1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

234 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Tác giả Nguyễn Hồng Hạnh
Người hướng dẫn PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên, TS Nguyễn Thị Dung Huệ
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 234
Dung lượng 2,16 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI (19)
    • 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hội nhập của Việt Nam trong (19)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu chung về tiến trình hình thành – hội nhập AEC (19)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu về quá trình hội nhập của Việt Nam trong AEC (24)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố thu hút FDI (27)
      • 1.2.1. Ở phương diện chung (27)
      • 1.2.2. Thu hút FDI nội khối trong bối cảnh hội nhập khu vực (32)
    • 1.3. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố thu hút FDI vào các ngành dịch vụ (34)
      • 1.3.1. Ở phương diện chung (34)
      • 1.3.2. Tại Việt Nam (37)
    • 1.4. Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu (38)
      • 1.4.1. Đánh giá chung (38)
      • 1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu (40)
  • CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ TỔNG (42)
    • 2.1. Những lý luận cơ bản về thu hút FDI (42)
      • 2.1.1. Khái niệm và vai trò của FDI (42)
      • 2.1.2. Các yếu tố tác động đến thu hút FDI (46)
    • 2.2. Những lý luận cơ bản về dịch vụ và FDI vào các ngành dịch vụ (52)
      • 2.2.1. Dịch vụ (52)
      • 2.2.2. FDI vào các ngành dịch vụ (54)
      • 2.3.1. Khái quát chung về AEC (58)
      • 2.3.2. Các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ (61)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT HỘI NHẬP AEC (66)
    • 3.1. Tổng quan về các ngành dịch vụ Việt Nam (66)
      • 3.1.1. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng GDP (1988-2020) (66)
      • 3.1.2. Cơ cấu các ngành dịch vụ (67)
      • 3.1.3. Doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ (68)
      • 3.1.4. FDI vào các ngành dịch vụ (69)
    • 3.2. Tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam 59 1. Quy mô vốn theo số lượng dự án đầu tư (71)
      • 3.2.2. Quy mô vốn theo phân ngành (74)
      • 3.2.3. Quy mô vốn theo chủ đầu tư (77)
      • 3.2.4. Quy mô vốn theo hình thức đầu tư (78)
      • 3.2.5. Quy mô vốn theo địa phương (79)
      • 3.2.6. Đánh giá về tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt (80)
    • 3.3. Thực tiễn triển khai các cam kết liên quan đến đầu tư vào các ngành dịch vụ của Việt Nam trong AEC (84)
      • 3.3.1. Mức độ cam kết của Việt Nam trong ACIA (84)
      • 3.3.2. Mức độ cam kết của Việt Nam trong AFAS (86)
      • 3.3.3. Thực tiễn thực thi cam kết trong một số ngành dịch vụ (90)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC (95)
    • 4.1. Mô hình phân tích định lượng (95)
      • 4.1.1. Các biến số và dữ liệu nghiên cứu (95)
      • 4.1.2. Mô hình và phương pháp ước lượng (96)
      • 4.1.3. Kết quả phân tích hồi quy (102)
      • 4.1.4. Thảо luận kết quả mô hình (107)
    • 4.2. Phân tích định tính (109)
      • 4.2.1. Nhóm yếu tố kinh tế (110)
      • 4.2.2. Nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh (119)
      • 4.2.3. Nhóm yếu tố khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư (121)
    • 4.3. Đánh giá chung (135)
  • CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THU HÚT (137)
    • 5.1. Định hướng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam (137)
    • 5.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết AEC (140)
      • 5.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút (140)
      • 5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành dịch vụ ưu tiên thu hút FDI từ ASEAN (150)
      • 5.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến hội nhập (158)
  • KẾT LUẬN (161)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (164)
  • PHỤ LỤC (29)

Nội dung

(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(Luận án tiến sĩ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hội nhập của Việt Nam trong

Hiện thực hoá AEC đã tạo ra một thị trường chung và kết nối nền kinh tế của các quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư thống nhất

Vì tính cấp thiết cũng như vai trò to lớn của liên kết khu vực đối với sự phát triển và hội nhập của các quốc gia thành viên, AEC là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm và thực tiễn đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này Các nghiên cứu cơ bản tập trung vào một số hướng sau đây:

1.1.1 Các nghiên c ứ u chung v ề ti ế n trình hình thành – h ộ i nh ậ p AEC

Nghiên cứu về tiến trình hình thành và hội nhập AEC tương đối phổ biến trong thời điểm trước năm 2015 – mốc thời gian đánh dấu việc thành lập chính thức của AEC Các nghiên cứu này chủ yếu phân tích bối cảnh hình thành AEC và chỉ ra những tiềm năng cũng như thách thức đối với quá trình hiện thực hoá AEC

Nhóm n ộ i dung nghiên c ứ u th ứ nh ấ t tập trung mô tả các cam kết chung của

AEC trong tất cả các lĩnh vực; trình bày bối cảnh, lộ trình hình thành AEC và đánh giá tác động của AEC đến các quốc gia thành viên

Nội dung này được khai thác trong rất nhiều nghiên cứu, tiêu biểu là các báo cáo của ASEAN, ADB và nghiên cứu của các tổ chức liên quan Với cách tiếp cận vĩ mô, bằng phương pháp chủ yếu là so sánh và tổng hợp, các báo cáo của ASEAN và The ASEAN Secretariat đã cung cấp một cách chi tiết các thông tin cơ bản về AEC, sự tham gia của các quốc gia thành viên, lộ trình thực hiện các cam kết và các thành tựu đã đạt được (The ASEAN Secretariat & World Bank, 2013) Trong khi đó, tập hợp các nghiên cứu của ADB, Viện nghiên cứu ASEAN và Đông Á (ERIA) đã tổng kết lại quá trình hội nhập của ASEAN; cơ sở lý luận, tiến trình và những hạn chế của AEC cũng như triển vọng sau năm 2015; đánh giá giữa kỳ việc thực hiện kế hoạch chi tiết của AEC và tác động của việc thực hiện cam kết đến các quốc gia thành viên (ADB, 2013; ERIA 2012) Petri và cộng sự (2012) đã phân tích tác động của AEC đối với nền kinh tế của các nước tham gia thông qua mô hình Cân bằng Tổng thể Khả toán (Computable General Equilibrium – CGE) với các viễn cảnh khác nhau nhằm đánh giá tác động của các thành phần khác nhau trong AEC đến lợi ích kinh tế tổng thể của mỗi quốc gia thành viên Với các kịch bản khác nhau xem xét các hình thức hội nhập kinh tế và thương mại của ASEAN với các quốc gia và khu vực khác, nghiên cứu khẳng định mục tiêu quan trọng của AEC là làm cho khu vực ASEAN trở thành một đối tác hấp dẫn, đồng thời khẳng định lợi ích này sẽ được hiện thực hoá nếu như ASEAN thực hiện ký kết các FTA bổ sung

Tại Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã có nghiên cứu về AEC, trong đó hai nghiên cứu tiêu biểu là nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn (2009) và Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015a) đã cung cấp cái nhìn toàn diện về quá trình hình thành AEC, đặc biệt là sự tham gia của Việt Nam vào AEC Hai nghiên cứu cũng cụ thể hoá mục tiêu, biện pháp và lộ trình thực hiện AEC, tác động của hội nhập kinh tế khu vực tới tổng thể nền kinh tế ASEAN và từng nền kinh tế thành viên Đồng thời, các tác giả đã trình bày và phân tích chi tiết từ bối cảnh quốc tế đến lộ trình và nội dung thực hiện các cam kết, cũng như thực tiễn kinh nghiệm hội nhập của một số khu vực trên thế giới khác như EU, NAFTA, MERCOSUR và chỉ ra những cơ hội – thách thức mà AEC phải đối mặt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động

Nhóm n ộ i dung nghiên c ứ u th ứ hai tập trung tìm hiểu những thách thức của quá trình hình thành và hiện thực hoá AEC trên phạm vi tổng thể, cũng như triển vọng của AEC Mặc dù, cách thức tiếp cận của các công trình này khác nhau, kết quả của các nghiên cứu có nhiều điểm chung trong nhận định các thách thức chính của quá trình hiện thực hoá AEC, cụ thể là (i) sự chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên; (ii) thị trường bị chia cắt nghiêm trọng; (iii) tính toán lợi ích quốc gia khác nhau của các thành viên ASEAN gây khó khăn cho tiến trình hội nhập; (iv) hạn chế về năng lực thực hiện các cam kết của các nước thành viên và (v) chủ nghĩa bảo hộ của các quốc gia vẫn mạnh và có xu hướng gia tăng Ngoài ra, các nghiên cứu điển hình trong nhóm này cũng chỉ ra được một số kết quả nổi bật khác:

Tập hợp các nghiên cứu của ADB và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Yusof Ishak đã chỉ ra những thách thức trong việc hình thành AEC từ nhiều khía cạnh, bao gồm các rào cản phi thuế quan, cạnh tranh và vấn đề sở hữu trí tuệ, môi trường đầu tư, vai trò của Nhà nước, vấn đề giải quyết tranh chấp Các chuyên gia cho rằng, triển vọng về AEC 2015 là rất khó thực hiện – tầm nhìn của ASEAN về việc tạo ra một cộng đồng kinh tế được đánh dấu bằng dòng chảy tự do của hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động có kỹ năng là quá tham vọng và khó có thể áp dụng được do những đối lập trong quan điểm chính trị và khác biệt thể chế của các quốc gia thành viên Vì vậy, để hiện thực hoá AEC 2015, không chỉ Chính phủ các quốc gia ASEAN mà các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận cần thực sự nghiêm túc với kế hoạch đã đề ra (ADB & ISEAS-Yusof Ishak, 2013) Cũng cùng nhận định này, tác giả Hạ Thị Thiều Dao và Nguyễn Thị Mai (2014) cho rằng AEC khó có thể thực hiện theo đúng lộ trình Thông qua việc tiếp cận theo hướng đánh giá khả năng xây dựng AEC dựa trên biểu đánh giá AEC (AEC scorecard), nhóm nghiên cứu nhận định nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này vẫn là do sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia về mức độ mở cửa thị trường, thu nhập bình quân, cơ cấu kinh tế và một số yếu tố khác Tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn và Võ Xuân Vinh (2013) cũng nhận định quá trình hình thành AEC còn phải giải quyết nhiều khó khăn, đặc biệt là do chênh lệch giữa thương mại và đầu tư ngoại khối so với nội khối Đầu tư nội khối ASEAN hiện đóng vai trò khiêm tốn hơn nhiều so với thương mại và đầu tư với các đối tác bên ngoài Sự phụ thuộc vào bên ngoài, theo các tác giả, dễ dẫn đến chệch hướng hội nhập và các nguồn lực khó được huy động tập trung để giải quyết đòi hỏi từ bên trong ASEAN Vì vậy, để hiện thực hoá AEC 2015 đòi hỏi sự nghiêm túc thực hiện của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN

Sau khi AEC chính thức được thành lập, một số nghiên cứu đã tóm lược các hoạt động liên quan đến thực tiễn triển khai các cam kết trong AEC kể từ năm 2015 Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà (2017) cho thấy ASEAN đã thông qua nhiều chính sách và biện pháp mới, tiếp tục cắt giảm thuế quan (nhưng không nhiều), thực hiện các sáng kiến như tự cấp chứng chỉ mẫu ATIGA điện tử, các giải pháp ASEAN với đầu tư – dịch vụ - thương mại (ASSIST), triển khai hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS), thông qua Hiệp định khung về Tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh (AFAFGIT) Đối với việc triển khai ACIA, các nước thành viên tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư, nâng cao tính minh bạch và thực hiện tự do hoá hơn nữa Về ngành dịch vụ, sau khi ký kết thực hiện gói cam kết thứ 9 của AFAS, ASEAN cũng đang hướng tới ký kết gói thứ 10 để hoàn tất AFAS Tuy vậy, việc xây dựng AEC cũng gặp không ít những thách thức trong việc hiện thực hoá các nội dung cam kết do sự mức độ chênh lệch về phát triển và sự khác biệt giữa các quốc gia, nội dung chương trình vẫn nặng về lý thuyết và không có kế hoạch hành động cụ thể, sự liên kết còn yếu kém Nghiên cứu đi tới khẳng định con đường đưa ASEAN trở thành một cộng đồng kinh tế thực sự là một mục tiêu và nhiệm vụ còn nhiều thách thức Cùng đánh giá các cơ hội và thách thức cho AEC trong tương lại, chuỗi 10 bài nghiên cứu của ERIA (2017) đã xem xét đa dạng các vấn đề có liên quan – từ tạo thuận lợi thương mại, đến các biện pháp phi thuế quan, các ngành dịch vụ, sự kết nối, hội nhập tài chính, thực hành quản lý tốt và tác động của bối cảnh thế giới đến quá trình xây dựng AEC Tập hợp nghiên cứu khẳng định tất cả các vấn đề trong việc xây dựng AEC vẫn “đang trong quá trình xử lý” và các quốc gia cần nỗ lực hơn nữa nếu muốn đạt được những mục tiêu đã đề ra của AEC 2025, đồng thời đưa ra triển vọng và những khuyến nghị hỗ trợ các quốc gia ASEAN đạt được khả năng này vào năm 2025 và 2035

Nhóm n ộ i dung nghiên c ứ u th ứ ba, ngoài các nghiên cứu tổng quan, nhiều tác giả đã tập trung vào các cam kết trong AEC với từng lĩnh vực cụ thể, trong đó, ngành dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư là những hướng nghiên cứu chuyên sâu Thực tế, các nghiên cứu trong nước liên quan đến nhóm nội dung trên còn tương đối hạn chế và hầu hết là các nghiên cứu chi tiết về trường hợp của Việt Nam Trong khi đó, các nghiên cứu nước ngoài có tính tham khảo cao hơn, chủ yếu tập trung đánh giá mức độ cam kết và thực tế triển khai các cam kết của các quốc gia thành viên ASEAN trong ngành dịch vụ tới thời điểm nghiên cứu, chỉ ra các thành tựu và hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình mở cửa dịch vụ thông qua việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

Báo cáo Hội nhập ngành dịch vụ của ASEAN là một nghiên cứu tổng thể cung cấp cái nhìn tổng quan về lợi ích của mở cửa thị trường dịch vụ trong ASEAN, các tiến trình thể chế trong ASEAN về hội nhập dịch vụ, thực trạng đàm phán mở cửa ngành dịch vụ và các sáng kiến được thực hiện để tiến tới hội nhập dịch vụ tại ASEAN Báo cáo khẳng định, hội nhập dịch vụ trong ASEAN còn đang gặp rất nhiều thách thức Tuy nhiên, với tốc độ hội nhập nhanh chóng của các nền kinh tế ASEAN vào hệ thống thương mại toàn cầu và tốc độ đàm phán các FTA ngày càng mạnh mẽ, ASEAN hướng tới mức độ hội nhập và hợp tác cao hơn trong ngành dịch vụ giữa các quốc gia thành viên Để đạt được mục tiêu của AEC 2015 liên quan đến hiện thực hoá hội nhập ASEAN trong ngành dịch vụ, hợp tác giữa tất cả các bên liên quan đóng một vai trò rất quan trọng (The ASEAN Secretariat, 2009; The ASEAN Secretariat,

Về mức độ cam kết của các quốc gia ASEAN trong ngành dịch vụ, sử dụng chỉ số Hoekman, Ishido và Fukunaga (2012) đã đánh giá mức độ cam kết của các quốc gia ASEAN trong gói AFAS 5 so với các FTA khác mà các nước thành viên đã ký kết và so với GATS, từ đó chỉ ra 8 hạn chế của quá trình mở cửa ngành dịch vụ trong ASEAN, như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, tổng giá trị các giao dịch dịch vụ, số lượng thể nhân có thể được tuyển dụng trong một ngành dịch vụ cụ thể, giới hạn tỷ lệ phần trăm tối đa tham gia đối với cổ phần nước ngoài Dựa trên các phân tích này, nghiên cứu đưa ra 4 gợi ý nhằm thúc đẩy quá trình mở cửa ngành dịch vụ trong ASEAN như đặt mục tiêu cao hơn cho các gói AFAS tiếp theo và ưu tiên những ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết Đông Nam Á với các chuỗi sản xuất toàn cầu Cũng cùng mục tiêu đánh giá đã các cam kết đã đạt được cho đến thời điểm năm 2012, nghiên cứu của Dee (2013) đã so sánh cam kết của các quốc gia ASEAN trong AFAS với thực tiễn thực hiện, tập trung vào hai lĩnh vực chủ chốt là dịch vụ tài chính và vận tải hàng không Nghiên cứu đã cho thấy việc thực hiện các cam kết trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả đáng kể và chỉ ra nguyên nhân của một số hạn chế như đặc điểm riêng của các ngành, đặc điểm của khung đàm phán và các lỗ hổng trong môi trường pháp lý Bên cạnh đó, hai nghiên cứu nằm trong chuỗi bài thảo luận của ERIA cũng đã đánh giá mức độ và tình hình cam kết của các thành viên ASEAN trong AFAS tính đến thời điểm ký kết AFAS 8 Narjoko (2015) đã sử dụng phương pháp tính điểm trên thang 100 để đánh giá mức độ mở cửa của từng phân ngành dịch vụ đối với 10 quốc gia thành viên, so sánh với mục tiêu đặt ra trong AEC Blueprint và so sánh những tiến bộ mà AFAS 8 đạt được so với AFAS 7 Tác giả nhận định các quốc gia ASEAN đã sử dụng quy tắc linh hoạt trong AFAS để loại trừ một số phân ngành nhạy cảm khỏi phạm vi cam kết; đồng thời, mức độ cam kết theo phương thức 3 trong AFAS 8 đã tăng lên đáng kể, dẫn đến một số quốc gia không đạt được mức độ cam kết đưa ra theo gói này Trong khi đó, nghiên cứu của Dee (2015) đã sử dụng bảng hỏi dựa trên AEC Scorecard để đánh giá thực tế việc triển khai các cam kết theo AFAS trong các nhóm ngành ưu tiên như y tế, sức khoẻ, du lịch, hàng hải, viễn thông và bảo hiểm Từ đó, tác giả cho thấy thực tế triển khai đang không đạt được mức cam kết mà các quốc gia đã ký kết và đưa ra phương hướng phát triển cho tương lai, theo đó các cam kết trong AFAS cần liên kết chặt chẽ hơn với quá trình phát triển chính sách của các quốc gia thành viên Bên cạnh đó, thông qua phương pháp tổng hợp và so sánh, nghiên cứu của Neo và cộng sự (2019) đã mô tả khái quát hoạt động dịch vụ tại ASEAN và quá trình mở cửa ngành dịch vụ trong ASEAN – tổng hợp nội dung các cam kết trong AFAS, mức độ cam kết trong AFAS 9 và đánh giá mức cam kết đã đạt được – dựa trên các nghiên cứu của nhiều tác giả về nội dung này Nghiên cứu cũng đánh giá quá trình mở cửa ngành dịch vụ của ASEAN theo các FTA khác đã ký và đưa ra gợi ý cho AEC từ bài học hội nhập khu vực dịch vụ của

Liên quan đến hoạt động đầu tư, một số nghiên cứu đã đánh giá mức độ và tác động của các cam kết liên quan đến đầu tư trong AEC Nghiên cứu của Thangavelu và Lim (2011) và Thangavelu (2015) đã đánh giá chỉ số hạn chế FDI của ASEAN sau khi các quốc gia ASEAN hoàn hành ký kết AFAS 8 và ACIA Nghiên cứu chỉ ra một số kết quả nổi bật, tiêu biểu như: FDI trong các ngành sản xuất được mở cửa nhiều hơn so với các ngành dịch vụ; các nền kinh tế đang phát triển trong ASEAN như Việt Nam hay Campuchia có chính sách cởi mở hơn đối với đầu tư nước ngoài so với các nền kinh tế phát triển hơn như Thái Lan hay Malaysia nhằm duy trì động lực tự do hoá và hội nhập kinh tế trong khu vực; và khẳng định các quốc gia cần tiếp tục mở cửa các ngành dịch vụ vì đây là thành phần quan trọng sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của các quốc gia ASEAN trong tương lai Bên cạnh đó, Fauzi, A & Swaramarinda

(2013) cũng đã đánh giá tác động của AEC đến hoạt động đầu tư thông qua phân tích thực trạng FDI của một số quốc gia ASEAN sau khi ACIA được triển khai Nghiên cứu nhận định FDI vào các quốc gia ASEAN có xu hướng tăng lên khi ACIA hình thành và dự đoán dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng lên khi AEC được hiện thực hoá

1.1.2 Các nghiên c ứ u v ề quá trình h ộ i nh ậ p c ủ a Vi ệ t Nam trong AEC

Các nghiên cứu về Việt Nam và AEC chủ yếu tập trung phân tích các cam kết của Việt Nam trong AEC nói chung và các cam kết cụ thể trong từng lĩnh vực, đồng thời nhận định các cơ hội thách thức của Việt Nam khi thực hiện các cam kết của AEC

Th ứ nh ấ t, các nghiên c ứ u chung v ề s ự tham gia c ủ a Vi ệ t Nam vào AEC tập trung tìm hiểu những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình hiện thực hoá AEC hoặc thực trạng việc thực thi các cam kết của Việt Nam tính đến thời điểm nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố thu hút FDI

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được thực hiện liên quan đến các yếu tố thu hút FDI Các công trình nghiên cứu lý thuyết đã củng cố và xây dựng khung lý thuyết đối với yếu tố quyết định vị trí của dòng vốn FDI Trong khi đó, các công trình nghiên cứu thực nghiệm đã xác định các yếu tố cụ thể thu hút hay cản trở dòng vốn này đến nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia Bên cạnh các yếu tố thu hút FDI ở phương diện chung, tổng quan nghiên cứu cũng trình bày các yếu tố thu hút FDI trong bối cảnh liên kết kinh tế khu vực do đây là trọng tâm nghiên cứu của luận án

1.2.1.1 Các nghiên c ứ u lý thuy ế t Đến nay đã có nhiều mô hình lý thuyết giải thích các yếu tố thu hút FDI của một quốc gia, hay nói cách khác là các yếu tố tác động đến địa điểm lựa chọn đầu tư của các công ty đa quốc gia Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các vị trí dồi dào tài nguyên thiên nhiên hoặc các nguồn lực khác như cơ sở hạ tầng tốt, môi trường kinh doanh hấp dẫn, nguồn lao động dồi dào giá rẻ và có trình độ,…Việc lựa chọn địa điểm đầu tư cũng bị ảnh hưởng từ động lực đầu tư của các công ty: tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả hoặc tìm kiếm tài sản chiến lược Lợi thế về vị trí được coi là yếu tố cốt lõi của quá trình ra quyết định đầu tư Một số lý thuyết nổi bật giải thích các yếu tố thu hút FDI có thể kể tới bao gồm: Mô hình Heckscher-Ohlin do Heckscher

(1919) và Ohlin (1933) xây dựng dựa trên lý thuyết thương mại quốc tế; Lý thuyết về lợi thế độc quyền của Hymer (1960); Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Hirsch (1965) và Vernon (1966); và Lý thuyết chiết trung của Dunning (1977, 1979, 1980, 1981,

1988, 1998, 2000, 2001) Trong đó, Lý thuyết chiết trung được xem là một khuôn khổ toàn diện nhất để giải thích FDI và các yếu tố quyết định FDI

Các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào thị trường nước ngoài với điều kiện thị trường đó có nhiều điểm hấp dẫn hơn so với thị trường nội địa (Dunning, 1981) Đóng góp chính của mô hình chiết trung là tổng hợp các lý thuyết trước đây và xác định một tập hợp các biến số (liên quan đến tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả, tìm kiếm tài nguyên và tài sản chiến lược) có ảnh hưởng đến hoạt động của các MNEs (Dunning và Lundan, 2008) Hầu hết các khung lý thuyết được phát triển sau này về cơ bản đã mở rộng mô hình của Dunning, bổ sung các yếu tố khác có thể thu hút các

MNEs thực hiện hoạt động FDI Đặc biệt, trên cơ sở khung lý thuyết OLI của Dunning, UNCTAD (1998a) đã đưa ra 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến thu hút FDI bao gồm (i) Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư, (ii) Các yếu tố của môi trường kinh tế và (iii) Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh Dựa trên ba nhóm yếu tố này, UNCTAD đã thực hiện các cuộc điều tra thường niên nhằm đánh giá và xếp hạng cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút FDI Đây là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả về cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI ở cấp độ quốc gia Nội dung chi tiết về 3 nhóm yếu tố này được trình bày trong Chương 2 của luận án

Lý thuyết OLI về các quyết tố quyết định vị trí FDI và khung 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến FDI của UNCTAD (1998a) sẽ được lựa chọn làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong Chương 4 của luận án

Các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu tiếp cận theo hai hướng Một là các nghiên cứu chứng minh nền tảng lý thuyết về các yếu tố quyết định vị trí FDI thông qua nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế truyền thống hay các yếu tố mới như tác động chính sách của Chính phủ, chất lượng thể chế, khoảng cách địa lý và văn hoá…đến dòng chảy FDI Hai là các nghiên cứu thực nghiệm xác định yếu tố tác động đến thu hút hay cản trở đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một khu vực hay một quốc gia cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy những lợi thế và hạn chế những tồn tại hướng tới tăng cường thu hút dòng vốn FDI Do mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm xác định các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nên nội dung tổng quan sẽ tập trung vào hướng nghiên cứu thứ hai a Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến thu hút FDI nói chung

Các nghiên cứu thực nghiệm đã tập trung vào nghiên cứu ở phương diện chung, hoặc tập trung vào một hoặc một nhóm quốc gia thuộc một khu vực trên thế giới Ở phương diệ n chung , Bellak và cộng sự (2008) đã phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI dựa trên mẫu nghiên cứu của 11 quốc gia (bao gồm Hoa Kỳ, 6 nước châu Âu và 4 nước Trung và Đông Âu) trong 10 ngành công nghiệp từ năm

1995 đến 2004 Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố (i) quy mô thị trường, (ii) trình độ công nghệ, (iii) cơ sở hạ tầng, (iv) kết quả thu hút FDI năm trước có tác động tích cực trong thu hút FDI Trong khi đó, các yếu tố (i) chi phí lao động cao, (ii) thuế suất doanh nghiệp cao, (iii) rào cản FDI lại có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI Một số công trình lựa chọn mẫu nghiên cứu theo tính ch ấ t c ủ a n ề n kinh t ế như nghiên cứu của

Bevan và Estrind (2004), Carstensen và Toubal (2004) với các nền kinh tế đang chuyển đổi; Shahmoradi và Baghbanyan (2011) với các nền kinh tế đang phát triển; Vijayakumar và cộng sự (2010) với các nền kinh tế mới nổi…Một số công trình tập trung nghiên cứu theo khu v ực đị a lý , trong đó châu Á là khu vực nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực nghiệm các yếu tố tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu cho khu vực Đông Nam Á còn hạn chế, tiêu biểu là các nghiên cứu của Kang và Jiang (2012), Hoang Hong Hiep (2012)… Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI của m ộ t qu ố c gia Số lượng các nghiên cứu thuộc nhóm này rất lớn, tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu hạn chế ở các quốc gia ASEAN và Việt Nam, luận án chỉ tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định yếu tố tác động đến thu hút FDI tại các quốc gia Đông Nam Á Một số nghiên cứu điển hình bao gồm nghiên cứu của Mah và Yoon (2010) phân tích các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI vào Singapore và Indonesia; nghiên cứu của Ang (2008), Nor (2013) và Hamood và cộng sự (2018) xem xét các yếu tố quyết định đến thu hút FDI của Malaysia; nghiên cứu của Khamphengvong và cộng sự (2018) đã chỉ ra các yếu tố thu hút FDI vào Lào Ngoài ra còn một số các nghiên cứu được thực hiện cho Campuchia (Cuyvers và cộng sự 2008), Thái Lan (Daly và Tosompark 2011)…

Phụ lục 2.1 tóm tắt các nhóm yếu tố, cách thức đo lường các biến số và tác động của chúng đến thu hút FDI trong một số nghiên cứu điển hình Có thể thấy, đa số các nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết OLI của Dunning, sử dụng phân tích dữ liệu bảng với các phương pháp ước lượng chủ yếu là OLS, FEM, REM hoặc GMM khi mô hình tồn tại các vấn đề nội sinh Về yếu tố tác động thu hút FDI, hầu hết trong các nghiên cứu các tác giả sử dụng các biến đại diện và phương pháp nghiên cứu khác nhau phù hợp với đặc điểm nghiên cứu và cơ sở dữ liệu thống kê Kết quả tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nhóm quốc gia, khu vực hay một quốc gia cụ thể tuy có sự khác biệt nhưng chủ yếu thuộc về các nhóm yếu tố phổ biến: nhóm yếu tố thể hiện khung chính sách của Chính phủ (như lạm phát, rủi ro quốc gia, tỷ giá hối đoái…), nhóm yếu tố kinh tế (như quy mô thị trường, tăng trưởng kinh tế, mở cửa thương mại…) và nhóm yếu tố hỗ trợ đầu tư (như chất lượng quy định pháp luật, tham nhũng, ổn định chính trị…) (UNCTAD, 1998a) b Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến thu hút FDI tại Việt Nam

Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến thu hút FDI tại Việt Nam có thể chia thành hai nhóm dựa theo nguồn dữ liệu sử dụng là sơ cấp hay thứ cấp Do luận án chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả sẽ chỉ tập trung trình bày tổng quan các nghiên cứu thuộc nhóm này Cũng do phạm vi của luận án, tác giả cũng chỉ tập trung vào các nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI ở cấp độ quốc gia

Sử dụng phương pháp hồi quy OLS đối với dữ liệu chuỗi thời gian theo quý giai đoạn 1998-2005, nghiên cứu của Hoang Thi Thu (2006) cho thấy (i) quy mô thị trường, (ii) khả năng tăng trưởng của thị trường, (iii) cơ sở hạ tầng, (iv) độ mở của nền kinh tế, (v) tỷ giá hối đoái và (vi) khủng hoảng tài chính châu Á có ý nghĩa thống kê trong thu hút FDI vào Việt Nam Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực và tỷ lệ lạm phát lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về trường hợp của Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu không có các kiểm định với mô hình OLS nên kết quả ước lượng có thể chưa hiệu quả và chính xác Cũng sử dụng phương pháp OLS với dữ liệu trong giai đoạn 1988-2010, nghiên cứu của Hồ Nhật Quang (2010) cũng kiểm định các yếu tố thu hút FDI vào Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố (i) tổng sản phẩm quốc nội, (ii) đầu tư Nhà nước vào công nghiệp và nông nghiệp, (iii) giá trị thương mại quốc tế và (iv) tổng tiêu dùng trong nền kinh tế có tác động đáng kể đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam Tác giả đã thực hiện các kiểm định khác nhau như kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan – tuy nhiên chưa thực hiện kiểm định tính dừng cho dữ liệu chuỗi thời gian nên có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả hồi quy

Một số nghiên cứu sử dụng Mô hình trọng lực (Gravity Model) để đánh giá tác động của các yếu tố thu hút FDI vào Việt Nam Tiêu biểu như:

Nghiên cứu của Nguyen Thanh Hoang (2011) là một nghiên cứu mang tính toàn diện đối với chuỗi hoạt động của FDI về mặt lý thuyết Kết quả hồi quy cho thấy, khoảng cách chênh lệch giữa (i) GDP, (ii) tiền lương của nước đầu tư và nước sở tại và các yếu tố (iii) quy mô thị trường, (iv) chất lượng cơ sở hạ tầng, (v) nguồn nhân lực, (vi) mở cửa nền kinh tế có ý nghĩa thống kê trong tác động đến FDI Tuy nhiên trong nghiên cứu này, độ tin cậy của kết quả ước lượng còn hạn chế do tác giả không tiến hành kiểm định các vi phạm của mô hình Để đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động thương mại và đầu tư vào Việt Nam, nghiên cứu của Pham Thi Hong Hanh (2011) sử dụng phương pháp ước lượng OLS và tác động ngẫu nhiên REM với số liệu đầu tư của 17 quốc gia vào Việt Nam từ năm 1990 đến 2008 Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan đến quy mô nền kinh tế (đo bằng GDP), tỷ giá hối đoái, việc ký kết các FTA và tham gia vào WTO có tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra việc gia nhập WTO có thể làm Việt Nam dễ bị ảnh hưởng sâu rộng hơn bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu trong tương lai Nghiên cứu của Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 1995-

Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố thu hút FDI vào các ngành dịch vụ

Dựa trên các lý thuyết cơ bản về thu hút FDI, một số tác giả đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm xác định các yếu tố tác động đến FDI vào ngành dịch vụ Có thể thấy, so với các nghiên cứu về những yếu tố tác động đến FDI trong ngành sản xuất hoặc FDI nói chung, số lượng nghiên cứu về các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các ngành dịch vụ là rất hạn chế (Resmini, 2000) Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định “không cần lý thuyết mới nào để mô hình hoá các yếu tố quyết định FDI vào ngành dịch vụ” (Ramasamy & Yeung, 2010; Kaliappan và cộng sự, 2015; Kafait, 2018)

Nghiên cứu của Kolstad và Villanger (2004) nằm trong chuỗi các bài nghiên cứu thuộc dự án của WB đã sử dụng dữ liệu cấp ngành từ 57 quốc gia từ năm 1989 đến 2000 để dự đoán các yếu tố tác động đến thu hút FDI trong toàn ngành dịch vụ nói chung và trong một số ngành dịch vụ cụ thể Mô hình tìm hiểu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có GDP, tăng trưởng GDP, thương mại, lạm phát, rủi ro chính trị, mức độ dân chủ, thể chế, mức độ ổn định Kết quả cho thấy, (i) mức GDP trên đầu người, (ii) vốn FDI trong ngành công nghiệp, (iii) dân chủ và (iv) thể chế có liên quan đến FDI trong toàn ngành dịch vụ; trong khi đó tăng trưởng kinh tế, thương mại, lạm phát, rủi ro chính trị và đặc biệt là sự ổn định không có mối liên hệ đáng kể với FDI trong khu vực này Tuy nhiên, kết quả này trong các ngành dịch vụ cụ thể lại khác nhau Ví dụ, FDI trong ngành sản xuất có tác động đến FDI trong một số dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến sản xuất như tài chính và vận tải, trong khi tác động của nó đến các ngành dịch vụ khác như thương mại là không đáng kể Như vậy, đối với từng ngành dịch vụ nhất định, mức độ tác động của các yếu tố là khác nhau

Ramasamy và Yeung (2010) tập trung nghiên cứu FDI ngành dịch vụ vào các nước OECD bằng cách sử dụng dữ liệu cấp vĩ mô theo chuỗi thời gian trong giai đoạn 1980-2003 Kết quả cho thấy tất cả các biến liên quan đến tìm kiếm thị trường, hiệu quả và tài sản chiến lược đều tác động quan trọng đến dòng vốn FDI này Nhóm tác giả kết luận rằng (i) cơ sở hạ tầng, (ii) mở cửa thương mại, (iii) nguồn nhân lực, (iv) tăng trưởng GDP và (v) GDP – các biến thuộc danh mục tìm kiếm hiệu quả và thị trường, là những yếu tố quan trọng, quyết định tích cực đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ Trong khi đó, với danh mục các biến tìm kiếm tài sản chiến lược, nghiên cứu này kiểm tra ảnh hưởng của (i) dòng vốn FDI trong quá khứ đến dòng vốn FDI hiện tại, theo đó khẳng định các nhà đầu tư mới có xu hướng tin rằng các khoản đầu tư trước đó mang lại cho họ niềm tin về sự sẵn có của các nguồn lực, lợi nhuận, an ninh và ổn định cho doanh nghiệp

Walsh và Yu (2010) cũng đã thực hiện nghiên cứu tương tự xác định các yếu tố quyết định đến FDI vào ngành dịch vụ theo phân ngành Các tác giả đã nghiên cứu các biến vĩ mô, phát triển và thể chế/chất lượng quyết định đến dòng vốn FDI vào 27 nền kinh tế phát triển và mới nổi trong giai đoạn 1985-2008, sử dụng mô hình ước lượng GMM Nghiên cứu đã phân tích tác động của (i) độ mở thị trường, (ii) tỷ giá hối đoái, (iii) lạm phát, (iv) tổng lượng vốn FDI, (v) tăng trưởng GDP, (vi) GDP bình quân đầu người và một số biến thể chế khác Đặc biệt, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng FDI ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô so với FDI ngành sản xuất

Dựa trên các công trình trên, Kafait (2018) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến FDI ngành dịch vụ với khu vực Nam Á và Đông Nam Á Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2000-2014 với 4 nước Nam Á (bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka) và 5 nước Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), với các kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng phổ biến như OLS, FE và RE Kết quả cho thấy (i) tỷ giá hối đoái, (ii) nguồn nhân lực, (iii) cơ sở hạ tầng, (iv) quy mô thị trường và (v) mức độ mở cửa thương mại có tiềm năng thu hút FDI vào các ngành dịch vụ của các nước đang phát triển Trong khi đó, yếu tố lạm phát có tác động không đáng kể và tiêu cực tới dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ

Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ tập trung kiểm tra các yếu tố tác động đến dòng chảy FDI vào ngành dịch vụ của một quốc gia Tiêu biểu là các nghiên cứu đối với khu vực dịch vụ của Trung Quốc và Ấn Độ: Nghiên cứu của Yin (2011) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1997 đến 2008 trong ngành dịch vụ tại Trung Quốc Theo đó các yếu tố (i) độ mở của thị trường, (ii) quy mô thị trường, (iii) tổng lượng vốn FDI có tương quan dương với FDI vào các ngành dịch vụ Trung Quốc, trong khi đó, mức lương (chi phí lao động) lại có tương quan âm đối với dòng vốn này Các yếu tố (i) cơ sở hạ tầng, (ii) giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ và (iii) trình độ lao động không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này Trong khi đó, nghiên cứu của Bhasin (2014) đối với khu vực dịch vụ của Ấn Độ lại chỉ ra những kết quả khác biệt Sử dụng mô hình hồi quy OLS với dữ liệu năm trong giai đoạn 1991-2010, nghiên cứu đã cho thấy quy mô thị trường lại có tương quan âm đối với FDI, trong khi đó (i) độ mở thị trường, (ii) sức mua của người dân, (iii) độ mở nền kinh tế, (iv) độ mở của FDI và đặc biệt yếu tố (v) chất lượng lao động có tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư này Kết quả nghiên cứu khẳng định FDI vào ngành dịch vụ là FDI tìm kiếm hiệu quả Do vậy, sự sẵn có của nguồn lao động có kỹ năng (chất lượng cao) là yếu tố quan trọng dẫn đến thu hút dòng vốn FDI vào các ngành dịch vụ Ở mức độ khu vực, Báo cáo Đầu tư ASEAN 2019 cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong ngành dịch vụ của ASEAN Theo đó, với tiềm năng một thị trường rộng lớn và đang phát triển, ASEAN đã thu hút các nhà đầu tư trong nhiều ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bán lẻ, công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như trong lĩnh vực kinh tế số Đặc biệt, đẩy mạnh hội nhập khu vực ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng đối với FDI vào ASEAN Hội nhập AEC tạo ra một thị trường rộng lớn, mở cửa các ngành dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài, hài hoá hoá các tiêu chuẩn và trình độ đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Bên cạnh đó, các yếu tố cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao và chi phí thấp cũng góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ASEAN (The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2019)

Một số nghiên cứu khác lựa chọn những phân ngành dịch vụ đặc thù khác để kiểm nghiệm như dịch vụ bảo hiểm (Moshirian, 1997; Nistor, 2015), dịch vụ kinh doanh (Jeong, 2014; Castellani và cộng sự, 2016), dịch vụ quảng cáo (Terpstra và

Yu, 1988; West, 1996) dịch vụ tài chính (Buch và Lipponer, 2004) và dịch vụ pháp lý (Cullen-Mandikos và McPherson, 2002) Tuy nhiên do hướng nghiên cứu của luận án tập trung tìm hiểu các yếu tố thu hút FDI vào ngành dịch vụ ở cấp độ quốc gia, phần tổng quan sẽ không đề cập chi tiết các nghiên cứu này

Mặc dù còn hạn chế nhưng đã có một số các nghiên cứu về các yếu tố thu hút FDI vào ngành dịch vụ của Việt Nam

Kaliappan & cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm điều tra các yếu tố tác động đến FDI vào ngành dịch vụ một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính với các biến đo độ lớn của thị trường, độ mở thương mại, mức độ lạm phát, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, sử dụng dữ liệu bảng – số liệu từ năm 2000 đến 2010 Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố (i) nguồn nhân lực, (ii) sự sẵn có của cơ sở hạ tầng, (iii) quy mô thị trường và (iv) mức độ mở cửa nền kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến FDI vào các ngành dịch vụ Kết quả này cho thấy các thành viên ASEAN cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các chính sách thương mại tự do để thu hút vốn FDI vào ngành dịch vụ

Cùng nghiên cứu của chủ đề này, Abdul Hadi và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI cấp độ ngành – trong đó có ngành dịch vụ – vào 6 nước ASEAN (bao gồm Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam) Dựa trên mô hình dữ liệu bảng tĩnh với số liệu từ năm 2001 đến 2016, nghiên cứu đã đo lường mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố - bao gồm (i) lạm phát, (ii) tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, (iii) chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục, (iv) mức độ tiêu thụ điện năng, (v) tỷ giá hối đoái, (vi) mức độ mở cửa thương mại và (vii) lãi suất cho vay – đến FDI trong các ngành khác nhau Kết quả cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các biến số này trong từng ngành là không đồng nhất, chứng minh rằng mỗi ngành cần có những chính sách thu hút FDI khác nhau Trong ngành dịch vụ, các yếu tố được tìm thấy có ảnh hưởng đến thu hút FDI bao gồm (i) chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục, (ii) tỷ giá hối đoái, (iii) mức độ tiêu thụ điện năng và (iv) mức độ mở cửa thương mại Như vậy, chính sách thu hút FDI vào các ngành dịch vụ tại ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần chú trọng thúc đẩy các yếu tố này

Kết quả này cũng có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu trên của Kaliappan và cộng sự (2015) Hạn chế của nghiên cứu đó là số lượng các biến số được chạy trên mô hình còn chưa nhiều, vì thế chưa phản ánh được nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các ngành dịch vụ (Abdul Hadi và cộng sự, 2018)

Trong khi các nghiên cứu nói trên sử dụng mô hình hồi quy, Saleh & cộng sự

(2017) đã sử dụng phương pháp mô hình hoá phương trình cấu trúc (Structural Equation Modelling– SEM) nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của MNEs vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam sử dụng số liệu sơ cấp Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bậc hai (second-order model) với yếu tố bậc 2 là động lực tìm kiếm thị trường, động lực tìm kiếm hiệu quả, chính sách của Chính phủ, văn hoá, vị trí địa lý, mạng lưới kinh doanh – tương ứng với đó là nhóm các yếu tố bậc một, bao gồm quy mô, độ mở và tiềm năng của thị trường; chi phí và chất lượng lao động và các vấn đề khác; ưu đãi thuế, chính sách thu hút FDI, các cam kết thương mại và cơ sở hạ tầng; định hướng dài hạn và vị trí địa lý; liên kết của MNEs và SMEs và các liên kết khác Kết quả chỉ ra nhóm yếu tố (i) động lực tìm kiếm thị trường, (ii) chính sách của Chính phủ và (iii) văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư vào các ngành dịch vụ Việt Nam Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của trình độ phát triển nền kinh tế, các chính sách của Chính phủ, cũng như sự tương đồng về văn hoá với các quốc gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á đến hoạt động thu hút FDI vào ngành dịch vụ Việt Nam Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn dựa trên các số liệu thu thập từ nghiên cứu trên, sử dụng mô hình bậc hai với yếu tố bậc hai là các chính sách của Chính phủ, tương ứng là các yếu tố bậc một bao gồm ưu đãi thuế, chính sách FDI, các hiệp định thương mại và cơ sở hạ tầng, Saleh & cộng sự (2018) chỉ ra các yếu tố thuộc về chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng đến sự gia tăng FDI vào ngành dịch vụ Kết quả này được đánh giá là hợp lý và phù hợp với những cải cách kinh tế gần đây và sự gia tăng dòng vốn FDI của Việt Nam trong 25 năm qua

Từ tổng quan nghiên cứu trên, tác giả tổng hợp các nhóm yếu tố tác động đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ và các nghiên cứu nổi bật trong Phụ lục 2.2.

Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu đã trình bày các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án – bao gồm các nghiên cứu về quá trình hội nhập của các quốc gia ASEAN cũng như Việt Nam trong AEC; các nghiên cứu về các yếu tố thu hút FDI nói chung và vào các ngành dịch vụ nói riêng Các nội dung nghiên cứu chính đã triển khai được tóm tắt trong Hình 1.1

Hình 1.1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh AEC

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021)

Tác giả đánh giá tổng thể về tình hình nghiên cứu cụ thể như Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Hướng nghiên cứu Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu liên quan đến AEC và quá trình hội nhập của Việt Nam trong

Chủ yếu là các nghiên cứu định tính mô tả, so sánh, tổng hợp quá trình hình thành AEC, nội dung các hiệp định, triển vọng và cơ hội – thách thức mà AEC đặt ra cho các nước thành viên, trong đó có Việt Nam

Các phân tích này có thể được sử dụng làm cơ sở đánh giá tác động của các cam kết trong AEC đến hoạt động đầu tư của ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ, cơ hội và thách thức, giúp đề xuất các giải pháp thu hút FDI phù hợp với xu thế phát triển của hội nhập khu vực

Các yếu tố tác động đến thu hút FDI và

FDI vào ngành dịch vụ

Các nghiên cứu trong nước chủ yếu mới dừng lại ở mô tả thực trạng đầu tư, kinh nghiệm thu hút từ các quốc gia ASEAN khác, từ đó chỉ ra các cơ hội thách thức và các giải pháp thúc đẩy nguồn FDI này Các nghiên cứu trong nước tuy tập trung cụ thể vào chủ đề thu hút FDI vào các ngành dịch vụ ở Việt Nam nhưng mới chỉ là những cắt lát, dừng lại ở việc mô tả tình hình và kết quả của hoạt động đầu tư, đánh giá những thành công, hạn chế

Tiến trình hình thành – hội nhập AEC: các cam kết và mức độ cam kết của AEC trong từng giai đoạn; những thách thức của quá trình hiện thực hoá AEC

Quá trình hội nhập của Việt Nam trong AEC: các cam kết của Việt Nam nói chung và trong từng lĩnh vực cụ thể

- thành tựu và hạn chế - đặc biệt trong ngành dịch vụ; thực trạng FDI từ ASEAN vào Việt Nam trong bối cảnh AEC

Các yếu tố tác động đến thu hút FDI:

- Lý thuyết thu hút FDI:

- Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến thu hút FDI vào một quốc gia, nhóm quốc gia và khu vực; tác động của hội nhập đến thu hút FDI; các yếu tố thu hút FDI vào Việt Nam, FDI từ ASEAN vào Việt Nam

Các nghiên cứu về AEC và sự tham gia của Việt Nam

Các yếu tố thu hút FDI vào ngành dịch vụ nói chung và tại Việt Nam nói riêng

- Các nghiên cứu chung về các yếu tố thu hút FDI vào các ngành dịch vụ, FDI vào các ngành dịch vụ Việt Nam

Thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập

Các yếu tố tác động đến thu hút FDI và FDI vào ngành dịch vụ và đưa ra một số giải pháp mang tính chất định hướng chung nhằm thúc đẩy các hoạt động FDI

Các nghiên cứu nước ngoài về thu hút FDI vào các ngành dịch vụ còn hạn chế, tuy vậy một số nghiên cứu có tính tham khảo rất cao cho luận án khi sử dụng phương pháp định lượng xác định được các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư vào các ngành dịch vụ Các nghiên cứu này tương đối hoàn chỉnh, phân tích từ cả góc độ vĩ mô và từ góc độ động lực của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng nhằm đề xuất các gợi ý và giải pháp thu hút nguồn vốn này tại Việt Nam Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu ngoài nước tuy đã đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút FDI nhưng phạm vi mới chỉ thu hẹp tại một khu vực và thị trường nhất định và đối tượng nghiên cứu chưa trực tiếp phân tích về hoạt động thu hút FDI ngành dịch vụ từ khu vực ASEAN vào Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021) 1.4.2 Kho ả ng tr ố ng nghiên c ứ u

Từ Bảng 1.1 có thể thấy được các nội dung chính như sau:

Một là, nhiều nghiên cứu có thời gian xem xét khá xa so với thời điểm hiện tại; một số nghiên cứu đã có tính cập nhật tuy nhiên vẫn chưa có số liệu cụ thể, tổng hợp và khách quan nhất về thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam Vì vậy, hoạt động thu hút FDI của Việt Nam từ các đối tác nội khối vào ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập mới của khu vực – AEC chính thức được thành lập cuối năm 2015 – chính là khoảng trống nghiên cứu có thể khai thác

Hai là, chưa có nghiên cứu trực tiếp về các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập của khu vực nói chung và trường hợp của Việt Nam nói riêng Các nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở khai thác thực trạng đầu tư Việc xác định được các yếu tố tác động đến thu hút FDI nội khối vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập AEC sẽ góp phần đưa ra các giải pháp thu hút mang tính thực tiễn và có khả năng áp dụng cao hơn Nhóm các yếu tố thu hút FDI vào các ngành dịch vụ đã được kiểm nghiệm trong một số nghiên cứu nổi bật được tóm tắt trong Hình 2.1 Các công trình có liên quan này sẽ là cơ sở để luận án tiến hành nghiên cứu xác định các yếu tố thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam

Ba là, không chỉ hạn chế về số lượng, các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam nói chung, và trong các ngành dịch vụ nói riêng chủ yếu sử dụng phương pháp định tính – tổng hợp, so sánh đối chiếu và phân tích để nhằm chỉ ra các thay đổi trong tình hình FDI từ ASEAN vào Việt Nam Vì vậy, việc luận án nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào vào các ngành dịch vụ của Việt Nam, sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng kết hợp với các phương pháp định tính, sẽ góp phần tạo cơ sở vững chắc nhằm đề xuất các giải pháp thu hút dòng vốn FDI nội khối và bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu này

Từ những đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể khẳng định rằng không có một công trình hoặc nghiên cứu nào trùng lặp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận án Xuất phát từ tổng quan trên, tác sẽ sẽ tìm hiểu tình hình đầu tư FDI của ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ, các cam kết AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ và xác định các yếu tố tác động đến thu hút nguồn vốn FDI này Đây là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả qua luận án này mong muốn tập trung phân tích, làm cơ sở đề xuất một số nhóm giải pháp có giá trị nhằm thu hút nguồn vốn FDI quan trọng này, đóng góp vào sự phát triển ngành dịch vụ nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của ASEAN

Chương 1 tổng hợp ngắn gọn những trong nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án Từ đó, Chương 1 có những kết luận như sau:

1/ Các các nghiên cứu trước đây về hoạt động FDI của ASEAN tại Việt Nam trong ngành dịch vụ chưa đặt trong bối cảnh hội nhập của khu vực, chưa có nghiên cứu trực tiếp về các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào các ngành dịch vụ trong bối cảnh Việt Nam thực thi các cam kết hội nhập AEC

2/ Phần lớn các nghiên cứu dừng lại phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam từ các quốc gia ASEAN hoặc các yếu tố FDI vào các ngành dịch vụ nói chung mà chưa phân tích tổng thể thực trạng, thực tiễn chính sách theo hướng cam kết hội nhập và yếu tố thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ TỔNG

Những lý luận cơ bản về thu hút FDI

2.1.1 Khái ni ệ m và vai trò c ủ a FDI

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang ngày càng trở nên phổ biển trên thế giới Theo đó, đã có nhiều quan điểm được đưa ra nhằm định nghĩa cho hành vi này, tiêu biểu là một số khái niệm của các tổ chức quốc tế:

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (1996), FDI được định nghĩa bằng một khái niệm tương đối rộng Theo đó, OECD (1996) đưa ra cách hiểu:

“Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm)” OECD cho rằng, nhà đầu tư FDI không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ công ty họ đầu tư mà chỉ cần nắm giữ ít nhất 10% cổ phần hoặc quyền bỏ phiếu trong doanh nghiệp

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) (1993) định nghĩa FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình đầu tư quốc tế trong đó có một tổ chức cư trú tại một nền kinh tế thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Lợi ích lâu dài ở đây hàm ý sự tồn tại trong thời gian dài của một mối quan hệ giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp này” Tương tự như OECD (1996), IMF

(1993) cho rằng một nhà đầu tư cần nắm giữ ít nhất 10% cổ phẩn hoặc quyền bỏ phiếu Mục đích của việc giới hạn 10% cổ phần hoặc quyền biểu quyết nhằm mục đích đảm bảo tính bền vững của FDI, đồng thời phân biệt FDI với danh mục đầu tư

Còn theo UNCTAD (2012), “FDI là việc đầu tư dài hạn gắn liền với lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể đầu tư ở một quốc gia này (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ) vào một công ty ở một quốc gia khác (công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty con)” Khác với định nghĩa của OECD (1996) và IMF (1993), UNCTAD (2012) không sử dụng tỷ lệ vốn cổ phần tối thiểu tại doanh nghiệp FDI để phân loại vốn FDI Thay vào đó, UNCTAD (2012) định nghĩa FDI trên khía cạnh định tính và mục tiêu của khoản đầu tư

Như vậy, mặc dù được diễn giải theo các cách khác nhau nhưng các quan điểm đều có sự thống nhất về bản chất của hoạt động FDI Các cách hiểu này đều nhấn mạnh vào lợi ích dài hạn và mức độ ảnh hưởng của chủ đầu tư đối với thực thể nhận đầu tư FDI phản ánh mục tiêu của một thực tể cư trú tại một nền kinh tế muốn có được lợi ích dài hạn từ một thực thể cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư Khi đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư không chỉ di chuyển nguồn tài chính của mình mà còn có thể mang cả công nghệ sản xuất, thương hiệu, kỹ năng quản lý…ra khỏi biên giới quốc gia trong dài hạn Nhà đầu tư hướng tới sử dụng và quản lý các nguồn lực một cách chặt chẽ và hiệu quả nhằm thu được lợi ích đầu tư tối đa cho mình, đồng thời mang lại một số lợi ích kinh tế xã hội cho nước nhận đầu tư

2.1.1.2 Vai trò c ủ a FDI a Tác động tích cực

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra những tác động tích cực đối với cả chủ đầu tư nước ngoài và quốc gia nhận đầu tư Đố i v ớ i ch ủ đầu tư nướ c ngoài: Doanh nghiệp nước ngoài có thể lưu chuyển tự do dòng vốn của mình đến mọi địa điểm trên thế giới mà họ nhận thấy có triển vọng nhằm thu được mức sinh lời cao nhất với rủi ro thấp nhất nhờ hoạt động FDI FDI mang đến những “lợi thế cạnh tranh” nhất định mà doanh nghiệp không thể có được nếu chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh trong nội địa Những lợi thế này giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu tiêu thụ và giảm bớt các rủi ro nhờ đa dạng hoá hoạt động tại các thị trường quốc tế Đố i v ới nướ c nh ận đầu tư: Theo UNCTAD (2003), FDI mang lại nhiều lợi ích cho nước nhận đầu tư, bao gồm các tác động tích cực sau:

Thứ nhất, FDI mang lại nguồn lực tài chính cho nước nhận đầu tư Nhu cầu về vốn luôn là một nhu cầu cấp thiết, đặc biệt ở các nước đang phát triển FDI được coi là nguồn vốn quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Nhiều MNEs, nhờ quy mô lớn và sức mạnh tài chính, có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính mà các doanh nghiệp nước sở tại không có được (Hill, 2000) Jenkins và Thomas (2002) cho rằng FDI có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế không chỉ thông qua cung cấp vốn nước ngoài mà còn dẫn tới thu hút thêm vốn đầu tư trong nước, vì vậy làm tăng tổng hiệu ứng tăng trưởng của FDI Đặc biệt, trong các dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, các nhà máy công nghệ cao… cần nhiều vốn đầu tư, sự hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng (Lall & Streeten, 1977; Razin và cộng sự, 1999)

Thứ hai, các dự án FDI tạo việc làm và thu nhập cho nước nhận đầu tư FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công ăn việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài và gián tiếp thông qua những tổ chức trong nước khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hoá và dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến Việc tạo thêm việc làm giúp tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó tạo điều kiện tích luỹ trong nước (Feldstein, 1994; Hill, 2000; Kastrati, 2013) Thực tiễn ở một số quốc gia cho thấy, FDI đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng lao động Tuy nhiên, khi các quốc gia nhận đầu tư vượt qua giai đoạn sản xuất công nghệ thấp (thâm dụng lao động), tiền lương bắt đầu tăng và xuất hiện tình trạng thiếu lao động tay nghề cao thì tác động này của FDI sẽ trở nên mờ nhạt dần (UNCTAD, 1999)

Thứ ba, FDI góp phần chuyển giao công nghệ (CGCN) cho nước nhận đầu tư

FDI góp phần CGCN sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà Thu hút FDI từ các doanh nghiệp có ưu thế về công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CGCN bí quyết kinh doanh, góp phần tăng cường khả năng công nghệ của nước chủ nhà, tăng năng suất và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia (OECD, 1991; Dunning,1993)

Thứ tư, FDI mở rộng tiềm năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho các nước nhận đầu tư Doanh nghiệp của nước nhận đầu tư có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách cung cấp nguyên liệu, sản phẩm đầu vào hoặc dịch vụ thuê ngoài cho các công ty đa quốc gia Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua hợp tác với doanh nghiệp có vốn FDI giúp các doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư tiếp cận thị trường quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất (Djankov & Hoekman, 2000; OECD, 1998, 2002) b Tác động tiêu cực

Bên cạnh đó, UNCTAD (2003) cũng chỉ ra các tác động tiêu cực của FDI:

Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội nhưng còn hạn chế về chất lượng tăng trưởng FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, nếu như các nước nhận đầu tư không có các chính sách và thể chế phù hợp để định hướng và điều phối FDI, dành chủ yếu nguồn vốn này cho đầu tư các dự án thâm dụng lao động, tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực FDI thấp thì sẽ không tạo nên hiệu quả tăng trưởng vượt trội tương ứng, làm hạn chế khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và năng lực cạnh tranh quốc gia (Zukowska-Gagelmann, 2000; Barrel & Holland, 2000)

Thứ hai, FDI có thể gia tăng nguy cơ phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư Các doanh nghiệp FDI làm tăng sự phụ thuộc về vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hoá vào các công ty xuyên quốc gia tại nước đầu tư Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào vốn FDI và xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu của khối FDI ở một số quốc gia chiếm đến hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào một số doanh nghiệp FDI lớn Tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào FDI có thể gây ra sự bất ổn định cho nền kinh tế của nước nhận đầu tư

Thứ ba, sự phát triển của các doanh nghiệp FDI có thể làm mất đi các việc làm truyền thống, trong khi chất lượng nguồn nhân lực nói chung chưa thực sự được cải thiện Các dự án FDI tạo ra nhiều việc làm mới – cả trực tiếp và gián tiếp – nhưng cũng làm mất đi nhiều việc làm truyền thống của dân cư do ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động (Hill, 2000; Hatzius, 2000) Các dự án FDI, đặc biệt ở các nước đang phát triển, còn thiên về khai thác nguồn lao động giá rẻ, trình độ thấp, nhiều doanh nghiệp sử dụng cơ chế thử việc để liên tục thay lao động và không chú trọng hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dẫn đến năng suất lao động không có sự cải thiện (Aiken & Harrison, 1999; Kastrati, 2013;) Bên cạnh đó, FDI cũng có thể gây ra tình trạng bất bình đẳng về lương tại một số quốc gia (Leamer, 1993; Driffield & Taylor, 2000)

Thứ tư, việc CGCN thông qua các dự án FDI gây nguy cơ nhận những kỹ thuật lạc hậu hoặc không thích hợp cho nước nhận đầu tư Nhiều doanh nghiệp FDI thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật và máy móc thiết bị cũ khi các máy móc công nghệ này trở thành lạc hậu để có thể đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm ở nước đầu tư Việc CGCN lạc hậu gây ra nhiều thiệt hại cho nước nhận đầu tư trong việc tính giá trị của máy móc chuyển giao, thiệt hại trong việc tính tỷ lệ đóng góp trong các doanh nghiệp, gây tổn hại cho môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí sản xuất (Jarolim, 2000; Glass & Saggi, 1999)

Những lý luận cơ bản về dịch vụ và FDI vào các ngành dịch vụ

Khái niệm dịch vụ mang tính bao trùm khá rộng Dịch vụ là một ngành kinh tế độc lập đáp ứng từ nhu cầu cá nhân đến phục vụ cho các ngành sản xuất Hoạt động cung cấp dịch vụ hiện nay có thể xuất hiện ở bất cứ lĩnh vực vào trong đời sống – ngành dịch vụ cũng đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và không ngừng tăng cao (OECD, 2016)

OECD (2001) định nghĩa dịch vụ “là các sản phẩm được sản xuất theo đặt hàng và không thể tách rời khỏi quá trình cung cấp dịch vụ đó Dịch vụ không phải là các thực thể có thể thiết lập quyền sở hữu riêng biệt Chúng không thể được trao đổi tách biệt với hoạt động sản xuất của chúng Dịch vụ là những sản phẩm không đồng nhất được sản xuất theo đặt hàng và thường được người sản xuất thay đổi dựa trên yêu cầu của người tiêu dùng Vào thời điểm sản xuất hoàn thành, dịch vụ phải được cung cấp cho người tiêu dùng” (OECD, 2001) Cách tiếp cận của OECD đã nêu rõ các đặc điểm của dịch vụ và có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa về dịch vụ nhìn nhận từ góc độ marketing của Kotler và Keller (2009), theo đó dịch vụ được định nghĩa là “bất kỳ hành động nào một người có thể cung cấp cho người khác mà về cơ bản là vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu nào Sản xuất dịch vụ có thể gắn hoặc không với một một sản phẩm vật chất”

Tuy nhiên, với cách định nghĩa này, cách phân loại các ngành và phân ngành có thể xếp vào nhóm dịch vụ không rõ ràng và không thống nhất hoàn toàn giữa các quốc gia trên thế giới Do đó, để thuận tiện trong hoạt động, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã không đưa ra khái niệm dịch vụ mà liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn (Xem Bảng 2.2.) 12 ngành dịch vụ được chia thành 155 phân ngành phụ, với 4 phương thức cung cấp dịch vụ chính, bao gồm: (i) cung cấp qua biên giới, (ii) tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, (iii) hiện diện thương mại và (iv) hiện diện thể nhân (WTO, 2020)

Bảng 2.2: Phân loại các ngành dịch vụ theo GATS

12 phân ngành dịch vụ theo GATS

1 Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao 5 Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật 9 Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội

2 Dịch vụ thông tin 6 Dịch vụ môi trường 10 Dịch vụ du lịch và liên quan

3 Dịch vụ đào tạo 7 Dịch vụ tài chính 11 Dịch vụ kinh doanh

4 Dịch vụ kinh tiêu 8 Dịch vụ vận tải 12 Dịch vụ khác

Bên cạnh đó, trong quan niệm hiện đại, cơ cấu kinh tế quốc dân được chia thành ba khu vực chính, bao gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Theo Hệ thống kế toán quốc gia (SNA) thì nền kinh tế Việt Nam có 20 ngành cấp 1, trong đó nông nghiệp có 2 ngành, công nghiệp có 4 ngành còn dịch vụ có tới 14 ngành cấp 1 (Hồ Văn Tĩnh, 2009) (Xem Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Phân loại các ngành dịch vụ theo SNA

14 ngành dịch vụ theo SNA

1 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

6 Vận tải, kho bãi 11 Dịch vụ lưu trí và ăn uống

2 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 7 Thông tin và truyền thông 12 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

3 Hoạt động kinh doanh bất động sản 8 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 13 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

4 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

9 Giáo dục và đào tạo 14 Hoạt động dịch vụ khác

5 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

10 Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

Hai cách phân loại của GATS và SNA về cơ bản có rất nhiều điểm tương đồng trong các phân chia các ngành chính Luận án sử dụng cả hai cách phân loại các ngành dịch vụ nêu trên: Khi đánh giá các mức độ thực thi các cam kết của Việt Nam liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ, cách thức phân loại các ngành dịch vụ theo GATS được sử dụng do các hiệp định trong AEC cũng sử dụng cách phân loại này Bên cạnh đó, do đặc điểm số liệu FDI thu thập của Cục Đầu tư nước ngoài (2021), luận án sẽ kết hợp sử dụng cách phân loại các ngành dịch vụ theo SNA khi nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam

Kể từ những năm 1980, bốn đặc điểm bao gồm (i) Tính vô hình (Intangibility), (ii) Tính không thể tách rời (Inseparability), (iii) Tính không đồng nhất (Heterogeneity) và (iv) Tính mau tàn (Perishability) – hay còn được biết đến là các đặc tính IHIP (Edgett và Parkinson, 1993; Zeithaml và cộng sự, 1985) được công nhận rộng rãi là yếu tố phân biệt dịch vụ với hàng hoá Cụ thể:

Tính vô hình: Các dịch vụ về bản chất là vật chất vô hình, không thể chạm vào, ngửi hay nhìn thấy được Ngoài tính vô hình về vật chất, các dịch vụ cũng khó có thể nắm bắt được bằng tâm trí và vì vậy, vô hình về mặt tinh thần (Regan, 1963)

Tính không th ể tách r ờ i: Một đặc điểm nữa của dịch vụ là tính không thể tách rời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ Một dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn cung cấp nó Việc tạo ra dịch vụ đòi hỏi nguồn tạo ra nó – cho dù là người hay máy – phải có mặt Nói cách khác, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời Điều này trái ngược với hàng hoá – việc tiêu dùng sản phẩm vẫn diễn ra dù nguồn của nó có mặt hay không (Kotler, 1994)

Tính không đồ ng nh ấ t: Các dịch vụ rất khó tiêu chuẩn hoá Tính đồng nhất liên quan đến khả năng thay đổi cao trong việc thực hiện các dịch vụ Chất lượng và bản chất của một dịch vụ có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất, từ khách hàng này sang khách hàng khác và từ thời điểm này sang thời điểm khác Sự không đồng nhất trong chất lượng và sản lượng có thể nhìn thấy rất rõ đối với những dịch vụ sử dụng nhiều lao động (Parasuraman và cộng sự, 1985)

Tính mau tàn: Dịch vụ có tính mau tàn theo nghĩa là chúng không thể được lưu trữ để sử dụng vào một thời điểm sau đó Vì vậy chúng phải được tiêu thụ ngay khi sản xuất Nói cách khác, dịch vụ không thể được sản xuất trước khi được yêu cầu và cũng không thể được lưu trữ để đáp ứng nhu cầu sau đó Nếu một dịch vụ không được sử dụng khi có sẵn thì dịch vụ sẽ bị lãng phí Do không có khả năng dự trữ và linh hoạt đối với sự dao động của nhu cầu, các tổ chức cung cấp dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn khi xảy ra những thay đổi trong nhu cầu sử dụng dịch vụ (Carson,

Gần đây đã có nhiều học giả phản bác quan điểm IHIP là các đặc trưng giúp phân biệt dịch vụ với hàng hoá (Moeller, 2009) Các tác giả lập luận rằng các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem xét các dịch vụ cá nhân hoặc dịch vụ có mức độ công nghệ thấp, cần nhiều sự tiếp xúc (Bowen, 2002) Với sự phát triển của công nghệ mới, các đặc tính IHIP có xu hướng không còn đặc trưng cho dịch vụ Tính không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, cũng như tính mau tàn của các dịch vụ có thể được khắc phục bằng thông tin liên lạc, ví dụ như các bài giảng dựa trên web, tương tác trong đào tạo từ xa hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có thể cho phép các bác sĩ thực hiện từ xa (Grove và cộng sự, 2003; Rust, 2004; Lovelock và Gummesson, 2004; Vargo và Lusch, 2004) Những sự thay đổi này là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển một số loại hình dịch vụ từ một quốc gia này sang quốc gia khác và cung cấp dịch vụ từ xa

2.2.2 FDI vào các ngành d ị ch v ụ

UNCTAD (2003) nhận thấy sự tăng trưởng của FDI vào ngành dịch vụ phản ánh hai yếu tố: sự gia tăng của nền kinh tế dịch vụ ở các nước phát triển, nơi chiếm trung bình khoảng 2/3 tổng GDP; và sự mở cửa đối với FDI vào ngành dịch vụ của tất cả các nhóm nền kinh tế Vì nhiều dịch vụ không thể trao đổi hay lưu trữ mà phải được sản xuất tại nơi chúng được tiêu dùng, nên FDI là phương tiện chủ đạo để đưa các dịch vụ này ra thị trường nước ngoài Ngoài ra, các quy định của nước sở tại cũng thường yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập các cơ sở địa phương để cung cấp dịch vụ

Các nghiên cứu lý thuyết (Deardorff, 1985; Markusen và cộng sự, 2005) chỉ ra rằng FDI vào dịch vụ phức tạp hơn FDI vào hàng hóa, vì dịch vụ khác với hàng hóa do các đặc điểm nội tại của dịch vụ như đã đề cập ở trên Những đặc thù của dịch vụ có ảnh hưởng đến cách thức đầu tư và vì vậy, động lực của FDI vào dịch vụ có thể khác so với FDI vào hàng hóa Bên cạnh đó, FDI vào dịch vụ vẫn có nhiều hạn chế hơn so với FDI vào sản xuất do các ngành dịch vụ có xu hướng chịu kiểm soát đầu tư hoặc bị giới hạn bằng các biện pháp phi thuế quan Ví dụ, các ngành như viễn thông, ngân hàng, vận tải và cung cấp điện thường phải tuân theo các quy định kinh tế hoặc mở cửa thận trọng vì những ngành này được các nước sở tại coi là những ngành chiến lược nhạy cảm (Jensen và cộng sự, 2007)

2.2.2.2 Các y ế u t ố tác độ ng đế n thu hút FDI vào ngành d ị ch v ụ

Mặc dù FDI vào dịch vụ có bản chất khác với FDI vào ngành sản xuất, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các không cần phát triển các lý thuyết mới để mô hình hoá các yếu tố quyết định FDI vào các ngành dịch vụ Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ Phần lớn FDI vào các ngành dịch vụ được thúc đẩy bởi các yếu tố tìm kiếm thị trường như quy mô thị trường, số lượng ngày càng tăng của người tiêu dùng có thu nhập trung bình, tăng trưởng kinh tế và lợi ích của hội nhập khu vực (Dunning, 2003; Wadhwa và Reddy, 2011; Zheng và Ismail, 2019) Tác động của các yếu tố là khác nhau phụ thuộc vào không gian và thời gian nghiên cứu Dựa trên tổng quan, có thể thấy một số yếu tố chính có tác động đến FDI vào ngành dịch vụ được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm như sau: a Nhóm yếu tố kinh tế:

Quy mô và tiềm năng thị trường: Quy mô và tiềm năng thị trường được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến địa điểm dòng vốn FDI Quy mô thị trường lớn có thể có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ do tiềm năng về nhu cầu lớn hơn và chi phí thấp hơn nhờ lợi thế quy mô (Kolstad & Villanger (2004), Bhasin (2014), Kafait (2018) Tuy nhiên, Walsh & Yu (2010) lại tìm thấy trong các nền kinh tế phát triển, những nền kinh tế có mức GDP bình quân đầu người thấp hơn sẽ thu hút nhiều dòng vốn hơn Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng gia tăng nhu cầu trong nước và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài Vì FDI là một cam kết dài hạn, tiềm năng thị trường tương lai nhiều hứa hẹn tại các nước sở tại sẽ là một yếu tố quan trọng thu hút các MNEs đầu tư Trong các ngành dich vụ, Yin và cộng sự (2014) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa triển vọng tăng trưởng và mức độ sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài

THỰC TIỄN THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT HỘI NHẬP AEC

Tổng quan về các ngành dịch vụ Việt Nam

Tại Việt Nam, trong một vài thập kỷ trở lại đây, mặc dù đã đã đạt được mức tăng trưởng nhanh song tỷ trọng và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế còn rất khiêm tốn Trong giai đoạn 1986-1990, Việt Nam chủ yếu đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực Từ khoảng những năm 1990, giai đoạn sau Đổi mới, khi Việt Nam tập trung hướng tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành dịch vụ mới bắt đầu được phát triển Tuy nhiên, dịch vụ vẫn không được chú trọng như các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất hàng hoá Phải đến những năm 2000, khi Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và mở cửa thị trường với việc gia nhập WTO và ký kết một loạt FTA trong khu vực, các ngành dịch vụ Việt Nam mới thực sự được chú trọng Mặc dù tỷ trọng và vai trò trong nền kinh tế còn khiêm tốn, các ngành dịch vụ của Việt Nam ngày càng phát triển, cạnh tranh hơn và có nhiều triển vọng trong tương lai (VCCI, 2019)

3.1.1 T ỷ tr ọ ng các ngành d ị ch v ụ trong t ổ ng GDP (1988-2020)

Tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong tổng GDP của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây – từ 2008 đến 2020 – duy trì tương đối ổn định ở mức khoảng 41%

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2021)

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân giải thích cho tốc độ tăng trưởng thấp của ngành dịch vụ là do sự thay đổi trong phương pháp tính tổng GDP Theo đó,

Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các ngành trong tổng GDP của Việt Nam trước đây GDP chỉ được tính dựa trên 3 khu vực là nông lâm nghiệp – thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thì từ năm 2010 trở đi, Tổng cục Thống kê đã tách giá trị của các loại thuế sản phẩm ra khỏi các giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và trở thành một thành tố riêng trong GDP, do đó làm giảm tỷ trọng của các thành tố đang có trước đó (VCCI, 2019)

Mặc dù đã thay thế công nghiệp và xây dựng, trở thành lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân nhưng tỷ trọng dịch vụ trong tổng GDP của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới Năm 2020, các ngành dịch vụ đóng góp 41,63% trong tổng GDP, so với 33,72% của các ngành công nghiệp – xây dựng và 14,85% của các ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản Trong khi đó, các nước phát triển có tỷ trọng dịch vụ trong GDP rất cao – tỷ trọng trung bình ngành dịch vụ có thể lên tới 70% ở các nước OECD (Xem Biểu đồ 3.2)

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của một số nước năm 2020

(Nguồn: WDI, 2021) 3.1.2 Cơ cấ u các ngành d ị ch v ụ

Theo phân loại của Tổng cục Thống kê (2021), khu vực dịch vụ của Việt Nam bao gồm 12 phân ngành Trong đó, tính đến hết năm 2020, ngành có tỷ trọng lớn nhất là Bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác – chiếm 28,02% tổng giá trị khu vực dịch vụ; tiếp đến là Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm – chiếm 12,9% và Hoạt động kinh doanh bất động sản – chiếm 10.61%

Các ngành dịch vụ còn lại đều chiếm tỷ trọng dưới 10%, trong đó các ngành dịch vụ hỗ trợ làm trung gian đầu vào cho sản xuất như Vận tải và kho bãi (5.95%), Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (3,09%), Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (0.73%)…đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ (Tổng cục Thống kê, 2021) Điều này

Việt Nam Indonesia Malaysia Thái Lan Singapore Ấn Độ Trung

Các nước thu nhập trung bình và thấp Đơn vị: % cho thấy các ngành dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất vẫn chưa thực sự được chú trọng phát triển

Bảng 3.1: Cơ cấu các phân ngành dịch vụ của Việt Nam*

STT Các ngành dịch vụ Giá trị

1 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 734.007 28,02

3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 197.333 7,53

4 Thông tin và truyền thông 42.493 1,62

5 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 338.150 12,9

6 Hoạt động kinh doanh bất động sản 277.990 10,61

7 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 81.012 3,09

8 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 19.213 0,73

Hoạt động của Ðảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

10 Giáo dục và đào tạo 253.322 9,67

11 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 188.750 7,2

12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 35.573 1,35

13 Hoạt động dịch vụ khác 104.383 3,98

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình

* Số liệu sơ bộ năm 2020 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021) 3.1.3 Doanh nghi ệ p trong khu v ự c d ị ch v ụ

Khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp lớn nhất với hơn 451 nghìn doanh nghiệp tính đến cuối năm 2019, cao gấp hơn hai lần số lượng doanh nghiệp trong khu vực công nghiệp và xây dựng (205.902 doanh nghiệp) và gấp hơn 60 lần so với số lượng doanh nghiệp trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp Số lượng doanh nghiệp dịch vụ nhiều hơn hẳn so với các ngành khác một phần là do ngành dịch vụ đang chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó, đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ là không cần nhiều vốn và lao động như các ngành sản xuất, vì vậy việc thành lập doanh nghiệp dịch vụ không yêu cầu vốn lớn và nguồn nhân lực dồi dào Điều này cũng được thể hiện rất rõ khi nhìn vào quy mô doanh nghiệp theo nguồn vốn và lao động trong từng khu vực kinh tế trong Bảng 3.2 và Bảng 3.3

Các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô vốn nhỏ, dưới 5 tỷ đồng chiếm tới hơn 55.4% tổng số doanh nghiệp dịch vụ, cao nhất so với các khu vực còn lại Trong khi đó, tỷ lệ các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, từ 200 tỷ trở lên, trong ngành dịch vụ chi chiếm 2% so với hơn 4% của khu vực công nghiệp-xây dựng-sản xuất và 5-6% của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và khai khoáng Do đặc thù dự án, các phân ngành dịch vụ có nhiều doanh nghiệp với quy mô vốn lớn bao gồm (i) Hoạt động kinh doanh bất động sản, (ii) Bán buôn bán lẻ, (iii) Vận tải - kho bãi, (iv) Dịch vụ lưu trú

Bảng 3.2: Số doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế và quy mô vốn*

Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng

Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng

Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng

500 tỷ đồng trở lên TỔNG SỐ 668.503 60.633 58.989 251.749 108.911 133.789 36.642 9.386 8.404

Công nghiệp-Xây dựng-Sản xuất

* Tính đến 31/12/2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

Bảng 3.3: Số doanh nghiệp chia theo khu vực kinh tế và quy mô lao động*

5000 người trở lên TỔNG SỐ 668.503 340.462 171.779 123.550 23.144 3.027 2.660 2.067 1.581 233

Công nghiệp- xây dựng-sản xuất

* Tính đến 31/12/2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

Tính đến cuối năm 2019, có tới gần 82% doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ có số lượng lao động dưới 9 người, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp-xây dựng và nông-lâm-ngư nghiệp là khoảng 60% Cũng như vậy, không có nhiều doanh nghiệp có quy mô lao động lớn trong ngành dịch vụ Số doanh nghiệp có từ 200 lao động trở lên chỉ chiếm 0,5% tổng số doanh nghiêp (so với 3,4% của khu vực công nghiệp-xây dựng-sản xuất và 2,4% của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp)

3.1.4 FDI vào các ngành d ị ch v ụ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (với hơn 50% số dự án, chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký) Lĩnh vực dịch vụ đứng vị trí thứ hai – chiếm hơn 46% số dự án và gần 28% tổng vốn đăng ký (số liệu luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2020) Phát triển dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài cung cấp vốn và công nghệ cho hoá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Bảng 3.4: FDI của Việt Nam theo phân ngành kinh tế *

Tỷ trọng (%) Số dự án Tỷ trọng (%)

Vốn đăng ký (triệu USD)

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 505 1,5 3.709,9 1,0

Công nghiệp chế biến, chế tạo 15.126 45,8 228.547,9 59,2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 151 0,5 28.641 7,4 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 81 0,2 2.926 0,8

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 5.182 15,7 8.505 2,2

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 889 2,7 12.509 3,2

Thông tin và truyền thông 2.326 7,0 3.974,8 1,0

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 78 0,2 784,2 0,2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 938 2,8 60.320,3 15,6 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 3.537 10,7 3.683,5 1,0

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 490 1,5 975,1 0,3

Giáo dục và đào tạo 583 1,8 4.411,5 1,1

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 153 0,5 1.999,8 0,5 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 138 0,4 3.391,5 0,9

Hoạt động dịch vụ khác 151 0,5 858,7 0,2

* Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2020 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

Vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ tập trung nhiều nhất ở Hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng số 938 dự án và vốn luỹ kế 60 tỷ USD Tiếp theo là Dịch vụ lưu trú và ăn uống (889 dự án, 12 tỷ USD), Dịch vụ bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (5182 dự án, 8 tỷ USD), Dịch vụ vận tải, kho bãi (875 dự án, 5,4 tỷ

USD) Tổng số dự án trong lĩnh vực dịch vụ là 15.340 dự án, với tổng vốn đăng ký 106,8 tỷ USD (Tổng cục Thống kê, 2021)

Mặc dù các ngành dịch vụ như bán buôn bán lẻ, hoạt động ngân hàng – bảo hiểm và bất động sản đã có nhiều triển vọng, Việt Nam hiện vẫn thiếu một nền kinh tế dịch vụ hiện đại và hiệu quả được định hướng bởi một số dịch vụ hàng đầu có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tiếp cận với công nghệ cao và có tiềm năng tạo ra giá trị xuất khẩu lớn, thu hút nhiều FDI.

Tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam 59 1 Quy mô vốn theo số lượng dự án đầu tư

Mặc dù có sự sụt giảm nhẹ trong giai đoạn 2016-2020, đầu tư nội khối ASEAN vẫn là nguồn vốn FDI lớn nhất của khu vực (Xem Biểu đồ 3.3) Năm 2020, trong khi hầu hết các nguồn FDI chính vào ASEAN đều giảm do ảnh hưởng của đại dịch, đầu tư nội khối ASEAN lại cho thấy khả năng phục hồi đáng kể Năm 2020, FDI nội khối ASEAN tăng 5% lên 23 tỷ USD, đẩy tỷ trọng FDI trong khối ASEAN trong khu vực từ 12% lên 17% Trong đó, hội nhập quốc tế trong khu vực được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kết quả đáng ghi nhận của hoạt động đầu tư nội khối

Biểu đồ 3.3: Dòng vốn đầu tư nội khối ASEAN giai đoạn 2016-2020

Theo Báo cáo đầu tư ASEAN 2020, Việt Nam đã vượt qua Singapore để trở thành nước nhận đầu tư nội khối lớn thứ 2 trong ASEAN (Xem Biểu đồ 3.4) Năm

2020, đầu tư nội khối từ ASEAN vào Việt Nam tăng 2,6 lần so với năm 2019, lên mức kỷ lục 6,3 tỷ USD Theo nghiên cứu của Cục đầu tư nước ngoài, trong khu vực, Indonesia, Thái Lan và Malaysia là những đối thủ cạnh tranh trong thu hút FDI lớn nhất của Việt Nam Indonesia tiếp tục là nước nhận đầu tư nội khối lớn nhất trong khu vực, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất, chủ yếu nhờ quy mô thị trường lớn nhất trong khu vực và chi phí cạnh tranh – tuy nhiên, hạn chế trong cấu trúc địa lý của một quốc đảo, cũng như sự khác biệt về văn hoá-chính trị của Indonesia cũng gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư Thái Lan và Malaysia có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ phụ trợ và cơ sở hạ tầng phát triển – tuy nhiên đến nay, hai quốc gia này đã có những điểm nghẽn mà nhà đầu tư cần tính toán như chi phí cao và thị trường đã bão hoà Vì vậy, Việt Nam đang trở thành một điểm nhấn trong quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư ASEAN nói riêng (Đỗ Nhất Hoàng, 2020).

Giá trị đầu tư nội khối ASEAN (Tỷ USD)

Cơ cấu đầu tư nội khối ASEAN trên tổng đầu tư vào ASEAN (%)

Biểu đồ 3.4: Đầu tư nội khối ASEAN tính theo nước nhận đầu tư 2019-2020

(Nguồn: The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2021) 3.2.1 Quy mô v ố n theo s ố lượ ng d ự án đầu tư

Bắt đầu với dự án đầu tiên năm 1988, sau hơn 30 năm, FDI từ ASEAN vào Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển Xu thế FDI từ ASEAN vào Việt Nam cũng phù hợp với xu thế FDI vào Việt Nam nói chung Sau khi Luật đầu tư nước ngoài 1987 chính thức có hiệu lực, các làn sóng FDI liên tiếp đổ vào Việt Nam Làn sóng FDI thứ nhất vào Việt Nam được đánh dấu với sự bùng nổ khởi nguồn năm 1990, tuy nhiên đã chững lại vào giai đoạn 1998 – 2004 do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Làn sóng thứ hai bắt đầu năm

2005, FDI liên tục ở mức cao Mặc dù có những thời điểm chững lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làn sóng FDI tiếp theo được cho là đang dồn dập đổ tới Việt Nam

Biểu đồ 3.5: Số lượng dự án và tổng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1988-2020

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)

Tống vốn Số dự án

FDI từ ASEAN cũng không nằm ngoài các diễn biến xu thế của FDI vào Việt Nam Tính đế n cu ối năm 2020, FDI t ừ ASEAN vào Vi ệt Nam đạt hơn 82 tỷ USD, chi ếm hơn 12% về s ố lượ ng các d ự án và hơn 21% về t ổ ng v ốn đầu tư so vớ i t ổ ng s ố FDI vào Vi ệ t Nam (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)

FDI t ừ ASEAN vào các ngành d ị ch v ụ c ủ a Vi ệ t Nam cũng mang những nét đặc thù phát triển này đo đây cũng là lĩnh vực thu hút chủ đạo nguồn vốn FDI từ ASEAN của Việt Nam

Biểu đồ 3.6: FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam giai đoạn 1988-2020

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)

Thời kỳ đầu, quy mô các dự án còn khiêm tốn, tiến độ thực hiện chậm, chủ yếu mang tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường Việt Nam và tập trung vào một số ngành hạn chế nhằm khai thác nguồn tài nguyên sẵn có và lao động giá rẻ của Việt Nam Các dự án này được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Việt Nam Thời kỳ 1988-1996 được coi là thời kỳ tăng trưởng nhanh của FDI từ ASEAN vào Việt Nam nói chung và FDI vào các ngành dịch vụ nhờ các tác động từ nhiều sự kiện và hoạt động đáng chú ý như sự cải thiện trong quan hệ chính thức của Việt Nam – ASEAN, chủ trương chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, việc ban hành luật Đầu tư nước ngoài tháng 12/1987 , cùng với các yếu tố như quy mô thị trường, nguồn lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã làm cho Việt Nam trở thành một điểm đầu tư mới nhưng đầy hứa hẹn (Cục Đầu tư nước ngoài, 2015)

Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc hủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực châu Á vào năm 1997 đã làm cho dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam giảm mạnh Năm 1997 đánh dấu 10 năm thực hiện luật Đầu tư nước ngoài và cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật sửa đổi bổ sung nhưng số lượng các dự án FDI từ ASEAN

Số dự án Vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ vẫn sụt giảm mạnh và tình trạng suy giảm vẫn tiếp tục kéo dài trong nhiều năm tiếp theo Sau năm 2000, mặc dù kinh tế các nước ASEAN đã phục hồi sau khủng hoảng, FDI của ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam cũng đã có những dấu hiệu phục hồi tăng trở lại nhưng chưa mạnh

Giai đoạn 2005 – 2010 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong dòng vốn FDI – có gián đoạn năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đây là thời kỳ ASEAN chuyển sang giai đoạn mới đánh dấu bằng việc ra đời của AEC Giai đoạn này cũng đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007 và việc cải cách trong các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam, tạo nền móng cho dòng vốn FDI tăng nhanh Vốn FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam đạt mức đỉnh điểm với hơn 6,7 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài, 2015) Từ năm 2011 cho đến nay, số lượng dự án FDI liên tục tăng, tuy nhiên hầu hết các dự án chỉ có vốn đầu tư vừa và nhỏ Nói cách khác, số lượng các dự án FDI tăng vượt bậc so với các giai đoạn trước, nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký của các năm lại rất hạn chế Ví dụ, năm 2008 – có 133 dự án FDI đăng ký mới nhưng tổng vốn đầu tư của các dự án này lên đến hơn 6,7 tỷ USD Trong khi đó, giai đoạn 2011-2020, hàng năm đều có khoảng hơn

200 dự án đăng ký mới nhưng tổng vốn đầu tư hầu hết đều dưới 1 tỷ USD/năm (năm

2020, có 274 dự án đăng ký mới nhưng tổng vốn đăng ký chỉ ở mức 900 triệu USD)

Mặc dù còn hạn chế nếu xét trên phương diện chung, tuy nhiên trong ngành dịch vụ, FDI t ừ ASEAN chi ếm hơn 17% về s ố lượ ng các d ự án và hơn 30% về t ổ ng v ốn đầu tư (luỹ k ế các d ự án còn hi ệ u l ực đế n 31/12/2020) so v ớ i t ổ ng s ố các d ự án FDI vào ngành d ị ch v ụ c ủ a Vi ệ t Nam Triển vọng đầu tư trong thời gian tới ở nhiều ngành, trong đó có dịch vụ, vẫn rất sáng sủa Bên cạnh sản xuất, bán buôn bán lẻ và kinh doanh bất động sản là những phân ngành thu hút được nhiều FDI từ ASEAN nhất của Việt Nam (The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2020)

3.2.2 Quy mô v ố n theo phân ngành Đầu tư nội khối ASEAN tập trung chủ yếu trong 5 ngành – chiếm đến hơn 80% tổng vốn đầu tư nội khối trong khu vực Trong khi hoạt động đầu tư nội khối trong ngành sản xuất chứng kiến sự sụt giảm đáng kể, đầu tư nội khối mạnh mẽ vào ngành tài chính-bảo hiểm và bán buôn-bán lẻ là động lực chính duy trì đà tăng của dòng vốn (Xem Biểu đồ 3.7) Dịch vụ cũng là ngành thu hút được nhiều FDI nhất trong khu vực ASEAN Cũng tương tự như xu hướng tăng trưởng trung bình toàn cầu, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng FDI đã tăng từ 50% giai đoạn 1999-2003 lên 66% giai đoạn 2014-2018 Con số này cao hơn tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP của khu vực Mức tăng trưởng FDI vào các ngành dịch vụ những năm gần đây của khu vực cũng luôn duy trì ở mức cao (ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2020)

Biểu đồ 3.7: Đầu tư nội khối ASEAN trong một số phân ngành chính năm 2019-2020

(Nguồn: The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2021) Tại Việt Nam, luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 02/2021, ASEAN có tổng số 4.281 dự án trong cả ba ngành nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ, với tổng vốn đầu tư gần 91 tỷ USD Trong đó, có 61% các dự án đầu tư vào ngành dịch vụ (2.612/4.281 dự án), chiếm 35% tổng vốn đầu tư (32/91 tỷ USD) (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)(Xem Phụ lục 4) Như vậy, dịch vụ là ngành chiếm nhận được nhiều vốn đầu tư nhất từ ASEAN tính theo số lượng dự án Tuy nhiên, do tính chất các dự án dịch vụ thường có quy mô nhỏ, tổng vốn đầu tư vào ngành dịch vụ chỉ chiếm 1/3 lượng FDI nội khối vào Việt Nam

Bảng 3.5: FDI của ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ theo phân ngành*

STT Phân ngành dịch vụ Số dự án

1 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 904 2.161,2 6,76

2 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 89 1.813,2 5,67

3 Giáo dục và đào tạo 95 3.614,8 11,3

4 Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 610 836,5 2,62

5 Hoạt động dịch vụ khác 12 9,9 0,03

6 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 64 478,6 1,5

7 Hoạt động kinh doanh bất động sản 215 17.362,5 54,3

8 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 13 62,3 0,2

9 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 18 2.757,3 8,62

10 Thông tin và truyền thông 345 912,1 2,85

12 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 34 667,1 2,09

13 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng

*Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 2/2021 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)

Các dự án FDI từ ASEAN đầu tư vào 12 phân ngành dịch vụ tại Việt Nam Trong đó, các phân ngành (1) Bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; (2)

Tài chính và bảo hiểm

Sản xuất Bán buôn và bán lẻ

Kinh doanh bất động sản

Cung cấp điện, khí, gas

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; (3) Thông tin và truyền thông đứng đầu về số dự án đăng ký với lần lượt 904, 610 và 345 dự án Tuy nhiên về vốn đăng ký, FDI trong những ngành này chỉ chiếm lần lượt 6,76%, 2,62% và 2,85% tổng vốn đăng ký, cho thấy các dự án FDI trong các ngành này đa số là các dự án vừa và nhỏ Trong khi đó, số lượng các dự án thuộc phân ngành Hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 8.2% tổng số dự án (215/2.612 dự án) nhưng tỷ trọng trong vốn đăng ký lại chiếm 54.3%, cho thấy đây đều là các dự án cho giá trị lớn Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của ngành khi đầu tư vào kinh doanh bất động sản thường đòi hỏi lượng vốn rất lớn Phân ngành Giáo dục và đào tạo; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí là những phân ngành tiếp theo chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn với lần lượt 11,3% và 8,62% (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)

Thực tiễn triển khai các cam kết liên quan đến đầu tư vào các ngành dịch vụ của Việt Nam trong AEC

vụ của Việt Nam trong AEC Đầu tư nói chung và đầu tư vào ngành dịch vụ là một trong những trọng tâm quan trọng của AEC Hiện nay các hoạt động về đầu tư trong ASEAN được điều chỉnh bởi Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) Trong khi đó, các cam kết liên quan đến ngành dịch vụ được điều chỉnh bởi Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS)

3.3.1 M ức độ cam k ế t c ủ a Vi ệ t Nam trong ACIA

ACIA có 04 phạm vi điều chỉnh: tự do hóa, bảo vệ, thúc đẩy và tạo thuận lợi Tuy nhiên, ACIA không có điều khoản rõ ràng nào trong thỏa thuận liên quan đến tự do hóa Về nguyên tắc, mỗi quốc gia thành viên ASEAN không cần đặt ra bất kỳ quy tắc hoặc hướng dẫn nào về tự do hóa, mà thay vào đó sẽ đạt được mức độ tự do hóa phù hợp với năng lực của mình

Các cam kết trong ACIA về dịch chuyển dòng vốn là yếu và thiếu các điều kiện ràng buộc Điều 32 trong cam kết AEC quy định “đảm bảo tự do hoá dịch chuyển vốn một cách có trật tự, phù hợp với chương trình nghị sự quốc gia và sự sẵn sàng của nền kinh tế của các nước thành viên 1 ” Trong khi đó, điều khoản về tự do hoá tài khoản vốn của Cộng đồng kinh tế Châu Âu quy định cụ thể: “trong khuôn khổ các quy định nêu trong chương này, mọi hạn chế về việc di chuyển vốn giữa các quốc gia thành viên và giữa các quốc gia thành viên và các quốc gia thứ ba sẽ bị cấm 2 ” Chính vì mức độ cam kết thấp và thiếu ràng buộc về dịch chuyển dòng vốn trong AEC, việc tự do hoá hoạt động đầu tư trong AEC còn nhiều rào cản

Thực hiện nguyên tắc minh bạch đối với các nhà đầu tư theo chế độ đầu tư của nước sở tại, mỗi nước thành viên ASEAN đã đệ trình một danh sách bảo lưu cung cấp các biện pháp và quy định không áp dụng theo cam kết ACIA Điều này cũng có nghĩa là tất cả các lĩnh vực và nội dung không được nêu trong danh sách bảo lưu sẽ được tự do hóa và mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN (The ASEAN Secretariat,

Bảng 3.11: Một số lĩnh vực dịch vụ không cho phép đầu tư theo ACIA của Việt Nam

Lĩnh vực dịch vụ không cho phép đầu tư theo ACIA

Các dịch vụ liên quan đến sản xuất: các dịch vụ liên quan đến sản xuất khí ga công nghiệp, các dịch vụ liên quan đến sản xuất thuốc trừ sâu, dịch vụ liên quan tới chế biến bơ sữa, đường mía và công nghiệp chế biến đường, thuốc lá

Dịch vụ liên quan đến ngư nghiệp: Các dịch vụ sửa chữa và bảo trì tàu đánh cá, các dịch vụ liên quan đến khai thác cá nước ngọt, chế biến và bảo quản các sản phẩm thuỷ sản

Dịch vụ liên quan đến khai khoáng và khai thác đá: Các dịch vụ cung cấp dầu khí, nhà kho dầu khí, dịch vụ liên quan tới xử lý khí ga

Trong ACIA, Việt Nam có một số hạn chế đầu tư nước ngoài, tuỳ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau Trong danh sách bảo lưu của Việt Nam, một số lĩnh vực có quy định giới hạn vốn đầu tư nước ngoài ở mức 30%, 50%, 49% và 51% Các lĩnh vực có trong danh sách bảo lưu của Việt Nam chủ yếu trong các dịch vụ liên quan đến khai thác đá, ngư nghiệp và nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp Một điểm đặc biệt của ACIA so với các Hiệp định đầu tư khác đó là các cam kết liên quan đến ngành nông lâm ngư nghiệp và các dịch vụ có liên quan WTO và gần hiệp định mới được ký kết của Việt Nam là EVFTA và CTPPP đều không đề cập đến các lĩnh vực này

Liên quan đến ngành dịch vụ, ACIA chỉ có các cam kết về đầu tư trong các ngành dịch vụ phụ trợ cho các ngành chế tạo, nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp Các dịch vụ khác không nằm trong phạm vi cam kết của ACIA mà được quy định trong

1 “ensuring an orderly capital account liberalisation consistent with member countries' national agenda and readiness of the economy” (The ASEAN Secretariat, 2008)

2 “within the framework of the provisions set out in this chapter, all restrictions on the movement of capital between member states and between member states and third countries shall be prohibited” (EC, 2008).

AFAS Do đó, việc so sánh mức độ cam kết của Việt Nam trong ACIA với các hiệp định đầu tư khác mà Việt Nam đã ký kết là tương đối chênh lệch, do số lượng ngành và phân ngành cam kết là khác nhau Tuy nhiên, đối với một số phân ngành cam kết tương đương, hạn chế vốn đầu tư nước ngoài trong ACIA lại chỉ ở mức tương đương hoặc thấp hơn (xem Phụ lục 6.1, 6.2 và 6.3) Kết quả phỏng vấn các chuyên gia cũng nhận định cam kết về đầu tư của Việt Nam trong AEC tương đối yếu và không mở rộng hơn đáng kể so với các cam kết mà Việt Nam đã ký kết Các ưu đãi chủ yếu vẫn là các ưu đãi về mở cửa lĩnh vực đầu tư, ưu đãi thuế và sử dụng đất – các ưu đãi về đầu tư của Việt Nam dành cho các quốc gia thành viên ASEAN không mở cửa hơn so với nhiều đối tác đầu tư các, cũng như không có chính sách ưu đãi riêng dành cho các nước ASEAN

3.3.2 M ức độ cam k ế t c ủ a Vi ệ t Nam trong AFAS

Nỗ lực mở cửa ngành dịch vụ trong khu vực ASEAN chủ yếu được thúc đẩy bởi các cam kết của các quốc gia thành viên trong AFAS Các gói cam kết AFAS được xây dựng trên nền tảng cơ sở pháp lý quan trọng là GATS Tham vọng hội nhập ngành dịch vụ của các nước ASEAN được khẳng định rõ ràng trong AEC Blueprint Nếu như đạt được đúng kế hoạch của AEC Blueprint, AFAS sẽ đạt được thoả thuận mở cửa cho 128 phân ngành dịch vụ Cam kết mở cửa đối với phân ngành còn lại, chủ yếu là dịch vụ tài chính và hàng không, cũng được điều chỉnh trong AEC Blueprint Có thể nói, nếu như AFAS thành công, sẽ có một số lượng đáng kể các phân ngành dịch vụ được hội nhập sâu rộng trong ASEAN

Việt Nam đã tham gia ký kết 10 gói AFAS trong khuôn khổ thực thi AEC, tuy nhiên gói cam kết thứ 10 hiện chưa có hiệu lực đối với Việt Nam Hiện nay trong khuôn khổ AEC, hoạt động mở cửa thị trường dịch vụ tại Việt Nam đang áp dụng theo các cam kết trong AFAS 9 Các thông tin về các gói cam kết chung của AFAS và cam kết của từng các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, được trình bày cụ thể trong các Nghi định thư thi thành các gói cam kết (VCCI, 2015a) Đố i v ớ i gói cam k ế t th ứ 7 c ủ a AFAS

Biểu đánh giá AEC (AEC Scorecard) lần thứ hai được công bố vào tháng 3 năm 2012 đã chỉ ra, theo gói cam kết thứ bảy, các quốc gia thành viên ASEAN sẽ cam kết thực hiện ít nhất 65 phân ngành nhằm bảo đảm mức độ tự do hóa đạt ngưỡng mà AEC Blueprint đã đề ra Ngoại trừ việc được hoàn thiện muộn (được ký vào năm

2011 thay vì năm 2009 như dự kiến), gói thứ 7 có thể được xem là một thành công của AFAS Đã có một số nghiên cứu so sánh mức độ tự do hóa dịch vụ đạt được theo AFAS với mức độ đạt được theo GATS Tiêu biểu là các nghiên cứu sau:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC

Mô hình phân tích định lượng

4.1.1 Các bi ế n s ố và d ữ li ệ u nghiên c ứ u

Dựa trên các lý thuyết cơ bản về thu hút FDI, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm xác định các yếu tố tác động đến FDI vào ngành dịch vụ như Hình 2.2 Đây là cơ sở để xây dựng các biến trong mô hình phân tích Ngoài ra, mô hình cũng xem xét tác động của AEC đến hoạt động thu hút FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam Theo đó, biến đo lường được sử dụng gồm có: (1) biến рhụ thuộc (biến thu hút FDI vào dịch vụ); (2) biến độc lậр và (3) biến giả Các biến đо lường nàу sẽ lần lượt trình bàу cụ thể như sаu:

Bi ế n ph ụ thu ộ c: Biến phụ thuộc У it t là dòng vốn FDI của các nước ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong các năm tương ứng, lấy theo hàm logarit Biến số này thể hiện dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ vào một quốc gia cụ thể có thể được giải thích bằng việc cung cấp các điều kiện kinh tế hấp dẫn, tiềm năng thị trường, nguồn lực cạnh tranh, độ mở cửa…Số liệu được tính toán từ dữ liệu của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bi ến độ c l ậ p: Mô hình này xem xét các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các ngành dịch vụ Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhóm yếu tố tác động đến quyết định đầu tư, mô hình xem xét tới động cơ đầu tư của các công ty đa quốc gia, bao gồm các yếu tố: Quy mô và tiềm năng thị trường (GROWTH), độ mở thương mại (OPEN), chất lượng nguồn nhân lực (TERTIARY 3 ), cơ sở hạ tầng (INFRA), tỷ giá hối đoái (EXR), phát triển tài chính (FDIX), lạm phát (INF) và chất lượng thể chế - chính trị (PS)

Bi ế n gi ả : Mô hình xem xét tác động của AEC đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam và AEC chính thức được thành lập năm 2015 – biến giả AEC sẽ được sử dụng để giải thích yếu tố này, trong đó biến giả có giá trị 0 trước năm 2015 và giá trị 1 cho các năm 2015-2019

Các biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.1 Mô tả cụ thể các biến số được trình bày chi tiết trong Phụ lục 11

3 Chất lượng guồn nhân lực được đo bằng tỷ lệ lao động có trình độ giáo dục phổ thông trở lên (Tertiary education) do đó được ký hiệu là TERTIARY

Dữ liệu được thu thập và sử dụng cho nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp và các công cụ được sử dụng là excel và phần mềm thống kê Stata để hỗ trợ cho việc thực hiện phân tích hồi quy Dữ liệu được lấy từ hai nguồn chính là Cục Đầu tư nước ngoài và World Bank, bên cạnh đó tác giả sử dụng một số nguồn dữ liệu khác từ Trading Economics và The Global Economy

Mẫu nghiên cứu gồm 7 quốc gia trong khối ASEAN bao gồm Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Brunei, Myanmar do đây là quốc gia đóng góp nhiều vào FDI vào ngành dịch vụ Việt Nam và các số liệu của các quốc gia này được thống kê tương đối đầy đủ Dữ liệu được lấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2019 với 109 quan sát – đây là giai đoạn dài nhất có thể lấy được đầy đủ dữ liệu Một số giá trị của biến phụ thuộc Y không có dữ liệu vì những năm đó các nước ASEAN này không đầu tư vào ngành dịch vụ tại Việt Nam Ngoài ra, có một số biến như độ mở của nền kinh tế (OPEN), biến chất lượng nguồn nhân lực (TERTIARY) bị thiếu biến quan sát do chưa cập nhật đủ được dữ liệu

4.1 2 Mô hình và phương pháp ước lượ ng

Tổng quan được trình bày trong Chương 1 cho thấy hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan sử dụng mô hình dữ liệu bảng Do đó, luận án cũng sử dụng phương рháр ước lượng chо dữ liệu bảng, cụ thể là рhương рháр bình рhương tối thiểu gộр (Рооlеd ОLS), nghiên cứu hаi mô hình tác động ngẫu nhiên – RЕM (rаndоm еffеcst mоdеl) và mô hình tác động cố định - FЕM (fiхеd еffеcts mоdеl) Với рhương рháр ước lượng dữ liệu bảng, mô hình nghiên cứu được viết dưới dạng mô hình hồi quу gộр (рооlеd mоdеl) như sаu: У it = β 0 + β 1 Х it + ϒ’Х it + ε it

Trоng đó Уit là biến рhụ thuộc (FDI) và Хit là các biến giải thích trоng mô hình Với cách ký hiệu các biến giải thích đã được trình bàу ở mục trên, mô hình có thể viết lại dưới dạng mô hình Рооlеd ОLS như sаu: У it = β 0 + β 1 EXR it + β 2 OPEN it + β 3 FDIX it + β 4 GROWTH it + β 5 TERTIARY it + β 6 INFRA it + β 7 PS it + β 8 INF it + ϒ 1 AEC it + ε it

Trong đó: t – thời gian (từ 2004-2019) i: dữ liệu của Việt Nam

Mô hình hồi quу gộр chỉ đơn giản là рhương рháр ước lượng bình рhương nhỏ nhất (ОLS) Tuу nhiên, рhương рháр ОLS nàу sẽ thích hợр nếu không có sự tồn tại các уếu tố riêng biệt và уếu tố thời giаn Thео Gujаrаti (2004), việc sử dụng рhương рháр ОLS bỏ quа bình diện không giаn và thời giаn củа dữ liệu kết hợр, kết quả ước lượng có thể sẽ bị thiên lệch Vì thế рhương рháр ước lượng tác động cố định (FЕM) và tác động ngẫu nhiên (RЕM) sẽ рhù hợр hơn vì không bỏ quа các уếu tố thời giаn và уếu tố riêng biệt

Mô hình FЕM chо rằng mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, có sự tương quаn giữа рhần dư củа mỗi thực thể (có chứа các đặc điểm riêng) với các biến giải thích FЕM có thể kiểm sоát và tách ảnh hưởng củа các đặc điểm riêng biệt (không đổi thео thời giаn) nàу rа khỏi các biến giải thích để có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (nеt еffеcts) củа biến giải thích lên biến рhụ thuộc Các đặc điểm riêng biệt (không đổi thео thời giаn) nàу là đơn nhất đối với 1 thực thể và không tương quаn với đặc điểm củа các thực thể khác

Mô hình RЕM có dạng như sаu: У it = (α+u i ) + β 1 Х it + ϒ’Х it + ε it αi = (α+ui)

Trоng đó ui là sаi số ngẫu nhiên рhản ánh sự khác nhаu củа các cá nhân (ngân hàng) có giá trị trung bình bằng 0 và рhương sаi là là σ 2 е

Với cách ký hiệu các biến giải thích đã được trình bàу ở mục trên, mô hình có thể viết lại dưới dạng mô hình RЕM như sаu: У it = (α+u i ) + β 0 + β 1 EXR it + β 2 OPEN it + β 3 FDIX it + β 4 GROWTH it + β 5 TERTIARY it + β 6 INFRA it + β 7 PS it + β 8 INF it + ϒ 1 AEC it + ε it

Trong đó: t – thời gian (từ 2004-2019) i: dữ liệu của Việt Nam

Mô hình RЕM sử dụng рhương рháр ước lượng bình рhương tối thiểu tổng quát (GLS) Рhương рháр ước lượng nàу chо рhéр хеm хét đến cơ cấu tương quаn củа рhần dư trоng mô hình RЕM

Trоng trường hợр nếu mô hình tác động ngẫu nhiên (RЕM) được lựа chọn, tác giả tiếр tục kiểm trа tính hợр lệ củа mô hình tác động ngẫu nhiên bằng cách áр dụng thử nghiệm Brеusch Раgаn Lаgrаngе Nếu kết quả thử nghiệm nàу bác bỏ giả thuуết H0: “Không có tác động ngẫu nhiên” thì mô hình tác động ngẫu nhiên được lựа chọn Ngược lại, chúng tа áр dụng mô hình hồi quу gộр với рhương рháр ước lượng bình рhương bé nhất thông thường (ОLS)

4.1.2.2 Рhương рháp ước lượ ng Để lựа chọn рhương рháр ước lượng рhù hợр tác giả kiểm định thео tiến trình sаu:

Bước 1: Рhân tích mа trận hệ số tương quаn

Thiết lậр mа trận hệ số tương quаn giữа các biến độc lậр và biến kiểm sоát nhằm хác định mối tương quаn giữа các biến nàу và để kiểm trа mối tương quаn giữа các biến độc lậр và biến рhụ thuộc và giữа các biến độc lậр với nhаu

Bước 2: Ước lượng các hệ số hồi quу ОLS

Phân tích định tính

Bên cạnh sử dụng mô hình định lượng, luận án cũng tiến hành phỏng vấn chuyên gia về các yếu tố thu hút FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam Kết quả phỏng vấn chuyên gia được trình bày trong Biểu đồ 4.1

Theo đó, các yếu tố (i) Nguồn nhân lực được tất cả các chuyên gia đồng ý có tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam Các yếu tố (ii) Tỷ giá hối đoái, (iii) Sự phát triển tài chính, (iv) Lạm phát - ổn định kinh tế, (v)

Tiềm năng thị trường và (vi) Chất lượng thể chế - chính trị được 11/12 chuyên gia phỏng vấn cho rằng có tác động đến thu hút nguồn vốn này (vii) Hội nhập AEC cũng được 10/12 chuyên gia đánh giá có vai trò quan trọng trong thu hút FDI Trong khi đó, các yếu tố khác được cho là kém quan trọng hơn – Yếu tố (vii) Độ mở thương mại được cho là có tác động nhiều hơn đến FDI hướng tới hoạt động xuất nhập khẩu thay vì FDI khai thác thị trường nội địa như trong các ngành dịch vụ; yếu tố (ix) Cơ sở hạ tầng cũng được cho là không thực sự tác động rõ đến FDI trong các ngành dịch vụ do đa số các dự án thuộc các phân ngành kinh doanh bất động sản, giáo dục – đào tạo,…vốn là những ngành không đòi hỏi cao về cơ sở hạ tầng của nước sở tại Tuy nhiên đa số vẫn cho rằng các yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn FDI

Sự chênh lệch trong kết quả có thể do nguyên nhân chủ quan từ quan điểm của các chuyên gia phỏng vấn Kết quả phỏng vấn chuyên gia sẽ được kết hợp với kết quả của mô hình định lượng và phân tích định tính chi tiết nhằm làm rõ tác động của các yếu tố này

Biểu đồ 4.1: Kết quả phỏng vấn chuyên gia liên quan đến các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021) 4.2.1 Nhóm y ế u t ố kinh t ế

4.2.1.1 Quy mô và ti ềm năng thị trườ ng

Quy mô và tiềm năng thị trường là yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn FDI trong các ngành dịch vụ, đặc biệt với FDI có mục tiêu tìm kiếm thị trường (Kolstad

Quy mô thị trường được thể hiện qua quy mô nền kinh tế Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 15 năm trở lại đây tương đối cao và ổn định – luôn duy trì ở mức 6-7%/năm Tuy nhiên, nếu tính bình quân, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam thấp hơn nhóm các nước Lào, Campuchia và Myanmar – và cũng chỉ cao hơn khoảng 1% so với các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore Do vậy, mô hình kinh tế lượng sử dụng tăng trưởng GDP làm thước đo đánh giá tiềm năng thị trường Việt Nam có thể không phản ảnh được mối liên hệ giữa yếu tố này với FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ

Tỷ giá hối đoái Lạm phát Phát triển tài chính Tiềm năng thị trường

Cơ sở hạ tầng Độ mở thương mạiHội nhập AECChất lượng thể chế - chính trị

Xem xét dựa trên một số tiêu chí khác, quy mô và tiềm năng thị trường vẫn được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng thu hút FDI nội khối vào các ngành dịch vụ Việt Nam Với số lượng dân số đứng thứ ba trong khu vực và tăng tương đối đều, quy mô nền kinh tế đứng thứ 4 trong ASEAN tính theo tổng GDP, Việt Nam là một thị trường lớn trong khu vực Mặc dù mức tăng trưởng GDP không cao hơn so với các quốc gia ASEAN nhưng lại tương đối ổn định Theo nghiên cứu của WB, tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện chiếm 13% tổng dân số và sẽ đạt 26% vào năm 2026 (WB, 2021) Tăng trưởng này sẽ tạo ra sự thay đổi lạc quan trong tổng chi tiêu tiêu dùng Hơn nữa, việc GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua tương đương đạt 8650 USD (gấp đôi so với năm 2010) cũng cho thấy tiềm năng đáng kể của thị trường Việt Nam Tính trung bình, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2004-2019 của Việt Nam đạt 6,5%, mặc dù thấp hơn nhóm các nước Lào, Myanmar và Campuchia nhưng có xu hướng ổn định hơn Tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định so với các nước trong khu vực là yếu tố khiến thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ASEAN

Bên cạnh đó, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, quy mô dân số lớn và mật độ dân số cao Tính đến năm 2019, tổng dân số của Việt Nam là hơn 96 triệu người, chiếm 1,27% dân số thế giới (Tổng cục Thống kê, 2021) Tuy nhiên, dân số Việt Nam phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao chủ yếu ở các thành phố lớn, những vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội và cơ sở hạ tầng phát triển như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đà Nẵng…Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho việc FDI vào ngành dịch vụ chủ yếu tập trung tại các địa phương này do các dự án chủ yếu hướng tới thị trường phát triển, đông dân cư và nhu cầu sử dụng dịch vụ lớn

Mặc dù mô hình định lượng không chỉ ra tác động của quy mô thị trường Việt Nam đến thu hút FDI từ ASEAN trong ngành dịch vụ, từ những phân tích trên có thể thấy đây vẫn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn này 91% chuyên gia được phỏng vấn cũng nhận định đây là yếu tố quan trọng tác động đến thu hút dòng vốn FDI từ ASEAN Một trong những nguyên nhân phổ biến được các chuyên gia giải thích cho nhận định này là do FDI từ ASEAN chủ yếu tập trung vào các ngành dịch vụ hướng tới phục vụ tại chỗ thị trường nội địa Nói cách khác, động cơ chính của FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam là khai thác thị trường nội địa thay vì xuất khẩu “Hiện nay Việt Nam có một thị trường nội địa với gần 100 triệu dân và thị trường quốc tế rất tốt thông qua các hiệp định thương mại tự do, đây là thuận lợi lớn mà không nhiều quốc gia có được Vì vậy không thể phủ nhận sự hấp dẫn của quy mô thị trường rộng lớn và tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam đối với quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN” (Trích kết quả phỏng vấn chuyên gia) Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của yếu tố quy mô và tiềm năng thị trường trong thu hút FDI vào Việt Nam nói chung (Hoang Thi Thu, 2006; Hồ Nhật Quang, 2010; Nguyen Thanh Hoang, 2011; Phan Thị Quốc Hương,

2014), cũng như FDI từ ASEAN nói riêng (Savakunta, 2017; Lim, 2017)

Sự phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư vào nước sở tại Cơ sở hạ tầng tốt giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh

Các mô hình định lượng thường chỉ sử dụng một chỉ số để đo mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng – như mật độ đường giao thông, số lượng điện thoại cố định và di động, mức tiêu thụ điện năng – do sự hạn chế về số liệu thống kê, do đó cũng gây ra những hạn chế trong việc phản ánh sự ảnh hưởng của yếu tố cơ sở hạ tầng đến dòng vốn FDI Một trong những số liệu phản ánh tương đối đầy đủ mức độ phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam là Chỉ số cơ sở hạ tầng do VCCI thống kê trong báo cáo về năng lực cạnh tranh hàng năm Tuy nhiên, chỉ số này mới chỉ được xây dựng vào năm 2008 – khoảng thời gian chưa đủ dài để sử dụng làm thước đo cho biến số Cơ sở hạ tầng 4 Mặc dù vậy, chỉ số này có ý nghĩa tham khảo cao trong việc xem xét xu hướng cải thiện cơ sở hạ tầng trong mối tương quan với dòng vốn FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam

Biểu đồ 4.2: Chỉ số cơ sở hạ tầng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018

Biểu đồ 4.2 mô tả xu hướng cải thiện cơ sở hạ tầng tại Việt Nam Theo đó, sau khi giảm điểm trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, chỉ số này đảo chiều tăng điểm trở lại Kể từ năm 2014, chất lượng hạ tầng có xu hướng đi lên và tương đối ổn định qua các năm, không có quá nhiều cải thiện trong giai đoạn 2017-2020 (chỉ số cơ sở hạ tầng của các năm 2019, 2020 lần lượt là 68,45; 67,41) Nếu so sánh với dòng

4 Chỉ số cơ sở hạ tầng bao gồm 4 chỉ số thành phần đánh giá 4 lĩnh vực hạ tầng cơ bản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là (i) các cụm/khu công nghiệp; (ii) đường sá giao thông; (iii) các dịch vụ tiện ích cơ bản viễn thông, năng lượng; và (iv) tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin

FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong giai đoạn tương ứng cũng không thấy có sự tương quan giữa hai xu thế Nghiên cứu của VCCI (2016) sử dụng chỉ số cơ sở hạ tầng cũng cho thấy cải thiện cơ sở hạ tầng không có liên hệ với đăng ký doanh nghiệp mới trong cả ngắn và dài hạn WB (2021) cũng nhận định, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo

Đánh giá chung

Từ mô hình định lượng, phân tích định tính và kết quả phỏng vấn chuyên gia, có thể tổng hợp nhận định của luận án về các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam như sau Bảng 4.13

Bảng 4.13: Tổng hợp tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút

FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam Yếu tố

Kết quả mô hình định lượng

Kết quả phân tích định tính

Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Tác động gộp theo nhận định của tác giả

Lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô)

Cơ sở hạ tầng 0 Không rõ 8/12 Không rõ ràng Độ mở thương mại 0 Không rõ 6/12 Không rõ ràng

Chất lượng thể chế - chính trị

(+: Tác động tích cực; -: Tác động tiêu cực; 0: Không có tác động)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021)

Như vậy, luận án xác định 7/9 yếu tố nghiên cứu có tác động đến thu hút FDI trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm Chính sách tỷ giá, Lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô), Phát triển tài chính, Tiềm năng thị trường, Nguồn nhân lực, Chất lượng thể chế

- chính trị và Hội nhập AEC Phân tích cái yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dich vụ Việt Nam cũng cho thấy, bên cạnh các yếu tố đã được chỉ ra trong mô hình định lượng, Tiềm năng thị trường và Chất lượng thể chế - Chính trị cũng là những yếu tố tích cực tác động đến thu hút FDI của ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam Tác động của các yếu tố còn lại bao gồm Cơ sở hạ tầng và Độ mở thương mại là không rõ ràng Tuy nhiên, vẫn cần khẳng định sự phát triển của cơ sở hạ tầng và mở cửa thị trường sâu rộng sẽ góp phần đẩy mạnh thu hút dòng vốn này trong tương lai Bên cạnh đó, cần khẳng định các chính sách không được lượng hoá trong mô hình như luật và quy định đầu tư, thuế và ưu đãi tài chính, chính sách xúc tiến đầu tư…cũng tác động không nhỏ đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu sắc đòi hỏi các quốc gia cải thiện các chính sách hướng tới mở cửa sâu rộng, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế Nghiên cứu định tính đã góp phần củng cố các kết quả đã chỉ ra trong mô hình định lượng, phân tích sâu, đồng thời bổ sung những hạn chế mà mô hình không chỉ ra được

Nội dung Chương 4 đi sâu vào nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư của ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam và các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI này Chương 4 đưa ra những kết luận sau:

1/ Các yếu tố về (i) Nguồn nhân lực, (ii) Lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô), (iii) Tỷ giá hối đoái, (iv) Sự phát triển tài chính và (v) Hội nhập AEC được chỉ ra trong mô hình định lượng có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam

2/ Phân tích định tính và kết quả phỏng vấn chuyên gia khẳng định kết quả của mô hình định lượng, đồng thời chỉ ra các yếu tố (i) Tiềm năng thị trường, (ii) Chất lượng thể chế - chính trị cũng có tác động tích cực đến dòng vốn này Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là làm thế nào để phát triển chính sách nhằm cải thiện các yếu tố này, hướng tới thúc đẩy dòng vốn FDI nội khối vào các ngành dịch vụ.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THU HÚT

Định hướng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam

Việt Nam cần có quan điểm và định hướng chính sách phù hợp trong hoạt động thu hút FDI từ ASEAN nói chung và trong ngành dịch vụ nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh triển khai các liên kết kinh tế quốc tế Các nhà đầu tư ASEAN là nhóm đối tác có mối quan hệ không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị và xã hội đối với Việt Nam

Nghị Quyết 50 của Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành tháng 08/2019 đã tổng kết những hạn chế trong hoạt động thu hút FDI của Việt Nam và đưa ra quan điểm chỉ đạo, đề xuất nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu Mặc dù không có định hướng cụ thể với thu hút FDI vào ngành dịch vụ nhưng Nghị quyết cũng chỉ đạo thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, hiệu quả, chủ trọng tiêu chí bảo vệ môi trường, có giá trị gia tăng cao – đây là một chủ trương có liên quan tới định hướng thu hút FDI vào ngành dịch vụ tại Việt Nam trong thời gian tới Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng khẳng định FDI trong ngành công nghiệp hiện nay của Việt Nam chủ yếu nằm ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, giá trị gia tăng thấp Trong khi đó, FDI vào ngành dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao hơn, hạn chế gây ô nhiễm môi trường sẽ là ưu tiên thu hút trong thời gian tới

Văn kiện Đại hội Đảng XIII cũng đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao” Văn kiện cũng nêu rõ một số loại dịch vụ cần tập trung ưu tiên phát triển, như du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ - thông tin, vận tải, logistics, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháp lý ; hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, dịch vụ văn hóa, thể thao, dịch vụ thương mại ; tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại theo chuẩn mực quốc tế Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài “là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong thu hút vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu”, “ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển xã hội” (Trích Văn kiện Đại hội XIII) và sẽ tiếp tục là nguồn vốn quan trọng phát triển các ngành dịch vụ của Việt Nam theo hướng hiện đại hoá Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã xác định “6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược” để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ đại hội liên quan đến nâng cao chất lượng của hệ thống thể chế chính trị, kiểm soát dịch bệnh giúp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật – cơ chế - chính sách, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở hạ tầng (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021)

Ngày 01/04/2021, Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định 531/QĐ-TTg –

Phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-

2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đó khẳng định phát triển dịch vụ trở thành khu vực chủ chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, ngang bằng với nhóm các quốc gia phát triển trong ASEAN-4, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Việt Nam định hướng tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh như du lịch, logistics và vận tải, tài chính – ngân hàng, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin thông qua huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước

Dựa trên các quan điểm và định hướng phát triển của Đảng và Chính phủ, cũng như đặc điểm của ngành dịch vụ Việt Nam, cũng như thực tiễn thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ trong bối cảnh AEC, luận án đề xuất việc mở rộng quy mô vốn FDI vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong thời gian tới cần dựa trên các định hướng chiến lược sau:

(1) Mở rộng trọng tâm ưu tiên thu hút FDI vào các ngành dịch vụ, xác định dịch vụ là ngành cần chủ động thu hút FDI và là ngành được ưu tiên trước mắt trong thu hút FDI; coi việc thu hút FDI vào các ngành dịch vụ là phương thức đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ, gắn chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững

− Thu hút FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của vùng miền và cả nước

− Gắn chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ với chuyển dịch cơ cấu lao động, bảo đảm cho ngành dịch vụ tạo ra ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm có giá trị gia tăng cao, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội

− Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của ngành dịch vụ thông qua thu hút FDI Thu hút FDI nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành dịch vụ thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ một cách đồng bộ và tổng thể

(2) Muốn thu hút được các nguồn FDI có chất lượng cao, cần cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI theo hướng bền vững

− Thay vì cạnh tranh nhau trong cuộc đua xuống đáy bằng cách giảm thuế suất và liên tục đưa ra những ưu đãi thuế lớn, cần chú trọng vào các yếu tố chủ chốt trong việc quyết định đầu tư FDI là môi trường kinh doanh

− Phát triển kinh tế xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập nhằm góp phần mở rộng quy mô, ổn định và tăng sức hấp dẫn cho thị trường nội địa

− Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đầu tư trong các ngành dịch vụ

− Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đảm bảo nguồn lực cho phát triển trong bối cảnh hội nhập sâu rộng

− Xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm về giao thông, chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia

− Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và minh bạch hoá môi trường đầu tư

(3) Thu hút FDI từ ASEAN nhằm phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhưng có trọng tâm trọng điểm Ưu tiên tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao

Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết AEC

Các thành tựu trong thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong thời gian qua là không thể phủ nhận Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức đặc thù: số lượng FDI thu hút có xu hướng tăng, nhưng hiệu quả đạt chưa như kỳ vọng: cơ cấu các dự án không đồng đều, quy mô các dự án còn nhỏ, đối tác đầu tư chỉ tập trung chủ yếu vào một số quốc gia trong ASEAN Thực tiễn chính sách còn nhiều hạn chế, trong khi đó còn nhiều vấn đề cần đặt ra với các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động thu hút Dựa trên tình hình thực tế thu hút FDI từ ASEAN, đặc biệt là sau AEC, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn như đã nhận định trong Chương 4, cũng như định hướng thu hút đầu tư trong cách ngành dịch vụ của Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các hạn chế nêu trên

5.2.1 Nhóm gi ả i pháp liên quan đế n c ả i thi ệ n các y ế u t ố ảnh hưởng đế n thu hút FDI t ừ ASEAN vào các ngành d ị ch v ụ Vi ệ t Nam

Luận án đã nhận định ổn định kinh tế vĩ mô, tiềm năng và quy mô thị trường, phát triển thị trường tài chính, nguồn nhân lực, chất lượng thể chế - chính trị, các chính sách liên quan đến FDI và cả cơ sở hạ tầng là những nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam Bên cạnh xu thế phát triển kinh tế chung, tác giả đề xuất một số giải pháp duy trì và cải thiện các yếu tố trên, bao gồm:

5.2.1.1 Ổn đị nh kinh t ế vĩ mô

Sức hấp dẫn của một nền kinh tế ổn định giúp Việt Nam tiếp tục duy trì sức hút đối với FDI Đây là một lợi thế cạnh tranh nổi bật của Việt Nam so với các quốc gia nội khối AEC trong thu hút FDI Tuy nhiên, giá hàng hóa toàn cầu đang tăng cao trong do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ giá các loại năng lượng như dầu mỏ, kim loại như đồng, nông sản như cà phê hay đường, trong bối cảnh các Chính phủ bơm tiền, duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục và các nhà đầu tư tìm chỗ trú ẩn do lo ngại đồng tiền mất giá…là nguy cơ lạm phát tăng cao Vì vậy, việc tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát là thách thức quan trọng của Việt Nam để thu hút FDI bền vững

Phân tích cũng cho thấy khi tỷ giá thay đổi theo hướng giảm giá đồng nội tệ sẽ có tác động gia tăng luồn vốn FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam.Tuy nhiên, việc định giá thấp đồng tiên có thể dẫn đến rủi ro Việt Nam bị các quốc gia khác cho rằng đang “thao túng tiền tệ” tăng lên Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và trong khu vực, kéo theo những biến động khó lường trên thị trường tài chính thế giới, áp lực lên tỷ giá tương đối mạnh, đặc biệt là áp lực do lạm phát Vì vậy, các nhà quản lý cần điều tiết tỷ giá và chính sách tỷ giá thận trọng theo những mục tiêu kinh tế - xã hội đã định

Luận án đề xuất một số những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô sau:

Thứ nhất, việc điều hành kinh tế vĩ mô đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt giữa các công cụ chính sách, cả về mức độ, liều lượng, thời gian thực hiện Ngân hàng Nhà nước cần xác định rõ từng loại chính sách, sự phối hợp và mức độ ưu tiên hợp lý giữa các chính sách trong từng thời kỳ, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng đòi hỏi điều hành chính sách tiền tệ phải hết sức linh hoạt nhưng thận trọng, trung hòa ngoại tệ và xử lý nợ xấu, đảm bảo chất lượng tín dụng Việt Nam cần phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất, giữ ổn định giá trị đồng tiền, phù hợp với diễn biến lạm phát

Thứ hai, phải theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để đưa ra những đối sách, giải pháp kịp thời, phù hợp, sát thực tế đối với những vấn đề thực tiễn đặt ra Nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu lớn về đổi mới, cải cách cơ chế, chính sách về tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư… khi các quốc gia, đối tác lớn thay đổi định hướng chính sách hướng đến bảo vệ sản xuất nội địa và thu hút đầu tư Đặc biệt, trong điều kiện độ mở nền kinh tế cao, rủi ro về kinh tế, chính trị, thiên tai và dịch bệnh phức tạp, thì yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô càng quan trọng

Bộ Tài chính cần tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, phục hồi sản xuất, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội và các cân đối lớn về tài chính – ngân sách Nhà nước; tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế; kiên quyết cắt giảm các dự án không có khả năng giải ngân để điều chuyển cho các dự án có nhu cầu và khả năng giải ngân cao…

5.2.1.2 Phát tri ể n th ị trườ ng tài chính

Măc dù thị trường tài chính Việt Nam những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Cơ sở hạ tầng thị trường tài chính – công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài – còn yếu kém so với các quốc gia ASEAN khác Thị trường chứng khoán vẫn tồn tại những yếu tố chưa thực sự bền vững; quy mô thị trường bảo hiểm ở mức thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực, chưa có các cơ sở quản lý và giám sát trên cơ sở rủi ro; dịch vụ kế toán kiểm toán phụ thuộc vào nước ngoài; thiếu các ngân hàng thương mại có quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh tầm khu vực…(Phạm Văn Hiếu, 2019) Vì vậy, việc tiếp tục phát triển thị trường tài chính cũng là điều kiện quan trọng giúp thu hút FDI vào ngành dịch vụ từ khối ASEAN vào Việt Nam

Thứ nhất, Nhà nước cần đa dạng hoá các công cụ và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ, các thành viên tham gia thị trường tiền tệ, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng về thông tin và thanh toán thông qua áp dụng công nghệ số và công nghệ tài chính

Thứ hai, cần hình thành và phát triển đồng bộ cơ cấu của thị trường vốn, trong đó đặc biệt tập trung phát triển thị trường chứng khoán Cấu trúc thị trường vốn còn chưa đa dạng, thanh khoản chưa đủ lớn Bên cạnh đó, các cơ chế và công cụ phòng vệ rủi ro trên thị trường chỉ mới bắt đầu được hình thành Vì vậy, Chính phủ cần mở rộng thị trường theo hướng cho phép các doanh nghiệp và tổ chức dễ dàng tiếp cận thị trường hơn thông qua loại bỏ các điều kiện thị trường, áp dụng các cơ chế đăng ký phát hành dựa trên chế độ công bố thông tin đầy đủ theo thông lệ quốc tế, giảm bớt các điều tiện và thủ tục hành chính trong việc tiếp cận và huy động vốn trên thị trường

Thứ ba, tập trung phát triển cơ sở nhà đầu tư có tổ chức, tiếp tục thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Chính phủ cần phấn đấu cải cách hệ thống thể chế; Bộ Tài chính tham mưu giải pháp kỹ thuật để đáp ứng các tiêu chí xếp hạng thị trường tài chính quốc tế Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý quy định hướng dẫn việc triển khai các loại hình quỹ đầu tư chuyên biệt, thúc đẩy đa dạng hoá cấu trục sản phẩm trên thị trường

Thứ tư, cần nâng cao năng lực giám sát thị trường tài chính, đảm bảo hoạt động ổn định của khu vực tài chính quốc gia Chính phủ - cụ thể là các đơn vị như

Bộ phận thực thi của cơ quan quản lý thực hiện giám sát thị trường cần thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh bảo sớm, nâng cao năng lực giám sát thị trường tài chính; tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý và giám sát tài chính để cùng nhận diện và đánh giá các rủi ro của thị trường cài chính Đồng thời cần nghiên cứu và cải cách chính sách, đặc biệt là chính sách thuế, theo các giải pháp mà nhiều quốc gia phát triển đang triển khai, nhằm tạo điều kiện đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa hệ thống tín dụng và thị trường vốn, đảm bảo bình đẳng trong việc sử dụng nguồn tài chính huy động từ thị trường tài chính và bình đẳng thu nhập giữa nhà đầu tư và người gửi tiết kiệm

5.2.1.3 Nâng cao ch ất lượ ng ngu ồ n nhân l ự c

Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng tương đối cao và chi phí thấp trong khu vực là một trong những lợi thế quan trọng của Việt Nam trong thu hút FDI nói chung và FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ nói riêng Tuy nhiên, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế: mặc dù tổng số lượng lao động có qua đào tạo cao so với nhiều nước trong khu vực nhưng trên thực tế, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ này chỉ chiếm hơn 18% tổng số lao động của Việt Nam Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và làm giá trị nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động không cao (so với một số quốc gia ASEAN, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều – thấp hơn năng suất lao động của Thái Lan và Malaysia 6,4 lần, và của Philippines 3,4 lần) (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

2014) Bên cạnh đó, xét riêng nhóm lao động có bằng cấp dễ nhận thấy, sự gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo thời gian qua có đến 40% là do sự gia tăng của lao động có trình độ đại học trở lên Trong khi đó, theo kinh nghiệm quốc tế, tỷ lệ lao động có trình độ bậc trung và sơ cấp phải là nhóm có tỷ lệ cao nhất Việt Nam đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ trung cấp và sơ cấp, trong khi thừa một lượng lớn lao động trình độ cao (từ cao đẳng trở lên)

Ngày đăng: 03/12/2022, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w