TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC
Vị trí địa lí
Hàn Quốc nằm ở Đông Á, ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38 Bắc, phía đông giáp với biển Nhật Bản, phía Tây giáp với biển o Hoàng Hải.
Vùng đất của Hàn Quốc rộng khoảng 100,032 m 2
Địa hình Hàn Quốc phân hóa thành hai vùng rõ rệt là vùng rừng núi ở phía Đông, vùng đồng bằng duyên hải ở phía Tây và Nam Trong đó, vùng đồi núi chiếm tới 70% tổng diện tích của xứ Hàn Do đó, diện tích vùng đồng bằng của Hàn Quốc khá hẹp, đa phần tập trung chủ yếu ở ven biển hoặc lưu vực các con sông lớn.
Hình 1 Bản đồ đất nước Hàn Quốc
Lịch sử về đất nước
Dân tộc Triều Tiên có lịch sử khoảng 5.000 năm Năm 2333 trước Công nguyên, nước Ko-Choson (Cổ Triều Tiên) ra đời, bao gồm cả vùng Mãn Châu, Hoa Đông (nay thuộc Trung Quốc) và Bán đảo Triều Tiên Đất nước này tồn tại khoảng 1.000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán (Trung Quốc) xâm lược.
Năm 57 trước Công nguyên, ba nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Ko-Guryo bao gồm phía Bắc Bán đảo và vùng Mãn Châu, Trung Quốc, Paekche và Shilla ở phía Nam Bán đảo, còn được gọi là thời kỳ Tam quốc Năm 668, Shilla thôn tính Ko-Guryo và Paekche, lập nên triều đại Shilla thống nhất, kéo dài gần 3 thế kỷ (668-918) Từ 918-
1392, vua Wang Kon lập ra nước Koryo (Cao Ly, nhà Vương), lấy Thủ đô là Kaeseong (Khai Thành) Từ 1392-1910, vua Ly Song Gye lập ra nước Choson (Triều Tiên, nhà Lý), rời đô về Xơ-un (1394), vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng chữ cái Hangul mà ngày nay vẫn đang được sử dụng.
Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Bán đảo Triều Tiên Năm 1945, Bán đảo Triều Tiên được giải phóng và bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau lấy vĩ tuyến 38 Bắc làm ranh o giới: phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc (thường gọi là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea) và phía Bắc là Cộng Hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
Hình 2 Vị vua Sejong thời Josen
Thủ đô
Seoul hay còn có tên đầy đủ là thành phố đặc biệt Seoul vừa là thủ đô vừa là thành phố lớn nhất của xứ sở kim chi Seoul nằm bên dòng sông Hán ở phía tây bắc Hàn Quốc Đây là nơi sinh sống của gần 10 triệu người dân của đất nước Hàn Quốc trong diện tích 605 km 2
Hình 3 : Thủ đô Seoul Hàn Quốc
Dân số
Dân số hiện tại của Hàn Quốc là 51.325.398 người vào ngày 25/04/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Dân số Hàn Quốc hiện chiếm 0,65% dân số thế giới Hàn Quốc đang đứng thứ 28 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ
Mật độ dân số của Hàn Quốc là 528 người/km , 81,41% dân số sống ở 2 thành thị (41.755.068 người vào năm 2019)
Độ tuổi trung bình ở Hàn Quốc là 44,9 tuổi
Hình 4 Biểu đồ dân số Hàn Quốc 1950 - 2020
Hình 5 Bảng dân số Hàn Quốc 1955 - 2020
Khí hậu
Khí hậu Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt Nhiệt độ, khí hậu khác nhau tùy theo mùa:
Mùa xuân (từ tháng 3 – tháng 5): thời tiết mát mẻ, êm dịu, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Mùa hạ (từ tháng 6 – tháng 8): nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình 25 độ C. Tháng 8 là tháng nóng nhất.
Mùa thu (từ tháng 9 – tháng 11): không khí thoáng mát, dễ chịu, ban đêm se lạnh Mùa này rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời.
Mùa đông (từ tháng 12 – tháng 2): rất lạnh, có tuyết rơi nhiều Tháng 1 là tháng lạnh nhất.
Hình 6 Khí hậu ở Hàn Quốc
Tiền tệ
1.2 Won – đơn vị tiền tệ
Won ( ) (원 Ký hiệu: ; ₩ code: KRW) là đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc Đồng Won gồm cả hình thức tiền kim loại ( 6 loại ) lẫn tiền giấy ( 4 loại ).
Tiền kim loại : 1 won, 5 won, 10 won, 50 won, 100 won, 500 won.
Tiền giấy : 1000 won, 5000 won, 10.000 won, 50.000 won.
Hình 7 Đồng xu Hàn Quốc
Hình 8 Tiền won Hàn Quốc
2.2 Đặc điểm của tiền kim loại và tiền giấy
1 won: Kim loại nhôm, màu trắng
5 won và 10 won: Hợp kim đồng và kẽm, màu vàng
50 won: Hợp kim đồng, nhôm và niken, màu trắng
100 won và 500 won: Hợp kim đồng và niken, màu trắng.
1000 won: Màu xanh da trời
5000 won: Màu đỏ và vàng
10000 won: Màu xanh lá cây
Tôn giáo
Hàn Quốc là quốc gia tự do về tôn giáo, do đó hầu hết các tôn giáo chính trên thế giới đều có mặt ở quốc gia này, như: Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Nho Giáo và Hồi Giáo… các nhóm tôn giáo này hiện vẫn đang tồn tại song song và hài hoà cùng với những tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.
Sự phân bố của cộng đồng tôn giáo ở Hàn Quốc tính đến năm 2005 như sau: – Phật giáo đứng đầu, chiếm 43% tổng số người theo đạo ở Hàn Quốc với 10,7 triệu Phật tử.
– Đạo Tin Lành chiếm 34.5% với 8,6 triệu tín đồ.
– Thiên Chúa giáo chiếm 20.6% với 5,1 triệu tín đồ.
– Các tôn giáo khác chiếm 1.9% với 483.000 tín đồ.
+ Phật giáo - đại tôn giáo của Hàn Quốc : là tôn giáo đầu tiên du nhập vào Hàn Quốc, có ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa của con người nơi đây.
+ Thiên chúa giáo : du nhập vào Hàn Quốc từ thế kỷ XVII Khi chư hầu đi cống nạp Trung Quốc hàng năm đem về các bản chép lại tài liệu truyền giáo của Matteo Ricci viết bằng chữ Hán.
+ Hồi giáo : Những người Hàn Quốc đầu tiên gia nhập Hồi giáo là những người đi sang Đông Bắc Trung Quốc đầu thế kỷ 20, khi Hàn Quốc còn ở dưới ách cai trị của thực dân Nhật.
+ Saman giáo – tôn giáo của tầng lớp bình dân: bao gồm nghi lễ thờ cúng hàng ngàn những linh hồn mà người ta tin là đã hoà vào trong thế giới tự nhiên, như đá, cây cỏ, núi non, suối và bầu trời.
Ngôn ngữ
Tiếng Hàn hay còn gọi là Hangeul – tên gọi của ngôn ngữ Hàn Quốc.
Hangeul được vị vua thứ tư của triều đại Joseon tạo ra năm 1443, gồm 10 nguyên âm và 14 phụ âm.
Hình 14 Bảng chữ cái Hàn Quốc
- Ngôn ngữ địa phương: Tiếng địa phương Yeongseo: được sử dụng trong khu vực Yeongseo thuộc tỉnh Gangwon , Hàn Quốc
- Phương ngữ Jeolla : được sử dung trong khu vực Jeolla của Hàn Quốc.
- Phương ngữ Seoul : được sử dụng ở Seoul, Gyeonggi và Incheon ở Hàn Quốc.
- Phương ngữ Jeju : được sử dụng trên đảo Jeju nằm về phía bờ biển phía Tây Nam của Hàn Quốc.
- Tiếng địa phương Gyeongsang là tiếng địa phương ở Đông Nam và phổ biến ở khu vực Gyeongsang của Hàn Quốc.
Phương tiện di chuyển
Xe buýt : là phương tiện giao thông phổ biến nhất dành cho các bạn học sinh, sinh viên vì chi phí khá rẻ và tiện lợi Khi đi , bạn cần chú ý :
– Có thể trả phí xe trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ giao thông.
– Nếu sử dụng thẻ giao thông, chỉ cần quẹt thẻ vào máy đọc thẻ trước xe, phí xe sẽ được trừ trực tiếp trên thẻ.
– Có thể mua thẻ giao thông tại các điểm bán hàng xung quanh bến xe buýt. Mỗi lần nạp thẻ có thể nạp từ 1.000won đến 90 nghìn won, đơn vị tiền mặt để nạp thẻ được tính bằng nghìn won.
– Nếu sử đụng thẻ giao thông, mỗi lần đi xe sẽ được giảm giá 100won Trong trường hợp phải chuyển từ tàu điện ngầm sang xe buýt thì phí chung chuyển giao thông rất nhỏ và lệ phí rất phải chăng.
Tàu điện ngầm : được vận hành tại các thành phố như: Seoul, Busan, Incheon,
Daegu, Gwangji Tàu điện ngầm bắt đầu hoạt động từ 5 giờ 30 sáng đến 12 giờ đêm.
+Taxi biểu thị bằng màu sắc đa dạng trên xe nên có thể dễ dàng phân biệt với các loại xe khác Taxi được vận hành 24 giờ trong các ngày
+ Mức phi cơ bản của taxi thường ở mỗi địa phương khác nhau, khoảng 2.200 ~
+ Taxi kiểu mẫu được kinh doanh bởi loại hình xe chuyên chở cao cấp và taxi cỡ lớn 9 chỗ có mức phí cơ bản đắt hơn taxi thông thường là 4.500 won Phí taxi có thể được thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Tàu hỏa : gồm có các loại mang tên như: Đường sắt cao tốc( KTX), Saemaeul và Mugunghwa
Máy bay : Ở Hàn Quốc có 7 sân bay quốc tế là: Busan (sân bay Kimhae),
Cheongju, Daegu, Jeju, Muan, Seoul (sân bay Kimpo và sân bay quốc tế Incheon).
Hình 19 Máy bay Hàn Quốc
Xe đạp : Tuyến đường dành cho xe đạp ở Hàn Quốc được thiết kế dọc theo kênh rạch và sông chảy qua Seoul, người đi xe đạp vào trung tâm thành phố,
0 0 và cũng có những con đường mòn xe đạp dễ dàng đạt đến ngọn đồi xung quanh núi.
Hình 20 Xe đạp công cộng
Nhà ga : hành khách quốc tế cảng Busan là cảng biển lớn nhất Hàn Quốc và có nhiều chuyến phà đến/đi Nhật Bản Nhà ga phà quốc tế Incheon vận hành nhiều chuyến phà đến các thành phố ở Trung Quốc như Quý Hải, Thanh Đảo, Đan Đông, Thiên Tân Hàng tuần cũng có tàu khởi hành từ Sokcho – Gangwondo đến Vladivostok do Công ty Phà Dong Chun vận hành.
Hình 21 Nhà ga phà quốc tế In cheon
PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI DÂN HÀN QUỐC
+ Người Hàn thường ít khi dùng ghế ngồi ăn họ thường ngồi bệt trên sàn
+ Dùng thìa để ăn cơm, đũa để ăn mì và các món khác, tay phải luôn dùng để cầm thìa và đũa để ăn thức ăn
+ Thổi bằng mũi vào thức ăn suốt bữa ăn
+ Bữa cơm truyền thống không thể thiếu món kim chi
+ Người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi Nụ cười và động tác gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Hàn Quốc.
+ Đánh giá cao những nỗ lực của người nước ngoài khi cố gắng bày tỏ lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc: “an-nhon-ha-sae-yo” (xin chào).
+Giấy gói quà màu đỏ và vàng được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc Không nên gói quà bằng giấy màu xanh lá cây, trắng hoặc đen Quà tặng đảm bảo được gói tinh tế và sắc sảo.
+Trao và nhận quà bằng cả hai tay Không nên mở quà ngay trước mặt người tặng o Một số điều cấm kị:
Có xu hướng tránh số 4
Rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly Vì hành động đó chỉ được sử dụng để cúng rượu cho người chết
Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp
Phụ nữ Hàn Quốc không thích nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của họ mặc dù phẫu thuật thẩm mỹ là khá phổ biến tại Hàn Quốc
K礃 cắm đũa trên bát cơm.
NỀN ẨM THỰC HÀN QUỐC
Nguồn gốc
- Ngay từ những năm 1500 trước Công nguyên, nền nông nghiệp của Hàn Quốc đã sớm hình thành Nhưng cây lương thực đầu tiên phát triển ở đất nước này, không phải lúa, mà là kê và lúa mạch, do những cư dân vùng lưu vực sông Liêu Hà, Mãn Châu ở Đông Bắc Trung Quốc mang tới Kê, lúa mạch và các loại rau chính là lương thực chủ yếu của đa phần người dân Hàn Vào khoảng thế kỉ thứ II sau Công nguyên, lúa bắt đầu xuất hiện và được trồng ở đây.
- Văn hóa Trung Hoa còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư duy ẩm thực xứ sở kim chi, mà triết lí ngũ vị (chua, cay,mặn, ngọt, chát) và sự hòa hợp màu màu sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng) trong bữa ăn
2 Các món ăn truyền thống của Hàn Quốc
- Kim chi - Món ăn đại diện cho ẩm thực Hàn Quốc : Có rất nhiều loại kim chi như kim chi củ cải, kim chi cải thảo, kim chi hành lá… Nhưng kim chi cải thảo là món ăn phổ biến và được ưa chuộng nhất Kim chi cải thảo được làm từ bắp cải thảo ướp với bột ớt, muối, cà rốt, ớt chuông, lê, tỏi, gừng, hành lá, sau đó ủ cho lên men và bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Hình 22 Kim chi cải thảo
- Cơm trộn hay còn gọi bibimbap, đây là món cơm trộn với khoảng 6 – 7 nguyên liệu trở lên với nhau Yêu cầu của món cơm trộn: có màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt, tất cả được cắt thái tỉ mỉ và đặc biệt là phải có nước xốt làm từ ớt Các loại rau sử dụng trong món cơm trộn như dưa chuột, cà rốt, rau chân vịt, giá đỗ…
- Cơm cuộn hay còn gọi gimbap, có cách làm và hương vị tương tự như sushi của
Nhật Bản Phần nhân có thể là thanh cua, dưa leo, cà rốt, cá ngừ, phô mai, cá cơm, cá ngừ…
- Tương đậu nành là món ăn không thể thiếu trong bếp người Hàn Quốc bởi nó cung cấp nguồn protein dồi dào, vị béo ngậy của đậu nành, tương đậu cực kì thích hợp để chế biến cách món canh.
- Tokbokki là loại bánh được làm từ bột gạo, nặn thành sợi dài sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.Tokbokki thường được xào cùng với tương ớt cay, thịt bò, giá, hành tây, chả cá, hải sản, tạo nên một món ăn vô cùng ngon và hấp dẫn của Hàn Quốc.
- Rượu Soju được chưng cất từ gạo, lúa mì hoặc lúa mạch lên men trong vòng 15 ngày Ngày nay thường được các nhà sản xuất thay thế gạo bằng nhiều loại tinh bột khác như: khoai tây, khoai lang và bột sắn.
Món ăn truyền thống
TRANG PHỤC
Nguồn gốc bộ trang phục truyền thống Hanbok
- Trang phục Hanbok được tìm thấy trong khu mộ của người Hung No ở miền bắc Mông Cổ, và bức tranh thiết kế Hanbok cơ bản trên tường cổ xưa của Goguryeo Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng Hanbok bắt nguồn từ nền văn hóa Scytho-Siberian thuộc miền bắc Châu Á trong thời cổ đại.
- Cấu trúc cơ bản của Hanbok gồm có áo jeogori, quần baiji và váy chima Quần ngắn ôm sát, áo dài đến eo để tạo sự thuận lợi trong di chuyển.
3 Trang phục Hanbok ngày nay
Trong thời đại hiện nay, Hanbok ngày càng hiện đại và đơn giản hóa hơn. Người Hàn ngày nay mặc Hanbok dựa theo sở thích và phong cách cá nhân của mình Không phân theo giai cấp, tầng lớp xã hội như ngày xưa.
Họ chỉ mặc Hanbok vào những nghi lễ đặc biệt như: sinh nhật, đám cưới, ngày thôi nôi, ngày mừng thọ 60 tuổi hay những ngày lễ đặc biệt như là Chuseok, Seollal,…
4 Thiết kế cơ bản của Hanbok
Đối với nữ , Hanbok bao gồm: ao jeogori (áo khoác ngắn mặc ở phần thân trên), váy chima (phần váy xòe thắt eo cao), sokchima (lớp váy lót trong). Ngoài ra còn có otgoreum bộ phận dây thắt lưng.
Đối với nam, có áo jeogori và quần baji rộng dài.
- Chất liệu dùng để may Hanbok chủ yếu là các loại vải bông.
Hình 28 Thiết kế cơ bản của Hanbok
+ Jeogory là phần áo ngoài của Hanbok, bao gồm gil, git, dongjeong, goreum và phần tay áo.
+ Chima là tên gọi của lớp váy truyền thống
+ Sokchima là váy lót bên trong
+ Baji : quần ống rộng truyền thống
+ Jokki : lớp áo vest, magoja : áo khoác ngoài
Hình 29 Phụ kiện đi kèm với Hanbok
Daenggi : Là một dải ruy băng dài dùng để buộc bím tóc của người con gái chưa kết hôn
Norigae : Là một loại phụ kiện có hình dạng tua rua được phụ nữ đeo ở thắt lưng váy chima hoặc ở dây goreum của áo jeogori Đây là loại phụ kiện phổ biến nhất khi kết hợp với hanbok
Binyeo : Là một loại phụ kiện mà người phụ nữ sử dụng để cuộn bím tóc của mình lên thành một búi tròn và cố định lại
Gat : Là chiếc mũ làm bằng lông ngựa được sử dụng để bảo vệ búi tóc và thể hiện giai cấp của người đội.
Samo : Là một loại mũ thường được các quan chức cấp cao đội khi mặc dalleyong (áo choàng).
Bokgeon : Là một loại mũ làm bằng vải đen được các học giả Nho giáo và sau này là các chàng trai trẻ đội.
Thiết kế cơ bản của Hanbok
1 Lễ hội Chuseok – Tết trung thu là một trong những ngày Tết lớn và rất quan trọng với người Hàn Quốc Songpyeon là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok.
2 Lễ hội câu cá hồi: Từ ngày 4 đến 26/1 là thời điểm diễn ra lễ hội câu cá hồi trên băng tại huyện Hwacheon tỉnh Gangwon.
LỄ HỘI TẠI HÀN QUỐC
1 Lễ hội Chuseok – Tết trung thu là một trong những ngày Tết lớn và rất quan trọng với người Hàn Quốc Songpyeon là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok.
2 Lễ hội câu cá hồi: Từ ngày 4 đến 26/1 là thời điểm diễn ra lễ hội câu cá hồi trên băng tại huyện Hwacheon tỉnh Gangwon.
Hình 31 Lễ hội câu cá hồi
3 Lễ hội pháo hoa quốc tế Seoul được tổ chức hang năm vào ngày 5/10 Với sự tham gia của các đội bắn pháo hoa chuyên nghiệp trong nước và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Canada.
Hình 32 Lễ hội pháo hoa quốc tế Seoul
4 Lễ hội văn hóa Hwaseong Suwon được tổ chức tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi vào tháng 10 hàng năm nhân dịp ngày Công dân Suwon.
Hình 33 Lễ hội văn hóa Hwaseong Suwon
5 Lễ hội bùn được tổ chức hàng năm tại bãi biển Daecheon, có hàng triệu khách đến để nhảy múa, đấu vật và lăn lộn trên bùn
6 Hội lửa Jeju là một phần của lễ hội kéo dài 3 ngày từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 mỗi năm , 1 ngọn đồi ở Jeju được đốt lên để đón chào sức khỏe và mùa gặt được mùa mỗi năm.
7 Lễ Phật Đản được tổ chức hang năm vào ngày 8/4 ( âm lịch ) để tỏ long tôn kính đối với Phật.