 85)