Biểu tƣợng nghệ thuật qua nhan đề tác phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 96 - 109)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY

3.4 Biểu tƣợng nghệ thuật qua nhan đề tác phẩm

Biểu tượng được đề cập đến khá nhiều trong văn học, chúng được xem là một hình thức của tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong tác phẩm văn học, với quan điểm sáng tạo riêng, mỗi nhà văn đã xây dựng cho mình một biểu tượng nghệ thuật và chính những biểu tượng này trong tác phẩm đã tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ vừa mới mẻ, đa nghĩa lại giàu tính biểu cảm.

Biểu tượng trong tác phẩm văn học được xây dựng bằng ngôn từ, có thể

là cụm từ hoặc một hình ảnh giống như một hình ảnh ẩn dụ. Những biểu tượng này mang tính chất cảm quan về hiện thực, không chỉ có nghĩa đen mà còn là cái biểu trưng và các hiện tượng chuyển nghĩa. Biểu tượng giống như một ý đồ sáng tạo nghệ thuật của tác giả, do đó việc đi sâu nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật giúp ta có những hướng tiếp cận mới đồng thời có những lý giải và đóng góp thêm hướng triển khai giải mã hình tượng.

Những biểu tượng nghệ thuật được Khuất Quang Thụy sử dụng trong tác phẩm của mình khá phong phú ngay từ tên của tác phẩm đã gợi lên cho người đọc sự tò mò, kích thích và ngẫm nghĩ. Tiểu thuyết “Góc tăm tối cuối cùng

là thế giới nội tâm đầy sâu sắc của ông Dần, đi từ thực tại đến quá khứ rồi lại

trở về thực tại. Sống ở xóm Đỉa tăm tối, làm việc ở nhà xác bệnh viện, không dám đối mặt với tình yêu của mình có lẽ chính là góc tăm tối nhất của ông Dần của đời lính. Mở đầu câu chuyện là bối cảnh của buổi sáng sớm mịt mù sương và kết thúc câu chuyện cũng là cảnh đêm tối mịt mùa. Cảnh tượng mịt

mù bóng tối ấy như chính cuộc đời ông Dần. Đó là cuộc sống của một kiếp người lầm lũi, âm thầm diễn ra giữa dòng chảy cuộc đời. Mỗi người đều có một góc tăm tối nhưng với ông Dần góc tăm tối cuối cùng là tình yêu với bà

Nụ, ông đã đi ngay trong đêm và với bản năng của một người lính ông vẫn tin vào con người và muốn xua tan đi cái tăm tối kia.

Với tiểu thuyết “Không phải trò đùa” biểu tượng nghệ thuật tác giả

muốn gửi đến là đề cao sự thật. Con người đi tìm sự thật, nhưng ngay chính cái sự thật ấy liệu có đáng tin khi mà “Sự thật đã được khám phá. Hay nói cho đúng hơn, sự thật đã đến lúc trở thành sự thật. Nhưng lập tức người đi tìm sự thật hiểu ra rằng đó còn là những sự thật khác đang bị che lấp. Có lẽ vì thế mà conngười không nguôi khắc khoải”[59; tr.196]. “Không phải trò đùa” mang ý nghĩa hàm ẩn cao về tư tưởng nghệ thuật của tác giả, bởi trong cuộc sống con người vẫn luôn theo đuổi một sự thật, có những người cả đời đi tìm sự thật ấy nhưng ngay cả đến khi tìm ra sự thực con người vẫn khắc khoải không yên bởi những việc ta nhìn thấy chưa chắc đã phải là sự thật.

Một biểu tượng nghệ thuật kích thích sự ngẫm nghĩ nữa đó chính là

Giữa ba ngôi chúa”. Đây là hình tượng thẩm mỹ vô cùng sáng tạo, nhà văn muốn hướng con người vào quy luật của cuộc sống. Muốn đặt con người vào các giá trị hiện hữu xung nhằm khắc họa những yếu tố chi phối cuộc sống của con người. “Giữa ba ngôi chúa” là địa vị, tiền bạc và tình yêu. Con người luôn bị chi phối bởi ba yếu tố đó nếu như không làm chủ được bản thân con người sẽ rất dễ mất đi những giá về nhân cách, đạo đức. Cũng chính vì ba yếu

tố đó, con người thường rơi vào bi kịch. Có người cả đời chạy theo tiếng gọi của danh vọng, tiền tài có những người lâm vào bi kịch tình yêu để rồi phải

trả giá bằng những mất mát, đau khổ. Giữa một kiếp người không ai có thể tránh khỏi vòng cương tỏa của ba thế lực ấy cũng chính vì thế mà con người mới khốn khổ. Khuất Quang Thụy muốn gửi đến người đọc một thông điệp

đó là giữa những vòng xoáy cuộc đời, cần phải luôn chiến đấu để chống lại cái xấu, cái ác. Đừng để bản thân bị chi phối bởi tiền tài, danh vọng, hãy giữ cho tâm mình luôn thanh sạch và chiến thắng được những cám dỗ trong cuộc sống.

Ở tiểu thuyết “Những bức tường lửa” hình ảnh đầy tính ẩn dụ, “Những

bức tường lửa” giống như một bức tường ngăn cách con người. Tác giả đã

dựng nên một bức tường rào ngăn cách tình yêu của Thanh và Lân. Bức tường

ấy còn là vách ngăn để con người tìm ra sự thật, bởi sau lớp hào quang là một

vị tướng trận mạc, Hùng Phong lại là con người khuyết điểm về nhân cách đạo đức. Có lẽ cũng là bức tường rào ấy mà Lương Xuân Báo viết rằng có những sự thật chỉ nên lưu lại trong cuốn sổ tay của mình.

Đặc biệt ở tiểu thuyết “Đỉnh cao hoang vắng” tác giả phác họa nên hình ảnh đậm chất nghệ thuật. Nhắc đến đỉnh cao người ta thường nghĩ ngay đến hào quang ánh sáng, nghĩ đến sự uy phong lẫm liệt nhưng ở đây “đỉnh cao” đi cùng với “hoang vắng”. Vậy thì biểu tượng nghệ thuật mà Khuất Quang Thụy muốn gửi đến thông qua “Đỉnh cao hoang vắng” là gì? Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho ba nhân vật, ba con người giữa một bên là y sĩ Vân người lính Cộng sản với một bên là Lang và Điết, người lính Việt Nam Cộng hòa.Họ là ba ngọn núi mờ ảo trong sương mù đứng đơn độc, hoang vắng giữa những cánh rừng núi bạt ngàn. Họ là những con người thuộc vùng văn hóa khác nhau nhưng vì bản năng sinh tồn mỗi người đã phải sống tự ý thức được hành động hàng ngày của mình. Phải chăng tác giả chỉ lầy chiến tranh làm viền cho tư tưởng nghệ thuật. Viết về chiến tranh chủ yếu phản ánh rõ nhân cách con người, bất kỳ ai cũng đều có một khoảng đời riêng, một khoảng lặng trong tâm hồn. Điều này được Khuất Quang Thụy gọi là hoang vắng, chính

cái sự oái oăm của những năm tháng ấy đã giúp cho những người là kẻ thù của nhau hiểu nhau hơn. Và trên hết “Đỉnh cao hoang vắng” còn là bí mật về cuộc đời mỗi người, là những điều kỳ quặc không dễ gì có thể chia sẻ chỉ có những người đã từng trải qua mới có thể hiểu và giải mã được câu chuyện ấy.

Như vậy, biểu tượng nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện thông điệp ý nghĩa của tác phẩm. Đặc biệt, nhờ có những biểu tượng nghệ thuật này mà tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn, hình tượng hơn. Biểu tượng nghệ thuật thể hiện sự phong phú lôi và cuốn người đọc, khiến người đọc thích thú tìm tòi giải mã những ẩn dụ hình ảnh, ẩn dụ ngôn ngữ. Đồng thời, cùng với những đóng góp quan trọng này làm cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam thêm đổi mới và ngày càng có chiều sâu trí tuệ.

Tiểu kết chương 3

Nội dung của tiểu thuyết vô cùng đa dạng, do vậy đòi hỏi các nhà văn phải sử dụng các yếu tố nghệ thuật một cách thích hợp.Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy đã vận dụng thành công các yếu tố như kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, đi đôi với miêu tả tâm lý nhân vật một cách linh hoạt. Khuất Quang Thụy đã vận dụng thành công nghệ thuật miêu tả tâm lý và hành động nhân vật, nhờ đó mỗi cá nhân hiện lên với đầy đủ với những nét cá tính khác nhau. Đồng thời, Khuất Quang Thụy xây dựng nên một hệ thống ngôn ngữ từ người chỉ huy cho đến chiến sĩ nhằm mỗi người mang một dấu ấn riêng, đặc biệt. Tác giả đã vận dụng và kế thừa lối kết cấu trần thuật theo thời gian, theo tâm ký và kết cấu song tuyến để mang lại sự đổi mới cho người đọc. Đây cũng là ý đồ của tác giả trong cách truyền tải nội dung và thông điệp nghệ thuật đến độc giả một cách rõ ràng. Đồng thời, cũng cần phải khẳng định tài năng của Khuất Quang Thụy trong việc vận dụng thành công các yếu tố để nghệ thuật đem lại sự hoàn thiện cho tác phẩm văn học của mình.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đã góp phần đổi mới tiểu thuyết Việt Nam. Các tác phẩm của ông chủ yếu thiên về đề tài người lính song có những nét đổi mới về nội dung và nghệ thuật. Ông viết về chiến tranh không chỉ đơn thuần là các sự kiện lịch sử, đề cao người anh hùng mà chủ yếu đi sâu khám phá nội tâm con người. Ông đặt con người trên bản thể chung, soi xét trên phương diện nghệ thuật để từ đó đi tìm ra giá trị riêng của mỗi người.

Khuất Quang Thụy không nhìn chiến tranh dưới cái nhìn chính trị, không theo

tư tưởng của giai đoạn văn học trước mà soi chiếu trên hiện thực xã hội. Ông đặt con người vào các vấn đề chung - riêng, các mối quan hệ xã hội để từ đó làm nổi bật lên vấn đề đạo đức, nhân cách người lính.

2. Xét về nội dung, Khuất Quang Thụy làm nổi bật lên hai yếu tố là con người và hiện thực. Viết về hiện thực chiến trường hay bức tranh cuộc sống đời thường Khuất Quang Thụy đều phản ánh một cách rõ nét và vô cùng sinh động. Ông không né tránh đau thương mà mô tả lại hiện thực vừa có cái khốc liệt, đau thương vừa có chất lãng mạn. Ông lấy bối cảnh chiến trường là những cuộc chiến có tính chất quan trọng, phản ánh thời điểm quan trọng của lịch sử. Trong bối cảnh ấy nhà văn tái hiện lên chân dung con người một cách

rõ nét và tinh tế. Khuất Quang Thụy miêu tả người lính trong hệ thống cấp bậc, phân chia địa vị cao thấp, mỗi người đều có tên tuổi, tính cách từ người chỉ huy đến các chiến sĩ. Con người trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy được khai thác sâu sắc không chỉ là người lính chiến, họ còn được soi chiếu trên góc độ con người cá nhân. Mỗi người lính đều dung hòa cả cái tốt và cái xấu, bên cạnh là một người lính kiêu hùng thì trong họ vẫn còn là con người với những khiếm khuyết về đạo đức. Đặc biệt, là người lính cách mạng thời hậu chiến, trở về cuộc sống đời thường mỗi người với một bi kịch cá nhân riêng. Họ là những cuộc đời tiêu biểu của chiến trận nhưng khi trở về thời bình lại là những con người sống âm thầm, lặng lẽ và không thể hòa nhịp với

cuộc sống hiện đại. Một điểm mới trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy

đó chính là nhân vật kẻ thù, đối phương trong “Đối Chiến”. Ông viết về kẻ thù bằng cái nhìn của một người ngoài cuộc, công bằng và cả sự tôn trọng.

Lần đầu tiên viết về cuộc chiến, các sĩ quan Cộng hòa hiện lên với đầy đủ phẩm chất, nhân cách và tư chất đạo đức.Đó là những con người trong hàng ngũ lãnh đạo, là những người chiến sĩ, họ cũng có lý tưởng và tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên, viết về những người lính Cộng hòa như vậy đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Tác phẩm có thểbị quy vào xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch.

Nhưng trong chủ trương hòa hợp hiện nay có thể nhiều người đọc sẽ cảm thông.

3. Xét về phương diện nghệ thuật, ông triển khai theo cốt truyện theo dòng sự kiện với diễn biến tâm lý rất hấp dẫn người đọc. Đặc biệt, Khuất Quang Thụy rất thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, từ hành động đến nội tâm đều có sự nhất quán. Từ đó mà thế giới nhân vật trong tác phẩm trở nên phong phú và gây ấn tượng. Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn

thể hiện sự linh hoạt trong điểm nhìn và kết cấu. Người kể chuyện thường là ngôi thứ 3, đôi khi là chính điểm nhìn của nhân vật nên bảo đảm tính khách quan và chính xác. Kết cấu song tuyến và kết cấu tâm lý thường xuyên được tác giả sử dụng trong tác phẩm nên tạo ra sự hứng thú cho người đọc đồng thời xen vào đó là những triết lý suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời để truyền tải nội dung tư tưởng của tác giả. Ngoài ra, còn phải kể đến những biểu tượng nghệ thuật như một hình tượng điển hình tạo ra cho người đọc sự suy ngẫm, tìm tòi. Biểu tượng khơi gợi chiều sâu triết lý, tạo nên ý nghĩa hàm ẩn cao trong tác phẩm. Và đây cũng là yếu tố lớn góp phần tạo nên sự thành công của tác giả.

4. Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đã có bước đổi mới về tư duy nghệ thuật. Ông đã thể hiện được tài năng cũng như phong cách sáng tạo của mình góp phần làm phong phú cho kho tàng văn học nước nhà. Trong khuôn

khổ luận văn này chúng tôi đã nghiên cứu và cố gắng hết mình để đưa ra được những nét tiêu biểu nhất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có những sơ xuất và thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp để luận văn được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên An (2011), Từ Đỉnh cao hoang vắng, nhìn lại tiểu thuyết viết về

chiến tranh.

http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/tu- dinh-cao-hoang-vang-nhin-lai-tieu-thuyet-viet-ve-chien-tran

2. Thái Phan Vàng Anh ( 2017), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI - Lạ

hóa một cuộc đời, NXB Đại học Huế, TP. Huế

3. Ngô Vĩnh Bình (2015), Nhà văn Khuất Quang Thụy cả đời loay hoay viết

về đồng đội.

http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/nha-van-khuat- quang-thuy-ca-doi-loay-hoay-viet-ve-dong-doi-254857

4. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới

cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Văn Chinh (2012), Chiến tranh dưới góc nhìn xã hội học của Khuất Quang Thụy.

http://vannghequandoi.com.vn/Phe-binh-van-nghe/Chien-tranh-duoi- goc-nhin-xa-hoi-hoc-cua-Khuat-Quang-Thuy-2178.html

7. Phan Cự Đệ (1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Đại học và

trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

8. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB giáo dục, Hà Nội.

9. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

10. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, NXB, Hội nhà văn, Hà Nội.

11. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (chủ biên) (2006), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Đinh Trí Dũng (2016), Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 và sự mở rộng đường biên thể loại.

https://phebinhvanhoc.com.vn/truyen-ngan-viet-nam-sau-1986-va-su-mo- rong-duong-bien-the-loai/

14. Lê Tiến Dũng (1991), Tìm hiểu tác phẩm văn học, NXB Tổng hợp Sông Bé .

15. Đoàn Ánh Dương (2014), Không gian văn học đương đại, NXB Phụ nữ,

Hà Nội.

16. Hoàng Cẩm Giang – Lý Hoài Thu (2013), Một cách nhìn về “tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam”. https://phebinhvanhoc.com.vn/mot-cach-

nhin-ve-tieu-thuyet-hau-hien-dai-o-viet-nam/

17. Hoàng Cẩm Giang (2015), Tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XXI – Cấu trúc và khuynh hướng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Hoàng Cẩm Giang (2010), Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XXI.

https://phebinhvanhoc.com.vn/van-de-nhan-vat-trong-tieu-thuyet-viet- nam-dau-the-ky-xxi/

19. Thanh Hà (2015), Cái nhìn ngược sáng về phía bên kia.

http://danviet.vn/tin-tuc/bien-ban-chien-tranh-1-2-3-475-cai-nhin-nguoc- sang-ve-phia-ben-kia-573901.html

20. Lê Bá Hán (2002), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1992), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Nhã Phương (1999), Lý luận văn học – Vấn

đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, TP. HCM.

23. Trần Mai Hạnh (2014), Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Phạm Ngọc Hiền (2018), Tiểu thuyết Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Chí Hoan (2011) Con mắt người đối chiến.

http://tiasang.com.vn/-van-hoa/con-mat-nguoi-doi-chien-4054.

26. Nguyễn Trí Huân (2003), Chim én bay, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Hùng (2014), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dưới

góc nhìn tự sự học, Luận Án T.S Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà

Nội.

28. Ngọc Ký (dịch, 1963), Hình tượng nghệ thuật, NXB Văn hóa nghệ thuật,

Hà Nội.

29. Lê Thị Thúy Lan (2013), Nghiên cứu về Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy, Luận văn Th.s ĐH KHXH&NV, Hà Nội.

30. Mai Giang Lân – Bùi Việt Thắng (2007) Văn học Việt Nam sau 1975, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa văn học, Hà Nội.

31. Tôn Phương Lan (2011), Một cách nhận diện về sự vận động của tiểu thuyết sử thi.

http://vannghequandoi.com.vn/Phe-binh-van-nghe/Mot-cach-nhan-dien- ve-su-van-dong-cua-tieu-thuyet-su-thi-3325.html.

32. Nguyễn Thị Hoa Lê (2015), “Cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết

của Khuất Quang Thụy qua Những bức tường lửa, Không phải trò đùa và Đối chiến, Luận văn Th.s ĐHKHXH&NV, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Lệ(2013), Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong tiến trình

đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh, Luận văn Th.s ĐH KHXH&NV,

Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Long (2016), Văn học thời kì Đổi mới - xu hướng vận động.

http://vannghequandoi.com.vn/Binh-luan-van-nghe/van-hoc-thoi-ki-doi- moi-xu-huong-van-dong-9398.html.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 96 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)