Ngânhàngsẽchếtcùngdoanhnghiệp?
Hai tuần sau khi trần lãi suất huy động được chính thức kéo giảm, đã có
những xác nhận về tình hình ứ đọng vốn trong ngânhàng vẫn chưa có gì
được cải thiện. Dù lãi suất huy động giảm và kéo theo mặt bằng lãi suất cho
vay "ưu đãi" tại một số ngânhàng lớn như BIDV, Vietinbank, Eximbank, kể
cả những ngânhàng loại vừa như An Bình và SeaBank giảm theo, nhưng lãi
suất cho vay nhìn chung vẫn còn treo ở vùng khá cao - từ 18-19%, khiến cho
ngay cả các doanh nghiệp trong diện "ưu tiên" như nông nghiệp, xuất khẩu
và sản xuất cũng "không làm cách nào tiếp cận được nguồn vốn vay ngân
hàng" - như một xác nhận của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
. Chưa kể đến việc 23% doanh nghiệp kia vay được nhiều hay thậm chí chỉ
một phần nhỏ nhu cầu vay vốn của họ, rõ ràng cán cân cung - cầu tín dụng
giữa hệ thống ngânhàng và khối doanh nghiệp vẫn bị lệch pha trầm trọng.
Đầu tiên là Ngânhàng ACB khi đưa ra một con số không thiếu tính thuyết
phục: 3 tỷ USD nằm "chết" trong ngânhàng này mà không cho vay được.
Sau đó, đến lượt một số ngânhàng khác cũng phụ họa. Lãnh đạo của ACB
và Ngânhàng Liên Việt còn nói thẳng rằng đã đến lúc phải cứu doanh
nghiệp, vì nếu doanh nghiệp chết thì ngânhàngcũngchết theo.
Có thể hiểu nỗi bĩ cực của các ngânhàng hiện thời là như thế nào. Tình thế
khó khăn về tiêu thụ vốn mà trước đây các ngânhàng đồng lòng giữ gìn như
một thông tin "tuyệt mật", nay đang dần lộ ra một cách tự nguyện. Nếu tính
từ thời điểm tháng 9/2011 - là lúc mà NHNN siết lại trần lãi suất về 14%,
thời gian đã trôi qua 8 tháng, gây ra một sự lãng phí ghê gớm đối với số vốn
nằm chết trong hệ thống ngân hàng.
Cũng bởi vậy, chính BIDV là ngânhàng đầu tiên thẳng thắn thừa nhận rằng
ngân hàng này sẽ phải chấp nhận hạ lãi suất cho vay, cho dù có vì thế mà lợi
nhuận năm 2012 sẽ bị giảm khoảng 1.200 tỷ đồng.
Rõ là nước đã ngập sát chân, mỗi ngânhàng phải tự tìm cách "nhảy", mà
còn phải "nhảy" thật nhanh để khỏi bị chết chìm.
Sẽchếtcùngdoanhnghiệp?
Không chỉ bị gò ép bởi khối vốn tồn đọng có thể lên đến vài trăm ngàn tỷ
đồng, các ngânhàng còn mang trong lòng một nỗi lo canh cánh khác: làm
sao tiêu thụ được khối bất động sản mà ngân hàng, qua quá trình thâu tóm và
siết nợ, vô hình trung đã trở thành kẻ nhận lãnh hậu quả cuối cùng.
Cái chết của doanh nghiệp BĐS đã là một lẽ, nhưng với ngânhàng thì
không sung sướng gì hơn. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, đã có thông
tin tiết phát về một số ngânhàng lớn như Vietcombank, ACB, Vietinbank,
BIDV và lẽ dĩ nhiên cả một số ngânhàng nhỏ như Phương Tây, Bảo Việt ,
đang phải gánh một khối tài sản BĐS lớn trên vai, nhưng không làm sao tiêu
thụ được.
Trong số tài sản đã thuộc về ngân hàng, hai phân khúc đất nền và căn hộ có
thể chiếm vị trí chủ đạo. Nhưng nếu đất nền vẫn có thuận lợi nhất định trong
thói quen tiêu dùng và mua bán của người dân, thì phân khúc căn hộ lại nằm
trong thế hoàn toàn bế tắc. Tài sản mà các ngânhàng sở hữu hiện nay lại đa
phần là loại căn hộ trung cấp và căn hộ cao cấp.
Sẽ không thể xác quyết rằng việc tiêu thụ phân khúc căn hộ trung - cao cấp
của ngânhàng là dễ dàng, một khi chính các doanh nghiệp BĐS, dù đã phải
thực hiện quá nhiều chiêu khuyến mãi từ nhiều tháng qua, nhưng tình hình
bán hàng vẫn không khả quan hơn chút nào. "Đại gia" Hoàng Anh Gia Lai là
một ví dụ điển hình.
. rằng đã đến lúc phải cứu doanh
nghiệp, vì nếu doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng chết theo.
Có thể hiểu nỗi bĩ cực của các ngân hàng hiện thời là như. với số vốn
nằm chết trong hệ thống ngân hàng.
Cũng bởi vậy, chính BIDV là ngân hàng đầu tiên thẳng thắn thừa nhận rằng
ngân hàng này sẽ phải chấp nhận