ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn tất cả các bệnh án của sản phụ được điều trị tại BVPSTW từ 8/2015 đến tháng 10/2016 phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
- Các thai phụ có thuổi thai 13-20 tuần (tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc siêu âm)
- Thai phụ không mắc các bệnh lý toàn thân
- Hồ sơ bệnh án ghi đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu của nghiên cứu
- Được điều trị theo phác đồ: uống 200 mg MFP sau 24 giờ thì đặt âm đạo 800 mcg MSP, tiếp theo mỗi 3 giờ lại ngậm dưới lưỡi 400 mcg MSP, tổng cộng 5 liều để ĐCTN
- Tuổi thai ˂13 tuần hoặc ˃20 tuần
- Tử cung có sẹo mổ, TC dị dạng
- Thai phụ không mắc các bệnh lý toàn thân
- Hồ sơ bệnh án ghi đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu của nghiên cứu.
Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Thời gian: từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Cỡ mẫu nghiên cứu
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên công thức tính cỡ mẫu là công thức [20]:
Z pq n = − n là cỡ mẫu nghiên cứu Chọn Z(1 - /2) = 1,96 tương ứng với = 0.05 p : tỷ lệ ĐCTN thành công phác đồ MFP kết hợp với MSP theo nghiên cứu của D.F.Abbas [23] và bằng 0,944 q = 1 – p = 0,056 d là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể nghiên cứu và bằng 0,05 (5%) Thay vào công thức trên ta có cỡ mẫu nghiên cứu là:
Tỷ lệ mất mất số liệu dự kiến là 10% nên phải thu thâ ̣p ít nhất là 90 bê ̣nh nhân.
Phương pháp thu thập thông tin
2.5.1 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
- Số liệu được thu thập từ các thông tin có sẵn trong bệnh án được lưu tại Phòng Kế hoạch tổng hợp BVPSTW
- Phiếu điều tra được xây dựng trên mục tiêu nghiên cứu ( tại Phụ lục)
2.5.2 Biến số và các chỉ số nghiên cứu
- Đặc điểm chung của phụ nữ tham gia nghiên cứu: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, lý do ĐCTN, tiền sử sinh đẻ, tiền sử ĐCTN, tuổi thai
- Tỷ lệ thành công, thất bại
- Sẩy thai hoàn toàn, sẩy thai không hoàn toàn
- Thời gian sẩy thai tính từ lúc dùng MSP
- Thủ thuật lấy thai, lấy rau
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
- Có/không điều trị bổ sung MSP
- Tổng lượng MSP gây sẩy thai
- Tổng lượng MSP bổ sung gây sổ rau
- TDKMM: sốt, rét run, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, đau đầu…
2.5.3 Kỹ thuật phân tích số liệu
Số liệu được nhập, làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 15.0, được phân tích theo phương pháp thống kê thông thường.
Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện khi có sự đồng ý của giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho bất kì mục đích nào khác
Nghiên cứu hồi cứu không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của phụ nữ trong nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân trắc học của đối tương Đặc điểm Chỉ số Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn Tiểu học 1 1,1
Tổng số 90 100 Địa dư Thành thị 34 37,78
THCS: trung học cơ sở
THPT: trung học phổ thông
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
TC, CĐ, ĐH, SĐH: trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học
Tuổi trung bình của đối tượng là 26.67 ± 6.46, trong đó nhỏ tuổi nhất là
16 tuổi, lớn tuổi nhất là 45 tuổi Nhóm tuổi chiếm phần lớn là từ 20-29 tuổi (chiếm tổng cộng 57,78%)
Nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là nội trợ (35,6%), sau đó là nhóm công chức (33.3%) Nhóm học sinh, sinh viên có 12 trường hợp (chiếm 13,3%) Trình độ học vấn nhiều nhất là TC, CĐ, ĐH, SĐH (48,9%) Trình độ tiểu học chỉ có 1 trường hợp
Về khu vực sinh sống, nông thôn chiếm đa số (62,22%),còn lại (37,78%) sống ở thành thị
Bảng 3.2 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân và tiền sử sản khoa của đối tượng Đặc điểm Chỉ số Số lượng (n) Tỷ lệ(%)
Tình trạng hôn nhân Kết hôn, có chồng 60 66,67
Li hôn, góa 4 4,44 Độc thân 26 28,89
Số lần phá thai Chưa lần nào 71 78,89
Số lần sinh Chưa có con 55 61,11
Nhóm phụ nữ đã có chồng chiếm đa số (66,67%), phụ nữ chưa có chồng cũng chiếm tỷ lệ khá cao (28,89%) Có 4 trường hợp ly hôn, góa chồng
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Về tiền sử phá thai, tỷ lệ phụ nữ chưa phá thai lần nào cao nhất (78,79%), sau đó là phá thai 1 lần (15,56%), có 5 phụ nữ (5,56%) phá thai trên 2 lần
Nhóm phụ nữ chưa có con chiếm tỷ lệ cao nhất (61,11%), 37,78% trường hợp có 2 con, có 1 trường hợp có trên 3 con
Biểu đồ 3.1 Lý do đình chỉ thai nghén
Nhận xét: Lý do ĐCTN phần lớn là do thai bất thường (43.33%), tiếp theo là do chưa chồng (27,78%), đủ con (25,56%) và lý do khác (3,33%)
Bảng 3.3 Tuổi thai của đối tượng nghiên cứu
Tuổi thai (tuần) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: tuổi thai trung bình là 15,90 ± 2,152 tuần, trong đó nhóm tuổi thai chiếm tỷ lệ cao nhất là 13-15 tuần (50%), nhóm tuổi thai 16-18 tuần đứng thứ 2 (36,7%), còn lại là nhóm tuổi thai 19-20 tuần (13,3%)
Thai bất thường Chưa chồng Đủ con
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Hiệu quả của phương pháp
Bảng 3.4 Tỷ lệ thành công của phương pháp
Sẩy thai không hoàn toàn 3 3,3
Nhận xét: Tỷ lệ thành công của phương pháp đạt 100% Sẩy thai hoàn toàn đạt 96,7%, có 3 trường hợp sẩy thai không hoàn toàn 100% trường hợp sổ rau tự nhiên, không cần các can thiệp và buồng tử cung 87,8% trường hợp sổ rau hoàn toàn, 11 trường hợp phải bổ sung MSP gây sổ rau
Bảng 3.5 Tỷ lệ sẩy thai phân bố theo thời gian
Nhận xét: Thời gian sẩy thai trung bình là 6,54 ± 2,97, thời gian sẩy ngắn nhất là 2,5 giờ, dài nhất là 18,83 giờ Có 4 trường hợp sẩy thai sau khi dùng
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU liều 1, tỷ lệ sẩy thai cao nhất trong khoảng 3-6 giờ sau dùng MSP (53,3%), 28,9% sẩy thai khi dùng liều 3, 13,4% trường hợp phải dùng đến liều 4-5 mới gây sẩy thai
Bảng 3.6 Thời gian sẩy trung bình trong các nhóm tuổi mẹ, tiền sử sản khoa Đặc điểm Thời gian sẩy (giờ) Số lượng (n)
Nhóm phụ nữ 35-39 tuổi có thời gian sẩy ngắn nhất (5,74 ± 1,39 giờ), nhóm phụ nữ trên 40 tuổi có thời gian sẩy dài nhất (8,31 ± 1,47 giờ)
Liên quan tới tiền sử sản khoa, thời gian sẩy thai ở nhóm phụ nữ chưa phá thai lần nào ngắn nhất (6,29 ± 2,64 giờ), dài nhất ở nhóm phá thai 1 lần (6,69 ± 4,53 giờ), nhóm phụ nữ phá thai trên 2 lần có thời gian sẩy trung bình
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
6,43 ± 1,00 giờ Thời gian sẩy thai giảm dần theo số lần sinh của đối tượng: phụ nữ chưa có con 6,59 ± 2,98 giờ, phụ nữ 1-2 con 6,51 ± 3,04 giờ, phụ nữ trên 3 con 5,25 ± 0 giờ
Bảng 3.7 Thời gian sẩy thai và lượng MSP trung bình gây sẩy thai theo tuổi thai
Tuổi thai (tuần) Lượng MSP(mcg) Thời gian sẩy (giờ) Số lượng (n)
Nhận xét: Ở nhóm tuổi thai 13 - 15 tuần thời gian sẩy (1334 ± 2,94 giờ) và lượng MSP cần để sẩy thai (5,67 ± 2,10 mcg) đều thấp nhất, lượng MSP cần để gây sẩy ở nhóm tuổi thai 16 – 18 tuần và 19 - 20 tuần khác nhau không đáng kể (1552 ± 421,4 mcg và 1550 ± 346,4 mcg) Thời gian sẩy kéo dài nhất ở nhóm thai 16 – 18 tuần (7,5 ± 3,74 giờ)
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ sổ rau phân bố theo thời gian
Nhận xét: 20% trường hợp sổ rau đồng thời với sổ thai 42,2% trường hợp sổ rau trong khoảng 1 -10 phút sau khi sẩy thai 21,1% trường hợp sổ rau sau sẩy thai 11 – 30 phút
Bảng 3.8 Thời gian sổ rau trung bình và lượng MSP bổ sung để sổ rau trung bình theo tuổi thai
Tuổi thai (tuần) Thời gian sổ rau (phút) Lượng MSP (mcg)
Thời gian sổ rau nhanh nhất là rau sổ đồng thời với thai (0 phút), chậm nhất là sau sổ thai 210 phút
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Lượng MSP bổ sung thấp nhất 400 mcg, cao nhất là 800 mcg, trung bình 440± 126,4 mcg Ở nhóm tuổi thai 13 - 15 tuần cả thời gian sổ rau (27,22 ± 37,69 phút) và lượng MSP bổ sung gây sổ rau (458±151,2 mcg) đều cao nhất Nhóm tuổi thai
16 -18 tuần sổ rau nhanh nhất (15,30 ± 22,91)
Bảng 3.9 Thời gian nằm viện trung bình theo tuổi thai
Tuổi thai (tuần) Thời gian nằm viện (ngày) Số lượng (n)
Nhận xét: Thời gian nằm viện trung bình 1,82 ± 0,834 ngày Thời gian nằm viện ngắn nhất là 1 ngày, lâu nhất là 2 ngày Thời gian nằm viện tăng dần theo tuổi thai.
Tác dụng không mong muốn
Bảng 3.10 Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Buồn nôn, nôn 22 24,4 ớn lạnh, rét run 65 72,2 Đau đầu 1 1.1
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Thuốc sử dụng để điều trị TDKMM
Các TDKMM bao gồm: ớn lạnh rét run chiếm đa số (72,2%), sốt (48,9%), nôn, buồn nôn (24,4%), tiêu chảy (11,1%), mẩn ngứa, phát ban (2,2%), đau đầu (1,1%), không có trường hợp nào chóng mặt
TDKMM cần điều trị là sốt bằng Paracetamol (30 trường hợp) và 1 trường hợp phát ban nhiều ở lòng bàn tay bằng Dimedrol
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
4.1.1 Tuổi của thai phụ Theo kết quả bảng 3.1 tuổi trung bình của thai phụ là 26.67 ± 6.46 tuổi kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây của: Lê Hoài Chương
(2005) tuổi trung bình là 25,5 ± 5,3 tuổi [7], Hamoda và cs (2005) với tuổi trung bình 25 ± 6,7 tuổi [36] ; Bunxu Inthapatha (2007)với tuổi trung bình 25,8 ± 7,4 [6]; Chai.J và Tang.O S (2008) với tuổi trung bình là 25,1 ± 5,5 [30];Nguyễn Thị Lan Hương (2012) với tuổi trung bình của nghiên cứu là 26,02 ± 6,52 tuổi [13]
Tuy nhiên tuổi trung bình lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Mantula và cs
(2011) tuổi ĐCTN trung bình là 23 tuổi [41]
Trong đó nhóm > 40 tuổi chiếm 4,44%, trường hợp nhiều nhất 45 tuổi; còn đại đa số tuổi từ 20 - 24 và 25-29 cùng chiếm 28,89% Điều này cũng hợp lý vì đây chính là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 13,3% trường hợp ĐCTN dưới 20 tuổi và đặc biệt có trường hợp chỉ có 16 tuổi Đây là vấn đề rất nguy hiểm cho bản thân người phụ nữ vì ĐCTN khi thai to có nhiều biến chứng và dễ để lại hậu quả sau này như: chấn thương tâm lý, dính BTC, vô sinh, nhiễm khuẩn Theo Nguyễn Thị Lan Hương (2012) tại BVPSTƯ, lứa tuổi ĐCTN từ 13 - 22 tuần tập trung chủ yếu ở nhóm 20 - 24 tuổi chiếm tỷ lệ 42,31%, tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 49 tuổi [13]; Atima Bharti và Seema Kumari (2016) nghiên cứu trên bệnh nhân có nhu cầu ĐCTN có tuổi thai của 13 - 20 tuần, có tới 44% bệnh nhân ở độ tuổi
4.1.2 Đặc điểm về nghề nghiệp và trình độ học vấn Trong nghiên cứu này, theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.1 nhóm học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 13,3 %, nhóm nghề nghiệp có tỷ lệ cao nhất là nội trợ với 35,6 %, tiếp theo là công chức với 33,3% So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương nhóm làm nghề tự do ĐCTN từ 13 - 22 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất tới 42,3%, tiếp theo là nhóm học sinh, sinh viên chiếm 30,0% và nhóm làm nông nghiệp và công nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất [13]
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Cũng theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.1 trình độ học vấn trung học cơ sở là 13,3%; trung học phổ thông chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,7% và trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm cao nhất 48,9%, thấp nhất là trình độ tiểu học chiếm 1,1% với 1 trường hợp Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2013) tỷ lệ ĐCTN của học sinh, sinh viên là 18,67% và của cán bộ, viên chức 36,67%, phụ nữ tham gia nghiên cứu có trình độ trung học phổ thông là 24,00% và nhóm có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 68,33% [16] Tỷ lệ HS, SV trong nghiên cứu thấp hơn kết quả một số nghiên cứu trước đây: tác giả Carbonell (1998) là 39% [29], Phan Thanh Hải
(2008) là 31,17% [10], Mantula và cs (2011) là 24,1% - 26,1% [41] Tuy nhiên theo một số nghiên cứu khác thì trình độ ĐH, SĐH lại chiếm tỷ lệ thấp so với nghiên cứu này: Bunxu Inthapatha 24,6% [6], Carbonell 7,8% [29] Như vậy cho thấy sự nổi trội ở nhóm học thức cao Đây là những người đã có kiến thức, biết suy nghĩ, có định hướng để lại ĐCTN khi thai đã to chấp nhận đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, lý do có thể là nhóm phụ nữ này được tiếp cận thông tin, hiểu biết về quá trình thai nghén nên đi khám thai định kỳ và làm chẩn đoán trước sinh nên sớm phá hiện ra bệnh lý của thai
4.1.3 Tình trạng hôn nhân, tiền sử ĐCTN và tiền sử sinh đẻ
Trong nghiên cứu này, theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.2 số phụ nữ chưa có chồng là 28,89%, chiếm phần lớn là phụ nữ đã có chồng 66,67%
Kết quả này cho thấy tỷ lệ phụ nữ chưa từng kết hôn gần tương tự so với Phan Thành Nam (2006) là 25,8% [15] và của Nguyễn Thị Nga (2013) tỷ lệ này là 35% [16] Tuy nhiên thấp hơn các nghiên cứu khác như: Bunxu Inthapatha (2007) số trường hợp chưa kết hôn chiếm đa số 61,6% [6];
Mentula và cs (2011) thì tỷ lệ này chiếm 68,70% [42]; Nguyễn Thị Lan Hương (2012) tỷ lệ phụ nữ chưa kết hôn chiếm 54,61% [13] Có thể do trong nghiên cứu này số lượng bệnh nhân có gia đình nhưng thai dị tật chiếm tỷ lệ cao
Theo kết quả Bảng 3.2 số trường hợp chưa ĐCTN lần nào chiếm tỷ lệ rất cao nhất chiếm 78,89%, tiếp đó nhóm có tiền sử ĐCTN 01 lần chiếm 15,56%, nhóm có tiền sử ĐCTN từ 02 lần trở lên chỉ là 5,56% Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) trường hợp
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU chưa ĐCTN lần nào chiếm 66,15% - 70% và trường hợp ĐCTN > 02 lần chiếm 10,77% - 7,69% [13] Theo Kaur và cs (2015) thì có 66,66% các trường hợp chưa ĐCTN lần nào và ĐCTN 01 đến 02 lần chiếm 31,25% [68]
Tỷ lệ phụ nữ chưa ĐCTN lần nào cao hơn một số nghiên cứu như: nghiên cứu của Chai J và cs (2008) là 50,7% [30], Nguyễn Thị Như Ngọc và cs
(2008) chỉ là 30,8% [22] Có thể do tỷ lệ ĐCTN do thai bất thường chiếm khá cao ở nhóm chưa ĐCTN lần nào dẫn tới làm tăng tỷ lệ này so với các nghiên cứu khác
Cũng theo kết quả bảng 3.2 cho thấy số trường hợp chưa có con nào chiếm tỷ lệ cao nhất 61,11%, tiếp đó nhóm có 01 - 02 con chiếm 37,78%, nhóm có ≥ 03 con chỉ chiếm Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ngọc và cs (2011) trường hợp chưa có con là 59,2% [22], Chai.J & Tang.O.S (2008) thì 62% các trường hợp chưa có con nào [30], Nguyễn Thị Lan Hương (2012) trường hợp chưa có con nào chiếm 63,32% và sản phụ có > 03 con chỉ là 1,16% [13] Tuy nhiên nghiên cứu của Hamoda và cs (2005) trường hợp chưa có con nào chỉ chiếm 41,7% [36], Kaur và cs
(2015) nghiên cứu các trường hợp ĐCTN 13 - 20 tuần thì 41,66% các trường hợp chưa có con nào[68]
4.1.4 Lý do ĐCTN Nhìn vào biểu đồ 3.1 lý do ĐCTN vì thai dị tật chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu là 43,33%, lý do chưa chồng và đủ con chiếm tỷ lệ gần như nhau lần lượt là: 27,78% và 25,56% Theo tác giả nghiên cứu của Phan Thanh Hải (2008) tỷ lệ ĐCTN do chưa kết hôn là 47,4%, tiếp theo là thai bất thường 27,92%, do giới tính 18,18% [10]; Nguyễn Thị Lan Hương các phụ nữ đến ĐCTN với rất nhiều lý do khác nhau, hay gặp nhất là chưa có chồng chiếm 53,84%, thai bất thường chỉ chiếm 12,31% [13] Do ngày nay, các kiến thức về sức khỏe sinh sản và sàng lọc trước sinh được tiếp cận phổ biến làm cho tỷ lệ phát hiện dị tật bẩm sinh tăng lên và tỷ lệ do có thai ngoài ý muốn trước hôn nhân giảm xuống
4.1.5 Tuổi thai trong nghiên cứu Trong nghiên cứu này, theo kết quả tại Bảng 3.3 tuổi thai từ 13-15 tuần chiếm 50 %, thai từ 16-18 tuần chiếm 36,7%, thai từ 19-20 tuần chiếm 13,3 %
Tuổi thai trung bình là 15,90 ± 2,152 tuần Kết quả nghiên cứu tương đương với
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU kết quả nghiên cứu của Agarwal N và cs (2014) tuổi thai 15,90 [60]; Nalini Sharma và cs (2017) tuổi thai 15,85 ± 1,68 [73] Tuy nhiên kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) với tuổi thai trung bình là 16,25 ± 2,41[13] có thể do độ tuổi của thai trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn bắt đầu từ 13 tuần đến 20 tuần Đặc biệt, theo Nguyễn Thị Lan Hương (2012) nghiên cứu ĐCTN từ 13 đến 22 tuần thì tuổi thai 13 tuần chiếm số lượng khá ít (8,85%) Trong khi đó, kết quả nghiên cứu lại cao hơn một số nghiên cứu:
Hamoda và cs (2005) với tuổi thai trung bình là 14,60 [36], Tang O S (2008) với tuổi thai trung bình là 13,70 ± 1,70 [49].
Bàn luận về hiệu quả của phương pháp
4.2.1 Bàn luận về tỷ lệ thành công của phương pháp
Kết quả điều trị thành công của phương pháp điều trị trong nghiên cứu là sẩy thai hoàn toàn hoặc không hoàn toàn: các trường hợp sau khi sẩy thai và sổ rau không cần phải can thiệp cấp cứu thêm vào BTC trong toàn bộ quá trình dùng thuốc
Theo Bảng 3.4 tỷ lệ thành công của phác đồ phối hợp MFP với MSP trong nghiên cứu của chúng tôi là 100% trong vòng 24 giờ sau khi dùng liều MSP đầu tiên Nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào phải uống MFP và dùng MSP đợt thứ 02
Tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn tức là sau sẩy thai và sổ rau không cần bất cứ can thiệp gì vào BTC là 96.67% Có 03 trường hợp sẩy thai không hoàn toàn (chiếm 3.33%), trong đó có 01 trường hợp ở nhóm 13-15 tuần; 02 trường hợp của nhóm
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công của phương phá cao hơn của nghiên cứu của Nalini S và cs (2017) là 91,4% mặc dù liều lượng và đường dùng thuốc tương tự nhưng khoảng cách giữa các liều MSP dài hơn (4 giờ) [60] Kết quả cũng cao hơn so với các tác giả khác như: Ashok và cs (2004) 97,1% [26]; Lokeland và cs (2010) 91,5% [40]; Agarwal N và cs (2014) 95%
[27], mặc dù cùng phác đồ sử dụng lượng thuốc điều trị, điều này có thể các tác giả này áp dụng cho tuổi thai cao hơn hoặc có thể do đường dùng thuốc trong nghiên cứu là ngậm dưới lưỡi MSP sau khi dùng liều MSP đầu tiên đặt âm đạo hợp lý và hiệu quả hơn Kết quả nghiên cứu cũng cao hơn nhiều so với Nguyễn
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Thị Lan Hương (2012), có thể tác giả này áp dụng cho tuổi thai cao hơn và liều MSP đầu tiên thấp chỉ bằng một nửa (400 mcg MSP so với 800 mcg MSP) [13].
Akkenapally và cs (2016) cũng áp dụng cùng đường dùng thuốc nhưng liều đặt âm đạo đầu tiên chỉ là 600 mcg MSP thì tỷ lệ thành công thấp hơn là 96% [24]
Theo Bảng 3.5 sự phân bố tỷ lệ sẩy thai theo thời gian có 4,4% trường hợp trong 03 giờ đầu sau khi dùng liều MSP đầu tiên, 57,7% trường hợp sảy thai sau 6 giờ, 86,6% trường hợp sẩy thai sau 9 giờ, tỷ lệ phải dùng liều 4-5 ( sẩy sau
9 giờ) là 13,4% Kết quả nghiên cứu tương tự nghiên cứu: Tang O.S (2005) sẩy thai trong vòng 06 giờ là 58,6% [50]; nghiên cứu Agarwal N (2014) sẩy thai trong vòng 03 giờ là 12,5%, trong vòng 06 giờ là 57,5% và trong vòng 12 giờ là 92,5% [60] Đồng thời, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) tỷ lệ sẩy thai trong 06 giờ đầu sau dùng MSP là 21,85% và trong vòng 12 giờ là 65,54% [13]; Nguyễn Thị Như Ngọc (2011) tỷ lệ sẩy thai trong 15 giờ đầu sau dùng MSP là 79,8% [22], có thể giải thích do liều MSP đầu tiên cao hơn gấp đôi so với tác giả.Tuy nhiên, kết quả lại thấp hơn Chai.J và cs (2008) sẩy thai sẩy thai trong vòng 03 giờ là 15,7% và trong vòng 06 giờ là 75,7% [30]
4.2.2 Bàn luận về thời gian sẩy thai 4.2.2.1 Thời gian sẩy thai trung bình
Theo Bảng 3.5 thời gian sẩy thai trung bình là 6,54 ± 2,97 giờ, Thời gian sẩy thai ngắn nhất 2,5 giờ, đây là các trường hợp sau khi dùng liều MSP đặt âm đạo đã sẩy thai Thời gian sẩy thai dài nhất ở cả hai nhóm nghiên cứu là 18,83 giờ, các trường hợp này dùng hết 05 liều MSP (01 liều đặt âm đạo và 04 liều ngậm dưới lưỡi) của đợt dùng thuốc thứ nhất thì sẩy thai Nhận thấy, thấy thời gian sẩy thai trung bình trong nghiên cứu tương đương với nghiên cứu của Namrata Sirmor (2005) là 6,72 ± 2,26 giờ [43] và của Akkenapally và cs (2016) là 6,19 ± 2,70 giờ [24] Kết quả thời gian trung bình gây sẩy thai thấp hơn của các tác giả: Nilas L và cs (2007) là 9,8 giờ [44]; Nguyễn Thị Lan Hương
(2012) là 8,32 giờ [13]; Mentula và cs (2011) là 8,5 giờ [41] ,có thể do nghiên cứu của các tác giả trên với tuổi thai cao hơn hoặc dùng liều MSP đầu tiên thấp hơn (400 mcg so với 800 mcg MSP);Nalini S và cs (2017) thời gian trung bình sẩy thai là 8,25±2,41 [73], do khác nhau đường dùng liều đầu tiên (đường âm đạo so với nghiên cứu của Nalini S và cs là đường ngậm dưới lưỡi)
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
4.2.2.2 Mối liên quan tuổi thai và thời gian sẩy thai
Theo Bảng 3.6 cho thấythời gian sẩy thai trung bình của nghiên cứu ở tuổi thai 16-18 tuần và 19-20 tuần cao hơn hẳn so với nhóm tuổi thai 13-15 tuần (7,5 ± 3,74 giờ và 7,19 ± 2,61 giờ so với 5,67± 2,1giờ) Kết quả tương tự như nghiên cứu của Nilas L và cs (2007) thời gian ĐCTN kéo dài hơn ở những phụ nữ có thai trong khoảng 17- 22 tuần (10,2 giờ) so với phụ nữ có tuổi thai thấp (6,8 giờ) [44]; Rao Y (2015) thời gian để ĐCTN tuổi thai < 16 tuần là 8,5 ± 1,8 giờ so tuổi thai ≥ 16 tuần là 10,52 ± 2,87 giờ [72] Có thể giải thích vì giai đoạn 3 tháng giữa có sự cân bằng về nội tiết, tế bào cơ tử cung ít nhạy cảm với những yếu tố kích thích gây CCTC, trong khi đó CTC dài dần theo tuổi thai đến thời điểm 20 - 25 tuần CTC có chiều dài lớn nhất , màng ối dính tương đối sát vào mặt trong BTC và lỗ trong CTC nên khó khăn cho sự giãn nở và mở CTC để gây sẩy thai [19]
4.2.2.3 Mối liên quan giữa tiền sử sinh đẻ và thời gian sẩy thai
Theo bảng 3.6 cho thấy, thời gian sẩy thai giảm dần theo số lần sinh của đối tượng: phụ nữ chưa có con (6,59 ± 2,98 giờ), phụ nữ 1-2 con (6,51 ± 3,04 giờ), phụ nữ trên 3 con (5,25 ± 0) giờ Như vậy kết quả này tương tự với những nghiên cứu trước đây: Goh.S.E và cs (2006) 7,6 giờ ở phụ nữ chưa đẻ so với 6,0 giờ ở phụ nữ đã đẻ [35]; Rao Y và cs (2015) nhóm phụ nữ chưa sinh đẻ cũng có thời gian sẩy thai dài hơn nhóm phụ nữ đã sinh đẻ (10,6 ± 2,8 giờ so với 9,3 ± 2,6 giờ) [72] Điều này có thể giải thích là phụ nữ đã sinh đẻ thì cổ tử cung mềm, lỏng lẻo hơn của người chưa sinh con so do từng giãn nở ở lần sinh trước, mặt khác CTC người con rạ bè nên cũng dễ mở dưới tác dụng của cơn co tử cung hơn người con so.
4.2.3 Lượng MSP cần thiết cho sẩy thai
4.2.3.1 Lượng MSP trung bình cần thiết cho sẩy thai
Theo Bảng 3.7 lượng MSP thấp nhất là 800 mcg là các trường hợp sau khi dùng liều MSP đặt âm đạo đã gây sẩy thai Lượng MSP cao nhất là 2400 mcg là các trường hợp này sau khi dùng liều đặt âm đạo thì dùng thêm 04 liều ngậm dưới lưỡi mới sẩy thai Lượng MSP trung bình cần cho sẩy thai 1436 ± 352,2 mcg Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nalini Sharma và cs
(2017) lượng MSP trung bình cần cho sẩy thai là 1405,714 ± 280,69 mcg [73]
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cao hơn so với các tác giả khác như: Tripti Nagariavà cs (2005) lượng MSP trung bình cần thiết để sẩy thai là 1186 ± 291,64 mcg [24]; Akkenapally và cs (2016) lượng MSP trung bình là 1046 ± 392,71 mcg [24], do liều MSP liều 1 cao hơn 800 mcg so với 400-600 mcg
Liều MSP cũng cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) lượng MSP trung bình là 1240 ± 386 mcg[13] ;Nguyễn Thị Như Ngọc và cs (2016) lượng MSP trung bình là 1200 mcg [22], do các tác giải này sử dụng MSP liều chỉ bằng 1 nửa Kết quả nghiên cứu thấy lượng MSP sử dụng để gấy sẩy thai nhỏ hơn nghiên cứu của Louie K.S và cs (2016) lượng trung bình của MSP cần thiết gây sẩy thai tới 1600 mcg [21]
4.2.3.2 Lượng MSP trung bình cần thiết cho sẩy thai theo tuổi thai