Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
422,72 KB
Nội dung
NHẬN DẠNGTRANHCHẤPHỢPĐỒNG
- 2 -
1/ Chủ thể:
- Thể nhân
- Pháp nhân: Lưu ý về người đại diện pháp nhân
Trong trường hợp người đại diện doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp (người đứng đâu doanh
nghiệp là đại diện theo pháp luật) là chủ thể ký HĐ, các trường hợp khác phải có quyết định ủy
quyền. Tuy nhiên nếu phó giám đốc trong quyết định bổ nhiệm có ghi rõ chức năng quyền hạn
VD: “nay bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A – phó Giám đốc với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
…ông A đc quyền ký những HĐ có giá trị <5 tỷ” Vậy thì với những HĐ như thế ông A là chủ thể
đc ký HĐ hợp pháp mà không cần có quyết định ủy quyền
2/ Nội dung:
a) Đối tượng: tên loại hàng hóa phải rõ ràng không gây nhầm lẫn
VD: HĐ cung cấp 1000 tấn Củ sắn (củ sắn miền bắc, theo miền đông nam bộ thì miền bắc gọi là củ
mỳ, củ sắn miền nam thì miền bắc gọi là củ đậu), nếu trong HĐ kg thể hiện rõ ràng sự nhầm lẫn do
co khác nhau về ngôn ngữ vùng miền đôi khi là vô tình hay cố ý thì cũng tiềm ẩn nguy cơ tranh
chấp
b) Số lượng: cần phải ghi rõ ràng bằng số và bằng chữ tránh sửa chữa them bớt
VD1: 1000 có thể thành 1009, 1006 hoặc thêm bớt số 0 phía sau
VD 2: cung cấp 1000 tấn gạo phải nêu rõ 1000 tấn gạo bao gồm cả bao bì đã đc đóng gói hay
chưa (giữa 1000 t đóng gói và 1000t kg đóng gói là hoàn toàn khác nhau
c) Chất lượng: cần thể hiện rõ tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm:
VD: nước mắm loại 1, đảm bảo: nguồn nguyên liệu sản xuất, quy trình sản xuất, nồng độ đạm,
muối, đường, chất bảo quản cho phép trong nước mắm và một số thông số kỹ thuật khác …
d) Thời gian và địa điểm giao hàng: do hai bên thỏa thuận
e) Phương thức thanh toán; do hai bên thỏa thuận
f) chọn luật áp dụng; (có hai loại luật áp dụng trong tchđtmqt)
Luật áp dụng trong hợp đồng: dể căn cứ thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
ký kết HĐ
Luật áp dụng để giải quyết tranhchấp trong HĐTMQT khi có tranhchấp xảy ra (tố
tụng) xác định thẩm quyền, xác định nguồn luật áp dụng để giải quyết khi xảy ra TCHĐ
g) Tuy dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra tranhchấp nhưng không bao giờ dự liệu
được hết do vậy thường có thêm một số các điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất
khả kháng, trong trường hợp gặp khó khăn trở ngại v.v…để loại trừ trách nhiệm có thể xảy ra khi
tranh chấphợpđồng
- Đàm phán khi ký kết HĐ: đàm phán thuận lợi sẽ tạo điều kiện để HĐ đc thực hiện suôn sẻ
- Đưa vào HĐ các điều khoản về trường hợp bất khả kháng xảy ra ngoài mong muốn và khả
năng của con người
- Điều khoản miễn trừ trách nhiệm
- Điều khoản khó khăn trở ngại
VD1: hợpđồng này được lập thành 2 bản 1 tiếng anh và 1 tiếng việt có giá trị như nhau mỗi
bên một bản (cần thêm: trong trường hợp có sự hiểu khác nhau giữa hai ngôn ngữ thì bản tiếng việt
được ưu tiên sử dụng)
VD2: Hợpđồng này có hiệu lực kể từ ngày ký: (cần thêm: trừ trường hợp quy định tại
khoản, điều, luật…)
h) Chọn cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khi có tranhchấp xảy ra
- 3 -
Ngày 08/9/2010
Bài 1
NHẬN DẠNGTRANHCHẤPHỢPĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I/ KHÁI NIỆM.
VD1: A làm rơi điện thoại, B nhặt được, A biết là B nhặt được nên xin lại, nhưng B nhất
định không trả
VD2:
A HĐ mua hàng C (C hẹn giao hàng 10 giờ 05/50)
A HĐ bán hàng B (A hẹn giao hàng 12 giờ 05/5)
HH A nhận từ C sau đó giao cho B
A giao hàng cho B không đúng hẹn do C giao hàng cho A không đúng hẹn
VD3: A HĐ mua - bán B (giao hàng 12 giờ ngày 5/5)
Do trên đường vận chuyển gặp bão, B đã giao hàng cho A không đúng thời gian giao ước
trong hợpđồng
Xét 3 VD trên: VD1 va VD2 không đc gọi là tranh chấp, bề ngoài có vẻ như tranh chấp,
nhưng bản chất nó không phải là tranhchấp
VD1: điện thoại đc biết rõ là của ai, do vậy B đã vi phạm về quyền sở hữu đối với điện thoại
của A (trái LDS)
VD2: xác định rõ lỗi thuộc về ai để quy trách nhiệm. A chuyển hàng không đúng hẹn cho B
là do lỗi của C. Vậy đây là hiện tượng vi phạm HĐ chứ không phải là tranhchấp
VD3: không xác định được thiệt hại do ai phải chịu trách nhiệm, cần xác định điều khoản bất
khả kháng trong HĐ và xem xét yếu tố “bão” có bị coi là bất khả kháng hay không (đây chính là
tranh chấp HĐ)
KN: Tranhchấp là những thứ không rõ thuộc về ai
VD: VN - TQ đang trong tình trạng tranhchấp Đảo Trường Sa. Đây là nhận định sai, VN có
chủ quyền rõ ràng đối với Đảo TS và do vậy Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền Quốc gia của
VN chứ không phải là tranhchấp
II/ Nhậndạngtranhchấp
1. Nhậndạng về chủ thể:
Xem chủ thể ký kết có hợp pháp hay không (có năng lực chủ thể hay không
a) Thể nhân:
- Căn cứ luật quốc tịch (các quốc gia châu âu lục địa), luật nơi cư trú (đối với các nước khối
anh mỹ) để xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh (Luật TPQT)
- Thể nhân phải là một thương nhân (căn cứ điều 6 luật TM)
b) Pháp nhân:
- Căn cứ luật dân sự, luật doanh nghiệp, quyết định thanh lập để xác định tính pháp nhân của
doanh nghiệp
Luật dân sự quy định thế nào là pháp nhân (Điều 81)
- Được thành lập theo luật doanh nghiệp hay theo quyết định của cqnn có thẩm quyền
- Có vốn điều lệ
- Có tài sản riêng
- 4 -
- Có khả năng hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của
mình
Để xác định pháp nhân có hợp pháp hay không có đủ điều kiện ký kết hợpđồng hay chưa
căn cứ
- Luật quốc tịch của pháp nhân
- Năng lực chủ thể của pháp nhân
- có năng lực pháp luật kể từ ngày được cấp phép kinh doanh
- có năng lực hành vi dân sự kể từ ngày đăng ký hoạt động
- Người đại diện ký kết kết hợp có hợp pháp hay không
- Đại diện theo pháp luật (căn cứ điều lệ, quyết định thành lập doanh nghiệp)
- Đại diện ủy quyền: (căn cứ quyết định ủy quyền và tính hợp pháp của nó như tư cách của
người ủy quyền - có được quyền ủy quyền hay không, thời hạn ủy quyền, phạm vi, nội dung ủy
quyền, trong trường hợp ủy quyền của ủy quyền thì phải xem lại tư các của người ủy quyền đầu
tiên, có được ủy quyền lại hay không)
- Hình thức của giấy ủy quyền: luôn bằng văn bản
- Phạm vi, nội dung ủy quyền
- Thời hạn ủy quyền
Lưu ý: Trường hợp ủy quyền để ký về điều khoản trọng tài (chọn cơ quan có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp) các bên cần kiểm tra kỹ nội dung của ủy quyền có nêu cụ thể về việc ủy
quyền thỏa thuận ký kết điều khoản trọng tài hay không, nếu không thì giấy ủy quyền chỉ có giá trị
đối với các điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợpđồng mà không có giá trị đối với
điều khoản trọng tài
(điều 11 pháp lệnh trong tài- luật trọng tài mới sắp ra đời2011 tại điều 6):
Điều khoản trọng tài được xem như là một hợpđồng độc lập haon2 toàn với hợp đồng, ngay
cả khi hợpđồng vô hiệu
VD:
A HĐ – B
Điều 1
Điều 2
…
Điều 15 (điều khoản trọng tài)
Hiệu lực của hợpđồng
bên A
ký
Bên
B
ký
B là người được ủy quyền ký kết HĐ nếu trong quyết định ủy quyền cho B không nêu rõ
việc ủy quyền cho B trong việc lựa chọn, ký kết trọng điều khoản trọng tài thì nếu trường hợp B có
ký kết điều 15 (điều khoản trọng tài cũng kg có giá trị pháp luật
Không phải tất cả các trường hợp khi đem ra tòa giải quyết đều có tranh chấp:
VD: A HĐHH B
B trả tiền hàng cho A theo phương thức gối đầu, hai bên thỏa thuận và làm ăn và rất tốt
Sau một thời gian A chuyển đổi mô hình doanh nghiệp (đòi hỏi phải kê khai tài chính trước
khi chuyển đổi). A không thể lấy được số tiền gối đầu tại doanh nghiệp B, A không giải trình được
với bên tài chính, 2 bên quyết định ra tòa trọng tài giải quyết, chỉ để nhận quyết định của tòa xác
- 5 -
định lỗi thuộc về doanh nghiệp B, và số tiền đó còn nằm ở doanh nghiệp B mà A chưa thu hồi
được, tuy nhiên hai bên không hề có tranh chấp, họ đưa nhau ra tòa để giải quyết khó khăn như nêu
trên
Ngày 11/9/2010
Câu hỏi: Khi một người được ủy quyền hợp pháp thì đương nhiên được ký mọi nội
dung của hợp đồng?
- Sai: trường hợp điều khoản trọng tài (HĐ trong HĐ có thể không có hiệu lực nếu
trong ủy quyền không có nội dung này)
c) Chủ thể là quốc gia:
- Chủ thể đặc biệt được miễn trừ tư pháp (xét xử, đảm bảo sơ bộ của vụ án, thi hành án)
- T.án hay trọng tài chỉ được xử khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ công khai trong văn bản
pháp luật
2/ Nhậndạng về đối tượng của hợpđồng
Điều khoản bắt buộc theo quy định của công ước là:
- Tên hàng
- Số lượng
- Giá cả
Theo luật thương mại 1997 điều 50 quy định 6 nội dung bắt buộc đối với đối tượng của hợp
đồng
- Tên hàng
- Giá cả
- Số lượng
- Chất lượng
- Thời gian địa điểm giao nhận hàng
- Phương thức thanh toán
Luật thương mại 2005 không hề nhắc đến nội dung điều 50 LTM 1997 tuy nhiên tại điều 3
luật TM 2005 quy định việc áp dụng luật như sau: “những nội dung quy định trong luật thương mại
thì áp dụng luật thương mại, những nội dung luật thương mại không quy định thì áp dụng luật dân
sự”, trong luật dân sự có quy định tại điều 402
- 6 -
Điêu 402 : Nội dung của hợpđồng dân sự
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợpđồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác.
VD: A (VN) ký HĐ B (pháp) thỏa thuận
- 10/3/2009 thỏa giao vào 10/5/52009 là 1000 tấn gạo (giá 100usd/tấn)
- 10/5/2009 giá gạo tăng lên 200usd/tấn
Nếu A giao đúng theo HĐ thì A sẽ mất 100usd/tấn do vậy A tìm cách không thực hiện hợp
đồng
- A sẽ tìm ra yếu tố làm cho hợpđồng vô hiệu để không phải thực hiện hợpđồng hoặc nếu
không thể thì sẵn sang vi phạm hợpđồng (nếu bị phạt vi phạm VD:50% thì A phải trả cho A là
50usd/ tấn A vân con dc 150usd/ tấn vẫn có lợi) ở nước ngoài thì thiệt hại đến đâu phải bồi
thường đến đó, còn ở Việt Nam chỉ theo %
- B sẽ giao kết hợpđồng với những điều khoản chặt chẽ, lường trước được tình huống trên
của A để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra
Lưu ý 1: đây là điều khoản cơ bản nhất không thể thiếu trong giao kết hợp đồng:
- điều khoản cơ bản là điều khoản được luật quy định bắt buộc phải có
- điều khoản không bắt buộc gọi là điều khoản tùy nghi
các bên khi soạn thảo hợpđồng phải ghi nhận điều khoản tên trong hợpđồng
(các bên tranhchấp là vì lợi ích các bên do vậy có thể sẵn sang vi phạm hợpđồng dù nó
trái quy định của pháp luật để phục vụ lợi ích của mình)
VD: A hợpđồng mua bán B 1000 tấn củ sắn:
Hai bên đã xem mẫu hàng và bình thường thì hai bên hoàn toàn có thể thực hiện giao hàng
theo mẫu tuy nhiên một khi vì lợi ích họ sẽ lách hợpđồng vì sự sơ xuất của đối tác để giao hàng
không đúng,{trường hợp trên củ sắn có thể hiểu là củ mỳ (theo cách gọi của miền nam), củ sắn
cũng có thể là củ đậu (theo cách gọi của miền bắc)}, và bên bán hoàn toàn có thể dùng củ đậu để
giao thay thế cho củ khoai mỳ, do đó tranhchấp xảy ra
Lưu ý 2: Đối tượng hợpđồng thường được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia
khác do vậy đôi khi nó hợp pháp ở quốc gia này nhưng bất hợp pháp ở nước khác
- VD: xe hơi tay lái thuận ở VN nhưng lại là tay lái nghịch ở Nhật bản vậy có thể được phép
lưu thông ở VN nhưng không đc phép lưu thông ở Nhật Bản
Lưu ý 3: Cùng một mặt hàng nhưng ở các quốc gia khác nhau có tên gọi khác nhau do
vậy trong hợpđồng cần ghi chú kèm theo
- tên khoa học hoặc tên thương mại của hàng hóa
- 7 -
- chủ hàng, nhà máy sản xuất, nguồn gốc xuất xứ
HĐ thương mại không phải là hữu hình mà là vô hình (dạng HĐ dịch vụ) cần viện dẫn
quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận cụ thể trong hợpđồng về đối tượng hàng hóa trong
hợp đồng dịch vụ đó
3/ Điều khoản về số lượng của hợp đồng; (điều khoản này chặt chẽ có lợi cho bên mua)
VD: A hợpđồng mua bán B (1000 tấn gạo)
- có thể bị sửa số nếu không ghi chú bằng chữ
- số lượng phải bao gồm cả đóng gói bao bì hay chưa (ghi rõ 1000 tấn gạo tịnh nếu là không
đóng gói hoặc 1000 tấn gạo cả bì (nếu là đóng gói)
- Ghi rõ điều khoản dung sai: bao nhiêu phần trăm sai số số lượng cho phép (do thời tiết thay
đổi theo vùng miền, do tính chất vật lý của hàng hóa, do thời gian…gọi là hao hụt nội tỳ) số
lượng % do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì áp dụng tập quán giao hàng trong
thương mại để tạo ra một dung sai hợp pháp trong hợpđồng khi giao hàng
- Địa điểm giao hàng phải đúng theo hợp đồng:
VD: 100 tấn dừa = 20.000 quả khi di chuyển từ cảng A khi đến cảng B do thời tiết, do tính
vật lý làm quả dừa khô đi, số lượng vẫn là 20.000 quả dừa nhưng trọng lượng chỉ còn là 99 tấn (gọi
là hao hụt nội tỳ) vậy thì để tránhtranh hấp xảy ra phải xác định
- Nơi giao hàng
- Phương tiện xác định trọng lượng: thường thì dùng trạm cân xe nếu dung phương tiện
đường bộ, dùng mực nước đồ giải nếu dung phương tiện đường thủy
- Đối với hàng hóa có tính chất đồng bộ, sử dụng phụ thuộc tính chất số lượng phải ghi rõ
công dụng của nó:
VD: 5000 đôi giày, cần ghi rõ là 5000 đôi giày (tương ứng 10000 chiếc giày) trong đó 5000
chiếc chân trái và 5000 chiếc chân phải, cùng nguồn gốc, xuất xứ, nhà sản xuất, chất liệu, mẫu mã.
(đã có trường hợp nhập lô hàng từ nước ngoài về giày 2 chiếc đều có giấy pháp hợp lệ mẫu
mã như nhau nhưng khác về chủng loại, chất liệu… dẫn đến không sử dụng được và xảy ra tranh
chấp, hoặc đây cũng là hiện tượng lẩn tránh pháp luật)
Ngày 13/9/2010
4/ nhậndạng điều khoản về giá cả
- Giá phải được tính bằng tiền (nếu không tính bằng tiền mà đổi bằng vật ngang giá thì không
còn là hợpđồng mua bán mà là hợpđồng đổi hàng hóa)
- Đồng tiền thanh toán do hai bên thỏa thuận (thường là ngoại tệ vì đây là hợpđồng thương
mại quốc tế
- Trong HĐTMQT thường sử dụng đồng USD vì đây là loại ngoại tệ mạnh bởi hai lý do
Có giá trị ổn định được bảo đảm bởi nền kinh tế của quốc gia sản xuất và phát hành
nó
USD được nhiều quốc gia sử dụng
VD: hai bên đều thỏa thuận hợpđồng thanh toán bằng đồng usd (ngoại tệ)
VD: VN hợpđồng mua bán hàng hóa với Pháp thỏa thuận thanh toán bằng đồng VN hay
dồng frang gọi là nội tệ
- Trong thực tiễn giá cả hàng hóa và giá trị của đồng tiền luôn có biến động tăng hay giảm
điều này có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia hợpđồng do vậy khi ký kết hợpđồng các bên
thường đưa vào điều khoản bảo lưu giá cả và bảo lưu giá trị đồng tiền
- 8 -
- Các bên thỏa thuận điều khoản bảo lưu giá để khi giá cả thay đổi theo thị trường thì mỗi bên
sẽ phải trả thêm hoặc được bớt đi một khoảng ± % tương ứng so với giá thị trường
- (việc nên đưa vào hợpđồng điều khoản bảo lưu hay không con tùy thuộc vào dự liệu dự
đoán của mỗi bên vì lợi ích của họ)
VD: A hợpđồng MBHH B
Thời điểm Giá cả hàng hóa
(usd)
Người thiệt Người lợi
Ký HĐ:
01/9/2009
100
Thực hiện HĐ:
01/10/2009
200 Người bán Người mua
Thực hiện HĐ:
01/10/2009
50 Người mua Người bán
Người bán: Phòng khi giá tăng (nếu có dự đoán trước người bán sẽ đưa vào hợpđồng điều
khoản bảo lưu giá là ± một khoảng % nào đó và khi giá tăng người mua sẽ phải trả thêm cho người
bán khoảng ± % theo hợpđồng cho tương ứng với giá thị trường, theo đó sẽ hạn chế bớt thiệt hại)
Người mua: thì ngược lại khi giá giảm thì (nếu có dự đoán trước người mua sẽ đưa vào hợp
đồng điều khoản bảo lưu giá là ± một khoảng % nào đó và khi giá giảm người mua sẽ được trả cho
người bán giảm xuống khoảng ± % theo hợpđồng cho tương ứng với giá thị trường, theo đó sẽ hạn
chế bớt thiệt hại
- Tương tự như trường hợp giá hàng hóa tăng giảm theo thị trường giá trị của đồng tiền cũng
rất quan trong liên quan lợi ích của các bên
VD: tại thời điểm giao hàng theo hợpđồng giá hàng hóa vẫn ổn định tuy nhiên giá trị của
đồng tiền đã thay đổi
Thời điểm Giá 1 chỉ vàng
(usd)
Người thiệt Người lợi
Ký HĐ: 01/9/2009 100
Thực hiện HĐ:
01/10/2009
200 Người mua Người bán
Thực hiện HĐ:
01/10/2009
50 Người bán Người mua
Cũng tương tự như bảo lưu giá các bên cũng dự liệu trước và đưa vào hợpđồng điều khoản
bảo lưu giá trị của đồng tiền với một khoản ± %, khi giá trị đồng tiền thay đổi để bảo vệ quyền lợi
của mình khi tham gia hợpđồng
- Trường hợp trong hợpđồng hai bên không thỏa thuận về giá cả hàng hóa, theo luật Việt
Nam là trái quy định tuy nhiên theo công ước viên 1980 thì vẫn được thừa nhận, hợpđồng không
thỏa thuận về giá được xem như là giá cả trên thực tế theo thị trường tại thời điểm giao nhận hàng
- Thường trong điều khoản giá cả ghi: giá thực tế (giá theo thị trường tại thời điểm giao nhận
hàng) hay là giá cố định (giá cụ thể đã thỏa thuận theo hợp đồng)
(việc lựa chọn thế nào còn tùy thuộc mỗi bên dự liệu trước hoàn cảnh có lợi cho mình)
5/ Nhậndạng điều khoản thời gian và địa điểm
a) Thời gian
- Thời gian giao nhận hàng có thể là một thời điểm hay là một khoảng thời gian
- 9 -
VD: Thời điểm thỏa thuận giao nhận hàng vào ngày 5/5/2010 thì khoảng thời gian giao hàng
hợp lệ với hợpđồng là từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 05/5/2010
VD: Thời gian thỏa thuận giao hàng là từ 01/3/2010 đến 01/6/2010
Đây là một khoảng thời gian dài có thể xảy ra nhiều biến cố không thể lường trước được
3 tháng = 90 ngày trong đó
4 ngày chủ nhật (ngày không làm việc) =3*4=12 ngày
2 ngày lễ 30/4 và 01/5 (nghỉ theo luật lao động) =2 ngày
Vậy nếu thỏa thuận đơn giản thời gian giao hàng “90 ngày” khi phát sinh những ngày nghỉ
như trên sẽ tạo sự bất đồng giữa hai bên do vậy hợpđồng phải ghi rõ: “ngày giao nhận hàng là
trong khoảng thời gian 90 ngày làm việc hay 90 ngày bao gồm cả những ngày được nghỉ”, nếu
là 90 ngày làm việc thì khoảng thời gian được cộng thêm là 90+14 =104 ngày
Nếu thỏa thuận khoảng thời gian giao hàng “từ 01/3/2010 đến 01/6/2010), giả sử: trong
khoảng thời gian đó có những ngày trời mưa và vào khoảng cuối của thời gian thỏa thuận, tất nhiên
hàng vẫn có thể giao nhận nhưng sẽ phát sinh chi phí như áo mưa, bạt che bảo vệ hàng hóa, công
sức bỏ ra cũng nhiều hơn… do vậy hợpđồng cần phải ghi rõ ngày giao hàng kể từ 01/3/2010
đến 01/6/2010 trừ những ngày xấu trời (có nghĩa là sẽ được cộng thêm những ngày thời tiết xấu
khó khăn cho việc giao nhận hàng)
- Trong thực tế các bên cần thỏa thuận rõ về thời điểm giao nhận hàng và kết thúc giao nhận
hàng, cụ thể số lượng hàng được giao nhận trong từng thời điểm, cần thỏa thuận loại trừ những
ngày khó khăn trở ngại cho việc giao nhận hàng (như thời tiết xấu)
b) Địa điểm giao nhận hàng:
- Là địa điểm gắn liền với ranh giới chuyển dịch quyền sở hữu rủi ro đối với tài sản do vậy
cần thỏa thuận địa danh giao hàng một cách cụ thể xác định vào hợpđồng
VD:
- Giao nhận hàng tại cảng Sài Gòn (không chặt chẽ, không xác định đc ranh giới)
- Giao nhận hàng tại cảng Khánh Hội (không chặt chẽ, không xác định đc ranh giới)
Phải ghi rõ là giao nhận hàng tại cầu cảng số 5, cảng Khánh Hội (đủ yếu tố xác định), có
nghĩa là khi giao nhận hàng nếu hàng được chuyển qua khỏi lan can cầu cảng số 5 thi trách nhiệm
rủi ro thuộc về bên người mua, hàng còn chưa qua khỏi lan can cầu thì rủi ro vẫn thuộc về người
bán
6/ Phương thức thanh toán
- Trong hợpđồng thương mại quốc tế thanh toán bằng phương thức L/C.
- Thư tín dụng phát sinh từ hợpđồng nhưng nó độc lập hoàn toàn với hợpđồng theo đó ngân
hàng kiểm soát quyền và nghĩa vụ của các bên trong thanh toán thông qua thư tín dụng chứng từ mà
không cần quan tâm đến hợpđồng
VD: A HĐMBHH B khi ký L/C, đồng nghĩa việc ký Hợp đồng
Người bán
Người mua
Ngân hàng
người mua
Ngân hàng
người bán
- 10 -
B1: bên bán hợpđồng với bên mua thỏa thuận phương thức thanh toán bằng mở L/C
B2: bên mua mở L/C tại ngân hàng bên mua
B3: ngân hàng bên mua liên kết với ngân hàng bên bản ủy thác chức năng thanh toán (ngân
hàng bên bán xác nhận L/C)
B4: ngân hàng bên bán thông báo cho bên bán việc xác nhận L/C
B5: bên bán giao hàng cho bên mua (người vận chuyển) người nhận hàng có thể là bất
kỳ ai có vận đơn (chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa) do người mua có thể bán lại vận đơn
cho người khác
B6: bên nhận hàng giao vận đơn cho bên bán
B7: bên bán giao vận đơn cho ngân hàng bên bán để được thanh toán tiền hàng
B8: ngân hàng bên bán giao vận đơn cho ngân hàng bên mua để được thanh toán
B9: ngân hàng mua báo cho bên mua
B10: bên mua chuyển tiền đến ngân hàng mở L/C
B11: ngân hàng mở L/C…
Ngày 15/9/2010
6/ Điều khoản về luật áp dụng đối với HĐTMQT
- Luật nội dung: điều chỉnh quan hệ HĐ gồm quyền và nghĩa vụ các bên trong việc thực hiện
Hợp đồng, hiệu lực của hợpđồng
- Luật Hình thức: là luật tố tụng đuộc áp dụng để điều chỉnh hợpđồng khi có tranhchấp xảy
ra
VD: A hợpđồng với B thỏa thuận rằng:
- Khi xảy ra tranhchấp sẽ áp dụng luật Việt Nam để giải quyết câu này không chặt chẽ vì
luật việt nam chi là câu chữ điều khoản, người có thẩm quyền sẽ giải thích cho luật chứ luật thì
không thể giải thích cho người (không thể đương nhiên chon được người có thẩm quyền để giải
quyết)
- Khi xảy ra tranhchấp sẽ chọn tòa án Việt Nam để giải quyết: câu nay khá chặt chẽ vì
theo nguyên tắc lexfory chọn tòa án xét xử thuộc quốc gia nào thì áp dụng luật tố tụng của quốc gia
đó để giải quyết và áp dụng ngay luật nội dung của quốc gia đó trừ khi luật của quốc gia đó dẫn
chiếu đến một hệ thống pháp luật khác
- Khi xảy ra tranhchấp sẽ chọn Trung tâm trọng tài VIAC để giải quyết: trung tâm trọng
tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, nó được các bên trao quyền theo thỏa thuận trong
điều khoản trọng tài do đó để xác định tính hợp pháp của VIAC cần xác định hiệu lực của điều
khoản trọng tài, một khi đã hợp pháp thì VIAC áp dụng quy tắc tố tụng do chính nó quy định để
giải quyết (căn cứ luật điều chỉnh việc áp dụng trọng tài)
- Khi các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng trong hợpđồng :
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranhchấp sẽ giải thích luật áp dụng theo nguyên tắc
chung của luật, hoặc theo nguyên tắc luật tòa án (Lexfory), hoặc nguyên tắc trọng tài nếu chọn
trọng tài giải quyết tranhchấp
VD: trường hợp xảy ra khi các bên không chọn luật vậy nguyên đơn kiện tòa án quốc gia nào
thì quốc gia đó có quyền xét xử
Giả sử A (pháp) hợpđồng với B (úc)
- A (nguyên đơn) kiện b tại tòa án VN
[...]... một lần) B3: Phiên họp giải quyết tranhchấp B4: Hội đồng trong tài ra quết định B5: Công nhận thi hành quyết định trọng tài BÀI KIỂM TRA HỌC TRÌNH MÔN: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANHCHẤPHỢPĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Phần 1; nhậndạng các tranhchấp trong hợp đồng) Họ và tên học viên: MSSV Lớp: Câu 1: Nhậndạng các tranhchấp có thể phát sinh khi trong hợpđồng các bên thỏa thuận “Người bán... phương pháp giải quyết tranhchấp phù hợp (đây là phương pháp bổ trợ) - Trước tiên các bên phải căn cứ vào hợpđồng nếu trong hợpđồng có quy định phương pháp giải quyết tranh chấp, khi đó hợpđồng quy định phương pháp nào thì phải áp dung phương pháp đó để giải quyết tranhchấp - Khi trong hợpđồng không quy định phương pháp nào thì căn cứ vào luật áp dụng để giải quyết hợpđồng (thôn thường trong... không có cách hiểu thống nhất về một nội dung của hợp đồng, nhằm làm rõ nghĩa của hợpđồng và là cơ sở pháp lý để thuyết phục các bên tranh chấpchấp nhận nhưng cam kết ban đầu trong hợpđồng Giải thích căn cứ vào ngôn từ của hợpđồng chính là hình thức biểu hiện ý chí của các bên do đó là cơ sở trước tiên để áp dụng nhằm giải thích hợpđồng (VD: A hợpđồng vớ B cung cấp nước uống (không thoa thuận... tài, thỏa thuận trọng tài là một hợpđồng trong hợpđồng nó độc lập hoàn toàn với hợpđồng nên cũng cần có luật áp dụng để điều chỉnh riêng - Nếu điều khoản trọng tài có hiệu lực thì khi có tranhchấp xảy ra tranhchấp đó sẽ được giải quyết bằng trọng tài VD: chon VIAC là trọng tài giả quyết tranh chấp, và chọn luật việt nam cho điều khoản trọng tài, khi xảy ra tranhchấp VIAC sẽ áp dụng quy tắc tố... không nhận hàng thì A là người vi phạm hợpđồng Giải thích hợpđồng theo hướng có lợi cho bên yếu thế (bên yếu thế được hiểu là bên không có cơ hội để giải thích hoặc không có đầy đủ thông tin về hợpđồng so với bên kia) K8 điều 409 BLDS « Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợpđồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợpđồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế » - VD: Một hợp đồng. .. Chọn luật áp dụng cho hợpđồng và cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranhchấp khi hợpđồng xảy ra tranhchấp - Tất cả các nội dung trên 2 Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong các biện pháp mà các bên cần lưu ý khi ký kết hợpđồng với đối phương nhằm bảo vệ quyền lợi tối đa cho mình - Đàm phán thật kỹ lưỡng nội dung của hợpđồng - Trước khi ký kết hợpđồng cần phải xem lại... nguyên tắc giải thích hợpđồng thì nguyên tắc nào được coi là quan trọng nhất? tại sao? - 25 - Trả lời: Trong những nguyên tắc giải thích hợpđồng thì nguyên tắc ‘Giải thích không làm cho hợpđồng vô hiệu” là quan trọng nhất - Một hợpđồng đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện và diễn ra hợp pháp, phù hợp với ý chí của hai bên khi tham gia ký kết hợpđồng phải là hợpđồng có hiệu lực, là... bên gặp khó khăn biết đến sau khi ký hợpđồng - Trường hợp gặp khó khăn trở ngại bên gặp khó khăn có quyền yêu cầu đàm phán lại và yêu cầu đó phải được đưa ra ngay lập tức Ngày 18/9/2010 3/ Điều khoản về luật áp dụng cho hợpđồng - Người ta đưa vào hợpđồng điều khoản chọn luật để dễ dàng hơn, chủ động hơn khi có tranhchấp xảy ra (khi xảy ra tranhchấp trong hợpđồng thương mại quốc tế các quốc gia... phải hợp pháp để tạo thẩm quyền xét xử cho trọng tài a) thẩm ta sơ bộ một số điểm tác động đến hiệu lưc của tron tài - Ai có thẩm quyền ký điều khoản trọng tài (đại diện pháp luật # đại diện ủy quyền) ( một người được xem là hợp pháp để ký hợpđồng chưa chắc đã là hợp pháp để ký điều khoản trọng tài của hợp đồng) - Trong tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranhchấphợpđồng thương mại quốc tế (Tranh chấp. .. thuận trọng tài phải hợp pháp - Chủ thể - Hình thức - Phạm vi/nội dung - Tự nguyện Điều 19 luật trọng tài VN “ Một điều khoản trọng tài độc lập với hợpđồng ngay cả khi hợpđồng đó vô hiệu” có nghĩa là thỏa thuận trọng tài thực chất là một hợpđồng khi nó thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của hợpđồng Về nguyên tắc khi đã có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp, nếu một bên đưa tranhchấp ra đề nghị giải . hiện
Hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng
- Luật Hình thức: là luật tố tụng đuộc áp dụng để điều chỉnh hợp đồng khi có tranh chấp xảy
ra
VD: A hợp đồng với. cho hợp đồng
- Người ta đưa vào hợp đồng điều khoản chọn luật để dễ dàng hơn, chủ động hơn khi có
tranh chấp xảy ra (khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng