CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên những học thuyết nghiên cứu cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước
2 đây, nhóm tác giả lựa chọn lý thuyết Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1988) Mô hình này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi vi phạm bản quyền phim, bao gồm hành vi xem trực tuyến (online streaming) và tải xuống (download) thông qua torrent, trực tiếp từ website, Thông qua việc xem xét tình hình thực tế tại Việt Nam mô hình đề xuất của nghiên cứu không chỉ bao gồm các yếu tố của lý thuyết gốc như: thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi; còn bổ sung thêm các yếu tố về nhận thức rủi ro, thói quen và đánh giá đạo đức để có thể bao quát hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi.
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu
4.2.1 Đánh giá về đạo đức
2 Đạo đức có thể hiểu là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực về mặt xã hội mà con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội Trong bài nghiên cứu của Cronan và Al-Rafee (2008), về TPB có nói đến một thứ được gọi là cảm nhận cá nhân về ràng buộc đạo đức với ý nghĩa là “cảm giác tội lỗi hoặc ràng buộc cá nhân khi thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nào đó” Về sau này, Ajzen (1991) cũng trình bày trong bài nghiên cứu của bản thân rằng đạo đức có thể xem là một nhân tố ảnh hưởng đến ý định khi thực hiện hành vi nào đó.
Hay như trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả Pham, Dang, Nguyen (2019) về các nhân tố ảnh hưởng đến Hành vi xâm phạm bản quyền kỹ thuật số, họ cũng có trình bày quan điểm về đạo đức, cụ thể là đạo đức là quan điểm cá nhân về một hành động có thể được xem là đúng hay sai Và trong bài nghiên cứu, họ cũng xem đạo đức như một nhân tố có thể ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền kỹ thuật số thông qua chuẩn chủ quan của bản thân.
Vậy nên, trong phạm vi của bài nghiên cứu này, nhóm tác giả xem xét rằng các quan điểm đạo đức có thể được hiểu là những quan niệm cá nhân của người dùng về việc sử dụng các website vi phạm bản quyền phim là đúng hay sai và đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1 Các đánh giá về đạo đức có tác động ngược chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim
Nhận thức rủi ro có thể được hiểu là những rủi ro mà con người có thể nhận thức được rằng mình có thể sẽ phải nhận được trong tương lai khi mà hiện tại thực hiện một hành động nào đó Theo Bauer (1960) về nghiên cứu nhận thức rủi ro trong hành vi sử dụng công nghệ, nghiên cứu cho rằng hành vi sử dụng công nghệ luôn đi kèm theo rủi ro, cụ thể bao gồm hai nhân tố chính, đó là: (1) Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ như: mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội và nhận thức rủi ro toàn bộ với sản phẩm/dịch vụ, Và nhân tố (2) Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến như sự bí mật, sự an toàn - chứng thực, không khước từ, và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịch trực tuyến,
Trong nghiên cứu của Pham, Dang, Nguyen (2019), họ cho rằng nhận thức rủi ro bao gồm niềm tin cá nhân về những hệ quả xấu có thể xảy ra khi thực hiện hành vi vi phạm bản quyền kỹ thuật số và rủi ro có thể bị trừng phạt do hành động đó gây nên Ngoài ra, họ cũng cho rằng với rủi ro càng cao, khả năng thực hiện hành vi càng thấp.
Trong phạm vi nghiên cứu của nhóm tác giả, nhóm cũng cho rằng với nhận thức rủi ro càng cao có thể xảy đến khi có hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim thì khả năng tiếp tục hành vi sử dụng sẽ càng giảm Do vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau:
H2 Nhận thức về rủi ro tác động ngược chiều hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim
Thói quen sử dụng ở đây có thể hiểu là những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sinh hoạt mà có, sau này khi gặp lại hoàn cảnh tương tự thì sẽ có thể hành động trong vô thức mà không cần phải suy nghĩ, đắn đo gây mất thời gian Trong bài nghiên cứu của Joy Ng Xue Qi (2016) về tác động của thói quen đến hành vi vi phạm trong âm nhạc, tác giả lập luận rằng dù người dùng có thực hiện việc đăng ký nghe nhạc có bản quyền hợp pháp, nhưng chính thói quen sử dụng khi tải nhạc về một cách bất hợp pháp khi đã hình thành sẽ tiếp tục củng cố hành vi tải nhạc bất hợp pháp trong hiện tại và tương lai.
Trong phạm vi bài nghiên cứu của nhóm tác giả, nhóm cho rằng việc thói quen sử dụng cũng tác động đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim, cụ thể là thói quen sử dụng càng lâu thì người dùng càng ít đắn đo về việc có nên sử dụng tiếp hay không, do đó dẫn tới khả năng là hành vi vẫn sẽ được tiếp diễn Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau:
H3 Thói quen sử dụng tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền.
2.4.2.4 Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội phản ánh nhận thức cá nhân của một người về việc những người quan trọng xung quanh họ có đồng ý với hành động vi phạm bản quyền phim của họ hay không (Pham, Dang, Nguyen, 2019) Nếu một nhóm hoặc một cá nhân mà một người cho là quan trọng với họ chấp thuận một hành vi, thì một người càng có nhiều khả năng tham gia vào hành vi đó (Moores, Nill, Rothenberger, 2009). Đối với bài nghiên cứu này, việc những người xung quanh, gồm có người thân và bạn bè, thể hiện sự chấp thuận hành vi thông qua việc họ cũng sử dụng các website vi phạm bản quyền có thể là một nhân tố thúc đẩy hành vi tương tự xảy ra đối với đối tượng của nghiên cứu Do đó, đây là một biến không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu để xem xét sự tác động của ảnh hưởng xã hội đến hành vi sử dụng Nhóm tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
H4 Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim.
2.4.2.5 Nhận thức kiểm soát hành vi:
Trong nghiên cứu của mình, Pham, Dang, Nguyen (2019) định nghĩa nhận thức kiểm soát hành vi là “mức độ kiểm soát hoặc mức độ dễ dàng của hành động tùy thuộc vào khả năng hoặc công nghệ của cá nhân.” Đây là biến bổ trợ cho biến thái độ và ảnh hưởng xã hội ở trên, bởi biến này quyết định khả năng thực hiện một hành vi (Moores, Nill, Rothenberger, 2009) Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các hành vi vi phạm như trộm cắp hay sử dụng chất kích thích (McMillan, Conner, 2003), nhận thức kiểm soát hành vi là biến xuất hiện ở hầu hết các nghiên cứu, có tác động trực tiếp đến hành vi, theo hướng củng cố cho việc thực hiện hành vi đối với các cá nhân có khả năng cao Biến này nhấn mạnh vai trò của công nghệ, và khả năng chủ quan của người sử dụng.
Dù đã có nghiên cứu được thực hiện với nhóm đối tượng có cùng đặc điểm (cư trú tại Việt Nam) với kết quả cho thấy ảnh hưởng tích cực của nhận thức kiểm soát hành vi đến hành vi thực sự, song nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi toàn quốc với nhiều lứa tuổi, có thể không bị ảnh hưởng mạnh bằng những đặc điểm riêng cần được nghiên cứu sâu hơn của giới trẻ TP Hồ Chí Minh, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh diễn ra vào năm 2020-
2021 ảnh hưởng đến thu nhập tài chính của một người, trong khi đó họ lại có nhiều thời gian và mong muốn tìm kiếm phim để giải tỏa căng thẳng hơn bởi họ không thể đi đến rạp chiếu phim, do đó cần thiết phải kiểm tra tính chính xác của nghiên cứu Vì vậy, nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
H5 Nhận thức kiểm soát hành vi tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền.
2.4.2.6 Thái độ phản đối đối với vi phạm bản quyền phim:
Thái độ liên quan việc một người “đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi về hành vi được đề cập" (Ajzen, 1991) Khi một người có thái độ ủng hộ đối với một hành vi, họ tin rằng hành vi sẽ đem lại kết quả mong muốn và khả năng họ sẽ thực hiện hành vi này cao hơn Ngược lại, nếu họ có thái độ phản đối đối với một hành vi cụ thể, họ sẽ ít có khả năng thực hiện hành vi đó Đã có nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy hành vi vi phạm bản quyền của các sản phẩm số (tương tự như đối tượng của bài nghiên cứu này) bị ảnh hưởng bởi thái độ (Moores, Nill, Rothenberger, 2009).
Nhận thấy thái độ là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ này, trong khi biến này là một biến quan trọng bởi nó có thể được thuyết phục để thay đổi, là một phương tiện để qua đó thực hiện các khuyến nghị chống lại hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền (Cronan and Al-Rafee, 2008), nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau:
H6 Thái độ phản đối đối với vi phạm bản quyền phim tác động ngược chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS để ước lượng tham số cho mô hình dưới
4 dạng tuyến tính với mô hình hồi quy gồm biến phụ thuộc là HV và 06 biến độc lập là DD,
RR, TQ, XH, KS, TD Kết quả ước lượng cho thấy có 02 biến độc lập DD và TQ có giá trị Sig lớn hơn 0,05, nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì 02 biến này không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình nghiên cứu Bảng 4.5 dưới đây trình bày các hệ số hồi quy thể hiện mức độ tác động của từng nhân tố.
Bảng 4.5 Các hệ số trong phương trình hồi quy
Hệ số chưa chuẩn hóa chuẩn hóa Độ phóng đại phương sai (VIF)
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả)
Mô hình có hệ số R 2 là 0,493 và R 2 hiệu chỉnh là 0,481, điều đó nghĩa là 04 biến độc lập RR, XH, KS, TD giải thích được 48,1% sự biến động của biến phụ thuộc HV 51,9% sự biến thiên còn lại của hành vi được giải thích bởi các nhân tố chưa biết đến hoặc chưa được khai thác ở mô hình.
Kết quả kiểm định cho giá trị thống kê F = 39,406 với giá trị Sig = 0,000 < 0,05 Vì vậy, các biến độc lập trong mô hình có tác động đến biến phụ thuộc và mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.
Thống kê Durban – Watson có giá trị bằng 1,870 (gần bằng 2) Vì vậy, các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau Đồng thời, VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình đề xuất.
Phương trình hồi quy tuyến tính của mô hình có dạng như sau:
HV = - 0,058*DD - 0,372*RR + 0,081*TQ + 0,146*XH + 0,120*KS - 0,229*TD
4.5.2 Mô hình hồi quy cuối cùng
Ta có phương trình hồi quy cuối cùng:
HV = - 0,058*DD - 0,372*RR + 0,081*TQ + 0,146*XH + 0,120*KS - 0,229*TD
(Trong đó: HV: Hành vi
DD: Đánh giá về đạo đức RR: Nhận thức về rủi ro TQ: Thói quen sử dụng XH: Ảnh hưởng xã hội KS: Nhận thức kiểm soát hành vi TD: Thái độ phản đối với vi phạm bản quyền)
Từ bảng 4.5 cho thấy 04 biến độc lập là RR, XH, KS, TD có ý nghĩa thống kê (Sig. 0,05), trong đó 02 biến độc lập là RR, TD tác động ngược chiều (tỷ lệ nghịch) vào biến
< phụ thuộc Y (HV) vì hệ số hồi quy (β) của các biến này đều mang dấu âm 02 biến còn lại
KS và XH thì tác động cùng chiều (tỷ lệ thuận) vào biến phụ thuộc Y (HV) vì hệ số hồi quy (β) của các biến này đều mang dấu dương.
So sánh mức tác động của 04 nhân tố này vào biến phụ thuộc Y (HV) theo thứ tự giảm dần như sau: biến Nhận thức về rủi ro (RR) có tác động mạnh nhất (β1= -0,372), tiếp theo là biến Thái độ thù địch với vi phạm bản quyền (TD) (β4= -0,229), sau đó là biến Ảnh hưởng xã hội (XH) (β = 0,146) và cuối cùng là biến Nhận thức kiểm soát hành vi (KS) (β 3 3 0,120).
4.5.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Đối với giả thuyết H1 Các đánh giá về đạo đức có tác động ngược chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim (dựa trên mô hình của Pham, Dang, Nguyen
(2019): Kết quả về mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và hành vi sử dụng có hệ số β1 = -0.058 với giá trị Sig = 0.258 > 0.05, điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì biến không được chấp nhận và không có ý nghĩa, dẫn đến việc bác bỏ giả thuyết H1 Có thể trong bài nghiên cứu của nhóm, với nhóm đối tượng sinh viên, họ chưa có quá nhiều suy nghĩ về việc mình đang làm nên việc cảm nhận đạo đức với hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim chưa liên hệ với nhau và chưa giải thích, chưa có ý nghĩa thống kế trong trường hợp này.
Bên cạnh đó, việc các website vi phạm bản quyền phim xuất hiện một thời gian dài đã khiến cho việc sử dụng những website này trở nên rộng rãi, đến mức mà việc sử dụng các website này trở nên bình thường đối với nhiều người, bao gồm cả đối tượng sinh viên.
Và như vậy, việc sử dụng những website này dần trở nên là chuyện hiển nhiên, không có vấn đề gì về mặt đạo đức Đến nay, tuy đã có một số bộ phận sinh viên đã có nhận thức về vấn đề sở hữu trí tuệ với các tác phẩm khác, dẫu vậy, số lượng sinh viên này còn quá ít nên chưa thực sự gây được ảnh hưởng đến các nhóm sinh viên khác, dẫn đến việc chưa hoàn toàn đưa vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trở thành một vấn đề đạo đức cần xem xét lại trong hiện tại.
Như vậy, có thể thấy, sinh viên hiện nay vẫn còn rất nhiều quan niệm rằng việc sử dụng sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim nói riêng chưa thật sự xem là hành vi trái đạo đức, kết hợp vào đó là sự hờ hững, thiếu quan tâm tìm hiểu một cách nghiêm túc cũng đã góp phần khiến cho nhận thức đạo đức về hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim trở nên chưa có ý nghĩa trong bài nghiên cứu này với đối tượng sinh viên, đối tượng chính mà nhóm tác giả đang nghiên cứu đến. Đối với giả thuyết H2 Nhận thức về rủi ro tác động ngược chiều hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim (dựa trên nghiên cứu của Pham, Dang, Nguyen (2019): Kết quả ước lượng β2= -0.372 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05, có nghĩa là giả thuyết H2 được chấp nhận với mức ý nghĩa 5% Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu gốc, khi mà kết quả trả về cho thấy nhận thức rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim Hệ số của nhận thức rủi ro có giá trị cao nhất trong bài nghiên cứu, cho thấy đây là một biến có nhận được sự quan tâm, cân nhắc nhưng không quá nhiều từ đối tượng sinh viên khi sử dụng website vi phạm bản quyền phim Có thể thấy, nhóm đối tượng đã bắt đầu có nhận thức về việc sử dụng website vi phạm bản quyền phim thì có thể nhận lấy một số rủi ro nhất định, tuy nhiên có thể hậu quả của rủi ro chưa lớn hoặc khả năng phải nhận rủi ro chưa quá cao nên biến này chưa tác động quá mạnh.
Thực tế cho thấy, việc xem phim trên các website này có rất nhiều rủi ro, có thể kể đến như: nhiều trang web chứa mã độc gây hại, chỉ cần sử dụng thì dễ dàng cài cắm virus vào máy tính, thiết bị đã thực hiện truy cập website vi phạm bản quyền phim để lén lút ăn cắp thông tin hoặc tài khoản, số thẻ, mật khẩu từ những dữ liệu quan trọng của người dùng và sau đó lợi dụng, đem bán, công khai lên internet gây ảnh hưởng người dùng.
Tiếp theo, việc xử lý về mặt pháp lý cho vấn đề này của các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa thực sự hoàn toàn triệt để tận gốc khi mà mới có thể xử lý được từ những website lớn hoặc là người vận hành website chứ chưa đến được những website nhỏ hơn hay người dùng Do đó, người dùng chưa thật sự cảm nhận quá nhiều về vấn đề rủi ro này thực sự có thể xảy đến với mình.
Tuy vậy, nhiều sự kiện lớn thời gian gần đây cũng đã phần nào giúp người dùng - đặc biệt là nhóm đối tượng sinh viên có nhiều quan tâm đến như việc liên tục nhiều bạn sinh viên khác bị lộ những thông tin quý giá gây ảnh hưởng tương lai, việc những website vi phạm bản quyền phim lớn như phimmoi có thể bị xử lý hình sự với quy mô lớn đã khiến cho các bạn nhận thức rõ ràng rằng khả năng rủi ro xảy ra với mình là ngày càng lớn hơn nên trong bài nghiên cứu của nhóm, biến nhận thức rủi ro với đối tượng sinh viên đã có ý nghĩa, tuy chưa nhiều nhưng cho thấy biến này đã có tầm ảnh hưởng nhất định đến sinh viên. Đối với giả thuyết H3 Thói quen sử dụng tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền (dựa trên nghiên cứu của Xue Qi (2016): Theo kết quả hồi quy thu được, Mối quan hệ giữa thói quen sử dụng và hành vi sử dụng website vi phạm bản quyền phim có giá trị β3 = 0.081 với giá trị Sig = 0.126 > 0.05, điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì biến bị bác bỏ và không có ý nghĩa, dẫn đến việc chấp nhận bác bỏ H3, ngược lại với kết luận mà nghiên cứu gốc đã trình bày.