1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Con đường đến với “Công thức độc đáo” doc

8 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 498,71 KB

Nội dung

Con đường đến với “Công thức độc đáo” Những ý tưởng kinh doanh không khởi đầu từ chân không. Chúng có thể khởi đầu từ một khoảnh khắc lóe sáng của cảm hứng. Chúng cũng có thể được châm ngòi nhờ một giây phút kỳ diệu của nhận thức. Chúng cũng có thể đến như là một kết quả tất yếu của tính toán. 1.Từ một người uống cà phê bình thường Như nhiều người khác ở Sài gòn, tôi uống cà phê mỗi ngày. Thông thường là 2 ly. Tôi cũng tin rằng, mỗi khi đi uống cà phê, trừ khi là quán quen, thì cách tôi lựa chọn quán sẽ giống như nhiều người khác. Đầu tiên, sẽ tự hỏi là nên đi ở đâu cho tiện đường. Rồi sau đó là tâm trạng của mình thế nào. Rồi điểm trong đầu những quán cà phê mình biết có khung cảnh phù hợp để loại trừ dần. Sau hết, tôi mới cân nhắc là trong shortlist cuối cùng đó, quán nào có cà phê uống được nhất. Sự gắn bó của tôi với cà phê sẽ mãi mãi xoay xung quanh 4 lý do cơ bản đó: vị trí quán, tâm trạng của mình, khung cảnh của quán, chót bẹt mới là cà phê. Nếu không có những cơ duyên của cuộc đời. Cộng thêm nữa, là những “rung động cà phê”. 2.Rung động đầu tiên Dẫu rằng ly espresso đầu tiên mà tôi uống đã gần mười năm về trước, nhưng cảm giác ban đầu về nó vẫn còn nguyên vẹn. Lúc đó, khi những giọt espresso tràn lên lưỡi, câu hỏi bật ra trong đầu tôi lúc đó là “Mình sinh ra ở một đất nước trồng cà phê, tại sao mình lại biết đến thứ cà phê ngon này trễ vậy?” Tôi bắt đầu trả lời câu hỏi đó bằng cách “hiểu”. Khi tìm hiểu về espresso, tôi nghĩ sự khác biệt giữa cà phê Việt và espresso chỉ nằm ở cách pha. Với cách pha phin của chúng ta, cà phê bột tiếp xúc với nước nóng từ 4-6 phút, vì thế những hạt than li ti sẽ bị kéo xuống theo nước, làm sai lạc vị cà phê, trong khi ở máy espresso, nước nóng cao áp phun thẳng vào bột cà phê chỉ trong vòng 30 giây, nên tránh được nhược điểm này. Nhưng không lâu sau đó, tôi hiểu sự khác biệt đó bắt đầu từ đâu. Nguyên liệu chủ yếu của espresso chủ yếu là Arabica. Arabica từ Java hay Ethiopia rất thơm mà không chua. Trong khi đó, nguyên liệu chủ yếu của cà phê Việt lại là Robusta, đậm hơn, nhưng ít thơm hơn. Chúng ta cũng có Arabica, nhưng trừ một sản lượng nhỏ ở vùng Cầu Đất, phần lớn đều bị chua. Vì thế, trong khi triết lý của espresso là chiết xuất ra hương vị cà phê thuần khiết, để người uống có thể nếm được đúng vị chát, vị khô hay vị mặn của vùng thổ nhưỡng trồng nó, ngửi được mùi sương, mùi gió của khí hậu nuôi nó, thì triết lý của cà phê Việt hoàn toàn khác. Tôi đã mất nhiều thời gian để đi tận cùng triết lý này. Vì nó không phải chỉ là “hiểu”, mà là “cảm”. 3.Sự suy thoái của cà phê Việt Khi espresso là mối tình đẹp của bạn, thì hiển nhiên, bạn sẽ rất khó khăn khi tìm kiếm tình yêu với một thứ cà phê khác. Ban đầu, tôi đã nhìn cà phê Việt với một cái nhìn ít thông cảm như thế. Bởi vì nguồn nguyên liệu của chúng ta không thơm, nên việc tẩm ướp hương trở thành trọng tâm chủ yếu trong việc chế biến. Điều này dẫn đến người chế biến dẫn dắt người uống làm quen với những cảm quan “giả” cà phê. Đấy là chưa kể nhiều người làm cà phê đã đi xa hơn trong việc “giả” của mình, để pha trộn nhiều thứ khác không phải là cà phê vào trong đó. Khi số người làm cà phê này đủ nhiều, thì họ dẫn dắt người uống đi xa hơn, lộng giả thành chân, để biến những tiêu chuẩn cảm quan “giả” thành “thật”. Và thế là nhiều người quen với mùi bắp rang không thể nào thưởng thức được cà phê chính hiệu. Tôi gọi đó là là sự suy thoái của cà phê Việt. 4.Thế nào là một ly cà phê Việt hoàn hảo? Để vượt qua thành kiến của mình, vốn có xu hướng quy nạp từ những trường hợp cụ thể, tôi đã uống cà phê Việt thật nhiều. Ngẫm nghĩ thật nhiều. Thậm chí, phải dùng cả biện pháp tự kỷ nữa. Khi lưỡi nếm phải vị chua của caramen, tôi tự thuyết phục mình rằng, vị chua này dễ chịu hơn vị chua của Arabica. Khi nếm vị đắng giả tạo, tôi cố gắng bào chữa rằng “không đắng không phải là cà phê”. Nhưng tự kỷ không phải bao giờ cũng có hiệu quả. Và tôi sẽ mãi giữ thành kiến của mình, nếu không có một cảm giác “rung động cà phê” lần thứ hai. Ly cà phê đó là ở một quán ở Ban Mê Thuột. Tên quán là Uyên Phương. Vẫn là hương, vẫn là vị mà tôi hiểu rằng nó không hoàn toàn xuất phát từ những hạt cà phê, nhưng được nêm nếm một cách cân bằng. Vì giữa hai thái cực là Đạo, nên giữ được cân bằng khi tạo dựng mùi hương và vị cho cà phê cũng là Đạo. Tôi đã bỏ thời gian cho việc tầm sư học Đạo. Với lòng thành đi tìm bản thể cho một loại cà phê mà tôi nghĩ rằng mùi hương của nó có thân thể, có tay chân, có linh hồn, có vẻ đẹp mong manh bốc lên từ ly mới pha, và tồn tại chỉ trong khoảnh khắc trước khi nó trôi qua lưỡi của người uống, để lại một hậu vị dễ chịu. Đó sẽ là một ly cà phê hoàn hảo. 5. Trở lại với thực tế Tôi không chờ đợi một thực tế hoàn hảo. Vì rằng tôi đã từng là một người uống cà phê bình thường, chỉ phân biệt cà phê qua chuyện “uống được” hay “khó uống”, mà nó cũng chỉ là lý do cuối cùng trong công thức 4 lý do lựa chọn quán cà phê của mình. Tôi cần hiểu các chủ quán nghĩ gì về cà phê. Thứ mà họ vẫn bán cho những người uống cà phê bình thường. Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết với đa số chủ quán, cà phê là quan tâm đầu tiên của họ. Vì họ cho rằng, khi quán đã hoạt động, thì họ không thể thay đổi vị trí. Họ cũng khó thay đổi loại nhạc hay bài trí quán để tăng sức cạnh tranh. Mà họ coi cà phê là vũ khí cạnh tranh hiệu quả nhất, dễ dàng nhất của họ. Trừ vài quán tự rang, hoặc đặt cà phê riêng, còn đa phần đều mua nhiều thứ cà phê để trộn lại theo một công thức riêng. Họ nghĩ rằng, bằng cách đó, khi khách hàng đã quen với cà phê của họ, khách hàng sẽ không thể bỏ họ được. Động lực chi phối đó, tôi gọi là “MỘT CÔNG THỨC ĐỘC ĐÁO”. Và thế là LY CÀ PHÊ HOÀN HẢO của tôi sẽ phải pha lẫn vào MỘT CÔNG THỨC ĐỘC ĐÁO của họ. Đó chính là ý tưởng của nhãn hiệu cà phê của tôi, AROCKA. 6. AROCKA của tôi Không lâu nữa, bạn sẽ có dịp làm quen với nó. Chính xác thì phải nói là “với chúng”. Vì “nó” có tới 3 dòng khác nhau: dòng Xanh, dòng Đỏ và dòng Cam. Dòng Xanh được định vị là “loại cà phê làm nền để pha phối hợp với cà phê khác’. Dòng Đỏ đặt tên là Thơm trong Đá, là loại được đề nghị làm thành phần chính trong công thức pha của các quán. Còn dòng Cam là loại cà phê chỉ để dành pha cà phê sữa. Ý tưởng marketing của mỗi dòng sản phẩm tôi đã viết trên mặt sau của bao bì. Nhưng ý tưởng “HOÀN HẢO” của nó, cho dù chưa hoàn hảo, vẫn hiện diện phần nào trong những mùi hương. Như khi chúng ta nói về cái đẹp, có cái đẹp đoan trang, có cái đẹp lẳng lơ, thì tôi cũng có thể nói như vậy về những mùi hương của tôi. Hương R của Nhãn Xanh R đầy vẻ quyến rũ, rất sexy, hương A đoan trang, thanh khiết, còn hương K+ có cặp má hây hây hồng của một cô gái tuổi mười lăm. Tôi sẽ rất vui, nếu một ngày đẹp trời nào đó, có lẽ như một người uống cà phê bình thường, bạn gặp những sản phẩm của tôi nhưng thay vì nghĩ rằng cà phê “uống được” hay “khó uống”, bạn suy nghĩ rằng “chúng không đến nỗi tệ”. Và tôi sẽ vui hơn nữa nếu bằng một cách nào đó, tôi được biết rằng trong một phút giây nào đó, những sản phẩm của tôi đem đến cho bạn một phút giây rung động. Vì tôi luôn nghĩ rằng cuộc đời này sẽ buồn tẻ rất nhiều nếu thiếu đi vài phút giây quý giá ấy. Bạn đồng ý với suy nghĩ này chứ? . Con đường đến với “Công thức độc đáo” Những ý tưởng kinh doanh không khởi đầu từ chân không chi phối đó, tôi gọi là “MỘT CÔNG THỨC ĐỘC ĐÁO”. Và thế là LY CÀ PHÊ HOÀN HẢO của tôi sẽ phải pha lẫn vào MỘT CÔNG THỨC ĐỘC ĐÁO của họ. Đó chính là ý tưởng

Ngày đăng: 22/03/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w