BỘYTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN THỊ PHƯƠNG Mã sinh viên 1101404 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2016 KHÓA L.
TỔNG QUAN
Giới thiệu chung về hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dược sĩ hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc là người có chuyên môn trong lĩnh vực y tế mà người dân trong cộng đồng có thể dễ dàng tiếp cận nhất Dược sĩ cộng đồng sẽ cấp phát các thuốc kê đơn theo đơn của bác sĩ, và có quyền chỉ định các thuốc không kê đơn theo quy định của mỗi quốc gia Ngoài việc đảm bảo cấp phát các thuốc có chất lượng, phù hợp, hoạt động chuyên môn của họ còn là tư vấn sử dụng thuốc, thông tin thuốc cho người bệnh, đồng thời tham gia các chương trình tăng cường sức khỏe và truyền thông giúp phòng ngừa bệnh tật cho người dân trong cộng đồng [56].
Như vậy, hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán lẻ bao gồm cả việc cấp phát thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh Năm 1996, tổ chức Hiệp hội dược phẩm Châu Âu (PGEU) giới thiệu quy trình bán thuốc gồm 3 bước Q-A-T [49]:
Q: Question - Người bán thuốc phải hỏi khách hàng
A: Advices - Người bán thuốc đưa ra lời khuyên cho khách hàng.
T: Treatment - Người bán thuốc đưa lời đề nghị, giải pháp cho khách hàng
Cụ thể, khi một khách hàng bất kì đến mua thuốc tại nhà thuốc Đầu tiên người bán thuốc cần đưa ra được những câu hỏi phù hợp; từ đó có được những thông tin cần thiết, tạo cơ sở cho việc đưa ra những lời khuyên đúng đắn, hợp lý cho khách hàng; và cuối cùng là bán cho họ một liệu pháp điều trị bằng thuốc đúng và phù hợp, đi kèm với những thông tin đầy đủ trong hướng dẫn sử dụng.
Một nghiên cứu ở Ghana, quá trình bán thuốc cho khách hàng gồm 6 bước, viết tắt là GATHER:
G: Greeting- Đón tiếp khách hàng
T: Telling - Trao đổi vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị
H: Help - Giúp đỡ khách hàng lựa chọn thuốc phù hợp
E: Explaining - Giải thích, hướng dẫn sử dụng thuốc
R: Return - Kế hoạch cho những lần gặp sau
Quy trình 6 bước G-A-T-H-E-R thực chất là chi tiết hơn các nội dung trong Q-A-T Để đảm bảo tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, người dược sĩ cần lấy người bệnh làm trung tâm, đối với người nghèo, không đủ khả năng chi trả, cần tư vấn lựa chọn các loại thuốc có giá cả phù hợp, đảm bảo điều trị mức tối thiểu chi phí cho họ [9].
Tại Australia, vấn đề thực hành nhà thuốc được Hiệp hội Dược phẩm quốc gia Australia đưa ra thành hai quy trình “WHAT–STOP–GO” và “CARER” Các quy trình này được áp dụng đối với thuốc kê đơn (Pharmacy medicine) và thuốc không kê đơn, chỉ dược sĩ mới được chỉ định (Pharmacy Only Medicine) [53].
Hình 1.1 Quy trình “WHAT–STOP–GO” và “CARER”
Làm rõ tình trạng BN:
How long?: đã bị bao lâu?
Actual symptoms: triệu chứng cụ thể?
Treatment: thuốc đã sử dụng, tình trạng?
Dừng lại và đánh giá BN:
Symptoms: triệu chứng, TDP của thuốc?
Totally: chú ý với các BN đặc biệt?
Overuse/abuse: BN tự dùng quá liều?
Pharmacist: Kiểm tra nếu BN muốn kể.
Cấp phát thuốc và lời khuyên phù hợp cho BN:
- Hỏi bệnh nhân có còn câu hỏi nào không.
- Khuyên bệnh nhân khám đi bác sĩ với thuốc cần kê đơn.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc cho BN.
- What: đã thử điều trị gì?
- How long: đã bị bao lâu?
- Condition?: bệnh mắc kèm? ĐÁNH GIÁ:
- Clear? - chẩn đoán rõ ràng?
- Appropriate?- liệu pháp phù hợp?
- Interactions?- tương tác có thể?
- Confident?- tuân thủ của BN?
- Recomend?- liệu pháp thích hợp?
- Reconsider- cân nhắc nếu thuốc không phù hợp.
- Verbal- hướng dẫn bằng lời.
- What to do - biện pháp cải thiện.
- Reasons - khuyến khích tuân thủ.
- If legally - nếu có quy định
- Ongoing - lưu lại lần sau
- If Referred - nếu cần tham khảo
- If Misuse/Abuse - nếu nghi ngờ lạm dụng/thiếu tuân thủ.
Theo quy trình WHAT–STOP–GO, bước đầu tiên đặt ra là:
WHAT: yêu cầu người dược sĩ bán thuốc làm rõ vấn đề của người bệnh là gì, các thuốc hiện đang sử dụng và tình trạng sức khỏe của họ ra sao Bước thứ hai
STOP bao gồm việc dừng lại và đánh giá tình trạng người bệnh Cuối cùng, GO là bước cấp phát thuốc điều trị cho người bệnh và cung cấp lời khuyên cho họ về vấn đề điều trị và cách dùng thuốc Trong khi đó, quy trình thứ hai “CARER” bao gồm
C (Check): kiểm tra xem xét ai là người có vấn đề sức khỏe, triệu chứng cụ thể như thế nào, đã sử dụng biện pháp nào, khoảng thời gian triệu chứng xuất hiện, bệnh mắc kèm, thuốc dùng kèm.
A (Assess): đánh giá tình trạng bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán xác định, liệu pháp thuốc phù hợp, cân nhắc tương tác thuốc và sự tuân thủ, tin tưởng của họ.
R (Respond): phản hồi lại về cân nhắc liệu pháp thích hợp, tham khảo ý kiến, và cân nhắc nếu thuốc không phù hợp.
E (Explain): giải thích các hướng dẫn bằng lời, viết chỉ dẫn, các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và khuyến khích bệnh nhân tuân thủ.
R (Record): ghi chép lại nếu có quy định, để lưu lại dữ liệu phục vụ lần tới, tham khảo nếu cần hoặc nếu có nghi ngờ bệnh nhân lạm dụng hoặc thiếu tuân thủ.
Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc do Bộ y tế ban hành, bán thuốc là hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bao gồm việc cấp phát thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng [9].
Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm [9]:
- Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu;
- Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo,người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói;
- Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
Như vậy, xét một cách tổng thể, bản chất cốt lõi của tất cả các quy trình đều như nhau Đều là sự hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản được đưa ra trong tiêu chuẩn của GPP Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét hoạt động bán thuốc bao gồm việc cấp phát thuốc kèm theo tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc đối với các tình huống khách hàng mua thuốc tại nhà thuốc,quầy thuốc Bao gồm các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc theo quy định củaGPP Việt Nam.
Một số quy định liên quan hoạt động bán thuốc của cơ sở bán lẻ thuốc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tháng 01 năm 2007, Bộ Y tế chính thức ban hành và áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” viết tắc là GPP trên cơ sở bộ tiêu chuẩn GPP của FIP/WHO.
"Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
Nguyên tắc: “Thực hành tốt nhà thuốc” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc:
Các nguyên tắc GPP Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả.
Hình 1.2 Các nguyên tắc GPP của Việt Nam [9]
Với nguyên tắc cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất được đưa ra trong tiêu chuẩn GPP của Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới luôn là “phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ cộng đồng lên trên hết” Chính vì vậy, các quy định trong tiêu chuẩn GPP được xây dựng đều hướng tới nguyên tắc này.
Người bán lẻ thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc là dược sĩ đại học và những người được đào tạo, có chuyên môn về dược, khi thực hiện hoạt động bán thuốc cần tuân thủ những yêu cầu chung như sau:
- Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân;
- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;
- Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu;
- Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh;
- Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược;
- Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế; Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc [9]:
- Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở; trong trường hợp vắng mặt phải uỷ quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành theo quy định;
- Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua.
- Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình huống xảy ra.
- Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề dược, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.
- Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại CSBL chuyên môn, đạo đức hành nghề.
- Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, phối hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác.
- Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng phụ của thuốc.
1.2.2 Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc
Tất cả các nhà thuốc, quầy thuốc GPP đều phải xây dựng và thực hiện theo quy trình thao tác chuẩn (SOP) dưới dạng văn bản cho các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng “Quy trình bán thuốc kê đơn” và “Quy trình bán thuốc không kê đơn” là 2 trong số 7 quy trình tối thiểu các cơ sở phải xây dựng, thực hiện.
- Phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
- Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hay nghi vấn đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.
- Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.
- Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc.
Đánh giá hoạt động bán thuốc tại cơ sở bán thuốc
Hoạt động bán thuốc và tư vấn sử dụng không phù hợp cho người bệnh tại các cơ sở bán lẻ có thể dẫn đến hậu quả khác nhau như ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sự an toàn của người bệnh, chi phí của cá nhân và của xã hội.
Vì vậy, việc phân tích, đánh giá hoạt động bán, cấp phát thuốc (dispensing) của người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ sẽ giúp nhận biết được các vấn đề còn tồn tại, từ đó xác định các vấn đề ưu tiên cần khắc phục và có biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng trong tư vấn sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng.
Phân tích các số liệu nghiên cứu, người ta thấy tình hình chung ở các nước phát triển và đang phát triển, nhân viên y tế và người bệnh sử dụng thuốc chưa được hợp lý Các hiện tượng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc sai chỉ định hay sai hướng dẫn ngày càng trở nên phổ biến, điều này diễn ra có sự góp phần của việc bán thuốc chưa hợp lý tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong cộng đồng Theo thống kê, thuốc kháng sinh được sử dụng sai và tự sử dụng ở tất cả các vùng Tại châu Âu, một số quốc gia đang sử dụng gấp ba lần số lượng thuốc kháng sinh trên đầu người so với các nước khác với dịch tễ bệnh tương tự Chỉ có 70% các trường hợp viêm phổi nhận được một loại kháng sinh thích hợp, khoảng một nửa trong số các nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên do virus và các trường hợp tiêu chảy do virus nhận được kháng sinh không thích hợp [57] Ở Bangladesh, 57% bệnh nhân sử dụng kháng sinh là không hợp lý Kháng sinh cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong chi phí về thuốc của nhiều nước và là nhóm sản phẩm lớn nhất trong chi dùng thuốc ở các nước đang phát triển Ở Việt Nam, thuốc kháng sinh chiếm khoảng 30 - 40% số tiền nhập thuốc hàng năm Nhật là trường hợp ngoại lệ của một nước phát triển đang sử dụng kháng sinh với tỷ lệ lớn 23,8% do sử dụng nhóm kháng sinh đắt tiền (nhóm Cephalosporin) Ở Mỹ và châu Âu, thuốc tim mạch đang chiếm khoảng 20 - 24% thị trường thuốc Ở Brazil, năm 1986 đã sử dụng hơn 500 triệu viên thuốc an thần, vượt quá nhu cầu thực tế [3].
Bên cạnh đó, thuốc điều trị bệnh mạn tính cũng đang được dùng với một tỷ lệ cao hơn ở ngoài bệnh viện và dự tính sẽ còn tăng đáng kể nếu sẵn có thuốc để cung cấp cho người mua [57].
Ngoài ra, cũng có sự gia tăng trên toàn Thế giới về số lượng các loại thuốc sẵn có và bán ở các cơ sở bán lẻ thuốc mà không cần đơn - thuốc không kê đơn
(OTC) Paracetamol là một ví dụ điển hình Tại Anh, Hoa Kỳ và Ireland, sẵn có nhiều paracetamol hơn trong các cơ sở bán lẻ làm gia tăng tiêu thụ, do đó làm tăng số lượng các trường hợp quá liều với paracetamol Một nghiên cứu ở Ireland xác định rằng 2/3 trong số những người tham gia nghiên cứu đã phải nhập viện do quá liều paracetamol mua được tại các cơ sở bán lẻ thuốc [42]. Đánh giá thực tế hoạt động bán, tư vấn sử dụng thuốc của người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ là rất cần thiết Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để đánh giá, ví dụ như phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình thức quan sát, phỏng vấn, đóng vai khách hàng,… Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Tuy nhiên, phương pháp đóng vai khách hàng được xem như là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá hoạt động thực hành của người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
1.3.1 Đánh giá hoạt động hỏi, tư vấn của người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ
Ngày nay, do khả năng tiếp cận dễ dàng, người dân có xu hướng trực tiếp đến các nhà thuốc, quầy thuốc để mua thuốc hoặc hỏi bệnh khi có vấn đề sức khỏe mà không qua bác sĩ Trong năm 2009, Trung Quốc đã triển khai một hệ thống y tế mới, với trọng tâm là cải cách hệ thống CSSK ban đầu Nhiều nhà thuốc là nơi mà các cá nhân có thể được tư vấn sức khỏe và hỗ trợ cho việc quản lý tình trạng bệnh của họ với việc sử dụng thuốc Dược sĩ phục vụ như là chuyên gia về thuốc, cung cấp lời khuyên và chăm sóc bệnh nhân cho những bệnh lý nhẹ tại nhà thuốc [59].
Có nhiều nghiên cứu trên Thế giới với những kịch bản đóng vai khách hàng đa dạng các tình huống (mua thuốc cụ thể, mô tả triệu chứng, mua thuốc không kê đơn/kê đơn như: thuốc đau đầu, antacid,…) cho kết quả nội dung và hình thức tư vấn của người bán thuốc khi khách hàng mô tả triệu chứng cao hơn rõ ràng so với tình huống
KH yêu cầu thuốc cụ thể [35], [42], [52].
Thực tế tại Việt Nam, vì yếu tố tiện lợi, giá cả, thói quen, người dân trực tiếp đến các nhà thuốc mua thuốc tự điều trị ngày càng gia tăng Do vậy, nhà thuốc trở thành cơ sở y tế dễ dàng tiếp cận đầu tiên Chính vì thế vai trò của nhân viên nhà thuốc trong việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cần được coi trọng và trách nhiệm của họ với khách hàng ngày càng gia tăng trong việc góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hoạt động hỏi, khuyên và hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên bán thuốc với các phương pháp khác nhau được tóm tắt trong bảng 1.3 Những nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước (Thái Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cà Mau, Bình Dương) với các phương pháp nghiên cứu đa dạng: phỏng vấn KH sau khi mua thuốc, phỏng vấn nhân viên bán thuốc hay đóng vai KH [14], [16], [17], [18], [20],
[21], [23], [29], [31] Kết quả cho thấy rằng, vẫn còn khoảng một lượng đáng kể KH
(20 - 40%) không nhận được bất cứ câu hỏi hay lời khuyên nào từ NBT; 40-70% người mua được khai thác thông tin về đối tượng dùng và triệu chứng; các nội dung KH được tư vấn chủ yếu về HDSD: liều dùng, số lần dùng (>60%); tuy nhiên, thông tin về thời điểm dùng, tổng thời gian điều trị còn chưa cao; rất ít cơ sở hướng dẫn về TDKMM (2 - 16%), tương tác thuốc (