1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing

46 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e-learning
Tác giả Nguyễn Quang Thắng
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU (5)
  • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU (7)
    • 1.1 Định nghĩa E-Learning (7)
    • 1.2 Lợi ích của đào tạo trực tuyến (7)
    • 1.3 So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống (8)
    • 1.4 Hiện trạng phát triển và sử dụng E-Learning trên thế giới và tại Việt Nam (10)
      • 1.4.1 Trên thế giới (10)
      • 1.4.2 Tại Việt Nam (10)
    • 1.5 Rich Media (12)
      • 1.5.1 Định nghĩa Rich Media (12)
      • 1.5.2 Lợi ích của Rich Media (12)
  • CHƯƠNG III: ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA (14)
    • 1.1 Tại sao phải chuẩn hóa? (14)
      • 1.1.1. Xây dựng e-learning trên những thành phần tái sử dụng (14)
      • 1.1.2. Giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp và sản phẩm khác nhau (15)
    • 1.2 Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning (16)
    • 1.3 Các tổ chức chuẩn hóa e-learning (17)
    • 1.4 SCORM (18)
      • 1.4.1 Mô hình kết hợp nội dung (Content Aggreation Model) (18)
      • 1.4.2 Môi trường thực hiện (Run-time environment) (23)
  • CHƯƠNG IV: WEBCAST EDITOR – CÔNG CỤ ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG THEO CHUẨN E-LARNING (6)
    • 1.1. Mô hình kiến trúc Webcast Editor (25)
      • 1.1.1. Các thành phần của Webcast Editor (25)
      • 1.1.2. Thành phần ghi lại quá trình giảng dậy (26)
      • 1.1.3. Thành phần biên tập và chỉnh sửa (27)
      • 1.1.4. Thành phần quản lý Template (28)
      • 1.1.5. Thành phần đóng gói bài giảng (29)
      • 1.1.6. Nguyên lý hoạt động (31)
    • 1.2. Xây dựng công cụ đóng gói bài giảng (33)
      • 1.2.1. Use-Cases (35)
      • 1.2.2. Ngôn ngữ sử dụng (37)
    • 1.3. Giao diện chương trình (38)
    • 1.4. Các template Rich Media (41)
  • CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN (43)
    • 1.1. Kết quả ứng dụng (43)
    • 1.2. Kết luận (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (8)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Định nghĩa E-Learning

E-Learning là sự ứng dụng công nghệ tin học, Internet vào dạy và học nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn E-learning phù hợp với mọi đối tượng lứa tuổi [8]

E-Learning là tập hợp đa dạng các phương tiện, công nghệ kỹ thuật cho giáo dục như văn bản, âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, trò chơi, phim, thư điện tử, các diễn đàn thảo luận, phòng hội thảo ảo Để tạo ra các khoá học thật gần gũi với phương pháp dạy học truyền thống, các nhà cung cấp E-learning thường đưa ra các khoá học kết hợp các tính năng trên với các chức năng như: làm bài tập, lớp học có giáo viên, các khoá học tự tương tác

Lợi ích của đào tạo trực tuyến

 Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần Đào tạo bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu họ muốn

 Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng kí khoá học và có thể đăng kí bao nhiêu khoá học mà họ cần

 Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống do rút giảm sự phân tán và thời gian đi lại

 Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive Self-pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến

 Tối ƣu: Nội dung truyền tải nhất quán Các tổ chức có thể đồng thời cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn

 Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của học viên Với khả năng tạo những bài đánh giá, người quản lí dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ.

So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống

Bảng 1: So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống theo chức năng

Chức năng Đào tạo truyền thống Đào tạo trực tuyến ĐĂNG KÝ HỌC Đăng ký tập trung ở một điểm Đăng ký ở bất kỳ đâu

Mất thời gian đăng ký Khó tổng hợp

Chỉ cần nhấn chuột một lần

Hệ thống tự động tổng hợp

Mời giảng viên giảng dạy nhiều lần

Học một lần Thời gian bài giảng hạn chế

Xây dựng nội dung một lần

Học nhiều lần Thời gian bài giảng không hạn chế

THAM GIA THI CHUẨN HÓA KIẾN THỨC

Tốn kém giấy tờ Mất nhiều công chấm bài

Hệ thống tự động chấm bài và đưa ra kết quả chi tiết

CHIA SẺ VÀ QUẢN LÝ

Tài liệu không tập trung Không được chuẩn hóa

Tài liệu tập trung cho toàn thể nhân viên

Quy mô nhỏ & ít người tham gia

Với forum, không giới hạn số người tham gia và

MÔN Chủ đề giới hạn phạm vi doanh nghiệp

Giới hạn ở quy mô lớp học nhỏ

Không thể quản lý tự động được

Không giới hạn quy mô lớp học

Hệ thống quản lý bán tự động, hỗ trợ người quản lý đến mức tối đa

Khó khăn hệ thống và sắp xếp logic cả các tài liệu học lẫn kho đề thi

Phần mềm quản lý bài giảng, kho đề logic theo từng chuyên mục nên dễ dàng sử dụng và tìm kiếm

Khó theo dõi tiến độ học tập của từng học viên Mất công lập bản thống kê bằng tay

Dễ dàng theo dõi tiến độ học tập của từng học viên Bản thống kê được phần mềm làm tự động ở nhiều mức độ từ đơn giản đến phức tạp

Hiện trạng phát triển và sử dụng E-Learning trên thế giới và tại Việt Nam

E-Learning, hình thức học trực tuyến rất phổ biến ở các nước có nền công nghệ phát triển, với nhiều môn học cũng như trung tâm đào tạo; tại Mỹ: Khoảng 80% trường ĐH sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, có khoảng 35% các chứng chỉ trực tuyến được chính thức công nhận; tại Singapore: Khoảng 87% trường ĐH sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến; tính đến năm 2005, tại Hàn Quốc đã có 9 trường ĐH trực tuyến trên mạng [9]

Hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào E-Learning , nổi bật là các công ty như SAP, Click2Learn, Docent, Saba, IBM, Oracle, NTT, NEC Năm 2002, thị trường này đã đạt 13,5 tỷ USD, năm 2006, E-Learning đạt tới 100 tỷ USD Người ta dự tính, đến năm 2010 E-Learning trên toàn cầu đạt 500 tỷ USD Ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mỹ, lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh Thị trường E-Learning ở Mỹ đã đạt 10,3 tỷ USD vào năm 2002 và đạt 83,1 tỷ USD vào năm 2006 Tại châu Á, thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD) ) [9]

Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khẳng định rằng, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới Với nỗ lực này, Việt Nam đã quyết định kết hợp công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin Đào tạo trực tuyến (E-Learning) là phương pháp học có chi phí thấp, khả năng đem lại cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người ở bất kỳ địa điểm nào Chi phí sinh hoạt tại các khu vực thành thị nhỏ thấp hơn nhiều so với tại các thành phố lớn như

Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, giải pháp đào tạo trực tuyến là một giải pháp hữu hiệu để phổ cập giáo dục cho các vùng như vậy Vậy, giải pháp đào tạo trực tuyến (E-Learning ) có thể xoá bỏ khoảng cách giữa những người dân sống tại thành phố lớn với những người dân sống tại những vùng khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội về quyền được học tập Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức đào tạo này còn khá mới lạ đối với mọi người và cũng chỉ tồn tại ở hai lĩnh vực đó là tiếng Anh và Tin học

Những năm trước đây, website E-Learning ở Việt Nam vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay và chúng thực sự chưa phải là những giải pháp E-Learning tổng thể cũng như chưa tuân theo các chuẩn cho E-Learning trên thế giới do vậy chúng ta khó có thể chia sẻ tri thức cùng các nước khác trên thế giới, điển hình là một số website như sau:

 http://www.elearning.com.vn (thuộc sở hữu của FPT và Englishtown, toàn bộ các nền tảng (platform) của hệ thống này dựa trên sản phẩm của Englishtowwn)

 http://www.cleverlear.com (thuộc sở hữu của công ty TNHH cleverlear), http://www.saigonctt.com (thuộc sở hữu của Trung tâm nghiên cứu công nghệ Kỹ thuật Sài Gòn - saigon CTT)

 http://www.truongthi.com.vn và http://www.khoabang.com.vn cho luyện thi đại học

Nhưng trong thời gian từ năm 2006, E-Learning đã có nhiều khởi sắc, một phần là được sự quan tâm của chính phủ, một phần là sự nỗ lực của các doanh nghiệp CNTT nghiên cứu E-Learning để đẩy mạnh nền giáo dục nước nhà Điển hình năm

2007, trong cuộc thi danh giá của ngành CNTT – “Nhân tài đất Việt” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức đã trao tặng giải Nhất cho giải pháp về E-Learning , đó là giải pháp “Học trực tuyến và thi trực tuyến ứng dụng cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo” của công ty Trí Nam.

Rich Media

Rich Media: là định dạng mới trên internet, là sự kết hợp và đồng bộ của

Video, bảng nội dung (table of content) và nội dung slide

Rich Media là bước đột phá trong công nghệ truyền thông, nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng nội dung cho đào tạo trực tuyến

Hình 1: Bài giảng dạng Rich Media sinh ra bằng công cụ Webcast Editor

1.5.2 Lợi ích của Rich Media

 Nội dung giàu thông tin nên tạo ra sự trực quan, sinh động thu hút và truyền tải được đầy đủ kiến thức tới học viên

 Đảm bảo tính chính xác của thông tin thông qua video, audio của người nói với học viên

 Người xem cảm thấy thuận tiện nhờ bảng nội dung (table of content), họ có thể di chuyển tới ngay mục mà họ quan tâm

 Tốc độ truy cập và bảo mật nhờ kỹ thuật truyền tải dử liệu đặc biệt gọi là TN- Streamming

 Nền tảng công nghệ web 2.0, tạo ra cho website có tính tương tác cao

 Sử dụng công nghệ Flash, công nghệ này được cài flash plugin Mặt khác công nghệ hiệu ứng gây ấn tượng với người sử dụng

 Từ một file video quay về định dạng avi, thông thường rất lớn (30 phút quay thường 2 đến 3G), chúng ta convert về định dạng flv (tùy theo chất lượng nhưng thông thường 30M) rất thích hợp cho việc truyền hình ảnh, âm thanh trên mạng Kết hợp với kho lưu trữ với công nghệ streaming Streaming là truyền theo dòng bit, cho phép người dùng có thể xem video từ điểm này tới điểm khác trên một nội dung mà không cần phải chờ đợi nạp toàn bộ nội dung đó

Nghiên cứu các hệ thống E-Learning hiện nay, chúng ta thấy đa phần nội dung còn nhiều sơ sài, không phong phú và thiếu sự sinh động trong từng bài giảng Tuy trên thị trường đã có các công cụ tạo nội dung khá nổi tiếng nhưng do chưa có quy trình sản xuất nội dung rõ dàng và còn nhiều phức tạp Sự sống còn của một hệ thống E-Learning không phải là các tính năng của hệ thống quản lý LMS mà chính là nội dung cho hệ thống E-Learning đó, hệ thống phục vụ được bao nhiêu người, truyền tải được bao nhiêu kiến thức tới học viên Chính vì nhu cầu đó, luân văn đã nghiên cứu và xây dựng công cụ Webcast Editor nhằm giúp giảng viên tạo nội dung bài giảng Rich Media hết sức đơn giản đồng thời tích hợp nhiều media để giúp truyền tải một cách đầy đủ, sinh động nhất các kiến thức tới học viên.

ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA

Tại sao phải chuẩn hóa?

E-learning ngày càng trở nên phổ biến, thu hút ngày càng đông số lượng học viên tham gia, cũng như rất nhiều các hãng, các công ty, tổ chức tham gia vào thị trường xây dựng, cung cấp các chương trình đào tạo e-learning E-learning phát triển mạnh mẽ nhưng không theo một chuẩn thống nhất sẽ gây ra nhiều vấn đề:

Người học sẽ gặp khó khăn để tìm được một khóa học phù hợp với họ (chuẩn hóa giúp việc mô tả thông tin về khóa học theo một quy định thống nhất và dễ dàng tìm kiếm)

Tác giả xây dựng khóa học gặp khó khăn khi sử dụng những công cụ từ các nhà cung cấp khác nhau

Những người quản trị khóa học không thể di chuyển các khóa học với hàng trăm files, từ hệ quản trị này sang hệ quản trị khác

Bởi vậy, chuẩn hóa e-learning nhằm những mục đích sau:

1.1.1 Xây dựng e-learning trên những thành phần tái sử dụng

Một trong những mục tiêu quan trọng của vấn đề chuẩn hóa đó là cho phép việc tái sử dụng nội dung ở mọi mức, không chỉ toàn bộ khóa học, các sách online, mà cả các đơn vị nhỏ hơn Vấn đề xây dựng từ những thành phần tái sử dụng được thực hiện như sau:

Một chương trình giảng dạy (curriculum) được lắp ráp từ những khóa học (course) tái sử dụng

Khóa học được xây dựng từ những bài giảng tái sử dụng (lesson)

Bài giảng được xây dựng từ các trang tái sử dụng (page) trong đó chứa đựng các thành phần tái sử dụng khác

Các đơn vị này được gọi là các đối tượng học tập tái sử dụng (reusable learning object) Chúng còn có các tên khác là các đối tượng tri thức (knowledge object) hay các đối tượng chia sẻ nội dung (sharable content object) Những tác giả khóa học có thể tái sử dụng những đối tượng này cho những mục đích khác nhau trong những dự án khác nhau Họ có thể tái sử dụng toàn bộ khóa học hoặc sách, các bài giảng hoặc chương mục, các trang, các chủ đề hoặc hình ảnh … Điều này cũng có nghĩa tác giả không phải phát triển toàn bộ nội dung cho một dự án mới

Hình 2: Sự tái sử dụng giữa các thành phần trong hệ thống e-learning

1.1.2 Giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp và sản phẩm khác nhau

Hình 3: Chuẩn hóa tạo nên sự thống nhất giữa các công cụ phát triển e-learning

Những nhà sản xuất có thể sử dụng các công cụ khác nhau để xây dựng các đối tượng học tập có thể tái sử dụng

Việc chuẩn hóa e-learning giúp hệ quản trị có thể lắp ráp các đối tượng được xây dựng bởi các công cụ khác nhau, cung cấp bởi các hãng khác nhau

Hơn nữa, ngay cả hệ quản trị cũng có thể được thay thế bởi một hệ quản trị khách tương thích mà không phải phát triển lại hoặc lắp ráp lại các khóa học Sự chuẩn hóa này giúp người dùng có thể lựa chọn những nhà sản xuẩt, những công cụ, hệ quản trị tốt nhất.

Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning

Hình 4: Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning

Nhà sản xuất xây dựng những module hoặc đối tượng học tập độc lập từ đó tích hợp vào một khóa học đồng nhất Những chuẩn cho phép lắp ghép các module, đối tượng xây dựng bằng những công cụ khác nhau bởi những nhà sản xuất khác nhau được gọi là những chuẩn đóng gói (packaging standard)

Nhóm chuẩn thứ 2 cần thiết để những hệ quản trị có thể triển khai các bài giảng và các thành phần khác và có thể quản trị các bài kiểm tra (test) và các đánh giá khác (assessment) Nhóm chuẩn này được gọi là chuẩn giao tiếp (communication standard)

Nhóm chuẩn thứ ba xác định cách thức nhà sản xuất có thể chuẩn bị những mô tả về khóa học của mình và những module khác để hệ quản trị có thể biên dịch những nhóm nội dung học tập Nhóm chuẩn này được gọi là chuẩn mô tả (metadata standard)

Nhóm chuẩn thứ 4 quan tâm tới chất lượng của các các module và khóa học

Những chuẩn chất lượng này liên quan đến toàn bộ thiết kế của khóa học và các module cũng như khả năng đáp ứng đối với những đối tượng học viên bị khuyết tật

Mặc dù tương đối độc lập nhau, 4 loại chuẩn hóa trên nhằm đạt được sự kết hợp những thành phần chất lượng cao để tạo nên những giải pháp học tập hiệu quả và phong phú hơn.

Các tổ chức chuẩn hóa e-learning

Hình 5: Các tổ chức chuẩn hóa e-learning

Tổ chức chuẩn hóa e-learning lâu đời nhất đó là Aviation Industry CBT Committee (AICC)

IEEE’s Learning Technology Standards Committee

Advanced Distributed Learning (ADL) với dự án Mô hình tham chiếu đối tượng có thể chia sẻ nội dung (Sharable Content Object Reference Model (SCORM)) ADL không trực tiếp xuất bản các chuẩn nhưng đảm bảo lựa chọn và hiện thực hóa những chuẩn tốt nhất được các tổ chức khác đưa ra từ trước SCORM được sử dụng và được hỗ trợ rộng rãi nhất hiện nay.

WEBCAST EDITOR – CÔNG CỤ ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG THEO CHUẨN E-LARNING

Mô hình kiến trúc Webcast Editor

Để người học tiếp thu được nhanh chóng và hiệu quả, chúng ta cần xây dựng được bài giảng “càng giống với thực tế” càng tốt vì vậy ngoài nội dung bài giảng chúng ta cần phải truyền tải được hình ảnh và âm thanh thuyết giảng của giảng viên vào nội dung bài giảng đồng thời cho phép kết hợp các hoạt động như mô phỏng, kiểm tra hay minh họa Công cụ Webcast Editor cho chúng ta biên soạn kết hợp và tạo ra bài giảng E-Learning hết sức dễ dàng

1.1.1 Các thành phần của Webcast Editor

Webcast Editor có 4 thành phần chính sau:

- Thành phần ghi lại quá trình giảng dậy: Thực hiện ghi lại quá trình giảng bài của giảng viên Đầu ra của thành phần này là file Param.tn đã được mã hóa ghi lại quá trình next, back slide và File Video, Audio ghi lại hình ảnh giảng viên

- Thành phần biên tập và chỉnh sửa: Chỉnh sửa và biên tập lại nội dung, ghép thêm các đoạn demo tương tác hay các bài trắc nghiệm vào bài giảng

- Thành phẩn quản lý Template: Quản lý và bổ sung các template bài giảng khác nhau như: Videocast, AudioCast, VideoDemoCast, AudioDemoCast, VideoInterview, AudioInterview…

Thành phần đóng gói bài giảng theo dạng chuẩn SCORM, AICC: Đóng gói bài giảng theo dạng chuẩn E-Learning, có thể up lên các hệ thống LMS tuân thủ chuẩn E-Learning

Hình 11: Kiến trúc của Webcast Editor

1.1.2 Thành phần ghi lại quá trình giảng dậy

Thành phần này sẽ hoàn toàn tự động ghi lại lịch sử và thời gian quá trình giảng bài của giảng viên và xuất ra một file Param, file này được được mã hóa riêng và khi giải mã sẽ có cấu trúc dưới dạng XML như sau:

Hình 12: Param.xml sinh ra từ thành phần ghi lại quá trình giảng dậy

Trong đó các slide là các media có kiểu loại là richMediaSlide như hình trên, ghi lại quá trình bắt đầu và kết thúc slide trình chiếu, đồng thời các bước thực hiện hiệu ứng trong slide Mỗi hiệu ứng tương đương với 1 step trong slide đó, như trong

XML phía triên, slide thứ nhất chỉ có 1 hiệu ứng và slide thứ 2 có 6 hiệu ứng, lần lượt ghi lại quá trình bắt đầu thực hiện hiệu ứng tới lúc kết thúc hiệu ứng

Nếu quá trình giảng bài của giảng viên chính xác thì chỉ cần file Param này hệ thống đã có thể sinh ra bài giảng đồng bộ giữa quá trình giảng bài và slide của giảng viên rồi Chúng ta biên soạn lại là không đáng kể vì vậy sẽ tiết kiêm được rất nhiều thời gian và công sức biên tập và chỉnh sửa Đầu ra của thành phần bao gồm file Param.tn, Slide và Video ghi lại hình ảnh giảng viên sẽ làm đầu vào cho thành phần tiếp theo là thành phần biên tập và chỉnh sửa

1.1.3 Thành phần biên tập và chỉnh sửa

Sau khi giảng viên kết thúc bài giảng, chúng ta sẽ có file đầu vào Param và file Video quay lại trong lúc giảng viên giảng bài Tiếp theo chúng ta sẽ import vào hệ thống và thực hiện chỉnh sửa lại quá trình giảng bài đó, đồng thời có thể chèn thêm vào bài giảng những đoạn trắc nghiệm mô phỏng nếu cần

Việc tạo mô phỏng, các bài tập trắc nghiệm hay các đoạn video minh họa có thể thực hiện bằng các công cụ khác như Adobe Captive

Hình 13: Chỉnh sửa và biên soạn nội dung bằng Webcast Editor

Thành phần này được thực hiện hết sức trực quan và dễ dùng Như trong hình

3, các Slide được thể hiện bằng màu xanh còn hiệu ứng trong slide được thể hiện màu hồng bên dưới, chúng ta có thể dùng chuột di chuyển hay kéo thả cho phù hợp với thời gian thầy giáo giảng bài trên lớp

Ngoài ra chúng ta còn các tiện ích khác như việc hiển thị zoom với các độ phân giải khác nhau, việc chỉnh sửa tiêu đề cho từng nội dung bài giảng hay việc bố trí các phím tắt xử lý hết sức linh động cho người biên tập

1.1.4 Thành phần quản lý Template

Thành phần này giúp chúng ta có thể quản lý và thay đổi template bài giảng một cách dễ dàng.Với mỗi bài giảng có mục đích khác nhau chúng ta sẽ có những template thích hợp và đem lại hiệu quả cao nhất cho người học

Hệ thống có nhiều mẫu bài giảng khác nhau như:

- Video Cast: Có video, bảng nội dung kết hợp với slide bài giảng

- Video Democast: Phát triển lên từ webcast, trong bài giảng có những đoạn demo về chương trình, sản phẩm hay hướng dẫn người dùng bằng một video riêng biệt

- Video Interview: Có video, các câu hỏi phỏng vần về một chủ đề nào đó

- Audio Cast: Giống video cast nhưng ở đây là audio

Mỗi khi có template mới được phát triển, chúng ta chỉ việc import vào hệ thống thông qua thành phần quản lý template mà không cần phải thiết lập gì

1.1.5 Thành phần đóng gói bài giảng

Mỗi hệ thống khác nhau có cách trao đổi thông tin khác nhau trên mạng Nhờ có các chuẩn mà chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng một cách nhanh chóng

Trong hệ thống E-Learning cũng có các chuẩn và trong lĩnh vực này chuẩn rất quan trọng Bởi vì nếu không có chuẩn chúng ta không thể trao đổi thông tin với nhau hay sử dụng lại các đối tượng Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường E-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp

Xây dựng công cụ đóng gói bài giảng

Đối tượng sử dụng chương trình là Giảng viên và biên tập nội dung Đối với Giảng viên sử dụng chương trình plugin gắn vào PowerPoint để ghi lại quá trình giảng dậy của Giảng viên làm đầu vào cho Webcast Editor Biên tập viên sẽ chỉnh sửa và đưa thêm các nội dung cần thiết như các bài kiểm tra, các đoạn mô phỏng để làm tăng tính sinh động cho bài giảng

Hình 16: Tính năng của webcast Editor

Một số tính năng của công cụ tạo bài giảng Rich Media:

- Tạo và lưu project webcast Editor

- Import các đầu vào như file Audio, Slide, File Param (add on PowerPoint Plugin), Flash

- Editor, kéo thả slide, add step của slide, add video minh họa, flash tương tác hay các bài kiểm tra

- Tùy chỉnh các chế độ Editor khác nhau cho phù hợp

- Import các template và tùy chọn đầu ra theo các template Rich Media bất kỳ

- Tùy chỉnh đầu ra video

- Đáp ứng chuẩn SCORM 1.2, 2004 hay AICC

- Tiện ích chỉnh sửa file Param(.tn), chỉnh sửa XML

- Tiện ích convert video, đánh index cũng như convert cả thư mục video sang FLV

Hình 17: User case thiết kế webcast editor

Tên use case Create Project Webcast

Mô tả Biên tập viên sẽ tạo ra Project Webcast Chọn các tham số webcast và thực hiện import các đầu vào cho project như file:

Powerpoint, file Video dạng avi hoặc flv, file Param và các file flash Đầu vào / Input ppt, pptx, avi, flv, swf Đầu ra / Output Project Webcast được tạo

1 Biên tập viên ấn nút Project Webcast

2 Biên tập viên import các đầu vào ppt, pptx, avi, flv, swf

2.1 Hệ thống sẽ tự động convert file powerpoint thành dạng ảnh

2.2 Project webcast được thiết lập các tham số mặc định

Kiểm tra (ràng buộc) Ghi chú

Tên use case Edit Lecture

Mô tả Biên tập viên sẽ thực hiện hiệu chỉnh và chỉnh sửa bài giảng

- Khớp hình ảnh video với nội dung bài học

- Chèn các đoạn demo, tương tác hay các bài trắc nghiệm

- Chỉnh sửa title nội dung bài học Đầu vào / Input Đầu ra / Output Bài giảng được chỉnh sửa

1 Biên tập viên thực hiện chỉnh sửa

Tên use case Package Lecture

Mô tả Biên tập viên thực hiện đóng gói bài giảng

- Lựa chọn chuẩn đóng gói: CD, SCORM, AICC…

- Lựa chọn template đóng gói

- Thiết lập các tham số về độ phân giải video và các tham số nội dung khác Đầu vào / Input Đầu ra / Output Bài giảng được đóng gói

1 Biên tập viên lựa chọn các tham số đóng gói

2 Biên tập viên ấn nút đóng gói 2.1 Hệ thống tự động đóng gói bài giảng để up lên các hệ thống LMS theo chuẩn E-Learning

Kiểm tra (ràng buộc) Ghi chú

Webcast Editor được viết bằng ngôn ngữ lập trình C#, sử dụng môi trường lập trình Visual Studio NET 2008

Môi trường lập trình Visual Studio.NET là một môi trường lập trình mạnh, hỗ trợ rất tốt việc lập trình giao diện ứng dụng cũng như hỗ trợ lập trình viên trong quá trình viết mã SCORM Editor yêu cầu khá nhiều xử lý trên dữ liệu định dạng XML

.NET hỗ trợ khá tốt những xử lý này qua các thư viện như XmlDocument, XmlTextReader

Lập trình trên môi trường NET đảm bảo khả năng mở rộng, phát triển ứng dụng sau này.

Giao diện chương trình

Hình 18: Màn hình chính tạo và các tham số cho project webcast

Hình 19: Màn hình tạo project mới

Hình 20: Màn hình Import Powerpoint, Video và Param

Hình 21: Màn hình biên tập Webcast

Hình 22: Màn hình view và chèn thêm các bài trắc nghiệm, các đoạn mô phỏng

Hình 23: Màn hình chỉnh sửa Title

Hình 24: Màn hình tiện ích chỉnh sửa param, convert video.

Các template Rich Media

động đồng bộ giữa video bài giảng của giảng viên với slide trình bày với hiệu ứng của slide được giữ nguyên như trên Microsoft PowerPoint

Hình 25: Template Audio Video Cast

Audio –Video Interview: Có video, các câu hỏi phỏng vần về một chủ đề nào đó

Hình 26: Template Audio Video Interview

Video Demo Cast: Phát triển lên từ webcast, trong bài giảng cần trình chiếu với video lớn hơn, ở bên dưới là 1 ví dụ về bài giảng kỹ năng, cần tương tác nhiều hơn với giảng viên

Hình 27: Template Video Demo Cast.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN

Kết quả ứng dụng

Hiện tại công cụ đã được triển khai tại một số đơn vị như:

- Với hệ thống đào tạo cho học sinh phổ thông, trong thời gian ngắn, chưa đầy 1 năm, Webcast Editor đã được ứng dụng để sản xuất được trên 5000 bài giảng do các thầy cô có kinh nghiệm tại các trường trung học phổ thông trong cả nước xây dựng, giúp phủ kín chương trình phổ thông mang lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng

- Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) với rất nhiều bài giảng nghiệp vụ ngân hàng tương thích với chuẩn SCORM 2004 và được upload lên hệ thống LMS Enterprise Knowledge Platform (EKP) [5]

- Ngoài ra công cụ cũng được áp dụng cho các đơn vị đào tạo như Khoa CNTT trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Thăng Long, Trường Đại Học Y

Một số trang web đã triển khai ứng dụng Webcast Editor để sản xuất nội dung:

- http://www.thpt.edu.vn/: Hệ thống đào tạo kiến thức trung học phổ thông trực tuyến dành cho học sinh và tất cả những người có nhu cầu trau dồi kiến thức trung học phổ thông phục vụ cho nghề nghiệp và cho bản thân

- http://www.bkict.edu.vn/: Hệ thống đào tạo CNTT & TT trực tuyến

- http://eLearning.btc.gov.vn/: Hệ thống đào tạo nghiệp vụ ngân hàng

- http://daotaotructuyen.mbbank.com.vn/: Hệ thống đào tạo trực tuyến của Ngân Hàng Quân Đội (MB)

- http://eLearning.ttbd.gov.vn/: Hệ thống đào tạo trực tuyến của Trung Tâm Bồi Dưỡng Đại Biểu Dân Cử - Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội

- http://eLearning trinam.com.vn/: Hệ thống đào tạo trực tuyến của công ty

Ngày đăng: 05/12/2022, 17:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mơ hình nội dung kết hợp - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
h ình nội dung kết hợp (Trang 3)
Bảng 1: So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống theo chức năng. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Bảng 1 So sánh đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống theo chức năng (Trang 8)
Video, bảng nội dung (table of content) và nội dung slide. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
ideo bảng nội dung (table of content) và nội dung slide (Trang 12)
Hình 2: Sự tái sử dụng giữa các thành phần trong hệ thống e-learning. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 2 Sự tái sử dụng giữa các thành phần trong hệ thống e-learning (Trang 15)
Hình 3: Chuẩn hóa tạo nên sự thống nhất giữa các công cụ phát triển e-learning. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 3 Chuẩn hóa tạo nên sự thống nhất giữa các công cụ phát triển e-learning (Trang 15)
Hình 4: Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 4 Những vấn đề cần chuẩn hóa trong e-learning (Trang 16)
Hình 5: Các tổ chức chuẩn hóa e-learning. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 5 Các tổ chức chuẩn hóa e-learning (Trang 17)
- Asset: là một thể hiện dạng số của các phương tiện như văn bản, hình ảnh, - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
sset là một thể hiện dạng số của các phương tiện như văn bản, hình ảnh, (Trang 19)
Hình 8: Content Package. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 8 Content Package (Trang 20)
Hình 9: Ví dụ về imsmanifest.xml. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 9 Ví dụ về imsmanifest.xml (Trang 21)
Hình 10: Ví dụ Metadata của Webcast Editor. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 10 Ví dụ Metadata của Webcast Editor (Trang 22)
Hình 11: Kiến trúc của Webcast Editor. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 11 Kiến trúc của Webcast Editor (Trang 26)
Hình 12: Param.xml sinh ra từ thành phần ghi lại quá trình giảng dậy. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 12 Param.xml sinh ra từ thành phần ghi lại quá trình giảng dậy (Trang 27)
Hình 13: Chỉnh sửa và biên soạn nội dung bằng Webcast Editor. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 13 Chỉnh sửa và biên soạn nội dung bằng Webcast Editor (Trang 28)
Hình 14: Cấu trúc file imsmanifest.xml được đóng gói. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 14 Cấu trúc file imsmanifest.xml được đóng gói (Trang 30)
Hình 15: Nguyên lý hoạt động của Webcast Editor. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 15 Nguyên lý hoạt động của Webcast Editor (Trang 32)
Hình 16: Tính năng của webcast Editor. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 16 Tính năng của webcast Editor (Trang 34)
Hình 17: User case thiết kế webcast editor. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 17 User case thiết kế webcast editor (Trang 35)
- Khớp hình ảnh video với nội dung bài học -  Chèn các đoạn demo, tương tác hay các bài trắc  - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
h ớp hình ảnh video với nội dung bài học - Chèn các đoạn demo, tương tác hay các bài trắc (Trang 36)
Hình 18: Màn hình chính tạo và các tham số cho project webcast. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 18 Màn hình chính tạo và các tham số cho project webcast (Trang 38)
Hình 19: Màn hình tạo project mới. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 19 Màn hình tạo project mới (Trang 38)
Hình 21: Màn hình biên tập Webcast. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 21 Màn hình biên tập Webcast (Trang 39)
Hình 20: Màn hình Import Powerpoint, Video và Param. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 20 Màn hình Import Powerpoint, Video và Param (Trang 39)
Hình 22: Màn hình view và chèn thêm các bài trắc nghiệm, các đoạn mô phỏng. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 22 Màn hình view và chèn thêm các bài trắc nghiệm, các đoạn mô phỏng (Trang 40)
Hình 23: Màn hình chỉnh sửa Title. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 23 Màn hình chỉnh sửa Title (Trang 40)
Audio - Video Cast: Có video, bảng nội dung kết hợp với slide bài giảng. Tự - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
udio Video Cast: Có video, bảng nội dung kết hợp với slide bài giảng. Tự (Trang 41)
Hình 24: Màn hình tiện ích chỉnh sửa param, convert video. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 24 Màn hình tiện ích chỉnh sửa param, convert video (Trang 41)
Hình 26: Template Audio Video Interview. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 26 Template Audio Video Interview (Trang 42)
Hình 27: Template VideoDemo Cast. - Luận văn thạc sĩ VNU UET nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng rich media theo chuẩn e learing
Hình 27 Template VideoDemo Cast (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN