Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công trình nghiên cứu: “Địa chí Thanh Hoá, tập 2” (2004), Nxb VHXH,
Hà Nội được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ-HĐND-UBND tỉnh Thanh Hoá giới thiệu một cách toàn diện các mặt văn hóa, xã hội liên quan đến mảnh đất, con người xứ Thanh Về công tác y tế, cuốn sách tập trung giới thiệu một cách khái quát quá trình ra đời, phát triển của của y học phương Đông và phương Tây trên mảnh đất Thanh Hoá Về phần y tế từ sau cách mạng tháng Tám 1945, cuốn sách giới thiệu về quá trình phát triển của nền y tế cách mạng qua các thời kỳ lịch sử, nhấn mạnh đến hệ thống tổ chức của y tế Thanh Hoá, những thành quả về điều trị, phòng chống các bệnh xã hội, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, về công tác dược và vật tư y tế
Sách “Ngành Y tế Thanh Hoá 60 năm xây dựng và trưởng thành” (2005), Nxb Thanh Hoá do Sở Y tế Thanh Hoá biên soạn, đây là cuốn sách ra đời nhân kỷ niệm 60 năm thành lập ngành y tế Thanh Hoá kể từ sau cách mạng tháng Tám 1945 Cuốn sách này đã khái quát về quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành y tế Thanh Hoá kể từ khi được thành lập cho đến năm 2005
Nội dung sách mang tính liệt kê các sự kiện liên quan đến công tác y tế trong tỉnh qua các thời kỳ lịch sử nhằm giới thiệu truyền thống của ngành mà không đi sâu vào việc phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình xây dựng và trưởng thành, không đề cập những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác CS&BVSKND trong tỉnh cũng như đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời kì tiếp theo
Sách “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (1975-2000)”
(2005), Nxb Thanh Hoá do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo biên soạn là cuốn sách giới thiệu một cách có chọn lọc những sự kiện tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá từ năm 1975 đến năm 2000 Trong cuốn sách này, phần về y tế được giới thiệu chiếm một số lượng bài rất ít, trải đều qua các năm
Sách “Thanh Hóa-thế và lực mới trong thế kỷ XXI” (2003), Nxb CTQG,
Hà Nội do tác giả Chu Viết Luân (chủ biên) trình bày một cách có hệ thống, ngắn gọn, không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản, mà còn cho thấy được bức tranh toàn cảnh trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như các huyện, thị, thành phố, doanh nghiệp tiêu biểu, các gương mặt mới, những nhân tố mới trong sản xuất, kinh doanh và trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ đó hình dung rõ hơn về hướng đi tới của Thanh Hóa trong tương lai
Trong cuốn sách này, phần y tế được đề cập đến qua các bài giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Hội đông y, Công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá
Các công trình nêu trên là nguồn tư liệu có giá trị, cung cấp cho chúng ta có một cái nhìn khái quát về ngành y tế Thanh Hoá kể từ khi được thành lập
Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ tập trung giới thiệu mang tính chất liệt kê các sự kiện liên quan đến hoạt động chuyên môn y tế mà không đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong quá trình phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh Đặc biệt, các công trình không đúc rút tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CS&BVSKND trong tỉnh, không nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác y tế trong thời kỳ mới nhằm đáp ứng yêu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân Từ thực tế đó, nhằm đánh giá một cách toàn diện sự nghiệp y tế tỉnh Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ đổi mới, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cũng như đề xuất kiến nghị những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời kỳ tiếp theo, tác giả đã quyết định chọn đề tài này làm luận văn nghiên cứu khoa học.
Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu: Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã khai thác và sử dụng một số nguồn tài liệu khác nhau Cụ thể là:
- Nguồn tài liệu thành văn:
+ Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về y tế thời kỳ đổi mới
+ Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay có liên quan đến công tác y tế
+ Các tài liệu chỉ đạo công tác y tế của Sở Y tế Thanh Hóa + Các tác phẩm có liên quan đến đề tài như: Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, Địa chí Thanh Hóa, Lịch sử Thanh Hóa,…
+ Các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài đăng trên các sách báo, tạp chí
- Nguồn tài liệu tranh ảnh, sơ đồ, thống kê… mang tính chất minh họa làm phong phú nội dung, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về luận văn
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này, tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận sử học Mác xít làm nền tảng; phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng một số phương pháp có liên quan đến đề tài luận văn như: thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, sưu tầm và chọn lọc tư liệu, …nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra Trên cơ sở đó, người nghiên cứu rút ra những kết luận chính xác, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
Đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học: Luận văn tập trung trình bày về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với sự nghiệp y tế trong 20 năm đổi mới trên các lĩnh vực: xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng (YTDP) và phòng chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh, dược và vật tư y tế và một số công tác khác, qua đó nêu bật lên được những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá trong công tác CS&BVSKND trong tỉnh Trên cơ sở đó làm sáng tỏ vai trò, đóng góp của Đảng bộ Thanh Hóa đối với sự nghiệp phát triển y tế của tỉnh Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế, người viết đúc rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cũng như đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp y tế của tỉnh trong thời kỳ tiếp theo
Về mặt thực tế: Luận văn bổ sung thêm nguồn tư liệu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với y tế địa phương Nó là cuốn tài liệu cần thiết cho những ai quan tâm đến công tác y tế tỉnh Thanh Hoá Đồng thời bổ sung nguồn tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương Từ đó nâng cao sự hiểu biết, trách nhiệm của mọi người dân cả nước nói chung và người dân Thanh Hoá nói riêng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm các phần sau:
VÀI NÉT VỀ THANH HOÁ VÀ SỰ NGHIỆP Y TẾ DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRƯỚC NĂM 1986
Vài nét khái quát về Thanh Hoá
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thanh Hóa là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ ở núi Đọ (Thanh Hóa) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Đông Nam Á mà còn được cả thế giới biết đến Mặt khác, Thanh Hóa còn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả trong lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế Vì vậy, mảnh đất này là nơi phát sinh nhiều triều đại phong kiến Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Với những kỳ tích đó, Thanh Hóa được ví như một hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, theo lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt, đất đai màu mỡ, phì nhiêu….”
Cũng như những vùng đất khác trên nước Việt Nam, trải qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm, Thanh Hóa cũng thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi
Tên đơn vị hành chính Thanh Hóa được thay đổi qua các thời kỳ theo phương thức cai trị của bộ máy trung ương toàn lãnh thổ Thời Hùng Vương, Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân của vương quốc Văn Lang Thời thuộc Hán, đất Thanh Hóa ngày nay là một phần quận Cửu Chân, thuộc bộ Giao Chỉ
Thời Tam Quốc-Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, Thanh Hóa tương đương với quận Cửu Chân Đến nhà Lương đặt là Ái Châu, đất Thanh Hóa từ “quận” chuyển thành “châu” Sang thời Tùy-Đường, Thanh Hóa lại được đặt lại tên cũ là quận Cửu Chân Thời Đinh-Tiền Lê, Thanh Hóa vẫn là Ái Châu Thời Lý-Trần, tên đơn vị hành chính của tỉnh Thanh Hóa được đổi sang “lộ” và
“phủ”, sang đó được đổi thành “trấn” ở thời Trần-Hồ, “thừa tuyên” ở đầu thời
Lê, “xứ” thời Hồng Đức Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi tên là tỉnh Thanh Hoa Đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đổi là tỉnh Thanh Hoá Tên gọi tỉnh Thanh Hoá bắt đầu có từ đây
Dưới thời thuộc Pháp, Thanh Hóa là một tỉnh thuộc xứ Trung Kỳ, có một tỉnh lỵ, 14 phủ, huyện đồng bằng, trung du và 6 châu thượng du
Từ sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Thanh Hóa là một tỉnh thuộc Liên khu IV cả về hành chính và quân sự Các phủ, huyện, châu cũ được đổi thành 21 huyện và một thị xã Đến năm 1995, bản đồ địa lý hành chính tỉnh Thanh Hóa chính thức gồm: 1 thành phố, 2 thị xã và 20 huyện Từ năm 1999, theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ ngày 05/08/1999 về việc điều chỉnh địa giới hành chính và cho đến hiện nay, tỉnh Thanh Hóa gồm 27 huyện, thị, thành phố với 630 xã, phường, thị trấn, 5.759 thôn, xóm, làng, bản, phố [82, tr 279] Trong đó có 11 huyện miền núi là: Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Thường Xuân; 5 huyện ven biển: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia; 8 huyện đồng bằng trung du là: Đông Sơn, Hà Trung, Nông Cống, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định; thành phố Thanh Hóa và 2 thị xã: Bỉm Sơn và Sầm Sơn
Thanh Hóa là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Thanh Hóa có vỹ độ Bắc 19 0 33 ' -
20 0 30 ' , kinh độ Đông 114 0 -106 0 30 ' Phía Bắc Thanh Hóa giáp các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La với đường ranh giới dài 175 km Phía Nam và Tây Nam liền kề Nghệ An với đường ranh giới dài hơn 160 km Phía Tây nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 192 km Phía Đông, mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông, với đường bờ biển dài trên 102 km và một thềm lục địa khá rộng Phần đất liền của Thanh Hóa chạy dài theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam
Thanh Hóa có mạng lưới giao thông phát triển khá hoàn chỉnh Thanh Hóa nằm án ngữ trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền mạch máu giao thông Bắc-Nam Tỉnh Thanh Hóa từ rất sớm được xem là nơi tập trung các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng trong cả nước, nên việc đi lại và phát triển kinh tế của nhân dân rất thuận lợi Dọc chiều dài toàn tỉnh là Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua, trong đó có các điểm mút giao thông quan trọng như: Cầu Lèn, cầu Hàm Rồng, bến phà Ghép Đường 15A từ phía Tây, Tây Bắc Bộ xuyên qua vùng trung du và miền núi phía Bắc Thanh Hóa kéo dài về phía Nam sang đất Nam Đàn (Nghệ An) Đường 217 từ
Na Mèo đến tỉnh lỵ Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) Ngoài ra còn có nhiều hệ thống đường nhánh tỏa đi khắp tỉnh, nối liền các tỉnh khác trong và ngoài nước….Do đó, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Thanh Hóa luôn là mục tiêu bị đánh phá ác liệt
Hệ thống giao thông đường thủy với bờ biển dài 102 km và một vùng thềm lục địa rộng lớn được đánh giá là một kho tài nguyên vô giá về khoáng sản và hải sản Ngoài tiềm năng về kinh tế, vùng biển và thềm lục địa còn được đánh giá là có vị trí chiến lược, có nhiều điểm xung yếu về quốc phòng, tạo thành nhiều mục tiêu quân sự và các điểm cao quan trọng
Thanh Hoá là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế phía Trung Bộ và Nam Bộ nên có một vị trí rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và giao lưu quốc tế
Thanh Hóa có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi trung du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nước biển), đến bãi bồi, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngoài khơi Địa hình Thanh Hóa có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào)
Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam Đến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các núi đồi cao trên dưới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là vùng thềm lục địa rộng và nông dưới đáy vịnh Bắc Bộ
Khí hậu Thanh Hóa mang đặc điểm của vùng khí hậu Bắc Bộ với một mùa đông (tuy ngắn) lạnh và khô, vừa mang những tính chất riêng của khí hậu Trung Bộ Mùa mưa muộn hơn các nơi khác và bão muộn hơn Bắc Bộ Đồng thời, Thanh Hóa còn có những ngày khô nóng do chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam thổi từ Lào sang Nhìn chung, khí hậu Thanh Hóa có tính chất chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24 0 c ở vùng đồng bằng-trung du; 20 0 c ở vùng núi Lượng mưa trung bình 1600-2000 mm/năm Số ngày mưa 130-150 ngày và mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới
2.1.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước
Thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, lần V và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong thời kỳ của các nhiệm kỳ Đại hội đó, nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực, cải tiến được một phần cơ cấu nền kinh tế, xã hội, đặt những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới Song, chúng ta chưa tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm (1981-1985), chúng ta không ổn định được mục tiêu đề ra là ổn định tình hình kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân Trái lại, sai lầm về tổng điều chỉnh giá, lương, tiền cuối năm 1985 đã làm cho nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn mới Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng Trong khi đó, trên thế giới các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã bị khủng hoảng do không bắt nhịp được thời đại Do đó, đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại
Bối cảnh đó Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
(12/1986) với phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, từ đó xác định nhiệm vụ và đường lối chiến lược để đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích sâu sắc những thành quả và sai lầm, khuyết điểm của cách mạng nước ta, đồng thời rút ra những bài học về hành động để phù hợp với quy luật khách quan Từ đó, Đại hội đã xác định nhiệm vụ, mục đích của cách mạng trong thời kỳ đất nước đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội là: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết một lòng, quyết đưa hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [30, tr 37-38] Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị, đến xã hội, văn hoá, tư tưởng, những trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế
Về y tế, Đại hội nhấn mạnh: “Sức khỏe của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân Trên cơ sở tiếp tục quán triệt các quan điểm y học dự phòng, kết hợp y học hiện đại với YHCT và phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trước mắt tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động y tế và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân Có biện pháp tích cực và chính sách thích hợp nhanh chóng cũng cố mạng lưới y tế, nhất là y tế huyện, quận và cơ sở Phát động rộng rãi phong trào quần chúng và huy động lực lượng các ngành tham gia bảo vệ và làm sạch môi trường, phòng và chống dịch, phòng và chống các bệnh xã hội, nghề nghiệp….Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khám và chữa bệnh Tăng cường giáo dục cán bộ, nhân viên y tế về thái độ, tinh thần phục vụ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, không ngừng nâng cao trình độ của nền y học và y tế nước ta Cố gắng đầu tư thêm cho công tác y tế và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, văn hóa của đội ngũ cán bộ y tế Phát triển sản xuất dược phẩm và thiết bị, dụng cụ y tế Mở rộng nuôi trồng, chế biến và sử dụng có hiệu quả thuốc ta Có chính sách đầu tư để hình thành các vùng dược liệu tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm và cho xuất khẩu, mở rộng sản xuất hóa dược, xây dựng công nghiệp kháng sinh
Nâng cao năng lực xuất khẩu để nhập khẩu những thứ chưa sản xuất được
Xây dựng ngành công nghiệp dược phẩm Tranh thủ sự hợp tác quốc tế và sử dụng đúng các nguồn viện trợ trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân dân” [30, tr 93-94] Đại hội VI của Đảng là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình sang một thời kỳ mới của đất nước Việt Nam
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành y tế cả nước nói chung và y tế Thanh Hóa nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trở ngại Trước năm
1986, Việt Nam đã có một nền y tế khá phát triển, với một màng lưới y tế rộng khắp tới tận thôn xóm Y tế Việt Nam đã từng là hình mẫu cho nhiều nước học tập Sau năm 1986, và nhất là sau năm 1989, sự tác động của cơ chế thị trường làm cho hệ thống y tế gặp nhiều khó khăn không chỉ ở nông thôn mà còn ở bệnh viện các tuyến
Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, nhận thức của ngành y tế về đổi mới hoạt động trong điều kiện nền kinh tế chuyển dần sang kinh tế thị trường chưa rõ ràng, tuy nhiên có định hướng của Đảng, Nhà nước, trong đó có Bộ Y tế chưa ban hành kịp thời những chế độ chính sách, những cơ chế để thực hiện chuyển hướng Ngân sách nhà nước cấp giảm dần hàng năm, nguồn thu tài chính hợp pháp không có, nhân dân thì quen được Nhà nước bao cấp toàn bộ thuốc men, thậm chí cả ăn khi vào bệnh viện
Tăng trưởng kinh tế đã làm tăng thêm mức sống dân cư một cách đáng kể, cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hóa giàu nghèo Có những kẻ giàu, người nghèo ngay trong một vùng địa lý, dân cư Cách biệt giàu nghèo đã ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng dịch vụ y tế Nhóm người nghèo sử dụng cơ sở y tế công trong khám chữa bệnh thấp hơn hẳn nhóm người có thu nhập cao
Sự khác biệt giữa miền xuôi và miền núi cũng bắt đầu nảy sinh những vấn đề trong sử dụng các cơ sở y tế Bên cạnh đó, vấn đề tệ nạn xã hội có xu hướng ngày càng phát triển, đạo đức xuống cấp, nhiều lĩnh vực phải hoạch toán lại, nhân dân phải lo lấy việc chăm sóc sức khỏe, đến bệnh viện phải trả viện phí… làm cho một số cán bộ ở các bệnh viện làm công tác điều trị bệnh nhân dẫn đến một số tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc
Trước yêu cầu đổi mới hoạt động y tế đang đứng trước một thực tế hết sức phức tạp, với khả năng đầu tư có hạn của ngân sách, ngành y tế phải từng bước khắc phục tình trạng bao cấp tràn lan, song phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các chính sách xã hội Trong khi xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, những ảnh hưởng của cơ chế thị trường trong đời sống kinh tế, đổi mới với sự công bằng trong ngành y tế đã đặt ngành đứng trước lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình thực tế để tồn tại và phát triển Mặt trái của cơ chế thị trường tác động rất lớn đến công tác y tế, làm ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ngành y tế
Trước tình hình đó, Đảng ta đã đưa ra chủ trương chung nhằm phát triển y tế trong cả nước: Hướng phát triển y tế là Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tư nhân là một lực lượng cần tham gia cùng chia sẻ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 04 (khóa VII) ngày 14/01/1993 “Về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế của sự nghiệp CS&BVSKND từ sau khi thực hiện đổi mới, đã đưa ra những quan điểm cơ bản và mục tiêu của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân:
Các quan điểm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân:
- Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe
- Việc chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề về bệnh tật cần phải theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, đi đôi với nâng cao hiệu quả điều trị
- Kết hợp y học hiện đại với YHCT dân tộc
- Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thành tựu và hạn chế
3.1.1 Những thành tựu đạt được
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII của Đảng và các Đại hội đại biểu lần thứ XII-XVI của tỉnh, y tế Thanh Hoá đã từng bước tháo gỡ những khó khăn trở ngại để cũng cố và phát triển ngành, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng ngày càng cao trong chăm sóc sức khoẻ Cán bộ, nhân viên trong ngành y tế Thanh Hoá đã học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, nắm vững những quan điểm chỉ đạo của Đảng cùng những mục tiêu mà tỉnh đã đề ra về CS&BVSKND Thực tiễn 20 năm đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng và những chủ trương của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn Qua 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác CS&BVSKND ở Thanh Hoá đạt được một số thành tựu cơ bản sau:
Thứ nhất, mạng lưới y tế cơ sở được cũng cố, từng bước hoàn thiện và phát triển cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về cán bộ, tổ chức, chính sách và phương thức hoạt động phù hợp với thời kỳ mới Đây là niềm ước ao, mong đợi từ lâu của ngành y tế và của cả cộng đồng, bởi vì y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng, là người gần dân nhất, trực tiếp phục vụ và cùng nhân dân thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện thắng lợi các chương trình y tế quốc gia, là yếu tố quan trọng góp phần đưa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống và đó cũng là một yếu tố quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội Cũng cố y tế cơ sở còn có nhiều ý nghĩa lớn lao hơn, đã thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa công tác y tế, đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, mô hình mới trong công tác CS&BVSKND trong từng gia đình, từng thôn xóm, bản làng
Có thể nói chưa bao giờ đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, những chiến sỹ áo trắng ngày đêm bám sát dân và chịu trách nhiệm về sức khoẻ của cộng đồng dân cư, được cũng cố vững chắc và có chất lượng như hiện nay Với số lượng 2.840 người trong định biên, chủ yếu là bác sỹ và trung cấp, rất ít sơ cấp đảm bảo mỗi trạm y tế trên khắp các xã, phường toàn tỉnh đều có từ 3 đến 6 người, được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, được chọn lọc kỹ càng về phẩm chất đạo đức và được trả lương theo Quyết định 58/TTg của Thủ tướng Chính phủ
100% số xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế hoạt động, không có xã trắng về y tế Tính đến 6 tháng đầu năm 2006, số xã có bác sỹ tăng lên 370 xã (58,45%)
92,4% số trạm y tế có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi Cán bộ y tế cơ sở định biên đã được đóng Bảo hiểm xã hội, được hưởng chính sách hỗ trợ khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và khi công tác tại vùng cao
Hoạt động của y tế cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế ban hành đã dần dần đi vào nề nếp Nội dung và phương thức hoạt động đã chuyển biến theo hướng dự phòng tích cực, gần dân hơn Quản lý các chỉ số sức khỏe chặt chẽ và tốt hơn Hiệu suất công tác cao hơn, tinh thần phục vụ và chất lượng dịch vụ y tế cao hơn, người dân sử dụng dịch vụ y tế tại trạm nhiều hơn Triển khai thực hiện Chỉ thị 06 của Ban Bí thư Trung ương về cũng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng triển khai và đã đi vào cuộc sống cộng đồng Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 370 của Bộ Y tế về 10 Chuẩn quốc gia y tế xã, đến hết năm 2005, đã có 248 Trạm y tế xã đạt Chuẩn quốc gia y tế xã (bằng 39,17%), trong đó có 94 xã miền núi và xã vùng 135; có 4 huyện đạt trên 60% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là Thọ Xuân, Đông Sơn, Yên Định và Thiệu Hóa Phần lớn các Trạm y tế thuộc xã đạt chuẩn quốc gia đều được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
Số thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động tính đến năm 2005 là 5.127/5.573 thôn, bản (chiếm 92%) 100% nhân viên y tế thôn, bản đã được nhà nước trả phụ cấp, một số nơi được trả thêm bằng nguồn kinh phí của địa phương và đóng góp của cộng đồng Bên cạnh đó, mỗi chòm bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn có 1 cán bộ y tế được tỉnh trả lương, tất cả gắn chặt với nhau, phối hợp với các lực lượng y tế của các lực lượng vũ trang trên địa bàn, tạo thành một màng lưới rộng khắp, khép kín đủ sức đảm nhiệm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tuyên truyền và quản lý sức khoẻ tại cộng đồng Hiện nay, hệ thống khám chữa bệnh cho nhân dân ở Thanh Hoá đã được bao phủ trong toàn tỉnh, kể cả vùng sâu, vùng xa, mọi người đều được tạo cơ hội để khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế
Thứ hai, mạng lưới khám chữa bệnh và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không ngừng được cũng cố, phát triển, đáp ứng về cơ bản yêu cầu khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân trên toàn tỉnh với chất lượng ngày càng cao và chi phí hợp lý, được nhân dân chấp nhận
Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn và tinh thần phục vụ giảm phiền hà cho người bệnh, ngành đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực Các cơ sở khám chữa bệnh được quan tâm, từng bước đầu tư, mặc dù chưa đồng bộ song đến nay các đơn vị đã đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản phục vụ bệnh nhân Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá với hệ thống 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 24 bệnh viện đa khoa huyện, thị, thành phố, 34 phòng khám đa khoa khu vực, 34 Trung tâm YTDP (trong đó có 9 trung tâm tuyến tỉnh, 25 trung tâm tuyến huyện), 2.086 cơ sở hành nghề y dược tư nhân Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện và tiến bộ rõ rệt Nhiều trang thiết bị hiện đại, thích hợp và hiệu quả đã được mua sắm và sử dụng cho cả tuyến tỉnh, huyện, thị, trạm y tế xã và các chòm bản vùng cao cũng như được trang bị thêm y cụ, túi thuốc cần thiết
Trong chuyên môn, đã hiện đại hóa trang thiết bị y tế và phát triển các kỹ thuật chuyên sâu như chụp CT Scaner, chạy thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi, siêu âm 4D, mổ Laser…
Bệnh viện Đa khoa tỉnh có nhiều cán bộ chuyên sâu và trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán các bệnh khó và chẩn đoán được chính xác như: máy điện tim, chẩn đoán các bệnh tim; máy siêu âm hiện đại, có cả máy siêu âm màu để chẩn đoán các khối ở các phủ tạng, đo kích thước các phủ tạng đặc; điện não đồ chẩn đoán một số chứng bệnh về não; máy nội soi trực tràng, ổ bụng, bàng quang, máy soi dạ dày ống mềm; máy X.quang tăng sáng truyền hình; máy siêu âm mắt; máy soi phế quản; các máy tán sỏi, bàng quang, dao mổ điện; gây mê, hỗ trợ hô hấp và tạo ô xy bảo đảm cho an toàn phẫu thuật; máy xét nghiệm cùng một thời gian cho biết nhiều thông số xét nghiệm máu (huyết học 18 chỉ tiêu), nước tiểu; thiết bị sàng lọc máu để truyền máu an toàn và loại trừ lây nhiễm viêm siêu vi và HIV, số lượng máu chuyền cho bệnh nhân tăng khoảng 1000 lít/năm; máy lọc thận nhân tạo đã cứu sống được nhiều bệnh nhân suy thận cấp tính, đặc biệt là bệnh nhân tự tử bằng thuốc ngủ, mật cá trắm…
Bệnh viện Phụ sản được trang bị máy siêu âm; máy thở; máy tạo ô xy; máy theo dõi cơn co tử cung, nhịp đập thai nhi; máy theo dõi khi chuyển dạ nhiều chức năng; máy sàng lọc, máy phòng chống nhiếm HIV khi truyền máu Đặc biệt đã có máy phẫu thuật nội soi qua màn hình Các bác sỹ đã bắt đầu cắt u nang buồng trứng, bóc tách dính vòi trứng, rút ngắn được thời gian phẫu thuật, bệnh nhân chỉ điều trị sau 3 ngày là có thể xuất viện
Bệnh viện Tâm thần đã mở rộng việc điều trị bệnh nhân tại cộng đồng có hệ thống theo dõi hướng dẫn, nhờ vậy đã giải toả gánh nặng bệnh nhân nằm viện
Bệnh viện chống Lao đã áp dụng phương pháp đa hoá trị liệu đối với bệnh nhân lao, rút ngắn thời gian điều trị và tích cực phát hiện, quản lý bệnh nhân lao
Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng đã được xây dựng tại địa điểm mới (thị xã Sầm Sơn) thực hiện phục hồi chức năng sau các di chứng bằng vận động liệu pháp với nhiều thiết bị hiện đại
Một số bài học kinh nghiệm
Sau 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội, cũng cố an ninh quốc phòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự quản lý điều hành của UBND tỉnh, chỉ đạo của ngành y tế, sự phối hợp và giúp đỡ có hiệu quả của các ban ngành, các đoàn thể và địa phương, sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, sự nghiệp
CS&BVSKND ở Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu to lớn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân đối với công tác chăm sóc sức khoẻ Thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển y tế trong 20 năm qua ở Thanh Hoá, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm để tiếp tục phát triển hơn nữa trong tình hình mới:
Thứ nhất, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo cụ thể, sát sao của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể nhân dân Đây là điều đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định để đảm bảo thực hiện thắng lợi công tác y tế trong thời kỳ mới Đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người và chính là đầu tư cho phát triển
Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện một các đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Y tế cũng như chủ trương, chính sách của tỉnh về y tế, từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tập trung phấn đấu Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các đoàn thể và các tổ chức xã hội cùng phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt kế hoạch triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về y tế Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hành động khi triển khai thực hiện công tác y tế trên địa bàn tỉnh
Từng bước tăng cường đầu tư kinh phí cho sự nghiệp y tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Thứ hai, tiếp tục cũng cố và hoàn chỉnh mạng lưới y tế cơ sở cả về chính sách, đào tạo cán bộ và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, địa phương và ngành cùng lo Đóng góp của nhân dân và các tổ chức xã hội là chính, hỗ trợ của trên là quan trọng, ngay ở các xã và kể cả y tế thôn, bản Vì y tế cơ sở là y tế cho cộng đồng dân cư nhỏ nhất của xã hội, là người trực tiếp chăm lo sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng Điều này vừa đảm bảo quan điểm y học dự phòng, vừa thể hiện tính ưu việt và nhân văn cao cả của xã hội ta Đây là bài học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó khẳng định vai trò không thể thay thế được của y tế đối với việc CS&BVSKND, thể hiện sự công bằng cho mọi người dân trong việc chăm sóc sức khoẻ của chính mình
Thứ ba, phát triển sự nghiệp y tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, vì vậy phải huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng
Các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định đúng vai trò, chức năng của mình trong việc chỉ đạo các hoạt động y tế ở địa phương với mục đích hướng sự phát triển y tế phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu mà tỉnh đề ra Muốn vậy, điều quan trọng là phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngành, của từng địa phương đối với công tác y tế, không trông chờ, ỷ lại, biết dựa vào nhân dân để phát triển sự nghiệp y tế
Làm tốt hơn nữa xã hội hóa công tác y tế, ưu tiên và hướng mạnh hơn nữa về cơ sở, huy động mọi nguồn lực để giải quyết cơ bản, dứt điểm từng việc trong công tác y học dự phòng, đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường và nước sạch Có những giải pháp tích cực đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người sống ở những vùng khó khăn được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản và chuyên sâu đem lại niềm tin cho nhân dân đối với chế độ
Thứ tư, cần gắn chặt hơn nữa công tác phát triển y tế trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của từng địa phương
Tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa các chương trình y tế quốc gia để không ngừng nâng cao chất lượng công tác CS&BVSKND trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và xã hội Y tế phát triển vừa là đối tượng vừa là động lực cho sự phát triển đất nước và con người, nó tham gia tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Nếu sức khoẻ phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ Tổ quốc, sức khoẻ rất cần cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành y tế là đội ngũ xung kích trên mặt trận CS&BVSKND, đem lại lợi ích sức khoẻ cho tất cả mọi người Sự phát triển y tế luôn gắn liền với phát triển kinh tế, kinh tế phát triển tạo điều kiện thúc đẩy việc CS&BVSKND được tốt hơn, nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn mạng lưới cơ sở nhanh hơn
Cùng với việc gắn phát triển y tế với phát triển kinh tế là phát triển y tế gắn liền với văn hoá Đó là việc thực hiện tốt công tác YTDP, vệ sinh môi trường sống, thực hiện phong trào ba công trình, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường sống sạch sẽ chính là bảo vệ sức khoẻ của mình và được nhân dân hưởng ứng Và thông qua các hoạt động văn hoá truyền thống, hiện đại ngành y tế đã lồng nhiều nội dung y tế vào để tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc chăm sóc sức khoẻ
Thứ năm, có những biện pháp hợp lý và đúng đắn để cải thiện đời sống, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ nhân viên ngành y tế
Muốn vậy, cần phải có những cơ chế, chính sách thiết thực để khuyến khích, thu hút đội ngũ cán bộ y tế yên tâm công tác, phát huy hơn nữa tài năng và y đức của mình trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, làm tròn bổn phận của người thầy thuốc Để hoàn thành tốt công tác được giao, điều quan trọng là cũng cố sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ ngành và từng đơn vị, xây dựng cơ chế quản lý, cơ chế làm việc mới phù hợp để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác và xây dựng tổ chức vững mạnh, tạo ra một tinh thần cố kết cộng đồng cao, đồng nghiệp gắn bó cùng nhau sống và làm việc trong một môi trường đầy tình thương yêu, chia sẻ
Thứ sáu, cần ra sức khắc phục và hạn chế những khó khăn, tồn tại mà ngành đang phải đối mặt là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp y tế của tỉnh
Muốn vậy, cần phải nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đẩy mạnh công tác thanh tra, quản lý hành nghề y dược tư nhân, quản lý nghiêm ngặt thuốc gây nghiện, thuốc độc, phòng chống thuốc giả, thuốc kém phẩm chất Đồng thời tăng cường tiết kiệm, đấu tranh kiên quyết với các tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, hối lộ, lãng phí thời gian, tiền của của công ở mọi khâu, mọi lúc, mọi người và mọi đơn vị Đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn những tiêu cực nảy sinh trong nội bộ ngành y tế, tạo cho nhân dân có niềm tin vào đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, xứng đáng với danh hiệu “Lương y như từ mẫu”
Những bài học kinh nghiệm nêu trên cần được quán triệt không chỉ ở giai đoạn hiện tại mà còn phải coi đó là bài học thiết thực để tiếp tục phát triển hơn nữa sự nghiệp y tế tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn tiếp theo nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CS&BVSKND của tỉnh.
Một số vấn đề đặt ra
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI (2006) trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch kinh tế, xã hội 5 năm (2001-2005), đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho thời kỳ 2006-2010 Về y tế, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (2006-2010) được Đại hội đặt ra là: “Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm dưới 1% 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm
2010 Đến năm 2010, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn 25‰, dưới 5 tuổi còn 32‰, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 2%; tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan thai sản dưới 0,7‰; tuổi thọ trung bình của người dân nâng lên
Cũng cố y tế cơ sở, đến năm 2010, có 100% trạm y tế miền xuôi và 70% trạm y tế miền núi có bác sỹ, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh trung học, 100% thôn bản có cán bộ y tế, tạo điều kiện thuận lợi về các mặt để mọi người, mọi nhà đều được hưởng thụ các dịch vụ y tế, chủ động phòng ngừa, chữa bệnh kịp thời Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách… ” [40, tr 50, 63]
Thực tiễn 20 năm đổi mới đã chứng kiến bước trưởng thành rất đáng tự hào của sự nghiệp CS&BVSKND của ngành y tế Thanh Hoá Trong nhiều năm, Thanh Hoá luôn là một trong những đơn vị có thành tích cao trong lĩnh vực này Song bên cạnh đó, ngành y tế vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về công tác y tế giai đoạn (2006-2010) cũng như những năm tiếp theo của sự nghiệp đổi mới, từng bước khắc phục những khó khăn, tiếp tục đưa sự nghiệp phát triển y tế lên một tầm cao mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự quản lý điều hành của UBND tỉnh mà trực tiếp thực hiện là ngành y Thanh Hoá, cần tập trung vào một số vấn đề dưới đây:
Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác y tế Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để đẩy mạnh công tác CS&BVSKND không chỉ trong cả nước nói chung mà ở Thanh Hoá nói riêng
Nhà nước cần tăng cường đầu tư ngân sách cho y tế, trước hết tập trung cho YTDP, bệnh viện đa khoa huyện và nâng cấp các trạm y tế, tăng chỉ tiêu đào tạo cử tuyển (theo vùng, miền) đối với các trường đại học y, dược Chính phủ và Quốc hội cần ban hành chính sách ưu đãi đối với cán bộ y tế công tác ở cơ sở, đặc biệt là vùng miền núi, vùng nông thôn Hạn chế tình trạng chảy máu chất xám từ hệ công lập sang dân lập, từ nông thôn, miền núi về thành thị
UBND tỉnh cần có những hướng dẫn và quy định cần thiết cho việc thực hiện đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cần chủ động bố trí ngân sách hàng năm của địa phương để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ CS&BVSKND trên địa bàn, nhất là cho các hệ bệnh viện tuyến tỉnh để từng bước đảm đương tốt được nhiệm vụ khám chữa bệnh của tuyến tỉnh Bên cạnh đó cũng chú ý quan tâm đầu tư ngân sách cho y tế cơ sở Có chính sách hỗ trợ các xã đạt chuẩn quốc gia và bố trí ngân sách của địa phương hỗ trợ các xã, phường phấn đấu đạt chuẩn hàng năm Cần tăng thêm kinh phí bổ sung cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia hoạt động để mở rộng diện triển khai và duy trì kết quả UBND tỉnh cần có các chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các loại hình khám chữa bệnh ngoài công lập để nâng cao năng lực phục vụ nhân dân Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực YTDP, nhất là cơ sở vật chất, các thiết bị cho trung tâm YTDP tuyến huyện nhằm thực hiện công tác phòng chống dịch ở cơ sở đi vào ổn định và tốt hơn
Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, các ban khác có liên quan và Đảng đoàn ngành y tế giúp Thường vụ tỉnh ủy hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện những nghị quyết, chỉ thị đó
Các cấp ủy Đảng và chính quyền căn cứ vào các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương, cần tổ chức nghiên cứu, thảo luận, có liên hệ kiểm điểm, đề ra các chủ trương, biện pháp và có quyết định cụ thể để thi hành nghị quyết, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Các ngành, ngoài việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong ngành, cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để góp phần vào việc phát triển sự nghiệp y tế theo đúng chức năng của ngành mình Các đoàn thể các cấp, cần làm tốt công tác giáo dục vận động quần chúng thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn sức khoẻ và có trách nhiệm giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ sức khỏe của ngành y tế
Ngành y tế có trách nhiệm xác định rõ các bước đi trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ đạo các đơn vị lập và thực hiện các dự án khả thi theo kế hoạch đề ra Trong quá trình triển khai thực hiện, hàng năm tổ chức rút kinh nghiệm để điều chỉnh các mục tiêu, phương thức hoạt động cho phù hợp và đạt hiệu quả
Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý các cấp về kiến thức tổ chức và quản lý trong lĩnh vực y tế Phân cấp quản lý rõ ràng cho các tuyến y tế, để các địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ theo nhu cầu thực tế, tránh chồng chéo trong việc thực hiện các chương trình
Tổ chức việc thực hiện tốt chủ trương tăng cường có thời hạn cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cho các huyện miền núi, vùng sâu còn thiếu cán bộ y tế Kết hợp quân-y trong chăm sóc sức khoẻ, nhất là ở những vùng có nhiều khó khăn trong phòng chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Mở rộng việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân để kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại các cơ sở y tế Xây dựng phong trào thi đua trong ngành, đặc biệt là việc xây dựng các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến
Thứ hai, củng cố và từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức mạng lưới y tế từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh kể cả về đầu tư, nhân lực và trang thiết bị y tế
Hệ thống tổ chức mạng lưới y tế bao gồm: YTDP, khám chữa bệnh, sản xuất cung ứng thuốc và vật tư y tế theo hướng tinh gọn và hiệu quả cao