1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng

144 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 2,82 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Một số vấn đề chung về BCTCHN (13)
    • 1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất (13)
    • 1.1.2 Vai trò, tác dụng của Báo cáo tài chính hợp nhất (13)
    • 1.1.3 Nội dung thông tin trình bày trên Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất (14)
    • 1.1.4 Các phương pháp đo lường giá trị để ghi nhận thông tin trình bày trên Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất (15)
      • 1.1.4.1 Phương pháp giá gốc (15)
      • 1.1.4.2 Phương pháp vốn chủ sở hữu (17)
  • 1.2 Đối tượng lập, phương pháp lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất (18)
    • 1.2.1 Đối tƣợng lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất (18)
      • 1.2.1.1 Doanh nghiệp đƣợc hình thành theo mô hình công ty mẹ - công ty con (18)
      • 1.2.1.2 Hợp nhất kinh doanh dẫn đến hình thành công ty mẹ - công ty (19)
      • 1.2.1.3 Các hình thức khác (20)
    • 1.2.2 Phương pháp lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất (21)
      • 1.2.2.1 Phương pháp chung (21)
      • 1.2.2.2 Phương pháp cụ thể (24)
  • 2.1 Giới thiệu tổng quát về tình hình hoạt động và quản lý của Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Lạc Hồng (35)
    • 2.1.1 Tình hình hoạt động (35)
    • 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý (37)
    • 2.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty (39)
  • 2.2 Tình hình lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất tại Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng (40)
    • 2.2.1 Nội dung tổ chức công việc lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất tại Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng (40)
      • 2.2.1.1 Quá trình phân công, phân nhiệm trong bộ máy kế toán (40)
      • 2.2.1.2 Quy trình thực hiện lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất (43)
    • 2.2.2 Trình tự và phương pháp lập cụ thể (45)
      • 2.2.2.1 Trình tự lập Bảng Cân Đối Kế Toán Hợp Nhất và Báo cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Hợp Nhất (45)
      • 2.2.2.2 Trình tự lập Báo cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Hợp Nhất (53)
      • 2.2.2.3 Trình tự lập Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất (54)
  • 2.3 Đánh giá về tình hình lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất tại Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng (54)
    • 2.3.1 Ƣu điểm và thuận lợi (0)
    • 2.3.2 Hạn chế, nhƣợc điểm và khó khăn còn tồn tại (55)
    • 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, nhƣợc điểm và khó khăn (57)
  • 3.1 Quan điểm hoàn thiện (60)
    • 3.1.1 Phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam, hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế (60)
    • 3.1.2 Phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu sử dụng thông tin (60)
  • 3.2 Giải pháp hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng (61)
    • 3.2.1 Giải pháp liên quan đến nội dung tổ chức công tác kế toán (61)
    • 3.2.2 Giải pháp liên quan đến phương pháp đo lường giá trị (62)
    • 3.2.3 Giải pháp liên quan đến việc tổ chức quy trình thu thập thông tin phục vụ (63)
    • 3.2.4 Giải pháp liên quan đến trình tự và phương pháp lập cụ thể (65)
      • 3.2.4.1 Giải pháp liên quan đến trình tự và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất (65)
      • 3.2.4.2 Giải pháp liên quan đến trình tự và phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (70)
      • 3.2.4.3 Bút toán kết chuyển (72)
      • 3.2.4.4 Thiết lập lại Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (72)
      • 3.2.4.5 Giải pháp liên quan đến kiểm soát và đánh giá chất lƣợng thông tin của Báo cáo tài chính hợp nhất (75)
  • 3.3 Kiến nghị (75)
    • 3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước (75)
    • 3.3.2 Đối với công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng (77)

Nội dung

Một số vấn đề chung về BCTCHN

Khái niệm Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính là một hệ thống thông tin tổng hợp đƣợc tạo lập để cung cấp cho đối tƣợng sử dụng về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền và một số tình hình khác liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn đƣợc trình bày nhƣ báo cáo tài chính của một doanh nghiệp Báo cáo này đƣợc lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán số 25.

Vai trò, tác dụng của Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của Tập đoàn, Tổng công ty nhƣ một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là Công ty mẹ hay các Công ty con trong tập đoàn

Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin kế toán về một tập đoàn Việc loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội tập đoàn giúp người sử dụng thông tin kế toán đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động của toàn bộ nhóm công ty với tư cách một thực thể kinh tế duy nhất hoạt động dưới sự kiểm soát của công ty mẹ

Báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn, Tổng công ty trong năm tài chính đã qua và dự đoán trong tương lai Điều đó cho thấy BCTCHN rất quan trọng với những đối tƣợng sử dụng nhƣ: đối với các nhà quản lý công ty mẹ- những người chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lực và hoạt động của nhóm công ty có thể ra quyết định có liên quan đến hoạt động của tập đoàn; các cổ đông hiện tại và tương lai của công ty mẹ, những người quan tâm đến khả năng sinh lời của mọi hoạt động mà công ty mẹ kiểm soát có thể ra quyết định đầu tƣ, các chủ nợ của công ty mẹ có thể sử dụng thông tin hợp nhất để đánh giá sự ảnh hưởng của các hoạt động ở công ty con do công ty mẹ kiểm soát đến khả năng trả nợ của công ty mẹ Báo cáo tài chính hợp nhất còn giúp các đối tượng khác nhau như những người phân tích tài chính, tư vấn chứng khoán có thêm thông tin chính xác để hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực của mình.

Nội dung thông tin trình bày trên Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

- Phản ánh toàn bộ tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, các luồng tiền và một số tình hình khác liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định trên phương diện của cả tập đoàn

- Liệt kê thông tin danh sách các công ty con quan trọng, bao gồm: tên công ty, nước nơi các công ty con thành lập hoặc đặt trụ sở thường trú, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ Nếu tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty mẹ khác với tỷ lệ lợi ích thì phải trình bày cả tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ;

- Trong một số trường hợp cần thiết, báo cáo tài chính hợp nhất còn phải trình bày:

+ Lý do không hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con;

+ Bản chất mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết nhƣng không sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua các công ty con khác;

+ Tên của doanh nghiệp mà công ty mẹ vừa nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết vừa sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác nhƣng không có quyền kiểm soát, nên doanh nghiệp đó không phải là công ty con; và

+ Ảnh hưởng của việc mua và bán các công ty con đến tình hình tài chính tại ngày lập báo cáo, kết quả của kỳ báo cáo và ảnh hưởng tới các số liệu tương ứng của kỳ trước

- Trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ phải trình bày phương pháp kế toán áp dụng đối với các công ty con

- Chính sách kế toán áp dụng phải thống nhất cho các sự kiện và giao dịch cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự Nếu không thì phải giải trình vấn đề này cùng với các khoản mục đã đƣợc hạch toán theo các chính sách kế toán khác nhau trong báo cáo tài chính hợp nhất.

Các phương pháp đo lường giá trị để ghi nhận thông tin trình bày trên Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không đƣợc điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tƣ trong tài sản thuần của bên nhận đầu tƣ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của nhà đầu tƣ đƣợc phân chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của bên nhận đầu tƣ phát sinh sau ngày đầu tƣ

Theo phương pháp giá gốc, giá phí hợp nhất kinh doanh được phản ánh trên tài khoản đầu tƣ vào công ty con và giữ nguyên không thay đổi cho đến khi thanh lý toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tƣ vào công ty con hoặc khi có sự giảm giá (tổn thất) đáng kế đối với khoản đầu tƣ này Doanh thu hoạt động tài chính do đầu tƣ vào công ty con trên BCTC của công ty mẹ đƣợc xác định trên cơ sở số cổ tức đƣợc công ty con chính thức công bố phân phối và tỷ lệ quyền lợi kinh tế của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con Nhƣ thế, số lợi nhuận thuần hoặc số lỗ trong kỳ của công ty con không ảnh hưởng trực tiếp đến số doanh thu của hoạt động đầu tƣ vào công ty con đƣợc ghi nhận trên sổ sách kế toán của công ty mẹ trong kỳ đó

Phương pháp giá gốc được áp dụng trong kế toán đầu tư và công ty liên kết, liên doanh khi lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tƣ Ưu điểm của phương pháp giá gốc:

- Phương pháp giá gốc dựa trên cơ sở mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con Cả công ty mẹ và công ty con là những thực thể pháp lý riêng biệt, doanh thu hoạt động đầu tƣ vào công ty con đựơc ghi nhận trên sổ kế toán của công ty mẹ chỉ khi công ty con công bố chính thức phân phối cổ tức Điều đó có nghĩa là khi gắn trách nhiệm pháp lý về việc phân phối cổ tức của công ty con đối với công ty mẹ thì doanh thu hoạt động tài chính đầu tƣ vào công ty con mới đƣợc công ty mẹ ghi nhận Ngoài ra, phương pháp này đơn giản, giảm bớt đựơc công việc ghi chép trên sổ kế toán của công ty mẹ do loại bỏ các bút toán điều chỉnh theo yêu cầu của phương pháp vốn chủ sở hữu

Nhược điểm của phương pháp giá gốc:

- Phương pháp này không phản ánh thực chất kinh tế của công ty con vì số lợi nhuận thuần hoặc lỗ trong kỳ của công ty con không đƣợc phản ánh trực tiếp trên BCTC của công ty mẹ trong kỳ đó Do công ty mẹ có khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh và chính sách tài chính của công ty con nên công ty mẹ có thể phóng đại doanh thu tài chính từ hoạt động đầu tƣ vào công ty con bằng nhiều cách khác nhau; chẳng hạn, công ty mẹ có thể tạo sức ép với công ty con trong việc phân phối số cổ tức lơn cho dù lợi nhuận thuần trong kỳ của công ty này nhỏ hoặc công ty mẹ không phản ánh số lỗ mà công ty con phải gánh chịu trong kỳ Nhƣợc điểm này của phương pháp giá gốc bị chỉ trích ở chỗ nó không cung cấp cho các nhà đầu tƣ những thông tin kinh tế để đánh giá khả năng sinh lời và bức tranh tài chính có liên quan đến khoản đầu tƣ vào công ty con

- Khi BCTC hợp nhất đựơc lập, rất nhiều thủ tục kế toán liên quan phải đƣợc thực hiện để xác định số lợi nhuận chƣa phân phối đầu kỳ giống nhƣ chỉ tiêu này được lập theo phương pháp vốn chủ sở hữu

1.1.4.2 Phương pháp vốn chủ sở hữu

Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó đƣợc điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tƣ trong tài sản thuần của bên nhận đầu tƣ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tƣ trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tƣ

Phương pháp vốn chủ sở hữu được áp dụng trong kế toán đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tƣ Ưu điểm của phương pháp vốn chủ sở hữu

- Phương pháp vốn chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lời và bức tranh tài chính có liên quan đến khoản đầu tƣ vào công ty con

Phương pháp này còn cho phép nhân viên kế toán lập BCTC hợp nhất tự kiểm tra số liệu được lập có chính xác hay không Lý do là , nếu phương pháp vốn chủ sở hữu đƣợc công ty mẹ sử dụng để kế toán khoản đầu tƣ vào công ty con thì hai đẳng thức sau đây luôn xảy ra ( loại trừ khi lý luận thực thể doanh nghiệp đƣợc áp dụng):

Lợi nhuận thuần trên = Lợi nhuận thuần trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

Lợi nhuận chưa phân phối = Lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của công ty mẹ trên bảng cân đối kế toán hợp nhất

Nhược điểm của phương pháp vốn chủ sở hữu

- Phương pháp vốn chủ sở hữu không thể hiện được mối quan hệ có tính pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con trong một tập đoàn Số lợi nhuận của công ty con đƣợc công ty mẹ phản ánh trên BCTC của công ty mẹ chƣa chắc đã thực sự thu được nếu công ty con phá sản Ngoài ra, phương pháp này đòi hỏi nhiều bút toán điều chỉnh trên sổ sách kế toán của công ty mẹ.

Đối tượng lập, phương pháp lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

Đối tƣợng lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

1.2.1.1 Doanh nghiệp đƣợc hình thành theo mô hình công ty mẹ - công ty con

Mô hình công ty mẹ - công ty con là hình thức tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó một công ty (công ty mẹ) giữ vai trò kiểm soát các doanh nghiệp khác trong tổ chức thông qua việc kiểm soát quyền sở hữu vốn cổ phần của một số doanh nghiệp đó - gọi là công ty con; các công ty con có thể kiểm soát một số công ty khác tạo thành một tổ chức kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau trên một số lĩnh vực

Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều ƣu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn nhƣ các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia Thứ nhất, theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lƣợc của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lƣợc này thành một thực thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực thuộc của công ty mẹ

Thứ hai, với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ còn có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá, nhất là trong những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài Thứ ba, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện đƣợc sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông bằng cách cùng nhau đầu tƣ lập các công ty con Thứ tƣ, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tƣ vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con Cuối cùng, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát đƣợc doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tƣ chi phối đối với doanh nghiệp cũ

1.2.1.2 Hợp nhất kinh doanh dẫn đến hình thành công ty mẹ - công ty con

Hợp nhất kinh doanh: Là việc chuyển các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo

Hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, trong đó bên mua sẽ là công ty mẹ và bên bị mua sẽ là công ty con Khi đó công ty mẹ sẽ hạch toán phần sở hữu của mình trong công ty con nhƣ một khoản đầu tƣ vào công ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và ghi nhận tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định và nợ tiềm tàng phải gánh chịu trong báo cáo tài chính hợp nhất theo giá trị hợp lý

- Bên mua là công ty mẹ không phải lập BCTC hợp nhất tại ngày mua mà phải lập BCTC hợp nhất tại thời điểm sớm nhất theo quy định hiện hành

- Bên mua là công ty mẹ khi lập và trình bày BCTC hợp nhất phải tuân thủ nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất quy định trong Chuẩn mực kế toán số

25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tƣ vào công ty con” và Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25

Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhƣ : Một doanh nghiệp có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp khác; mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác; gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác; mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh

- Trường hợp nhà đầu tư mua thêm vốn của công ty liên kết để trở thành công ty mẹ tức nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết và có quyền kiểm soát đối với công ty liên kết, nhà đầu tƣ kết chuyển giá gốc của khoản đầu tƣ vào công ty liên kết sang khoản đầu tƣ vào công ty con Đây là hình thức chuyển khoản đầu tƣ từ công ty liên kết sang đầu tƣ vào công ty con, điều này dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con

- Đầu tƣ theo hình thức góp vốn liên doanh

Liên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này đƣợc đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh Đồng kiểm soát: Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng

Bên góp vốn liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh và có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó

Trường hợp bên góp vốn liên doanh có ít nhất một Công ty con thì bên liên doanh phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất Trong Báo cáo tài chính hợp nhất khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải đƣợc kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (ngoại trừ các trường hợp được qui định tại đoạn 27 và đoạn 28 của Chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất bên góp vốn liên doanh phải điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản vốn góp liên doanh tương ứng với phần lãi (hoặc lỗ) sau thuế TNDN thuộc lợi ích của bên góp vốn trong kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

Phương pháp lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

- Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài chính riêng của mình và của tất cả các Công ty con ở trong nước và ngoài nước do Công ty mẹ kiểm soát, trừ các trường hợp: (i) quyền kiểm soát của Công ty mẹ chỉ là tạm thời vì Công ty con này chỉ đƣợc mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng); (ii)hoặc hoạt động của Công ty con bị hạn chế trong thời gian dài (trên 12 tháng) và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho Công ty mẹ

- Công ty mẹ không đƣợc loại trừ ra khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất các Báo cáo tài chính của Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của tất cả các Công ty con khác trong Tập đoàn

- Báo cáo tài chính hợp nhất đƣợc lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên tắc đánh giá nhƣ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập theo qui định của Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính và qui định của các chuẩn mực kế toán khác

- Báo cáo tài chính hợp nhất đƣợc lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn Tập đoàn nhƣ chính sách áp dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ, chính sách phân bổ chi phí, chính sách khấu hao tài sản cố định

+ Trường hợp Công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong Tập đoàn thì Báo cáo tài chính đƣợc sử dụng để hợp nhất phải đƣợc điều chỉnh lại theo chính sách chung của Tập đoàn

+ Trường hợp Công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung của Tập đoàn thì Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày rõ về các khoản mục đã đƣợc ghi nhận và trình bày theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính sách kế toán khác đó

- Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các Công ty con sử dụng để hợp nhất Báo cáo tài chính phải đƣợc lập cho cùng một kỳ kế toán

Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, Công ty con phải lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của Công ty mẹ Trong trường hợp điều này không thể thực hiện được, các Báo cáo tài chính đƣợc lập vào thời điểm khác nhau có thể đƣợc sử dụng với điều kiện là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng Trong trường hợp này, Báo cáo sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế toán của Công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của Tập đoàn Độ dài của kỳ báo cáo và sự khác nhau về thời điểm lập Báo cáo tài chính phải đƣợc thống nhất qua các kỳ

- Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con đƣợc đƣa vào Báo cáo tài chính hợp nhất kể từ ngày Công ty mẹ thực sự nắm quyền kiểm soát Công ty con và chấm dứt vào ngày Công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát Công ty con

- Số chênh lệch giữa tiền thu từ việc thanh lý Công ty con và giá trị còn lại của nó tại ngày thanh lý (bao gồm cả chênh lệch tỷ giá liên quan đến Công ty con này đƣợc trình bày trong chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá hối đoái thuộc phần vốn chủ sở hữu và lợi thế thương mại chưa phân bổ) được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất nhƣ một khoản lãi, lỗ từ việc thanh lý Công ty con

- Khoản đầu tƣ vào Công ty con sẽ đƣợc hạch toán nhƣ một khoản đầu tƣ tài chính thông thường hoặc kế toán theo Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết” và Chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh” kể từ khi Công ty mẹ không còn nắm quyền kiểm soát nữa

- Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất đƣợc lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn sau đó thực hiện điều chỉnh cho các nội dung sau:

+ Giá trị ghi sổ khoản đầu tƣ của Công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải đƣợc loại trừ toàn bộ đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có);

+ Phân bổ lợi thế thương mại;

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số phải đƣợc trình bày trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu tách biệt với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong thu nhập của Tập đoàn cũng cần đƣợc trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;

+ Giá trị các khoản mục phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong cùng Tập đoàn phải đƣợc loại trừ hoàn toàn;

+ Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí phát sinh từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, kinh phí quản lý nộp Tổng Công ty, lãi đi vay và thu nhập từ cho vay giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, cổ tức, lợi nhuận đã phân chia, và đã ghi nhận phải đƣợc loại trừ toàn bộ;

Giới thiệu tổng quát về tình hình hoạt động và quản lý của Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Lạc Hồng

Tình hình hoạt động

Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng (sau đây gọi tắt là “Công ty”) đƣợc thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (cũ) số 0103002861 ngày 15/09/2003, mã số doanh nghiệp là 0101417985 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp, đã đăng ký thay đổi lần thứ mười lăm (15) ngày 15/09/2010

Công ty có trụ sở chính đặt tại Số 85, Đường Lê Văn Lương, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 81.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám mươi mốt tỷ đồng chẵn./.), chia thành 8.100.000 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần

Ngành nghề kinh doanh của công ty theo giấy phép kinh doanh gồm:

- Dịch vụ cho thuê văn phòng và khu siêu thị;

- Vận tải đường thủy, đường bộ;

- Dịch vụ giao nhận kho vận tải hàng hóa;

- Buôn bán, sản xuất tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu tiêu dùng;

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; lai dắt tàu biển;

- Bốc xếp hàng hóa và container;

- Xây dựng công trình giao thông;

- Khai thác cảng và kinh doanh bãi container;

- Kinh doanh vận tải đa phương thức;

Trong đó, công ty hoạt động chính trên các lĩnh vực thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, viễn thông và tƣ vấn thiết kế Trong lĩnh vực đầu tƣ, với tiềm lực tài chính vững mạnh và đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết, Lạc Hồng đã tập trung phát triển nhiều dự án bất động sản và du lịch độc đáo, có chất lƣợng cao

Hiện giờ, công ty đang đầu tƣ phát triển các dự án từ Hà Nội tới Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hƣng Yên và Nha Trang

Cho dù có thách thức và khó khăn, dù ở dự án đầu tƣ hay xây dựng, Lạc Hồng luôn nỗ lực thực hiện và hoàn thành thành công dự án Đó là nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm, năng lực, kiến thức và cam kết bền bỉ với khách hàng trong từng dự án

Trong lĩnh vực xây dựng: Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng với hàng trăm dự án có quy mô lớn, chất lƣợng cao nhƣ công trình trụ sở Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, trụ sở Bộ Công an, trụ sở Thông tấn xã Việt Nam, Trung tâm Hội nghị quốc gia, Chung cƣ cao cấp đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), Chung cƣ Viglacera Tower, Nhà ở cán bộ chiến sỹ Tổng cục V, Trạm bơm Yên Sở …

Trong lĩnh vực đầu tƣ: Lạc Hồng là chủ sở hữu của nhiều dự án quy mô lớn Bao gồm: dự án Cáp treo Tây Thiên, Belvedere Resort, Khu đô thị Chùa Hà Tiên, Khu nhà ở Khai Quang, Chung cƣ cao cấp No.01 – T1 Khu ngoại giao đoàn, Khu khoáng nóng Kim Bôi, Khu du lịch Bãi Dài – Nha Trang, Tòa nhà văn phòng Lạc Hồng, Tòa nhà văn phòng Vacvina, Khu đô thị Phố Nối – Hƣng Yên, Bệnh viện An Sinh - Hà Nội …

Tên công ty : CÔNG TY CỐ PHẦN ĐẦU TƢ LẠC HỒNG Trụ sở chính : 85 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội Tel : (84-04)3557 4652 Fax: (84-04)3558 6391 Email: lachong@lachong.vn

Website: http://www.lachong.vn

Cơ cấu tổ chức quản lý

Từ khi thành lập tới nay, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng đã trở thành một trong số ít những Công ty xây dựng có uy tín, tín nhiệm và có định hướng phát triển hữu hiệu trong lĩnh vực xây dựng Với kinh nghiệm thực tế, năng lực và tri thức tiếp thu đƣợc của hàng ngàn cán bộ công nhân viên Công ty trong biết bao năm tháng, chúng tôi đang tạo lập cơ sở cho tương lai để Công ty không ngừng phát triển và mở rộng bền vững

Hiện nay, Lạc Hồng đang lớn mạnh không ngừng, cả về khối lƣợng công trình, cả về lƣợng vốn đầu tƣ và về đội ngũ công nhân viên lao động Để đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của thực tế phát triển, công ty Lạc Hồng đã tổ chức thêm một công ty con và các phòng ban chức năng Trong thời gian sắp tới, cơ cấu tổ chức của Lạc Hồng sẽ được hoàn thiện cho tương xứng với uy tín và tiềm năng ngày càng cao của Công ty, đã đƣợc khẳng định trong lĩnh vực đầu tƣ với tầm nhìn xa và xây dựng với kỹ thuật tiên tiến

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (2)

2 http://www.lachong.vn/Default.aspx?Tab7

Tổ chức công tác kế toán tại Công ty

Công ty Lạc Hồng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên bộ máy kế toán bao gồm phòng kế toán tại công ty mẹ và các phòng kế toán độc lập tại các công ty con

Tại các công ty con : Phòng kế toán của các đơn vị này đều hạch toán độc lập, thực hiện ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị từ khâu thu thập, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị thực hiện việc thu thập, xử lý thông tin để trình bày trên báo cáo tài chính riêng

Tại công ty mẹ : Phòng kế toán chịu trách nhiệm thu thập, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin tài chính trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, đồng thời thu thập, kiểm tra, xử lý thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty con để tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn

Công ty mẹ và các công ty con đều áp dụng tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT- BTC ngày 31/12/2009 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp

Niên độ kế toán áp dụng tại công ty mẹ và các công ty con đều bắt đầu ngày

01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính riêng cũng nhƣ báo cáo tài chính hợp nhất là đồng Việt Nam (VND)

Hình thức kế toán áp dụng : Công ty mẹ và các công ty con đều áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: theo phương pháp thực tế đích danh

Tài sản cố định được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng ƣớc tính của tài sản, phù hợp với tỷ lệ khấu hao đã đƣợc quy định tại Thông tƣ số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 thay thế cho Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Công ty mẹ và các công ty con đều lập theo phương pháp trực tiếp

Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con đƣợc lập trên cơ sở giá gốc.

Tình hình lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất tại Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng

Nội dung tổ chức công việc lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất tại Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng

Nhất tại Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng

2.2.1.1 Quá trình phân công, phân nhiệm trong bộ máy kế toán

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng đã thiết lập bộ máy kế toán phục vụ cho việc hợp nhất có cơ cấu và đƣợc phân công phân nhiệm nhƣ sau:

Tổng số nhân viên kế toán liên quan đến việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công mẹ gồm : Một kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng tài chính kế toán), một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp

Kế toán trưởng của công ty mẹ là người lãnh đạo cao nhất của phòng , chịu trách nhiệm phân công phân nhiệm cho người kế toán tổng hợp trực tiếp thu thập thông tin từ các công ty con và công ty liên kết phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất Kế toán trưởng có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát quy trình lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty

Phó phòng kế toán của công ty mẹ có nhiệm vụ nhƣ một kế toán tổng hợp:

- Tập hợp, kiểm tra và tổng hợp các số liệu từ kế toán các công ty con và các công ty liên kết phục vụ cho công tác hợp nhất báo cáo tài chính nhằm phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của tập đoàn

- Thực hiện các bút toán điều chỉnh và loại trừ các khoản giao dịch nội bộ tập đoàn và tiến hành lập Báo cáo tài chính hợp nhất

- Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn phải có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ

Kế toán tổng hợp tại các công ty con có nhiệm vụ lập Báo cáo tài chính riêng và cung cấp Báo cáo tài chính về cho công ty mẹ để phục vụ cho việc hợp nhất tại công ty mẹ Đồng thời cung cấp cho công ty mẹ thông tin chi tiết về các khoản giao dịch nội bộ giữa các công ty con với công ty mẹ để kế toán hợp nhất tại công ty mẹ hoàn thành các mẫu biểu đã thiết kế phục vụ cho công tác hợp nhất

Kế toán tổng hợp tại các công ty liên kết có nhiệm vụ lập Báo cáo tài chính riêng và cung cấp Báo cáo tài chính về cho công ty mẹ Đồng thời cung cấp cho công ty mẹ sổ chi tiết theo dõi khoản nhận đầu tƣ từ công ty mẹ

Sơ đồ bộ máy kế toán liên quan đến khâu lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Hình 2.2 : Mô hình bộ máy kế toán

TP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

PP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG TY MẸ

KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÁC CÔNG TY CON

KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT

XD La ̣c Hồng Số1

XD Lạc Hồng Số 2

TM DV Lạc Hồng

Kế toán Cty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng Vinashin

Kế toán Cty CP Đầu Tƣ

Du Li ̣ch Tây Thiên

Kế toán Cty CP Đầu Tƣ Vinashin Tam Đảo

2.2.1.2 Quy trình thực hiện lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất

2.2.1.2.1 Thu thập và kiểm soát thông tin đầu vào phục vụ cho quá trình hợp nhất

Hàng năm công ty mẹ tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, tất cả các công ty con và các công ty liên kết Vì vậy, công ty mẹ đã yêu cầu các công ty con và công ty liên kết gửi về phòng kế toán của công ty mẹ báo cáo tài chính đƣợc lập khi kết thúc năm tài chính hoặc báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán (nếu có)

Hơn nữa, để việc thu thập và kiểm soát thông tin đầu vào đƣợc kịp thời và đáng tin cậy, công ty mẹ đã thiết kế những biểu mẫu bổ sung yêu cầu công ty con cung cấp thông tin phục vụ cho công tác hợp nhất, chi tiết nhƣ sau:

Bảng 1 : Bảng tách lợi ích của cổ đông thiểu số Bảng này đƣợc lập nhằm xác định tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và tỷ lệ vốn góp của cổ đông thiểu số phục vụ cho việc thực hiện bút toán loại trừ khoản đầu tƣ của công ty mẹ vào từng công ty con trong phần vốn chủ sở hữu của công ty con và bút toán tách lợi ích của cổ đông thiểu số

Bảng 2: Bảng theo dõi tình hình nhận cổ tức Bảng này thu thập về tình hình trả cổ tức cho công ty mẹ từ các công ty con, công ty liên kết Trong năm 2010, công ty mẹ không nhận cổ tức từ các công ty con, công ty liên kết

Bảng 3 : Bảng kê tổng hợp các giao dịch bán hàng trong nội bộ tập đoàn Bảng này liệt kê các trường hợp mua bán hàng hóa trong nội bộ tập đoàn để loại trừ toàn bộ doanh thu và giá vốn Đồng thời, loại trừ hoàn toàn các khoản lãi, lỗ chƣa thực hiện từ các giao dịch bán hàng Trong năm 2010, công ty không phát sinh doanh thu bán hàng nội bộ trong tập đoàn

Bảng 4: Bảng kê tổng hợp các giao dịch bán tài sản cố định Bảng này nhằm liệt kê các trường hợp mua bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn để loại trừ toàn bộ các khoản thu nhập khác, chi phí khác Đồng thời, loại trừ hoàn toàn các khoản lãi, lỗ chƣa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn Trong năm 2010, công ty không phát sinh doanh thu bán tài sản cố định

Bảng 5: Bảng tổng hợp vay nội bộ Bảng này cung cấp thông tin về các khoản vay chƣa trả trong nội bộ tập đoàn để loại trừ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời các khoản thu nhập từ cho vay và chi phí đi vay phát sinh cũng đƣợc loại trừ hoàn toàn trong báo cáo tài chính hợp nhất Trong năm 2010, công ty không phát sinh khoản vay nội bộ trong tập đoàn

Bảng 6: Bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả nội bộ Bảng này cung cấp thông tin về các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn để loại trừ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Bảng 7 : Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu

Bảng này phản ánh phần lợi nhuận sau thuế phát sinh trong kỳ thuộc sở hữu của nhà đầu tƣ trong công ty liên kết, nhằm cung cấp thông tin cho việc điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị ghi sổ các khoản đầu tư tương ứng theo phương pháp vốn chủ sở hữu

2.2.1.2.2 Điều chỉnh và xử lý thông tin

Trình tự và phương pháp lập cụ thể

2.2.2.1 Trình tự lập Bảng Cân Đối Kế Toán Hợp Nhất và Báo cáo Kết Quả

Hoạt Động Kinh Doanh Hợp Nhất

Công ty mẹ chƣa thiết lập phần mềm kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, vì vậy quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất đƣợc kế toán hợp nhất thực hiện tính toán thủ công trên chương trình excel

Căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, tất cả các công ty con và các công ty liên kết; đồng thời căn cứ vào các mẫu biểu đƣợc đề cập ở mục 2.2.1.2.1 , kế toán hợp nhất tiến hành công tác hợp nhất theo các bước sau:

Bước 1 : Hợp cộng các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty con vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất

Kế toán chuẩn bị thiết kế bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất trên bảng tính excel, hàng dọc thể hiện các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán vả Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; hàng ngang thể hiện số liệu chi tiết cho từng khoản mục của công ty mẹ và các công ty con tham gia hợp nhất, cột tổng cộng, điều chỉnh tăng/ giảm, số liệu hợp nhất

Căn cứ vào Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con, kế toán hợp nhất tiến hành nhập toàn bộ số liệu tương ứng với từng chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất , các chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; sau đó, dùng công thức cộng toàn bộ các chỉ tiêu tương ứng trên các báo cáo này để đƣợc số liệu hợp cộng Số liệu hợp cộng này sẽ đƣợc đƣa vào cột tổng cộng trước điều chỉnh trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Bước 2 : Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của Công ty mẹ trong từng Công ty con và phần vốn của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công ty con

Các công ty con trong tập đoàn (Công ty CP Xây Dựng Lạc Hồng số 1, Công ty CP Xây Dựng Lạc Hồng số 2, Công ty CP TM Du Lịch Lạc Hồng) đƣợc thành lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con, chứ không phải thuộc đối tƣợng hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, nên không phát sinh lợi thế thương mại Vì lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế ƣớc tính thu đƣợc trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt

Dựa vào chỉ tiêu Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán của các công ty con kết hợp với sổ chi tiết tài khoản đầu tƣ vào công ty con và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ trong các công ty con, kế toán tính toán giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu của từng công ty con trên bảng biểu số 01(Phụ lục

01) - Bảng tách lợi ích của cổ đông thiểu số Khi loại trừ giá trị khoản đầu tƣ của công ty mẹ và phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con, kế toán tính phần sở hữu của công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con theo phương pháp giá gốc tức là kế toán hợp nhất chỉ tính phần giá gốc khoản đầu tư của công ty mẹ vào từng công ty con theo tỷ lệ vốn góp tương ứng, đồng thời tách lợi của cổ đông thiểu số Các bút toán loại trừ nhƣ sau:

Nợ Vốn đầu của chủ sở hữu (TK 4111) : 38.095.106.803

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 6.717.464.818

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 1.100.000.000

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : 30.277.641.985

Có Đầu tƣ vào công ty con (TK 221) : 38.095.106.803

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 6.717.464.818

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 1.100.000.000

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : 30.277.641.985

Căn cứ vào bảng biểu 01(Phụ lục 01) - Bảng tách lợi ích của cổ đông thiểu số và Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính (Phụ lục 2) thể hiện Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng đầu tƣ vào Công ty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 với số lƣợng cổ phiếu là : 671.746 cổ phiếu; và đầu tƣ vào Công ty CP TM Du Lịch Lạc Hồng với số lƣợng cổ phiếu là :3.027.764 cổ phiếu

Bước 3 : Phân bổ lợi thế thương mại :

Công ty không phát sinh lợi thế thương mại

Bước 4 : Tách lợi ích của cổ đông thiểu số :

Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, kế toán hợp nhất tách lợi ích của cổ đông thiểu số thành một dòng riêng biệt

Căn cứ vào bảng biểu số 01 (Phụ lục 01) - Bảng tách lợi ích của cổ đông thiểu số, kế toán hợp nhất tiến hành tách lợi ích của cổ đông thiểu số nhƣ sau:

Tách vốn góp của cổ đông thiểu số trong các công ty con:

Nợ Vốn đầu của chủ sở hữu (TK 4111) : 12.073.317.802

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 3.282.535.182

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 0

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : 8.790.782.620

Có Lợi ích của cổ đông thiểu số ( TK 439): 12.073.317.802

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 3.282.535.182

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 0

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : 8.790.782.620

Tách lợi nhuận chƣa phân phối thuộc lợi ích của cổ đông thiểu số trên Bảng cân đối số phát sinh:

Nợ lợi nhuận chƣa phân phối (TK 421) : 205.943.307

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 201.808.681

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 0

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : 4.134.626

Có Lợi ích của cổ đông thiểu số (TK 439) : 205.943.307

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 201.808.681

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 0

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : 4.134.626

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, kế toán hợp nhất tách lợi ích của cổ đông thiểu số và trình bày riêng biệt trong mục ” Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số”

Tách lợi ích của cổ đông thiểu số từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số (TK 900) : 201.715.327

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 201.808.681

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 0

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : (93.354)

Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ (TK 911): 201.715.327

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 201.808.681

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 0

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : (93.354)

Bước 5 : Loại trừ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn

Trong năm 2010, công ty phát sinh các giao dịch nội bộ trong tập đoàn chi tiết nhƣ sau:

 Loại trừ công nợ nội bộ

Căn cứ vào bảng 6 (Phụ lục 01) - Bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả nội bộ; kế toán tiến hành thực hiện các bút toán loại trừ :

Công ty mẹ nợ các công ty con :

Nợ Phải trả ngắn hạn người bán : 17.148.195.813

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 1 : 6.706.694.998

- Cty CP Xây Dựng Lạc Hồng Số 2 : 10.441.500.815

Có Phải thu ngắn hạn khách hàng: 17.148.195.813

Công ty con nợ công ty mẹ:

Nợ Phải trả ngắn hạn người bán : 454.202.598

Có Phải thu ngắn hạn khách hàng: 454.202.598

- Cty CP TM Du Lịch Lạc Hồng : 454.202.598

 Phân loại công nợ khác

Bên cạnh đó, còn phát sinh các khoản công nợ khác, vì vậy kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh nhƣ sau:

Công ty mẹ chi lương hộ cho công ty con ( Công ty CP Thương Mại Du Lịch Lạc Hồng)

Nợ Phải thu ngắn hạn khác : 328.542.386

Có Phải thu nội bộ ngắn hạn khác : 328.542.386

Công ty mẹ phải thu của Công ty CP Đầu tƣ XD Lạc Hồng – Tam Đảo một khoản nợ khác

Nợ Phải thu ngắn hạn khác : 236.676.380

Có Phải thu nội bộ ngắn hạn khác : 236.676.380

 Hợp nhất khoản đầu tƣ vào các công ty liên kết

Báo cáo tài chính của các công ty liên kết lập cùng ngày với báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng Công ty có 04 công ty liên kết nhƣng chỉ thu thập đƣợc Báo cáo tài chính của 03 công ty đó là : Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng Vinashin, Công ty CP Phát triển Du lịch Tây Thiên, Công ty CP Đầu tƣ Du lịch Vinashin Tam Đảo; khoản đầu tƣ vào 03 công ty liên kết này đƣợc phản ánh theo phương pháp vốn chủ sở hữu; công ty còn lại là Bệnh Viện An Sinh Hà Nội không thu thập đƣợc Báo cáo tài chính năm 2010 nên khoản đầu tƣ đƣợc phản ánh theo giá gốc

Căn cứ vào Báo cáo tài chính của các công ty liên kết, kế toán hợp nhất các khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu, cụ thể :

Công ty Tỷ lệ sở hữu vốn

Quyền biểu quyết của Công ty mẹ (%)

Hợp nhất theo phương pháp Vốn CSH

Công ty CP Lạc Hồng

Công ty CP Phát triển

Công ty CP Đầu tƣ DL Vinashin Tam Đảo

Qua kết quả phân tích này ta thấy, Công ty mẹ góp vốn vào Công ty CP Lạc Hồng – Vinashin với tỷ lệ góp vốn là 7,32% nhƣng theo thỏa thuận giữa công ty mẹ và công ty Công ty CP Lạc Hồng –Vinashin thì công ty mẹ có quyền biểu quyết là 39%

Kế toán công ty mẹ tiến hành các bút toán điều chỉnh nhƣ sau:

- Điều chỉnh khoản đầu tư từ ngày mua đến kỳ trước kỳ báo cáo

Đánh giá về tình hình lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất tại Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng

Hạn chế, nhƣợc điểm và khó khăn còn tồn tại

Bên cạnh những ƣu điểm và thuận lợi trên, việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty còn tồn tại những hạn chế, nhƣợc điểm và khó khăn cần phải khắc phục và hoàn thiện nhƣ sau :

- Độ tin cậy và mức độ kịp thời của dữ liệu phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất chưa cao

Mặc dù công ty mẹ có quy định rõ ràng thời hạn nộp Báo cáo tài chính của các công ty con nhưng các công ty con đều nộp chậm trễ nên làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu của cả tập đoàn

Hơn nữa, hệ thống báo cáo tài chính riêng của các công ty con trong tập đoàn chƣa đƣợc kiểm toán, cho nên mức độ trung thực và chính xác của dữ liệu mà kế toán phản ánh trên báo cáo tài chính riêng của các công ty con sẽ không cao Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu đảm bảo về chất lƣợng nguồn dữ liệu đầu vào sử dụng để phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất, vì vậy rất khó để tạo ra đƣợc một Báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh trung thực, đáng tin cậy về thực trạng tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của cả tập đoàn

- Việc tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất chưa đầy đủ

Kế toán hợp nhất tại công ty mẹ đã thiết kế các mẫu biểu rất cần thiết cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất Tuy nhiên, mẫu biểu đƣợc thiết kế quá đơn giản, chƣa đầy đủ các chỉ tiêu Bên cạnh đó, kế toán công ty mẹ rất chủ quan trong việc thu thập dữ liệu, chủ yếu là liên lạc bằng điện thoại yêu cầu kế toán công ty con cung cấp thông tin để phản ánh trực tiếp vào các mẫu biểu đã thiết kế sẵn Tuy nhiên, hiện tại công ty chỉ lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm không lập Báo cáo tài chính hợp nhất thep quý, vì vậy dễ dẫn đến việc sai sót khi thu thập dữ liệu

- Nguyên tắc tách lợi ích của cổ đông thiểu số tại công ty không phù hợp với thông tư 161/2007/TT-BTC

Việc tách lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày đầu kỳ báo cáo, kế toán hợp nhất tại công ty lấy số liệu cuối kỳ trong Bảng cân đối kế toán riêng của công ty con trong kỳ báo cáo đƣa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất Đồng thời, đối với bút toán ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, kế toán đã hạch toán tài khoản 900 cho chỉ tiêu Lợi ích của cổ đông thiểu số Nhƣ vậy cách hạch toán này không phù hợp với thông tƣ 161/2007/TT-BTC và sử dụng số tài khoản không đúng

- Đánh giá lại các khoản đầu tư vào các công ty liên kết chưa phù hợp Mục đích của việc đánh giá lại khoản đầu tƣ vào các công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu nhằm phản ánh chính xác giá trị khoản đầu tư tại thời điểm lập báo cáo, cho phép nhà đầu tƣ đánh giá đƣợc khả năng sinh lời và bức tranh tài chính có liên quan đến các khoản đầu tƣ

Trong năm 2010, khoản đầu tƣ vào Bệnh Viện An Sinh đƣợc phản ánh theo phương pháp giá gốc do chưa thu thập được Báo cáo tài chính Bên cạnh đó, báo cáo tài chính riêng của các công ty liên kết chƣa đƣợc kiểm toán Hơn nữa, việc điều chỉnh khoản đầu tư vào công ty liên kết đến kỳ trước kỳ báo cáo, nhưng công ty đã điều chỉnh khoản đầu tƣ dựa vào Bảng cân đối kế toán riêng của công ty liên kết trong kỳ báo cáo để điều chỉnh khoản đầu tư từ ngày mua đến kỳ trước liền kề kỳ báo cáo Những điều này dẫn đến việc đánh giá lại các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết của công ty mẹ chƣa phù hợp

- Phương pháp và kỹ thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty còn rất thủ công và không chặt chẽ

Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty chủ yếu đƣợc lập thủ công bằng chương trình excel,và công ty không có bộ phận chuyên trách kiểm soát nội bộ trong toàn bộ công ty Vì vậy, số liệu kê khai của các đơn vị thành viên và của công ty mẹ thiếu trung trực và thiếu độ tin cậy làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn công ty

Nguyên nhân của những hạn chế, nhƣợc điểm và khó khăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại những hạn chế, nhƣợc điểm và khó khăn trong quá trình lập Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn công ty nhƣ đã trình bày ở trên Liệt kê một số nguyên nhân chính nhƣ sau:

- Công ty mẹ chƣa có quy định chặt chẽ để bắt buộc kế toán công ty con phải nộp báo cáo theo đúng thời hạn, vì thế kế toán công ty con rất chủ quan dẫn đến sự chậm trễ trong việc lập báo cáo tài chính

- Ban lãnh đạo của công ty mẹ và công ty con chƣa thực sự quan tâm và chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của chất lƣợng Báo cáo tài chính hợp nhất nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý của tập đoàn để ra quyết định kinh tế, mà cứ xem việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất chỉ để đối phó với các cơ quan nhà nước như Sở Tài chính, Cơ quan Thuế, Cục Thống kê theo quy định của Nhà nước

- Công ty mẹ vẫn chƣa thiết lập bộ phận kế toán lập báo cáo tài chính hợp nhất chuyên trách mà kiêm nhiệm của kế toán phần hành khác, nên kế toán công ty mẹ chỉ thu thập thông tin định kỳ hàng năm điều này dễ dẫn đến thu thập dữ liệu bị thiếu sót

- Chất lƣợng Báo cáo tài chính của các công ty con đóng vai trò quan trọng trong Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn Nhƣng Báo cáo tài chính riêng của hai công ty con chƣa đƣợc kiểm toán khiến chất lƣợng Báo cáo tài chính hợp nhất chƣa đáng tin cậy

- Hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn phương pháp và kỹ thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất chƣa cụ thể khiến kế toán gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các bút toán loại trừ

- Các công ty con chƣa trang bị phần mềm kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính riêng, đồng thời công ty mẹ cũng chƣa trang bị phần mềm lập Báo cáo tài chính hợp nhất nên kế toán thu thập số liệu rất thủ công, không mang tính khoa học, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và chất lượng Báo cáo tài chính hợp nhất

Quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính còn rất phức tạp và khó khăn đối với các tập đoàn nói chung và đối với Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng nói riêng Mặc dù vậy nhƣng cho đến nay, công ty đã lập đƣợc Báo cáo tài chính hợp nhất cho các niên độ 2008, 2009, 2010

Về cơ bản Báo cáo tài chính của công ty đã tuân thủ theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan, đã thực hiện các bút toán điều chỉnh loại trừ theo hướng dẫn của thông tư 161/2007/TT-BTC Nói chung, công ty không xảy ra các giao dịch mua bán nội bộ tập đoàn nên khi thực hiện các bút toán loại trừ cũng đơn giản.Tuy nhiên, việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính nhƣ :

- Độ tin cậy và mức độ kịp thời của dữ liệu phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất chƣa cao

- Việc tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất chƣa đầy đủ

- Đánh giá lại các khoản đầu tƣ vào các công ty liên kết chƣa chính xác

- Việc ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất không phù hợp

- Phương pháp và kỹ thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty còn rất thủ công và không chặt chẽ Để hệ thống báo cái tài chính hợp nhất của Công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng phản ánh trung thực và hợp lý thì những nhƣợc điểm còn tồn tại phải dần hoàn thiện, điều này sẽ đƣợc trình bày phần tiếp theo của đề tài

3 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƢ LẠC HỒNG

Quan điểm hoàn thiện

Phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam, hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế

Nam, hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế

Báo cáo tài chính là công cụ để truyền tải thông tin cần thiết về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tài chính của một doanh nghiệp hay các tập đoàn kinh tế Nó là tâm điểm cho các đối tƣợng sử dụng bên trong và bên ngoài tổ chức Những thông tin trên Báo cáo tài chính gắn liền với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, vì vậy việc thiết lập báo cáo tài chính phải rõ ràng, chính xác, đồng thời phải phù hợp với Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán Việt Nam và các văn bản pháp lý liên quan để đảm bảo tính tuân thủ không làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính Đồng thời, phải hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế ở một số điểm cần thiết nhƣ : thống nhất chính sách kế toán giữa công ty mẹ và công ty con, áp dụng các phương pháp đo lường giá trị để đánh giá các khoản đầu tư , để bảo đảm tính thích hợp của thông tin trên Báo cáo tài chính.

Phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu sử dụng thông tin

Muốn thiết lập hệ thống cung cấp thông tin hiệu quả, điều cần thiết là phải thiết lập sao cho phù hợp với việc thiết lập đặc điểm mô hình hoạt động kinh doanh của tập đoàn (ngành nghề kinh doanh, mối quan hệ với các đối tác kinh tế, mối quan hệ với các đơn vị thành viên trong tập đoàn, phương án kinh doanh ) và phù hợp với các yêu cầu sử dụng thông tin của nhà quản lý, nhà đầu tƣ, chủ nợ và các đối tượng có liên quan khác nhằm tăng cường tính hữu ích thông tin cho các đối tượng sử dụng.

Giải pháp hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng

Giải pháp liên quan đến nội dung tổ chức công tác kế toán

- Thành lập bộ phận kế toán chuyên trách lập BCTCHN

Quy trình lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất rất khó và phức tạp nên đòi hỏi phải cần những người kế toán có trình độ cao và kinh nghiệm trong việc hợp nhất Nhƣng cho đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng vẫn chƣa thiết lập một bộ phận kế toán chuyên trách trong việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất mà kế toán hợp nhất tại công ty đang phụ trách các phần hành khác và kiêm nhiệm thêm công việc hợp nhất Báo cáo tài chính Điều này làm cho chất lƣợng Báo cáo tài chính hợp nhất còn tồn tại nhiều hạn chế Để Báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh thì Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng phải thiết lập riêng một bộ phận kế toán chuyên phụ trách lập báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty mẹ và một vài kế toán tại công ty con chuyên phục vụ cung cấp thông tin hợp nhất

- Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán chuyên trách lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Theo mô hình hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty thì cần một kế toán chuyên trách lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty mẹ, thực hiện những công việc cụ thể nhƣ sau:

+ Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng công ty mẹ về việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất, hàng tháng thu thập số liệu từ các kế toán khác trong bộ phận và cuối năm lập Báo cáo tài chính hợp nhất

+ Theo dõi phần cổ tức chi trả cho cổ đông thiểu số

+ Thu thập và xử lý số liệu từ các công ty con về tình hình thanh toán công nợ nội bộ phát sinh trong tập đoàn

+ Theo dõi các giao dịch bán hàng hóa nội bộ phát sinh trong tập đoàn để lập các bút toán điều chỉnh và loại trừ liên quan đến các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, lãi lỗ phát sinh từ việc mua bán hàng hóa nội bộ, theo dõi hàng tồn kho nội bộ cuối kỳ, thuế TNDN hoãn lại và việc hoàn nhập thuế này liên quan đến mua bán hàng hóa nội bộ (nếu có)

+ Tuy công ty chƣa phát sinh nhƣng việc theo dõi các giao dịch bán TSCĐ nội bộ và TSCĐ hình thành từ hàng hóa từ các năm phát sinh trong tập đoàn không hề đơn giản để lập các bút toán điều chỉnh và loại trừ, rắc rối nhất là liên quan đến các chỉ tiêu phần thuế TNDN hoãn lại và việc hoàn nhập thuế này liên quan đến mua bán hàng hóa nội bộ

Kế toán tại công ty con : kế toán hợp nhất tại công ty mẹ muốn lập Báo cáo tài chính hợp nhất trung thực, hợp lý và khách quan thì phải phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung cấp thông tin của kế toán tổng hợp từ các công ty con Vì vậy mỗi công ty con đều phải thiết lập một kế toán chuyên trách nhằm cung cấp thông tin cho công ty mẹ để phục vụ cho công việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất.

Giải pháp liên quan đến phương pháp đo lường giá trị

Đối với khoản đầu tƣ công ty liên kết thì ngoài việc thu thập, ghi chép, phản ánh vào các tài khoản 223 “Đầu tƣ vào công ty liên kết” thì kế toán cần theo dõi sự biến động của giá trị các khoản đầu tƣ bắt đầu từ ngày đầu tƣ đến thời điểm lập báo cáo của năm hiện tại, giúp nhà đầu tƣ đánh giá đƣợc khả năng sinh lời và bức tranh tài chính có liên quan đến các khoản đầu tƣ này Theo chuẩn mực VAS 07 „

Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” và thông tư hướng dẫn 161/2007/TT-BTC, để đánh giá đƣợc sự biến động này thì vào cuối kỳ kế toán, khi lập và trình bảy Báo cáo tài chính hợp nhất thì giá trị khoản đầu tƣ vào công ty liên kết phải được điều chỉnh từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu theo trình tự nhƣ sau:

- Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tƣ và các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất từ các kỳ kế toán trước;

Mặc dù, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng đã điều chỉnh phần lãi lỗ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất nhƣng điều chỉnh không phù hợp vì công ty đã thu thập số liệu từ Bảng cân đối kế toán riêng của các công ty liên kết trong kỳ báo cáo để điều chỉnh, điều này dẫn đến hai trường hợp : thứ nhất là nếu công ty liên kết trong kỳ có lãi thì giá trị đầu tƣ sẽ bị thổi phồng, thứ hai là nếu công ty liên kết trong kỳ bị lỗ thì giá trị đầu tƣ sẽ bị giảm có thể gấp đôi Theo tác giả thì khoản điều chỉnh phần lãi lỗ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất từ các kỳ kế toán trước

- Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong kỳ báo cáo của nhà đầu tƣ trong công ty liên kết

Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng đã điều chỉnh phần lãi lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam cụ thể là căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của các công ty liên kết để thu thập số liệu phục vụ cho việc điều chỉnh Nhƣng theo tác giả thì số liệu thu thập chƣa đáng tin cậy vì Báo cáo tài chính riêng của các công ty liên kết chƣa đƣợc kiểm toán

- Điều chỉnh các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tƣ vào công ty liên kết (nếu có)

- Điều chỉnh khoản cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia (nếu có)

- Điều chỉnh các khoản thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết (nếu có)

Giải pháp liên quan đến việc tổ chức quy trình thu thập thông tin phục vụ

vụ cho Báo cáo tài chính hợp nhất

- Hoàn thiện hệ thống mẫu biểu thu thập thông tin hợp nhất

Công ty mẹ đã thiết kế hệ thống mẫu biểu cần thiết nhằm thu thập thông tin phục vụ cho quá trình hợp nhất, kế toán chuyên trách bộ phận hợp nhất cũng tiếp tục duy trì các mẫu biểu này Tuy nhiên, những mẫu biểu này quá đơn giản, nếu đối tƣợng không trực tiếp lập Báo cáo tài chính hợp nhất thì khó có thể hiểu sâu chi tiết từng khoản mục Nhƣ vậy, kế toán hợp nhất cần dựa vào những khung mẫu biểu cơ bản hiện có của công ty mẹ để thiết kế lại hệ thống mẫu biểu khoa học và chi tiết khiến người đọc Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ hiểu sâu hơn, đồng thời bổ sung thêm một số mẫu biểu sổ chi tiết giúp cho thông tin trên Báo cáo tài chính đáng tin cậy và chính xác

Theo đề xuất của tác giả thì công ty mẹ cần chỉnh sửa lại Bảng biểu Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu Hơn nữa, kế toán hợp nhất tại công ty mẹ cần mở Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết và lập Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết

Hiện tại, công ty chỉ theo dõi thủ công, không thiết lập mẫu biểu theo thông tƣ 161/2007/TT-BTC

- Thu thập thông tin hợp nhất theo tháng hoặc quý Mặc dù trong năm 2010 Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng không phát sinh các giao dịch bán hàng trong nội bộ tập đoàn, việc thực hiện các bút toán điều chỉnh cho các giao dịch này rất phức tạp và cần phải theo dõi chặt chẽ Tuy vậy, nhƣng việc thu thập thông tin hợp nhất vào cuối năm tài chính nhƣ hiện nay của công ty sẽ không kiểm soát đƣợc nguồn số liệu thu thập từ các công ty con và công ty liên kết Để bảo đảm đƣợc nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất trung thực, hợp lý thì công ty mẹ yêu cầu các công ty con nộp các báo cáo sau về công ty mẹ theo hàng tháng hoặc hàng quý

- Bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả trong nội bộ tập đoàn

- Bảng tổng hợp các khoản đầu tƣ dài hạn trong nội bộ tập đoàn

- Bảng thông tin góp vốn vào các công ty con và công ty liên kết

Giải pháp liên quan đến trình tự và phương pháp lập cụ thể

3.2.4.1 Giải pháp liên quan đến trình tự và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất

3.2.4.1.1 Đối với bước tách lợi ích của cổ đông thiểu số

Hiện nay, kế toán hợp nhất của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng hạch toán các bút toán điều chỉnh đối với việc tách lợi ích của cổ đông thiểu số không tuân thủ theo sự hướng dẫn của Thông tư 161/2007/TT-BTC, hơn nữa cách phản ánh số tài khoản không đúng và cách hạch toán hiện tại của công ty là không phù hợp Theo tác giả kiến nghị công ty nên lập các bút toán điều chỉnh này theo sự hướng dẫn của Thông tƣ 161/2007/TT-BTC, cụ thể nhƣ sau:

Khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số - Mã số 439” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất đƣợc tách thành một dòng riêng biệt ở khoản mục C thuộc phần Nguồn vốn

- Tách lợi ích của cổ đông thiểu số của trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày đầu tƣ đến ngày đầu năm báo cáo

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mã số 411) (LICĐTS đầu kỳ)

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (mã số 420)(LICĐTS đầu kỳ)

Có Lợi ích của cổ đông thiểu số (mã số 439)

- Ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát sinh trong năm báo cáo tăng từ kết quả hoạt động kinh doanh trong năm bằng cách ghi Có Lợi ích của cổ đông thiểu số (mã số 439) trong bút toán tổng hợp phản ánh giữa Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất nhƣ sau :

Nợ Lợi nhuận của cổ đông thiểu số ( mã số 61)(BCKQKDHN)

Có Lợi ích của cổ đông thiểu số (mã số 439)(BCĐKTHN)

Ví dụ minh họa 1 : Giả sử trong năm 2009 công ty mẹ Công ty CP Đầu tƣ

Lạc Hồng góp vốn 75% vào công ty CP TM Du Lịch Lạc Hồng, bảng biến động vốn chủ sở hữu trích trong Thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2010 của công ty CP

TM Du Lịch Lạc Hồng chi tiết nhƣ sau : Đơn vị tính : Triệu đồng

Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Quỹ đầu tƣ phát triển

Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối

Trả cổ tức năm trước -

Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 cho tập đoàn bao gồm có công ty mẹ và công ty con công ty CP TM Du Lịch Lạc Hồng , để tách riêng lợi ích của cổ đông thiểu số trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất kế toán tính toán và thực hiện các bút toán nhƣ sau:

- Tách Lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày đầu kỳ báo cáo (01/01/2010) Theo cách làm hiện tại của Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu (TK 4111) : (11.000 x 25%) = 2.750

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421):(4.250 x 25%) = 1.062,5

Có Lợi ích của cổ đông thiểu số (TK 439) : 3.812,5

Theo đề xuất của tác giả

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mã số 411) : (11.000 x 25%) = 2.750

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (mã số 420):(2.000 x 25%) = 500

Có Lợi ích của cổ đông thiểu số (mã số 439) : 3.250

- Ghi nhận Lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát sinh trong năm báo cáo từ kết quả hoạt động kinh doanh trong năm

Theo cách làm hiện tại của Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng

Kế toán không thể hiện bút toán tổng hợp phản ánh giữa Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất mà phản ánh bút toán điều chỉnh này ảnh hưởng riêng biệt đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Theo đề xuất của tác giả

Ghi Có Lợi ích của cổ đông thiểu số (mã số 439) : (2.250 x 25%)= 562,5 trong bút toán tổng hợp giữa Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất nhƣ sau :

Nợ Lợi nhuận của cổ đông thiểu số ( mã số 61): (2.250 x 25%)= 562,5

Có Lợi ích của cổ đông thiểu số (mã số 439): (2.250 x 25%)= 562,5

3.2.4.1.2 Đối với bước hợp nhất khoản đầu tư vào các công ty liên kết

Hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng đã hạch toán các bút toán chuyển đổi giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu không phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 “ Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” sự hướng dẫn của Thông tư 161/2007/TT-BTC

Giá trị khoản đầu tƣ trong công ty liên kết sẽ đƣợc trình bày ở khoản mục "Đầu tƣ vào công ty liên doanh, liên kết – Mã số 252” trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất

- Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tƣ đến cuối kỳ kế toán trước liền kề kỳ báo cáo

Trong năm 2009, Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng phát sinh khoản lỗ trong các công ty liên kết nên việc ghi nhận khoản lỗ và các khoản điều chỉnh khác từ sau ngày đầu tư đến cuối kỳ trước liền kề trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo, ghi nhận nhƣ sau:

Nợ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (mã số 420)

Có Đầu tư vào công ty liên kết (mã số 252)

- Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ của khoản đầu tƣ trong công ty liên kết trong kỳ báo cáo

Trong năm 2010, Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng phát sinh khoản lỗ trong các công ty liên kết từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên kết trong kỳ, kế toán ghi giảm khoản đầu tƣ bằng cách ghi Có chỉ tiêu Đầu tư vào công ty liên kết (mã số 252) , bút toán này thể hiện ghi kép với chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất trong kỳ nhƣ sau:

Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh ( mã 45)(BCHĐKDHN)

Có Đầu tư vào công ty liên kết (mã số 252) (BCĐKTHN) Đồng thời, kế toán kết chuyển Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất vào Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, ghi:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ( mã 420)

Có Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 60)

Ví dụ minh họa 2: Giả sử vào ngày 01/01/2009, Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng góp vốn 35% và quyền biểu quyết tương ứng vào Công ty CP Phát triển Du lịch Tây Thiên với số tiền vốn góp của công ty mẹ là 4.406 (triệu đồng) (trong trường hợp này nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kế đối với Công ty CP Phát triển Du lịch Tây Thiên, do đó Công ty CP Phát triển Du lịch Tây Thiên là công ty liên kết của Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng)

Vào ngày 31/12/2009, Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối của Công ty CP Phát triển Du lịch Tây Thiên là (122,082) (triệu đồng)

Vào 31/12/2010, Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối của Công ty CP Phát triển Du lịch Tây Thiên là (85,05) (triệu đồng)

 Vào thời điểm 31/12/2010, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm

2010, kế toán xác định giá trị khoản đầu tƣ vào Công ty CP Phát triển Du lịch Tây Thiên nhƣ sau:

- Xác định phần lãi hoặc lỗ của nhả đầu tƣ trong công ty liên kết năm 2009:

- Xác định phần lãi hoặc lỗ của nhả đầu tƣ trong công ty liên kết năm 2010:

(85,05) x 35% = (29,7675) (triệu đồng) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh khoản đầu tƣ vào công ty liên kết nhƣ sau:

- Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tƣ đến cuối kỳ kế toán trước liền kề kỳ báo cáo

Theo cách làm hiện tại của Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng

Nợ Lợi nhuận chưa phân phối ( TK 421): 42,7287+ 29,7675 = 72,4962

Có Đầu tư vào công ty liên kết (TK 223) : 72,4962

Theo đề xuất của tác giả

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ( mã số 420) : 42,7287

Có Đầu tư vào công ty liên kết (mã số 252) : 42,7287

- Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ của khoản đầu tƣ trong công ty liên kết trong kỳ báo cáo

Theo cách làm hiện tại của Công ty CP Đầu tƣ Lạc Hồng

Kiến nghị

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Mặc dù cho đến nay Báo cáo tài chính hợp nhất không còn mới mẻ đối với người làm kế toán ở Việt Nam Nhưng để lập Báo cáo tài chính hợp nhất trung thực, chính xác và đáng tin cậy là vấn đề khó khăn đối với kế toán Vì lý do các thông tƣ hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng khiến người làm kế toán gặp nhiều lúng túng trong việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phát triển và các doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt để tồn tại trên thị trường nên các doanh nghiệp muốn vững mạnh thì sẽ phát sinh các hình thức mua bán, sáp nhập và có các quan hệ giữa các doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn Như vậy, theo tác giả thì nhà nước cần phải tiếp cận, cập nhật thông tin, phương pháp kế toán của các quốc gia phát triển và các chuẩn mực kế toán quốc tế để ban hành những quy định mới phù hợp với nền kinh tế ở Việt Nam

- Cần tạo lập một môi trường pháp lý hoàn chỉnh về cơ chế tổ chức hoạt động và thể chế tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, nếu thiếu sự đồng bộ về mặt pháp lý sẽ gây khó khăn cho người làm kế toán

- Cần hướng dẫn cụ thể các vấn đề mới làm cho kế toán dễ gặp lúng túng như : các chỉ tiêu trong Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu

- Thông tư 161/2007/TT-BTC chưa hướng dẫn cụ thể đến phương pháp và thủ tục hợp nhất Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính

- Tăng cường mở các lớp tập huấn và các cuộc hội thảo về kỹ thuật và phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất, đưa ra cách xử lý các nghiệp vụ kế toán đặc thù liên quan đến hợp nhất Báo cáo tài chính của các quốc gia trên thế giới, giúp người làm kế toán ở Việt Nam nắm bắt được nhiều tình huống xảy ra trong việc hợp nhất

- Nên đưa chương trình Báo cáo tài chính hợp nhất vào các Trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán để giúp cho sinh viên khi ra trường đã có vốn kiến thức vững chắc về quy trình lập Báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời giúp hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính phù hợp với môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý ở Việt Nam.

Đối với công ty CP Đầu Tƣ Lạc Hồng

Với sự hổ trợ của cơ quan nhà nước thông qua hệ thống các Chuẩn mực kế toán và Thông tư hướng dẫn về Báo cáo tài chính hợp nhất thì Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Lạc Hồng cần phải tiến hành phát huy các vấn đề sau:

- Ban lãnh đạo công ty cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ - công ty con

- Công ty cần tạo điều kiện cho bộ phận kế toán chuyên trách và các cán bộ quản lý tham gia các lớp tập huấn về Báo cáo tài chính hợp nhất nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và tiếp cận những quy định mới kịp thời phù hợp với tình hình thực tế

- Thiết lập bộ máy tổ chức công tác kế toán theo mô hình công ty mẹ - công ty con để đảm bảo tính hợp lý và thống nhất khi thu thập các thông tin liên quan đến Báo cáo tài chính hợp nhất nhằm giúp cho việc xử lý các giao dịch nội bộ trong tập đoàn đầy đủ, kịp thời và chính xác

- Thiết lập mối quan hệ giữa các phòng kế toán của các công ty trong nội bộ tập đoàn nhằm tạo thuận lợi trong việc thu thập thông tin và luân chuyển chứng từ kế toán

- Trang bị phần mềm kế toán để hổ trợ công tác lập và trình bày hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất nhằm mang lại tính chính xác cao về các số liệu trong Báo cáo tài chính hợp nhất Điều này cũng tạo cho kế toán chuyên trách hợp nhất giảm bớt vất vả hơn làm thủ công bằng chương trình excel

- Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất đều cần phải đƣợc kiểm toán để tăng độ tin cậy, giúp cho các nhà đầu tƣ tự tin hơn trong việc đƣa ra quyết định

Từ việc nghiên cứu thực trạng quy trình lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng , tác giả đƣa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng giúp cho Báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh kịp thời trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của công ty , điều này giúp cho nhà đầu tƣ có quyết định đúng đắn hơn

Các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cụ thể là:

- Thành lập bộ phận kế toán chuyên trách hợp nhất

- Phân chức năng và nhiệm vụ cho bộ phận kế toán chuyên trách hợp nhất

- Hoàn thiện hệ thống mẫu biểu thu thập thông tin hợp nhất

- Thu thập thông tin hợp nhất theo tháng hoặc quý

- Hoàn thiện bút toán tách lợi ích của cổ đông thiểu số

- Hoàn thiện bút toán chuyển đổi giá trị khoản đầu tƣ vào công ty liên kết từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu

- Thiết lập lại Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh theo sự hướng dẫn của thông tư 161/2007/TT-BTC

- Trang bị phần mềm kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Tác giả đề xuất các giải pháp trên nhằm hoàn thiện Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Đầu tƣ lạc Hồng dựa trên nguyên tắc kế thừa, phát huy những ƣu điểm và đồng thời khắc phục những hạn chế, nhƣợc điểm và khó khăn còn tồn tại Nhƣng vì khả năng của tác giả còn nhiều hạn chế nên từng quan điểm và giải pháp nêu ra chắc chắn không đem lại một hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất hoàn hảo Mặc dù vậy, tác giả vẫn hy vọng những giải pháp này mang lại nhiều điều hữu ích trong việc hoàn thiện quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ lạc Hồng

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập toàn cầu hóa nên ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh hiệu quả và vững mạnh trên thị trường thì phải tìm cách liên kết với nhau tạo thành tập đoàn lớn để cùng phát triển Chính vì thế, các hình thức mua bán, hợp nhất, sáp nhập và đầu tƣ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường xảy ra

Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành các Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn liên quan đến hợp nhất và lập Báo cáo tài chính hợp nhất để các doanh nghiệp vận dụng thực tế tại đơn vị mình Tuy nhiên, việc vận dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khiến doanh nghiệp hiểu sai vấn đề làm ảnh hưởng đến thông tin cung cấp trên Báo cáo tài chính hợp nhất, dẫn đến chất lƣợng Báo cáo tài chính không đáng tin cậy cho người sử dụng

Qua nghiên cứu thực trạng lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng còn nhiều sai sót, không những nguyên tắc cơ bản theo hướng dẫn của Thông tư 161/2007/TT-BTC Vì vậy, tác giả đã có đề xuất những giải pháp để hoàn thiện quy trình lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất

Tác giả hy vọng những giải pháp đề xuất có thể góp phần giúp cho chất lƣợng Báo cáo tài chính hợp nhất trong những năm tới của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng đáng tin cậy hơn, giúp cho người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cũng nhƣ tình hình hoạt đông kinh doanh của cả tập đoàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1 Bộ Tài Chính (2005), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 “ Hợp nhất kinh doanh”

2 Bộ Tài Chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”

3 Bộ Tài Chính (2007), Thông tư 161/2007/TT-BTC

4 Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Lạc Hồng năm

5 Bùi Phạm Tú Uyên (2012), Hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty PISICO, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

6 Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Phú Giang (2011), Kế toán hợp nhất kinh doanh và hợp nhất Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội

7 Nguyễn Thị Viên (2012), Hoàn thiện trình tự và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Sách Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 05/12/2022, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức(2) - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức(2) (Trang 38)
Hình 2. 2: Mơ hình bộ máy kế tốn - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
Hình 2. 2: Mơ hình bộ máy kế tốn (Trang 42)
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 73)
BẢNG BIỂU 02 : BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH NHẬN CỔ TỨC - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
02 BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH NHẬN CỔ TỨC (Trang 85)
BẢNG BIỂU 03 : BẢNG KÊ TỔNG HỢP CÁC GIAO DỊCH BÁN HÀNG TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
03 BẢNG KÊ TỔNG HỢP CÁC GIAO DỊCH BÁN HÀNG TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN (Trang 86)
BẢNG BIỂU 04 : BẢNG KÊ TỔNG HỢP CÁC GIAO DỊCH BÁN TSCĐ TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
04 BẢNG KÊ TỔNG HỢP CÁC GIAO DỊCH BÁN TSCĐ TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN (Trang 87)
BẢNG BIỂU 05 : BẢNG TỔNG HỢP VAY NỘI BỘ - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
05 BẢNG TỔNG HỢP VAY NỘI BỘ (Trang 88)
BẢNG BIỂU 06 : BẢNG TỔNG HỢP CÔNG NỢ PHẢI THU, PHẢI TRẢ NỘI BỘ NỘI BỘ  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
06 BẢNG TỔNG HỢP CÔNG NỢ PHẢI THU, PHẢI TRẢ NỘI BỘ NỘI BỘ (Trang 89)
BẢNG BIỂU 07 : LỢI NHUẬN TỪ CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT THEO PHƢƠNG PHÁP VỐN CHỦ SỞ HỮU  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
07 LỢI NHUẬN TỪ CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT THEO PHƢƠNG PHÁP VỐN CHỦ SỞ HỮU (Trang 90)
BẢNG KÊ GÓP VỐN BẰNG TIỀN STT  Đơn vị góp vốn  Đơn vị nhận vốn  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
n vị góp vốn Đơn vị nhận vốn (Trang 91)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU HỢP NHẤT CỦA BCĐKT VÀ BCKQKD - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU HỢP NHẤT CỦA BCĐKT VÀ BCKQKD (Trang 92)
Tài sản cố định hữu hình 40.149.163.208 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
i sản cố định hữu hình 40.149.163.208 (Trang 93)
hữu hình (15.584.780.748) - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
h ữu hình (15.584.780.748) (Trang 94)
Nguồn kinh phí đã hình thành - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
gu ồn kinh phí đã hình thành (Trang 97)
 Thiết lập lại Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
hi ết lập lại Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 99)
 Thiết lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất của Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
hi ết lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất của Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Trang 104)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU HỢP NHẤT CỦA BCLCTT - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU HỢP NHẤT CỦA BCLCTT (Trang 105)
PHỤ LỤC 02 : BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ LẠC HỒNG  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
02 BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ LẠC HỒNG (Trang 107)
Tài sản cố định hữu hình 221 V.06 40.149.163.208 16.935.943.860 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
i sản cố định hữu hình 221 V.06 40.149.163.208 16.935.943.860 (Trang 108)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp) - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
ti ếp) (Trang 109)
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
gu ồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Trang 110)
19.4 Bảng đối chiếu biến động của Vốn chủ sở hữu - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng
19.4 Bảng đối chiếu biến động của Vốn chủ sở hữu (Trang 132)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN