1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC THỬ VÀ CỌC ĐẠI TRÀ

56 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Thi Công Ép Cọc Thử Và Ép Cọc Đại Trà
Người hướng dẫn GLC Phùng Xuân Thắng, Nguyễn Văn Thành
Trường học SLP Park Xuyên Á
Thể loại project
Năm xuất bản 2022
Thành phố Long An
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 12,03 MB

Cấu trúc

  • 1. KHÁI QUÁT (4)
  • 2. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG (4)
  • 3. BIỆN PHÁP CUNG CẤP CỌC (4)
    • 3.1. Vận chuyển cọc tới công trường (4)
    • 3.1. Công tác xếp cọc trên công trường (5)
  • 4. BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC (5)
    • 4.1. Trình tự thi công ép cọc (5)
    • 4.2. Huy động thiết bị và nhân công phục vụ ép cọc (6)
      • 4.2.1. Lựa chọn máy ép cọc (0)
      • 4.2.2. Trình tự lắp dựng máy ép cọc như sau (0)
    • 4.3. Thi công cọc (9)
      • 4.3.1. Công tác chuẩn bị (0)
      • 4.3.2. Công tác trắc đạc (0)
      • 4.3.3. Thi công ép cọc (10)
      • 4.3.4. Công tác hàn (0)
      • 4.3.5. Biểu theo dõi ép cọc (0)
  • 5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (16)
    • 5.1. Thi công cọc (16)
    • 5.2. Công tác thí nghiệm cọc (17)
    • 5.3. Kiểm soát hồ sơ (17)
  • 6. QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG (17)
    • 6.1. An toàn trong thi công ép cọc (17)
    • 6.2. An toàn thiết bị (18)
    • 6.3. Phòng chống cháy nổ trong và ngoài công trường (19)
    • 6.4. An toàn giao thông ra vào công trường (19)
    • 6.5. An toàn trong môi trường làm việc (19)

Nội dung

Biện pháp thi công ép cọc thử, Biện pháp thi công ép đại trà, Thuyết mình và bản vẽ biện pháp thi công ép cọc, Biện pháp thi công ép đại trà, Thuyết mình và bản vẽ biện pháp thi công ép cọc dự án SLP Xuyên Á

KHÁI QUÁT

Đây là biện pháp thi công và thí nghiệm cọc cho dự án:”SLP PARK XUYÊN Á 2”, hạng mục cung cấp và thi công cọc PHC D300 Class A cho nhà kho A1, nhà kho A2 và PHC D350 Class A cho nhà bảo vệ và nhà phụ trợ Biện pháp thi công bao gồm quá trình cung cấp, thi công và thí nghiệm cọc được thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thiết kế thi công của dự án với khối lượng như sau.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

Yêu cầu tiêu chuẩn áp dụng cho công tác thi công cọc theo tiêu chuẩn hiện hành và yêu cầu trong tiêu chí kỹ thuật của dự án

Bảng 2: Tiêu chuẩn áp dụng Tiêu chuẩn áp dụng cho thi công cọc:

TCVN 7888: 2014 Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực trước (áp dụng cho cọc PC và

22 TCN 272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu

JIS A5373-2010 Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

TCVN 6260-2009 Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho xi măng Portland

TCVN 7570: 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 4506: 2012 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

JIS G 3137:1994 Thép gai đường kính nhỏ cho bê tông dự ứng lực

JIS G 3532:2000 Tiêu chuẩn kỹ thuật thép sợi cho gia cường bê tông

TCVN 9394: 2012 Đóng và ép cọc – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

TCVN 9393: 2012 Phương pháp thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

TCVN 1961:1975 Mối hàn hồ quang điện bằng tay

TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình

TCVN 5308-1991 Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCVN 4055: 1985 Tổ chức thi công

15/2013/NĐ-CP Quản lý chất lượng công trình xây dựng

BIỆN PHÁP CUNG CẤP CỌC

Vận chuyển cọc tới công trường

- Các đoạn cọc sẽ được vận chuyển tới công trường chỉ khi kết quả cường độ nén 3 hoặc 5 ngày tuổi mẫu đạt ≥ 75% cường độ thiết kế (R28)

- Các đoạn cọc chuyển đến công trường bằng xe tải Cọc sẽ được kỹ sư của nhà thầu cũng như đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ và phải có đầy đủ các hồ sơ kèm theo gồm:

- Kết quả nén mẫu bê tông

Công tác xếp cọc trên công trường

- Cọc sẽ được bố trí tại vị trí nền ổn định, bằng phẳng, sắp xếp theo ngày sản xuất và mỗi chồng cọc không nên vượt quá 3 lớp

- Trong quá trình nâng hạ cọc, cọc được xếp lần lượt theo từng lớp, không được phép kéo, đẩy nhiều cọc một lúc

Hình 2 Bố trí hạ cọc

BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC

Trình tự thi công ép cọc

Trình tự thi công ép cọc theo sơ đồ bên dưới:

Huy động thiết bị và nhân công phục vụ ép cọc

TT Hạng mục ĐV Số lượng

2 Cần cẩu 10 T bánh xích Máy 02

TT Hạng mục ĐV Số lượng

4 Máy toàn đạc điện tử Máy 02

- Công suất máy ép không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định

- Tổng trọng lượng hệ phản lực không nhỏ hơn 1.1 lần lực ép thiết kế lớn nhất do thiết kế quy định

- Số lượng và chủng loại thiết bị của máy ép cọc sử dụng cho công tác ép cọc của dự án chi tiết bảng 3 bên dưới

Bảng 3: Danh sách máy ép cọc

Số lượng (máy) ĐK cọc (mm)

Máy ép thủy lực/ Robot ZYJ260 >260 04 300

Hình 3 Máy ép cọc 4.2.2 Trình tự lắp dựng máy ép cọc như sau:

- Yêu cầu vị trí lắp đặt: đủ khoảng không cho máy vào vị trí lắp đặt, mặt bằng công trường bằng phẳng đảm bảo cho xe tải trọng lớn hơn 50 tấn, cẩu phục vụ lớn hơn 25 tấn

+ Huy động cẩu phục vụ, cẩu hạ 2 chân dài từ xe xuống mặt bằng sao cho 2 chân đặt song song

Hình 4 Chân dài máy ép

+ Xe tải chở phần thân máy tiến vào giữa 2 chân dài, hạ 4 xilanh từ từ xuống 2 chân dài, xe tải di chuyển ra ngoài máy ép cọc

+ Cẩu hạ 2 chân ngắn từ xe vào vị trí

Hình 6 Chân ngắn máy ép

+ Lắp xi lanh ép cọc, tải vào vị trí Di chuyển máy ép Robot vào khu vực ép cọc

Thi công cọc

 Đắp cát tạo mặt bằng khu vực đóng cọc

 Nắm rõ các số liệu địa chất công trình, địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của các lớp đất

 Thăm dò khả năng có chướng ngại vật dưới đất để tìm cách loại bỏ

 Nền đất khu vực thi công cọc phải bằng phẳng và đầm chặt

 Nhận bàn giao mặt bằng thi công và tim mốc từ chủ đầu tư

 Định vị tim cọc ra ngoài thực địa ngoài công trường

 Hồ sơ chất lượng cọc chuyển đến công trường

 Trung chuyển và sắp xếp cọc đến gần khu vực thi công

- Sau khi tọa độ tim mốc và bản vẽ thi công được thông qua, chỉ huy trưởng công trường sẽ kiểm tra và phân công đội trắc đạc kiểm tra các tim mốc chuẩn nhận bàn giao từ Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát trước khi bắt đầu thi công Nếu có vấn đề gì về tim mốc hay sự thiếu hụt thông tin để tiến hành triển khai thi công, chỉ huy trưởng sẽ thông báo cho Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát để cùng hợp tác giải quyết

- Bố trí hệ thống mốc chuẩn và lưới các điểm kiểm tra tại vị trí gần khu vực thi công Những điểm kiểm tra cần đặt tại vị trí cố định, không dịch chuyển và cần được bảo vệ suốt quá trình thi công Những vị trí tim mốc được đánh dấu bằng cọc tre và sơn đỏ phía đỉnh

- Tất cả các tim cọc được triển khai trên mặt bằng thi công phù hợp với bản vẽ thi công đã phê duyệt từ ít nhất 2 điểm mốc chuẩn định vị do các trắc đạc viên có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi công Mỗi vị trí mốc chuẩn bao gồm tọa độ và cao độ sau khi xác định phải được đánh dấu và bảo vệ trong suốt quá trình thi công, trường hợp mất phải được khôi phục kịp thời

Tất cả các đoạn cọc đều phải được kiểm tra chấp thuận trước khi đưa vào vị trí ép

- Quá trinh thi công cọc:

Máy ép cọc bố trí trên mặt bằng thi công như bản vẽ đệ trình đã duyệt

Các đoạn cọc được bố trí hợp lí không vướng trong quá trình di chuyển máy cũng như hư hỏng trong quá trình thi công

Trình tự các bước thi công như sau

Bước 1: Thi công đoạn cọc đầu tiên

Lắp đựng đoạn cọc đầu tiên và ép tới cao độ +1.2m đến +1.4m so với mặt đất tự nhiên

Hình 9 Thi công đoạn 1 st

Máy ép cọc được điều chỉnh nằm ngang đảm bảo cọc thẳng đứng trong quá trình ép cọc Độ thẳng đứng của cọc được kiểm soát bằng bọt thủy bố trí trong buồng cabin điều khiển Bọt thủy ở tâm là máy ép cọc nằm ngang

Hình 10 Kiểm tra bằng bọt thủy

Trước và trong quá trình ép cọc phải kiểm tra bằng dây dọi được cố định theo 2 phương vuông góc với nhau từ tim cọc

Bước 2: Thi công đoạn cọc thứ 2

Kiểm tra độ thẳng đứng cọc theo hai phương bằng công tác thước nivo sau đó ép cọc tới cao đo +0.3m đến +0.5m so với mặt đất tự nhiên

Hình 11 Kiểm tra độ thẳng đứng cọc Đoạn cọc thứ 2 được hàn nối với đoạn cọc thứ nhất ( Chi tiết xem bản vẽ BPTC mối hàn ), kiểm tra độ thẳng đứng cọc và tiến hành ép Nếu lực ép không đạt Pmax thì lắp dựng đoạn cọc tiếp theo để tiếp tục thi công

Bước 3: Thi công đoạn tiếp theo Đoạn cọc tiếp theo được đặt trên và hàn nối với đoạn cọc thứ 2 và tiến hành ép bằng máy ép

Kiểm tra trong quá trình ép khi tải đạt yêu cầu của thiết kế thì tiến hành dừng ép

Sử dụng cọc dẫn thép cho thi công ép đoạn cọc cuối cùng

Bước 3: Di chuyển sang cọc tiếp theo

Sau khi mũi cọc đi vào tầng đất chịu lực, máy ép sẽ ngưng ép khi đạt chối theo thiết kế Hướng di chuyển của máy ép cọc sẽ tuân theo sơ đồ di chuyển của máy ép cọc đã được tư vấn giám sát duyệt

Hình 13 Mặt bằng máy thi công

- Các yêu cầu kĩ thuật của công tác ép cọc:

+ Tất cả các sai số về tọa độ, độ thẳng đứng đều phải đảm bảo nhỏ hơn sai số cho phép trong tiêu chuẩn “TCVN 9394: 2012: Đóng và ép cọc – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”

+ Độ lệch tâm cọc: ≤ 0.3D0 mm (D: Đường kính cọc)

+ Đoạn mũi cọc: độ lệch tâm không quá 1cm, lực tác dụng lên cọc tăng từ từ, tốc độ xuyên không quá 1cm/s

+ Các đoạn cọc tiếp theo: độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1%, tốc độ xuyên không quá 2cm/s

+ Theo dõi giá trị lực, chiều sâu trong suốt quá trình ép

+ Duy trì áp lực ép P sao cho Pmin  P  Pmax

Lực ép thi công được tính toán phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Lực ép thi công cho toàn công trình:

- D300: Ptk = 65 Tấn => Pép min= (1,5÷2)Ptk= 100 Tấn, Pép max=(2÷3)Ptk 130Tấn

- Kết quả thí nghiệm thi công cọc thử ngoài hiện trường

+ Kiểm tra tổ hợp, chiều dài cao độ sau khi ép

+ Bố trí và phân chia khu vực thi công hợp lí đảm bảo thuận tiện và an toàn ( được thể hiện ở bản vẽ đính kèm)

- Các vấn đề vướng mắc xảy ra khi ép cọc

+ Các vấn đề có thể xảy ra như sau:

- Mũi cọc vướng chướng ngại vật

- Chiều sâu ép đạt giá trị Lmax nhưng lực ép không đạt Pmin

- Lực ép đạt giá trị Pmax nhưng chiều sâu không đạt giá trị Lmin

- Cọc sau khi ép xuất hiện nứt hoặc bể

+ Trong tất cả các trường hợp trên nhà thầu sẽ thông báo tư vấn để đưa ra giải pháp giải quyết

- Đầu cọc bị xô lệch do ảnh hưởng của robot di chuyển

- Biện pháp khắc phục: Đối vùng đất yếu lót tấm tôn chống mấy lầy để máy ép cọc di chuyển Luôn đảm bảo máy ép di chuyển cần bằng Luôn kiển tra vị trí đầu cọc trong suốt quá trình máy ép cọc di chuyển nếu thấy có sự dịch chuyển đầu cọc cho ngừng ngay việc di chuyển máy ép cọc và có các biện pháp gia cố nền đất

+ Vật liệu thiết bị và khí hàn:

- Sử dụng máy hàn bán tự động với vật liệu hàn dây

- Đầu hàn với mũi 10-15mm ở dòng điện nhỏ hơn 250A và 15-25mm với dòng điện lớn hơn 250

Hình 14 Máy hàn + Trình tự hàn:

- Bề mặt cọc được vệ sinh sạch sẽ trước khi hàn nối

- Kiểm tra thiết bị hàn, điều kiện làm việc, cáp điện, cáp hàn, mối nối

- Kiểm tra nguồn điện: Trong quá trình hàn nguồn điện khoảng 110-300A và 20-26V

- Kiểm tra khí ga: kiểm tra đồng hồ đo khí để chắc chắn hoạt động tốt

- Điều chỉnh khí ga theo yêu cầu

- Lựa chọn chế độ hàn

- Kiểm tra thử: Điều chỉnh nguồn điện và khí lớn hơn yêu cầu thực tế

- Công tác hàn phải được thực hiện bằng thợ hàn có chứng chỉ nghề và được giám sát về về độ dày, chất lượng và độ thẳng đứng của cọc trước khi hàn

Hình 15 Vệ sinh mối hàn

- Công tác hàn nối cọc được bắt đầu khi đảm bảo các điều kiện sau:

 Trục của 02 đoạn cọc: đoạn trên và đoạn dưới được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc với nhau

 Trục tâm của đoạn cọc trên trùng với trục tâm của đoạn cọc dưới

 Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau

- Bắt đầu hàn: Mỗi thợ hàn phụ trách một nửa đường kính hàn cọc Mục đích đảm bảo nhiệt độ không tăng đột ngột, hai thợ hàn hàn tại hai vị trí đối diện Hơn nữa, trong suốt quá trình hàn tốc độ di chuyển của đầu hàn không vượt quá 240mm/phút Hàn nối ít nhất 2 lớp hàn để chiều cao đường hàn đạt tiêu chuẩn đề ra

- Gia tải lên cọc khoảng 10 – 15% tải trong thiết kế trong suốt thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt cọc

- Tiếp tục ép hạ cọc sau khi đã kiểm tra mối hàn nối cọc đạt các yêu cầu về kích thước chiều cao, chiều rộng và độ đồng đều theo thiết kế

- Các đoạn cọc được nối với nhau bằng đường hàn chạy xung quanh góc vát mặt bích đầu cọc

+ Kiểm tra chất lượng mối hàn:

Kiểm tra bằng mắt tại vị trí hàn nối xung quanh cọc, chiều cao đường hàn, chiều dài, quy cách đường hàn phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế, mối hàn nối kín khít, đầy, liên tục

Hình 14 Kiểm tra mối nối 4.3.5 Biểu theo dõi ép cọc

- Ghi chú tất cả giá trị lực ép cho mỗi chiều sâu 1m hoặc 2m theo chiều dài cọc đến khi kết thúc quá trình ép cọc

- Việc ghi chép lực ép tiến hành cho từng mét chiều dài cọc cho tới khi ép cọc đến độ sâu thiết kế Khi lực ép khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu tương ứng này ghi cho từng 20cm cho tới khi kết thúc ép cọc

- Biểu theo dõi gồm các nội dung sau:

 Tên cọc và đường kính;

 Áp lực ép trong mỗi 1-2m theo chiều sâu thi công và số liệu cuối cùng khi kết thúc thi công mỗi cọc;

Hình 18 Đồng hồ đo áp

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Thi công cọc

+ Kiểm tra máy móc thiết bị thi công

+ Kiểm tra vị trí, độ thẳng đứng theo 2 phương của cọc

+ Kiểm tra lực ép, độ sâu và lực ép cuối cùng(Pmin ≤ P ≤ Pmax)

+ Kiểm tra công tác hàn:

- Kiểm tra chứng chỉ của thợ hàn

- Kiểm tra đường hàn: Kích thước, chiều cao, số lớp hàn, vệ sinh sau hàn và chất lượng đường hàn

- Kiểm tra bằng mắt, chụp ảnh của mối nối hàn cho thi công cọc

+ Tất cả các sai số về tọa độ, độ thẳng đứng đều phải đảm bảo nhỏ hơn sai số cho phép trong tiêu chuẩn “TCXDVN 9394: 2012: Đóng và ép cọc – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”

 Sai số theo chiều thẳng đứng: ≤ 1%

 Sai số theo phương ngang: ≤ 0.3D (D: Đường kính cọc).

Công tác thí nghiệm cọc

+ Kiểm tra chứng nhận kiểm định của thiết bị thí nghiệm

+ Kiểm tra lắp đặt thiết bị thí nghiệm tuân theo tiêu chuẩn thí nghiệm

+ Các cọc thí nghiệm tuân theo các bước của quy trình thí nghiệm

+ Cán bộ kỹ thuật luôn quan sát và ghi chép đầy đủ kết quả từng cấp thí nghiệm.

Kiểm soát hồ sơ

+ Hồ sơ thể hiện thông số kĩ thuật trong quá trình ép cọc (chiều dài đoạn cọc, số lượng đốt cọc, vị trí hạ cọc, lực ép, thông số máy thi công …) phải được ghi chép cụ thể dưới sự giám sát của kĩ sư giám sát để lưu trữ hoặc làm căn cứ xử lý sự cố trong suốt tuổi thọ công trình Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

 Tài liệu quản lý chất lượng cọc: Phiếu xuất kho, chứng chỉ xuất xưởng, kết quả nén mẫu bê tông R7, R28

 Tài liệu quản lý chất lượng thi công: Biểu ép cọc, báo cáo ngày trên công trường

 Bảng tọa độ hoàn công tim cọc.

QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG

An toàn trong thi công ép cọc

- Tất cả công nhân viên khi vào công trường đều phải đeo bản tên trước ngực và sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động như: mũ, giày và áo Nghiêm cấm thao tác ngay sau khi uống rượu bia và khi cơ thể đang bệnh

- Người vận hành thao tác máy phải tuyệt đối chấp hành hiệu lệnh từ phía chỉ huy, không được tự ý bỏ nơi làm việc đi nơi khác, phải thường xuyên chú ý tình hình vận hành của máy, phát hiện điều gì dị thường lập tức kiểm tra xử lý

- Tất cả công nhân viên tại công trường phải chú ý mật thiết động thái của máy, để đề phòng tai nạn cũng như những rủi ro ngoài ý muốn, đặc biệt lúc câu móc vật nặng phải chú ý cáp treo đã được ràng buộc chắc chắn với vật nặng, nghiêm cấm đứng hoặc ngồi dưới vật nặng và cần cẩu

- Đối với nhân viên thi công:

- Người chỉ huy: thường xuyên để ý đến môi trường hiện trường và khu vực xung quang, phối hợp mật thiết với nhân viên thao tác, cử chỉ tay, tín hiệu phát ra phải rõ ràng chính xác Khi xử lý cọc gãy hoặc cọc bị dính bùn, người tham gia phải đeo kính bảo hộ nhằm tránh bị vật bắn ra trúng mắt gây tổn thương

- Thợ lái máy chính: thao tác theo quy trình, tránh do động tác quá mạnh mà gây nên chấn động, ngã máy…; khi chống chân lên hoặc xuống và khi ép cọc cần phải chú ý các động thái xung quanh, đối với các tín hiệu nguy hiểm do chỉ huy hoặc người khác phát ra cần phải triệt để thực hiện

- Thợ lái máy cẩu: khi thao tác, động tác không được quá nhanh; nghiêm cấm khi chân máy đang chống lên hay đang chống xuống hoặc dang di chuyển mà cẩu vật nặng; khi máy cẩu có vật nặng, không được rời khỏi phòng thao tác, khi ở cự ly xa mà cẩu vật nặng cần phải tính toán lực cẩu của máy cẩu, không được cẩu quá trọng lượng, không được cẩu vật nặng treo trên không trong thời gian dài

- Công nhân buộc cọc: phải nắm rõ vị trí buộc cọc, khi một đầu của cọc được cẩu lên nên để tấm lót bên dưới, hạ cọc xuống, sau khi lấy móc cẩu ra mới tiến hành buộc cọc; khi cẩu cần kiểm tra tính hiệu quả, tin cậy của móc cẩu

- Để tiện việc thi công, khu vực để cọc phải bằng phẳng và cứng, được kê gỗ bân dưới, gỗ kê tại vị trí cẩu của cọc và được sắp xếp theo từng loại cọc Khi có nhu cầu xếp cọc chồng lên nhau, phải được kê gỗ ngăn giữa hai lớp cọc, gỗ kê đặt ở vị trí cách hai đầu cọc 20% tổng chiều dài thân cọc và tối đa không quá 2 lớp Khi lấy cọc xếp chồng lên nhau có thể kéo lê trên mặt đất, nhưng đối với lớp thứ hai phải sử dụng lốp xe cũ kê bên dưới để bảo vệ cọc

- Bảo vệ tốt các điểm tim mốc đã được định vị và các điểm để định vị tim mốc, không được đụng gây chấn động để đảm bảo các điểm trên không bị lệch vị, sau khi ép cọc phải lắp ngay các hố cọc do cọc ép âm so với mặt đất.

An toàn thiết bị

- Trước khi làm việc cần kiểm tra các bộ phận liên kết có chắc hay không, hệ thống thủy lực có hiện tượng bị lỏng, bị hư, rò dầu hay không Kiểm tra định kỳ tình trạng độ trơn nhớt của bánh răng máy cẩu, khi cần thiết thì thêm dầu bôi trơn

- Kiểm tra vị trí đặt đối trọng có an toàn hay không, các dụng cụ cẩu cần dùng khi thao tác cẩu, dụng cụ xiết cáp có an toàn không, nghiêm cấm sử dụng dây cáp đã đến mức độ báo phế

- Các dây cáp điện trong công trường phải được treo móc trên cao, khi dây cáp điện băng ngang lối đi phải được bảo vệ đặc biệt để tránh tình trạng hư hao do xe cộ cán đè gây nên chập điện, chú ý an toàn sử dụng điện sinh hoạt, không được tùy tiện kéo móc dây điện gây nên thiếu an toàn

- Có chuyên viên cơ điện quản lý việc sử dụng điện trong thi công, mỗi tủ điện đều phải gắn công tắc chống rò rĩ điện; toàn bộ các thiệt bị điện cơ đều phải có dây tiếp đất theo quy định, khi kiểm tra sửa chữa điện phải đặt biển báo nơi tủ điện

- Các thiết bị điện cơ, cơ giới đều phải có chuyên viên quản lý và thao tác

- Ngoại trừ kiểm tra định kỳ mỗi nửa tháng một lần như thường lệ và cấp trên kiểm tra đột xuất, mỗi ngày nhân viên kỹ thuật an toàn thi công và tổ máy có trách nhiệm kiểm tra an toàn máy móc, xử lý trong ngày khi phát hiện vấn đề, những hạng mục cần chỉnh sửa do cấp trên đề ra, sẽ do cấp trên chỉ định nhân viên, thời gian và phương pháp giải quyết

- Xây dựng trách nhiệm phòng cháy, phân công cán bộ phòng cháy theo quy định, xây dựng và điền đầy đủ các thông tin biểu mẫu phòng chống cháy nổ, đặt biển báo và khí cụ chữa cháy theo quy định.

Phòng chống cháy nổ trong và ngoài công trường

- Bảo quản vật tư, máy, thiết bị theo đúng quy định về phòng cháy nổ

- Hệ thống điện của công trường từ điểm đấu đến các khu vực dùng điện thường xuyên được kiểm tra và sửa chữa kịp thời

- Đảm bảo giao thông thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho xe chữa cháy tiếp cận công trình

- Trang bị bình cứu hoả tại văn phòng công trường và những nơi cần thiết.

An toàn giao thông ra vào công trường

Hiện trường thi công gần đường giao thông chính thì cần phải có bảng hiệu chỉ dẫn hoặc làm các lan can bao bọc tạm thời, nghiêm cấm người không phận sự đi vào.

An toàn trong môi trường làm việc

- Trước khi máy ép vào vị trí cần kiểm tra trên không và dưới đất có dây điện, cáp điện không, dưới đất có đường ống không, đất dốc và bùn mềm hay không Nếu có thì để chừa cự ly an toàn theo quy định hoặc áp dụng biện pháp bảo hộ an toàn hiệu quả Khi đường ống hoặc dây điện cáp điện ngầm dưới đất gần vị trí cọc thì ngoài để chừa cự ly an toàn ra còn phải đào đường ống hoặc dây điện cáp điện cho đến khi lòi ra để nhằm tránh bị đất đè nén mà gây nên hư hỏng hoặc biến dạng

- Đối với các tòa nhà xung quanh hiện trường trước khi thi công phải yêu cầu các đơn vị có liên quan làm tốt công việc điều tra Trong quá trình thi công cần chú ý quan sát, nếu phát hiện có thay đổi hoặc có hiện tượng bị tuột kẹp cần lập tức ngừng, đồng thời lập tức báo cáo cho chủ quản bộ phận, xin ý kiến xử lý

- Sau khi ép cọc âm xuống sâu hơn 0.5m, phải lắp lại nhằm tránh gây nên sự cố

- Văn phòng công trình vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, nhà ăn và ký túc xá cần phải cách ly nhau, chú ý vệ sinh môi trường Phải trang bị bình chữa cháy và thường xuyên kiểm tra hệ thống bếp Gas Khi chưa được cho phép, nghiêm cấm để người ngoài ở lại ký túc xá Nghiêm cấm hút thuốc trong ký túc xá

- Hiện trường thi công phải làm tốt công việc phòng chống bão, chống sét, chống mưa, chống lửa, chống trộm cắp,…

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

BIỆN PHÁP HÀN ĐỐI ĐẦU BẰNG HỒ QUANG

TRONG MÔI TRƯỜNG KHÍ BẢO VỆ

Công nghệ hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ ngày nay đã trở nên phổ biến, đặc biệt với sự ứng dụng rộng rãi của các máy hàn điện tử như: máy hàn MAG, máy hàn MIG, máy hàn khí Argon, … rất tiện lợi khi sử dụng, không tốn nhiều thời gian và công sức như các máy hàn truyền thống

1 Khái niệm về hàn hồ quang:

- Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ là phương pháp hàn thích ứng với mọi kết cấu hàn và cho năng suất và chất lượng hàn cao

- Hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ là quá trình hàn nóng chảy trong đó nguồn nhiệt hàn được cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn) và vật hàn, hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của ôxy và nitơ trong môi trường xung quanh bởi một loại khí hoặc một hỗn hợp khí Tiếng Anh gọi là GMAW (Gas Metal Arc Welding)

- Hàn hồ quang được sử dụng theo 3 quy trình:

+ Bán tự động: Dây hàn được cung cấp tự động thông qua máy hàn, còn việc di chuyển và điều khiển súng hàn được điều khiển bằng tay

+ Hàn tự động: Súng hàn được gắn, kết nối vào tay máy Người điều khiển sẽ thường xuyên thiết lập và điều chỉnh quá trình điều khiển để dịch chuyển súng hàn

+ Hàn tự động hoàn toàn: Thiết bị hàn được cài đặt và hoạt động hoàn toàn tự động mà không có sự điều chỉnh thường xuyên quá trình điều khiển thiết bị bởi người thợ hàn hay người vận hành

Hình 1.1 Phân loại hàn trong môi trường khí bảo vệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

2 Hàn điện cực không nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ: (TIG)

- Điện cực không nóng chảy thường dùng là Volfram và phương pháp hàn này tiếng Anh gọi là TIG (Tungsten Inert Gas)

- Đây là phương pháp hàn vạn năng: Có thể hàn bằng tay hoặc hàn tự động cũng như hàn đắp Công nghệ này phù hợp cho hàn nhôm và hợp kim nhôm, thép không gỉ, thép hợp kim cao, gang, đồng

- Hồ quang trong hàn TIG có nhiệt độ rất cao, có thể đạt tới hơn 6.100 ºC Kim loại mối hàn có thể tạo thành chỉ từ kim loại cơ bản khi hàn những chi tiết mỏng với liên kết gấp mép, hoặc được bổ sung từ que hàn phụ Toàn bộ vũng hàn được bao bọc bởi khí trơ thổi từ chụp khí

Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý hàn hồ quang không nóng chảy trong môi trường khí trơ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hình 1.3 Vùng hồ quang và vũng hàn

Hình 1.4 Phân biệt hàn hồ quang nóng chảy và không nóng chảy trong môi trường khí trơ

3 Hàn điện cực có nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ: (Que Hàn)

- Thực chất có 2 phương pháp hàn được sử dụng tùy thuộc mục đích của người dùng đó là:

+ Phương pháp hàn MIG (Metal Inert Gas) để hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí trơ (Ar; He)

+ Phương pháp hàn MAG (Metal Active Gas) để hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính (CO2; CO2+O2…)

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hình 1.5 Hệ thống cơ bản hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ MIG/MAG

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hình 1.6 Hệ thống MIG/MAG (a) Với bộ phận dây cấp riêng

(b) Bộ phận cấp dây được tích hợp với nguồn điện hàn

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hình 1.7 Hệ thống dẫn động 2 bánh

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hình 1.8 Hệ thống dẫn động 4 bánh

Hình 1.9 Các dạng rãnh của bánh xe dẫn động của hệ thống cấp dây

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hình 2 Cấu tạo súng hàn

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hình 2.1 Thiết lập chế độ hàn MIG/MAG

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

*Tuy nhiên phương pháp hàn nào cũng đều có ưu nhược điểm của nó:

- Hàn được hầu hết các loại kim loại

- Mối hàn dài có thể được thực hiện mà đảm bảo không bị ngắt quãng

- Yêu cầu kĩ năng hàn đảm bảo thấp + Nhược điểm:

- Vì các loại khí trơ có giá thành cao nên không được ứng dụng rộng rãi, chỉ dùng để hàn kim loại màu và thép hợp kim

- Khó áp dụng cho các chi tiết hàn nhỏ

- Giá thành tương đối cao hơn các máy khác

- Dây hàn thường không dài bằng hàn que

- CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp

- Năng xuất hàn trong CO2 cao, gấp 2,5 lần so với hàn hồ quang tay

- Tính công nghệ của hàn CO2 cao hơn so với hàn hồ quang dưới lớp thuốc vì có thể tiến hành ở mọi vị trí không gian khác nhau

- Chất lượng hàn cao, sản phẩm hàn ít bị cong vênh do tốc độ hàn cao, nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp

- Điều kiện lao động tốt hơn so với với hàn hồ quang tay và trong qúa trình hàn không phát sinh khí độc

- Khó áp dụng cho các chi tiết hàn nhỏ

- Giá thành tương đối cao hơn các máy khác

- Dây hàn thường không dài bằng hàn que

Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý phương pháp hàn MIG/MAG

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC Đ/C: 27 Tân Hải, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

- Trong nền công nghiệp hiện đại, hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ chiếm một vị trí rất quan trọng vì nó không những có thể hàn các loại thép kết cấu thông thường mà còn có thể hàn các loại thép không gỉ, thép chịu nhiệt, thép bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim nhôm, magiê, niken, đồng, các hợp kim có ái lực hoá học mạnh với ôxy

- Phương pháp này có thể sử dụng được ở mọi vị trí trong không gian, chiều dày vật hàn từ (0,4 ÷ 4,8) mm thì chỉ cần hàn một lớp mà không phải vát mép, từ (1,6 ÷ 10) mm hàn một lớp có vát mép Còn từ (3,2 ÷ 25) mm thì hàn nhiều lớp Do đó phương pháp hàn này được sử dụng rất phổ biến

4 Hàn hồ quang tự bảo vệ: (SELF-SHIELDED ARC WELDING)

- Trong phương pháp hàn hồ quang tự bảo vệ, sự bảo vệ có được là do khí được tạo ra từ dây có lõi thuốc, trong khi không sử dụng khí bảo vệ cung cấp từ bên ngoài

- Phương pháp này có những đặc điểm sau:

+ Do không cần có bình khí, ống mềm dẫn khí nên công việc hàn dễ thực hiện ở các vị trí khó và chật hẹp

+ Rỗ khi do gió gây nên hầu như không phát sinh (trừ khi tốc độ gió tới 15m/s)

+ Nguồn hàn AC và DC dùng cho phương pháp hàn hồ quang tay, có thể được sử dụng ở phương pháp này

Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý phương pháp hàn hồ quang tự bảo vệ

→ Dựa vào các ưu nhược điểm của các phương pháp hàn trên, bên đơn vị thi công chúng tôi lựa chọn phương pháp hàn đối đầu bằng hồ quang tự bảo vệ để phục vụ trong suốt quá trình thi công ép cọc s

PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC (JSA)

Mã dự án/công việc

Tên dự án/công việc Project/work name

XA2-OTH-GLC-HSE-GEN- RFA-MOS.001

XA2-OTH-GLC-CON-GEN- RFA-MOS.002

Hình công việc/dụng cụ

Picture of task/equipment Công việc / Task Ép cọc

Bộ phận/Department Nhà thầu/Contractor Phân tích bới / Analyzed by Chữ ký / Signature Chức danh / Job Title(s)

Yêu cầu/Đề nghị về huấn luyện

 Tất cả nhân viên đã được huấn luyện quy định An toàn, Sức khỏe, môi trường và chất lượng của dự án

 Thợ vận hành thiết bị nâng có chứng chỉ nghề vận hành thiết bị nâng tương ứng, được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3-An toàn vận hành thiết bị nâng

 Người móc cáp phải được huần luyện về móc cáp và an toàn thiết bị nâng, có khả năng đánh tín hiệu và giao tiếp với lái cẩu

 Thợ hàn có bằng/chứng chỉ hàn tối thiểu bậc 3/7, được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 – An toàn hàn cắt

 Nhân viên làm việc trên cao được huấn luyện an toàn làm việc trên cao và có thẻ ATLĐ làm việc trên cao

DỤNG CỤ/THIẾT BỊ/VẬT TƯ TOOL/EQUIPMEN T/MATERIAL

BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CONTROL METHODS

Vận chuyển thiết bị ra, vào công trường

Xe vận chuyển va chạm với các loại thiết bị khác, với con người

Hướng dẫn tài xế di chuyển đến nơi tập kết, cảnh báo khu vực di chuyển

Lót tole tại vị trí vị lầy, lún, không cho người vào khu vực nguy hiểm, treo cao dây điện khi di chuyển

Va chạm khi di chuyển

Quan sát khi di chuyển, chủ động tránh xa khu vực thi công

Kiểm tra đèn còi, xi nhan, giới hạn vận tốc khi di chuyển

Hồ sơ nhân lực và hồ sơ máy móc thiết bị

Công nhân chưa được huấn luyện an toàn đầu vào Thiếu đồ BHLĐ Thiếu hồ sơ pháp lý công

- Đảm bảo công nhân được huấn luyện an toàn công việc Trang bị đủ đồ BHLĐ

Ngày đăng: 06/12/2022, 16:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.1. Vận chuyển cọc tới cụng trường - BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC THỬ VÀ CỌC ĐẠI TRÀ
3.1. Vận chuyển cọc tới cụng trường (Trang 4)
4.2.1. Lựa chọn mỏy ép cọc: - BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC THỬ VÀ CỌC ĐẠI TRÀ
4.2.1. Lựa chọn mỏy ép cọc: (Trang 7)
Bảng 3: Danh sỏch mỏy ép cọc - BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC THỬ VÀ CỌC ĐẠI TRÀ
Bảng 3 Danh sỏch mỏy ép cọc (Trang 7)
w