Ngân hàngthừavốn cũng lo!
Nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu vay với mục đích tiêu dùng như mua nhà,
mua xe…, có nguồn trả nợ ổn định đều đặn từ lương và các thu nhập khác được
hưởng lãi suất cho vay tối thiểu là 14%/năm trong 6 tháng đầu. Khách hàng cá
nhân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được hưởng lãi suất cho vay tối thiểu
12%/năm với khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng và 12,5%/năm với khoản vay
có thời hạn từ 12 tháng trở lên, với số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng 200 triệu đồng.
ngân hàng này vừa triển khai gói cho vay ưu đãi bất động sản trị giá 1.000 tỷ
đồng, với hạn mức cho vay tối đa 90% giá trị tài sản thế chấp và thời hạn vay tối
đa là 180 tháng với lãi suất 14,2% trong 3 tháng đầu, dành cho các khách hàng có
nhu cầu vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà. VIB dự kiến triển khai gói cho vay ưu
đãi này đến hết ngày 31/7 hoặc đến khi giải ngân hết.
Các thông tin trên cho thấy, nhiều NHTM đang mở cánh cửa cho vay đối với tất cả
các DN như bất động sản, DN lần đầu tiên đến vay ngân hàng, vay tiêu dùng cá
nhân…, chứ không tập trung vào 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế cũng như của các lãnh đạo ngânhàng
NHTM, thời gian tới, thị trường sẽ còn được chứng kiến các gói cho vay với lãi
suất ưu đãi, tổng hạn mức lớn từ các ngân hàng.
Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, dự đoán trên là rất khả thi, bởi các ngânhàng đang
thừa vốn khả dụng khá nhiều. Chẳng hạn, Ngânhàng S đang dư khoảng 16.000 tỷ
đồng, Ngânhàng H đang dư xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.
“Cách đây nửa tháng cho đến 1 tháng, một số chi nhánh của hai ngânhàng L, M
đã chủ động ‘xả’ nguồn, nghĩa là cắt mọi thứ về 0 để cho khách hàng rút vốn thoải
mái. Do đó, hơn ba tuần qua, ngânhàng chúng tôi đã thu hút được 45 tỷ đồng của
khách hàng từ hai ngânhàng đó”, chuyên viên quản lý khách hàng cá nhân của
một NHTM nói.
Cán bộ huy động vốn của một NHTM khác chia sẻ: “Tại ngânhàng tôi, kể cả 10
tỷ đồng trở lên đối với khách hàng cá nhân thì hiện ngânhàng không còn ưu đãi
lãi suất; còn đối với khách hàng DN thì 10 tỷ đồng mới nói chuyện ‘thu xếp’ mức
lãi suất bao nhiêu, nhưng mức cộng thêm này cũng rất ít, chỉ khoảng 0,5%/năm so
với bảng lãi suất công bố.
“Săn” khách hàng tốt
Theo thống kê của Ngânhàng Nhà nước (NHNN), tuần từ 21/5 đến 25/5, lãi suất
bình quân thị trường liên ngânhàng giao dịch bằng VND tiếp tục giảm so với thời
gian trước đó. Các kỳ hạn từ qua đêm đến 2 tuần và kỳ hạn 12 tháng, lãi suất giao
dịch bình quân giảm từ 0,15% (kỳ hạn 1 tuần) đến 0,88% (kỳ hạn 12 tháng); kỳ
hạn 3 tuần và 1 tháng, lãi suất bình quân giảm lần lượt là 2,39% và 1,05%/năm; kỳ
hạn 3 tháng và 6 tháng, lãi suất bình quân giảm mạnh, lần lượt giảm 3,02% và
3,45%/năm. Cụ thể, lãi suất qua đêm là 4,90%/năm, 1 tuần 3,40%/năm, 2 tuần
3,72%/năm, 3 tuần 4,72%/năm, 1 tháng 6,06%/năm, 2 tháng 6,67%/năm, 3 tháng
8,01%/năm, 6 tháng 11,24%/năm.
Đây là lãi suất bình quân thống kê bởi NHNN, còn theo tìm hiểu của ĐTCK, lãi
suất cho vay trên thị trường này còn thấp hơn nhiều, với lãi suất qua đêm và một
tuần là 1%/năm, 2 tuần là 1,5%/năm, 1 tháng là 3,5%/năm, 2 tháng là 5,5%/năm
Mặc dù ngânhàng đang thừa tiền nhiều như vậy, nhưng theo khảo sát của ĐTCK,
DN vẫn không dễ dàng vay được tiền. Cán bộ tín dụng của một NHTM cho biết:
“Ngân hàng đang dư tiền, nhưng gói cho vay với lãi suất ưu đãi cũng cực khó tiếp
cận, bởi phần lớn các hồ sơ vay trình lên đều bị gạt xuống. Trước kia, ngânhàng
có 5 tiêu chí chính để nhân viên đối chiếu, theo đó mà biết khách hàng vay được
hay không. Hiện nay, tiêu chí này được tăng lên thành 8, với các điều khoản ngặt
nghèo hơn. Một thỏa thuận bất thành văn trong ngânhàng là hạn chế cho vay
trong gói tín dụng này và lãi suất cho vay vẫn ở mức cũ khoảng 20 - 21%/năm”.
Theo giám đốc quan hệ khách hàng DN của một NHTM, ngânhàng không dám
cho vay, vì đang có tỷ lệ nợ xấu cao. Một vài khách hàng tốt, ngânhàng rất muốn
cho vay, nhưng DN không mở rộng sản xuất - kinh doanh. Còn những DN lần đầu
tiên đến ngân hàng vay vốn thì ngânhàng lại sợ rủi ro, bởi các món cho vay mới
rất nguy hiểm và tại thời điểm này thường là chỉ đi “đổ rác” cho ngânhàng khác.
Trao đổi với ĐTCK, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối nguồn vốn BIDV nhận
xét, thị trường liên ngânhàng bây giờ lãi suất xuống rất thấp, cho thấy tình trạng
vốn, thanh khoản của các ngânhàng rất tốt. Trần lãi suất huy động được vừa được
NHNN hạ xuống 11%/năm, lợi nhuận của các ngânhàng bị bào mòn là điều
không mong muốn. Nếu các NHTM không muốn cho vay thì vấn đề ở đây chỉ là
ngân hàng buộc phải tính bài toán giữa rủi ro và lợi nhuận.
Trước đây, các ngânhàng thường cho vay thiếu chuẩn mực, chất lượng tín dụng
kém. Bên cạnh đó, các DN hoạt động theo chiều rộng nhiều hơn, giá trị gia tăng
ít Còn những DN thực sự có chất xám, tạo ra của cải vật chất, có giá trị gia tăng,
thì lại là thiểu số. Do vậy, DN cũng phải điều chỉnh lại lĩnh vực hoạt động, phải có
những ý tưởng kinh doanh thực sự tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội và thực sự khả
thi, có sức cạnh tranh, thì mới có thể phát triển được, mới có thể tiếp cận nguồn
vốn vay.
Hiện những DN có nền tảng sản xuất tốt, có thị trường, uy tín, năng lực thì đây là
lúc tiếp cận vốnngânhàng để mở rộng nhà máy, tăng cường quy mô sản xuất,
hoạt động kinh doanh. Còn những DN quen kinh doanh, sản xuất kiểu chụp giật
thì không thể chứng minh được với ngânhàng là làm thế nào để kiếm ra tiền, thì
đương nhiên không thể vay vốn.
. là rất khả thi, bởi các ngân hàng đang
thừa vốn khả dụng khá nhiều. Chẳng hạn, Ngân hàng S đang dư khoảng 16.000 tỷ
đồng, Ngân hàng H đang dư xấp xỉ 20.000. Ngân hàng thừa vốn cũng lo!
Nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu vay với mục đích tiêu dùng như mua