Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khuất Quang Thụy có nhiều sáng tác về đề tài chiến tranh, ngay từ năm
1980 ông đã cho ra đời tiểu thuyết “Trong cơn gió lốc” nhưng phải đến những năm gần đây người ta mới bắt đầu chú ý nhiều đến ông Vốn là một người khiêm tốn, không phô trương, khoe mẽ những tác phẩm ông viết ra như để tri ân đến những người đồng đội của mình Người ta mệnh danh ông là người
“thợ lặn” bởi ông viết rất hay nhưng lại rất ít xuất hiện trên các thi đàn Mỗi tác phẩm ông viết ra đều rất gần gũi và chân thực Có lẽ, bởi sự từng trải trong kháng chiến và đổi mới về quan niệm sáng tác nên tiểu thuyết của ông dễ dàng đi sâu vào trái tim người đọc
Tìm hiểu về Khuất Quang Thụy cũng đã có một số bài viết trên báo in, báo mạng tuy nhiên phải đến năm 2007 khi ông được giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho cụm 3 tiểu thuyết: “Trong cơn gió lốc”, “Không phải trò đùa” và “Góc tăm tối cuối cùng” thì mới có nhiều người biết đến và đã thu hút các nhà lý luận phê bình văn học, các nhà văn, nhà thơ Một trong số đó mà chúng ta phải kể đến là bài viết “Con mắt người đối chiến” của Nguyễn Chí Hoan Tác giảđã chỉ ra nét đặc biệt ở tiểu thuyết “Đối Chiến”:
“Cuốn tiểu thuyết này, lần đầu tiên trong các sáng tác văn học hậu chiến, đã nỗ lực hết mức trong việc tạo dựng một hệ thống nhân vật có thể giúp hình dung diện mạo quân đội đối phương Những trang viết này có thể làm ngạc nhiên bất cứ ai từng quan tâm đến văn học về đề tài chiến tranh ở xứ sở này, dù rằng trên tổng thể vẫn không sai lệch với tinh thần chung của truyền thống văn học ấy”[25]
Văn Chinh với bài viết Chiến tranh dưới góc nhìn xã hội học của
Khuất Quang Thụy đã đề cập đến các tác phẩm: “Trong cơn gió lốc”,
“Góc tăm tối cuối cùng”, “Những bức tường lửa” và “Đối chiến” Văn Chinh đã chỉ ra được quan điểm của Khuất Quang Thụy về chiến tranh:
“Cái khía cạnh xã hội của chiến tranh mà Khuất Quang Thụy tìm được là đặc biệt quan trọng, nó là cơ may của hết thảy chúng ta Khi chiến tranh chỉ được phản ánh từ góc nhìn chính trị, nó sẽ bầy ra những thiên kiến, nó đơn giản hóa chiến thắng cũng như cả cái ác cái thiện; nó cắt nghĩa tại sao văn học của ta thì ta tốt nó xấu, ta thắng địch thua”[6]
Viết về “Đối chiến” Nguyễn Công Quang có bài “Đối chiến – Khuất
Quang Thụy: Cái nhìn đầy sòng phẳng” Tác giả đã có những nhận định:“Tôi nghĩ trong tác phẩm này với ngòi bút vững chãi và kiên định, nhà văn không có ý ca ngợi một trận đánh thắng, không ca ngợi một lý tưởng sống, cái ông muốn ca ngợi chính là con người trong thủa chiến tranh Những người lỡ sinh ra thời loạn lạc nhưng họ đã sống hết mình với tất cả đức tính của con người Việt Nam Đối chiến với hai đối thủ ngang tài, tôn trọng lẫn nhau, kẻ giỏi hơn sẽ là người chiến thắng, nhưng không vì thế mà kẻ thua trận lại không đáng được tôn trọng” (Nguyễn Công Quang đăng trên Website: https://conguyetquang.wordpress.com/2016/10/04/doi-chien-khuat-quang- thuy-cai-nhin-day-song-phang/ngày 4/10/2016)
Với tiểu thuyết “Đỉnh cao hoang vắng” tác giả Nguyên An có bài viết
“Từ Đỉnh cao hoang vắng, nhìn lại tiểu thuyết viết về chiến tranh” Trước hết,Nguyên An đã khẳng định được sự thành công của tác phẩm, một cuốn tiểu thuyết đã lột tả chân thực về những góc khuất của cuộc chiến Đây không chỉ là những trang viết kể chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện lý giải về chiến tranh là những trang viết suy ngẫm về cuộc chiến Điều đặc biệt là
“Đỉnh cao hoang vắng” là một kiểu chuyện về“bí mật mỗi cuộc đời”, “chuyện bây giờ mới kể” về số phận trần ai đau đớn của người Việt thật không dễ vừa chia sẻ, cảm thông trong chiến tranh”[1]
Nghiên cứu về “Đỉnh cao hoang vắng” còn có bài viết “Chiến thắng của văn hoá” của Bùi Việt Thắng Bài viết đã nhận định “Đỉnh cao hoang vắng bề ngoài là một tiểu thuyết chiến tranh Tất nhiên Nhưng, theo tôi, đặt trong bối cảnh văn chương hôm nay nó lại nghiêng về thế sự - đời tư, chiến tranh chỉ là cái đường viền mà thôi” Theo ông đó là sự chiến thắng của văn hóa bởi “Văn chương là nhịp cầu văn hóa, qua con đường thẩm mĩ, nối kết những người luôn luôn tri nhận được chân lí hận thù làm đời người ngắn lại”[48]
Ngoài ra, nghiên cứu về Khuất Quang Thụy còn một số Luận văn như:
Lê Thị Thúy Lan (2013), “Nghiên cứu về Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Khuất Quang Thụy”[29].Nguyễn Thị Lệ(2013), “Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh”[33].Luận văn của Nguyễn Thị Hoa Lê (2015), “Cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy qua Những bức tường lửa, Không phải trò đùa và Đối chiến”[32] Những bài viết đã chỉ ra sự đổi mới của tiểu thuyết Khuất
Quang Thụy về nghệ thuật tự sự, đổi mới về góc nhìn chiến tranh trong văn học sau 1975
Nghiên cứu về Khuất Quang Thụy còn có những bài viết đăng trên các báo, tạp chí và một số khóa luận tốt nghiệp khác Tuy nhiên, luận văn chỉ nêu ra một số công trình và bài viết tiêu biểu.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này bên cạnh tập trung nghiên cứu tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy chúng tôi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu, từ các giáo trình đến các bài nghiên cứu trên báo, tạp chí, các trang mạng và một số nguồn tư liệu khác để triển khai đề tài Ngoài ra,chúng tôi còn khảo sát một số tác phẩm khác trong giai đoạn trước và sau năm 1975 để có những nhận định đánh giá và so sánh sâu sắc hơn.
Mục đích nghiên cứu
Đi sâu nghiên cứu chỉ ra những nét độc đáo, sáng tạo và đổi mới của tiểu thuyết Khuất Quang Thụy từ đó khẳng định vị trí và vai trò của tác giả trong tiến trình phát triển văn học
Cũng từ đó nêu ra những quan điểm và tư tưởng đổi mới của tác giả trong việc miêu tả hình ảnh người lính và hiện thực chiến trường.
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+Phương pháp nghiên cứu loại hình:
Dựa vào đặc trưng thể loại nói chung để so sánh với đặc trưng thể loại tiểu thuyết Khuất Quang Thụy Từ đó, tìm ra những đặc điểm thể loại của tiểu thuyết Khuất Quang Thụy trên các phương diện như: Ngôn ngữ, cấu trúc, nghệ thuật
+ Phương pháp thi pháp học:
Sử dụng phương pháp thi pháp học nhằm để tiếp cận tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật để từ đó làm nổi bật hình tượng nhân vật, kết cấu tác phẩm, không gian, thời gian
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử xã hội:
Nghiên cứu bối cảnh xã hội, những sự kiện lịch sử để tạo nên tính chân thực, đồng thời đưa nhân vật vào trong một bối cảnh lịch sử nhất định làm nổi bật lên nhân cách, hình tượng nhân vật
+ Phương pháp phân tích tổng hợp và cảm thụ tác phẩm văn học:
Nhằm đưa ra những đánh giá, phân tích về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đồng thời nêu bật lên những thông điệp và tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải
Dựa trên kết quả đã khảo sát được, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích nội dung đồng thời có sự so sánh với các tác giả khác Từ đó chỉ ra những đặc điểm riêng, đặc sắc trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo luận văn triển khai nội dung thành ba chương
Chương 1: Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 2: Hiện thực xã hội và con người trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy
Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy.
TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY TRONG BỐI CẢNH CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
1.1.1 Quá trình đổi mới đất nước và đổi mới văn học Đất nước thống nhất từ năm 1975 nhưng phải đến năm 1986 mới có sự thay đổi về mọi mặt của đời sống xã hội Và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)làmột dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Đại hội đã chỉ ra những khủng hoảng của nền kinh tế xã hội, những nguyên nhân dẫn đến và đồng thời đề ra chủ trương đổi mới Đại hội nhấn mạnh lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, trên tinh thần nhìn vào sự thật phải xuất phát từ thực tế, hành động theo quy luật khách quan Đường lối đổi mới đã nhanh chóng đi vào đời sống xã hội những năm đầu còn nhiều khó khăn nhưng đã có sự chuyển biến và đạt được nhiều thành tựu rõ rệt
Từ sau cải cách quan niệm xơ cứng về quản lý kinh tế đã được tháo gỡphù hợp với tình hình thực tiễn xã hội Nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu, đa dạng hóa, đa phương hóa mở rộng các mối quan hệ đối ngoại
Cải cách đã giúp đất nước đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, khắc phục được vấn nạn lạm phát Từ một nước thiếu lương thực sau cải cách nước ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới Vấn đề chủ chốt được Đảng xác định là thay đổi tư duy kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm Đây chính là “chìa khóa” hàng đầu để thúc đẩy nền kinh tế, giải quyết tốt nhu cầu trong nước góp phần tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh ấy, năm 1986 đã mở ra một thời kỳ văn học mới đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới tư duy Bởi trong văn học giai đoạn trước từ
1975 – 1986 đã có những thay đổi nhưng chưa thoát ra khỏi hai phạm trù “sử thi” và “lãng mạn” của văn học cách mạng Tuy nhiên, giai đoạn tiền đổi mới này mà người tiên phong là Nguyễn Minh Châu đã có những tìm tòi, cách tân làm tiền đề cho công cuộc đổi mới Từ đây, Đại hội đã thể hiện rõ tư tưởng sáng tác đến các văn nghệ sĩ cần phải đi sâu bám sát đời sống xã hội Đồng thời, cũng đánh giá cao sự thành công của nền văn học cách mạng đã phản ánh chân thực, rõ nét những bước đi của lịch sử, xã hội và khích lệ nhà văn tiếp tục sáng tác đóng góp cho đất nước Đa số các nhà văn đều xuất thân từ người lính, do đó các sáng tác trước đó của họ bị chi phối bởi lịch sử đất nước, đến giai đoạn sau 1986 dưới tác động của quy luật đổi mới các nhà văn đã thức tỉnh để nhận ra những hạn chế, bất cập, thậm chí non kém của nền văn học.Thay đổi tư duy văn học theo quan niệm mới là cơ hội để các nhà văn được tự do phát huy khả năng sáng tác, đồng thời cũng là yêu cầu đặt ra cho mỗi người viết phải có quan niệm riêng cho phù hợp với tình hình xã hội Trong đó yếu tố “hạt nhân” chính là thay đổi về tư duy nghệ thuật Vấn đề này được thể hiện trên các phương diện như quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người và quan niệm về nghệ thuật
Thay đổi quan niệm về hiện thực là yếu tố đầu tiên để phù hợp với bối cảnh xã hội, từ hiện thực chiến trận, sử thi sang hiện thực đời sống, cá nhân
Từ quan niệm con người cộng đồng, dân tộc, con người chiến sĩ sang cái tôi cá nhân và con người bi kịch Cũng từ giai đoạn này, văn học vận động theo ba xu hướng là dân chủ hóa, nhân bản hóa và hiện đại hóa Xu hướng dân chủ hóa là bước chuyển mình quan trọng của văn học hiện đại nhằm khẳng định con người cá nhân
Văn học giai đoạn này không còn là tiếng nói chung của dân tộc, là những áng văn khích lệ tinh thần chiến đấu mà là việc phát biểu tư tưởng, quan niệm, đưa ra chính kiến của người nghệ sĩ về xã hội và con người Nếu như trước đây “văn học cũng là một mặt trận và anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh) thì giờ đây văn học phản ánh toàn bộ đời sống xã hội, những tác phẩm văn học không chỉ là cái ta tập thể mà bắt đầu hướng đến cái tôi cá nhân Đặc biệt, văn học đã đi sâu vào tâm lý con người, soi chiếu mọi ngóc ngách của đời sống xã hội Đây chính là một trong những nét đổi mới của văn học thời kỳ hiện đại Văn học phát triển theo xu hướng nhân bản hóa, con người được đặt làm trung tâm của văn học, các đề tài về con người chiếm vị trí chủ đạo, các tác phẩm ra đời xoay quanh mối quan hệ giữa con người với xã hội, cá nhân với cộng đồng qua đó làm nổi bật lên những bế tắc và bi kịch của đời sống xã hội
Xã hội phát triển đồng nghĩa với lợi ích cá nhân và những nhu cầu về đời sống cần được đáp ứng Con người cộng đồng dần nhường chỗ cho cái tôi cá nhân từ đó dẫn đến sự ích kỷ, tha hóa và biến chất Văn học lúc này làm nhiệm vụ đi sâu, bám sát và phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội
Song song, với dân chủ hóa và nhân bản hóa là xu hướng hiện đại hóa Dưới tác động của xu hướng hiện đại hóa nhiều bình diện văn học bị thay đổi như quan điểm nghệ thuật, mối quan hệ giữa nhà văn - độc giả và tính chuyên nghiệp của người cầm bút đều có sự ảnh hưởng Một trong những cách tân nỗ lực nhất mà chúng ta cần phải kể đến là cách tân về thể loại văn học và cách tân về nghệ thuật Sự cách tân đổi mới này đã trở thành một động lực mạnh mẽ cho đội ngũ sáng tác trên con đường tìm kiếm cái mới Cùng với sự đổi mới về tư duy và xác lập một tầm nhìn mới văn học đã có bước đổi mới trước hết là hình thành đông đảo đội ngũ sáng tác từ thế hệ nhà văn trước đó đến đội ngũ sáng tác trẻ
Bằng sự nỗ lực và không ngừng đổi mới của đội ngũ tác giảcác thể loại như văn xuôi, thơ, kịch, lý luận phê bình, ký, văn học dịch đạt được nhiều thành tựu Các nhà văn tiếp tục thể hiện tên tuổi của mình trên văn đàn, khẳng định được quan điểm cá nhân cũng như khai thác được vấn đề nóng bỏng nhất của xã hội Nhận định về thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới nhà phê bình văn học Ngô Văn Giá đã đưa ra nhận xét: “Thành tựu lớn nhất là thay đổi về quan niệm, về con người, về đời sống Theo đó là một lối viết hoàn toàn khác trước, cho nên họ có những tên tuổi lớn và tác phẩm lớn Họ đã chuyển từ mỹ học thời chiến sang mỹ học thời bình, từ một mỹ học nhằm ca ngợi cuộc kháng chiến, đi theo hiện thực chủ nghĩa đã chuyển sang một hệ mỹ học thời bình tức là quan tâm đến số phận con người, quan tâm đến những giá trị phổ quát toàn nhân loại, quan tâm đến sự tra vấn và đối thoại với hiện thực”[36](Theo Ngọc Ngà – Phương Thúy)
Tựu trung lại, văn học giai đoạn này đã có bước chuyển mình góp phần làm phong phú cho nền văn học nước nhà Người nghệ sĩ đã đi sâu một cách tế nhị nhưng không kém phần trung thực vào đời sống nội tâm của các nhân vật Đồng thời, phản ánh rất rõ những giằng xé, phức tạp trong mối quan hệ với hoàn cảnh và xã hội Cũng vì vậy mà hàng loạt các tác phẩm ra đời để lại dấu ấn cho người đọc như “Thời xa vắng” của Lê Lựu, “Bến không chồng” của Dương Hướng, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường Ngoài ra, còn rất nhiều truyện ngắn hay, đạt giải thưởng mà ta phải kể đến như “Cánh đồng bất tận” của
Nguyễn Ngọc Tư ra mắt bạn đọc năm 2005 Nội dung tập truyện đã bám sát và miêu tả một cách sinh động cuộc sống nghèo khó của người dân Nam Bộ xoay quanh đó là những mảng màu sáng tối về đời sống con người cùng sự trả thù và sự báo ứng
Qua đó, có thể thấy văn học thời kỳ này đã có những bước tiến nhất định, đặc biệt là sự xuất hiện của đội ngũ sáng tác trẻ có tri thức được đào tạo bài bản với sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm văn xuôi và thơ Cũng từ đây, hệ thống chủ đề, đề tài được mở ra một cách đa dạng, mỗi nhà văn thoải mái đi sâu, tìm tòi nhằm phát huy cái tôi cá nhân, đặt ngòi bút của mình khai phá những vùng đất mới Người nghệ sĩ đã nắm bắt được dòng mạch chính đó là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, người nghệ sĩ biết gắn văn học vào đời sống và nỗ lực phản ánh bức tranh đó một cách chân thực nhất Từ đây ta cũng nhận thấy công cuộc đổi mới là quá trình tất yếu để phù hợp với giai đoạn lịch sử và đáp ứng thị hiếu của người đọc Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các nhà văn phải tự thân vận động làm mới bản thân, đây vừa là cơ hội cũng vừa là thử thách để những người cầm bút vươn lên, đi tìm mảnh đất sáng tác cho riêng mình
1.1.2 Sự đổi mới về tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.1.2.1 Đổi mới về quan niệm hiện thực
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh và sự việc nhằm phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn cùng với những vấn đề của cuộc sống con người Tiểu thuyếtđược biểu hiện bằng tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định Tiểu thuyết theo Hoàng Cẩm Giang - Lý Hoài Thu trong “Một cái nhìn về tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam” thì “Tiểu thuyết là những tác phẩm được viết bằng văn xuôi và mang tính văn xuôi rõ nét trong cả hình thức ngôn ngữ và nội dung biểu hiện, phản ánh một cách đầy đủ và trung thực những trải nghiệm trong đời sống con người”[16] Theo như nhận định trên tiểu thuyết đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới văn học Bởi ngay từ thời kỳ đầu, tiểu thuyết sớm khẳng định được vị trí của mình thông qua việc tái hiện đời sống và thân phận của người nông dân Nhấn mạnh thêm ý kiến này Bùi Việt Thắng đã khẳng định:“Nếu nói văn xuôi là “mặt tiền” của văn học đổi mới thời hậu chiến thì truyện ngắn là trinh sát viên, người lính xung kích Khi những cỗ máy cái văn học – tiểu thuyết – ngự trị văn đàn thì đó là lúc văn học đổi mới, lên đỉnh”[49] Đúng như vậy, khi quan điểm của Đảng về văn học nghệ thuật thay đổi, tư duy được “cởi trói” Nhà văn có thể thỏa sức khám phá, khai thác mảng đề tài hiện thực cuộc sống để tạo nên quan điểm cũng như xác lập phong cách nghệ thuật riêng biệt Trong bối cảnh của sự thay đổi ấy, đổi mới quan niệm hiện thực là hạt nhân đầu tiên được phản ánh thông qua sáng tác của tác giả Ở giai đoạn trước, văn học với nhiệm vụ khích lệ tinh thần, cổ vũ chiến đấu bởi thế văn học chủ yếu xuất phát từ một phía, tác giả là người truyền đạt chân lý, nội dung hướng đến lịch sử, ca ngợi người anh hùng và cuộc chiến tranh vệ quốc Đến thời kỳ đổi mới, quan niệm hiện thực có sự chuyển dịchtừ hiện thực chiến trận, sử thi sang hiện thực đời tư, thế sự Đây là một trong những yếu tố quan trọng chi phối các các vấn đề khác như con người, nghệ thuật và chủ đề, đề tài, theo đó văn học đã trở thành một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng Người nghệ sĩ đã nhìn ra mối quan hệ giữa văn học và đời sống, gắn ngòi bút của mình với người nông dân, đồng thời đi sâu phản ánh một cách trung thực những vấn đề xã hội đang diễn ra Lúc này, người nghệ sĩ không viết leo lối áp đặt, cách kết thúc câu chuyện thường để gợi mở để người đọc có thể tô vẽ theo quan điểm và năng lực riêng của họ
Ngay từ những năm trước cách mạng nhà văn Nam Cao trong tác phẩm
HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHUẤT QUANG THỤY
Hiện thực trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
2.1.1 Hiện thực chiến trường hào hùng – khốc liệt Đúng như Nguyễn Văn Long đã viết trong Phê bình văn học Việt Năm
1975 - 2005“Văn xuôi sau năm 1975 cũng có sự đổi mới đáng kể của các phạm trù thẩm mỹ Bên cạnh “cái cao cả” có “cái tầm thường” ; “cái thực” hiện diện đan xen “cái ảo”; “cái hư”; “cái nghiêm túc” không choán chỗ “cái buồn cười”; “cái nên thơ” bình đẳng với “cái nghịch dị”, “khủng khiếp”; cái hài và cái bi đều góp phần làm tăngtính chân thật của cuộc sống”[35] Tất cả những bình diện này đều được Khuất Quang Thụy khai thác và thể hiện thành công trong các sáng tác của mình. Ông miêu tả hiện thực chiến tranh nhắm đến khung cảnh chiến trường, những nơi diễn ra cuộc giao tranh cam go, ác liệt, những cuộc hành quân gian nan vất vả và cả cuộc sống sinh hoạt nghèo đói, thiếu thốn trên mặt trận Hiện thực ấy được khắc họa một cách trực tiếp, toát lên sự chân thực và sống động
Miêu tả về thế trận nổi bật lên những yếu tố như: diễn biến, quy mô, số lượng và khả năng bao quát cuộc chiến một cách đa dạng, đa chiều nhất
Viết về hiện thực Khuất Quang Thụy đã đưa người đọc vào khí thế sôi nổi, hào hùng của chiến trường Đó là những cuộc hành quân vừa vui tươi vừa phấn chấn thể hiện tinh thần tập thể và lòng yêu nước to lớn của cả dân tộc
Trong không gian và bối cảnh ấy mỗi người lính hiện lên với một nhuệ khí, ý chí và sức mạnh bất diệt, họ tượng trưng cho truyền thống của dân tộc Chính nhờ vào sự nỗ lực, kiên cường, bất khuất ấy mà người lính đã giành được chiến thắng sau mỗi trận đánh như một điều tất yếu đối với người lính cách mạng Không chỉ có niềm vui, chiến thắng, hiện thực ấy còn đan xen cả nỗi buồn và sự mất mát Đằng sau những chiến công là sự hy sinh của người lính, là những lần đối đầu với địch vừa căng thẳng vừa cam go Trong mỗi trận đánh, Khuất Quang Thụy còn đi sâu vào quy mô số lượng, mức độ quan trọng, đặc biệt là miêu tả tỉ mỉ từng chiến lược và diễn biến của trận đánh Có những cuộc chiến diễn ra thần tốc nhưng cũng có những cuộc chiến có kế sách và sự chuẩn bị vô cùng công phu
Hiện thực trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy là không gian rộng lớn của vùng rừng núi Nơi đây là những cánh rừng bạt ngàn, những đèo cao dốc núi kèm theo những cơn sốt rét, bệnh tật và cơn đói hoành hành con người Chắc chắn, người đọc sẽ không thể quên được tuyến đường Trường Sơn trải đầy máu và nước mắt cùng với mảnh đất Quảng Trị nơi mà biết bao thế hệ trẻ đã hy sinh giành giật lại từng tấc đất Và hiện thực ấy còn là mất mát lớn về con người về những vị chỉ huy và chiến sĩ Mỗi đợt hành quân diễn ra, nắm cơm của anh nuôi lại thừa ra đến gần một nửa, mỗi người chỉ huy được lên chức là đồng nghĩa với đồng đội của mình đã hy sinh Chiến tranh còn là những thiếu thốn về đời sống, người lính không chỉ hy sinh nơi trận mạc mà không ít người chết vì đói vì thiếu thuốc men và sốt rét rừng
Khuất Quang Thụy miêu tả về cuộc chiến với đúng quy luật và bản chất của nó Đó là quy luật của sự thắng thua, không một chiến thắng nào tránh được sự mất mát và hy sinh, không một cuộc chiến nào không có cái gian lao vất vả Có chiến tranh là có đau thương nơi ấy không tồn tại những con người hèn nhét, thiếu ý chí, lập trường, cuộc chiến ấy sẽ bài trừ những con người đào ngũ và sẵn sàng bán đứng đồng đội
“Trước ngưỡng cửa bình minh” tiểu thuyết viết về trận đánh lớn trước ngày toàn thắng Tác phẩm mang âm hưởng hào hùng và thấm đẫm nhuệ khí chiến đấu Câu chuyện không chỉ xoay quanh những chiến công rực rỡ mà đan cài vào đó sự mất mát, hy sinh, hiện thực cuộc sống khắc nghiệt mà người lính từng trải qua Tác giả viết về cái chết, về nỗi khổ của người lính không khỏi cảm động, xót xa Để cắm được lá cờ lên sở chỉ huy của địch biết bao chiến sĩ đã nằm xuống “Việt thoáng thấy lá cờ thủng lỗ chỗ loang lổ những máu Mộc là người thứ ba đón nhận lá cờ vinh quang ấy”[54; tr.92]
“Trong cơn gió lốc” tiểu thuyết phản ánh chân thực sự khốc liệt của chiến tranh Tác phẩm viết về chuỗi ngày đau thương mất mát, nơi đã cướp đi tính mạng của hàng trăm chiến sĩ Cái ảm đạm thê lương vẫn còn ám ảnh người đọc bởi “Tiếng khóc than của những người vợ lính có chồng chết trong vụ pháo kích và trong những trận đụng độ lẻ tẻ phía ngoài thị xã từ ngày qua cho đến ngày nay vang lên ầm ĩ, ai oán” [53; tr.43] Chiến tranh còn là sự tàn phá nhân cách con người không thương tiếc, người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau để sống Điều này được minh chứng bằng cái chết của Minh và chị Tám, trong cuộc di tản khỏi Tây Nguyên họ đã bị chính những người phe của mình sát hại một cách oan nghiệt Dưới cánh rừng, những tiếng khóc xé lòng của người phụ nữ mất con vang lên, không gian nhuốm màu đang thương tang tóc, khắp nơi la liệt xác người, chết vì bom bọn và chết vì đói khát Đau thương xen lẫn mất mát nhưng không vì thế mà người lính trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy mất đi sự kiêu hùng Không một cảnh chết chóc, súng đạn và khó khăn nào có thể quật đổ ý chí chiến đấu khiến người lính lùi bước
Có chăng cái chết của đồng đội chỉ thêm phần căm hận, giúp họ đào sâu ý chí giết giặc trả thù cho chiến sĩ của mình.
“Những bức tường lửa” và “Đối chiến” có lẽ là hai tác phẩm phản ánh rõ những hy sinh đau đớn tột cùng Chiến tranh không chỉ lấy đi tính mạng còn là sự hủy diệt, đặt con người vào những hoàn cảnh lựa chọn giữa sự sống và cái chết Chiến tranh không chỉ là nơi tôi luyện họ thành những người anh hùng mà còn là sự bào mòn về nhân cách “Những bức tường lửa” lấy bối cảnh là công cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1986, một thời điểm lịch sử hào hùng quan trọng của dân tộc Một trận đánh mang tính quyết liệt, thời khắc ấy đòi hỏi người lính cần sự dũng mãnh và cảm tử Khuất Quang Thụy đã lột tả một cách rõ nét nhất về hiện thực cuộc chiến, nơi mà những người chiến sĩ lần lượt ngã xuống và cũng là nơi mà họ phải gánh chịu hàng tấn chất độc da cam của quân đội Mỹ Tác phẩm còn phản ánh rõ nét nhất sự ghê rợn và nanh vuốt sắc nhọn của chiến tranh Khi mà súng đạn và máu của đồng đội chính là cách tốt nhất để tô luyện sự kiên trì và lòng dũng cảm Cái chết luôn rình rập con người mọi lúc mọi nơi, có những người hy sinh ngay trong quá trình huấn luyện, có những người chưa kịp ra trận vì bị sốt rét rừng cũng có những người hy sinh trên đường hành quân vì mảnh đạn, mảnh bom cùng những gian nan thiếu thốn.
Các trận đánh lớn không tránh khỏi mất mát và hy sinh, mỗi lần bom pháo địch nổi lên là hàng loạt thương binh tử sĩ la liệt, những trận địa pháo binh “bắn liên hồi kỳ trận” Người lính phải chứng kiến cái chết của đồng đội mình, đó là những cái xác khô, những thân thể cháy đen vì bom đạn “Hùng Phong rùng mình, co rúm người lại khi thấy hai cái cục đen xì, nham nhở nằm trên mặt đất” Còn “Hướng ngồi thụp xuống nôn thốc nôn tháo, Lân thì vừa khóc ồ ồ vừa đấm chan chát vào một thân cây” [56; tr.132] Không phải ai cũng quen và chai sạn trước cái chết của đồng đội, đó không chỉ là nỗi đau về tinh thần mà còn là nhuệ khí và động lực giúp người lính quyết tâm chiến thắng kẻ thù Mở đầu cho những mất mát đó là sự hy sinh của tiểu đoàn trưởng Hoàng Mạnh và chính trị viên Lê Văn Sớm trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, họ là những người chỉ huy tài ba “vẫn còn đang nung nấu chỉ huy những trận đánh long trời lở đất” Cái chết lại càng đến nhanh hơn nữa với những người chiến sĩ “một loạt tiếng rú kinh hồn, mặt đất như lộn ngược lên, những tiếng nổ như xé ngang trời đất” Thêm một loạt chiến sĩ bị thương, những tiếng kêu xé ruột Tiếng thở gấp, tiếng khóc của những người bị thương Vài chiến sĩ gục ngã ngay trên con đường ra cửa mở” [56; tr.153]
Hiện thực ấy không chỉ có người lính phải gánh chịu đó còn là nỗi đau mà người dân phải gánh chịu “trước ánh sáng ban ngày ngôi làng bị bỏ hoang trông lại càng tan hoang hơn Trong mấy ngày đêm vừa qua anh đã từng điqua hàng chục ngôi làng như vậy Những ngôi làng không còn là làng, không một mái nhà tranh còn sót, không có tiếng trẻ con, không có tiếng gà gáy và không có một làn khói bếp Những ngôi làng chỉ có hố bom” [56; tr.205]
Sức mạnh của chiến tranh thật ghê tởm, nơi mà con người bị đẩy đến bờ vực của sự tồn vong Trong những trang viết Khuất Quang Thụy còn khéo léo đan cài vào đó những cảm xúc, để người lính tự bộc lộ sự run sợ, những nỗi đau trước sự hy sinh của đồng đội Đồng thời, ông cũng phản ánh chân thực những người lính hèn nhát đã quay lưng bỏ chạy khi nhìn thấy pháo đạn, những người lợi dụng chiến trường để đầu cơ tích trữ và làm giả giấy tờ lý lịch Khuất Quang Thụy đã viết về chiến trường dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau Hiện thực ấy đã tác động không nhỏ đến số phận mỗi người
Chính thời đại đã tạo nên Hùng Phong, một con người được tôi luyện, rèn rũa là lá cờ đầu trong mọi phong trào, một người anh hùng tài ba đúng nghĩa
Nhưng chiến tranh cũng đã khoác lên cho họ lớp hào quang để rồi chính hào quang ấy đã tạo ra bao đau khổ và bi kịch cuộc đời
Hiện thực trong “Đối chiến” cũng không kém phần khốc liệt, tang thương Vẫn là những hình ảnh người lính, súng đạn nhưng Khuất Quang Thụy đã tái hiện thành công toàn diện cảnh chiến trường giữa lực lượng đối trọng là quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên cái nền là chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 Tác phẩm đánh dấu bước chuyển biến lớn trong đề tài chiến tranh, nếu như ở các sáng tác trước nhà văn mới chỉ đề cập đến quân giải phóng cùng với những hy sinh, gian khổ thì với tiểu thuyết “Đối chiến” tác giả đã khắc họa rõ cảnh thảm bại nặng nề của đối phương
Hiện thực ấy được Khuất Quang Thụy phản ánh một cách sinh động và chân thực Từng bước đi diễn biến, tình tiết của cuộc chiến được miêu tả một cách trực tiếp Đằng sau những thắng lợi vang dội tác giả còn mô tả cái khốc liệt, đau thương khiến người đọc không cầm nổi xúc động: “Xác người ở khắp nơi Xương thịt, áo quần, tóc tai đàn bà con gái văng ra khắp nơi Mùi máu trộn với mùi thuốc bom thuộc đạn xông lên nồng nặc, ngấm vào từng ngõ ngạc, từng ngọn cỏ, lá cây tạo nên một vùng không gian xú uế âm u tang tóc đến rợn người”[58; tr.106] Ngay cả khu vực chỉ huy cũng trở nên hỗn loạn khi máy bay địch ném bom
Nhân vật trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
2.2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy
Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố khởi đầu cho sáng tạo văn chương Không phải cứ viết con người là trở thành một sáng tác văn học, muốn được như vậy nhà văn cần phải có một quan niệm nghệ thuật riêng về con người Quan điểm này mang dấu ấn riêng thể hiện sự sáng tạo và quan điểm cá nhân của người viết Theo Giáo sư Trần Đình Sử: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”[43; tr.15].Điều này đồng nghĩa với việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người sẽ là chìa khóa giúp người đọc thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật
Không nằm ngoài quy luật sáng tạo ấy, Khuất Quang Thụy đã tạo dựng cho mình một quan niệm nghệ thuật về con người Nhà văn hướng đến miêu tả con người riêng - chung đặt họ trên nhiều bình diện của đời sống xã hội
Tác giả đi sâu phân tích diễn biến tâm lý và bi kịch cá nhân để làm phong phú tính cách cũng như cá tính của từng nhân vật Viết về nhân vật trong thời chiến nhưng ông không đề cao con người sử thi, không đi sâu vào nhân vật người anh hùng quần chúng mà hướng đến người lích mộc mạc chất phác.Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đều là con người có tên tuổi, có quá khứ và ngoại hình rõ ràng Với ông, con người là mẫu số chung, không có sự hoàn thiện, mỗi người đều mang trong mình một một góc khuất, một bi kịch cá nhân Ông miêu tả con người trên sự tổng hòa của nhiều mối quan hệ qua đó nhân vật sẽ được hiện lên một cách chân thực và sinh động nhất
Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối đến toàn bộ cấu trúc tác phẩm, từ đây con người sẽ được phân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp để tạo nên giá trị nghệ thuật và hình tượng thẩm mỹ Vì vậy, để thấy được quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nội dung dưới đây.
2.2.2 Con người mang cảm hứng sử thi anh hùng
Người lính là hình tượng trung tâm của kháng chiến, bởi họ là những người trực tiếp chiến đấu, một trong những nhân tố quan trọng quyết định nên sự thắng bại của trận đánh Chính vì vậy, hình ảnh về người chỉ huy đã trở thành một chủ đề lớn trong sáng tác văn học Việt Nam Trước đây văn xuôi
1945 - 1975 con người được trình bày trong các biến cố và sự kiện lịch sử
Con người gắn với hoàn cảnh lịch sử, nếu như lịch sử vận động theo hướng lạc quan con người cũng từ đó mà hoàn thiện Con người không có bi kịch, cô đơn, các mối quan hệ riêng chung luôn hòa hợp Văn học giai đoạn từ sau
1975 đã phát hiện và bổ sung thêm yếu tố con người trong tổng hòa các mối quan hệ với cá nhân, với cơ chế xã hội Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đã thành công trong việc miêu tả người chỉ huy trên mọi bình diện từ chiến tranh đến góc độ đời thường Ông xây dựng người lính thành một thể thống nhất từ chỉ huy cấp cao đến các đơn vị chiến, chiến sĩ Mỗi người lính trong sáng tác của ông đều hiện lên với một tính cách riêng điển hình nhưng cũng có những nét chung về sự dũng cảm và lòng yêu nước Mỗi một nhân vật trong tác phẩm ngày càng có sự hoàn thiện và đang dạng hơn về nhân cách
Người chỉ huy trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy hiện lên với tính cách tài ba, anh dũng nhưng khá gần gũi, yêu thương chiến sĩ của mình Họ là những con người mang cảm hứng sử thi, được nhìn nhận trên khía cạnh con người của chiến trận, luôn nhất quán về tính cách và hành động Ở họ luôn tràn ngập khí thế và lòng yêu nước, giống như con người toàn vẹn, nguyên phiến không che giấu và cũng không để người đọc phải tìm tòi, khám phá Họ hiện lên như một hình mẫu về người anh hùng chiến trận, tấm gương sáng cho thời đại và đất nước Trước đây, hình tượng người chỉ huy hiện lên với vẻ ngoài nghiêm khắc, đứng đắn thì đến với Khuất Quang Thụy ông đã hoàn toàn phá tan những quy luật này Nhân vật đội trưởng Giáp trong “Trước ngưỡng của bình minh” là một ví dụ điển hình Mọi người thường nhắc đến
Giáp như một biểu tượng về lòng dũng cảm và trí thông minh Trong chiến trận Giáp xử lý tình huống một cách linh hoạt, có mặt đúng thời điểm để khích lệ tinh thần chiến đấu của anh em chiến sĩ
Tiểu thuyết “Trong cơn gió lốc” điển hình với nhân vật Nguyên, một vị chỉ huy giỏi, tuy tuổi trẻ nhưng lại có kinh nghiệm dày dặn trong việc tác chiến Nguyên luôn có những phán đoán chắc chắn, có lối đánh chính xác do vậy mà nhận được sự tin tưởng của cấp trên và sự ngưỡng mộ của anh em chiến sĩ Nguyên là người có ước mơ, lý tưởng có khát vọng xây dựng đất nước tiêu biểu là hệ thống quân đội giàu mạnh để củng cố cho an ninh nước nhà khi hòa bình lập lại
Khác với Nguyên, là Thuần vị chỉ huy tuổi đời khá cao, một nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh người anh hùng sử thi Bằng sự từng trải của mình Thuần đã truyền tải bài học đắt giá cùng những kinh nghiệm quý báu cho anh em chiến sĩ Ở nhân vật này tác giả nêu bật được nhãn quan tốt và khả năng dùng người một cách chính xác Ông lập luận rất chặt chẽ và khẳng định con người chính là yếu tố quan trọng nhất, đó là vấn đề thiết yếu để xây dựng con người trong một đội quân Cái mà ông nhìn thấy ở “Chủ nghĩa thực dân mới là họ chỉ có thể đào tạo được một đội quân đánh thuê, bạc nhược, rệu rã, cầu an; hưởng lạc vốn là bản chất của nó”[53; tr 31] Đến với tiểu thuyết “Không phải trò đùa” Khuất Quang Thụy xây dựng thành công nhân vật chỉ huy giỏi đó là Vũ Quốc Tuấn, người lính trinh sát đại diện cho vẻ đẹp tuổi trẻ kiên cường và bất khuất Tuấn được Khuất Quang Thụy đặt trong bối cảnh của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam Sau giải phóng anh về học sĩ quan và trở lại chiến trường cùng đơn vị tiếp tục chiến đấu Tuấn phải đối diện với một kẻ thù mới, khác hoàn toàn với chủ nghĩa thực dân Là một vị chỉ huy tài năng kiệt xuất Tuấn có những ứng biến linh hoạt khi đi làm nhiệm vụ phá vòng vây đưa lực lượng phản chiến về Việt Nam và vượt qua mọi phòng tuyến dày đặc của địch
Dưới ngòi bút của Khuất Quang Thụy, người chỉ huy hiện lên thật gần gũi và giản dị Họ sẵn sàng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, bàn luận với cấp dưới như một người bạn, điều này thể hiện ở tiểu đoàn trưởng Hoàng Mạnh,
Lê Văn Sớm, Đổng Tiên Phi…những người lãnh đạo vào tuổi ngũ tuần Đồng Duy Tiên một con người dày dặn kinh nghiệm chiến đấu “ông là một chỉ huy được cán bộ, chiến sĩ yêu mến đặc biệt là tấm lòng độ lượng bao dung, ông dị ứng với những biểu hiện yếu đuối ươn hèn của cấp dưới”[58; tr.40] Với ông người chỉ huy giỏi không chỉ đánh thắng quân địch mà còn không được bỏ lại anh em liệt sĩ Có lần ông đã thẳng thắn nói: “Đánh giỏi đến mấy thắng to đến mấy mà bỏ lại các chiến sĩ trên trận địa thì cũng là có tội”[58; tr.41] Trên hết người chỉ huy vô cùng đau khổ khi thấy chiến sĩ của mình bị thương vong, cùng đau xót khi không đưa được liệt sĩ trở về Họ xứng đáng là những người anh hùng của thời đại, là tấm gương cho thế hệ mai sau
Nhân vật tài ba, anh hùng còn là hàng loạt những cái tên như: Lê Hoài Dân, Nguyễn Danh Côn, Nguyễn Đình Hướng, Trương Đình Lân…Họ là những con người kiệt xuất, mang trong mình lý tưởng thời đại Cùng là những anh học trò gốc Hà Nội, họ gác lại việc học tập quyết tâm ra chiến trường theo tiếng gọi của tổ quốc Mỗi nhân vật với một kết thúc khác nhau, có những người là thương binh, có những người là tử sĩ, cũng có những nhân vật may mắn trở về nhưng hình ảnh về họ vẫn in sâu trong lòng người đọc Bởi họ là những anh hùng, những cá nhân kiệt xuất góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng lớn của đất nước
2.2.3 Con người mang cảm hứng sử thi và đời tư thế sự Điểm mới mà Khuất Quang Thụy đề cập đến nhằm tạo nên sự khác biệt trong tiểu thuyết của mình là hình ảnh người chỉ huy, họ không phải là những con người hiện lên với vẻ đẹp toàn diện mà mỗi nhân vật đều có một vấn đề riêng đó là con người đời tư thế sự Ông đặt nhân vật dưới nhiều góc độ và mối quan hệ khác nhau để soi chiếu làm nổi lên nhân cách Đồng thời tác giả cũng để chính môi trường tác động ngược trở lại từng cá nhân giúp người đọc có thể hiểu nhân vật một cách toàn diện nhất
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
Nhân vật chính là đối tượng trung tâm phản ánh của văn học Nhân vật trong tác phẩm văn học không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ Trong một tác phẩm văn học, nhà văn không thể thiếu nhân vật, đây là yếu tố đặc sắc nhất nhằm gây ấn tượng cho người đọc Để xây dựng được nhân vật văn học, nhà văn phải tạo nên những dấu hiệu nhận biết từ tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng cá tính Những dấu hiệu này thường được nhà văn giới thiệu ngay từ đầu và phát triển dần theo những sự kiện và diễn biến tâm lý Tuy nhiên, để xây dựng thành công nhân vật văn học, nhà văn phải có sự đồng cảm, thấu hiểu Không chỉ miêu tả về ngoại hình về hành động mà người viết còn phải đi vào yếu tố nội tâm một cách sâu sắc Bởi miêu tả nhân vật qua lời nói ngoại hình, hành động thì có thể nhìn thấy, nghe thấy nhưng yếu tố tâm lý như: vui, buồn, giận hờn nếu tác giả không tỉ mỉ quan sát thì sẽ không thể nào nắm bắt được Đúng như vậy, tâm lý nhân vật là toàn bộ những biểu hiện cuộc sống bên trong, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, những phản ứng tâm lý của nhân vật trước những hiện tượng, sự việc tình huống và cảnh ngộ họ gặp phải trong cuộc đời Như vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật nhằm tái hiện một cách rõ nét thế giới tâm lý vừa sinh động vừa phức tạp Trong tác phẩm văn học, miêu tả tâm lý nhân vật có vai trò quan trọng nhằm khắc họa rõ nét hình tượng con người đồng thời phản ánh được bản chất cũng như quan điểm nghệ thuật của tác giả thông qua nhân vật ấy
Miêu tả tâm lý nhân vật cũng được Khuất Quang Thụy thể hiện rõ trong tác phẩm của mình Những mẫu hình của ông được miêu tả một cách chân thực từ thời chiến cho đến thời bình vừa đa dạng vừa phức tạp đại diện cho những mẫu người trung tâm của xã hội Đó là những số phận, những mảnh đời riêng, là sự giằng xé giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa sự sống và cái chết, giữa lý tưởng và hiện thực, giữa thành công và thất bại…Nhân vật trong chiến trận được Khuất Quang Thụy được miêu tả hiện lên với đầy đủ phẩm chất của người lính nhưng cũng rất đời thường Trên chiến trận người lính có sự đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa tinh thần dũng cảm và sự yếu hèn Mỗi con người hiện lên trong một hoàn cảnh và phương diện khác nhau nhưng đều toát lên được tâm lý cá nhân một cách đầy đủ nhất
Tác giả đặt mỗi nhân vật trong một hoàn cảnh riêng biệt, đứng trước chiến trận họ là những người lính hiện lên đầy đủ suy nghĩ, tâm tư và tình cảm Có người lính mang trong mình sự dằn vặt, day dứt khi không đưa được thi thể đồng đội của mình của mình ra ngoài Trong tác phẩm “Trước ngưỡng cửa bình minh” Khuất Quang Thụy đã tái hiện nhân vật người lính với đầy đủ những tâm trạng mâu thuẫn, đứng trước bom đạn họ cũng như bao người khác, vừa run sợ, vừa lo lắng và kinh hoàng trước cái chết Điều này được thể hiện qua hàng loạt những câu độc thoại nội tâm của Việt“Mọi thớ thịt trên người anh mỗi sợi tóc trên người anh hình như đang run rẩy Cuối cùng, mình vẫn chỉ là một thằng hèn nhát Một thằng bẻm mép, một thằng vô tích sự Việt vừarun run vừa tự chửi rủa mình”[54; tr.85] Tác giả đã dùng ngòi bút của mình để len lỏi vào từng dòng suy nghĩ của nhân vật Bởi chỉ khi để nhân vật tự đối diện với chính mình, tác giả mới có khả năng lột lả được tính cách cũng như đời sống nội tâm của họ Đặc biệt, là tập trung khai thác tâm lý dựa trên những hoàn cảnh cụ thể để làm nổi bật lên con người trong mối quan hệ với xã hội
Khuất Quang Thụy đã rất khéo léo khi miêu tả tâm lý nhân vật, ông để nhân vật tự độc thoại - đối thoại nội tâm khi đứng trước hiện thực chiến trận
Nhân vật Thịnh trong “Trước ngưỡng cửa bình minh” một vị chỉ huy kiên cường, lanh lợi nhưng đến trận chiến cuối cùng Thịnh trở nên nhụt chí và bỏ lại đồng đội của mình Tác giả đã đặt Thịnh vào hoàn cảnh tiêu biểu, cũng như để anh phải đối diện với phần con trong tâm hồn mình Đến với tác phẩm
“Những bức tường lửa” là sự day dứt không yên của Lương Xuân Báo, giữ chức vị chính trị viên, Lương Xuân Báo là người có ảnh hưởng rất lớn đến chiến sĩ, ông có con mắt nhìn người, nhìn đời một cách tinh tế Giữa biển người ra trận ông đã chọn ra được mẫu người điển hình là Phạm Xuân Ban (Hùng Phong), một con người kiệt xuất, một nhân tài trong chiến trận Nhưng cũng chính vì hình tượng này mà ông đã vật lộn, đã day dứt khi cất giấu đi những câu chuyện về đời tư của Hùng Phong Miêu tả về Lương Xuân Báo, Khuất Quang Thụy đã để nhân vật sống với những dằn vặt, suy nghĩ, lo âu nhưng cũng rất thống nhất trong nội tâm nhằm phản ánh rõ tính cách con người
Miêu tả tâm lý nhân vật Khuất Quang Thụy khắc họa rõ nét chân dung người chỉ huy Hùng Phong thông qua những đoạn độc thoại nội tâm những suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống Có khá nhiều tình tiết thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật, tuy không có những cao trào, dồn nén cảm xúc nhưng thông qua những tình huống, những hoàn cảnh khác nhau người đọc có thể dễ dàng nhận ra được nét tính cách nhân vật này Điều này còn được tác giả thể hiện rất thành công khi xây dựng nhân vật Bằng trong “Giữa ba ngôi chúa” Miêu tả nội tâm nhân vật Bằng, tác giả còn đặt anh mối quan hệ với tình yêu, bởi tình yêu cũng giống như một ngôi chúa cùng với tiền tài và địa vị chi phối cuộc sống của con người Để cho Bằng bộc lộ những suy nghĩ cảm xúc và quan niệm riêng về cuộc sống: “Con người không dễ gì đánh mất đi chính mình, nếu như không phải là chính anh chủ tâm hủy hoại nó, phủ nhận nó
Anh chưa bao giờ có chủ tâm phủ nhận chính mình, luôn luôn không hài lòng nên liên lục dấn thân vào các cuộc phiêu lưu”[52; tr.151] Đi sâu vào nội tâm nhân vật giúp tác giả hiểu nhân vật của mình hơn đồng thời có những bước đi, phát triển hành động nhân vật ăn ý với dòng cảm xúc
Khác với Bằng là ông Dần trong tiểu thuyết “Góc tăm tối cuối cùng” tác giả như đi sâu vào chỗ ngóc ngách thầm kín nhất của con người Khuất Quang Thụy đã xoáy sâu vào tâm lý nhân vật để hiểu đến từng chân tơ kẽ tóc, ông để nhân vật vừa tâm sự vừa tự bộc bạch với chính bản thân mình Đó là những trạng thái đối thoại ngầm, những khoảng lặng và hồi tưởng về cuộc đời về số phận Khác với “Đối chiến”; “Những bức tường lửa”; và “Không phải trò đùa” thì ở “Góc tăm tối cuối cùng” tác giả đi sâu những bi kịch về tình yêu và tình bạn của ông Dần Ông Dần sống trong tâm lý hồi tưởng và day dứt
Khuất Quang Thụy đã để cho nhân vật của mìnhtự tra vấn bản thân và những giằng xé cố thoát ra khỏi quá khứ, sống một cuộc đời thanh thản
Tác giả đã để ông Dần phát triển theo đúng dòng cảm xúc để ông tự suy nghĩ, dằn vặt nội tâm trong mối quan hệ giữa tình yêu và định kiến xã hội Đứng trước hạnh phúc trong ông là cả nỗi trăn trở, kết thúc tác phẩm ông hiện lên là con người vừa đáng thương vừa đáng chân trọng: “Suốt đêm ông không ngủ, chỉ nghĩ đến cái chuyện ông sẽ có bà ấy bên cạnh cả ngày lẫn đêm Lúc đầu ông cũng thấy vui sướng, rạo rực Nhưng rồi càng nghĩ ông càng thấy không thể được, bà ấy không thể vì mình mà mang tai tiếng, không thể vì mình mà rời xa con cháu”[55; tr.120] Và nửa đêm hôm ấy ông ra đi ông không muốn thất vọng thêm lần nữa, và ông ra đi ôm trọn cái suy nghĩ “nếu ta không ra đi ta sẽ được sống với nàng”[55; tr.121] Qua ngòi bút tài tình của Khuất Quang Thụy, tâm lý ông Dần được hiện lên một cách rõ nét, có sự thống nhất từ quá khứ đến hiện tại Ở tiểu thuyết “Không phải trò đùa” tâm lý nhân vật được biểu hiện một cách rõ nét thông qua thủ pháp đối thoại và độc thoại nội tâm Nhân vật được nói đến là những người lính trinh sát, họ làm nhiệm vụ đi tìm sự thật trong cuộc chiến nhưng về đến thực tại hòa bình họ lại luôn băn khoăn làm sao có thể thích nghi được với cuộc sống hiện đại, Cuộc sống mới, con người bị cuốn vào vòng xoáy của tiền bạc, các giá trị bị thui chột, hoen ố con người luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu Nhân vật được Khuất Quang Thụy dày công miêu tả là Tình và Tuấn, hai cuộc đời với những mảnh ghép khác nhau
Bằng cảm nhận và ngôn từ chân thực, gần gũi tác giả đã đi sâu phản ánh được tâm lý của mỗi người Nếu như ở hai tiểu thuyết “Đối chiến” và
“Những bức tường lửa” tác giả chủ yếu làm nổi bật tâm lý con người trong mối quan hệ với hiện thực chiến trận thì ở tiểu thuyết “Không phải trò đùa”
Khuất Quang Thụy để nhân vật của mình phải sống trong nỗi băn khoăn, luôn tìm cách lý giải bản thân và hiện thực xã hội Tác giả xây dựng nhân vật trong bối cảnh hòa bình nhưng lại để họ có sự lệch pha và không hòa nhập được với cuộc sống Chính yếu tố đã tạo nên sự đa dạng tâm lý trong từng hoàn cảnh, góp phần tô đậm cá tính nhân vật Tuấn và Tình là hai nhân vật được Khuất Quang Thụy khắc họa rõ nét thông qua những tình tiết độc thoại nội tâm Nhân vật Tuấn luôn tìm cách thoát ra khỏi cuộc chiến, đi giải mã những vấn đề về tình yêu và xã hội Thoát ra khỏi cuộc chiến thứ nhất với Tuấn vẫn chưa lành vẫn còn chằng chịt những vết sẹo na pan to đùng trên ngực thì lập tức tác giả lại để anh tiếp tục trở lại với cuộc chiến thứ hai cuộc chiến chống lại kẻ thù mới, một kẻ thù mà nhân vật Tuấn chưa bao giờ đối mặt, chính anh còn chưa biết phải coi họ là kẻ thù hay chế độ phản chiến Khuất Quang Thụy đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh nhất
Miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả đãđi sâu vào bản chất của từng người và khắc họa nhân vật một cách rõ ràng mỗi người một lý tưởng, một cá tính, một nét riêng không ai trộn lẫn vào ai Cái hay cái tài của nhà văn chính là không nói nhiều miêu tả nhiều mà để nhân vật thể hiện qua tâm trạng, cảm xúc từ đó đúc kết thành tư tưởng quan điểm riêng Với mỗi một nhân vật tác giả lại thể hiện với một đặc điểm tâm lý khác nhau, từ tâm lý nhân vật đi tới hành động một cách thống nhất từ trong ra ngoài Có thể khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tác phẩm văn học Từ đây người đọc hiểu hơn về nhân vật thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến mỗi người Đồng thời, miêu tả thành công tâm lý nhân vật thể hiện tài năng của Khuất Quang Thụy trong việc miêu tả và làm nổi bật nhân vật
3.1.2 Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật
Ngôn ngữ và giọng điệu
3.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện
Ngôn ngữ người kể chuyện là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự Bởi thông qua ngôn ngữ tác giả có thể truyền tải mọi yếu tố từ nội dung đến tư tưởng nghệ thuật của mình Người kể chuyện có thể là ngôn ngữ tác giả hoặc của nhân vật là một trong những phương tiện cơ bản dùng để bình luận đánh giá, nhận xét, miêu tả các nhân vật, sự kiện, biến cố trong tác phẩm tự sự Ngôn ngữ người kể chuyện mang đậm phong cách riêng của tác giả, thể hiện quan điểm, lý tưởng và tình cảm của mình đối với nhân vật và sự kiện
Do đó, tìm hiểu về ngôn ngữ người kể chuyện giúp người đọc hiểu được chủ đề, tư tưởng tác phẩm, ngoài ra còn góp phần đi sâu hơn về ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật của tác phẩm
Tiểu thuyết giai đoạn sau 1975 đã có sự thay đổi linh hoạt về ngôn ngữ người kể chuyện Nếu như giai đoạn trước 1975 người trần thuật thường dẫn dắt câu chuyện theo thời gian tuyến tính ở ngôi thứ nhất vì thế mà tác phẩm thường không sinh động, người đọc dễ đoán biết được cốt truyện Tuy nhiên, đến với tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy tác giả đã có sự thay đổi ngôn ngữ, biến đổi linh hoạt các điểm nhìn nên tác phẩm hiện lên một cách sinh động và chân thực hơn.Trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy các tác phẩm chủ yếu được nhìn theo ngôi kể thứ ba, số ít Lời người kể chuyện cũng được thay đổi vừa kể vừa miêu tả, ngôn từ không hoa mĩ mà giản dị, đặc biệt là người kể đan xen vào đó những lời bình luận, đánh giá, những đoạn trữ tình ngoại đề làm cho tiểu thuyết thêm phần thuyết phục
Trong hầu hết các tiểu thuyết ngôn ngữ người kể chuyện gắn với chiến trường và đời sống sinh hoạt Ở tiểu thuyết “Trong cơn gió lốc”, người kể chuyện dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện vừa ngắn gọn vừa gần gũi Đó là lời giới thiệu cũng như là bức tranh về đời sống sinh hoạt của những người chiến sĩ vừa đoàn kết vừa tình cảm Ngôn ngữ miêu tả còn được thể hiện phần lớn trong tác phẩm, trong mọi hoàn cảnh và với mỗi con người khác nhau
Nhà văn biết cách thay đổi ngôn ngữ linh hoạt trên từng nhân vật để câu chuyện không bị nhàm chán, điều này có tác dụng thu hút, lôi cuốn người đọc
Ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn là những lời bình luận và đánh giá nhằm thể hiện một quy luật hoặc một quan niệm nào đó về con người, thế trận và thời cuộc Trước trận đánh lớn người kể chuyện như dẫn dắt nhằm khẳng định tầm quan trọng của chiến dịch lịch sử: “Ngay lập tức các trận địa pháo của ta đồng loạt nổ rền, chỉ trong phút chốc căn cứ địch trùm lên trong khói lửa Trận tiến công dữ dội vào căn cứ vào căn cứ Cam Lộ Tết Mậu Thân đã bắt đầu Những người lính đang lao vào trận quyết chiến này chưa hề biết rằng, cùng với họ cả miền Nam đang đồng loạt đứng dậy và tiến công kẻ thù… Họ không hề biết rằng, họ đang tham gia vào chiến dịch lịch sử, một cuộc tổng tiến công và nổi dậy tài tình, chưa từng xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới này và có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử chiến đấu chống xâm lược của dân tộc mình” [56; tr.149] Đó còn là những đoạn mở đầu, lời dẫn về nghệ thuật quân sự, về cách đánh địch của tác giả: “Cuộc tiến công căn cứ 31 của quân đội bắc Việt đúng là bắt đầu vào nửa đêm hôm đó, nhưng nó hoàn toàn không giống như cách thiếu tá Huỳnh Xuân Thời hình dung Nó không phải là cuộc tập kích bất ngờ, không phải là cuộc tiến công dồn dập, nó là thứ chiến thuật quái quỷ gì ngay trong đêm đó anh chưa hiểu được”[58; tr.489]
Ngôn ngữ của người kể chuyện vô cùng phong phú, ngôn ngữ mang tính chính trị, quân sự, vừa chính xác vừa ngắn gọn, là những đoạn báo cáo, những đoạn phân tích tình hình chiến lược Điều này còn được thể hiện trong những cuộc họp của ban chỉ huy quân đoàn, mang tính chất chiến lược Giúp cho người đọc như được quan sát tỉ mỉ từng đường đi lối đánh và sự phát triển của quân đội Việt Nam Đôi khi ngôn ngữ người kể chuyện được thể hiện thông qua nhân vật điều này được Khuất Quang Thụy thể hiện rất rõ trong tác phẩm
“Những bức tường lửa” Thông qua con mắt của Lân, cái nhìn về con người về chiến tranh mang tính chân thực hơn Lân là một người lính trinh sát nhạy cảm và giàu cảm xúc Những nhận định của Lân mang tính triết lý và bình luận Tác giả sử dụng Lân như một người phát ngôn viên để nói lên tư tưởng thời đại cũng như quan niệm anh hùng của nhà văn Lấy điểm nhìn của Lân là cách để tác giả dễ dàng thâm nhập sâu vào đời sống sinh hoạt cũng như nội tâm và hành động của người lính Không chỉ đúng với vai trò của một người bạn, Lân còn kể lại câu chuyện với cái nhìn khách quan của một người ngoài cuộc: “Nếu nói rằng cuộc đời quan chức của Hùng Phong luôn gặp may thì có lẽ đây cũng là lần gặp may đầu tiên khi anh vừa bước lên nấc thang thấp nhất của người làm lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội”[56; tr.74] Không chỉ là những lời đánh giá về cuộc đời thăng quan tiến chức, đó còn là cái nhìn xoáy sâu vào tâm trạng của từng người, từng chiến sĩ điển hình là Hùng Phong khi chiến dịch Mậu Thân thắng lợi nhưng anh lại thấy mình có trách nhiệm rất nặng nề trước sự hi sinh của đồng đội Thông qua ngôn ngữ của Lân người đọc hiểu thêm về con người Hùng Phong, thấy được sự chân thực của tác phẩm và những gian truân vất vả người lính phải trải qua trên chiến trường
Ngôn ngữ người kể chuyện đôi khi là điểm nhìn của nhân vật Lương Xuân Báo Thông qua những lời thoại, những đánh giá của nhân vật này tác giả muốn truyền đến người đọc thông điệp về tình yêu và cuộc sống, về sự sinh tồn và bản năng trong mỗi con người Và đôi khi ngôn ngữ người kể truyện còn hướng người đọc đến những triết lý của cuộc sống với Hùng Phong chiến thắng không chỉ đơn giản là phép so sánh: “Nếu chiến thắng chỉ là phép so sánh giản đơn giữa số sinh mạng mà hai bên phải trả thì thật nhảm nhí tầm thường Hùng Phong có cảm giác rằng chiến thắng phải là cái gì đó khác hơn kia? Nhưng anh cũng đã kịp hiểu rằng muốn có chiến thắng mà không trả giá bằng máu xương thì lại càng phi lý hơn”[56; tr.158]
Ngôn ngữ người kể chuyện đóng một vai trò quan trọng là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm, bởi chỉ thông qua ngôn ngữ nhà văn mới thể hiện được quan điểm của mình Với những sáng tác trên, Khuất Quang Thụy đã cho người đọc cách tiếp cận mới về tác phẩm Không đơn giản xuôi chiều mà điểm nhìn được luôn chuyển, ngôn ngữ linh hoạt trên từng phương diện và tình huống Qua đây ta cũng cần phải khẳng định tài năng của tác giả, ông luôn có cách kể, tả hấp dẫn, linh hoạt Mỗi tiểu thuyết có rất nhiều những trận đánh khác nhau nhưng dưới con mắt tài hoa khéo léo, người đọc luôn bị cuốn vào thế trận, như tham gia vào từng bước đi, nhịp thở của trận đánh
Cùng với ngôn ngữ độc thoại nội tâm thì ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy được sử dụng khá nhiều Ngôn ngữ đối thoại có tác dụng làm cho câu chuyện không nhàm chán, thể hiện được cá tính nhân vật một cách rõ nét Hơn nữa trong giao tiếp đối thoại là một dạng phát ngôn trực tiếp mang tính cá nhân cao nên có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung Ngoài ra, để hiểu hơn về một con người thông qua những tình huống trao đổi, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt tính cách của họ
Ngôn ngữ đối thoại được tác giả xây dựng theo nhân vật, mỗi nhân vật sẽ có những tình huống những cuộc trao đổi và tranh luận khác nhau Điểm chung của các tiểu thuyết là tác giả đều sử dụng ngôn ngữ giản dị, đời thường, gần gũi với cuộc sống Những đoạn hội thoại diễn ra ở cả cảnh sinh hoạt lẫn cảnh chiến trường nhưng có lẽ khắc họa đậm nét nhất nhất chính là cảnh trận mạc luôn cần sự khẩn trương, nhanh chóng và dứt khoát
- Khôi cậu không sao chứ?
- Chúng nó chết cả rồi đại đội trưởng ơi!
- Tôi thấy rồi Nào, cậu phải gắng lên Cơ động khỏi chỗ này ngay!
- Mang lấy hòm đạn theo tôi!
- Để đó đã đưa chúng nó về sau Chúng ta còn phải đánh địch
- Không thủ trưởng đưa súng cho tôi Tôi còn đánh được
- Từ bây giờ cậu sẽ là xạ thủ cho anh Khôi, rõ chưa?
- Báo cáo đại đội trưởng, rõ!
Các tình huống đối thoại giữa các vị thủ trưởng và người chỉ huy diễn ra tôn trọng nhưng không vì thế mà dè dặt họ đối thoại với nhau như những người đồng chí đồng đội Nhờ có những ngôn ngữ gần gũi đời thường mà trong đội hình luôn nhận thấy có sự gắn bó, đoàn kết Điều này được thể hiện rõ nét trong cuộc đối thoại của Thịnh:
- “Thủ trưởng yên tâm đi quân của tôi cũng đang nóng máy
- Cơ hội để tiểu đoàn “anh cả đỏ” của trung đội làm bàn đấy nhé
Chính ủy Trần Quang Đôi đứng khoác tiểu liên lên vai rồi nói
- Trung đoàn trưởng cho tôi xuống tiểu đoàn 1 cùng anh em đánh trận này nhé! Một mình cụ ngồi nhà “giữ gôn” là được rồi!
- Tôi đang định bảo anh ở nhà trực thay… Nhưng thôi được để anh xuống với anh em tôi càng yên tâm
- Tiểu đoàn trưởng Thịnh cằn nhằn: Thôi cả hai thủ trưởng ở nhà nghỉ đi cho khỏe Chúng tôi tự lo liệu được không cần các cụ phải kèm cặp đâu![58; tr 459]
Ngôn ngữ đối thoại thể hiện những trạng thái cảm xúc của con người, đôi khi là sự ngạc nhiên, cũng có lúc là sự mỉa mai châm biếm nhưng nét đặc biệt trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn mang tính thông tục, dôi khi là sự suồng sã đến hóm hỉnh:
- “Pháo rồi mình về pháo rồi các cậu ạ
- Làm quái gì cái thử pháo tép ấy mà toáng lên thế hả Ân
- Thì cũng là pháo, anh ta nhướng mắt lên Mình sẽ bắn chi viện cho các cậu đấy Liệu hồn!
- Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng[54; tr.2]
Kết cấu
Kết cấu là cách thức mà tác giả sử dụng để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, giống như một công trình đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết nhào nặn, tích lũy vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình để định hình tổ chức nên một tác phẩm văn học Để làm được điều này người cầm bút phải biết cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố theo một tổ chức, trật tự nhất định Kết cấu tác phẩm bao gồm việc phân bố các nhân vật, các sự kiện, hành động trên một môi trường cụ thể Tùy vào quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn mà có cách tổ chức sắp xếp theo một chức năng riêng Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa:
“Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật - tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng”[61] Theo Hà Minh Đức “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định”[12;tr.143] Kết cấu không chỉ dừng lại ở sự liên kết các bộ phận mà
“kết cấu còn là toàn bộ sự phức tạp và sinh động của tác phẩm” [20; tr.131]
Kết cấu theo Lê Tiến Dũng còn là ý đồ nghệ thuật của tác giả “Kết cấu là cách tổ chức sắp xếp liên kết các nhân vật, sự kiện, các cảm xúc, các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất theo một ý đồ nghệ thuật và đặc trưng nghệ thuật nhằm làm cho tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao” [14; tr 93]
Như vậy, kết cấu đóng một vai trò quan trọng có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách nhân vật, sự kiện, các biến cố, hình ảnh, cảm xúc, làm cho những yếu tố đó gắn bó chặt chẽ từ đó giúp cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn
3.3.1 Kết cấu theo thời gian
Qua tìm hiểu tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy chúng tôi thấy các dòng mạch được triển khai theo kết cấu thời gian Diễn biến cốt truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian, cách kết cấu này thường được sử dụng trong văn học giai đoạn trước năm 1930 Với cách kết cấu này tác giả sẽ đi theo tuần tự từ đầu tới cuối, sự kiện nào diễn ra trước miêu tả trước sự kiện nào diễn ra sau miêu tả sau Các sự kiện được diễn ra từ đầu trang cho tới cuối trang theo một dụng ý nghệ thuật nhất định Các kết cấu này xuất hiện ở các tác phẩm như
“Trước ngưỡng cửa bình minh” và “Trong cơn gió lốc” Với cách sắp xếp này người đọc có thể dễ dàng bán sát cốt truyện, dễ dàng hiểu được tình tiết, sự việc, diễn biến mà không cần phải vận dụng trí não để tìm tòi nguồn gốc sự kiện và nhân vật
“Trước ngưỡng của bình minh” tác phẩm được chia làm bốn phần Mỗi phần thể hiện một nội dung theo trình tự nhất định Các câu chuyện được triển khai theo thứ tự, trước sau và dường như không có sự đứt quãng Phần thứ nhất tác giả giới thiệu về các nhân, là một cái nhìn bao quát toàn diện từ người chỉ huy cho đến cán bộ, chiến sĩ Phần thứ hai là chặng đường hành quân với gian nan, vất vả, là những bài học về chiến trận cách nhìn nhận kẻ thù Phần ba là miêu tả về trận chiến một cách hào hùng và khốc liệt, đan xen giữa chiến thắng và sự hy sinh mất mát Phần kết là buổi ăn mừng chiến thắng cùng với những thước phim được tập lại cho thế hệ mai sau ghi nhớ Thông thường thì kết cấu này giúp cho người đọc câu chuyện dễ dàng hiểu vấn đề nhưng đôi khi lại gây ra sự đơn điệu và nhàm chán Ở tiểu thuyết “Trong cơn gió lốc” cũng được tác giả triển khai theo lối kết cấu này Tác phẩm được chia thành các chương mỗi chương với một nội dung rành mạch rõ ràng, các sự kiện không bị đan xen, chồng chéo lên nhau mà phát triển theo bước từng biến cố và sự kiện Lối kết cấu này rất phù hợp với tiểu thuyết viết về chiến trận Nó giúp người đọc bao quát và nắm bắt sự kiện dễ dàng không bị rối và khó hiểu
Văn học hiện đại đã từ bỏ lối kết cấu truyền thống để xây dựng tác phẩm theo một lối kết cấu mới: Kết cấu dòng ý thức hay còn gọi kết cấu tâm lý Kết cấu dòng ý thức là kết cấu dựa theo quy luật phát triển tâm lý của nhân vật trong tác phẩm, được hình thành dựa vào trạng thái tâm lý có ý nghĩa nào đó để sắp xếp các sự kiện, nhân vật, cốt truyện trong tác phẩm
Với kết cấu này nhà văn sẽ có nhiều cơ hội để đi sâu, khám phá và miêu tả nội tâm nhân vật, nhà văn còn là người xâu chuỗi những tình tiết, sự kiện để kể lại theo một mạch liên kết với một dụng ý nào đó thường thì khi đọc xong tác phẩm người đọc mới có thể lý giải được vấn đề Tác phẩm được triển khai theo lối kết cấu này thường là “dòng ý thức” chạy theo mạch của tâm trạng, đó là hiện tại, quá khứ những cuộc đời, dự định, mộng ước, những số phận hiện hữu theo tâm trạng của người kể chuyện Thậm chí có cả những sự thật trong quá khứ bị vùi lấp bởi danh vọng, địa vị
Lối kết cấu này xuất hiện với tần suất lớn trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy phải kể đến là “Những bức tường lửa”, Góc tăm tối cuối cùng” và “Giữa ba ngôi chúa” Sử dụng kết cấu dòng ý thức Khuất Quang Thụy đã tái hiện thành công cả về con người lẫn hiện thực cuộc chiến Tiểu thuyết
“Những bức tường lửa” lấy bối cảnh là cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân năm
1968, đây là một trong những sự kiện lớn cũng từ đây mà tác giả xây dựng thành công con người, làm sống lại thời kỳ hào hùng mà Phạm Xuân Ban bí danh Hùng Phong là nhân vật trung tâm
Tiểu thuyết bắt đầu từ cái chết của vị anh hùng cách mạng đó là Thiếu tướng Hùng Phong Sự ra đi đột ngột của ông khiến cho những người bạn lính vô cùng bất ngờ Cũng từ đây mà quá khứ về cuộc đời của Thiếu tướng Hùng Phong được tái hiện thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật Giáo sư Trương Đình Lân và cuốn nhật ký của Lương Xuân Báo Đó là quá khứ hào hùng, oanh liệt vừa có vinh quang vừa có cả những mất mát, đau thương Dưới cái nhìn của Trương Đình Lân, cuộc đời của Hùng Phong hiện lên một cách sinh động với đầy đủ những mảng màu sáng tối Đó là cuộc đời của một người anh hùng có lý tưởng có lòng kiên trì và phẩm chất kiêu hùng Cuộc đời ấy gắn liền với những người bạn của lớp 10B như Nguyễn Danh Côn, Nguyễn Đình
Hướng, Trương Đình Lân và cả người đã trực tiếp dẫn dắt Nguyễn Xuân Ban bí danh Hùng Phong là Lương Xuân Báo Và còn gắn với những cô gái như Thanh, Lý Hảo Hảo, Đào, Trần Hòa Bình Với kết cấu dòng tâm lý cuộc đời mỗi người hiện lên một cách sinh động, mỗi nhân vật là một dòng hồi tưởng, đan xen từ nhân vật này đến nhân vật khác Ở tiểu thuyết “Góc tăm tối cuối cùng” và “Giữa ba ngôi chúa” là khuynh hướng nhìn nhận lại quá khứ và hiện thực Con người dám nhìn thẳng vào sự thật vào những suy thoái về đạo đức xã hội Điển hình ở đây là nhân vật ông Dần trong “Góc tăm tối cuối cùng” và Bằng trong “Giữa ba ngôi chúa” Cả hai tiểu thuyết đều rất ngắn nhưng lại là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Khuất Quang Thụy về hình ảnh người lính cách mạng trong cuộc sống mới Ở tiểu thuyết “ Góc tăm tối cuối cùng” kết cấu dòng ý thức hiện ra thông qua nhân vật ông Dần Một người lính trở về không thể hòa nhập với cuộc sống đời thường, ông mang trong mình vết thương của chiến tranh, của sự phản bội Ông sống khép kín với một công việc ở nhà xác bệnh viện luôn bị người đời cho là gàn dở, có vấn đề Để rồi mỗi lần say ông lại trở về với quá khứ về thời lính về mối tình dang dở với Nụ Trong thâm tâm là sự dằn vặt, đau đớn là nỗi trách móc bản thân đã im lặng khi để tay tiểu đội trưởng cưỡng hiếp
Nụ Cho đến mãi sau này bà đã trở lại nhưng là vợ của một ông tướng Và ông lại một lần nữa ra đi khỏi cái xóm nghèo vì không muốn là bà Nụ khổ
Còn nhân vật Bằng trong “Giữa ba ngôi chúa” là bức tranh chung của xã hội thời kỳ đổi mới, khi con người vừa bước vào công cuộc hiện đại hóa
Biểu tƣợng nghệ thuật qua nhan đề tác phẩm
Biểu tượng được đề cập đến khá nhiều trong văn học, chúng được xem là một hình thức của tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ Trong tác phẩm văn học, với quan điểm sáng tạo riêng, mỗi nhà văn đã xây dựng cho mình một biểu tượng nghệ thuật và chính những biểu tượng này trong tác phẩm đã tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ vừa mới mẻ, đa nghĩa lại giàu tính biểu cảm
Biểu tượng trong tác phẩm văn học được xây dựng bằng ngôn từ, có thể là cụm từ hoặc một hình ảnh giống như một hình ảnh ẩn dụ Những biểu tượng này mang tính chất cảm quan về hiện thực, không chỉ có nghĩa đen mà còn là cái biểu trưng và các hiện tượng chuyển nghĩa Biểu tượng giống như một ý đồ sáng tạo nghệ thuật của tác giả, do đó việc đi sâu nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật giúp ta có những hướng tiếp cận mới đồng thời có những lý giải và đóng góp thêm hướng triển khai giải mã hình tượng
Những biểu tượng nghệ thuật được Khuất Quang Thụy sử dụng trong tác phẩm của mình khá phong phú ngay từ tên của tác phẩm đã gợi lên cho người đọc sự tò mò, kích thích và ngẫm nghĩ Tiểu thuyết “Góc tăm tối cuối cùng” là thế giới nội tâm đầy sâu sắc của ông Dần, đi từ thực tại đến quá khứ rồi lại trở về thực tại Sống ở xóm Đỉa tăm tối, làm việc ở nhà xác bệnh viện, không dám đối mặt với tình yêu của mình có lẽ chính là góc tăm tối nhất của ông Dần của đời lính Mở đầu câu chuyện là bối cảnh của buổi sáng sớm mịt mù sương và kết thúc câu chuyện cũng là cảnh đêm tối mịt mùa Cảnh tượng mịt mù bóng tối ấy như chính cuộc đời ông Dần Đó là cuộc sống của một kiếp người lầm lũi, âm thầm diễn ra giữa dòng chảy cuộc đời Mỗi người đều có một góc tăm tối nhưng với ông Dần góc tăm tối cuối cùng là tình yêu với bà
Nụ, ông đã đi ngay trong đêm và với bản năng của một người lính ông vẫn tin vào con người và muốn xua tan đi cái tăm tối kia
Với tiểu thuyết “Không phải trò đùa” biểu tượng nghệ thuật tác giả muốn gửi đến là đề cao sự thật Con người đi tìm sự thật, nhưng ngay chính cái sự thật ấy liệu có đáng tin khi mà “Sự thật đã được khám phá Hay nói cho đúng hơn, sự thật đã đến lúc trở thành sự thật Nhưng lập tức người đi tìm sự thật hiểu ra rằng đó còn là những sự thật khác đang bị che lấp Có lẽ vì thế mà conngười không nguôi khắc khoải”[59; tr.196] “Không phải trò đùa” mang ý nghĩa hàm ẩn cao về tư tưởng nghệ thuật của tác giả, bởi trong cuộc sống con người vẫn luôn theo đuổi một sự thật, có những người cả đời đi tìm sự thật ấy nhưng ngay cả đến khi tìm ra sự thực con người vẫn khắc khoải không yên bởi những việc ta nhìn thấy chưa chắc đã phải là sự thật
Một biểu tượng nghệ thuật kích thích sự ngẫm nghĩ nữa đó chính là
“Giữa ba ngôi chúa” Đây là hình tượng thẩm mỹ vô cùng sáng tạo, nhà văn muốn hướng con người vào quy luật của cuộc sống Muốn đặt con người vào các giá trị hiện hữu xung nhằm khắc họa những yếu tố chi phối cuộc sống của con người “Giữa ba ngôi chúa” là địa vị, tiền bạc và tình yêu Con người luôn bị chi phối bởi ba yếu tố đó nếu như không làm chủ được bản thân con người sẽ rất dễ mất đi những giá về nhân cách, đạo đức Cũng chính vì ba yếu tố đó, con người thường rơi vào bi kịch Có người cả đời chạy theo tiếng gọi của danh vọng, tiền tài có những người lâm vào bi kịch tình yêu để rồi phải trả giá bằng những mất mát, đau khổ Giữa một kiếp người không ai có thể tránh khỏi vòng cương tỏa của ba thế lực ấy cũng chính vì thế mà con người mới khốn khổ Khuất Quang Thụy muốn gửi đến người đọc một thông điệp đó là giữa những vòng xoáy cuộc đời, cần phải luôn chiến đấu để chống lại cái xấu, cái ác Đừng để bản thân bị chi phối bởi tiền tài, danh vọng, hãy giữ cho tâm mình luôn thanh sạch và chiến thắng được những cám dỗ trong cuộc sống Ở tiểu thuyết “Những bức tường lửa” hình ảnh đầy tính ẩn dụ, “Những bức tường lửa” giống như một bức tường ngăn cách con người Tác giả đã dựng nên một bức tường rào ngăn cách tình yêu của Thanh và Lân Bức tường ấy còn là vách ngăn để con người tìm ra sự thật, bởi sau lớp hào quang là một vị tướng trận mạc, Hùng Phong lại là con người khuyết điểm về nhân cách đạo đức Có lẽ cũng là bức tường rào ấy mà Lương Xuân Báo viết rằng có những sự thật chỉ nên lưu lại trong cuốn sổ tay của mình Đặc biệt ở tiểu thuyết “Đỉnh cao hoang vắng” tác giả phác họa nên hình ảnh đậm chất nghệ thuật Nhắc đến đỉnh cao người ta thường nghĩ ngay đến hào quang ánh sáng, nghĩ đến sự uy phong lẫm liệt nhưng ở đây “đỉnh cao” đi cùng với “hoang vắng” Vậy thì biểu tượng nghệ thuật mà Khuất Quang Thụy muốn gửi đến thông qua “Đỉnh cao hoang vắng” là gì? Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho ba nhân vật, ba con người giữa một bên là y sĩ Vân người lính Cộng sản với một bên là Lang và Điết, người lính Việt Nam Cộng hòa.Họ là ba ngọn núi mờ ảo trong sương mù đứng đơn độc, hoang vắng giữa những cánh rừng núi bạt ngàn Họ là những con người thuộc vùng văn hóa khác nhau nhưng vì bản năng sinh tồn mỗi người đã phải sống tự ý thức được hành động hàng ngày của mình Phải chăng tác giả chỉ lầy chiến tranh làm viền cho tư tưởng nghệ thuật Viết về chiến tranh chủ yếu phản ánh rõ nhân cách con người, bất kỳ ai cũng đều có một khoảng đời riêng, một khoảng lặng trong tâm hồn Điều này được Khuất Quang Thụy gọi là hoang vắng, chính cái sự oái oăm của những năm tháng ấy đã giúp cho những người là kẻ thù của nhau hiểu nhau hơn Và trên hết “Đỉnh cao hoang vắng” còn là bí mật về cuộc đời mỗi người, là những điều kỳ quặc không dễ gì có thể chia sẻ chỉ có những người đã từng trải qua mới có thể hiểu và giải mã được câu chuyện ấy
Như vậy, biểu tượng nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện thông điệp ý nghĩa của tác phẩm Đặc biệt, nhờ có những biểu tượng nghệ thuật này mà tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn, hình tượng hơn Biểu tượng nghệ thuật thể hiện sự phong phú lôi và cuốn người đọc, khiến người đọc thích thú tìm tòi giải mã những ẩn dụ hình ảnh, ẩn dụ ngôn ngữ Đồng thời, cùng với những đóng góp quan trọng này làm cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam thêm đổi mới và ngày càng có chiều sâu trí tuệ
Nội dung của tiểu thuyết vô cùng đa dạng, do vậy đòi hỏi các nhà văn phải sử dụng các yếu tố nghệ thuật một cách thích hợp.Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy đã vận dụng thành công các yếu tố như kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, đi đôi với miêu tả tâm lý nhân vật một cách linh hoạt Khuất Quang Thụy đã vận dụng thành công nghệ thuật miêu tả tâm lý và hành động nhân vật, nhờ đó mỗi cá nhân hiện lên với đầy đủ với những nét cá tính khác nhau Đồng thời, Khuất Quang Thụy xây dựng nên một hệ thống ngôn ngữ từ người chỉ huy cho đến chiến sĩ nhằm mỗi người mang một dấu ấn riêng, đặc biệt Tác giả đã vận dụng và kế thừa lối kết cấu trần thuật theo thời gian, theo tâm ký và kết cấu song tuyến để mang lại sự đổi mới cho người đọc Đây cũng là ý đồ của tác giả trong cách truyền tải nội dung và thông điệp nghệ thuật đến độc giả một cách rõ ràng Đồng thời, cũng cần phải khẳng định tài năng của Khuất Quang Thụy trong việc vận dụng thành công các yếu tố để nghệ thuật đem lại sự hoàn thiện cho tác phẩm văn học của mình
1 Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đã góp phần đổi mới tiểu thuyết Việt Nam Các tác phẩm của ông chủ yếu thiên về đề tài người lính song có những nét đổi mới về nội dung và nghệ thuật Ông viết về chiến tranh không chỉ đơn thuần là các sự kiện lịch sử, đề cao người anh hùng mà chủ yếu đi sâu khám phá nội tâm con người Ông đặt con người trên bản thể chung, soi xét trên phương diện nghệ thuật để từ đó đi tìm ra giá trị riêng của mỗi người
Khuất Quang Thụy không nhìn chiến tranh dưới cái nhìn chính trị, không theo tư tưởng của giai đoạn văn học trước mà soi chiếu trên hiện thực xã hội Ông đặt con người vào các vấn đề chung - riêng, các mối quan hệ xã hội để từ đó làm nổi bật lên vấn đề đạo đức, nhân cách người lính
2 Xét về nội dung, Khuất Quang Thụy làm nổi bật lên hai yếu tố là con người và hiện thực Viết về hiện thực chiến trường hay bức tranh cuộc sống đời thường Khuất Quang Thụy đều phản ánh một cách rõ nét và vô cùng sinh động Ông không né tránh đau thương mà mô tả lại hiện thực vừa có cái khốc liệt, đau thương vừa có chất lãng mạn Ông lấy bối cảnh chiến trường là những cuộc chiến có tính chất quan trọng, phản ánh thời điểm quan trọng của lịch sử Trong bối cảnh ấy nhà văn tái hiện lên chân dung con người một cách rõ nét và tinh tế Khuất Quang Thụy miêu tả người lính trong hệ thống cấp bậc, phân chia địa vị cao thấp, mỗi người đều có tên tuổi, tính cách từ người chỉ huy đến các chiến sĩ Con người trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy được khai thác sâu sắc không chỉ là người lính chiến, họ còn được soi chiếu trên góc độ con người cá nhân Mỗi người lính đều dung hòa cả cái tốt và cái xấu, bên cạnh là một người lính kiêu hùng thì trong họ vẫn còn là con người với những khiếm khuyết về đạo đức Đặc biệt, là người lính cách mạng thời hậu chiến, trở về cuộc sống đời thường mỗi người với một bi kịch cá nhân riêng Họ là những cuộc đời tiêu biểu của chiến trận nhưng khi trở về thời bình lại là những con người sống âm thầm, lặng lẽ và không thể hòa nhịp với cuộc sống hiện đại Một điểm mới trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đó chính là nhân vật kẻ thù, đối phương trong “Đối Chiến” Ông viết về kẻ thù bằng cái nhìn của một người ngoài cuộc, công bằng và cả sự tôn trọng
Lần đầu tiên viết về cuộc chiến, các sĩ quan Cộng hòa hiện lên với đầy đủ phẩm chất, nhân cách và tư chất đạo đức.Đó là những con người trong hàng ngũ lãnh đạo, là những người chiến sĩ, họ cũng có lý tưởng và tinh thần đoàn kết Tuy nhiên, viết về những người lính Cộng hòa như vậy đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều Tác phẩm có thểbị quy vào xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch
Nhưng trong chủ trương hòa hợp hiện nay có thể nhiều người đọc sẽ cảm thông
3 Xét về phương diện nghệ thuật, ông triển khai theo cốt truyện theo dòng sự kiện với diễn biến tâm lý rất hấp dẫn người đọc Đặc biệt, Khuất Quang Thụy rất thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, từ hành động đến nội tâm đều có sự nhất quán Từ đó mà thế giới nhân vật trong tác phẩm trở nên phong phú và gây ấn tượng Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn thể hiện sự linh hoạt trong điểm nhìn và kết cấu Người kể chuyện thường là ngôi thứ 3, đôi khi là chính điểm nhìn của nhân vật nên bảo đảm tính khách quan và chính xác Kết cấu song tuyến và kết cấu tâm lý thường xuyên được tác giả sử dụng trong tác phẩm nên tạo ra sự hứng thú cho người đọc đồng thời xen vào đó là những triết lý suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời để truyền tải nội dung tư tưởng của tác giả Ngoài ra, còn phải kể đến những biểu tượng nghệ thuật như một hình tượng điển hình tạo ra cho người đọc sự suy ngẫm, tìm tòi Biểu tượng khơi gợi chiều sâu triết lý, tạo nên ý nghĩa hàm ẩn cao trong tác phẩm Và đây cũng là yếu tố lớn góp phần tạo nên sự thành công của tác giả
4 Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đã có bước đổi mới về tư duy nghệ thuật Ông đã thể hiện được tài năng cũng như phong cách sáng tạo của mình góp phần làm phong phú cho kho tàng văn học nước nhà Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi đã nghiên cứu và cố gắng hết mình để đưa ra được những nét tiêu biểu nhất Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có những sơ xuất và thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp để luận văn được đầy đủ và hoàn thiện hơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyên An (2011), Từ Đỉnh cao hoang vắng, nhìn lại tiểu thuyết viết về chiến tranh http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/tu- dinh-cao-hoang-vang-nhin-lai-tieu-thuyet-viet-ve-chien-tran
2 Thái Phan Vàng Anh ( 2017), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI - Lạ hóa một cuộc đời, NXB Đại học Huế, TP Huế