1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu

108 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Từ Góc Độ Kiểm Toán Nội Bộ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu
Tác giả Nguyễn Thị Nhật Huyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Hải
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2010
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 835,2 KB

Cấu trúc

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC VIỀT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ KIỂMTOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

    • 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINHDOANH CỦA NHTM

      • 1.1.1. Khái niệm rủi ro

      • 1.1.2. Phân loại rủi ro

    • 1.2 KIỂM TOÁN NỘI BỘ

      • 1.2.1. Khái niệm KTNB

      • 1.2.2. Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc và phạm vi KTNB

      • 1.2.3. Nội dung hoạt động của KTNB

      • 1.2.4. Phương pháp thực hiện KTNB

    • 1.3. VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ RỦIRO TÍN DỤNG TRONG NHTM

      • 1.3.1. Quản lý rủi ro và chuẩn mực quản lý rủi ro đang được áp dụng

      • 1.3.2. QLRRTD và tầm quan trọng của QLRRTD trong hoạt động NHTM

      • 1.3.3. Vai trò của KTNB đối với việc QLRR và QLRRTD

    • 1.4. KINH NGHIỆM QUÁN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NƯỚCTRÊN THẾ GIỚI

      • 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

      • 1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

      • 1.4.3. Kinh nghiệm của Mỹ

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TỪ GÓC ĐỘ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI ACB

    • 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ACB VÀ BAN KTNB TẠI ACB

      • 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ACB

      • 2.1.2. Thành tích và ghi nhận

      • 2.1.3. Giới thiệu về tổ chức và hoạt động của Ban KTNB tại ACB

    • 2.2. THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB

      • 2.2.1. Thực trạng tín dụng tại ACB từ năm 2007 đến năm 2009

      • 2.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng tại ACB

    • 2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG HIỆN NAY TẠI ACB

      • 2.3.1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, chothuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét vàquyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằngtài sản, tránh các vướng mắc khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay.

      • 2.3.2. Luôn tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc,thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản;sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêucầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

      • 2.3.3. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt độngkinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD

      • 2.3.4. ACB thực hiện chính sách QLRRTD, mô hình giám sát rủi ro tíndụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đóbao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tíndụng, các TSBĐ, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ.

      • 2.3.5. Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt độngtín dụng

      • 2.3.6. Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, ACB áp dụngcác biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tàisản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

      • 2.3.7. Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đốivới một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành,lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao

      • 2.3.8. Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ.

      • 2.3.9. ACB có chính sách tín dụng tương đối hợp lý và duy trì các khoản dựphòng để đối phó với rủi ro

      • 2.3.10. Trước khi cho một khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét 4 điềukiện cơ bản sau

    • 2.4. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC KTNB TẠIACB TRONG VIỆC NHẬN DIỆN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

      • 2.4.1. Ưu điểm của KTNB trong việc nhận diện và QLRRTD tại ACB

      • 2.4.2. Nhược điểm của KTNB trong việc nhận diện và QLRRTD tại ACB

    • 2.5. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦIRO TÍN DỤNG TẠI ACB

    • 2.6. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TỒN TẠI

      • 2.6.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân hoàn cảnh khách quan

      • 2.6.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ khách hàng vay

      • 2.6.3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NHÌN TỪ GÓCĐỘ KTNB TẠI ACB

    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2010

      • 3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống giám sát ngân hàng

      • 3.1.2. Định hướng phát triển các TCTD đến năm 2010

      • 3.1.3. Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt độngngân hàng đến năm 2010

    • 3.2. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ACB ĐẾN NĂM 2010

      • 3.2.1. Mục tiêu, định hướng và chiến lược hoạt động của ACB đến năm2010

      • 3.2.2. Mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của ACB đến năm 2010

    • 3.3. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KTNB TẠI ACB ĐẾNNĂM 2010

    • 3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QLRRTD VÀNÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BAN KTNB TẠI ACB

      • 3.4.1. Giải pháp đối với ACB

      • 3.4.2. Giải pháp đối với NHNN

      • 3.4.3. Giải pháp đối với các cơ quan khác

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

Khái niệm rủi ro

• Rủi ro: là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn Tuy nhiên không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải rủi ro.

Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực: rủi ro có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm; nhưng cũng có thể mang đến cơ hội, thời cơ Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những tiêu cực và phát huy được những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro.

• Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Đó là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến những tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.

Phân loại rủi ro

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không còn khả năng chi trả hoặc trả nợ không đúng hạn Lưu ý rằng trong hoạt động ngân hàng, thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi Tuy nhiên khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó.

Như vậy, rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh toán của ngân hàng Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.1.2.2 Rủi ro thanh khoản Đây là loại rủi ro xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng nhu cầu của các hợp đồng thanh toán.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ Nghĩa là các ngân hàng có sẵn lượng vốn khả dụng trong tay hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết, hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.

Ngày nay công tác quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn trước đây rất nhiều Bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù về mặt kỹ thuật, nó vẫn có khả năng trả nợ Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản là thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt được mục tiêu dài hạn của ngân hàng.

1.1.2.3 Rủi ro tỷ giá hối đoái

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng, làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá.

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro phát sinh do sự biến động của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của TCTD mà theo đó TCTD có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi

Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí của ngân hàng tăng theo và ngược lại Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường.

1.1.2.5 Rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động)

Rủi ro tác nghiệp xảy ra do nguyên nhân thiếu hoặc có nhưng không hiệu quả của các quy trình nội bộ, con người hoặc hệ thống, hoặc xảy ra do các sự kiện bên ngoài, gây tổn thất cho ngân hàng Mỗi ngân hàng tùy thuộc vào mục tiêu QLRRcủa mình mà có thể xây dựng định nghĩa riêng về rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng mình.

1.1.2.6 Rủi ro thị trường Đây là loại rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi có sự thay đổi của các điều kiện thị trường hay những biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến lãi suất, tỷ giá ngoại hối, giá chứng khoán mà ngân hàng đang đầu tư

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Khái niệm KTNB

a) Kiểm toán: là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập. b) Hệ thống KTKSNB: là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của TCTD được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà TCTD đã đặt ra. c) KTNB: là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong TCTD, thông qua đó đơn vị thực hiện KTNB đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Bộ phận KTNB là đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt động KTNB của TCTD

Công tác KTNB do nhân viên của chính TCTD thực hiện, có thể thực hiện cả ba phương pháp kiểm toán là kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, với thế mạnh là kiểm toán hoạt động Để có thể hoạt động hữu hiệu, bộ phận KTNB cần được tổ chức độc lập với bộ phận được kiểm toán.

Tuy nhiên, do kiểm toán viên nội bộ là nhân viên của TCTD nên kết quả KTNB chỉ có giá trị đối với TCTD và thường không đạt sự tin cậy của NHNN hoặc các đối tác khác (nếu có). d) Phương pháp kiểm toán:

• Kiểm toán hoạt động: là tiến trình kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để đề xuất phương án cải tiến Ở đây sự hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn tính hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và nguồn lực đã sử dụng. Đối tượng của loại hình này rất đa dạng, có thể bao gồm:

- Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền vốn…) của đơn vị.

- Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; phân phối và sử dụng thu nhập; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.

- Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của đơn vị.

Do tính đa dạng của kiểm toán hoạt động, nên người ta không thể đưa ra chuẩn mực chung để đánh giá, mà chuẩn mực sẽ được xác định tùy theo từng đối tượng cụ thể của cuộc kiểm toán và theo nhận thức của kiểm toán viên Vì vậy, nếu các chuẩn mực kiểm toán không được xác định một cách rõ ràng và chặt chẽ, việc kiểm tra và đưa ra ý kiến có thể phụ thuộc vào chủ quan của kiểm toán viên.

• Kiểm toán tuân thủ: là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó ví dụ như văn bản pháp luật, văn bản hay quy định của đơn vị được kiểm toán. Đối tượng của loại này có thể bao gồm:

- Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết, quyết định hay quy chế của HĐQT, Ban giám đốc.

- Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của từng khâu công việc của từng bộ phận trong hệ thống Kiểm soát nội bộ.

- Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị đến lưu trữ tài liệu kế toán Chuẩn mực dùng để đánh giá là những văn bản liên quan như:

Luật thuế, các văn bản pháp quy, các nội quy, các hợp đồng…

• Kiểm toán báo cáo tài chính: là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính của một đơn vị Do báo cáo tài chính bắt buộc phải lập theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mực và chế độ kế toán được sử dụng làm thước đo trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập, và kết quả kiểm toán để phục vụ cho đơn vị, Nhà nước và bên thứ ba, trong đó chủ yếu là cho nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp và các cổ đông …

Phân loại theo chủ thể kiểm toán: gồm có KTNB, kiểm toán của Nhà nước và kiểm toán độc lập Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ tập trung chủ yếu về KTNB.

Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc và phạm vi KTNB

• Mục tiêu và chức năng cơ bản của KTNB bao gồm:

- Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong TCTD.

- Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Nhằm thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiện KTNB được khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ với điều kiện không được vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan.

• Các nguyên tắc cơ bản của KTNB:

- Tính độc lập: bộ phận KTNB độc lập với các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp của TCTD; hoạt động KTNB độc lập với các hoạt động điều hành, tác nghiệp của TCTD.

- Tính khách quan: bộ phận KTNB, kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ KTNB.

- Tính chuyên nghiệp: kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng KTNB cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của TCTD.

- Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của TCTD.

- Kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của HĐQT, Ban Kiểm soát.

Nội dung hoạt động của KTNB

Nội dung chính của hoạt động KTNB là kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tùy theo quy mô, mức độ rủi ro cũng như yêu cầu cụ thể của từng TCTD, KTNB có thể rà soát, đánh giá những nội dung sau:

• Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KTKSNB.

• Việc áp dụng, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy trình nhận dạng, phương pháp đo lường và QLRR, phương pháp đánh giá vốn.

• Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin tài chính, bao gồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử.

• Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính.

• Cơ chế đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, các quy định nội bộ, các quy trình, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

• Cơ chế, quy định, quy trình quản trị, điều hành, tác nghiệp của TCTD.

• Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả các các hoạt động, tính kinh tế và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra.

• Các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản.

• Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của KTNB, theo yêu cầu của HĐQT và Ban Kiểm Soát.

Phương pháp thực hiện KTNB

• Phương pháp thực hiện KTNB là phương pháp kiểm toán "định hướng theo rủi ro", ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.

• KTNB phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của TCTD Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của TCTD và khả năng xảy ra những rủi ro đó Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp

Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần.

• Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng KTNB làm việc với Ban Kiểm soát, TGĐ và HĐQT trong quá trình lập kế hoạch KTNB hàng năm Các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn.

• Kế hoạch KTNB phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của TCTD và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.

VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NHTM

Quản lý rủi ro và chuẩn mực quản lý rủi ro đang được áp dụng

Theo chính sách QLRR của Ủy ban Basel thì “QLRR là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”.

Quan điểm khác cho rằng cần quản lý tất cả mọi loại rủi ro của ngân hàng một cách toàn diện: “QLRR là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro QLRR bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro” Cụ thể các bước của QLRR:

• Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.

• Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằng các phương pháp sau: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ, thanh tra hiện trường, phân tích các hợp đồng, làm việc với các cơ quan Nhà nước, các ban, ngành có liên quan.

• Phân tích rủi ro: là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân làm thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu hơn.

• Đo lường rủi ro: gồm thu thập số liệu, phân tích, đánh giá; trên cơ sở đó lập ma trận đo lường rủi ro Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro người ta đánh giá cả hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro, trong đó tiêu chí thứ hai đóng vai trò quyết định.

• Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: là công việc trọng tâm của công tác quản trị Đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng Có các biện pháp kiểm soát rủi ro như: né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin …

• Tài trợ rủi ro: khi rủi ro xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý Sau đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp Các biện pháp này được chia thành 2 nhóm: tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro.

Ngoài ra, việc quản trị rủi ro cần dựa trên 9 nguyên tắc cơ bản sau: (1) chấp nhận rủi ro, (2) điều hành rủi ro cho phép, (3) quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt,

(4) sự phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập, (5) sự phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính, (6) hiệu quả kinh tế, (7) hợp lý về thời gian, (8) phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng, (9) chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép.

Căn cứ vào 9 nguyên tắc trên, mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng biệt, phải xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.

1.3.1.2 Chuẩn mực quản lý rủi ro đang được áp dụng

Năm 1988, Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng (The Basel Committee on Banking Supervision) đã ban hành hệ thống đo lường vốn (The Basel Capital Accord) gồm 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng (Basel I) Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, các nguyên tắc Basel I đã thể hiện một số nhược điểm Cụ thể là chỉ cung cấp một thước đo duy nhất về rủi ro vốn cho các ngân hàng đang hoạt động trên quy mô quốc tế thông qua chỉ tiêu vốn tự có trên tài sản có điều chỉnh theo rủi ro (CAR 8%) mà không xem xét đến tính chất rủi ro khác nhau của những ngân hàng, của các khoản cho vay và của nhiều yếu tố khác Đồng thời việc áp dụng Basel I cũng chưa thể giúp các nước ngăn chặn khủng hoảng tài chính tiền tệ. Ủy ban Basel đã ban hành khung đo lường rủi ro (Basel II) vào tháng 01 năm

2001 và có hiệu lực vào cuối năm 2006, thay thế hiệp ước Basel I Basel II gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản trị rủi ro và được cấu trúc theo 3 cấp độ: (i) yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, (ii) đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát, (iii) yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường.

Hiệp ước Basel II nhấn mạnh đến phương pháp kiểm soát, đánh giá nội bộ trong bản thân mỗi ngân hàng, quy trình giám sát và quy tắc thị trường; tăng cường sự linh hoạt trong việc QLRR và chú trọng hơn đến độ nhạy cảm rủi ro Hiệp ước đã chỉ ra cụ thể khái niệm cũng như cách đo lường các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Ủy ban Basel khuyến khích mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một quy trình theo dõi, QLRR tác nghiệp chi tiết và cụ thể Cần tiến hành theo dõi thường xuyên mọi mặt hoạt động, mọi mắt xích trong quá trình giao dịch nhằm đưa ra các báo cáo cảnh báo về những khiếm khuyết, thiếu sót hoặc sai sót trong mọi chính sách kinh doanh, quy trình tác nghiệp trong ngân hàng.

Tuy việc tiếp cận những chuẩn mực của Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng Basel II cũng đã ảnh hưởng đến yêu cầu về QLRR của các NHTM Việt Nam NHNN Việt Nam hiện đã ban hành nhiều quyết định để từng bước hướng tới những tiêu chuẩn đo lường rủi ro, giám sát ngân hàng theo các chuẩn mực của Basel

QLRRTD và tầm quan trọng của QLRRTD trong hoạt động NHTM …

1.3.2.1 Sự cần thiết của QLRRTD

Khái niệm: QLRRTD là những biện pháp, cách thức mà ngân hàng trang bị cho mình nhằm làm sao vừa tăng trưởng tín dụng để thu được lợi nhuận mong muốn, vừa kiềm chế rủi ro ở mức độ mà ngân hàng có khả năng chịu đựng được.

QLRRTD luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM ngay cả đối với những nền kinh tế phát triển ổn định và là điều kiện vô cùng cần thiết cho sự thành công lâu dài của ngân hàng với những lý do sau: a) Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh ngày càng phát huy tác dụng Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, những rủi ro trong sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế thị trường trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM.

Các NHTM đứng giữa người có vốn và người cần vốn, thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay Đây cũng là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của bất kỳ một ngân hàng nào Trong hoạt động tín dụng, cho dù hệ số an toàn vốn có đạt tới 8% (theo tiêu chuẩn quốc tế) thì so với tài sản có, vốn liếng của bản thân ngân hàng cũng vô cùng nhỏ bé Hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì thế bao gồm rất nhiều loại rủi ro Do đó, ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro. b) Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro

Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại Như vậy, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp. c) QLRRTD tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM

Trong quản trị NHTM, QLRRTD là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành đặc biệt quan tâm Vì vậy, những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về QLRRTD, cung cấp thông tin cập nhật, có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, bộ máy kiểm tra kiểm soát hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh Do đó, QLRRTD được xem là một nghiệp vụ chủ đạo, là thước đo năng lực của NHTM.

Việc QLRRTD có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng Ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu của các vụ đổ vỡ liên quan trực tiếp đến việc buông lỏng các tiêu chuẩn cấp tín dụng với khách hàng vay, các bên đối tác, đến việc quản trị danh mục kém hiệu quả, hoặc thiếu quan tâm đến những thay đổi của môi trường kinh tế Ở Việt Nam đã từng xảy ra nhiều đổ vỡ hệ thống ngân hàng mà nguyên nhân chủ yếu cũng từ QLRRTD yếu kém như vụ Epco – Minh Phụng, vụ Ngân hàng Việt Hoa QLRRTD vì thế luôn được coi là hoạt động trung tâm của mọi ngân hàng.

1.3.2.2 Những nội dung cơ bản của QLRRTD tại các NHTM a) Xác định mục tiêu của QLRR

Mục tiêu của QLRR là để tối đa hóa thu nhập trên cơ sở giữ mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng cho là hợp lý, được kiểm soát và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu QLRRTD, việc quan trọng đầu tiên cần làm là: Ban quản trị rủi ro của ngân hàng phải xác định hạn mức rủi ro cho từng giao dịch viên, từng sản phẩm, từng bộ phận cụ thể Những chỉ tiêu này là những tiêu chuẩn để đo lường sự hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận nghiệp vụ cũng như đo lường sự thành công của chương trình và tạo nền tảng cho các hoạt động QLRRTD. b) Đánh giá rủi ro tín dụng

Là tất cả những hoạt động liên quan đến việc nhận diện, phân tích và đo lường rủi ro tín dụng Việc đánh giá rủi ro phải xác định được những rủi ro liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động liên quan đến việc cấp tín dụng của ngân hàng.

• Nhận diện rủi ro tín dụng: Bước đầu tiên để có một chương trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro tín dụng mà TCTD có thể gặp phải thông qua việc phân tích khách hàng, môi trường kinh doanh, đặc thù các sản phẩm, dịch vụ và quy trình nghiệp vụ tín dụng Một trong những cách phân tích rủi ro cơ bản là phân tích từ nguyên nhân đến tổn thất theo

“chuỗi rủi ro” với 5 mắt xích như sau: Mối nguy cơ –> Môi trường rủi ro –> Sự tương tác giữa mối nguy cơ và yếu tố môi trường –> Kết quả trực tiếp –> Hậu quả lâu dài Việc phân tích theo chuỗi rủi ro sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản trị phát triển các phương pháp kiểm soát rủi ro và hiểu kết quả xảy ra như thế nào đế có phương pháp kiểm soát phù hợp.

• Đo lường rủi ro tín dụng: Việc đo lường rủi ro, đánh giá khả năng và giá trị tổn thất theo tần số và mực tổn thất Quá trình đo lường có thể mang hình thức đánh giá chất lượng hoặc đánh giá số lượng Hiện nay trên thực tế có 3 phương pháp định lượng cơ bản là:

- Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hai đối với những nghiệp vụ tín dụng được nghiên cứu.

- Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này đựơc hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia Và để chính xác hơn các nhà quản trị ngân hàng có thể kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau (Phương pháp này thường được các ngân hàng áp dụng).

Vai trò của KTNB đối với việc QLRR và QLRRTD

Kiểm toán là một trong những chức năng của các cấp quản trị và điều hành hoạt động của NHTM Việc thiết lập và duy trì một hệ thống KTNB tốt tạo khả năng để các nhà lãnh đạo (HĐQT, Ban điều hành) có cơ sở tin cậy rằng mọi hoạt động kinh doanh, mọi chủ trương, thể lệ chế độ quy định ra đang được kiểm soát thích đáng và ít rủi ro, thỏa mãn các mục tiêu đã định Đồng thời, nó cũng giúp những nhà lãnh đạo thực hiện bổn phận về cung cấp cho các cổ đông hay các đối tác những thông tin tài chính kinh tế một cách tin cậy và hợp lý, phù hợp với các quy định hiện hành.

Sự cần thiết của công tác kiểm toán còn thể hiện ở những vấn đề mà các cấp quản lý ngân hàng quan tâm khi thiết kế một cơ cấu KTNB có hiệu quả, bao gồm:

(i) Cung cấp cơ sở số liệu đáng tin cậy; (ii) Bảo vệ tài sản sổ sách; (iii) Nâng cao tính hiệu quả của công tác điều hành; (iv) Khuyến khích sự gắn bó với các chế độ đã đề ra; (v) Xây dựng một hệ thống có đủ khả năng giúp cho việc soạn thảo các báo cáo tài chính một cách chính xác, có độ tin cậy cao, có khả năng ngăn chặn được các quỹ đen và các khoản tham ô, hối lộ ngoài sổ sách Đây chính là lý do để các TCTD dành cho cơ cấu KTNB đúng đắn một sự ưu tiên cao.

KTNB ngày nay không chỉ chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính, tập trung vào công tác kiểm tra kế toán và thông tin tài chính của doanh nghiệp Vai trò của KTNB hiện đại được mở rộng, bao gồm công tác kiểm toán tính hiệu quả và tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng; KTNB giữ vai trò là quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của ngân hàng KTNB còn là người giám sát, bảo trì, nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ trong vai trò đảm bảo hiệu quả kinh doanh và xây dựng các thủ tục kiểm soát cần thiết; là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng Nhờ đó, Ban điều hành và HĐQT có thể kiểm soát hoạt động và QLRR tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh khi quy mô và độ phức tạp trong hoạt động ngân hàng vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của họ.

Có thể nói, KTNB là một công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của ngân hàng, nhận diện và dự báo những rủi ro có thể xảy ra thông qua việc đánh giá tính đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Bộ phận KTNB thực hiện tư vấn cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng, cơ chế quản trị điều hành, quy trình nhận dạng, đo lường, đánh giá rủi ro; QLRR, phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin, hạch toán kế toán, thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới - với điều kiện không ảnh hưởng đến tính độc lập của KTNB.

Bên cạnh đó, công tác KTNB hiệu quả làm tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vào hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng

Như vậy, công tác KTNB thực sự là công cụ hữu hiệu giúp HĐQT và ban điều hành

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Qua nghiên cứu thị trường tín dụng tại Trung Quốc cho thấy nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:

• Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.

• Cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

• Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.

• Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao.

• Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình.

• Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả.

• Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,

• Không văn bản hoá thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

• Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ.

• Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay.

• Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Từ một số nguyên nhân trên trong vô vàn các nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Bài học quan trọng có thể rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật Bản:

• Việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lỗ lãi ngân hàng Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.

• Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn.

• Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

• Nếu mức lãi lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các NHTM, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu ban điều hành các ngân hàng cũng được thay thế.

• Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Hiện nay các ngân hàng Nhật Bản đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lãi lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.

Kinh nghiệm của Mỹ

Dựa vào các nghiên cứu về 9 đơn vị cho vay thành công ở Mỹ, rút kết ra được những kinh nghiệm trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả như sau:

• Các đơn vị cho vay hiệu quả thường nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay Đa số những đơn vị cho vay đều cố gắng để thiết lập một mối quan hệ lâu dài với khách hàng của họ và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng

• Các đơn vị cho vay hiệu quả thường căn cứ nhiều hơn vào việc đánh giá tình trạng của từng bên vay hơn là vào các phương pháp và công thức tự động ví dụ như chấm điểm tín dụng Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào công thức có sẵn để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay Mặc dù chấm điểm tín dụng theo cách truyền thống thường được sử dụng cho vay tiêu dùng, khi dựa vào đó để duyệt khoản tín dụng thẻ hoặc tín dụng để mua ô tô, họ là khách hàng tiềm năng trong một chuỗi khách hàng Tám trong số chín đơn vị cho vay được nghiên cứu, tuy nhiên, lại không sử dụng chấm điểm tín dụng cho khách hàng nhỏ, chủ yếu vì họ cho rằng không có nhiều tương quan giữa quá khứ tín dụng của bên vay, như được đo lường trong hệ số tín nhiệm, với hoạt động của khách hàng này trong tương lai Mặc dù có một số đơn vị cho vay sử dụng chấm điểm tín dụng cho tín dụng tiêu dùng, họ tin rằng cho vay doanh nghiệp nhỏ có quá nhiều những đặc tính riêng rất khó được phân tích thông qua một hệ thống tự động Hơn thế nữa, các đơn vị cho vay thấy rằng chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng không có đủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khả thi trong tương lai.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả thường tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay Bởi vì quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả đều nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay Họ tin rằng việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay Tất cả các đơn vị cho vay đều hoặc đã có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác

Khi có trục trặc được tìm ra, tất cả các đơn vị đều có cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ xấu Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sử dụng trước đó để ra quyết định vay vốn.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn.

• Các đơn vị cho vay thành công xác định nợ xấu sớm và bắt đầu các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ Một trong những công việc thường xuyên của các bên cho vay là sự tích cực khi họ xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ Những hành động nhanh này có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.

• Các đơn vị cho vay hiệu quả nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.

Ngày nay, khủng hoảng tín dụng tại Mỹ rất nghiêm trọng và lan sang các nước khác, nó ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ, nguyên nhân xuất phát phần lớn từ những khoản thua lỗ liên quan đến địa ốc và chứng khoán Kể từ tháng 8 năm

2007 đến nay, những công ty tài chính từng một thời hùng mạnh của Mỹ như Bear Stearns, Countrywide Financial và IndyMac đã vỡ nợ hoặc bị mua lại; hàng loạt tập đoàn khác như Fannie Mae, Freddie Mac, Washington Mutual, Citigroup và Wachovia hiện đang trong hoàn cảnh khó khăn Cụ thể khởi đầu là hai quỹ phòng hộ của Bear Stearns, và tài sản của một quỹ khác của Bear Stearns bị đóng băng vì những khoản thua lỗ liên quan đến cho vay địa ốc và chứng khoán Đây là những quỹ đầu tư mạnh vào các loại trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố bất động sản Ngày 08/08/2007, một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất của Châu Âu là Sal.Oppenheim có trụ sở tại Luxembourg (Bỉ) tuyên bố tạm thời đóng cửa một quỹ đầu tư chứng khoán địa ốc trị giá 750 triệu USD Một ngày sau đó, ngân hàng lớn nhất nước Pháp là BNP Paribas cũng hành động tương tự khi đóng băng khối tài sản 2,2 tỷ USD và ngân hàng NIBC của Đức công bố khoản lỗ gần

200 triệu USD do liên quan đến chứng khoán, bất động sản Mỹ.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ACB VÀ BAN KTNB TẠI ACB

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ACB

Sau 16 năm hoạt động, ACB đã khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

• Ngày 04/06/1993; ACB chính thức thành lập.

• Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa CNTT ngân hàng.

• 29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn: Thành lập Công ty chứng khoán ACBS.

• 06/01/2003 – Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

• 10/12/2006 – ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

• Năm 2007: ACB thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACBL.

• Năm 2008: ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng.

Thành tích và ghi nhận

• Trong 16 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau:

• Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền CNTT hiện đại, ACB vừa tăng trưởng vừa thực hiện QLRR hiệu quả.

• Tính đến 31/10/2009, tổng tài sản đạt 178.276 tỷ đồng, tổng huy động đạt 95.740 tỷ đồng (trong đó huy động từ dân cư là 92.738 tỷ đồng), dư nợ cho vay đạt 59.717 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (sau khi trích lập dự phòng rủi ro tối đa theo quy định và chưa bao gồm lợi nhuận của các công ty con) đạt trên 1.574 tỷ đồng

2.1.2.2 Nhìn nhận – đánh giá của xã hội và của khách hàng

• Năm 2002, ACB được giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia xét cấp Cũng trong năm này, ACB nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

• Năm 2006, ACB là NHTMCP duy nhất nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển CNTT, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Cũng trong năm 2006 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III.

• Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt hơn 16 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho ACB Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của ACB trong tương lai.

2.1.2.3 Nhìn nhận và đánh giá của NHNN Việt Nam

Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục mười một năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định trong Thỏa ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS – Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB.

2.1.2.4 Nhìn nhận và đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thông tấn về tài chính ngân hàng

Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay, ACB liên tục đạt được những giải thưởng như Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam, Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc, Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong lĩnh vực đội ngũ lao động do các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thông tấn về tài chính ngân hàng như Tổ chức The Asian Banker, Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN (BAC), Tạp chí Asian Money và Tạp chí Finance Asia,

Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO), Tạp chí Euromoney, Tạp chí Global Finance (Hoa Kỳ), Tạp chí The Banker thuộc Tập đoàn Financial Times (Anh) bình chọn và trao tặng.

Giới thiệu về tổ chức và hoạt động của Ban KTNB tại ACB

2.1.3.1 Sơ lược lịch sử hình thành của Ban KTNB tại ACB

• Ban KTNB tại ACB thành lập và ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động theo quyết định 87/QĐ ngày 09/03/1996 do Chủ tịch HĐQT ký.

• Cho đến nay, Ban KTNB tại ACB hoạt động theo Quy chế đã được ban hành theo quyết định số 1196/TCQĐ.KTNB.06 do Chủ tịch HĐQT ký, chịu sự chỉ đạo của Ban Kiểm soát và quyết định 3196/TCQĐ-KTNB.08 sửa đổi bổ sung

Quy chế về tổ chức, hoạt động của Ban KTNB.

2.1.3.2 Tổ chức và hoạt động của Ban KTNB tại ACB a) Bộ máy của KTNB

Ban KTNB của ACB được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát Trong đó:

• Các Kiểm toán viên chi nhánh: chịu sự điều hành nghiệp vụ trực tiếp của Kiểm toán trưởng ACB theo hệ thống dọc Có nhiệm vụ:

Thực hiện công tác kiểm toán thường xuyên hàng ngày:

− Kiểm tra việc sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực.

− Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu của ACB.

− Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, quyết định, quy chế của HĐQT, Ban TGĐ.

− Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như từng khâu công việc của từng bộ phận trong hệ thống KSNB.

− Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính đến lưu giữ tài liệu kế toán.

− Xác định độ tin cậy của hệ thống KSNB.

− Nhận dạng các rủi ro có thể khiến cho mục tiêu của chi nhánh không thực hiện được và các rủi ro có thể phát sinh từ môi trường hoạt động của ACB.

Thực hiện công tác kiểm toán đột xuất:

− Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ bất thường tại chi nhánh do Ban kiểm toán yêu cầu theo đề mục và báo cáo cho Ban KTNB.

− Phối hợp cùng Ban KTNB tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chi nhánh khác trong hệ thống ACB.

• Bộ phận Kiểm toán tại chỗ: thực hiện kiểm toán tại các đơn vị theo kế hoạch hàng năm đã được Trưởng Ban Kiểm soát phê duyệt.

• Bộ phận Kiểm toán khu vực TPHCM: thực hiện kiểm toán tại các đơn vị trên khu vực TPHCM theo kế hoạch hàng năm đã được Trưởng Ban Kiểm soát phê duyệt.

• Bộ phận Kiểm toán khu vực Hà Nội: thực hiện kiểm toán tại các đơn vị trên khu vực phía Bắc theo kế hoạch hàng năm đã được Trưởng Ban Kiểm soát phê duyệt.

• Bộ phận Kiểm toán doanh nghiệp:

− Kiểm toán, phân tích báo cáo tài chính của các công ty con và các công ty mà ACB góp vốn đầu tư.

− Phân tích báo cáo tài chính của ACB, kiểm soát việc kiểm tra thực hiện kế hoạch chi phí của Hội sở và các chi nhánh ACB.

− Kiểm toán việc tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ tại các công ty mà ACB đã góp vốn đầu tư, hoặc các Trung tâm trực thuộc ACB.

• Bộ phận Giám sát từ xa: Xây dựng các tiêu chí kiểm toán trên máy tính; Thực hiện giám sát trên máy tính tất cả các giao dịch có tính cách đột biến, các tài khoản giải ngân trong ngày

• Bộ phận Nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ kiểm toán:

− Rà soát các quy định, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng để xây dựng các tiêu chí kiểm toán.

− Thực hiện giám sát QLRR tại các KPP thông qua việc xây dựng các tiêu chí kiểm toán.

− Nghiên cứu các sản phẩm mới ban hành để xác định các chốt kiểm soát cần thiết nhằm hướng dẫn công tác kiểm toán.

− Xây dựng các tiêu chuẩn về KTNB ACB phù hợp với quy định về kiểm toán Việt Nam và kiểm toán quốc tế.

− Hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng kênh trả lời cho các Kiểm toán viên chi nhánh đối với các lĩnh vực liên quan về nghiệp vụ ngân hàng và kiểm toán.

• Bộ phận vi tính: thiết kế các phần mềm để lấy số liệu từ hệ thống TCBS, tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu theo yêu cầu của các kiểm toán viên khi thực hiện công tác kiểm toán.

• Bộ phận Tổng hợp báo cáo và hành chính – văn thư:

− Phân tích, tổng hợp các báo cáo của Kiểm toán viên, theo dõi, đôn đốc việc chỉnh sửa những sai sót, vi phạm của đơn vị được kiểm toán, tổng hợp kết quả và phương thức chỉnh sửa thành bảng báo cáo, trình Trưởng Ban KTNB.

− Phân tích, tổng hợp các báo cáo do Kiểm toán viên chi nhánh gởi về hàng tháng, trình Trưởng Ban KTNB để đánh giá rủi ro đơn vị được kiểm toán.

− Theo dõi việc chỉnh sửa đối với các kiến nghị nêu trong Kết luận thanh tra của NHNN, thu thập các bằng chứng chỉnh sửa, lập báo cáo trình Trưởng Ban KTNB, TGĐ ký duyệt để báo cáo Thanh tra NHNN.

THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB

Thực trạng tín dụng tại ACB từ năm 2007 đến năm 2009

Thực trạng về rủi ro tín dụng sẽ được phân tích căn cứ vào việc phân loại dư nợ theo những tiêu chí khác nhau:

2.2.1.1 Phân tích theo loại hình cho vay

Bảng 2.1 : Phân loại dư nợ từ 2007 đến 2009 theo loại hình cho vay Đvt: triệu đồng

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 31.794.041 99,95 34.673.705 99,54 62.081.847 99,56 27.408.142 79 2.879.664 9

Cho vay theo tài trợ của Chính phủ và các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế

Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá 32.335 0,09 71.346 0,11 39.011 121

Các khoản trả thay cho khách hàng 226 0,00 69 0,00 -157 -69

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu)

Số liệu trên cho thấy, việc cho vay qua các năm vẫn tập trung chủ yếu vào các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hơn các loại hình cho vay khác Điều này là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung và chính sách tín dụng của ACB trong nhiều năm qua.

2.2.1.2 Phân tích theo nhóm nợ

Bảng 2.2: Phân loại dư nợ từ 2007 đến 2009 theo nhóm nợ Đvt: triệu đồng

Nợ có khả năng mất vốn 10.320 0,03 18.127 0,05 141.402 0,23 123.275 680 7.807 76

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu) Nhận xét: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm đa số trong tổng dư nợ cho vay qua các năm, tiếp đến là nợ cần chú ý.

2.2.1.3 Phân tích theo kỳ hạn cho vay

Bảng 2.3: Phân loại dư nợ từ 2007 đến 2009 theo kỳ hạn cho vay Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu) Nhận xét: Cho vay ngắn hạn trong các năm là kỳ hạn cho vay chiếm ưu thế trong tổng dư nợ tại ACB hiện nay.

2.2.1.4 Phân tích theo loại tiền tệ

Bảng 2.4: Phân loại dư nợ từ 2007 đến 2009 theo loại tiền tệ Đvt: triệu đồng

Loại tiền tệ cho vay

Cho vay bằng ngoại tệ và vàng 10.293.243 32,36 10.269.120 29,48 10.805.243 17,33 536.123 5 -24.123 0

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu) Nhận xét:

• Cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao hơn cho vay bằng ngoại tệ và vàng qua các năm Tỷ lệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc QLRRTD qua việc quản lý thay đổi tỷ giá ngoại tệ và giá vàng khi thị trường có diễn biến bất lợi cho ACB trong việc thu hồi vốn vay.

2.2.1.5 Phân tích theo khu vực địa lý

Bảng 2.5: Phân loại dư nợ từ 2007 đến 2009 theo khu vực địa lý Đvt: triệu đồng

Thành phố Hồ Chí Minh 23.641.272 74,32 24.641.417 70,74 40.488.204 64,93 15.846.787 64 1.000.145 4 Đồng bằng sông Cửu

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu) Nhận xét: ACB có phân phối dư nợ theo khu vực không đồng đều:

• Khu vực thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu và luôn vượt xa các khu vực khác trong cơ cấu dư nợ theo khu vực, tiếp theo sau là Khu vực miền Bắc Các khu vực còn lại chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng cơ cấu dư nợ theo khu vực

2.2.1.6 Phân tích theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6: Phân loại dư nợ từ 2007 đến 2009 theo thành phần kinh tế Đvt: triệu đồng

Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân 12.622.784 39,68 12.674.836 36,39 34.252.753 54,93 21.577.917 170 52.052 0

Công ty 100% vốn nước ngoài 557.972 1,75 180.304 0,52 195.295 0,31

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu) Nhận xét: Với đặc điểm là ngân hàng bán lẻ mà đối tượng khách hàng nhắm đến chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta thấy:

• Thành phần kinh tế “Cá nhân” và thành phần kinh tế “Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân” chiếm ưu thế vượt trội so các thành phần kinh tế khác liên tục qua các năm.

• Thành phần kinh tế “Hợp tác xã” và ”Công ty 100% vốn nước ngoài” chỉ chiếm tỷ lệ rất hạn chế trong tổng dư nợ cho vay.

2.2.1.7 Phân tích theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ từ 2007 đến 2009 theo ngành nghề kinh doanh Đvt: triệu đồng

Sản xuất và gia công chế biến 5.428.273 17,06 4.514.346 12,96 11.266.591 18,07 6.752.245 150 -913.927 -17

Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 14.984.250 47,10 17.709.042 50,84 22.939.329 36,79 5.230.287 30 2.724.792 18

Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 763.208 2,40 739.817 2,12 1.756.208 2,82 1.016.391 137 -23.391 -3

Giáo dục và đào tạo 58.545 0,18 2.595 0,01 31.255 0,05 28.660 1104 -55.950 -96

Tư vấn, kinh doanh bất động sản 360.108 1,13 608.307 1,75 519.614 0,83 -88.693 -15 248.199 69

Nhà hàng và khách sạn 354.585 1,11 493.586 1,42 997.745 1,60 504.159 102 139.001 39

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu) Nhận xét: Số liệu trên cho thấy

• Ngành nghề có dư nợ vay lớn nhất trong các năm là ngành “Dịch vụ cá nhân và cộng đồng”.

• Ngoài ra, ngành “thương mại” và “sản xuất và gia công chế biến” là những ngành có ưu thế tương đối trong cơ cấu cho vay.

Đánh giá rủi ro tín dụng tại ACB

Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng tại ACB là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay và hệ số rủi ro tín dụng Và để có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về rủi ro tín dụng tại ACB, ta sẽ xem xét trong mối tương quan với một số ngân hàng khác trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam

Trước hết, cần nhìn lại bối cảnh kinh tế năm 2008 với một số chỉ tiêu kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính tiền tệ nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng Năm 2008 được đánh giá là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm Chẳng hạn như lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu phát, tính chung cả năm lạm phát gần 20%; thanh khoản tiền đồng đầu năm 2008 khủng hoảng nhưng cuối năm lại khá dồi dào; thanh khoản USD đầu năm dư thừa, nhưng kể từ tháng 5 thì có dấu hiệu khan hiếm Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt từ nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay Những biến động khó lường nêu trên của môi trường kinh doanh làm cho việc cân bằng cả 3 mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng của ACB rất khó khăn Cụ thể, lãi suất cơ bản thay đổi liên tục đã làm cho lãi suất huy động tăng đến 18%/năm rồi giảm xuống còn 7.5-8%/năm trong vòng 4-5 tháng, ảnh hưởng mạnh đến giá vốn huy động của các ngân hàng Bên cạnh đó, lãi suất trần cho vay thay đổi với tốc độ nhanh làm lãi suất cho vay thực tế giảm từ 21%/năm xuống còn 12.75%/năm và 10.5%/năm chỉ trong vòng 4-6 tháng Để đối phó với những biến động khó lường về môi trường kinh doanh, vấn đề QLRR được đặt lên hàng đầu Trong đó, rủi ro tín dụng luôn được ACB kiểm soát chặt chẽ để duy trì chất lượng tín dụng

2.2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không vượt quá 3%.

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Thương Tín)

NQH năm 2008 có xu hướng tăng cao đột biến, đặc biệt tăng cao trong tháng 8 đến tháng 12, trong đó ngành thủy sản và ngành CN chế biến là những ngành có tỷ lệ NQH cao trên 4% (tại thời điểm ngày 31/12/2008 tỷ lệ nợ quá hạn 2 ngành này lần lượt là 12,78% và 4%) Trong năm 2008, do tình hình kinh tế nhiều bất lợi nên tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao là tình hình chung của toàn hệ thống Đến năm 2009, không chỉ riêng ACB mà một số NHTM cũng đã “kiềm” được tỷ lệ này ở mức an toàn.

2.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này phải nằm trong khoảng từ 3% đến 5%

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Thương Tín)

Nợ xấu năm 2008 tại ACB có xu hướng tăng cao một cách đột biến, và đặc biệt tăng mạnh vào 2 tháng cuối năm Tuy nhiên đến 2009, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể.

2.2.2.3 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

Bảng 2.10:Hệ số rủi ro tín dụng

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Thương Tín)

Trong các năm, ACB có hệ số rủi ro tín dụng tương đối thấp so với các NHTMCP chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của Á Châu là khá tốt.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG HIỆN NAY TẠI ACB ….46 1 Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp

ACB đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và đưa vào vận hành chương trình chấm điểm tín dụng KHCN và KHDN.

• Tùy vào đối tượng khách hàng mà nhân viên phân tích tài chính tại KPP sẽ yêu cầu Phòng chấm điểm tín dụng cá nhân/Bộ phận chấm điểm tín dụng doanh nghiệp thực hiện việc xếp hạng tín dụng khách hàng Kết quả đó là một trong những cơ sở quan trọng trong việc đánh giá tình hình khách hàng và đưa ra các quyết định phù hợp với đối tượng đó Việc đánh giá này được thực hiện bởi các bộ phận chấm điểm thuộc Khối kinh doanh tại Hội sở hoàn toàn độc lập với hoạt động phân tích, đánh giá tại KPP.

• Không chỉ thực hiện công việc xếp hạng tín dụng khách hàng thông qua việc vận hành chương trình chấm điểm tín dụng mà hai bộ phận này còn liên tục nghiên cứu để cải tiến, nâng cấp hệ thống nhằm đưa các tiêu chí được chấm điểm, cần chấm điểm phản ánh sát hơn hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng; đảm bảo hiệu quả của thẻ điểm theo đúng yêu cầu của quản lý tín dụng (đối với chấm điểm hồ sơ tín dụng) của Khối KHCN và Khối KHDN, đảm bảo thẻ điểm đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế của ngành.

• Song song đó, việc xây dựng và vận hành hệ thống chấm điểm dùng cho dự báo hành vi khách hàng cũng rất được coi trọng.

2.3.4 ACB thực hiện chính sách QLRRTD, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các TSBĐ, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ.

• Về đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ACB đã có văn bản quy định – hướng dẫn cụ thể tùy vào đối tượng khách hàng, mục đích vay vốn, nguồn trả nợ vay

• Về các hợp đồng ký kết giữa các bên có liên quan đến việc cấp tín dụng, đến TSBĐ cho khoản cấp tín dụng đó: ACB áp dụng mẫu biểu thống nhất trong toàn hệ thống, mẫu biểu này luôn được Bộ phận Pháp chế và tuân thủ kiểm tra, rà soát nhằm mục đích tuân thủ luật pháp mà vẫn đảm bảo quyền lợi của ACB khi tình huống xấu xảy ra (tranh chấp, khiếu kiện ).

• Về việc thu hồi nợ và quản lý nợ: ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ và quản lý nợ trong việc QLRRTD trong hoạt động của NHTM, song song với các quy trình – quy định về cấp tín dụng, ACB đã xây dựng và ban hành các thủ tục – quy định về thu hồi nợ và quản lý nợ đối với khách hàng, trong đó nêu rõ trách nhiệm và sự phối hợp giữa KPP và các bộ phận hỗ trợ khác liên quan đến việc thu hồi và quản lý nợ Ngoài ra ACB còn thiết lập Trung tâm thu nợ Cá nhân/Doanh nghiệp trực thuộc Khối kinh doanh tương ứng (Khối KHCN và Khối KHDN) Các trung tâm này được thành lập nhằm mục đích chuyên môn hóa công tác đôn đốc thu hồi nợ, nâng cao hiệu quả tín dụng trong toàn hệ thống, bao gồm các chức năng sau:

− Quản lý, giám sát chất lượng tín dụng tại KPP:

* Phối hợp với ACBA/bộ phận Xử lý nợ trong việc quản lý các khoản vay được chuyển sang ACBA/bộ phận Xử lý nợ.

* Giám sát khoản vay và khách hàng vay, đặc biệt là các trường hợp nợ quá hạn, cụ thể: (i) kiểm tra định kỳ khách hàng; (ii) chuyển nợ quá hạn đúng quy định; (iii) tích cực áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để giảm tỷ lệ nợ quá hạn; (iv) thực hiện chế độ giám sát, kiểm tra đặc biệt, đánh giá mức độ rủi ro đối với các khách hàng bị nợ quá hạn.

* Cảnh báo sớm các nguy cơ gây rủi ro: (i) xây dựng các tiêu chí đánh giá các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn nhằm dự báo trước những trường hợp có thể xảy ra nợ quá hạn; (ii) lập danh sách khách hàng cần cảnh báo sớm trên cơ sở các tiêu chí đã xác định; (iii) theo dõi đặc biệt và xử lý phù hợp để khách hàng, khoản vay đó không bị chuyển thành nợ quá hạn; (iv) cập nhật, điều chỉnh thường xuyên các tiêu chí đánh giá để đảm bảo yếu tố chính xác, phù hợp và kịp thời để công tác cảnh báo được thực hiện tốt nhất.

* Xây dựng, quản lý, kiểm soát, cung cấp và cập nhật thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng thuộc các trường hợp nợ xấu (blacklist) để khuyến cáo các đơn vị thận trọng khi cho vay hoặc không nên cho vay tiếp tục.

* Đánh giá chất lượng khoản vay: (i) thực hiện công tác đánh giá chất lượng thẩm định của nhân viên tín dụng, chất lượng phê duyệt cho vay trên cơ sở tái thẩm định các hồ sơ, các khách hàng đã được vay vốn; (ii) thực hiện công tác khảo sát, thống kê, đánh giá các nguyên nhân làm khách hàng không tiếp tục quan hệ tín dụng với ACB, các nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn

− Đôn đốc thu hồi nợ: Quản lý khoản vay và thu hồi nợ đối với khoản vay của các khách hàng từ khi khách hàng được ACB giải ngân cho đến trước khi khách hàng được chuyển giao cho ACBA/bộ phận Xử lý nợ của các KPP (nếu có): (i) phối hợp với nhân viên tư vấn tài chính, nhân viên phân tích tín dụng, nhân viên hỗ trợ tín dụng thực hiện các biện pháp nhắc nợ, thúc nợ, đòi nợ, yêu cầu xử lý TSBĐ (gọi chung là hoạt động thu nợ) đối với khách hàng; (ii) chi tiết về việc phối hợp, phân công công việc giữa nhân viên thu nợ và các chức danh nêu trên được quy định cụ thể trong Quy trình phối hợp tác nghiệp giữa Trung tâm và các đơn vị.

2.3.5 Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng:

• Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về QLRR; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

• Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động, nhất là trong thời điểm “nhạy cảm” về lãi suất huy động và lãi suất cho vay như hiện nay.

• Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng

• Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về QLRR; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

• Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động, nhất là trong thời điểm “nhạy cảm” về lãi suất huy động và lãi suất cho vay như hiện nay.

• Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

2.3.6 Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, ACB áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

2.3.7 Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

• Qua số liệu về phân loại dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh ở trên, dễ thấy hiện nay đối tượng cho vay tại ACB khá đa dạng, không tập trung vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế tiềm ẩn rủi ro cao

BCS&QLTD luôn có những báo cáo định kỳ (hàng tháng, hàng quý, hàng nửa năm) đánh giá, phân tích chất lượng danh mục tín dụng củaACB theo nhiều tiêu chí như ngành nghề, sản phẩm, TSBĐ, qui mô khoản vay

• Ngoài ra, BCS&QLTD luôn có những phân tích và điều chỉnh kịp thời đối với Định hướng và Chính sách tín dụng của ACB khi có những yếu tố biến động có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tín dụng và QLRRTD tại ngân hàng như: biến động kinh tế thế giới và trong nước (ví dụ như khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ vào năm 2008 có tính “lây lan” toàn cầu); tình hình chung về xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước; giá vàng – ngoại tệ thay đổi ở biên độ lớn và chiều hướng phức tạp; giá một số mặt hàng như sắt thép, hạt nhựa, nguyên liệu, xăng dầu, lương thực thăng giáng hết sức đột ngột; biến động phức tạp của lãi suất từ năm 2008 đến nay; tình hình biến động về giá cả và tính thanh khoản trên thị trường bất động sản và chứng khoán.

2.3.8 Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ.

2.3.9 ACB có chính sách tín dụng tương đối hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

2.3.9.1 Xây dựng chính sách tín dụng

Bộ phận Chính sách tín dụng thuộc BCS&QLTD xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh, hoạt động tín dụng của ACB và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; có những đề xuất danh mục tín dụng của ACB phù hợp với chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng của ACB trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; Hoặc khi có những cảnh báo, quy định khác của Cơ quan chủ quản là NHNN về việc tạm ngưng cho vay, hạn chế cho vay hoặc phải có giám sát đặc biệt đối với một loại hình sản phẩm cho vay/đối tượng khách hàng cụ thể thì ACB cũng có những thay đổi tức thời trong chính sách tín dụng để đáp ứng các quy định chung này.

2.3.9.2 Lập và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro

Với chức năng bù đắp những thất thoát trong hoạt động tín dụng và chống đỡ thiệt hại khi rủi ro phát sinh, dự phòng để xử lý rủi ro tại ACB được hình thành bằng cách trích lập dự phòng trên từng nhóm tài sản có của Ngân hàng và được tính vào chi phí kinh doanh của ngân hàng.

• ACB chấp hành nghiêm túc quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN5 của Thống đốc NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về việc phân loại tài sản có để trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, đó là: ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

• Đối với các khoản nợ xấu, ACB thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng (“Nợ” bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; Các khoản bao thanh toán; Các hình thức tín dụng khác).

• Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của TCTD khác mà ACB không chịu bất cứ rủi ro nào thì ACB không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác QLRRTD.

• Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, ACB phân loại vào nhóm 1 để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung. a) Dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung

Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra Bao gồm:

Phân tán rủi ro trong cho vay

• Qua số liệu về phân loại dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh ở trên, dễ thấy hiện nay đối tượng cho vay tại ACB khá đa dạng, không tập trung vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế tiềm ẩn rủi ro cao

BCS&QLTD luôn có những báo cáo định kỳ (hàng tháng, hàng quý, hàng nửa năm) đánh giá, phân tích chất lượng danh mục tín dụng củaACB theo nhiều tiêu chí như ngành nghề, sản phẩm, TSBĐ, qui mô khoản vay

• Ngoài ra, BCS&QLTD luôn có những phân tích và điều chỉnh kịp thời đối với Định hướng và Chính sách tín dụng của ACB khi có những yếu tố biến động có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tín dụng và QLRRTD tại ngân hàng như: biến động kinh tế thế giới và trong nước (ví dụ như khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ vào năm 2008 có tính “lây lan” toàn cầu); tình hình chung về xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước; giá vàng – ngoại tệ thay đổi ở biên độ lớn và chiều hướng phức tạp; giá một số mặt hàng như sắt thép, hạt nhựa, nguyên liệu, xăng dầu, lương thực thăng giáng hết sức đột ngột; biến động phức tạp của lãi suất từ năm 2008 đến nay; tình hình biến động về giá cả và tính thanh khoản trên thị trường bất động sản và chứng khoán.

ACB có chính sách tín dụng tương đối hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro

2.3.9.1 Xây dựng chính sách tín dụng

Bộ phận Chính sách tín dụng thuộc BCS&QLTD xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh, hoạt động tín dụng của ACB và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; có những đề xuất danh mục tín dụng của ACB phù hợp với chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng của ACB trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; Hoặc khi có những cảnh báo, quy định khác của Cơ quan chủ quản là NHNN về việc tạm ngưng cho vay, hạn chế cho vay hoặc phải có giám sát đặc biệt đối với một loại hình sản phẩm cho vay/đối tượng khách hàng cụ thể thì ACB cũng có những thay đổi tức thời trong chính sách tín dụng để đáp ứng các quy định chung này.

2.3.9.2 Lập và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro

Với chức năng bù đắp những thất thoát trong hoạt động tín dụng và chống đỡ thiệt hại khi rủi ro phát sinh, dự phòng để xử lý rủi ro tại ACB được hình thành bằng cách trích lập dự phòng trên từng nhóm tài sản có của Ngân hàng và được tính vào chi phí kinh doanh của ngân hàng.

• ACB chấp hành nghiêm túc quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN5 của Thống đốc NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về việc phân loại tài sản có để trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, đó là: ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

• Đối với các khoản nợ xấu, ACB thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng (“Nợ” bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; Các khoản bao thanh toán; Các hình thức tín dụng khác).

• Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của TCTD khác mà ACB không chịu bất cứ rủi ro nào thì ACB không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác QLRRTD.

• Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, ACB phân loại vào nhóm 1 để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung. a) Dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung

Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra Bao gồm:

• Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được ACB đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nhóm này là 0%.

• Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ được ACB đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nhóm này là 5%.

• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được ACB đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nhóm này là 20%.

• Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được ACB đánh giá là khả năng tổn thất cao Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nhóm này là 50%.

• Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được ACB đánh giá là không còn khả năng thu hồi Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nhóm này là 100%.

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ đối với ACB mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ACB sẽ phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Trường hợp các khoản nợ (kể cả khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà ACB có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng đã bị suy giảm thì ACB chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của ACB khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC KTNB TẠI ACB

Ưu điểm của KTNB trong việc nhận diện và QLRRTD tại ACB

Theo báo cáo tình hình hoạt động qua các năm 2007, 2008 và 2009 của Ban KTNB tại ACB và tình hình hoạt động thực tế, Ban KTNB đã có những ưu điểm nhất định trong hoạt động nói chung và trong việc nhận diện và QLRRTD nói riêng.

2.4.1.1 Về tổ chức, hoạt động

• Xây dựng Ban KTNB theo đúng quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của NHNN quy định về Quy chế KTNB của TCTD Ngày 09/11/2006, Chủ tịch HĐQT ACB ký quyết định số 1196/TCQĐ.KTNB.06 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban KTNB tại ACB Tách bạch rõ ràng với hệ thống KTKSNB tại ACB.

• Trong các năm qua, Ban KTNB luôn xây dựng và củng cố, tổ chức bộ máy KTNB tại ACB

− Về vấn đề nhân sự: Ban KTNB đã thực hiện việc tuyển dụng (bao gồm tuyển dụng mới và tuyển dụng nội bộ) và tập trung đào tạo nhân viên mới, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các Kiểm toán viên đang làm việc nhằm xây dựng bộ máy KTNB ngày một lớn mạnh để đáp ứng được với sự phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh ACB.

− Về vấn đề tổ chức bộ máy: xây dựng các bộ phận chuyên trách, có nhiệm vụ chức năng rõ ràng vừa bao quát hết các hoạt động của Ban KTNB vừa thể hiện tính chuyên môn hóa và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận.

− Về hoạt động: xây dựng, bổ sung thêm nhiều tiêu chí để phục vụ cho công tác kiểm toán tập trung theo đoàn, kiểm toán qua hoạt động giám sát từ xa và kiểm toán tại các chi nhánh; Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra tại Hội sở, các Sở Giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc; Thực hiện kiểm tra một số công ty trực thuộc ACB theo yêu cầu của HĐQT và Ban TGĐ như ACBS – Chi nhánh Hà Nội, ACBS TPHCM, ACBA, ACBL…;

Thực hiện kiểm toán hoạt động của các công ty có vốn đầu tư trên 65% của ACB (đối với các công ty có vốn đầu tư dưới 65% của ACB, Ban KTNB chỉ kiểm tra báo cáo tài chính thông qua người đại diện của ACB tại công ty)…

− Hoàn tất việc soạn thảo Sổ tay kiểm toán của Ban KTNB.

− Đã thực hiện tin học hóa trong công tác kiểm toán, xây dựng tương đối hoàn chỉnh chương trình checklist tự động để quản lý số lượng hồ sơ đã kiểm toán, nhân viên thực hiện kiểm toán, số lượng lỗi nghiệp vụ phát sinh và việc khắc phục sau kiểm toán; áp dụng Chương trình giao việc tự động nhằm quản lý công việc giao cho các bộ phận và các Kiểm toán viên, theo dõi tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành.

2.4.1.2 Về nhận diện và đánh giá QLRRTD a) Hoạt động của Kiểm toán viên chi nhánh

• Hoạt động chủ yếu là kiểm soát sau hoạt động tín dụng: kiểm tra các hồ sơ tín dụng đã giải ngân, chú trọng lựa chọn một số tiêu chí theo thứ tự ưu tiên mang tính phát hiện rủi ro trong hoạt động cho vay tại các chi nhánh, đồng thời kiểm tra và phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đối với các hồ sơ nợ quá hạn

• Tiến hành đánh giá quy trình, mô hình tổ chức nghiệp vụ tín dụng định kỳ tại chi nhánh hoặc khi có biến động mà theo ý kiến chủ quan của Kiểm toán viên chi nhánh là có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động, chất lượng hoạt động và QLRRTD tại chi nhánh.

• Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất những vấn đề phát sinh trong hoạt động và QLRRTD tại chi nhánh cho Trưởng Ban KTNB.

• Đánh giá một cách tổng quan, hoạt động kiểm tra tại chỗ của các kiểm toán viên đã góp phần chấn chỉnh hoạt động nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh, kịp thời phát hiện những sai sót mang tính tuân thủ và rủi ro tiềm ẩn, giúp các chi nhánh ngày càng ổn định và đi vào nề nếp hơn. b) Công tác kiểm toán khu vực và kiểm toán theo đoàn

• Với mỗi đơn vị được kiểm tra, Ban KTNB đều kiểm tra theo một đề cương thống nhất như sau:

− Kiểm tra tiến độ giải quyết hồ sơ vay tại các đơn vị.

− Kiểm soát hồ sơ vay vốn và các nội dung trên Tờ trình thẩm định khách hàng vay trước khi trình cấp xét duyệt cho vay.

− Kiểm tra việc tuân thủ quy định của ACB về xét duyệt cho vay.

− Kiểm tra việc kiểm soát sau khi soạn thảo và ký kết các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp cầm cố, đăng ký thế chấp.

− Kiểm tra việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản thế chấp.

− Kiểm tra việc thực hiện các phê duyệt của các cấp xét duyệt cho vay.

− Kiểm tra các thông tin liên quan đến khách hàng, thông tin về tài sản và tài khoản vay trên TCBS.

− Kiểm tra, giám sát khách hàng vay qua chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, qua phương thức giải ngân và qua kiểm tra sau khi cho vay.

− Kiểm tra việc quản lý lưu trữ hồ sơ vay, quản lý hồ sơ TSBĐ.

• Kết quả kiểm toán ở các đơn vị cho thấy các sai sót phát hiện được ở các đơn vị thường tương tự nhau và đều có xảy ra ở từng khâu trong quy trình cấp tín dụng

Kết thúc một đợt KTNB tại các đơn vị sẽ có báo cáo, trong đó tập trung nêu rõ sai sót, nguyên nhân sai sót, phương án xử lý/chỉnh sửa và các kiến nghị khác có liên quan đến việc hạn chế đến mức thấp nhất có thể những sai sót phát sinh tại đơn vị trên cơ sở những nguồn lực sẵn có của đơn vị được kiểm toán.

• Đến giữa quý 3 năm 2008, Ban KTNB tổ chức các đoàn kiểm toán đến khảo sát quy trình hoạt động của các PGD mới thành lập, trong đó kiểm tra quy trình thực hiện nghiệp vụ thực tế, chú trọng kiểm tra việc thiết lập và vận hành các chốt kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ; đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các chốt kiểm soát so với sự tăng trưởng của các chi nhánh để luôn duy trì một hệ thống kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ hiệu quả và an toàn Qua đó nhằm kịp thời phát hiện và đề xuất biện pháp khắc phục các tồn tại tại các đơn vị này. c) Hoạt động Giám sát từ xa

Nhược điểm của KTNB trong việc nhận diện và QLRRTD tại ACB

2.4.2.1 Về tổ chức, hoạt động

• Về nhân sự và đào tạo nghiệp vụ: số lượng nhân viên kiểm toán được đào tạo hoàn chỉnh các lớp nghiệp vụ cơ bản (tín dụng, giao dịch, TCBS Teller, TCBS Loan CSR) vẫn chưa nhiều Nguyên nhân do khối lượng công việc nhiều nên Ban KTNB phải tập trung lực lượng để hoàn thành công việc được giao Một lý do nữa là trong năm qua, ACB liên tục thành lập nhiều chi nhánh mới, Trung tâm đào tạo ưu tiên đào tạo cho các nhân viên nghiệp vụ của các chi nhánh trước nên số lượng nhân viên kiểm toán được đào tạo hoàn chỉnh nghiệp vụ cơ bản còn hạn chế.

• Mới chỉ xây dựng thủ tục Kiểm toán theo đoàn mà chưa xây dựng hoàn chỉnh các thủ tục cho các bộ phận khác trong Ban KTNB.

2.4.2.2 Về nhận diện và đánh giá QLRRTD a) Hoạt động của Kiểm toán viên chi nhánh

Có thể nhận thấy chất lượng hoạt động của Kiểm toán viên chi nhánh chưa cao và chưa đồng nhất.

• Phần lớn nhân viên kiểm toán còn quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên cần phải được đào tạo đầy đủ các nghiệp vụ, cũng như kết hợp vào các đoàn kiểm toán để được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn, kết quả kiểm toán sẽ hiệu quả hơn.

• Mặt khác, chưa có nhiều Kiểm toán viên chi nhánh hoạt động tích cực, hầu hết vẫn còn khá thụ động trong quá trình thực hiện công việc Có những vụ việc tiêu cực hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh tại chi nhánh nhưng Kiểm toán viên chi nhánh không phát hiện kịp thời, hoặc khi phát hiện thì khá lúng túng trong việc xử lý, báo cáo cho Trưởng Ban KTNB, nhất là đối với hoạt động tín dụng tại các đơn vị - địa bàn phát sinh nhiều khoản vay phức tạp.

• Mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình về nghiệp vụ tín dụng và QLRRTD do ACB ban hành hơn là kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KTKSNB được thiết lập tại đơn vị Do đó, chưa có tính tư vấn, hoàn thiện hệ thống KTKSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại đơn vị do Kiểm toán viên phụ trách. b) Công tác kiểm toán khu vực và kiểm toán theo đoàn

• Công tác kiểm toán khu vực và kiểm toán theo đoàn còn khá cứng nhắc khi “áp” một đề cương kiểm tra nghiệp vụ tín dụng và QLRRTD chung cho tất cả các đơn vị được kiểm tra mà không có định hướng, đánh giá, nhận xét sơ bộ hay cái nhìn bao quát về tình hình tín dụng và QLRR tại đơn vị sắp kiểm toán thông qua báo cáo hoạt động của đơn vị, báo cáo chất lượng tín dụng và QLRRTD của đơn vị và các Đơn vị/Phòng/Ban/Khối có liên quan Điều này sẽ phần nào gây hạn chế nhất định cho chất lượng của đợt kiểm toán.

• Việc đưa ra tiêu chí để tiến hành chọn mẫu hồ sơ kiểm tra cũng chưa có sự thống nhất giữa các đoàn đi kiểm toán.

• Vẫn còn một số đợt kiểm toán bị đánh giá là chưa chú trọng đến chất lượng.

• Một số kiến nghị để chỉnh sửa/khắc phục sau kiểm toán còn hình thức, chưa có tính xây dựng và thực tiễn do chỉ đứng ở góc độ đảm bảo tính tuân thủ mà xem nhẹ tính khả thi – hiệu quả của kiến nghị đó Điều này gây khó khăn cho đơn vị trong việc vừa đảm bảo thực hiện được kiến nghị vừa đảm bảo được hoạt động và hiệu quả hoạt động trên cơ sở nguồn lực tại đơn vị. c) Hoạt động Giám sát từ xa

• Các tiêu chí kiểm tra của Bộ phận Giám sát từ xa đối với nghiệp vụ tín dụng trên toàn hệ thống có tính hạn chế đặc thù là do chỉ thực hiện giám sát thông qua các thông tin về khoản vay được thể hiện trên chương trình TCBS và một số chương trình tin học quản lý tín dụng khác (như chương trình quản lý giá sổ tiết kiệm, chương trình quản lý tín dụng cá nhân CMLS,…) chứ không được trực tiếp xem đầy đủ bộ hồ sơ vay lưu tại các đơn vị nên trong một số trường hợp không đủ thông tin để đánh giá là có rủi ro hay tiềm ẩn rủi ro tín dụng hay không.

• Cũng do hạn chế đặc thù đã được đề cập trên, hoạt động Giám sát từ xa chỉ dừng ở mức đánh giá sự tuân thủ tại các đơn vị d) Bộ phận Kiểm toán doanh nghiệp: Thông thường các đơn vị mà bộ phận

Kiểm toán doanh nghiệp tiến hành kiểm toán là những đơn vị có nghiệp vụ tương đối phức tạp, có liên quan đến nhiều bộ phận khác nên trong một vài trường hợp, nhân viên thực hiện kiểm toán mới chỉ dừng ở mức kiểm toán sự tuân thủ (đúng/sai) hơn là đưa ra những kiến nghị, tư vấn có tính sâu về chuyên môn. e) Bộ phận nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ kiểm toán: Bộ phận này đang trong giai đoạn đầu thành lập, nhân sự lại hạn chế cả về chất và lượng nên cần phải đầu tư, hoàn thiện nhiều hơn nữa thì mới thực sự có những đóng góp hữu ích cho hoạt động của Ban KTNB nói chung và cho hoạt động nhận diện rủi ro, đánh giá hoạt động QLRRTD nói riêng. f) Hoạt động khác

• Việc thực hiện các công việc kiểm toán đột xuất, kiểm toán theo yêu cầu đôi khi chiếm khá nhiều thời gian và nhân lực để hoàn thành, vì vậy mà chắc chắn có ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch chung của Ban KTNB.

• Các nội dung được yêu cầu thường chỉ ở mức độ đánh giá sự tuân thủ.

NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI

RO TÍN DỤNG TẠI ACB

• Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại ACB trong năm 2008 tăng đột biến so với năm

2007 ở cả Khối KHCN và KHDN.

• Quy trình phối hợp nghiệp vụ tín dụng ở bước thẩm định tài sản và chấm điểm tín dụng tập trung về Hội sở nên đôi lúc còn chậm, chưa đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ của nhân viên tín dụng tại các đơn vị.

• Các văn bản quy định về nghiệp vụ tín dụng do nhiều đơn vị tại Hội sở ban hành đôi khi không rõ ràng, chồng chéo nhau, gây khó khăn cho nhân viên nghiệp vụ trong việc nắm bắt và thực hiện đúng quy trình, quy định của ACB.

• Về phía các đơn vị, tình hình vi phạm các quy định, hướng dẫn về hoạt động cấp tín dụng của NHNN và ACB vẫn còn tồn tại nhiều như:

− Tình trạng thiếu kiểm soát, kiểm tra giám sát khi giải ngân cũng như trong quá trình vay vốn, trả nợ của khách hàng; không thực hiện đúng nội dung phê duyệt, quy định sản phẩm vẫn còn tồn tại nhiều làm tăng thêm rủi ro tín dụng cho ACB trong tình hình nền kinh tế nhiều khó khăn, có dấu hiệu suy thoái như hiện nay (Chi nhánh An Giang, Gò Vấp, Cầu Vồng).

− Một số Phòng Giao dịch bố trí cán bộ thiếu năng lực thẩm định/phân tích tín dụng, trong tờ trình thẩm định khách hàng bỏ qua hoặc đánh giá không đúng các rủi ro tín dụng (Chi nhánh Bình Định, PGD Gò Vấp, Chi nhánh Ca Mau).

− Khi thẩm định cho vay, các đơn vị đã dự đoán tình hình kinh doanh, thu nhập của khách hàng theo hướng khả quan trên cơ sở nền kinh tế tăng trưởng ổn định, các nguồn tài trợ được đảm bảo, không tính đến và dự phòng cho những biến động bất lợi Khi có diễn biến xấu xảy ra thì khách hàng không đủ nguồn để trả nợ.

− Một số đơn vị vì mục đích hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận mà ít chú trọng đến QLRR, không có các biện pháp giám sát và xử lý kịp thời (ngưng giải ngân, thu nợ, tăng cường TSBĐ) khi khách hàng có chuyển biến xấu.

− Một số trường hợp thực chất khách hàng không có khả năng trả được nợ nhưng các đơn vị cho vay khoản mới để trả khoản cũ, đến khi thắt chặt cho vay thì khách hàng không trả được nợ, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân chỉ vay, rất ít quan hệ giao dịch tài khoản tiền gởi

− Hoạt động tín dụng nói chung tuân thủ theo các tiêu chí định hướng và chính sách tín dụng của ACB Tuy nhiên các đơn vị vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng lộ trình giảm dư nợ đối với khách hàng thuộc nhóm không cấp hoặc chuyển khách hàng sang nhóm hạn chế theo định hướng chính sách và hoạt động tín dụng.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TỒN TẠI

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân hoàn cảnh khách quan

2.6.1.1 Các yếu tố về môi trường kinh tế: a) Sự biến động của thị trường thế giới và tình hình kinh tế trong nước

Trước cuộc khủng hoảng tín dụng quốc tế, nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ, mà khởi đầu là những gánh nặng nợ khó đòi của hệ thống tín dụng liên quan đến thị trường bất động sản phái sinh của Mỹ.

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và trong khu vực là hiển nhiên, do đó trước những biến động của thị trường thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng Do đó hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng

Tình hình kinh tế trong nước biến động phức tạp cộng với khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới trong năm 2008 đã ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động tín dụng và gia tăng rủi ro cho ACB:

• Lạm phát, lãi suất tăng cao làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cộng với kinh tế thế giới và trong nước suy giảm tăng trưởng hoặc suy thoái trong những tháng cuối năm, sức cầu suy giảm nên các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa hoặc giảm giá bán, bị thua lỗ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

• Biến động về giá cả và tính thanh khoản trên thị trường bất động sản và chứng khoán cũng gây ra nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng Trong năm 2008, giá bất động sản giảm 30%-40% đi kèm với tình trạng đóng băng kéo dài sang cả năm 2009, còn chỉ số chứng khoán giảm 70% so với đầu năm khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này thua lỗ lớn hoặc không bán được ảnh hưởng chung đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng làm cho rủi ro và nợ xấu của ngân hàng tăng cao

• Giá cả một số mặt hàng như sắt thép, hạt nhựa, nguyên liệu, xăng dầu, lương thực… đã thăng giáng hết sức đột ngột trong năm 2008 làm cho một số doanh nghiệp dự trữ hàng hóa, không theo kịp diễn biến thị trường bị thua lỗ.

• Trong năm qua, hàng loạt doanh nghiệp do vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường… bị phạt hoặc đình chỉ hoạt dộng sản xuất kinh doanh hoặc yêu cầu di dời, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng trả nợ Đây là một rủi ro tiềm ẩn khi tài trợ các khách hàng hoạt động trong các ngành có tác hại đến môi trường lớn như chế biến thực phẩm, dệt nhuộm…

• Kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ suy giảm, sức tiêu thụ, giá bán của hàng hóa xuất khẩu giảm sút, nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài hủy đơn hàng, từ chối nhận hàng hoặc giảm giá mua, số lượt đơn đặt hàng nhanh chóng giảm đi cả về số lượng, giá trị lẫn giá cả Vì vậy, làm tăng rủi ro trong việc tài trợ cho khách hàng xuất khẩu, đặc biệt là phương thức tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng khi khách hàng không xuất được hàng hoặc thu được tiền để trả nợ Ngân hàng

• Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ đã lan sang Châu Âu và ảnh hưởng đến Châu Á, ngày càng nhiều tổ chức tín dụng báo cáo thua lỗ, mất khả năng thanh khoản và có nguy cơ phá sản làm phát sinh một số rủi ro tín dụng trực tiếp, gián tiếp đến ACB như: không có khả năng thanh toán đúng hạn làm cho ACB không thu hồi được nợ, các nhà nhập khẩu nước ngoài không thanh toán tiền đúng hạn do gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ

• Một số ngành hàng xuất khẩu sang EU và Mỹ sẽ không còn được ưu đãi về thuế (như ngành giày dép không còn ưu đãi thuế quan phổ cập, ngành dệt may có nguy cơ tiếp tục bị điều tra bán phá giá trong năm 2009) Gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành này.

• So với cuối năm 2007, tỷ giá VND/USD mua vào - bán ra của các NHTM đã tăng khoảng 9%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của năm 2007 đã làm tăng rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn ngân hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp có vay nợ nước ngoài, vì phải trả nợ bằng ngoại tệ.

• Trong năm 2008, lãi suất biến động mạnh và có xu hướng giảm mạnh vào các tháng cuối năm cộng với sự cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các ngân hàng tăng cao dẫn đến một số khách hàng có thái độ bất hợp tác với ACB: yêu cầu ngân hàng cho vay đảo nợ, trả nợ trễ hạn, thiếu hợp tác, không có thiện chí trả nợ vay

• Chính phủ Trung Quốc vưa đưa ra biên pháp giup các nha xuất khâu đối pho vơi tình trang suy thoái kinh tê toan câu la hỗ trợ trong viêc giao dịch vơi môt số quốc gia láng giêng trong đo co Viêt Nam công vơi viêc chung ta phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài (theo quy định WTO) vì thế hệ quả là một khối lượng lớn hàng hóa giá rẻ đang sẵn sàng đổ bộ vào nước ta, sẽ đặt các doanh nghiệp trong nước vào vị thế cạnh tranh khó khăn hơn. b) Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.

Thêm vào đó, theo luật WTO, Việt Nam phải mở cửa cho các ngân hàng nước ngoai được phep hoat đông tai Viêt Nam như các ngân hang trong nươc bắt đâu tư 01/01/2009 (đã có 5 ngân hàng nước ngoài được cấp phép hoạt động), vì thế ngân hàng phải đối mặt với hai vấn đề: sự cạnh tranh giữa các ngân hàng TM trong nước và nước ngoài sẽ tăng cao dễ gây áp lực cho các KPP lơ là trong việc tuân thủ các tiêu chí cho vay; sự cạnh tranh của các NHTM Việt Nam và nước ngoài trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước có hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút c) Rủi ro do tràn lan hàng nhập lậu:

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ khách hàng vay

• Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: Khi cho vay các ngân hàng đều mong muốn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có mục đích hợp lý, sử dụng hiệu quả để có thể tái sinh đủ bù đắp các khoản nợ vay Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đều có mục đích rõ ràng, phương án kinh doanh cụ thể và khả thi; đối với các thể nhân thì có kế hoạch trả nợ cụ thể và khả thi Tuy nhiên khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ.

• Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém: Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh vì đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽ làm cho phương án kinh doanh có thể đi vào phá sản.

• Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Hiện nay báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thông tin xác thực, mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề, rủi ro Do đó ngân hàng không có căn cứ chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng tài sản thế chấp làm chỗ dựa để phòng chống rủi ro tín dụng

• Hiểu biết hạn chế về sản phẩm, công nghệ và thị trường.

• Hoạt động kinh doanh được mở rộng quá khả năng kiểm soát.

• Hạn chế về khả năng hoạch định và kiểm soát chi phí Nghiên cứu và Phát triển (R&D) sản phẩm.

• Sản phẩm được đưa ra thị trường quá sớm.

• Phụ thuộc quá lớn vào một hay vài khách hàng thị trường chủ chốt.

• Quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng và bỏ quên chất lượng tăng trưởng.

• Việc thực hiện dự án bị trì hoãn hoặc chậm tiến độ.

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

a) Bố trí nhân viên thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đạo đức nhân viên tín dụng là một trong các yếu tố tối quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng Một nhân viên kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một nhân viên tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng Họ có thể tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá trị TSBĐ lên quá cao so với thực tế, hoặc có thể lỏng lẻo trong việc thẩm định khách hàng, phê duyệt khoản vay Tất cả những việc đó đều có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý khoản vay, dẫn đến tổn thất trong việc thu hồi vốn vay.

Trong những năm gần đây, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh của ACB trên toàn quốc diễn ra khá nhanh Đứng trước vấn đề về nhân sự, có 2 phương án: hoặc tuyển dụng người đã có kinh nghiệm chuyên môn tại các tổ chức tín dụng khác hoặc tuyển dụng nhân viên mới ra trường sau đó đào tạo kiến thức tại Trung tâm đào tạo và đào tạo thực tế tại KPP Trong khi đó, sự cạnh tranh về nhân lực có chất lượng trong hệ thống NHTM dẫn đến công tác tuyển dụng dễ dàng hơn, các điều kiện và phạm vi tuyển dụng trở nên thông thoáng hơn Mặt khác, việc tuyển dụng nhân sự tại các đơn vị ở một số địa phương không thuận lợi như ở những trung tâm kinh tế, các đô thị lớn hoặc những nơi có nhiều trường đào tạo chuyên ngành phù hợp Nên dễ thấy rằng, chất lượng nhân viên và cả lãnh đạo đơn vị tại các KPP có thể không đồng đều về trình độ Kết quả là một số nhân viên quản lý tín dụng hoặc những nhân viên tín dụng mới, do kinh nghiệm và thời gian đào tạo về chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp tương đối hạn chế nên việc phân tích, đánh giá khách hàng đôi lúc còn non kém, thiếu chính xác, thiếu sự sâu sát hoặc nghiêm trọng hơn là không nhất quán, không phù hợp với chính sách, quy trình, quy định chung của ACB Và như vậy, vừa vô tình vừa cố ý, các nhân viên tín dụng này góp phần tăng thêm rủi ro tín dụng cho ngân hàng. b) Thiếu giám sát và quản lý trước, trong và sau khi cho vay:

• Một số đơn vị tập trung tăng trưởng tín dụng chưa chú trọng đúng mức hoặc không có đủ nguồn lực để kiểm tra giám sát trong khi giải ngân cũng như trong quá trình vay vốn, trả nợ khách hàng nên đã xảy ra một số sai sót trong quá trình lập thủ tục hồ sơ vay vốn, kiểm tra giám sát vốn vay, đăng nhập TCBS, thu thập lưu trữ hồ sơ.

Trong tất cả các kết luận kiểm tra của thanh tra NHNN cũng như của Ban KTNB tại ACB thì việc “nhân viên tín dụng không kiểm tra quá trình sử dụng vốn theo quy định” hay “không bổ sung những chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay” hoặc “chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay không hợp lệ” là một trong số những sai phạm thường gặp của các nhân viên tín dụng tại tất cả các đơn vị Chính quan điểm sai lầm này của nhân viên tín dụng đã làm mất tác dụng của công tác kiểm tra sau khi cho vay cũng như phát hiện kịp thời những rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng.

− Một số nhân viên tín dụng tại ACB thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn vay sau khi cho vay

− Một số trường hợp nhân viên tín dụng cho khách hàng ký khống biên bản kiểm tra sử dụng vốn, hoặc ký biên bản không ghi ngày, ghi trước ngày… Tất cả những điều đó nhằm đối phó với công tác thanh tra, kiểm tra chứ không nhằm mục đích theo dõi khoản vay và hạn chế rủi ro.

− Khi khách hàng nộp các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay thì các nhân viên tín dụng không kiểm tra/kiểm tra nhưng không phát hiện tính hợp lệ, phù hợp của chứng từ đó (ví dụ ngày thanh toán thể hiện trên hóa đơn tài chính cách quá xa so với ngày giải ngân; hoặc số tiền thanh toán quá nhỏ so với số tiền giải ngân…), do đó những chứng từ cung cấp đôi khi không phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của khách hàng. c) Hệ thống các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng đôi lúc còn chưa rõ ràng và chồng chéo nhau, thiếu tính phối hợp cần thiết:

• Một số văn bản quy định sử dụng từ ngữ không rõ ràng hoặc không sát với thuật ngữ chuyên môn, khiến nhân viên có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến là áp dụng văn bản khi thực hiện nghiệp vụ không đúng Lỗi này càng nghiêm trọng hơn khi nó có tính lan truyền bởi nếu nhân viên nghiệp vụ không hiểu đúng lại hướng dẫn nhân viên dưới cấp hoặc các đơn vị khác.

• Mô hình tổ chức bộ máy tại ACB hiện nay khá chuyên biệt theo chức năng Do đó, có thể xảy ra tình trạng cùng một nghiệp vụ hoặc sản phẩm nhưng có nhiều văn bản được ban hành bởi nhiều Phòng/Ban/Khối khác nhau Tuy nhiên, trong quá trình ban hành, giữa các đơn vị đôi khi chưa có được sự phối hợp hay tham khảo lẫn nhau nên gây khó khăn cho nhân viên thực hiện nghiệp vụ tại các KPP trong việc tổng hợp, nắm bắt và thực hiện đầy đủ - đúng đắn tinh thần của tất cả các văn bản đã ban hành. d) Công tác KTKSNB và KTNB chưa được thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng chưa phát huy hiệu quả tác dụng vốn có của mình: KTKSNB và KTNB cần được xem là hệ thống “thắng” (phanh) của cỗ xe tín dụng Cỗ xe càng đi nhanh thì hệ thống này càng phải hoạt động an toàn và hiệu quả để tránh cho cỗ xe đi vào những ngã rẽ rủi ro và luôn luôn đi đúng hướng KTKSNB và KTNB có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời đối với các vấn đề vừa phát sinh bởi tính sâu sát của kiểm soát viên và kiểm toán viên trong công việc hàng ngày tại đơn vị Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác KTKSNB và KTNB tại ACB vẫn chưa phát huy hết điểm mạnh này Nhiều cán bộ ở những vị trí then chốt trong quy trình cấp tín dụng như Kiểm soát viên, Tổ trưởng, Trưởng Bộ phận chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng các quy trình, quy định để phòng tránh rủi ro Bên cạnh đó, các đơn vị có sai phạm sau khi được Ban KTNB nhắc nhở, cảnh báo sai sót cũng chưa có ý thức phòng ngừa rủi ro mà vẫn tiếp tục tái phạm.

Với nguồn dữ liệu thu thập được, chương 2 đã đề cập đến thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng của ACB như phân tích cơ cấu cho vay theo tiền tệ, theo khu vực địa lý, theo loại hình cho vay, theo kỳ hạn cho vay, theo thành phần kinh tế, theo ngành nghề kinh doanh Các số liệu để đánh giá chất lượng tín dụng như nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng cũng đã được trích dẫn, trong quan hệ so sánh với một số ngân hàng tiêu biểu (Sacombank, Eximbank) Các vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng tại ACB được mô tả khá chi tiết dựa trên những số liệu đáng tin cậy và những phân tích xác đáng dưới cái nhìn của người làm công tác Kiểm toán nội bộ Trong đó, nêu rõ vai trò – hoạt động và kết quả đạt được ở từng Đơn vị/Khối/Phòng/Ban và cả trong mối quan hệ tương tác với hoạt động của Ban Kiểm toán nội bộ tại ACB Từ đó, tác giả có những nhận xét về tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, nguyên nhân của những tồn tại này; đồng thời cũng có những nhận xét – đánh giá về vai trò và hoạt động của Ban Kiểm toán nội bộ trong việc nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KTNB TẠI ACB

ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2010

Định hướng phát triển hệ thống giám sát ngân hàng

3.1.1.1 Thành lập Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng là một đơn vị (Cục) thuộc NHNN

• Trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

• Từng bước tạo tiền đề để đến sau năm 2010 xây dựng được Cơ quan Giám sát tài chính tổng hợp, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

• Mục tiêu và trách nhiệm chính của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN là góp phần bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD và chấp hành nghiêm minh pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ lợi ích của công chúng.

3.1.1.2 Hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho hệ thống giám sát có hiệu quả

• Ưu tiêu đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN hiện nay theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng dưới sự quản lý của Thống đốc NHNN.

• Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng:

− Trước mắt, cần đưa các nội dung giám sát ngân hàng và định hướng đổi mới hệ thống giám sát ngân hàng, đặc biệt là đối với Thanh tra, giám sát chuyên ngành ngân hàng vào các Luật NHNN và Luật TCTD mới xây dựng Luật

Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng (khi cần thiết).

− Bảo đảm để Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và việc chấp hành đúng các quy định pháp luật trong hoạt động của các TCTD.

− Hiện đại hóa và sử dụng có hiệu quả CNTT trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

3.1.1.3 Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát ngân hàng

• Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng; sử dụng kết quả và hoạt động KTNB và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

• Hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động ngân hàng; đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát phù hợp với sự phát triển của CNTT, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước vốn Basel năm 1988 – Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II) sau năm 2010.

Định hướng phát triển các TCTD đến năm 2010

3.1.2.1 Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM

• Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở Hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế.

• Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT và Ban điều hành Bộ phận giúp việc HĐQT ít nhất gồm có Ban Kiểm soát/Kiểm toán, Hội đồng/Ủy bản QLRR.

3.1.2.2 Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, QLRR, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh

• Bảo đảm để cơ quan KTNB, hệ thống KTKSNB hoạt động độc lập, chuyên nghiệp.

• Phát triển hệ thống thông tin tập trung và QLRR độc lập, tập trung toàn hệ thống Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các NHTM Việt Nam.

Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm 2010

a) Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ ngân hàng: Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. b) Tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách, phát triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu quả: Ban hành Luật NHNN mới thay thế các Luật: (i) Luật NHNN (1997); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN (2003); (ii) Luật các TCTD (1997); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD (2004); (iii) Luật NHNN và Luật các TCTD hướng tới điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng, không phân biệt đối tượng tiến hành hoạt động ngân hàng Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay vào bảo vệ quyền lợi chính đáng của TCTD.

MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ACB ĐẾN NĂM 2010

Mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của ACB đến năm 2010

3.2.2.1 Mục tiêu Để hành động phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình ngành ngân hàng, định hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, QLRRTD và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay, được sự phê duyệt của Hội đồng tín dụng, TGĐ đã định hướng chính sách tín dụng với một số nội dung trong thực thi hoạt động tín dụng của ACB như sau: a) Có 10 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB… và được chia thành 2 nhóm như sau:

• Nhóm xét duyệt: (1) Đối tượng khách hàng; (2) Ngành nghề kinh doanh; (3) Tình hình tài chính; (4) Nguồn trả nợ; (5) Vị trí địa lý; (6) TSĐB; (7) Kỳ hạn và loại tiền; (8) Tỷ lệ cho vay trên TSĐB.

• Nhóm kiểm soát: (1) Sản phẩm tín dụng; (2) KPP. b) Khi phân tích và thẩm định khách hàng mới, mức cấp tín dụng mới hay tăng cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng sẽ được xếp vào một trong ba nhóm sau: (i) Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các khách hàng thỏa các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) đều “cấp tín dụng bình thường”, không có tiêu chí nào thuộc “hạn chế cấp tín dụng” hay “không cấp tín dụng” hay

“chấm dứt cấp tín dụng”; (ii) Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “hạn chế cấp tín dụng”, không có tiêu chí nào thuộc “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”; (iii) Nhóm không cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”. c) Khi phân tích, đánh giá và tái thẩm định khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau: (i) Nhóm duy trì cấp tín dụng: là các khách hàng thỏa các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) đều “cấp tín dụng bình thường”, không có tiêu chí nào là “hạn chế cấp tín dụng”, “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”; (ii) Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “hạn chế cấp tín dụng”, không có tiêu chí nào là “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”; (iii) Nhóm không cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “không cấp tín dụng”; (iv) Nhóm chấm dứt cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “chấm dứt cấp tín dụng”. d) Các giới hạn tín dụng: BCS&QLTD và các Khối KHCN/KHDN/KNQ điều chỉnh cơ cấu để hướng tới các giới hạn tín dụng như sau

• Tổng dư nợ cho vay của nhóm Hạn chế cấp tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của ACB: định hướng chiếm tối đa 25% và giảm dần để chuyển sang nhóm cấp tín dụng bình thường và duy trì cấp tín dụng.

• Tổng dư nợ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ cho vay của ACB: định hướng chiếm tối đa 10%.

• Quy mô khoản vay: (i) Tổng dư nợ của KHDN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75%tổng dư nợ cho vay của Khối KHDN; (ii) Tổng dư nợ của KHCN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75%tổng dư nợ cho vay của Khối KHCN; (iii) Tổng dư nợ của 1,5%số lượng khách hàng có dư nợ lớn nhất không vượt quá 50% tổng dư nợ và 10 khách hàng có dư nợ lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay của ACB.

3.2.2.2 Định hướng và chính sách cụ thể a) Theo đối tượng khách hàng: Khách hàng được phân nhóm theo các tiêu chuẩn về lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, mức độ thu nhập ổn định, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với ACB… đối với KHCN; lịch sử tín dụng, vị thế doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ điều hành, thái độ hợp tác với ACB… đối với KHDN Theo các tiêu chí trên, KHCN/KHDN được xếp vào 4 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng, Không cấp tín dụng và Chấm dứt cấp tín dụng. b) Theo ngành nghề kinh doanh: Gồm 35 nhóm ngành được ACB đánh giá và phân nhóm vào các nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Không cấp tín dụng ACB tập trung cho vay những doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa – tín ngưỡng – chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. c) Theo sản phẩm tín dụng: Các sản phẩm tín dụng của ACB được phân vào các nhóm sản phẩm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Không cấp tín dụng Việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu… và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách QLRRTD của ACB tại từng thời kỳ. d) Theo tình hình tài chính: Các chỉ số tài chính trọng yếu của khách hàng được xem xét để phân làm 4 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng, Không cấp tín dụng và Chấm dứt cấp tín dụng Các chỉ số tài chính trọng yếu là các chỉ số giúp đánh giá được mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính… của khách hàng. e) Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ được phân thành 3 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Không cấp tín dụng dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền. f) Theo tài sản bảo đảm: Các loại tài sản thế chấp/cầm cố dựa theo độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu… được đánh giá và phân vào 3 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Không cấp tín dụng. g) Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm: Mức tỷ lệ cho vay/TSBĐ tùy thuộc vào kết quả đánh giá khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường hay Hạn chế cấp tín dụng, theo cấp phê duyệt tín dụng, theo độ ổn định về giá TSBĐ, thanh khoản và các rủi ro khác… h) Theo kỳ hạn và loại tiền: Theo quy định của TGĐ ACB trong từng thời kỳ phụ thuộc vào chính sách QLRR Kỳ hạn cho vay, loại tiền tệ cho vay được phân chia thành 3 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Không cấp tín dụng. i) Vị trí địa lý:

• ACB tập trung cho vay khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở, cơ sở hạ tầng phát triển… để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, để có thể dễ dàng gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng Phụ thuộc vào khoảng cách từ nơi ở, trụ sở chính/cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng đến trụ sở chi nhánh ACB gần nhất, vị trí địa lý được phân thành 3 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Không cấp tín dụng.

• Rủi ro tín dụng đôi khi cũng gắn liền với yếu tố địa lý do tập quán kinh doanh, ngành nghề, quan hệ bạn hàng và vay nợ hạn hẹp trong địa bàn, nguồn trả nợ có liên quan của một nhóm khách hàng… BCS&QLTD cần phân tích rủi ro tín dụng theo yếu tố địa lý. k) Kênh phân phối: KPP được phân thành Cấp hạn mức phán quyết bình thường, Không tăng hạn mức phán quyết, Giảm hạn mức phán quyết và Ngưng cấp hạn mức phán quyết phụ thuộc vào năng lực cán bộ, năng lực QLRRTD. Đối với các KPP (Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch): (i) Có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 1,5%: Không tăng thẩm quyền phê duyệt đối với Trưởng đơn vị và Ban tín dụng đơn vị; (ii) Có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 3% nhưng nhỏ hơn 5%: Giảm thẩm quyền phê duyệt đối với Ban tín dụng đơn vị Hạn chế tăng dư nợ tín dụng; (iii) Có phát sinh nợ quá hạn trên 5% trong 3 tháng liên tiếp: Ngưng cấp hạn mức phán quyết cho Ban tín dụng đơn vị

Tập trung thu hồi nợ, không phát triển khách hàng mới.

3.2.2.3 Tổ chức thực hiện a) Thẩm quyền xét duyệt cấp tín dụng theo phân nhóm khách hàng/khoản vay:

• Hội đồng tín dụng: (i) Phê duyệt cấp tín dụng và xử lý đối với các khách hàng thuộc các nhóm nêu trên; và (ii) Phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngoại lệ nằm trong nhóm Hạn chế cấp tín dụng hoặc nhóm Không cấp tín dụng; và (iii) Phê duyệt trường hợp các khoản cấp tín dụng sẽ làm vượt tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng của hệ thống.

• Chuyên viên phê duyệt thuộc Hội đồng tín dụng: (i) Phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền đối với các khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường và nhóm Hạn chế cấp tín dụng; và (ii) Phê duyệt trường hợp các khoản cấp tín dụng sẽ làm vượt tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng của nhóm khách hàng Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống.

• Ban tín dụng Hội sở/Ban tín dụng Khu vực: (i) Phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền đối với các khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường và nhóm

Hạn chế cấp tín dụng; và (ii) Việc phê duyệt cấp tín dụng không làm vượt giới hạn cấp tín dụng và không làm dư nợ của nhóm khách hàng Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống bị vượt hạn mức; và (iii) Tiêu chí “Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm” thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng trong từng thời kỳ.

• Ban tín dụng Chi nhánh/Chuyên viên phê duyệt tín dụng khác: (i) Phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền đối với các khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường và khách hàng thuộc nhóm Hạn chế cấp tín dụng (trừ các khoản cho vay trung dài hạn thuộc nhóm Hạn chế đối với KHDN (không bao gồm DNTN)); và (ii) Chuyên viên không được phê duyệt đối với nhóm Hạn chế cấp tín dụng; và (iii) Việc phê duyệt cấp tín dụng không làm vượt giới hạn cấp tín dụng và không làm dư nợ của nhóm khách hàng Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống bị vượt hạn mức; và (iv) Tiêu chí “Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm” thuộc thẩm quyền Ban tín dụng Chi nhánh/Chuyên viên phê duyệt tín dụng. b) Chính sách khách hàng:

• Khách hàng hiện hữu: Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng khắc phục các tiêu chí chưa đáp ứng chuẩn Cấp tín dụng bình thường/Hạn chế cấp tín dụng để được chuyển thành khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường/Hạn chế cấp tín dụng Duy trì các mức cấp tín dụng hiện đang áp dụng với khách hàng hiện hữu theo các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ đã ký kết nếu khách hàng không có các tiêu chí thuộc nhóm Chấm dứt cấp tín dụng:

MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KTNB TẠI ACB ĐẾN NĂM 2010

Định hướng hoạt động của Ban KTNB tại ACB đến năm 2010 như sau:

• Dự thảo trình HĐQT và ban hành các phương thức, nội dung và quy trình nghiệp vụ trong KTNB Xây dựng, trình HĐQT/Ban Kiểm soát duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về KTNB đã được duyệt.

• Trực tiếp tiến hành kiểm tra công tác quản lý và điều hành theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nội bộ của tổ chức Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về hoạt động Ngân hàng và quy định nội bộ của Ngân hàng.

• Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của NHNN về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Đánh giá mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

• Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các sơ hở, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung, sửa đổi.

• Báo cáo HĐQT, TGĐ, Ban Kiểm soát kết quả kiểm tra định kỳ/đột xuất, nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm tồn tại Thực hiện nhiệm vụ khác do HĐQT giao.

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QLRRTD VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BAN KTNB TẠI ACB

Giải pháp đối với ACB

3.4.1.1 Giải pháp hoàn thiện công tác KTNB tại ACB a) Chú trọng đến vấn đề năng lực và đào tạo nhân sự để đáp ứng những tiêu chuẩn đối với người làm công tác KTNB

• Đảm bảo chất lượng tuyển dụng đầu vào: tốt nghiệp bậc Đại học ở những trường hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp, tránh tình trạng vì thiếu hụt nhân sự mà dễ dãi trong việc tuyển dụng và bố trí nhân viên KTNB.

• Về đào tạo: dựa trên kế hoạch hoạt động hàng năm, trong đó bao gồm cả vấn đề nhân sự, Ban KTNB cần đưa ra các yêu cầu nhất định về kỹ năng nghiệp vụ để thực hiện công việc kiểm toán cụ thể, trên cơ sở đó xác định chương trình đào tạo cần thiết Các chương trình đào tạo cần tập trung cả vào hai lĩnh vực là kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm khác (chú trọng đến kỹ năng ứng xử, giao tiếp).

− Đối với nhân viên mới: tập trung vào việc đào tạo kiến thức nghiệp vụ ngân hàng và KTNB theo hướng từ cơ bản đến nâng cao và các kỹ năng cần thiết để giải quyết công việc Ngoài các khóa học do Trung tâm đào tạo tổ chức, cần tiếp tục đào tạo thực tế cho nhân viên bằng cách tham gia vào các đợt kiểm toán

− Đối với nhân viên cũ: ngoài việc luôn tự đào tạo, trau dồi kiến thức nghiệp vụ ngân hàng và KTNB trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, cần tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng phục vụ quản lý và nhận diện rủi ro ở góc độ cao hơn.

• Về năng lực chuyên môn:

− Định kỳ cần có đánh giá lại kỹ năng nghiệp vụ của các Kiểm toán viên nội bộ trong mối quan hệ với các yêu cầu của hoạt động kinh doanh và các định hướng giá trị của ACB

− Cần xây dựng chương trình làm việc cho một số kiểm toán viên nội bộ phụ trách kiểm toán những mảng hoạt động hoặc đơn vị mang tính đặc thù (ví dụ như Kiểm toán Khối Ngân quỹ Hội sở, Kiểm toán hệ thống thông tin, Kiểm toán Phòng Kế toán Hội sở ) Cách thức này sẽ tạo điều kiện cho các Kiểm toán viên nội bộ đưa ra các nhận xét, kiến nghị và tư vấn mang tính chuyên môn và thực tế cao cho Ban điều hành

− Cần tích cực tạo điều kiện cho Kiểm toán viên nội bộ tham gia vào các hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế, ví dụ như Viện Kiểm toán viên nội bộ, Hiệp hội Kiểm toán viên và Kiểm soát hệ thống thông tin , nhằm giúp Kiểm toán viên nắm bắt kịp thời các bước phát triển mới nhất trong hệ thống KTNB. b) Nâng cao chất lượng kiểm toán và báo cáo kiểm toán:

• Có phương pháp KTNB phù hợp và hiệu quả: Ban KTNB nên chuyển từ phương pháp kiểm toán tính tuân thủ sang phương pháp kiểm toán dựa trên cơ sở “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao Phương pháp này bắt đầu từ các mục tiêu kinh doanh, sau đó xác định các rủi ro ảnh hưởng đến các mục tiêu đó Tiếp theo KTNB đánh giá các chính sách, quy trình hiện đang áp dụng nhằm giảm thiểu các rủi ro mà HĐQT cho phép như thế nào Để đáp ứng được tính phù hợp và hiệu quả của phương pháp này, các Trưởng

Bộ phận tại Ban KTNB phải thường xuyên phối hợp với nhau để thực hiện việc xác định – phân tích – đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho hoạt động tín dụng của ACB Trong đó, hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động tín dụng của ACB và khả năng xảy ra những rủi ro đó Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần.

• Ban KTNB nên xây dựng các chương trình kiểm toán cụ thể theo phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro và phù hợp với từng đơn vị kinh doanh hay lĩnh vực được kiểm toán cụ thể.

• Báo cáo kiểm toán: (i) Duy trì sự thống nhất nhất định trong việc ghi nhận các vấn đề trong quá trình kiểm toán, tuy nhiên chưa thực hiện được viện phân hạng rủi ro của các vấn đề này trong báo cáo kiểm toán và phân hạng chuẩn về mức rủi ro chung cho cả báo cáo; (ii) Các kiến nghị nêu ra trong báo cáo cần đảm bảo tính thực tế hơn nữa và nêu rõ thời gian dự định hoàn thành các kế hoạch hành động. c) Tập trung hoàn thiện và phát triển hoạt động của Bộ phận Nghiên cứu – Phát triển nghiệp vụ kiểm toán: Để đảm bảo chất lượng và tính đồng đều trong công tác KTNB, nhất là trong những mảng hoạt động có nhiều Bộ phận tham gia kiểm toán, Bộ phận Nghiên cứu – Phát triển nghiệp vụ kiểm toán cần: (i) Hoàn thiện và ban hành Sổ tay KTNB; (ii) Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh các hướng dẫn kiểm toán đã ban hành để đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp; (iii) Xây dựng và hoàn chỉnh các hướng dẫn kiểm toán nghiệp vụ mới hoặc sản phẩm mới cho nhân viên KTNB.

3.4.1.2 Các giải pháp hỗ trợ khác

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho ACB, do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng và QLRRTD càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình kinh tế có nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác Muốn thế ACB cần phải: a) Hoàn thiện các công cụ QLRRTD hiện đại theo chuẩn mực quốc tế

• Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và được thể chế hóa bằng hệ thống văn bản đầy đủ, thống nhất để thống nhất cơ chế QLRRTD trên toàn hệ thống, tạo môi trường QLRRTD minh bạch, hiệu quả Đảm bảo hoạt động kinh doanh của ACB phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng.

• Có bộ máy QLRRTD chuyên trách từ Hội sở đến các đơn vị kinh doanh: rà soát, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng Duy trì nguyên tắc quản lý “hai tay bốn mắt” trong mọi khâu và suốt cả quá trình Hướng tới thực hiện QLRRTD tập trung nhằm kiểm soát tốt nhất chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng.

Giải pháp đối với NHNN

3.4.2.1 Giải pháp về công tác QLRRTD tại các NHTM a) Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành

Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.

NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản

Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan Công an, của Chính quyền cơ sở, của Sở Tài nguyên Môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng. b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

Cần xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM thì Thanh tra NHNN chưa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM. c) Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Cần tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC am hiểu về CNTT, khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác, có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các NHTM tham khảo.

Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các NHTM nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NHTM, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những NHTM vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch Đồng thời, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các NHTM sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

3.4.2.2 Giải pháp về công tác KTNB và hỗ trợ công tác KTNB tại các NHTM

Là cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, NHNN cần thực hiện những giải pháp để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống giám sát Ngân hàng của NHNN, hệ thống KTKSNB, bộ máy KTNB của các NHTM. a) Hoàn thiện thể chế và hạ tầng cơ sở hỗ trợ hoạt động giám sát tài chính ngân hàng

• Hoàn thiện các dự Luật về Ngân hàng theo hướng chính quy và phù hợp với mặt bằng Luật pháp quốc tế:

− Hoàn thiện khung pháp lý về giám sát tài chính ngân hàng, những nội dung đổi mới Thanh tra NHNN cần được cụ thể hóa trong Luật NHNN mới.

− Về lâu dài, cần có Luật Giám sát hoạt động ngân hàng, để có thể xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên nền tảng của CNTT hiện đại.

− Luật TCTD mới cần quy định thành lập chức năng KTNB, chi tiết vai trò và nhiệm vụ của KTNB của các TCTD.

• NHNN cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn các TCTD thực hiện QĐ 36/2006/QĐ-NHNN và 37/2006/QĐ-NHNN để các TCTD thực hiện các quy chế này một cách thông suốt, từ đó có cơ sở xây dựng hệ thống KSNB đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả, tiến tới xây dựng các mô hình quản trị ngân hàng hiện đại tại Việt Nam, chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Giải pháp đối với các cơ quan khác

3.4.3.1 Đảm bảo môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định

Môi trường kinh tế chính trị xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng Trong điều kiện khi Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cạnh tranh càng cao, nền kinh tế dễ biến động, doanh nghiệp dễ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản Hơn nữa, hiện nay có nhiều ngân hàng mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp Đảm bảo các môi trường này ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng như khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng cao Để đảm bảo môi trường ổn định có nhiều cách, trong đó không thể không có sự can thiệp của Chính phủ như đề ra các quy định về vốn điều lệ, nhân sự… giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp

3.4.3.2 Nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác

Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàng vay vốn của các NHTM rất quan trọng vì nó có mục đích ngăn ngừa rủi ro và góp phần ổn định hệ thống ngân hàng Hoạt động tín dụng của NHTM là cho vay với lòng tin khách hàng sẽ hoàn trả theo thỏa thuận Muốn cho vay đảm bảo được an toàn, ngân hàng phải nắm đầy đủ một số thông tin cần thiết sau:

• Thông tin về hồ sơ pháp lý như tên khách hàng, địa chỉ, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, các chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc, họ tên và trình độ người lãnh đạo, nghề nghiệp kinh doanh, mặt hàng chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm

• Thông tin về tình hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, qua đó ngân hàng có thể đánh giá khả năng tài chính, hoạt động và phát triển của khách hàng.

• Thông tin về tình hình quan hệ tín dụng gồm các khoản vay tại các TCTD, tổ chức khác, thời hạn trả của các khoản vay đó, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các TCTD đã cho vay Thông tin về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp loại bên ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của NHTM.

• Thông tin liên quan đến dự án xin vay của khách hàng, ngân hàng cần xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ việc thực hiện dự án và các thông tin khác liên quan đến tính khả thi của dự án.

• Thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng, thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành. Để có thể cung cấp các thông tin đó cho NHTM một cách đầy đủ và có hiệu quả, cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn hạn chế và thiếu minh bạch chính xác Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin, nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót như tình hình dư nợ, vay nợ của khách hàng, tình trạng thế chấp bất động sản ở nhiều nơi… Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả Chính phủ cần có các biện pháp, ban hành luật định xử lý nghiêm các đơn vị cố tình che giấu, khai báo, cung cấp sai sự thật ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM.

3.4.3.3 Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để các ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ

Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chưa rõ ràng, đặc biệt là quyền sử dụng đất Theo Nghị định 178/1999/NĐ-

CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ tại điểm 4, điều 34 cho phép TCTD (TCTD) có quyền xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nói riêng nếu không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ NHNN, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 (sau đây gọi tắt là Thông tư 03) quy định TCTD không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm Và theo Khoản 2 – Mục III của thông tư này, nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa: “Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng thì TCTD đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện ra tòa án” Việc này gây cản trở cho các NHTM khi xử lý tài sản thế chấp trong thực tế, việc xử lý thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn, do:

• Ngân hàng chuyển hồ sơ của TSĐB sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tư pháp để xử lý, tuy nhiên tiến độ xử lý quá chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí có nhiều trường hợp tồn đọng không xử lý được Việc này do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân không thể không nhắc đến là hoạt động của Trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả Khi đó, không ít trường hợp ngân hàng có thể phối hợp với người có TSĐB để xử lý hoặc tự xử lý được, nhưng khi tiến hành chuyển quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất cho người mua, thì các cơ quan chức năng từ chối việc thực hiện công chứng, đăng bộ… với lý do quyền sử dụng đất trong trường hợp này phải thông qua Trung tâm bán đấu giá chuyên trách theo quy định

− Khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, theo Khoản 3 – Mục III, phần

B của Thông tư Liên tịch 03, thì TCTD phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép bán đấu giá, làm cho quy trình bán đấu giá càng mất nhiều thời gian và thủ tục: 15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản; 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá tài sản; 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá và 60 ngày cho thời gian cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản

• Công tác thi hành án còn chậm Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng

Nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do như bản án chưa rõ ràng, hoặc lý do khác Những trường hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với Tòa án Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án

Trong nền kinh tế thị trường, đi đôi với sự sinh sôi phát triển các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả là sự phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động yếu kém, đào thải trong cạnh tranh là quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của nhà doanh nghiệp NHTM với chức năng trung gian tài chính, luôn phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng là tất nhiên Việc áp dụng các giải pháp khai thác và thanh lý đối với các khoản nợ chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của ngân hàng lên khách hàng khi mọi việc đã rồi, vì thế ngân hàng luôn ở trạng thái bị động Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các TSĐB.

Chương 3 đề cập đến một loạt các đề xuất, kiến nghị cần thiết và có khả năng ứng dụng thực tế đối với Ban KTNB tại ACB, với ACB và với NHNN – các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, đồng thời nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của công tác KTNB tại ACB Các kiến nghị – giải pháp này là hoàn toàn phù hợp với định hướng hoạt động và phát triển chung của Nhà nước, của ngành dọc, của ACB và của riêng Ban KTNB tại ACB trong thời gian tới

Sau hơn 16 năm hoạt động, ACB đã đạt được những thành công nhất định

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w