Khái quát về dòng tiền
Dòng tiền là dòng chuyển động tiền đi vào và đi ra (về bản chất là dòng tiền chảy vào và tiền ra) của Doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, tạo nên khả năng thanh toán hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Sự chuyển động dòng tiền chảy vào và tiền ra nếu không có sự hợp lý, bất cân xứng nghĩa là dòng tiền chảy vào nhiều hơn dòng tiền ra và ngược lại hay không có khả năng chuyển đổi đủ, kịp thời tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn thì sẽ tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhẹ là làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc tăng chi phí sử dụng vốn và từ đó là làm giảm lợi nhuận; giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín và khả năng đàm phán các hợp đồng mua hàng, hợp đồng tín dụng trong tương lai, mạnh là có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ bị khởi kiện và phá sản
Sự ảnh hưởng lớn của chuyển động dòng tiền đến hoạt động doanh nghiệp như vậy cho thấy việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực của dòng tiền có thể gây ra là rất cần thiết và vô cùng quan trọng
Công tác quản lý dòng tiền cũng chính là công tác quản lý thanh khoản của doanh nghiệp.
Khái quát về thanh khoản
Khái niệm thanh khoản
Theo nghĩa hẹp, thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền
Theo cách đầy đủ hơn, dựa vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác của ngân hàng
Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh
Một nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh
Với một ngân hàng tính thanh khoản được xét trên ba góc độ tính thanh khoản của tài sản, tính thanh khoản của nguồn và tính thanh khoản của ngân hàng, trong đó tính thanh khoản của ngân hàng được tạo lập với tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn
Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi chúng đến hạn với một chi phí hợp lý Đối với NHTM thì tính thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả, rút tiền và xin vay mới theo các yêu cầu cấp tín dụng hợp lệ của khách hàng
Như vậy, một ngân hàng được coi là thanh khoản tốt nếu có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh mới một chi phí hợp lý đúng vào thời điểm khách hàng hoặc đối tác có nhu cầu
Tính thanh khoản của một ngân hàng được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản mà ngân hàng đó nắm giữ và tính thanh khoản của nguồn, tức là từ tài sản hiện có (dự trữ) và nguồn vốn có thể huy động mới Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh toán hoặc có khả năng mở rộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai điều trên.
Các nhân tố cấu thành thanh khoản
- Cầu thanh khoản (tài khoản nợ): cầu về thanh khoản là các khoản vốn làm giảm quỹ của ngân hàng, là nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm:
Chi trả tiền gửi cho khách hàng
Cấp tín dụng cho khách hàng
Hoàn trả các khoản vay từ thị trường tiền tệ Chi phí quản lý; chi phí dịch vụ
Chi trả cổ tức bằng tiền
- Cung thanh khoản (tài khoản có): Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm:
Các khoản tiền ký thác Các khoản thu từ dịch vụ Các khoản tín dụng hoàn trả Các khoản vay từ thị trường tiền tệ Các khoản bán tài sản
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) của một ngân hàng được xác định như sau:
NPL = Tổng cung về thanh khoản – Tổng cầu về thanh khoản
Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây:
- Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai
- Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL= 50 tỷ đến dưới 60 tỷ 13
Từ >= 40 tỷ đến dưới 50 tỷ 12
Từ >= 30 tỷ đến dưới 40 tỷ 10
Từ > tỷ đến dưới 30 tỷ 8
Nguồn: BIDV, Quy định về quản lý hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại chi nhánh năm 2013
(1) Bình quân thu/chi ngày = (doanh số thu + doanh số chi)/2 của tài khoản tiền mặt (tài khoản số 1011) của 3 tháng trước liền kề với kỳ xác định hạn mức tồn quỹ tiền mặt/số ngày làm việc thực tế (số liệu được thống kê từ ngày 26 của tháng cuối Quý trước đến hết ngày 25 tháng cuối của Quý này)
(2) Định mức tiền mặt cho quỹ chính bao gồm tiền mặt của Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ + Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân + Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp Đối với các trường hợp đặc biệt:
Trường hợp đột xuất như khách hàng nộp tiền nhiều vào thời điểm cuối ngày, chi nhánh không kịp điều chuyển tiền, xử lý kịp, Trụ sở chính cho phép chi nhánh được vượt