Mục tiêu của đề tài
du lịch Phú Quốc trong giai đoạn 2000-2009, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn đề đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành du lịch Phú Quốc.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chính là phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng thu hút vốn nguồn vốn đầu tư và phương pháp định tính được áp dụng trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch Phú Quốc
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng mô hình SPSS.
Đóng góp của đề tài
Đề tài có những đóng góp:
Nêu lên tình hình kinh tế xã hội của Phú Quốc là tiềm năng phát triển du lịch
Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn phát triển du lịch Phú Quốc Đề xuất một số giải pháp kiến nghị góp phần phát huy thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận: Là nguồn cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên, những người quan tâm đến lĩnh vực này
Về mặt thực tiễn: Là cơ sở cho các nhà đầu tư có những chiến lược đầu tư hữu hiệu hơn.
Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư và nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Phú Quốc giai đoạn 2000-
Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch Phú Quốc – Kiên Giang.
Tổng quan về đầu tư
1.1.1.Khái niệm về đầu tư Trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai Đầu tư, vì thế còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản (Bách khoa toàn thư mở) Đầu tư trong tài chính: Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư chủ yếu thông qua hình thức mua chứng khoán, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác Nhà đầu tư tài chính thông thường chỉ nhắm vào mục đích mua và bán chứ ít làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào
Việc mua sắm các tài sản tài chính được xem như một việc đầu tư bỡi người mua hy vọng chúng sẽ đem lại nguồn thu nhập trong tương lai (chẵng hạn như cổ tức hay lãi của trái phiếu …) Tuy nhiên, ở đây không xuất hiện sự gia tăng nguồn vốn mới cho nền kinh tế bỡi vì việc mua bán một sản phẩm tài chính sẽ là sự đầu tư đối với người mua nó nhưng lại là sự giảm đầu tư đối với người bán Hay nói cách khác, về phương diện kinh tế vĩ mô, các khoản đầu tư và giảm đầu tư về tài sản tài chính bù trừ cho nhau Đầu tư trong kinh doanh: Là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Chỉ có sự tạo ra các hàng hóa đầu tư vật chất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) sẽ không dẫn đến hiện tượng bù trừ và hình thức đầu tư loại này mới thực sự đem lại sự gia tăng phát triển cho nền kinh tế Chính việc tạo ra hàng hóa đầu tư vật chất mới này sẽ tạo thêm việc làm mới và kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất bổ trợ khác, trình đó Cũng chính vì điều đó mà đầu tư này được xem là đầu tư có tính chất phát triển, gọi tắt là đầu tư phát triển
Như vậy, để có nguồn đầu tư mới cho nền kinh tế, điều kiện cần có là làm sao cho các doanh nghiệp và những nhà đầu tư hy vọng rằng họ sẽ nhận được một khoản lợi nhuận từ việc đầu tư vào hàng hóa mới cao hơn khoản lãi do mua tài sản tài chính trên thị trường Theo quan điểm của kinh tế học thì tổng thu nhập của nền kinh tế (Y) tức là tổng sản phẩm quốc dân GNP được biểu hiện ở mô hình như sau:
Tổng giá trị các hàng hóa đầu tư mới được sản xuất trong nền kinh tế ở thời kì nhất định tạo nên tổng lượng đầu tư Nhưng vì các hàng hóa vốn này được sử dụng và phần nào bị hao mòn trong năm đó để phục vụ sản xuất nên một phần hàng hóa đầu tư được dành cho đầu tư thay thế, phần còn lại tạo nên khoản bổ sung cho tổng giá trị tư bản vật chất của nền kinh tế và được gọi là đầu tư ròng
Y = C + S (1) Trong đó: C: tiêu dùng, S: tiết kiệm Tuy nhiên, kinh tế học luôn giả định rằng phần không sử dụng mục đích tiêu dùng, phần tiết kiệm (S) là phần tài sản được tích lũy cho mục đích đầu tư Do vậy: Y = C + I (2)
Từ đó, có thể thấy tiết kiệm hay tích lũy vốn với mục đích là để đầu tư Hay nói cách khác, đầu tư là từ bỏ tiêu dùng hiện tại để đổi lấy sản lượng cao hơn và như vậy gia tăng tiêu dùng trong tương lai
Qua phân tích trên cho thấy: Đầu tư theo nghĩa rộng được hiểu là bao hàm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Chỉ có đầu tư trực tiếp ròng tức là đầu tư tạo ra hàng hóa vốn mới làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế xét về tổng thể Để cho nền kinh tế có thêm được nguồn vốn, điều quan trọng và mang tính quyết định là làm thế nào cho những người có ý định đầu tư tin tưởng rằng họ sẽ nhận được khoản hiệu quả (kinh tế, chính trị, xã hội) do đầu tư vào hàng hóa vốn đem lại cao hơn việc bỏ vốn đầu tư vào các hoạt động khác
Hoạt động vốn đầu tư luôn gắn liền với rủi ro như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính Để hiểu rõ hơn về đầu tư và vốn đầu tư ta tìm hiểu sâu hơn về vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư và phân loại vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư
Vốn phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các nguồn lực kinh tế khi được đưa vào chu chuyển Nó không chỉ bao gồm tiền tệ, máy móc, vật tư, lao động, tài nguyên thiên nhiên mà còn bao gồm giá trị của những tài sản vô hình như vị trí và khả năng sinh lợi của đất đai, các thành tựu khoa học và công nghệ, bản quyền kinh doanh, các phát minh sáng chế
1.1.3 Mục tiêu đầu tư: Đối với doanh nghiệp: Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian tuy nhiên doanh nghiệp vẫn giữ những mục tiêu như: Tối đa hóa lợi nhuận, duy trì doanh nghiệp, tăng cường uy tín sản phẩm doanh nghiệp Tóm lại, mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận Đối với nhà nước: Đứng trên quan điểm quốc gia mục tiêu của của đầu tư là làm tăng trường GDP tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, cải thiện phân phối thu nhập, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Phân loại đầu tư
Căn cứ vào tính chất đầu tư mà người ta chia đầu tư ra làm 2 loại đó là: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Theo Luật đầu tư (2005), đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Nhà đầu tư có thể là chính phủ thông qua các kênh khác nhau để đầu tư cho xã hội, điều này thể hiện chi tiêu của chính phủ thông qua đầu tư các công trình chính sách xã hội Ngoài ra, người đầu tư có thể là tư nhân, tập thể…kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể tham gia thể hiện quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của mình trong quá trình đầu tư
1.2.2 Đầu tư gián tiếp: Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư – (Luật đầu tư 2005).
Các nguồn vốn đầu tư
Muốn thực hiện công cuộc đầu tư cần có các nguồn lực đầu tư vào như sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động Khoản tiền cần có để trang trải cho các nguồn lực đầu vào này gọi là nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư phải được lấy từ trong số của cải mà cá nhân và tổ chức trong xã hội đã làm ra, sau khi trừ đi phần tiêu dùng của họ Để có chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bền vững, cần phân loại nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nguồn vốn Ở góc độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia thành 2 nguồn: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
1.3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước:
Nguồn vốn trong nước thể hiện nội lực của một quốc gia Nguồn vốn này có ưu điểm là bền vững, ổn định chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và tránh được hậu quả từ bên ngoài Nguồn vốn trong nước bao gồm vốn Nhà nước, vốn tín dụng, vốn của khu vực doanh nghiệp tư nhân và dân cư chủ yếu được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế
Mặc dù trong thời đại ngày nay, các đồng vốn nước ngoài ngày càng trở nên đặc biệt không thể thiếu được nhưng nguồn vốn tiết kiệm trong nước vẫn giữ vai trò quyết định Các nước Đông Á trong những năm 1960 mức tiết kiệm đạt chỉ 10% hoặc ít hơn và đã vay nhiều thị trường vốn quốc tế, thế nhưng đến những năm 1990 tiết kiệm của các nước này cao hơn đáng kể, bình quân đạt 30% Có thể nói tiết kiệm luôn ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng, nhất là ở những nước đang phát triển vì làm tăng vốn đầu tư Hơn nữa tiết kiệm đó là điều kiện cần thiết để hấp thụ vốn nước ngoài có hiệu quả, đồng thời giảm được sức ép từ phía ngân hàng Trung Ương trong việc hằng năm phải cung ứng thêm tiền để tiêu hóa ngoại tệ
1.3.1.1.Vốn ngân sách nhà nước:
Tiết kiệm của ngân sách nhà nước chính là số chênh lệch dương giữa tổng các khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách Tổng thu ngân sách sau khi chi thường xuyên, còn lại nguồn vốn đầu tư phát triển
1.3.1.2.Vốn của doanh nghiệp tư nhân:
Tiết kiệm của doanh nghiệp là số lãi ròng có được từ kết quả của kinh doanh Đây là nguồn tiết kiệm cơ bản để cho các doanh nghiệp tạo vốn cho đầu tư phát triển theo chiều rộng và chiều sâu Qui mô của tiết kiệm doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như hiệu quả kinh doanh, chính sách thuế, sự ổn định kinh tế vĩ mô…
Là khoản tiền còn lại của thu nhập sau khi đã phân phối và sử dụng cho mục đích tiêu dùng Quy mô tiết kiệm khu vực dân cư chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trực tiếp như trình độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách lãi suất, chính sách thuế, sự ổn định kinh tế vĩ mô
Trong nền kinh tế thị trường, số tiền tiết kiệm của khu vực dân cư có thể chuyển hóa thành nguồn vốn cho đầu tư thông qua hình thức như gởi tiền tiết kiệm vào các tổ chức tín dụng, mua chứng khoán trên thị trường tài chính, trực tiếp đầu tư kinh doanh…Có thể nói, tiết kiệm khu vực dân cư giữ vị trí quan trọng đối với đầu tư thông qua hệ thống tài chính trung gian
Tóm lại, tiết kiệm là quá trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhập hiện tại để tạo ra nguồn vốn cung ứng cho đầu tư phát triển, qua đó nâng cao hơn nữa mức sống ngày càng cao của người dân trong tương lai Tuy vậy, đối với nền kinh tế đang chuyển đổi trong giai đoạn thực hiện công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, do nguồn vốn tiết kiệm trong nước còn thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư phát triển nên cần phải thu hút ngồn vốn nước ngoài để tạo ra cú huých cho sự đầu tư phát triển kinh tế
Ngoài các nguồn vốn trong nước nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng có vai trò rất quan trọng phát triển du lịch của nứơc ta nói chung và Phú Quốc nói riêng
1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
So với nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có ưu thế là mang lại ngoại tệ cho nền kinh tế Tuy nhiên nguồn vốn nước ngoài lại luôn chứa ẩn những nhân tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng nợ, sự tháo chạy đầu tư, sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước…Do đó, vấn đề huy động vốn nước ngoài đặt ra những thử thách không nhỏ trong chính sách huy động vốn của các nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là: Một mặt phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công nghiệp hóa, mặt khác phải kiểm soát chặt chẽ sự huy động vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng Để vượt qua những thử thách đó đòi hỏi nhà nước phải sử dụng tốt các công cụ tài chính trong việc ổn định hóa môi trường kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động vốn nước ngoài, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút vốn sao cho có lợi cho nền kinh tế
Về bản chất, vốn đầu tư nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:
1.3.2.1.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
FDI (Foreign Direct Investment) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn do các đầu tư nước ngoài đưa vào trong nước để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh góp vốn hay thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các hình thức khác như đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cao, thực hiện những hợp đồng BT, BOT, BTO
FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ trình độ quản lí tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên nước…Song, điều quan trọng đặt ra cho các nước tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được sự phát triển tổng thể cao về kinh tế Tuy nhiên, FDI cũng có những mặt trái của nó Đó là nguồn vốn FDI về thực chất là một một khoản nợ, trước sau nó vẫn không thuộc quyền sở hữu và chi phối của nước sở tại Bên cạnh đó, các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi (như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, vị trí doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên…) cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, cũng như vẫn có thể bị chuyển giao những công nghệ và kĩ thuật lạc hậu…
1.3.2.2 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là những khoản đầu tư thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ Nguồn vốn có thể là của chính phủ các nước, có thể là các tổ chức quốc tế được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:
* V ố n tài tr ợ phát tri ể n chính th ứ c (Official Development Asistance – ODA) Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác phát triển do chính phủ các nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cho một nước tiếp nhận Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ các chương trình, dự án …
Kinh nghiệm thu hút vốn cho đầu tư phát triển du lịch ở một số địa phương trong nước:26 1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH PHÚ QUỐC
2.1 Quá trình phát triển du lịch Phú Quốc:
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Phú Quốc:
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội Hình 2.1 Bản đồ du lịch Phú Quốc
Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang vị trí địa lí: Mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km Tổng diện tích của Phú Quốc là 59,300 ha
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều…) tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này Bên cạnh rừng, vì
30
Quá trình phát triển du lịch Phú Quốc
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Phú Quốc:
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội Hình 2.1 Bản đồ du lịch Phú Quốc
Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang vị trí địa lí: Mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km Tổng diện tích của Phú Quốc là 59,300 ha
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều…) tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này Bên cạnh rừng, vì biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước… nơi đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa
Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s Mùa khô có độ ẩm trung bình 78% Nhiệt độ cao nhất 35 0 C vào tháng 4 và tháng 5 Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90% Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng (cả năm trung bình là 3,000 mm) Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4,000 mm/năm, có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục
Nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của cư dân ở đây Đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng, một bộ phận cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5,000 người Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân Đến năm 2009 dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên trên 90,000 người, đây là nguồn lao động dồi dào để đáp ứng nhu cầu lao động cho địa bàn
Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi như trên, Phú Quốc còn nổi tiếng nhờ các tiềm năng du lịch
2.1.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch:
Với vị trí là cửa ngõ đối ngoại của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước, có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, Phú Quốc có tiềm năng phát triển rất lớn Từ năm 2002, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo để Phú Quốc phát triển ngang tầm với tiềm năng và lợi thế sẵn có Chính phủ đã định hướng phát triển đảo Phú Quốc là: Tập trung xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, trước hết và chủ yếu là du lịch sinh thái đảo- biển chất lượng cao của cả nước Được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, với diện tích 593 km 2 , xấp xỉ đảo quốc Singapore Khí hậu nhiệt đới gió mùa nơi đây đã mang lại cho Phú Quốc tài nguyên rừng nhiệt đới phong phú, Đảo Phú Quốc nằm gần hải phận Thái Lan, có đường bay ngắn, đường biển gần và thời tiết thuận lợi để có thể đến với những khu vực phát triển năng động khác trong khối ASEAN và những điểm du lịch của Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia
Bắc đảo có rừng nguyên sinh: Theo các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá, Phú Quốc có rất nhiều lợi thế để trở thành điểm đến về du lịch sinh thái hàng đầu thế giới, Phú Quốc đang sở hữu nhiều chủng loại động thực vật có nguy cơ bị diệt chủng như bò biển (Dugongs), đồi mồi Hawkbill, rùa Leatherback, hoặc tràm đước…những loài không phổ biến trên thế giới Chính những chủng loại động thực vật này là điểm thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài
Bên cạnh đó, Phú Quốc còn có nhiều con suối nổi tiếng và hoang sơ, như suối Đá Bàn, suối Tiên, suối Hang, suối Tranh nổi tiếng nhất là suối Tranh, con suối dài hơn 15 km, gần suối Tranh còn có nhiều hang động Hang Dơi nằm trên núi cao chừng
Phía Nam của đảo Phú Quốc còn có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới, hay ở phía Bắc có hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Bần và hòn Thầy Bói
Phú Quốc còn là địa danh nổi tiếng của các sản vật hạt tiêu hay nước mắm Phú Quốc, một sản phẩm truyền thống có từ hàng trăm năm qua, giờ đã trở thành một thương hiệu mang tính bản quyền quốc gia
Bãi Dài được mệnh danh là bãi biển đẹp nhất thế giới do hãng tin ABC bình chọn năm 2008, đã và đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, bên cạnh bãi dài còn có bãi Sao, Bãi Kem… cũng là những bãi biển đẹp và hoang sơ
Ngoài du lịch biển và du lịch sinh thái con có du lịch văn hóa và lịch sử:
Trung tâm huyện đảo, những di tích mang đậm dấu ấn thời gian như Dinh Cậu, có lối kiến trúc cổ do người dân xây dựng từ năm 1973 để cầu bình yên cho thuyền bè, và chùa cổ Sùng Hưng, nhà tù Phú Quốc, khu căn cứ người anh hùng Nguyễn Trung Trực …
2.1.2.Thực trạng phát triển du lịch Phú Quốc thời gian qua:
Ngày 5/10/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 178 về phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 và đặc biệt ngày 9/11/2005 vừa qua Thủ tướng đã ban hành quyết định số 1197 về việc phê duyệt Qui hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm
Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển ngành du lịch Phú Quốc
triển ngành du lịch Phú Quốc:
2.2.1 Điểm mạnh: Điểm mạnh của du lịch Phú Quốc được thể hiện:
* V ề v ị trí đị a lý Đây là đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu vực Nhờ vị trí địa lý ở phía Nam gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia vốn là những nước phát triển mạnh về thương mại và du lịch, Phú Quốc cũng được xem là trung tâm thương mại giao thương với các nước trong vùng Phú Quốc còn được xem là đảo lớn nhất và đông dân nhất của Việt Nam với những địa danh du lịch như: gành Dinh Cậu, suối Tranh, suối Đá Bàn, bãi Sao, mũi Gành Dầu, bãi Dài, bãi Trường
Vườn quốc gia Phú Quốc, nơi sinh sống của 429 loài thực vật, 144 loài động vật cùng với những sản vật Phú Quốc đã trở thành thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm, ngọc trai, hồ tiêu, rượu sim tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với du khách và các nhà đầu tư
Phú Quốc có nguồn nhân lực dồi dào Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 3/4 dân số cả huyện Phú Quốc đang có thế mạnh lớn về nguồn lực lao động Nguồn lao động trẻ có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật
Có nhiều chính sách thu hút đầu tư Phú Quốc như các chính sách về đất đai, về thuế, các chính sách tín dụng đầu tư…
An ninh quốc phòng ổn định, lực lượng công an cùng với nhân dân có ý thức bảo vệ an ninh vì vậy du khách an tâm khi ra Phú Quốc du lịch
Phú Quốc xa đất liền cùng với thường hay bị gió bão nên mọi hoạt động kinh tế xã hội thường đi sau những khu vực đất liền
Tuy có nhiều cố gắng trong đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm, nhất là các công trình giao thông, đường hàng không, đường bộ công tác qui hoạch và lập qui hoạch còn thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng chi tiết
Công tác đền bù giải tỏa chưa thực hiện nhanh, mạnh nên nhiều dự án vẫn nằm trong tình trạng chờ, đầu tư không đúng tiến độ
Tuy nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ dân trí ở Phú Quốc chưa cao nên công tác đào tạo huấn luyện để có nguồn nhân lực có chất lượng cũng gặp nhiều khó khăn
Sản phẩm du lịch còn chưa đa dạng chỉ phát triển những ngành chủ yếu như nhà hàng khách sạn còn lại các ngành nghề khác chưa được quan tâm đầu tư, gây nhàm chán trong trong việc tiếp cận sản phẩm du lịch
Hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc đã tạo điều kiện mở rộng thị trường du lịch Phú Quốc là một nơi rất hấp dẫn đối với người nước ngoài nên đây là cơ hội rất tốt để phát triển du lich
Ngành du lịch đang rất được nhà nước ủng hộ, đây là ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng ở nước ta Đời sống của người dân ngày càng tăng lên nên nhu cầu du lịch ngày càng tăng
Nhất là nhu cầu đi đến những nơi có không khí trong lành mát mẻ như Phú Quốc
Càng ngày khách du lịch thường có xu hướng đi ra những nơi hoang sơ, tự nhiên, yên bình mà Phú Quốc thì rất nổi tiếng về sự hoang sơ của thiên nhiên Bãi Dài ở Phú Quốc được một tạp chí Mỹ bình chọn là một trong mười bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới
Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia cũng như các vùng miền về du lịch Phú Quốc nói riêng cũng như Việt Nam nói chung còn thiếu nhiều vốn và công nghệ để cạnh tranh Đây là bài toán rất khó giải quyết nhưng chắc chắn sẽ sớm hoàn thành trong tương lai không xa
Xa đất liền, khó khăn trong giao thông là một thách thức lớn để có thể phát triển du lịch Phú Quốc
Với những cơ hội thách thức đã nêu trên để biết rõ hơn về tình hình vốn đầu tư Phú Quốc ta tìm hiểu thực trạng vốn đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc.
Thực trạng vốn đầu tư để phát triển du lịch Phú Quốc
Bảng 2.5 Nhu cầu nguồn vốn đầu tư vào Phú Quốc từ năm 2000 đến năm 2009: Đvt : Tỷ đồng
Vốn đầu tư Năm2000-2007 Tỷ lệ Năm 2008 Tỷ lệ Năm 2009 Tỷ lệ
Nguồn : Thu thập và xử lý tổng hợp Nhìn vào bảng ta thấy nhu cầu thu hút đầu tư của năm 2000 - 2007 thấp hơn năm 2008 và 2009, năm 2009 nhu cầu vốn NSNN gấp 24 lần năm 2000-2007, nguồn vốn đầu tư nước ngoài năm 2009 tăng 129 lần so với năm 2000-2007 Điều này chứng tỏ nhu cầu thu hút vốn tăng mạnh ở những năm 2008, 2009
Bảng 2.6: Tình hình vốn đầu tư vào ngành du lịch Phú Quốc: Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Kiên Giang Các dự án được cấp phép tập trung ở năm 2009: 29,660 tỷ đồng chiếm trên 90% số vốn của các dự án được cấp phép tính đến nay, trong đó các dự án thuộc vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy tiềm năng nơi đây vì vậy đã đưa lượng vốn lớn vào Phú Quốc để đầu tư, đây là dấu hiệu tích cực cho công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tổng số dự án đầu tư vào Phú Quốc từ năm 2000-2007 với 9 dự án, 2008: 6 dự án, năm 2009: 9 dự án Vốn trung bình của dự án cũng tăng lên ở những năm 2008, 2009
Số dự án trong nước chiếm đa phần hơn các dự án nước ngoài, dự án trong nước chiếm trên 80% so với tổng số dự án được duyệt, tuy nhiên qui mô của dự án nước ngoài lại lớn hơn nhiều so với dự án trong nước
Từ bảng 2.5 và 2.6 so sánh giữa nhu cầu nguồn vốn đầu tư vào Phú Quốc từ năm 2000 đến năm 2009 ta thấy: Giai đoạn từ năm 2000-2007, nhu cầu vốn đầu tư du lịch lớn hơn gấp 8 lần lượng vốn đã đạt được trong cùnh giai đoạn, năm 2008 nhu cầu vốn đầu tư du lịch cao gấp 10 lần so với lượng vốn đã đạt được, năm 2009 nhu cầu vốn đầu tư du lịch Phú Quốc cao gấp 7 lần so với lượng vốn đã đạt được, lượng vốn có được ở năm 2009 gần với nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch năm 2009 hơn những năm còn lại, tuy nhiên vẫn cần thu hút một lượng vốn rất lớn khi ấy mới có thể đủ trang trải cho phát triển du lịch Phú Quốc được thuận lợi
2.3.1.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước:
* Ngu ồ n v ố n đầ u t ư t ừ ngân sách nhà n ướ c:
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng là mục tiêu đầu tiên và trước mắt của các cơ quan chức năng, những năm qua Phú Quốc đã và đang từng bước xây dựng, tôn tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng,
Sân bay quốc tế Dương Tơ với tổng vốn đầu tư đã được phê duyệt là 1,500 tỷ đồng, diện tích 905.31 ha
Ngoài ra các tuyến đường giao thông cũng được đầu tư đúng hướng (đang chuẩn bị đầu tư): Đường trục Nam Bắc đảo (dài khoảng 49km) chia làm 2 đoạn: đoạn An Thới – Dương Đông và đoạn Dương Đông- Suối Cái Bãi Thơm do Sở Giao Thông vận tải Kiên Giang làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 906,567 tỷ đồng
Tuyến đường vòng quanh đảo (dài khoảng 132km) cũng do Sở Giao Thông Vận Tải Kiên Giang làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là 374 tỷ đồng
Bên cạnh đó còn có các hạng mục đang thi công như đường Dương Đông - Cửa Cạn và Dương Đông Cửa Cạn với tổng vốn đầu tư là: 364 tỷ đồng
Nhờ sự quan tâm của tỉnh về cơ sở hạ tầng Phú Quốc đã và đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm giúp ngành du lịch phát triển Nguồn vốn của nhà nước đã sử dụng đúng mục tiêu đúng hướng Tuy nhiên công tác thực hiện các tuyến đường còn chậm nguyên nhân một phần do chưa có đủ năng lực tài chính bên cạnh đó còn chưa chủ động bố trí đủ nhân lực, thiết bị
Nhìn chung tỉnh đã có sự đầu tư đúng mức nhằm phát triển Giao Thông Vận Tải Phú Quốc, tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 1,500 tỷ đồng, đây là một khoảng lớn trong ngân sách phát triển du lịch
* Ngu ồ n v ố n đầ u t ư t ừ các doanh nghi ệ p:
Từ năm 2000 đến năm 2007 tổng dự án có nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp chỉ có 343 tỷ đồng với 6 dự án, mục tiêu của các dự án đều nhằm xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trong đó có 2 dự án tiêu biểu thuộc nhà đầu tư: Công Ty TNHH May Thêu Lan Anh với tổng vốn đầu tư là 94.86 tỷ đồng, diện tích 20.45 ha và nhà đầu tư: Công ty Cổ Phần nhà Tín Nghĩa với tổng vốn đầu tư là 72.15 tỷ đồng, diện tích:
Năm 2008 có 2 dự án tiêu biểu có thể kể đến là dự án thuộc Cty TNHH BIM Kiên Giang với tổng vốn đầu tư là 397.2 tỷ đồng diện tích: 156.37 ha và một dự án sân gôn tại ấp Ông Lang xã Cửa Dương tổng vốn đầu tư:1,361.20 tỷ đồng; diện tích: 205.2 ha
Năm 2009 có 3 dự án tiêu biểu thuộc nhà đầu tư: Công ty TNHH Đại Dương Xanh với tổng vốn đầu tư 289 tỷ đồng diện tích 10.64 ha, dự án thuộc nhà đầu tư Công ty TNHH Tiến Thành tổng vốn đầu tư 390 tỷ đồng diện tích 43.34 ha và Dự án thuộc nhà đầu tư Công ty Cổ Phần An Yến tổng vốn đầu tư 340 tỷ đồng, diện tích 9.4 ha các dự án đều tập trung xây dựng khu du lịch sinh thái
Vốn của các dự án các doanh nghiệp trong nước chiếm 11% tổng vốn tính từ năm 2000 đến năm 2009 Các doanh nghiệp trong nước có số dự án nhiều nhưng qui mô không lớn lắm, chủ yếu chuyên về đầu tư xây dựng khu du lịch
2.3.1.2: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Tính từ năm 2000 đến 2009 huyện đảo có 5 dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài các dự án cụ thể như:
Công ty Miramar (Ý), xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2008, phần còn lại vẫn còn đang tiếp tục xây dựng, diện tích khu nghỉ dưỡng 1.74 ha, tổng vốn đầu tư: 80 tỷ đồng tại Ấp Ông Lang, Xã Cửa Dương, Phú Quốc, Kiên Giang
Kết quả điều tra nghiên cứu thực tế
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua bảng câu hỏi Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu khám phá được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với sự đóng góp ý kiến của chuyên gia nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu Mục đích của bước này nhằm tìm ra các nhân tố chính tác động đến tỷ lệ thu hút vốn đầu tư
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra Nghiên cứu chính thức này được thực hiện tại TP.HCM vào tháng 12 năm 2009 Qui trình của nghiên cứu cũng như các thiết kế chi tiết được trình bày ở phần dưới đây:
Hình 2.10 Qui trình nghiên cứu
Thảo luận nhóm Ý kiến chuyên gia Điều chỉnh Đánh giá sơ bộ thang đo:
Cronbach alpha Phân tích nhân tố khám phá
Tỷ lệ thu hút vốn đầu tư
Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
Kiểm tra hệ số alpha Loại các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra nhân tố trích được
Kiểm tra phương sai trích được
Kiểm định mô hình Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc chúng ta tiến hành phân tích các nhân tố như sau:
2.5 Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Phú Quốc:
Sử dụng nghiên cứu định lượng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Phú Quốc và kiểm định mô hình lý thuyết đề ra, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu điều tra thu thập ý kiến thông qua sử dụng bảng câu hỏi và dùng thang đo theo 5 mức độ ủng hộ của người được điều tra:
1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý
3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Rất đồng ý
Phương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước (xem phần Phụ Lục) Kích thước mẫu là n0 và được chọn theo sự thuận tiện
Kết quả được xử lý qua phần mềm SPSS như sau: Thang đo được sử dụng cho nghiên cứu chính thức là thang đo đã được hiệu chỉnh từ thang đo SERVQUAL Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA (exploratory factor analysis)
Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến rác Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994)
Tiếp theo là phân tích nhân tố EFA theo phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ tiếp tục bị loại Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50%
Thang đo SERVQUAL đã được Parasuraman & ctg (1998) xây dựng và đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới kiểm nghiệm và ứng dụng Sau kiểm nghiệm nhiều lần, với 18 câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chia thành 6 nhóm chính gồm nhóm các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư vào du lịch Phú Quốc và nhóm tỷ lệ thu hút vốn đầu tư (nhóm 6)
1/ Điều kiện tự nhiên 2/ Giao thông
3/Các chính sách thu hút vốn đầu tư 4/ Lao động
5/ An ninh 6/ Tỷ lệ thu hút vốn đầu tư Kết quả Cronbach alpha của các thành phần thang đo được trình bày trong các bảng sau:
Bảng 2 10: Cronbach alpha của thang đo Điều kiện tự nhiên (ĐKTN):
Scale Mean if Item Deleted Scale
Corrected Item- Total Correlation Squared Multiple
Alpha if Item Deleted Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Bình phương tương quan bội
Thang đo hiệu quả dự án (Alpha)= 7017
Hệ số Cronbach alpha của thang đo Điều kiện tự nhiên đạt yêu cầu (.7017) Hơn nữa, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường khái niệm này cũng đạt được tiêu chuẩn cho phép là lớn hơn 0.3, nhỏ nhất là c03 = 4537, và cao nhất là c02 6059 (xem bảng 2.9) Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
Bảng 2 11 Cronbach alpha của thang đo Giao thông (GT)
Scale Mean if Item Deleted Scale
Corrected Item- Total Correlation Squared Multiple
Alpha if Item Deleted Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Bình phương tương quan bội
Thang đo hiệu quả dự án - Alpha = 7823 Thành phần Giao thông có Cronbach alpha là 7823 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt được tiêu chuẩn cho phép Nhỏ nhất là 4065 (biến c04) và cao nhất là 5724 (biến c05) Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
Bảng 2.12.Cronbach alpha của thang đo Các chính sách thu hút đầu tư (CS):
Scale Mean if Item Deleted Scale
Corrected Item- Total Correlation Squared Multiple
Alpha if Item Deleted Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan tổng biến Bình phương tương quan bội Alpha nếu loại biến
Thang đo hiệu quả dự án -Alpha = 7152 Thành phần Các chính sách thu hút đầu tư có Cronbach alpha là 7152 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho phép Nhỏ nhất là 3893 (biến c09) và cao nhất là 4687 (biến c07) Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
Bảng 2.13 Cronbach alpha của thang đo Nguồn lao động (LĐ):
Scale Mean if Item Deleted Scale
Corrected Item- Total Correlation Squared Multiple
Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan tổng biến Bình phương tương quan bội Alpha nếu loại biến
Thang đo hiệu quả dự án -Alpha = 7340
Thành phần Nguồn lao động có Cronbach alpha là 7304 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho phép Nhỏ nhất là 4089 (biến c12) và cao nhất là 6306 (biến c11) Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
Bảng 2.14 Cronbach alpha của thang đo An Ninh (AN):
Scale Mean if Item Deleted Scale
Corrected Item- Total Correlation Squared Multiple
Alpha if Item Deleted Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan tổng biến Bình phương tương quan bội Alpha nếu loại biến
Thang đo hiệu quả dự án -Alpha = 8354 Thành phần an ninh có Cronbach alpha là 8354 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho phép Nhỏ nhất là .3991 (biến c15) và cao nhất là 7173 (biến c13) Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
Bảng 2.15 Cronbach alpha của thang đo Tỷ lệ thu hút vốn đầu tư(Bien Y)
Scale Mean if Item Deleted Scale
Corrected Item- Total Correlation Squared Multiple
Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan tổng biến Bình phương tương quan bội Alpha nếu loại biến
Thang đo hiệu quả dự án -Alpha = 7592
Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Phú Quốc
3.1.1 Các quan điểm phát triển du lịch đến năm 2020:
Phú Quốc là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng phát triển du lịch mang tầm cỡ không chỉ trong nước mà còn vươn xa ra cả khu vực Nhờ vị trí địa lý thuận lợi Phú Quốc được xem là trung tâm thương mại giao thương với các nước trong vùng
Tuy vậy, Phú Quốc vẫn còn là một đảo hoang sơ nên điều kiện hạ tầng cơ sở cho việc phát triển du lịch còn nhiều hạn chế Vì vậy làm gì để Phú Quốc trở thành đảo du lịch vào năm 2020 như mục tiêu đề ra đang được bàn thảo
Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới, quyết định 178/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 Đảo Phú Quốc ở vào vị trí tiền tiêu phía Tây Nam vừa có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, vừa có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước Phát triển đảo Phú Quốc phải dựa trên các quan điểm sau: Ưu tiên cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái Tập trung sức xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc theo một kế hoạch và bước đi thích hợp thành Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của Vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây Nam đất nước và từng bước hình thành một Trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực, quốc tế
Phát triển đảo Phú Quốc phải gắn với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của Đảo và cả nước
Phải gắn kết và có sự phối hợp chặt chẽ với Vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và trong mối quan hệ khu vực Đông Nam Á Phát triển đảo Phú Quốc cũng là để thúc đẩy sự phát triển của Vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước
Tập trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch và từng bước tiếp tục phát triển du lịch với chất lượng cao theo quy hoạch; đồng thời, thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát huy thế mạnh của đảo
Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả trong nước và nước ngoài cho phát triển đảo Phú Quốc Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng thiết yếu của đảo
Kinh t ế : Phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương và các điều kiện thuận lợi về thiên nhiên, nhân văn Tạo được bước phát triển nhanh về tiềm lực kinh tế, đóng góp vào phát triển chung của cả nước
V ă n hóa xã h ộ i : Việc phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở những vùng còn nhiều khó khăn
Môi tr ườ ng : Phát triển du lịch phải đồng thời với việc gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn
Phú Quốc là huyện đảo có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng trong nước và khu vực vì vậy phát triển du lịch Phú Quốc nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện
3.1.3 Các chỉ tiêu cụ thể:
3.1.3.1 Khách du lịch: Đến năm 2020, hoàn thành về cơ bản xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch và du lịch sinh thái biển phát triển ở trình độ cao, hàng năm thu hút khoảng 2-3 triệu lượt khách du lịch
Phấn đấu hình thành được một số khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao, góp phần đáng kể giải quyết việc làm, nâng cao đời sống văn hoá, xã hội cho nhân dân đảo Phú Quốc và các đảo nằm trong huyện đảo Phú Quốc
3.1.3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch:
Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đảo mà trọng tâm là phục vụ tốt phát triển du lịch và bảo đảm an ninh, quốc phòng Phát triển mạng lưới giao thông bao gồm cả đường bộ, đường hàng không, đường thuỷ và hệ thống cảng
* Đườ ng b ộ : Xây dựng mới tuyến đường quanh Đảo, nâng cấp tuyến đường trục Nam-Bắc xuyên Đảo Các tuyến đường nhánh nối từ đường trục xuyên Đảo và tuyến quanh Đảo đến các điểm du lịch, các trung tâm kinh tế và các khu dân cư trên đảo Ngoài ra, sẽ phát triển các đường mòn xuyên rừng núi dành cho khách thám hiểm và xây dựng một số tuyến cáp treo khi có nhu cầu đưa du khách lên một số đỉnh núi
* C ả ng bi ể n: Tập trung đầu tư xây dựng cảng An Thới với quy mô hàng hoá thông qua cảng 300 nghìn tấn, hành khách thông qua cảng 450 nghìn lượt người Từng bước nghiên cứu xây dựng 1 bến cho tàu trọng tải 3,000 DWT; các bến cho tàu khách ven biển có sức chở 200 - 300 khách và 1 bến nổi để neo tàu 30,000 DWT hoặc tàu khách chở 1,000 – 2,000 hành khách