1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên

102 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Tác giả Trần Hồng Chuyên
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Đại học Y - Dược
Chuyên ngành Nội khoa
Thể loại Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (14)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.3. Mối liên quan giữa chỉ số ABI với một số yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu (56)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (62)
    • 4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu (62)
    • 4.2. Đặc điểm chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay ở nhóm nghiên cứu (69)
    • 4.3. Mối liên quan giữa chỉ số ABI với một số yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở nhóm nghiên cứu (75)
  • KẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

TỔNG QUAN

1.1 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh đái tháo đường Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất Bệnh được xem như đại dịch và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư, thứ năm ở các nước đang phát triển Cứ 10 người bị đái tháo đường thì có đến 9 người là đái tháo đường typ 2 Theo thống kê của hiệp hội đái tháo đường quốc tế:

Năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 4% dân số toàn cầu Năm 2000, có 151 triệu người mắc bệnh đái tháo đường Năm 2006, có 246 triệu người mắc bệnh đái tháo đường WHO và Quỹ đái tháo đường thế giới dự báo năm 2025 sẽ có 300 - 339 triệu người mắc, trong đó ở các nước phát triển tăng 42% và các nước đang phát triển là 170%.

Tại Việt Nam theo báo cáo của Phạm Song (2009) hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, với tỷ lệ 8-10%/năm Việt Nam đang trở thành nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới Đái tháo đường còn được xem là ―kẻ giết người thầm lặng‖ bởi nhiều người hoàn toàn không cảm thấy có một dấu hiệu đặc biệt nào trong một thời gian dài mắc bệnh. Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính mang tính chất xã hội, có số người mắc bệnh lớn và ngày càng gia tăng mạnh mẽ, đồng thời có nhiều biến chứng kèm theo nên chi phí cho điều trị tăng Theo thống kê,chi phí cho người đái tháo đường cao gấp 2,5 lần so với người không bị đái tháo đường Tuy nhiên gánh nặng xã hội do bệnh tạo ra còn lớn hơn nhiều lần [2], [29].

1.2 Định nghĩa, chẩn đoán, phân loại bệnh đái tháo đường

Theo WHO thì ĐTĐ là ―một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin‖ Người ta cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội tiết, bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu Mức độ tăng glucose máu phụ thuộc vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc tăng hoạt động của insulin [2].

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường được WHO công nhận năm

1998 và áp dụng từ năm 1999, ít nhất một trong 3 tiêu chí:

- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0mmol/l (126mg/dl) sau 2 lần xét nghiệm.

- Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl) kèm theo triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân.

- Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl).

Ngoài tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO năm 1998 dựa vào glucose máu, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association- ADA) đề nghị đưa thêm tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào HbA1c Người bệnh ĐTĐ có tăng glucose máu (như tiêu chuẩn của WHO) và HbA1c ≥ 6,5%

1.2.3 Phân loại đái tháo đường

Theo đề nghị của hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) năm 1997 và WHO năm998: các typ của ĐTĐ được xác định dựa vào nguyên nhân sinh bệnh, bao1 gồm: ĐTĐ typ 1, ĐTĐ typ 2, ĐTĐ thai kỳ và các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác.

* Đái tháo đường typ 1: Do tế bào bêta ở tiểu đảo tuỵ bị huỷ hoại nên không sản xuất được insulin, cơ thể bị thiếu hụt insulin hoàn toàn.

* Đái tháo đường typ 2: Thiếu hụt một phần hoặc hoàn toàn insulin do hiện tượng kháng insulin hoặc giảm tiết insulin của cơ thể.

* Đái tháo đường thai kỳ: Xảy ra trong thời kỳ mang thai ở người phụ nữ Do tình trạng tăng cân và thay đổi nội tiết tố dẫn đến tình trạng kháng insulin.

Khiếm khuyết chức năng tế bào bêta do gen (MODY 1, 2, 3, 4).

Giảm hoạt tính của insulin do gen.

Bệnh lý tuỵ ngoại tiết.

Do các bệnh nội tiết khác.

Do thuốc, hoá chất. Đáp ứng gen và trung gian miễn dịch [3], [21].

1.3 Tóm tắt giải phẫu hệ động mạch chi dưới và cấu trúc mô học của thành động mạch

1.3.1 Giải phẫu hệ động mạch chi dưới [5], [14] Động mạch đùi (ĐM đùi)

- ĐM chậu ngoài khi đến phía ĐM đùi chung sau điểm giữa dây chằng bẹn thì đổi tên thành ĐM đùi.

- ĐM đùi đi ở mặt trước đùi, dần đi vào trong, sau đó chui qua vòng gân cơ khép rồi đổi tên thành ĐM khoeo ĐM đùi

- Đường kính trung bình: 6-7mm. Đi qua dây chằng bẹn 4cm ĐM đùi tách ra 1 nhánh lớn cung cấp máu sâu cho toàn bộ vùng đùi là ĐM đùi sâu. ĐM đùi sâu

- Xuất phát từ phía sau ngoài ĐM đùi.

-Đường kính tại gốc 5mm. ĐM đùi nông

- Tiếp theo động mạch đùi chung, đường kính 5 - 6mm Ở khá nông theo đường nối từ cung đùi đến trên lồi cầu xương đùi.

- Khi đi qua vòng cơ khép thứ 3

Hình 1.1 Giải phẫu động mạch đùi chung đùi sâu, đùi nông, khoeo trong ống đùi Hunter thì đổi tên thành ĐM khoeo. ĐM chày trước

- - Đường kính: 3mm Ở 2/3 trên nằm trên màng gian cốt, ở 1/3 dưới nằm ở trên xương chày và khớp cổ chân.

- Đến cổ chân thì đổi tên thành ĐM chày trước ĐM mu chân.

- Trên da, đường đi của ĐM chày trước là một đường vạch từ lồi củ đến điểm giữa 2 mắt cá. ĐM mu chân

- Chiếu trên da: đi từ giữa 2 mắt cá chân đến kẽ giữa ngón chân thứ nhất và ngón chân thứ hai. ĐM nu chân

- Đến nền xương đốt bàn thứ nhất thì cho nhánh ĐM cung và nối với ĐM gan chân ngoài.

Hình 1.2 Giải phẫu động mạch chày trước và động mạch mu chân ĐM khoeo

Nằm ở phía trong khoeo, tĩnh ĐM khoeo mạch nằm ngoài.

- ĐM khoeo đến bờ dưới cơ khoeo thì chia thành 2 nhánh là ĐM chày trước và ĐM chày sau. ĐM chày sau ĐM chày sau

- Đường kính 3mm. Đi giữa hai lớp cơ vùng cẳng chân sau, lúc đầu ĐM đi giữa 2 xương chày và mác Sau đó đi vào trong và ra nông Ở 1/3 dưới ĐM đi ngay cạnh trong gân gót.

- Trên da, ĐM chày đi theo 1 đường vạch từ góc dưới trám khoeo đến điểm giữa mắt cá chân và gân gót. ĐM mác ĐM mác

- Tách ra từ ĐM chày sau khoảng 2,5cm bờ dưới cơ khoeo.

- Đường kính trung bình 2mm. Đi chếch ra phía ngoài xương mác, lúc đầu nằm giữa các lớp cơ, sau đó càng đi sâu dưới màng gian cốt.

Hình 1.3 Giải phẫu động mạch khoeo chày sau, động mạch mác

1.3.2 Cấu trúc mô học của thành động mạch [30]

Từ trong ra ngoài thành động mạch có 3 lớp áo đồng tâm:

-Lớp áo trong: từ trong ra ngoài có 3 lớp

+ Lớp nội mô: Là một hàng tế bào dẹt nhân lồi vào trong lòng động mạch, bào tương mỏng.

Lớp dưới nội mô: mô liên kết thưa có ít sợi cơ trơn.

Màng ngăn chun trong: Là màng ngăn cách giữa áo giữa và áo trong.

Lớp áo giữa: Là lớp dầy nhất của động mạch, cấu tạo bởi những sợi cơ trơn xen kẽ những sợi chun, sợi colagen Được ngăn cách với lớp áo ngoài bởi màng ngăn chun ngoài.

- Lớp áo ngoài: Mô liên kết chứa nhiều sợi colagen và sợi chun, chứa mạch máu và thần kinh.

* Chức năng của tế bào nội mạc: điều hòa dòng máu-bao gồm trương lực mạch, hằng định nội môi mạch máu, trao đổi chất dinh dưỡng, điều khiển sự di chuyển bạch cầu, tăng sinh và di chuyển các tế bào cơ trơn mạch máu.

1.4 Đại cương về bệnh động mạch chi dưới

1.4.1 Khái niệm bệnh động mạch chi dưới

Bệnh động mạch chi dưới có nguyên nhân phổ biến nhất là do mảng xơ vữa phát triển gây hẹp dần lòng mạch hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, do đó làm giảm tưới máu chi khi vận động hoặc khi nghỉ Trong BĐMCD sự tổn thương nội mạc làm mảng xơ vữa phát triển gây hẹp dần và cuối cùng là tắc hoàn toàn động mạch Lòng mạch bị hẹp dần làm giảm lượng máu cung cấp cho phía hạ lưu gây ra biểu hiện lâm sàng là cơn đau cách hồi ở chân [13].

1.4.2 Các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Vữa xơ động mạch là nguyên nhân chủ yếu của bệnh động mạch chi dưới, các yếu tố nguy cơ của tổn thương động mạch chi dưới cũng là yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch Có thể chia làm 4 nhóm.

1.4.2.1 Các yếu tố bệnh lý Đái tháo đường

Là một yếu tố nguy cơ thường gặp của vữa xơ động mạch và có tỷ lệ cao

* dẫn đến bệnh lý mạch máu Mặc dù mối liên quan về sinh lý bệnh giữa đái tháo đường và BĐMCD chưa rõ ràng, tuy nhiên người ta nhận thấy có tỷ lệ tăng huyết áp và tăng mỡ máu ở các bệnh nhân đái tháo đường Các bệnh nhân có hội chứng chuyển hoá (được định nghĩa bởi tình trạng tăng đề kháng insulin, tăng CT, giảm HDL-C, tăng LDL-C) đặc biệt làm tăng nguy cơ phát triển BĐMCD Trong nghiên cứu Cardiovascular Health Study, nguy cơ phát triển BĐMCD ở bệnh nhân đái tháo đường tăng gấp 4 lần, nghiên cứu của Hoorn, 21% bệnh nhân đái tháo đường có ABI < 0,9 và gần 42% có bất thường về ABI, giảm biên độ mạch ở cổ chân hoặc có tiền sử mổ bắc cầu động mạch ngoại biên Robert Cosby và cộng sự, trong nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ glucose máu và tỷ lệ mắc bệnh động mạch ngoại biên đã đưa ra kết quả: với những bệnh nhân dung nạp glucose bình thường, tỷ lệ mắc BĐMCD là 12,5%; bệnh nhân có giảm dung nạp glucose, tỷ lệ mắc là 19,9%; nhưng với bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc BĐMCD lên đến 22,4% [27], [72].

Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác Ngày nay, người ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có sự thay đổi Người đái tháo đường typ 2 thường có tăng triglycerid máu và giảm HDL-C (loại lipoprotein được xem là có chức năng bảo vệ thành mạch), đôi khi không phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường máu Người bệnh mới mắc đái tháo đường typ 2 thường có mức HDL-C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25% Chuyển hoá LDL-C cũng bị rối loạn ở người đái tháo đường typ 2, chỉ cần LDL-C tăng nhẹ cũng đã là yếu tố nguy cơ làm bệnh mạch vành tăng rõ rệt.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bao gồm 400 bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2013.

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường được WHO công nhận năm 1998 và áp dụng từ 1999, khi có ít nhất một trong 3 tiêu chí sau:

Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0mmol/l (126mg/dl) sau 2 lần xét nghiệm. Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl) kèm theo triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không có nguyên nhân.

Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl). Ở trường hợp nghi ngờ có thể làm xét nghiệm sau vài ngày hoặc thực

- hiện nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống.

Chẩn đoán đái tháo đường typ 2: Căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường như trên, kèm theo có các yếu tố như tuổi bệnh nhân trên 40, khởi phát chậm, không rõ triệu chứng, thể trạng béo, có yếu tố gia đình, tiền sử đã được điều trị bằng thuốc uống kích thích tụy tiết insulin [2], [21].

Bệnh nhân ĐTĐ typ 1, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ typ khác, ĐTĐ thứ phát sau bệnh nội tiết hoặc nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân có bệnh: Basedow, suy giáp, bệnh tuyến yên.

Bệnh nhân có kèm theo bệnh cảnh nhiễm trùng cấp tính hoặc hôn mê. Bệnh nhân có kèm suy gan, bệnh nhân đang sử dụng thuốc tăng glucose máu. Các bệnh nhân cắt cụt chi hoặc tháo khớp từ khớp cổ chân trở lên, bệnh nhân bị viêm mạch chi dưới, bệnh nhân thay van tim, nối mạch chi.

-Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 3/2013 đến tháng 9/12/2013. Địa điểm: Khoa Nội Tiết và Khoa khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Sử dụng phương pháp mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.

Chọn mẫu có chủ đích.

Cách chọn mẫu: áp dụng công thức: n 1 p(1 d 2

Trong đó: n: số bệnh nhân tối thiểu cần nghiên cứu.

Z: hệ số giới hạn tin cậy (với α = 0,05 → Z 1 2 = 1,96)

2 p: tỷ lệ ABI < 0,9 là 23,5% [1]. d: sai số mong muốn (chọn d = 0,05).

Theo công thức cỡ mẫu cần để mô tả là n = 1,96 2 0,235.0,765/0,05 2

Ta có n = 276: số bệnh nhân tối thiểu cần đưa vào nghiên cứu mô tả.

2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường.

Tiền sử tăng huyết áp, hút thuốc lá, bệnh lý mạch vành.

Triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu: đau cách hồi, tê bì tay chân, mất mạch mu chân hoặc chày sau, sờ thấy chi lạnh, loét hoặc hoại tử bàn chân.

Các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở nhóm nghiên cứu:

Tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường.

Vòng eo (béo trung tâm).

Lipid máu: cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C.

2.5 Một số tiêu chuẩn đánh giá

Tuổi: dựa theo thang điểm đánh giá nguy cơ tim mạch chia tuổi của bệnh nhân thành bốn nhóm: 40 - 49 tuổi, 50 - 59 tuổi, 60 - 69 tuổi và ≥ 70 tuổi.

Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường: được xác định bắt đầu từ khi chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường và chia thành 4 nhóm là < 1 năm, 1 - năm, > 5 năm - 10 năm và trên 10 năm.

Hút thuốc lá: Theo WHO (1996), khi hút trên 5 điếu/ngày trong thời

* gian liên tục > 2 năm, trong tiền sử hoặc hiện tại Tình trạng hút thuốc được tính bằng số bao hút một ngày nhân với số năm hút thuốc [56].

* Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số huyết áp dựa theo JNC VII [47].

Tăng huyết áp khi HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg.

* Tiêu chuẩn đánh giá BMI:

Bảng 2.1 Đánh giá chỉ số BMI cho người Châu Á trưởng thành (WHO)[2]

Béo phì độ I Béo phì độ II

* Đánh giá kết quả phân loại béo trung tâm dành cho người Châu Á theo tiêu chuẩn của WHO (1999) [6].

Số đo vòng bụng: nam ≥ 90cm, nữ ≥ 80cm.

Chỉ số eo/hông: nam > 0,9 và nữ ≥ 0,85.

*Triệu chứng lâm sàng bệnh động mạch chi dưới:

Cảm giác đau, vị trí, thời gian, tính chất đau (đau khi đi lại, khi vận động, kéo dài bao lâu, khi nào và làm thế nào hết cơn đau).

Màu sắc của chi bình thường hay tím đỏ loét không, có hoại tử không Bắt mạch xem có đập tốt, yếu hay không sờ thấy mạch: các động mạch chậu, động mạch đùi chung, động mạch đùi nông, động mạch khoeo, động mạch mu chân, chày sau, so sánh hai bên.

Nghe động mạch tại các vị trí: các động mạch chi dưới cũng như hệ động mạch cảnh, động mạch chủ bụng, động mạch thận phát hiện tiếng thổi động mạch liên quan đến hẹp động mạch [16], [27].

* Chẩn đoán bệnh mạch vành: dựa vào khai thác tiền sử, lâm sàng và điện tim Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán trên điện tâm đồ:

+ Thiếu máu cơ tim: điện tâm đồ có hình ảnh sóng T dương, cao nhọn, đối xứng hoặc dẹt âm Đoạn ST: ở tất cả các chuyển đạo (trừ aVR) chênh xuống 1mm; chênh lên ≥ 2mm ở V1 đến V4 và ≥ 1mm ở các chuyển đạo khác.

+ Nhồi máu cơ tim: sóng vòm Padee, T âm sâu, nhọn, đối xứng Xuất hiện sóng Q bệnh lý, QT kéo dài, ST chênh lên Nếu nhồi máu cơ tim giai đoạn sẹo hoá: ST đã đồng điện, T dương hay âm, Q bệnh lý tồn tại vĩnh viễn [3].

* Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số glucose máu lúc đói và HbA1c:

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1c của người bệnh ĐTĐ theo WHO (2002) [2], [21] Đánh giá

Glucose máu lúc đói (mmol/l)

* Đánh giá kết quả biland Lipid máu:

Bảng 2.3 Giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu theo WHO (1998) [2], [21]

Chỉ số Đơn vị mmol/l mmol/l mmol/l mmol/l

* Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số ABI:

Bảng 2.4 Bảng đánh giá huyết động trên lâm sàng tương đương chỉ số ABI theo Cristol Robert [27]

Thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ Thiếu máu chi dưới mức độ vừa Thiếu máu chi dưới rõ ràng Thiếu máu chi dưới mức độ trầm trọng

Trong nghiên cứu chúng tôi chia ABI làm 3 nhóm:

ABI < 0,9: thiếu máu chi dưới mức độ vừa và nặng ABI (0,9 - 1,09): thiếu máu chi dưới mức độ nhẹ ABI ≥ 1,10: xơ cứng động mạch

2.6 Các bước nghiên cứu - cách thu thập số liệu

6.1 Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng

Tất cả các đối tượng được nghiên cứu lâm sàng tỷ mỷ theo một quy trình thống nhất khai thác: tuổi, giới, khai thác tiền sử, bệnh sử, thời gian phát hiện bệnh, các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, tiền sử tăng huyết áp, bệnh mạch vành Theo dõi các triệu chứng lâm sàng: đau cách hồi, tê bì tay chân, mất mạch mu chân, sờ thấy chi lạnh, loét hoặc hoại tử bàn chân. Đo huyết áp: Khai thác tiền sử chẩn đoán và điều trị huyết áp Sử dụng ống nghe và huyết áp kế Nhật Bản Bệnh nhân được nghỉ 10 phút trước khi đo Đo huyết áp theo phương pháp Korotkoff, đo ở động mạch cánh tay với tư thế ngồi, huyết áp được đo ít nhất hai thời điểm, mỗi thời điểm đo hai lần Sau đó xác định huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đo chỉ số nhân trắc: Sử dụng cân bàn Trung Quốc có gắn thước chiều cao. Đo cân nặng: Bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng, cởi bỏ dày dép, cân chính xác đến 0,1kg. Đo chiều cao: Bệnh nhân đứng thẳng người theo tư thế đứng nghiêm, bốn điểm phía sau là chẩm, lưng, mông, và gót chân, sát thước đo Từ từ hạ xuống thành ngang của thước đo, chạm điểm cao nhất của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả Đơn vị chiều cao được tính bằng (m), số đo được tính chính xác đến 0,5cm.

Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) theo công thức: ph 2

BMI = Trong đó: p: cân nặng (kg), h: chiều cao (m).

Tính chỉ số vòng bụng, vòng mông: dùng thước dây có chia đơn vị đến 0,1cm.

Vòng bụng đo ngang qua rốn và qua điểm cong nhất của xương đốt sống thắt lưng (cm) Vòng mông đo ngang qua hai mấu chuyển lớn (cm).

Triệu chứng lâm sàng bệnh động mạch chi dưới ở nhóm nghiên cứu:

Khám lâm sàng: các triệu chứng cơ năng, cơn đau cách hồi.

Khai thác các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý mạch vành: bao gồm đau ngực ổn định và đau ngực không ổn định Các triệu chứng cơ năng đau ngực (thời gian, vị trí, tính chất, dùng thuốc có đỡ không).

2.6.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng Xét nghiệm sinh hóa:

Tất cả các bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng trước lúc ăn (cách bữa ăn 6 - 8 giờ) Không chống đông, ly tâm lấy huyết thanh, các xét nghiệm này thực hiện bằng phương pháp enzym so màu trên máy sinh hóa tự động Olympus AU 640 của BECKMAN tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên [17]. Định lượng glucose máu. Định lượng HbA1c.

Cholesterol toàn phần (CT), Triglycerid (TG), HDL-C, LDL-C. Điện tim: tất cả các bệnh nhân được ghi điện tim tại phòng điện tim bằng máy điện tim Nikhon Koden Nhật Bản.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mối liên quan giữa chỉ số ABI với một số yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.13 Liên quan giữa tuổi, giới với ABI

-Không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với ABI (p > 0,05).

Tỷ lệ ABI < 0,9 ở nam là 43,4%; ở nữ là 37,3% Sự khác biệt không

- có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.14 Liên quan giữa chỉ số khối (BMI) và vòng eo (béo trung tâm) với ABI

Vòng eo bình thường 0,05 Vòng eo bệnh lý

Tỷ lệ ABI < 0,9 ở nhóm có BMI ≥ 23 là 41,9% cao hơn nhóm có BMI < 23 là 39% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Nhóm bệnh nhân có vòng eo bình thường và bệnh lý đều có tỷ lệ

ABI < 0,9 là như nhau (40,3%) với p > 0,05.

Bảng 3.15 Liên quan giữa thời gian phát hiện (TGPHĐTĐ) với ABI

Nhóm bệnh nhân có TGPHĐTĐ > 5 năm có tỷ lệ ABI < 0,9 (thiếu máu chi dưới vừa và nặng) là 35,2% thấp hơn nhóm TGPHĐTĐ ≤ 5 năm là 45,1%.

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.16 Liên quan giữa tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, thói quen hút thuốc lá với ABI

- Nhóm bệnh nhân THA có tỷ lệ thiếu máu chi dưới vừa và nặng là 1,6% cao hơn nhóm không có tăng huyết áp (28,6%) Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.

Tỷ lệ thiếu máu chi dưới vừa và nặng là 51,8% ở nhóm có bệnh lý

- mạch vành cao hơn nhóm không có bệnh lý mạch vành (20%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

- Nhóm bệnh nhân hút thuốc lá có tỷ lệ thiếu máu chi dưới vừa và nặng là 53,8% cao hơn nhóm không hút thuốc lá (38,7%) Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.17 Liên quan giữa kiểm soát glucose máu và HbA1c với ABI

Nhóm ĐTĐ kiểm soát glucose máu mức độ kém có tỷ lệ thiếu máu chi

- dưới vừa và nặng là 41,8% cao hơn nhóm có glucose máu ở mức kém là 42%.

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- Nhóm ĐTĐ có HbA1c ở mức kém có tỷ lệ thiếu máu chi dưới vừa và nặng là 46,9% cao hơn nhóm có HbA1c ở mức tốt (22,9%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,009.

Bảng 3.18 Liên quan giữa cholesterol với ABI

Nhóm bệnh nhân cholesterol > 5,2mmol/l có tỷ lệ ABI < 0,9 (thiếu máu chi dưới vừa và nặng) là 56,8% cao hơn nhóm có cholesterol ≤ 5,2mmol/l(30,6%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.19 Liên quan giữa triglycerid với ABI

Nhóm bệnh nhân có trglycerid > 2,3mmol/l có tỷ lệ thiếu máu chi dưới vừa và nặng là 47,4% cao hơn nhóm có triglycerid ≤ 2,3mmol/l (36,6%) Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.20 Liên quan giữa HDL - cholesterol với ABI

Nhóm bệnh nhân có HDL-C < 0,9mmol/l có tỷ lệ thiếu máu chi dưới vừa và nặng là 43,9% cao hơn nhóm có HDL-C ≥ 0,9mmol/l (39,1%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.21 Liên quan giữa LDL - cholesterol với ABI

Nhóm bệnh nhân có LDL-C > 3,4mmol/l có tỷ lệ thiếu máu chi dưới mức độ vừa và nặng ABI < 0,9 là 60,6% cao hơn nhóm bệnh nhân cóLDL-C ≤ 3,4mmol/l (32,6%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

BÀN LUẬN

Đặc điểm của nhóm nghiên cứu

.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới Tuổi

Qua nghiên cứu 400 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 chúng tôi thấy phần

* lớn bệnh nhân ở độ tuổi 60 - 69 chiếm 45% Kết quả của chúng tôi giống một số tác giả về độ tuổi gặp nhiều nhất từ 61 - 69 tuổi như Nguyễn Tiến Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương tuổi trung bình là 67,04 ± 3,5. Một số nghiên cứu khác của Đào Thị Dừa, Lê Hoàng Bảo cũng cho kết quả tương tự [1], [10], [11] Đây là những nghiên cứu mà đối tượng nghiên cứu được điều trị nội trú trong các bệnh viện Do đó bệnh thường ở giai đoạn muộn, nhiều biến chứng nên độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu thường cao hơn so với các nghiên cứu ở cộng đồng hoặc bệnh nhân ngoại trú như nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường, Vũ Văn Long… thấy nhóm tuổi

50 - 59 chiếm đa số [6], [20] Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống các tác giả trong nước là lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là trên 50 tuổi. Theo nghiên cứu của WHO lứa tuổi trên 70 có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường gấp 3 đến 4 lần tỷ lệ đái tháo đường chung ở người lớn [2].

* Giới tính Đa số các nghiên cứu cho kết quả khác nhau về tỷ lệ giới tính mắc bệnh đái tháo đường typ 2 do đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau Ngoài ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân bố giới tính trong bệnh lý đái tháo đường typ 2 như yếu tố địa dư, dân tộc, điều kiện sống…

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều có điểm chung là sự khác biệt giữa giới tính và bệnh đái tháo đường không có ý nghĩa thống kê.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 ở nữ cao hơn so với nam Một số nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự như: điều tra của tác giả Nguyễn Thu Minh nữ 54,8% và nam 45,2%; Nguyễn Hoài Mãnh nữ 52%, nam 48%; Nguyễn Tiến Dũng nữ 58%, nam 42% [11], [22],

[24] Ngược lại một số tác giả nghiên cứu thấy nam cao hơn nữ [15], [59]. Như vậy với các thiết kế nghiên cứu khác nhau, địa điểm nghiên cứu khác nhau thì các kết quả về tỷ lệ bệnh theo giới có sự khác nhau.

4.1.2 Đặc điểm về thể trạng

Béo phì là là một yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá và đái tháo đường, thường gặp ở các nước phát triển Các nước đang phát triển như Việt Nam tỷ lệ béo phì chưa cao Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ thừa cân-béo phì nói chung là 43,1% Bệnh nhân có thể trạng trung bình chiếm phần lớn 52,8%.

Kết quả này phù hợp với nhiều tác giả trong nước Có lẽ do yếu tố chủng tộc Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Bình Định BMI là 22,54 ± 2,68 trong đó thể trạng trung bình chiếm 61%, Trần Thị Anh Đào nghiên cứu tại bệnh viện 108, BMI là 23,87 ± 2,01; thể trạng trung bình 58% [7], [12].

Với các nghiên cứu nước ngoài cũng có tỷ lệ khác nhau do yếu tố chủng tộc, địa dư, điều kiện sống, thời gian khác nhau Tác giả Luis Manzano và cộng sự thấy tỷ lệ béo phì độ 2 tới 27,6%; Hilal B Al Safar và cộng sự cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì chiếm tới 59,3% [49], [57].

Béo bụng hoặc béo tạng có liên quan chặt chẽ đến hội chứng chuyển hóa đó là ĐTĐ typ 2, rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid Theo Ahmet k Bozkurt thì béo bụng và tăng cân sau tuổi 25 dự báo tăng nguy cơ mắc ĐTĐ [33] Đặc điểm đa số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có béo trung tâm được nhiều tác giả trong nước đề cập đến như Trần Trọng Lam, Đào Thị Dừa [10], [19].

Nghiên cứu ở người cao tuổi Nhật Bản, Kyoichiro Tsuchiya thấy ĐTĐ ở lứa tuổi này có tỷ lệ quá cân, béo phì, đặc biệt béo trung tâm cao Chu vi vòng hông lớn hơn chu vi vòng eo được cho rằng có liên quan đến giảm tỷ lệ ĐTĐ typ 2 trong nghiên cứu của Conway B và cộng sự tại Thượng Hải Trung Quốc [55].

Trong nghiên cứu của chúng tôi thể trạng béo trung tâm gặp tỷ lệ rất cao chiếm 83,3% trong đó nữ cao hơn nam, sự khác biệt về tỷ lệ béo trung tâm có ý nghĩa thống kê giữa hai giới Có kết quả này có lẽ do độ tuổi càng cao thì khối cơ ngày càng giảm, tỷ lệ mỡ gia tăng do biến đổi sinh lý, thêm vào đó người bệnh ĐTĐ càng cao tuổi càng ít hoạt động hoặc không hoạt động thể lực vì mệt mỏi và biến chứng của bệnh Béo phì là yếu tố nguy cơ tim mạch nói chung và đặc biệt trên bênh nhân ĐTĐ thầy thuốc lâm sàng cần phải lưu ý để kiểm soát tốt đa yếu tố ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

4.1.3 Thời gian phát hiện bệnh

Do ĐTĐ typ 2 diễn biến âm ỉ nên thời gian phát hiện bệnh có thể không được tính một cách chính xác mà phụ thuộc vào mức độ chăm sóc y tế của từng cá nhân, nhiều bệnh nhân do khám bệnh tình cờ phát hiện ĐTĐ typ 2 Vì thế thời gian phát hiện bệnh có thể chưa thực sự được phản ánh đúng tuổi bệnh Trong nghiên cứu này thời gian phát hiện ĐTĐ được tính bằng năm bắt đầu từ thời điểm được chẩn đoán xác định là bệnh nhân bị mắc ĐTĐ Qua thống kê chúng tôi thấy tỷ lệ phát hiện bệnh dưới 1 năm là 9,4% Trong thực thế người ta cũng thấy nhiều trường hợp đái tháo đường điển hình bị bỏ sót do không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu, thầy thuốc và bệnh nhân đều coi đó là biểu hiện của sự lão hóa bình thường

Thời gian phát hiện bệnh chủ yếu từ 1 đến 5 năm được ghi nhận trong một số nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như vậy. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chức thì bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên

5 năm chiếm đến 63,4% [5] Đỗ Trung Quân nghiên cứu trên 1370 bệnh nhân thấy thời gian mắc bệnh đái tháo đường typ 2 từ 1 đến 5 năm chiếm 51,9% [29]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh trên 5 năm cũng chiếm tỷ lệ đáng kể Điều này cho thấy bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi nếu tuân thủ điều trị tốt, kiểm soát tốt đa yếu tố thì sẽ hạn chế được nhiều biến chứng, có cuộc sống sinh hoạt bình thường như người không có ĐTĐ.

4.1.4 Tỷ lệ tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể là bệnh độc lập đi kèm với đái tháo đường hoặc là biến chứng của bệnh đái tháo đường Tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường gấp 2 lần so với người bình thường Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu, khoảng 30 đến 70% biến chứng đái tháo đường có liên quan đến bệnh lý của tăng huyết áp [38].

Đặc điểm chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay ở nhóm nghiên cứu

4.2.1 Kết quả chỉ số ABI bên trái và ABI bên phải

Qua khảo sát và tính ABI, chúng tôi thu được kết quả giá trị trung bìnhABI bên trái và ABI bên phải là 0,96 ± 0,12 và 0,96 ± 0,13 không có sự khác biệt về chỉ số ABI giữa chân trái và chân phải Tất nhiên là giá trị trung bìnhABI giữa hai giới nam và nữ không có sự khác biệt Kết quả này tương tự như một số nghiên cứu khác trong nước Theo tác giả Vũ văn Long giá trị ABI bên trái và bên phải là 0,95 ± 0,16 và 0,96 ± 0,16 với p > 0,05 [20] Lê Hoàng Bảo giá trị ABI trung bình trên 152 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là 0,94 ± 0,17 [1] Nguyễn Hoài Mãnh là 0,95 ± 0,18 [23] Đoàn Việt Cường nghiên cứu trên 47 bệnh nhân có loét hay đã cắt cụt chi dưới thấy ABI thấp hơn hẳn 0,63 ± 0,38 [8].

So sánh với một số tác giả khác như Kyoichiro Tshuchiya và cộng sự thấy ABI của nhóm ĐTĐ có loét hoại tử chân thấp hơn hẳn nhóm có cơn đau cách hồi không có ĐTĐ [55] Andrew M Wilson và cộng sự thấy nhóm bệnh nhân ĐTĐ giá trị ABI là 1,09 ± 0,04 thấp hơn hẳn nhóm người bình thường ABI 1,21 ± 0,02 [34] Điều này giải thích với cơ chế bệnh sinh của bệnh mạch máu do đái tháo đường làm cho màng đáy động mạch dày lên, sự tăng đường máu dẫn đến tình trạng glycóyl hóa Rama Prakasha S và cộng sự nghiên cứu protein phản ứng C (CRP) trên bệnh nhân ĐTĐ phân thành hai nhóm, nhóm bệnh nhân ĐTĐ có ABI < 0,9 có nguy cơ mắc bệnh động mạch chi dưới và nhóm ABI > 1,0 không có bệnh động mạch chi dưới [66] Nghiên cứu của Hoe J cho thấy nhóm bệnh nhân ĐTĐ có BĐMCD thì ABI thấp < 0,9 [50]. Như vậy mốc ABI của bệnh nhân ĐTĐ nói chung là ≥ 0,9 và kết quả của các nghiên cứu khác nhau là do cách chọn đối tượng khác nhau.

Theo Phạm Thắng ABI bình thường là 0,9-1,3 Cristop Robert là 0,9-1,1. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước [27].

4.2.2 Phân bố ABI theo các nhóm tuổi

Trong nghiên cứu chúng tôi phân số bệnh nhân ĐTĐ ra làm 4 nhóm tuổi Nhóm bệnh nhân 40 - 49 tuổi giá trị ABI trung bình là 1,05 ± 0,01; nhóm tuổi 50 - 59 ABI trung bình là 0,94 ± 0,1; nhóm tuổi 60 - 69 giá trị ABI trung bình là 0,93 ± 0,12 và nhóm tuổi trên 70 giá trị ABI trung bình là 0,92 ± 0,12. Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy khi tuổi càng cao thì ABI có xu hướng giảm đi song sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê Theo Đoàn Văn Đệ và cộng sự nghiên cứu trên 47 bệnh nhân ĐTĐ có loét bàn chân cho thấy giá trị trung bình ABI ở các nhóm tuổi dưới 50; 50 - 59; 60 - 69; > 70 lần lượt là ,94 ± 0,07; 0,74 ± 0,38; 0,66 ± 0,45; 0,55 ± 0,45; với p < 0,05 [8] Nghiên

0 cứu ở người cao tuổi tại Nhật Bản, Kumeo One và cộng sự cho thấy tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có ABI < 0,9 là 65,4 ± 10,9; nhóm có ABI > 0,9 là 60,8 ± 12,3 với p < 0,0001 [54] Một nghiên cứu khác của Dean T Willam và cộng sự trên 130 bệnh nhân ĐTĐ, theo dõi kết quả điều trị cho thấy ABI được tăng lên ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ được điều trị bằng insulin trên 30 năm so với nhóm bệnh nhân được điều trị dưới hoặc bằng 9 năm [45] Trong bệnh ĐTĐ typ 2 ngoài tình trạng tăng đường máu mạn tính, tình trạng kháng insulin còn hàng loạt các yếu tố nguy cơ khác phối hợp làm tăng tiến trình VXĐM trong khi đó VXĐM là một quá trình diễn biến thầm lặng trong nhiều năm từ tuổi trẻ đến tuổi trung niên và có tuổi mới gây ra những biến chứng làm hẹp và có thể gây tắc mạch, tuổi còn là một nhân tố ảnh hưởng tới chức năng nội mạc Vì vậy khi tuổi càng cao thì ABI giảm phù hợp với quy luật của VXĐM.

4.2.3 ABI và triệu chứng lâm sàng

ABI là chỉ số đánh giá đơn giản và giá trị để đánh giá tổn thương mạch máu ngoại vi Tuy nhiên sai số của phương pháp này là trị số sẽ không chính xác khi động mạch chày bị vôi hóa, không đè xẹp đựợc và khi có hẹp nhẹ động mạch dưới đòn Những nghiên cứu của các nhóm tác giả Hoe J, Potier L đều cho thấy có sự liên quan rõ rệt giữa chỉ số ABI và nguy cơ cắt cụt chi trên những bệnh nhân tổn thương bàn chân ĐTĐ (p < 0,001) [50], [63] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có mối liên quan giữa chỉ số ABI với triệu chứng lâm sàng bệnh động mạch chi dưới ở nhóm nghiên cứu như đau cách hồi, loét hoại tử bàn chân và mất mạch mu chân chày sau Trong nghiên cứu đã chỉ ra ở những bệnh nhân có đau cách hồi, loét hoại tử bàn chân hay mất mạch mu chân hoặc chày sau thì chỉ số ABI càng thấp, đặc biệt ABI giảm rõ rệt ở bệnh nhân bị mất mạch mu chân, chày sau và loét hoại tử bàn chân. Nguyễn Thị Nhạn nghiên cứu và cho thấy rằng ABI thay đổi rõ rệt theo triệu chứng lâm sàng bệnh động mạch chi dưới [27] Trong nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường, Chin-Hsiaotseng và cộng sự cũng cho thấy nhóm bệnh nhân ĐTĐ có đau cách hồi và loét bàn chân, giá trị ABI trung bình thấp hơn hẳn nhóm không có đau cách hồi hay loét bàn chân [41] Chỉ số ABI thấp cho thấy sự tưới máu nuôi dưỡng tổ chức ở vùng bàn chân giảm sút Điều này góp phần gây ra những tổn thương như thiểu dưỡng, loạn dưỡng và nặng hơn là loét do cơ chế mạch máu Như vậy, việc áp dụng đo chỉ số ABI đưa vào thực tế lâm sàng là cần thiết để góp phần chẩn đoán sớm biến chứng tổn thương mạch máu ngoại biên.

4.2.4 Đặc điểm chỉ số ABI trên lâm sàng theo phân loại của Cristol Robert

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi gần một nửa số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có chỉ số ABI < 0,9 (tổn thương động mạch lớn chi dưới từ vừa đến nặng) Do đó bác sỹ cần lưu ý và theo dõi, phát hiện sớm biến chứng mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ Kết quả này khẳng định giá trị của phương pháp thăm dò không chảy máu đánh giá tình trạng tổn thương mạch máu chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường Các nghiên cứu so sánh với chụp mạch cản quang cho thấy chỉ số ABI đánh giá mức độ hẹp và rối loạn huyết động ở các mạch máu lớn có độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 98% khi có hẹp trên 50% đường kính động mạch trên chụp mạch cản quang [38] Tuy nhiên, khi động mạch bị vôi hóa, xơ cứng thì kết quả đo ABI có thể bị âm tính giả, khi đó động mạch mặc dù có tổn thương nhưng ABI vẫn < 0,9 hoặc > 1,1 Do vậy cần kết hợp giữa kết quả đo ABI với biểu hiện lâm sàng và kinh nghiệm của thầy thuốc.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ tổn thương động mạch lớn chi dưới có khác so với một số tác giả trong nước Nghiên cứu của Lê Hoàng Bảo,

Nguyễn Thị Bích Đào trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viên Chợ Rẫy cho thấy tỷ lệ tổn thương động mạch từ vừa đến nặng ABI < 0,9 là 23,5% [1]. Nguyễn Hoài Mãnh, Nguyễn Thị Nhạn tỷ lệ này là 61% [23] Đào Thị Dừa, Hoàng Thị Lan Hương nghiên cứu trên 172 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế cho kết quả ABI < 0,9 là 65,12% [10] Một nghiên cứu khác của Đoàn Văn Đệ và cộng sự trên 47 bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng bàn chân cho kết quả ABI < 0,9 là 62,5% trong đó 22,5% bệnh nhân có tổn thương mạch máu mức độ rất nặng ABI < 0,4 [8].

Sở dĩ có kết quả khác nhau như thế này là do sự khác nhau giữa cách chọn đối tượng Nhóm bệnh nhân của chúng tôi là bệnh nhân ngoại trú nên hầu hết bệnh nhân đã được kiểm soát tốt, các nghiên cứu trên tiến hành trên bệnh nhân nội trú phải nhập viên điều trị khi có các biến chứng của bệnh gây nên.

Tương tự như chúng tôi, Rama Prakasha S và cộng sự nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại vương quốc Anh cho biết tỷ lệ tổn thương động mạch lớn chi dưới qua đo chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay ABI < 0,9 là 40% [66] Luis Manzano và cộng sự nghiên cứu trên

493 bệnh nhân mạch vành phân thành hai nhóm nghiên cứu, nhóm bệnh nhân có ĐTĐ có ABI < 0,9 chiếm tới 35%, còn nhóm bệnh nhân không có ĐTĐ ABI < 0,9 chỉ có 8,5% [57] Nghiên cứu của Hilal B Al Saffar và cộng sự trên bệnh nhân mạch vành có ĐTĐ tỷ lệ tổn thương động mạch lớn chi dưới là 34% [49] Trong những năm gần đây, nhiều tác giả nhận thấy ABI là một thông số có giá trị dự báo các tai biến tim mạch do vữa xơ động mạch như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… và tử vong do nguyên nhân tim mạch [42], [43], [44], [62].

Nghiên cứu của Markus A Bush và cộng sự (2009) nhận thấy ABI < 0,9 chiếm 43,5% ở 1/3 số bệnh nhân đái tháo đường nhập viện, trong đó tần xuất xuất hiện của các tai biến mạch vành, mạch não gặp 10,8% bệnh nhân có ABI < 0,9 so với 5,9% có ABI bình thường và tử vong do các nguyên nhân tim mạch cũng gặp nhiều ở nhóm có ABI < 0,9 [61].

Nghiên cứu của tác giả Hoe J và cộng sự (2012) cho biết tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thiếu máu chi dưới mức độ vừa và nặng (20,7%); thiếu máu mức độ nhẹ (62%); xơ cứng động mạch (17,3%) [50] Ruth E Taylor-Piliae

(2011) nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 người cao tuổi cho thấy tỷ lệ bệnh nhận bị thiếu máu chi dưới vừa và nặng chiếm tới 57%, xơ cứng động mạch 29% [69] Một nghiên cứu khác của Premranjan P Singh và cộng sự trên 2240 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có ít các yếu tố nguy cơ cho thấy chủ yếu ABI nằm trong giới hạn bình thường 0,9 - 1,09 chiếm 66%, ABI thấp < 0,9 là 19%, ABI ≥ 1,1 là 8% [64].

Sở dĩ kết quả của các tác giả khác nhau như vậy là do cơ chế bệnh sinh bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường rất phức tạp, liên quan tới rất nhiều yếu tố Joshua A Beckman và cộng sự đã nghiên cứu độ cứng thành mạch liên quan đến tuần hoàn ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bằng đo áp lực riêng phần oxy qua da đã nhận thấy sự dày lên của thành động mạch và độ cứng của mạch máu liên quan tới tuần hoàn ngoại vi ở bệnh đái tháo đường typ 2 đặc biệt khi xuất hiện xơ cứng động mạch đùi là yếu tố quan trọng gây hạn chế tuần hoàn ngoại vi [52] Cùng với cơ chế làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng tình trạng tăng đường huyết kéo dài mạn tính, sự kháng insulin cùng những yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì…góp phần làm rối loạn chức năng nội mạc, gây rối loạn chức năng co giãn mạch, tăng tiết các phân tử kết dính,hoạt hóa tiểu cầu và đại thực bào đẩy mạnh quá trình thực bào làm tăng sinh các tế bào cơ trơn mạch máu và các dị bào Kết quả làm tăng quá trình vữa xơ động mạch và các biến chứng trong đó có bệnh động mạch chi dưới.

Ngày đăng: 06/12/2022, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.16. Liên quan giữa tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành,        thói        quen        hút - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.16. Liên quan giữa tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, thói quen hút (Trang 9)
3 Hình 1.1. Giải phẫu động mạch đùi - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
3 Hình 1.1. Giải phẫu động mạch đùi (Trang 17)
Hình 1.2. Giải phẫu động mạch chày trước và động mạch mu chân - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Hình 1.2. Giải phẫu động mạch chày trước và động mạch mu chân (Trang 18)
cốt. Hình 1.3. Giải phẫu động mạch khoeo - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
c ốt. Hình 1.3. Giải phẫu động mạch khoeo (Trang 19)
Hình 1.4. Minh họa vị trí đặt đầu dị Doppler khi đo ABI bằng máy siêu âm bỏ túi - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Hình 1.4. Minh họa vị trí đặt đầu dị Doppler khi đo ABI bằng máy siêu âm bỏ túi (Trang 32)
+Thiếu máu cơ tim: điện tâm đồ có hình ảnh són gT dương, cao nhọn, - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
hi ếu máu cơ tim: điện tâm đồ có hình ảnh són gT dương, cao nhọn, (Trang 41)
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiểm sốt glucose máu lúc đói và HbA1c của người bệnh ĐTĐ theo WHO (2002) [2], [21] - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiểm sốt glucose máu lúc đói và HbA1c của người bệnh ĐTĐ theo WHO (2002) [2], [21] (Trang 42)
Bảng 2.3. Giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu theo WHO (1998) [2], [21] - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 2.3. Giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu theo WHO (1998) [2], [21] (Trang 42)
Bảng 2.4. Bảng đánh giá huyết động trênlâm sàng tƣơng đƣơng chỉ số ABI theo Cristol Robert  - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 2.4. Bảng đánh giá huyết động trênlâm sàng tƣơng đƣơng chỉ số ABI theo Cristol Robert (Trang 43)
Hình 2.1. Hình ảnh máy Omron VP 1000 plus và phương pháp đo ABI - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Hình 2.1. Hình ảnh máy Omron VP 1000 plus và phương pháp đo ABI (Trang 45)
Hình 2.2. Hình ảnh đo ABI bằng máy dao động ký - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Hình 2.2. Hình ảnh đo ABI bằng máy dao động ký (Trang 45)
Bảng 3.2. Đặc điểm béo trung tâ mở nhóm nghiên cứu theo giớiGiớiNam - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.2. Đặc điểm béo trung tâ mở nhóm nghiên cứu theo giớiGiớiNam (Trang 50)
Bảng 3.1. Thể trạng nhóm nghiên cứu - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.1. Thể trạng nhóm nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp (Trang 51)
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu (Trang 52)
Bảng 3.5. Kết quả chỉ số glucose máu lúc đói - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.5. Kết quả chỉ số glucose máu lúc đói (Trang 52)
Bảng 3.7. Tỷ lệ rốiloạn lipid máu bệnh lý nhóm bệnh nhân nghiên cứu - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.7. Tỷ lệ rốiloạn lipid máu bệnh lý nhóm bệnh nhân nghiên cứu (Trang 53)
Bảng 3.6. Kết quả chỉ số HbA1c - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.6. Kết quả chỉ số HbA1c (Trang 53)
Bảng 3.9. So sánh ABIgiữa nam và nữ - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.9. So sánh ABIgiữa nam và nữ (Trang 54)
Bảng 3.11. ABI và triệu chứng lâm sàng - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.11. ABI và triệu chứng lâm sàng (Trang 55)
Bảng 3.13. Liên quan giữatuổi, giới với ABI ABI&lt; 0,90,9 - 1,09 - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.13. Liên quan giữatuổi, giới với ABI ABI&lt; 0,90,9 - 1,09 (Trang 56)
Bảng 3.14. Liên quan giữa chỉ số khối (BMI) và vòng eo - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.14. Liên quan giữa chỉ số khối (BMI) và vòng eo (Trang 56)
Bảng 3.15. Liên quan giữa thời gian phát hiện (TGPHĐTĐ) với ABI - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.15. Liên quan giữa thời gian phát hiện (TGPHĐTĐ) với ABI (Trang 57)
Bảng 3.16. Liên quan giữa tăng huyết áp, bệnh lý - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.16. Liên quan giữa tăng huyết áp, bệnh lý (Trang 58)
Bảng 3.18. Liên quan giữa cholesterol với ABI - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.18. Liên quan giữa cholesterol với ABI (Trang 59)
Bảng 3.17. Liên quan giữa kiểm soát glucose máu và HbA1c với ABI - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.17. Liên quan giữa kiểm soát glucose máu và HbA1c với ABI (Trang 59)
Bảng 3.20. Liên quan giữa HDL- cholesterol với ABI - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.20. Liên quan giữa HDL- cholesterol với ABI (Trang 60)
Bảng 3.19. Liên quan giữa triglycerid với ABI - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.19. Liên quan giữa triglycerid với ABI (Trang 60)
Bảng 3.21. Liên quan giữa LDL- - (TIỂU LUẬN) chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.21. Liên quan giữa LDL- (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w