Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
1,38 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI (Chủ biên)
ThS. ĐỖ HOÀNG SƠN
LẬP VÀQUẢNLÝ
DỰ ÁNLÂMNGHIỆPXÃHỘI
(TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC)
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2007
2
LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài đòi hỏi
phải nhanh chóng tiếp cận những cơ sở lý luận mới về quảnlýdựán nói chung vàdự
án lâmnghiệpxãhội nói riêng. Để thực hiện mục tiêu trên chúng tôi đã tiên hành biên
soạn giáo trình "Lập vàQuảnlýdựánlâmnghiệpxã hội". Đây là một tài liệu được
biên soạn dựa trên sự k
ế thừa, bổ sung và phát triển từ cuốn bài giảng "Quản lýdựán
lâm nghiệpxã hội" do tập thể các cán bộ giảng dạy về lâmnghiệpxãhội của 5 trường
đại học và một trung tâm khuyên nông khuyên lâm, trong đó có các cán bộ của
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong khuôn khổ "Chương trình hỗ trợ lâm
nghiệp xãhội - giai đoạn 2" (Social Forestry Support Program - 2, viết tắt là SFSP -
2) biên soạn trước đây.
Nội dung của cuốn sách gồm có 6 chươ
ng:
Chương 1: Khái niệm dựánlâmnghiệpxãhội
Chương 2: Thông tin trong quảnlýdựánlâmnghiệpxãhội
Chương 3: Lậpdựánlâmnghiệpxãhội
Chương 4: Thẩm định dựánlâmnghiệpxãhội
Chương 5: Tổ chức thực hiện dựánlâmnghiệpxãhội
Chương 6: Giám sát và Đánh giá dựánlâmnghiệpxãhội có sự tham gia
Trong tài liệu, này tính chất "chu trình " của dựán được nhấn mạnh và được sử
dụng để phát tri
ển thành các chương trong cuốn sách. Nội dung và cách trình bày
trong tài liệu nhắm tới đối tượng tà các sinh viên, cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp. Vì
vậy, cuốn "Lập vàQuảnlýdựánlâmnghiệpxãhội " dùng làm tài liệu giảng dạy và
học tập cho sinh viên Ngành Lâmnghiệp của Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ngoài ra cũng có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các sinh viên
thuộc các chuyên ngành khác có liên quan đến phát triển nông lâmnghiệp của trường.
Ngoài ra, các cán bộ lâmnghiệp có thể tham khảo và áp dụng vào thực ti
ễn sản xuất.
Trong quá trình biên soạn tập bài giảng trước đây và hoàn thiện cuốn giáo trình
này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của ngài Pierre - Yves
Suter, cố vấn trưởng SFSP - 2; TS. Peter Taylor, cố vấn giáo dục và đào tạo; Ruedi
Felber, cố vấn về quảnlý tài nguyên; TS. Batliner, tư vấn về đào tạo; TS. Marlene
Buchy và các đồng nghiệp tại 4 trường đại học Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Lâm
nghiệp Vi
ệt Nam, Đại học Tây Nguyên và Đại học Nông Lâm Thủ Đức. Chúng tôi
cũng đã nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của TS. Phạm Thị Lý, TS. Đinh Thị
Lan, TS. Lê Sỹ Trung, Ths. Trần Công Quân, Ths. Nguyễn Văn Mạn là các chuyên gia
có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và triển khai thực hiện các dựán ngoài thực tế.
3
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp quý báu nói trên
của các chuyên gia và đồng nghiệp.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng đây là
một môn học mới cả về lý luận và thực tiễn nên cuốn sách không thể tránh khỏi những
thiên sót nhất định.
Chúng tôi rất mong bạn đọc góp ý kiến nhận xét để lần xuất bản sau được tốt
hơn.
Những ý kiến đ
óng góp xin gửi về địa chỉ:
Bộ môn Lâmnghiệpxãhộivà Phát triển nông thôn
Khoa Lâmnghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Các tác giả
4
Chương 1
KHÁI NIỆM DỰÁNLÂMNGHIỆPXÃHỘI
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIẾM DỰÁNLÂMNGHIỆPXÃHỘI
1.1. Khái niệm dựán
Trong quá trình phát triển cộng đồng nói chung và phát triển lâmnghiệpxãhội
(LNXH) nói riêng, cấu trúc phổ biến nhất cho những hoạt động phát triển được các
đơn vị các tổ chức thường sử dụng là dựán Hiện nay trong lý thuyết cũng như thực
tiễn quảnlý tài nguyên thiên nhiên vẫn còn tồn t
ại nhiều quan điểm khác nhau về các
dự án. Mỗi quan điểm về dựán xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau.
Theo Cleland và Keng (1975): Dựán là sự kết hợp giữa các yếu tố về nhân lực
và trí lực trong một thời gian nhất định để đạt được một mục tiêu định trước.
Gittinger (1982) đưa ra quan điểm: Dựán là một tập hợp các hoạt động mà ở đó
ti
ền tệ được đầu tư với hy vọng được thu hồi lại. Trong quá trình này các công việc kế
hoạch, tài chính vận hành hoạt động là một thể thống nhất, được thực hiện trong một
khoảng thời gian xác định.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm (1999) thì dựán là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết và hệ thống một kế hoạch hoạt động kinh tế - xãhội trong tương lai. D
ự
án là các dạng can thiệp phát triển khác nhau được thiết kế để đạt được các mục tiêu cụ
thể nào đó trong một phạm vi ngân sách và tổ chức nhất định.
Từ những quan điểm đã nêu về dựán có thể bước đầu đưa ra một khái niệm về
dự án như sau: Dựán là một tập hợp các hoạt động dự kiến có liên quan với nhau,
được kế hoạch hoá nhằ
m đạt được những mục tiêu xác định bằng việc tạo ra các kết
quả cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng hợp lý các
nguồn lực nhất định.
Yêu cầu của một dự án:
- Một dựán phải được xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề cụ thể. Việc
giải quyết các vấn đề này đượ
c phản ảnh qua mục đích và mục tiêu.
- Mỗi dựán phải có một khung kế hoạch thời gian nhất định với điểm bắt đầu và
điểm kết thúc cụ thể nhằm hoàn thành một mục tiêu xác định. Đó chính là sự khác biệt
của dựán so với các hoạt động bình thường được lặp đi, lặp lại theo một thời gian nhất
định.
- Việc xác định rõ mộ
t dựán được bắt đầu từ việc xem xét các nguồn lực và sử
dụng các công cụ quản lý, xác định không gian và thời gian, xác định các mối quan hệ
và đánh giá hiệu quả dự án.
5
- Bộ máy quảnlýdựán tồn tại trong thời gian của dự án.
Cấu trúc thông thường của một dựán bao gồm:
- Mục đích và mục tiêu: Là dự kiến những kết quả và lợi ích mà dựán mang lại
và đây cũng chính là lý do, hay trọng tâm của dựán tập trung vào giải quyết cái gì mà
dự án cần đạt tới. Một dựán phải có các mục tiêu rõ ràng, cụ thể, thực tế và phải có
thời hạ
n kết thúc.
- Nội dung các hoạt động của dự án: Đó là các giải pháp về tổ chức kinh tế - kỹ
thuật để nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Các hoạt động của dựán phải liên quan
với nhau theo một trật tự thời gian nhất định, chẳng hạn như một công việc chỉ có thể
bắt đầu khi một số công việc khác đã kết thúc.
- Các nguồ
n lực để thực hiện dựán Con người, vốn bằng tiền, đất đai và các tài
nguyên thiên nhiên khác, phương tiện trao đổi thông tin.
- Kết quả dự án: Có thể là những vật chất cụ thể nếu là dựán ứng dụng hoặc dự
án phát triển. Có thể chỉ là một bản báo cáo làm cơ sở cho những hoạch định chính
sách nếu là dựán nghiên cứu Các kết quả phải thể hiện rõ những m
ục tiêu của dự án.
Mức độ thực hiện mục đích và mục tiêu của dựán phụ thuộc chính vào ba điều kiện
ràng buộc là ngân sách, thời gian thực hiện và kết quả cần đạt.
1.2. Khái niệm dựánlâmnghiệpxãhội
Đã từ rất lâu loài người đã biết sống dựa vào rừng để lấy thức ăn, chất đốt, vật
liệu xây dựng và do đó họ coi rừng là cái nôi sinh sống của mình. Tuy nhiên, mãi đến
thế kỷ thứ 17 lâmnghiệp mới trở thành một ngành sản xuất thực sự, bắt đầu ở các
nước châu âu, đánh dấu một xu hướng mới trong vi
ệc khai thác và tái tạo tài nguyên
rừng.
Mô hình quảnlýlâmnghiệp ở châu Âu được nhân rộng và phát triển ở các châu
lục khác cùng với quá trình thuộc địa hoá và còn kéo dài cho đến ngày nay. Theo Y. S.
Rao (1990, 1994) lâmnghiệp theo kiểu truyền thống ở châu âu khi áp dụng vào các
nước nhiệt đới đã bộc lộ nhiều điều bất cập và dẫn đến tình trạng:
• Tạo nên một màn che hợp pháp giữa con người và rừng dẫn đến nhà nước
6
quản lý rừng đã trở thành một nỗi ám ảnh lâu dài đối với người dân làmlâm nghiệp.
• Quy định các chỉ tiêu khai thác gỗ hàng hoá và tăng số lâm sản lấy ra từ rừng
mà không cần hỏi "vì quyền lợi của ai".
• Khai thác tài nguyên rừng đến mức cạn kiệt trong khi vẫn nêu khẩu hiệu duy
trì ổn định về năng suất rừng Điều đó đã gây tình trạng suy thoái rừng rất nghiêm
trọng.
• Thực hành quảnlý rừng bằng các chiến lược, chương trình do các cơ quan
Nhà nước vạch ra mà không cần có sự đóng góp của người dân.
• Sử dụng người dân như là những người làm công ăn lương đã phủ nhận vai trò
làm chủ và hưởng lợi của người dân từ rừng.
Ở Việt Nam, tình trạng quảnlý từng theo kiểu trên cũng đã kéo dài trong nhiều
thập kỷ từ
lúc hình thành ngành lâm nghiệp. Trong thời kỳ này quyền sở hữu vàquản
lý đất đai cũng như tài nguyên rừng đều thuộc về Nhà nước. Lâmnghiệp Nhà nước
đóng vai trò chủ đạo. Hoạt động lâmnghiệp chủ yếu vẫn dựa vào khai thác gỗ phục vụ
cho yêu cầu tại chỗ, trong nước và xuất khẩu đã làm cho tài nguyên rừng bị tàn phá
nghiêm trọng, tỷ lệ che phủ giảm sút rất nhanh chóng.
Trong những năm g
ần đây Chính phủ Việt Nam đã có những định hướng chuyển
đổi từ nền lâmnghiệp truyền thống sang lâmnghiệpxã hội, lấy người dân làm trung
tâm trong các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng vốn rừng đồng thời phát triển kinh
tế xã hội, môi trường bền vững trên cơ sở nguồn lực, năng lực của cộng đồng, của
ngành, địa phương.
Các chính sách, kế hoạ
ch phát triển lâmnghiệpxãhội được cụ thể hoá bằng
những chương trình lớn. Thực tế trong những năm qua Nhà nước đã và đang triển khai
các chương trình lớn góp phần phát triển nông thôn, phát triển lâmnghiệpxãhội như
sau:
• Chương trình khuyến lâm từ 1995 - 2000, ngày 16/3/1995.
• Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
• Chương trình hỗ trợ lâmnghiệpxã hội, xãhội hóa nghề rừng, gắn chặt ho
ạt
động lâmnghiệp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
• Chương trình phát triển nông thôn miền núi.
• Chương trình xóa đói giảm nghèo.
• Chương trình giao đất giao rừng lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình…
Trên cơ sở các chương trình nêu trên, nhiều dựán khác nhau được tiến hành ở
nhiều địa phương trong cả nước. Một số dựán liên quan đến lâmnghiệpxã hội, phát
7
triển nông thôn bền vững thuộc ngân sách nhà nước, một số dựán được sự tài trợ từ
các quốc gia bạn, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức môi trường trên thế giới.
Các dựán được triển khai bao gồm:
• Dựán chuyển giao công nghệ, phát triển nông lâm nghiệp.
• Dựán xây dựng mô hình LNXH.
• Dựán xóa đói giảm nghèo.
• Dựán định canh định cư
• Dựán xây dự
ng các vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
• Dựán khuyến nông lâm.
• Dựánquảnlý tài nguyên thiên nhiên, các lưu vực đầu nguồn, các khu phòng hộ.
• Dựán giao đất giao rừng.
• Dựán điều chế rừng
• Dựán trồng rừng sản xuất, phòng hộ.
• Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, sĩ rừng, trang trại
Kết quả của các dựán trên đã và đ
ang góp một phần quan trọng trong đề xuất và
hoàn thiện các chính sách phát triển lâm nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, thay đổi
thái độ của các cơ quanquảnlý nhà nước trong thực hiện chuyển đổi sang nền LNXH,
đặc biệt là nâng cao được nhận thức của cộng đồng dân cư trong khu vực dự án. Đây là
các tiền đề để tổ chức lại hoạt động sản xuất lâmnghiệp lấy người dân làm trung tâm,
lấy m
ục tiêu sản xuất bền vững đồng thời với bảo vệ môi trường sống, bảo tồn sự đa
dạng sinh học.
Từ thực tế trên, khái niệm về dựán LNXH có thể được phát biểu như sau: Dựán
lâm nghiệpxãhội là dựán được xây dựng và thực thi phục vụ cho chương trình phát
triển lâmnghiệpxãhội với đặc trưng cơ bản là có sự tham gia của ngườ
i dân vào mọi
giai đoạn và mọi hoạt động của dự án.
Từ thực tế quảnlý cho thấy, dựánlâmnghiệpxãhội phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
• Dựán được hình thành dựa vào nhu cầu thực tế của các cộng đồng.
• Mục đích và mục tiêu của dựán được hình thành trên cơ sở phân tích các vấn
đề của cộng đồng
• Có khung thời gian/kế ho
ạch riêng, trong đó người dân địa phương đóng vai
trò quan trọng trong quảnlýdựán
• Tạo ra sự thay đổi trong quảnlý tài nguyên thiên nhiên và cải thiện đời sống
8
của người dân sống trong và gần rừng
• Cơ cấu tổ chức của dựán tương đối độc lậpvà vai trò của bộ máy quảnlýdự
án phải dược xây dựng trong mối quan hệ với cộng đồng địa phương.
• Dựa vào nguồn lực sẵn có ở địa phương như: Kiến thức bản địa, nguồn nhân
lực, tài nguyên thiên nhiên, khả năng đầu t
ư và sự đóng góp của người dân địa
phương.
1.3. Mục tiêu cơ bản và đặc điểm chung của dựánlâmnghiệpxãhội
Mục tiêu cơ bản:
Trong dựán LNXH các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng
muốn dạt được mục đích phát triển bền vững cả về kinh tế - xãhộivà môi trường thì
phải đảm bảo một số m
ục tiêu cơ bản sau:
+ Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hiện trạng của mình. Để làm được điều
này, các hoạt động đánh giá tình hình thực tế của cộng đồng nhằm xác định dựán phải
có sự tham gia của người dân và cộng đồng địa phương. Thông qua sự tham gia này,
các thành viên trong cộng đồng có thể hiểu rõ về tình trạng của mình, các vấn đề gây
cản trở, các tiềm nă
ng và cơ hội cho phát triển. Trên cơ sở hiểu rõ về hiện trạng của
mình, cộng đồng và các bên liên quan dễ dàng xác định được tầm nhìn chung, các vấn
đề và nguyên nhân của nó từ đó có thể xác định dựán sát thực.
+ Huy động khả năng và nguồn lực của cộng đồng tham gia vào các hoạt động
dự án. Điều này có nghĩa là các dựán LNXH hướng tới mục tiêu bền vững, thông qua
việc sử dụ
ng có hiệu quả các nguồn lực lao động, đất đai, vốn, kiến thức bản địa Dự
án chủ yếu tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết cộng đồng không có hoặc
không đủ đảm bảo cho thực hiện các hoạt động dự án.
+ Dựán tổ chức xây dựng được các hoạt động tự hỗ trợ cho cộng đồng. Thông
qua các hoạt động của dự án, các thành viên trong cộng đồng và các bên liên quan
khác có những hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin, chia sẻ các kinh nghiệm. Các
nhóm nông dân có cùng mong muốn,
nguyện vọng phát triển một lĩnh vực
nào đó (nhóm nông dân cùng sở thích)
có thể tự tổ chức các hoạt động giúp đỡ
nhau về lao động, vốn, kỹ thuật
+ Củng cố tổ chức của cộng đồng
và xây dựng năng lực cho cộng đồ
ng.
Đây là một mục tiêu quan trọng đảm
bảo tính bền vững của dự án. Khi cộng
đồng được kiện toàn về mặt tổ chức và
nâng cao kỹ năng. nhất là kỹ năng lập
9
kế hoạch, tổ chức thực hiện và duy trì kết quả thế họ sẽ tích cực chủ động trong mọi
hoạt động phát triển kể cả khi không còn sự hỗ trợ từ phía dự án.
Đặc điểm chung của dựánlâmnghiệpxã hội:
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau về dựánvàdựánlâmnghiệpxã
hội, có thể rút ra những đặc điểm chung của m
ột dựánlâmnghiệpxãhội như sau:
- Dựán được xây dựng với mục đích phục vụ cho chương trình phát triển lâm
nghiệp xãhội nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nâng cao đời sống cho người dân
sống trong và gần rừng.
- Trong cách tiếp cận dựán có nhấn mạnh đến sự tham gia của các bên liên quan,
đặc biệt là đề cao vai trò của người dân và cộng đồng địa phương trong quá trình thực
hiện các hoạt động của d
ự án.
- Dựán thường được xây dựng và thực hiện ở các vùng rừng núi, vùng đồng bào
dân tộc ít người đang có nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng rất yếu kém, trình độ dân trí
thấp, khả năng đầu tư của người dân cho sản xuất hạn chế. Người dân tại các vùng này
thường có mức sống thấp, đói nghèo, sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng.
- Dựán hạn chế t
ối đa việc sử dụng nguồn lực từ bên ngoài, thay thế vào đó là sử
dụng chủ yếu nguồn lực tại chỗ kết hợp với kinh nghiệm, kiến thức bản địa của cộng
đồng.
- Dựa vào đặc điểm sinh thái nhân văn của vùng: Dựán được hình thành trên cơ
sở nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng. Kế hoạch dựán được xây d
ựng với sự tham
gia của người dân và cộng đồng địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xãhội của vùng.
- Quy mô của dựán thường nhỏ cấp xã, thôn/bản… Một thực tế là do điều kiện
địa hình, điều kiện kinh tế - xãhội đặc thù nên các cộng đồng dân tộc vùng miền núi
thường sống theo các cụm dân cư xóm, bản vớ
i những nét đặc trưng riêng. Vì vậy các
dự án LNXH muốn đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm sinh thái nhân văn
của vùng phải là các dựán nhỏ.
Với các đặc điểm của dựán LNXH và để đạt được mục tiêu phát triển LNXH ở
các cộng đồng, người dân phải là đối tượng chính tham gia vào tất cả các bước trong
tiến trình lậpvà thực hiện dựánvà là người hưở
ng lợi chính từ dự án. Người dân tham
gia vào tất cả các khâu công việc từ việc thảo luận xác định các vấn đề nghiên cứu,
đánh giá lựa chọn những vấn đề, phân tích vấn đề ưu tiên, xác định những thuận lợi và
khó khăn để đưa ra giải pháp dự kiến, lập kế hoạch dự án, thực hiện, giám sát, đánh
giá vàquảnlýdự án.
Để người dân thực sự tham gia vào tiến trình lậ
p dựán cần có những phương
pháp tiếp cận, thúc đẩy thích hợp. Đồng thời hình thành một cơ chế tổ chức dựán
thích hợp do cộng đồng đảm nhiệm, các bên tham gia chỉ đóng vai trò chia sẻ kinh
10
nghiệm, thúc đẩy tư vấn vàlàm cầu nối giữa cộng đồng với các cơ quan có liên quan
trong suốt quá trình.
1.4. Cách tiếp cận trong quảnlýdựán LNXH
Các đặc điểm của dựán LNXH đã trình bày trên cho thấy việc quảnlý các dựán
LNXH đòi hỏi một cách tiếp cận đặc thù là giải quyết mối quan hệ giữa kế
hoạch/chương trình vĩ mô với các dựán cụ thể ở địa phươ
ng. Điều này dẫn đến 02
cách tiếp cận:
Cách 1: Từ trên xuống, cách này cho rằng những quyết định chính trong hệ
thống kế hoạch phải do cấp quốc gia đảm nhiệm, áp đặt từ trên xuống thành các chỉ
tiêu kế hoạch định sẵn.
Cách 2: Từ dưới lên, cách này cho rằng một kế hoạch thực tế nhất phải là những
kế hoạch được lập nên bởi cộng
đồng, địa phương
Trong thực tiễn phát triển LNXH đòi hỏi có sự phối hợp giữa 2 cách nói trên:
+ Điều này có nghĩa là các dựán LNXH đều liên quan đến kế hoạch vĩ mô, kế
hoạch ngành lâmnghiệp trong định hướng phát triển LNXH, nhằm khâu nối vào trong
các hoạt động của dựán các mục tiêu và ưu tiên quốc gia, của ngành, của vùng.
+ Mặc khác dựán LNXH muốn đạt được sự tham gia tối đa của ngườ
i dân và
cộng đồng địa phương, phải chú ý tới nhu cầu, năng lực, truyền thống, tập quán của
người dân. Bên cạnh đó dựán cũng phải cung cấp những thông tin cần thiết để cộng
đồng tham gia tích cực vào các hoạt động của dự án.
[...]... đánh giá kết thúc dựánvà đưa các hạng mục của dựán đi vào hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra của dựán Nội dung công tác quảnlý ở bước này bao gồm: - Xây dựng bộ máy để trực tiếp vận hành các kết quả đã hoàn thành của dự án, đưa các hạng mục vào hoạt động - Tổ chức giám sát các hoạt động của dựán - Tổ chức đánh giá cuối cùng dựán Các hoạt động quảnlý ở bước này có thể do ban quảnlýdự án. .. phân loại trên, các dựán còn có thể được phân loại theo một số phương pháp khác tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể 2 CHU TRÌNH DỰÁNLÂMNGHIỆPXÃHỘI 2.1 Khái niệm chu trình dự ánlâmnghiệpxãhộiDựán gồm có nhiều giai đoạn khác nhau Toàn bộ quá trình đó gọi là chu trình dựán Chu trình dựán nói chung phản ảnh các giai đoạn chính cần phải tiến hành trong công tác quảnlýdựán từ lúc hình thành... của ngành lâmnghiệp mà là một vấn đề của toàn xãhội Chính vì thế, việc xây dựng các dự ánlâmnghiệpxãhội không chỉ là công việc giữa nhà lâmnghiệp với các cộng đồng địa phương và càng không phải là của các cơ quanlâmnghiệplàm cho cộng đồng địa phương Đối với những người làm công tác xác định dự án, những câu hỏi đầu tiên cần được làm sáng tỏ khi xác định một dự ánlâmnghiệpxãhội là Ai sẽ... diện và trên quan điểm hệ thống về các nhóm hành động khác nhau chi phối đến hệ thống lâmnghiệpxãhộivà là bước khởi điểm của việc xác định các đối tượng hưởng lợi và bị chi phối bởi dựán 2.1.3 Các nhóm liên quan của một dự ánlâmnghiệpxãhội Thông thường, trong một dự ánlâmnghiệpxãhội thường có các bên liên quan chính như sau: Các cơ quanlâmnghiệp địa phương: Họ có thể là các nhà lập định... dành cho dự án; họ có thể là các cơ quanquảnlý nhà nước, quảnlý đất đai chi phối đến việc quảnlývà sử dụng đất nông nghiệpvà đất lâmnghiệpvà những cơ quan hữu quan khác • Các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng đóng vai trò là chiếc cầu nối trong dòng thông tin hai chiều giữa cơ quan nhà nước và người dân Trong thực tế, nhiều vấn đề của lâmnghiệp nói chung vàlâmnghiệpxãhội nói... cầu và các vấn đề cần giải quyết + Nhận trách nhiệm cụ thể trong dựán + Phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện dựán + Chia sẻ sự hiểu biết về mục đích mục tiêu và kể hoạch của dựán + Sở hữu dựán + Đạt được những cải thiện về cuộc sống cộng đồng như đã xác định Thực hiện và giám trong mục đích và mục tiêu của dựán sát dựán + Nâng cao năng lực quảnlý Đánh giá dựán + Đánh giá tác động của dự. .. đầu bản dựán tiền khả thi - Tổ chức soạn thảo văn bản dựán khả thi - Tổ chức thẩm định và phê duyệt dựán 16 Công việc quảnlý ở bước này có thể do tổ chức chủ đầu tư trực tiếp tiến hành hoặc thuê khoán một tổ chức phù hợp thực hiện • Bước thực hiện dự án: Đây là bước quan trọng nhất, quyết định sự thành công của dựán Nội dung quảnlýdựán trong bước này bao gồm: - Thành lập ban quảnlýdựán - Tổ... của các yếu tố bên trong và bên ngoài dựán - Xem xét toàn diện các khả năng về các nguồn lực cho dựánvà nhu cầu về đầu ra của dựán Xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý, cơ chế điều hành giám sát có hiệu lực đồng thời có cơ chế thu hút sự tham gia của các đối tượng vào quảnlýdựán 1.5.3 Đảm bảo tính pháp lý của dựán Nguyên tắc này đòi hỏi những người tham gia quảnlýdựán phải tìm hiểu kỹ các... 1 1 So sánh những điểm giống và khác nhau giữa dựán đầu tư phát triển LNXH với dựán đầu tư xây dựng và với dựán nghiên cứu cơ bản? 2 Dựán nói chung vàdựán LNXH nói riêng có những điểm khác nhau nào so với các hoạt động thông thường? 3 Mục tiêu cơ bản và cách tiếp cận của dựán LNXH có những khác biệt gì so với các dựán phát triển khác? Tại sao? 4 Giữa các giai đoạn trong chu trình dựán LNXH... trong một tổng thể chung giữa mục tiêu dự án, kết quả dựán các nguồn lực dựánvà kế hoạch triển khai thực hiện dựán 1.6 Phân loại dựánDựán nói chung bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm, tính chất, yêu cầu riêng, vì thế để làm tốt các công tác quản lý, tổ chức và triển khai các dựán thì cần phân loại các dựán Có rất nhiều cách phân loại dựán khác nhau, ở đây có thể nêu ra một . niệm dự án lâm nghiệp xã hội
Chương 2: Thông tin trong quản lý dự án lâm nghiệp xã hội
Chương 3: Lập dự án lâm nghiệp xã hội
Chương 4: Thẩm định dự án lâm. Thẩm định dự án lâm nghiệp xã hội
Chương 5: Tổ chức thực hiện dự án lâm nghiệp xã hội
Chương 6: Giám sát và Đánh giá dự án lâm nghiệp xã hội có sự tham gia