1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt tiếp nước ngoài tại việt nam

49 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả Lê Thị Thảo, Nguyễn Thị Cẩm Ly, Trần Thị Uyển Nhi, Khúc Thuỳ Trang, Cù Phương Thảo, Bùi Thị Mai Hương, Bùi Minh Nguyệt, Nguyễn Ngọc Đức
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 792,01 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (3)
    • 1. Khái niệm (0)
      • 2.1. Theo động cơ của nhà đầu tư (3)
      • 2.2. Theo định hướng của nước nhận đầu tư (4)
      • 2.3. Theo hình thức thâm nhập (4)
      • 2.4. Một số cách phân loại khác (4)
    • 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (5)
      • 3.1. Nhân tố từ môi trường kininh tế vĩ mô (5)
  • Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (6)
    • 1. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (1)
    • 2. Một số dự án lớn trong năm 2021 (9)
    • 3. Đánh giá đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế-xã hội (10)
      • 3.1. Mặt tích cực (10)
  • Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (16)
  • KẾT LUẬN (19)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (20)

Nội dung

Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

3 1 Nhân tố từ môi trường kininh tế vĩ mô

- Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, chính sách thuế, ưu đãi

- Độ mở cửa kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận, luật đầu tư

- Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa – tiền tệ

- Hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận vốn FDI

3.2 Nhân tố liêiên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài

- Môi trường kinh tế thế giới

- Hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI quốc tế

- Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

- Tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài

Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

2 Ngguuyyễễn Thhị Cẩẩm Ly 233AA4400550022336 Chhưươơnng II

2 Đánh giá đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế - xã

3 Trrầần Thhị Uyyểển Nhhi 233AA4400550044116 hội Thhuuyyếết trrììnnh

4 Khhúúc Thhuuỳ Trraanng 233AA4400550044551 Thhuuyyếết trrình

5 Cù Phhưươơnng Thhảảo 222AA4400770022003 Slliidde

6 Bùùi Thhị Maai Hưươơnng 222AA44007700091 Woorrdd, chhuuẩẩn bị cââu hỏỏi

7 Bùùi Miinnh Ngguuyyệệt 222AA4400770011777 Chhưươơnng I: Tổổnng quuaan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

8 Ngguuyyễễn Nggọọc Đứức 222AA4400770000994 Chhưươơnng IIIII: Giiảải phhááp nââng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam + KẾT LUẬN

Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

2.1 Theo động cơ của nhà đầu tư 3

2.2 Theo định hướng của nước nhận đầu tư 4

2.3 Theo hình thức thâm nhập 4

2.4 Một số cách phân loại khác 4

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

3.1 Nhân tố từ môi trường kininh tế vĩ mô 5

3.2 Nhân tố liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài 5

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tại Việt Nam năm 2021 6

1 Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 6

1.1 Số lượng và quy mô dự án 6

1 4 Cáác đốối táác chhủ yếếu 9

2 Một số dự án lớn trong năm 2021 9

3 Đánh giá đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế-xã hội 10

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 16

Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investment” và được dịch ra là đầu tư trực tiếp nước ngoài Có nhiều khái niệm về FDI như sau:

Theo BPM6: FDI là một loại hình đầu tư xuyên biên giới, trong đó nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động quản lý doanh nghiệp đặt tại một quốc gia khác

Theo UNCTAD: FDI là một loại hình đầu tư liên quan tới mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một chủ 5 thể cư trú tại một nền kinh tế đối với một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác

Theo OECD: FDI là một loại hình đầu tư xuyên biên giới được thực hiện bởi một chủ đầu tư nước ngoài với mục tiêu thiết lập một lợi ích dài hạn tại một doanh nghiệp đặt tại một quốc gia khác

2.1 Theo động cơ của nhà đầu tư FDI theo chiều ngang

Mục đích: Mở rộng quy mô sản xuất các hàng hóa cùng loại hoặc tương tự ở trong nước tại nước ngoài Giúp nhà đầu tư tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô và khai thác toàn bộ lợi thế độc quyền

Khai thác thị trường các yếu tố đầu vào tại nước ngoài (liên kết lùi -backward vertical FDI) Tận dụng các nguồn lực giá rẻ tại nước ngoài và giành quyền kiểm soát những nguồn nguyên liệu thô

Khai thác các kênh phân phối tại nước ngoài (liên kết tiến - forward vertical FDI) Nhằm phá vỡ những rào cản gia nhập thị trường và thúc đẩy quá trình phân phối, tiêu thụ sản phẩm được sản xuất trong nước tại nước ngoài

Mục đích: đa dạng hóa ngành kinh doanh nhằm phân tán rủi ro, thâm nhập ngành có tỷ suất lợi nhuận cao

Chủ đầu tư & đối tượng tiếp nhận hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Thực hiện đồng thời 2 chiến lược: quốc tế hóa & đa dạng hóa

2.2 Theo định hướng của nước nhận đầu tư

FDI thay thế nhập khẩu

Liên quan tới hoạt động sản xuất các hàng hóa mà trước đầy nước nhận đầu tư phải nhập khẩu → Nhập khẩu của nước nhận đầu tư và xuất khẩu của nước đi đầu tư sẽ giảm xuống

FDI gia tăng xuất khẩu

Liên quan tới hoạt động sản xuất giúp nước nhận đầu tư tăng cường xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa sang quốc gia đi đầu từ và các quốc gia thứ ba 2 Thu hút ngoại tệ, cải thiện cần cân thanh toán quốc tế

FDI do Chính phủ khởi xướng

Chủ yếu nhằm mục đích phát triển các ngành sản xuất còn yếu kém, các ngành kinh tế còn khó khăn và cải thiện cán cân thanh toán

2.3 Theo hình thức thâm nhập Đầu tư mới

Nhà đầu tư thiết lập hoạt động sản xuất, phân phối hoặc cơ sở mới tại quốc gia nhận đầu tư

Mua lại và sát nhập xuyên biên giới

Nhà đầu tư mua lại hoặc hợp nhất hoạt động kinh doanh với một doanh nghiệp mục tiêu tại nước nhận đầu tư

Nhà đầu tư hợp tác với doanh nghiệp địa phương, với tổ chức chính phủ hoặc với doanh nghiệp nước ngoài khác tại quốc gia nhận đầu tư để thành lập một doanh nghiệp liên doanh

2.4 Một số cách phân loại khác

Theo mục tiêu chiến lược của nhà đầu tư:

FDI mở rộng: nhằm gia tăng doanh số và lợi nhuận thông qua việc tận dụng những lợi thế đặc thù của chính mình

FDI phòng vệ: nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua việc khai thác những nguồn đầu vào giả rẻ tại nước nhận đầu tư Phân loại của Kojima

FDI định hướng thương mại: FDI có tác động tích cực tới hoạt động thương mại toàn cầu

FDI định hướng phi thương mại: FDI có tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại toàn cầu

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

3 1 Nhân tố từ môi trường kininh tế vĩ mô

- Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, chính sách thuế, ưu đãi

- Độ mở cửa kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận, luật đầu tư

- Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa – tiền tệ

- Hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận vốn FDI

3.2 Nhân tố liêiên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài

- Môi trường kinh tế thế giới

- Hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI quốc tế

- Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

- Tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2021

1 Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 1.1 Số lượng và quy mô dự án

Sau hơn 30 năm Việt Nam mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn FDI đã đóng góp vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, dòng vốn FDI có xu hướng giảm sút cả về vốn đăng ký và dự án cấp mới sau khi đạt đỉnh vào năm 2019 Nguyên nhân là do tác động của dịch Covid-19, hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng đang bị trì hoãn, bao gồm các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư, các hội thảo, các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn xúc tiến đầu tư… Tuy nhiên, dòng vốn FDI có dấu hiệu tăng trưởng trở lại vào năm 2021 do Chính phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, ban hành nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp cũng như các quy định, hướng dẫn thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp đang dần khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh

Năm 2021, kết quả thu hút vốn FDI đã có sự tăng trưởng trở lại, được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế vốn chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 Theo Cục Đầu tư nước ngoài (2021), tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020

Trong đó, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2020 Đây có thể coi là một con số “ấn tượng” trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang sụt giảm và có nhiều điều chỉnh do tác động từ đại dịch Covid-19. Điều đó không chỉ cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam mà còn là thành quả của quá trình nỗ lực “vượt dịch” của Chính phủ và của các địa phương trên cả nước Tính lũy kế đến ngày 20/12/2021, cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng 61,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Cơ cấu ĐTNN năm 2021 theo ngành

Tính đến ngày 20/12/2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 533 dự án cấp mới và tổng vốn đầu tư đạt trên 18,120 tỷ USD, chiếm

Một số dự án lớn trong năm 2021

Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021)

Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021)

Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021)

Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp GCNĐKĐT ngày 23/7/2021)

Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt

Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021).

Đánh giá đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế-xã hội

Khu vực kinh tế có vốn Đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động. a Về kinh tế

FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có biếiến động lớn Đến tháng 7/2021, khu vực FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 19,74 tỷ USD trong cả năm 2021, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 3 điểm phần trăm so với 11 tháng năm

2021 Việc gia tăng vốn FDI được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước: Ước tính GDP năm

2021 tăng 2,58% Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%

FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp:

Về tác động của FDI đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, sự tham gia của khu vực FDI trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sự tập trung vốn FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành công nghiệp khác, là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năng động và gia tăng năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao trong nền kinh tế FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu.

FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp Đáng chú ý, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh Tính đến tháng 7/2021, cả nước có 1.006 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trải rộng vào 18 ngành, lĩnh vực Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ… Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ:

FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy…Ngay đầu năm 2021, Tập đoàn Intel đã đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam (IPV) trong dự án tăng cường sản xuất các sản phẩm hiện đại của Intel Đây là khoản đầu tư mới để xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip hiện đại tại Khu Công nghệ cao TPHCM.

Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ

Trong Nông - Lâm - Ngư nghiệp, FDI đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới

Tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế:

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn FDI Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô: Đối với doanh nghiệp FDI, bằng việc đổi mới công nghệ, các chuỗi sản xuất được an toàn nên tất cả các chỉ số đề ra về doanh thu, xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước đều tăng Cụ thể, năm 2021, các doanh nghiệp FDI đạt tổng doanh thu trên 7.217 triệu USD, tăng 6% so với năm ngoái; giá trị xuất khẩu đạt 5.556 triệu USD, tăng 8%; nộp ngân sách nhà nước trên 4.337 tỷ đồng

FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu… Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế:

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 247,5 tỷ USD tăng 21,1%, chiếm đến 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới

Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, FDI đã tạo ra nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ. Bên cạnh đó, FDI còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng b Về xã hội Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực:

Khu vực doanh nghiệp FDI đã tạo ra việc làm trực tiếp cho 4,6 triệu người (năm

2021), chiếm hơn 7% tổng số lao động của nước ta và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Trong đó, có nhiều lao động đã được đào tạo và tiếp cận với trình độ công nghệ, quản lý tiên tiến của thế giới Có thể lấy Tập đoàn Samsung làm ví dụ cho sự đóng góp của khu vực này Đến nay, Tập đoàn này đã đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam và thường xuyên chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thông qua mặt hàng chính điện thoại cao cấp và linh kiện điện tử Hiện, Samsung thu hút hơn 170.000 lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh, Thái Nguyên

Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới:

Thu hút FDI góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó, giúp nâng cao tầm vóc, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời, tạo ra những áp lực để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn và thực chất hơn theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

tiếp nước ngoài tại Việt Nam

1 Các ban ngành và địa phương cần đồng thuận và thực hiện quyết liệt tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo tinh thần của Trung ương và chỉ đạo Chính phủ

Cần phải xây dựng chiến lược rõ ràng đối với đầu tư nước ngoài trong giai đoạn điều chỉnh mô hình tăng trưởng Chiến lược này nên thể hiện rõ mục tiêu thu hút FDI trong giai đoạn mới phải đặt trọng tâm là chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sản xuất của khu vực nội địa, gắn chặt với một số đối tác chiến lược, cụ thể trong quy hoạch phát triển, tiêu chuẩn môi trường Bên cạnh đó phải hướng đến quản lý và phát triển nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường Chiến lược đối với FDI trong giai đoạn tới cũng phải chú trọng yếu tố phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.

2 Nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI Ưu tiên những dự án công nghệ cao, có khả năng chuyển giao công nghệ Muốn đạt được điều này cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ để thu hút những dự án đầu tư sản xuất có công nghệ cao từ các:” Tập đoàn xuyên quốc gia” Muốn phát triển nhanh công nghiệp phụ trợ, ngoài việc phải đưa ra chiến lược phát triển rất cụ thể cho ngành này thì cần phải đẩy mạnh phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ hay khu vực kinh tế tư nhân Và biện pháp cốt lõi nhất chính là thực hiện các chính sách bình đẳng các loại hình doanh nghiệp

Phải đặc biệt chú trọng thu hút các dự án nghiện cứu và triển khai (R&D), cần có chính sách mạnh hơn khuyến khích hoặc ép buộc một số nhà đầu tư nước ngoài thiết lập các trung tâm R&D tại Việt Nam

3 Thu hút nhiều TNC, MNE hàng đầu thế giới đầu tư và thúc đẩu sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài

Thứ nhất, phải tạo được cơ chế chính sách rõ ràng, có khả năng tiên đoán được Thứ hai, thực hiện nghiêm túc quyền sở hữu trí tuệ

Thứ ba, phát triển hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao

Thứ tư, nên có những ưu đãi đặc biệt dành cho các đối tác đầu tư chiến lược.Đối với các TNC, MNE, việc đọc được ý đồ của họ là rất quan trọng, muốn vậy cơ quan trức năng địa phương, nhất là sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý KCN, KKT, KCX phải thu nhập, xử lý các thông tin có liên quan đến nhà đầu tư.

Thứ năm, cần tiếp tục có chiến lược xúc tiến tầm quốc gia đối với những TCN, MNE này Để thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, cần tăng cường khả năng thông tin để giúp các ông ty trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hiểu rõ hơn về nhau Và trên hết là phải chú trọng phát triển các doanh nghiệp trong nước Bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng phải nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp cận các TNC, MNE, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm và phương thức cung cấp sản phẩm

4 Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách

Hệ thống pháp luật, chính sách cần phải đồng bộ, minh bạch và được thực thi nghiêm túc từ trên xuống dưới, tránh những thay đổi đột ngột và không có khả năng tiên đoán, các văn bản hướng dẫn luật phải được ban hành kịp thời và đồng bộ, các chính sách ban hành phải được áp dụng thống nhất, tuyệt đối không có ngoại lệ

Cần có một số điều chỉnh luật và chính sách để thu hút và quản lý FDI tốt hơn trong chiến lược phát triển mới của Việt Nam Luật đầu tư cần có những quy định rõ ràng để ngăn chặn những dự án không phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước Đối với những dự án làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài, thậm chí buộc đóng cửa nhà máy Sửa đổi, bổ sung Luật lao động để điều chỉnh tốt việc xung đột lợi ích trong quan hệ lao động, phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức công đoàn đối với việc bảo vệ quyền lợi người lao động…

5 Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với FDI

Về mặt tổ chức quản lý: Chính sách thu hút FDI cần phải định rõ những tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chí về công nghệ môi trường làm cơ sở cho các quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư Khi thẩm định dự án công nghiệp, cần đòi hỏi nhà đầu tư phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải.

Về giám sát điều hành: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý và cấp phép dự án FDI ở các địa phương và tình hình thực hiện nghĩa vụ cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các FIE Đối với hoạt động chuyển giá, VN cần phải có một số giải pháp tình thế, nhà nước cần tăng cường năng lực đội ngũ làm chuyên môn, chuyên trách về những lĩnh vực như thuế hoặc kiểm soát giá

6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Về nâng cao chất lượng lao động để tiếp cận công nghệ hiện đại: Chú trọng đào tạo nghề, cần có chiến lược và chính sách đón đầu trong đào tạo nguồn nhân lực Đi đôi với việc giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường cần phải giám sát, đánh giá, kiểm tra một cách chặt chẽ quá trình đào tạo ở các trường và cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

Nhanh chóng thúc đẩy phát triển thị trường lao động tạo ra tác động lan tỏa đến việc đào tạo tại các cơ sở đào tạo và ý thức của học viên

Với nguồn nhân lực quản lý nhà nước về FDI: Phải thực hiện tốt khâu tuyển chọn và phải thường xuyên đào tạo nâng cao hoặc bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách về thẩm định dự án, quản lý dự án Tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ phải có tâm huyết và đồng thời có chế độ đãi ngộ tương xứng với trình độ và năng lực, hiệu quả công việc của các cán bộ này

7 Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng

Phải thực hiện có chọn lọc, cần dành ưu tiên cho các vùng kinh tế trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải, thiếu đồng bộ

Phải xây dựng được những: “Khu kinh tế tự do” thật sự khác biệt với bên ngoài Khu để thu hút FDI có chất lượng Khu kinh tế này phải đủ rộng lớn với hạ tầng đồng bộ, chất lượng cao, có cả những ngành phù trợ Song song với đó, có thể áp dụng các cơ chế đặc biệt thật sự “tự do” để các nhà đầu tư phát huy thế mạnh của mình.

Ngày đăng: 05/12/2022, 06:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cục đầu tư nước ngoài, B. kế hoạch và đầu tư. (2021). Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của việt nam năm 2021. Trungtamwto.Vn.. https://trungtamwto.vn/file/21522/2-tinh-hinh-dau-tu.pdf Link
3. Cục đầu tư nước ngoài, B. kế hoạch và đầu tư. (2021, December 24). Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/f3cb5873-74b1-4a47-a57c-a491e0be4051/NewsID/ 5d476094-8272-4d9d-b810-1609ce7b67b3/MenuID Link
4. Thu hút FDI năm 2021, dự báo năm 2022. (2022, February 18). IPCS. Retrieved October 2, 2022, https://ipcs.mpi.gov.vn/thu-hut-fdi-nam-2021-du-bao-nam-2022/ Link
5. Doanh thu của doanh nghiệp FDI đạt gần 22,4 tỷ USD. (n.d.). Báo Đồng Nai. Retrieved October 2, 2022, http://baodongnai.com.vn/tintuc/202201/doanh-thu-cua-doanh-nghiep-fdi-dat-gan-224-ty-usd-3098221/ Link
6. Tập đoàn Intel rót thêm 475 triệu USD đầu tư vào Việt Nam. (2021, January 27). Vietnam.Vn Cổng Thông Tin Đối Ngoại. Retrieved October 2, 2022, https://vietnam.vn/kinh-te/tap-doan-intel-rot-them-475-trieu-usd-dau-tu-vao-viet-nam-20210127144930545.html Link
1. Giáo trình đầu tư quốc tế / Vũ Chí Lộc chủ biên ; Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Việt Hoa.. biên soạn .- H. : Đại học Quốc gia Hà Nội , 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w