“Nhânđôi”cuộcđời
Thời gian có thể “giãn nở”. Nhân loại không thể làm cho một ngày nhiều
hơn 24 giờ, song trên thực tế, có những người làm được rất nhiều việc trong
24 giờ đó. Bởi vì họ có nguyên tắc, kỹ năng và công cụ làm việc hợp lý cho
những việc phải làm hằng ngày. Do vậy, đừng cho rằng bận rộn là tất yếu,
mà phải hiểu là luôn có cách cải thiện hiệu quả về thời gian và hiệu suất cho
công việc.
Thời khóa biểu và thứ tự ưu tiên. Chỉ cần dành 20 phút để lập thời khóa
biểu cho một tuần, có thể tiết kiệm được rất nhiều lãng phí thời gian và làm
cho công việc thông suốt hơn. Kỹ năng lập thời khóa biểu là hãy nhìn tổng
thể công việc trong tuần, xác định những mục tiêu quan trọng nhất, điền
chúng vào cột thời gian cần thiết và tô đậm hơn chữ viết bình thường. Sau
đó lấp đầy dần bằng những công việc theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Những
việc không khẩn cấp, ít cần thiết có thể loại bỏ hoặc thay thế bằng từ: “nghỉ
ngơi”!
Làm nhiều việc cùng lúc. Các nhà tâm lý hiện đại nhận thấy, dù người ta có
ngồi để tay trên bàn, nhìn chăm chú vào chủ tọa, thì cũng không có nghĩa là
người ta tiếp thu được hết tinh thần của buổi họp đó, chưa nói là có nhiều
cuộc họp vô bổ. Vậy, hãy mang việc vào phòng họp! Muốn làm nhiều việc
cùng lúc, phải chọn những công việc có thể bổ sung cho nhau, tạo sự thay
đổi về cảm giác, tư thế làm việc, chứ không phải những công việc đối kháng,
gây nhầm lẫn, ảnh hưởng lẫn nhau.
Không tôn sùng sự bận rộn. Có rất nhiều người thích được tất tả và xem đó
như một biểu hiện của người quan trọng trong tổ chức. Sự bận rộn vô ích
cũng từ đây mà ra, lâu dần sẽ kéo người ta chìm vào mớ bòng bong nhưng
cứ tưởng mình bị áp lực công việc quá lớn. Hãy làm mọi thứ trở nên đơn
giản hơn thay vì kêu ca: “Tôi bận lắm!”
Biết từ chối và từ bỏ. Ôm đồm công việc, không đánh giá được mức độ
quan trọng hay phù hợp, không phân bố thời gian tương ứng với tầm quan
trọng, không chấp nhận chuyển hướng cũng chính là những nguyên nhân
khiến người ta bị bế tắc, mất sức lực và thời gian. Do vậy, từ chối những
việc không tương thích và từ bỏ những cái mình đã thua đến 70%, không
còn khả năng cứu vãn cũng là một bản lĩnh mà không phải ai cũng có.
Các công ty đại gia đình làm ăn phát đạt đều muốn duy trì phong cách điều
hành kiểu cha truyền con nối. Và hết thế hệ này đến thế hệ khác, dòng dõi
của một gia đình cứ thế mà mở mang phát triển hệ thống kinh doanh của
mình. Đó cũng là một điểm mạnh mang tính truyền thống của các công ty
gia đình trong xã hội hiện đại: họ có được một vị thế trọng vọng trong xã
hội, niềm kiêu hãnh về một dòng họ, một mác hàng hóa của riêng gia tộc
mình, long tự hào về truyền thống gia đình…
Rất hiếm khi mà một thành viên chủ chốt của công ty đại gia đình dám dứt
áo bỏ gia tộc và sự nghiệp kinh doanh của cha ông. Niềm tự hào về dòng
tộc, quy chuẩn về mỹ học trong kinh doanh gia đình được các thành viên
công ty gia đình coi trọng thiêng liêng như báu vật. Nếu một thành viên gia
đình muốn bán cổ phiếu của mình ra thị trường, anh ta phải được sự hậu
thuẫn và đồng ý của các thành viên khác trong họ tộc.
Và hơn thế nữa, các cổ phiếu này thường được người ta trích quỹ mua ngay,
theo một điều kiện nào đó. Ví dụ như một công ty gia đình X nào đó muốn
bán ra một lượng cổ phiếu Y với giá chỉ bằng 1/3 giá thị trường, nhưng với
điều kiện là người mua phải là thành viên của gia đình. Quyền sở hữu ở đây
không phải là quyền rao bán mà là trách nhiệm với dòng tộc để chấn hưng
sự nghiệp kinh doanh của gia đình cho các thế hệ theo sau
. “Nhân đôi” cuộc đời
Thời gian có thể “giãn nở”. Nhân loại không thể làm cho một ngày.
người ta tiếp thu được hết tinh thần của buổi họp đó, chưa nói là có nhiều
cuộc họp vô bổ. Vậy, hãy mang việc vào phòng họp! Muốn làm nhiều việc
cùng