Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 124 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
124
Dung lượng
1 MB
Nội dung
1
Luận văn
Chuyển dịchcơcấukinhtếnông
thôn ởtỉnhVĩnhLong
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nôngthôn và nông dân từ trước đến nay luôn là vấn đề có tầm
chiến lược của cách mạng Việt Nam. Như trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ
Bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có
đoạn: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nôngthôn luôn là nhiệm vụ chiến
lược của Đảng ta".
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác
định phát triển triển nông nghiệp và KTNT là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu
để ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện, cơ sở cho việc phát triển triển KT-XH và
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì tầm quan trọng của nông nghiệp, nôngthôn
nước ta như vậy, nên Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá,
hiện đại hóa đất nước” [15, tr.94].
Kinh tếnôngthôn nước ta có vị trí quan trọng trong nền kinhtế quốc dân, là
khu vực chiếm 72% dân số và 56,8% lao động của cả nước. Vì vậy, CDCCKTNT
để đẩy mạnh phát triển KTHH, xây dựng nôngthôn mới là phù hợp với mục tiêu
vận động tiến tới một nền công nghiệp hiện đại; phù hợp với yêu cầu của thị trường
cả về số lượng, chất lượng và cơcấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả của một nền
nông nghiệp hàng hoá lớn trong quá trình hội nhập kinhtế quốc tế và khu vực.
Là một bộ phận hữu cơ của nông nghiệp cả nước, nôngthôntỉnhVĩnhLong
chịu sự tác động và chi phối của quy luật chung trong quá trình CDCCKT. Kinhtế
nông thôntỉnhVĩnh Long, chủ yếu vẫn là nền kinhtếnông nghiệp, với tiềm năng
phong phú, đa dạng của vùng sông nước ĐBSCL. Mặc dù trong những năm qua địa
phương đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn…, góp phần ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đặc
biệt là cư dân nông thôn. Tuy nhiên, nếu so với khu vực ĐBSCL và cả nước thì quá
trình CDCCKT của tỉnh còn chậm; nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinhtếnông nghiệp
của địa phương chưa được khai thác đầy đủ và có hiệu quả. Do vậy, chuyểndịchcơ
cấu nôngthôn theo hướng phát triển vững chắc, có hiệu quả; đẩy mạnh phát triển các
vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông, thủy sản, khai
3
thác lợi thế sinh thái đặc thù của tỉnh sông nước đồng bằng để tạo ra khối lượng ngày
càng lớn, chất lượng ngày càng cao; gắn phát triển kinhtế với xây dựng nôngthôn
mới văn minh hiện đại, là yêu cầu cấp bách của tỉnhVĩnhLong hiện nay.
Tôi chọn đề tài: “Chuyển dịchcơcấukinhtếnôngthônởtỉnhVĩnh Long” để
viết luậnvăn thạc sỹ, là mong muốn góp phần luận giải vấn đề cấp thiết đang đặt ra nói
trên, mà trọng tâm là phân tích thực trạng CDCCKTNT ởtỉnhVĩnh Long, từ đó đề
xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng
và lợi thế so sánh của địa phương cho sự phát triển nhanh và bền vững trên con đường
CNH, HĐH đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án TS, các bài
viết về chuyểndịchcơcấukinhtếnông thôn:
- Đề tài KX08 “Phát triển toàn diện kinhtế xã hội nông thôn”.
- Hội thảo khoa học về “Chuyển dịchcơcấukinhtếnôngthôn Việt Nam”
vào 2 ngày 22 và 23/11/1994, do Ủy ban kế hoạch Nhà nước và trường Đại học
kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức. Có 38 bài viết gửi đến hội nghị và được biên
soạn thành kỹ yếu khoa học: “Những vấn đề lý luậncơ bản về chuyển đổi cơcấu
kinh tếnông nghiệp nôngthôn Việt Nam” năm 1995.
- “Mấy vấn đề chuyểndịchcơcấukinhtếnông nghiệp nôngthôn vùng đồng
bằng sông Hồng” của Bạch Hồng Việt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/1995.
- “Chuyển dịchcơcấukinhtếnôngthôn - Lý luận và thực tiễn” do PGS.TS
Lê Đình Thắng chủ biên, Nxb nông nghiệp, Hà Nội 1998.
- Chuyểndịchcơcấu sản xuất và lao động ởnôngthôn miền Đông Nam Bộ
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh -
Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh (1997). Do TS. Hồ Trọng Viện chủ nhiệm đề tài.
- Nguyễn Thị Hiền (1996): Những yêu cầu đặt ra cho việc tiếp tục chuyển
dịch cơcấukinhtếnông thôn. Tạp chí Thông tin lý luận. Số 2, Hà Nội.
- Trần Ngọc Hiên (1998): Đặc điểm kinhtế - xã hội nôngthôn nước ta trên
con đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạp chí Nghiên
cứu lý luận. Số 4, Hà Nội.
- Lê Quốc Khách (2000): Các giải pháp phát triển công nghiệp, thủ công
nghiệp nông thôn, Báo Nhân dân số 29 - 2.
4
- Vũ Xuân Kiều (1996): Những vấn đề cótính quy luật trong việc xác lập và
chuyển dịchcơcấukinhtếnôngthôn Việt Nam, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.
- Nguyễn Đình Long (1995): Thị trường - yếu tố quyết định tới quá trình
chuyển dịchcơcấukinhtếnông thôn. Tạp chí Nghiên cứu kinhtế số 5, Hà Nội.
- Phạm Xuân Nam (chủ biên): Phát triển nông thôn. Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội 1997.
- Nôngthôn Việt Nam sau 10 năm đổi mới. Thông tin tư liệu. Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996). Thông tin chuyên đề số 6.
- Chu Hữu Quý: Phát triển toàn diện kinhtế xã hội nông thôn. Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 1996.
- Lê Đình Thắng (chủ biên): Chuyểndịchcơcấukinhtếnôngthôn - những
vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1998.
- Nguyễn Văn Tiêm (chủ biên) (1997): Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự
án điều tra khảo sát thực trạng và tìm giải pháp đối với hộ nông dân không có đất…
để sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trung tâm tư vấn phát triển
nông nghiệp nông thôn.
- Ủy ban kế hoạch Nhà nước - Trường đại học quốc dân (1995). Kỷ yếu khoa
học: “Những vấn đề lý luậncơ bản về chuyểndịchcơcấukinhtếnông nghiệp, nông
thôn Việt Nam”, Hà Nội.
- Hoàng Việt (chủ biên): Vấn đề sở hữu, sử dụng đất trong nền kinhtế hàng
hoá nhiều thành phần ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
- Luậnvăn thạc sĩ của Phẩm An Ninh: Xu hướng chuyểndịchcơcấukinhtế
nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Đồng Nai - 1999.
- Luậnvăn thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng: Chuyểndịchcơcấukinhtế công -
nông nghiệp ở vùng đồng bằng Sông Hồng, thực trạng về giải pháp - 2001.
- Lê Quốc Sử. Chuyểndịchcơcấu và xu hướng phát triển của kinhtếnông
nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ
XXI trong “Thời đại kinhtế tri thức”, Nxb Thống kê, Hà Nội 2001.
- Lâm Quang Huyên: Nông nghiệp, nôngthôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2002.
- Luậnvăn thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng: Sự chuyểndịchcơcấukinhtế
ngành công nông nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - Thực trạng và
giải pháp - 2002.
5
- Phạm Hùng: Chuyểndịchcơcấukinhtếnôngthôn miền Đông Nam bộ theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2002.
Những tác phẩm và công trình khoa học trên đã đề cập trên các mặt:
- Vai trò của nông nghiệp, nôngthôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
- Phát triển nông nghiệp, nôngthôn trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
- Quá trình chuyểndịchcơcấukinhtếnôngthôn theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.
- Vai trò tác động của quản lý Nhà nước, khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa
kinh tế đến chuyểndịchcơcấukinhtếnôngthônở nước ta.
Những công trình, tác phẩm, bài viết của các nhà khoa học được đăng tải trên
đã đề cập, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau; phân tích một cách sâu sắc về lý
luận và thực tiễn trên các mặt: khái niệm, đặc điểm, tính quy luật của xu hướng
chuyển dịch và những giải pháp để thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp, nông thôn. Tuy
nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện có hệ thống về thực
trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT theo hướng CNH,
HĐH ởtỉnhVĩnh Long.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luậnvăn
3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng CDCCKTNT mà đề xuất
những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKTNT theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởtỉnhVĩnhLong đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ:
+ Khảo sát tình hình phát triển kinhtế và thực trạng CDCCKTNT tỉnhVĩnh
Long từ 2001 đến nay.
+ Phân tích, đánh giá và tìm nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong
quá trình CDCCKTNT tỉnhVĩnhLong trong thời gian qua.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT ởVĩnhLong
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luậnvăn
Tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CDCCKTNT trên địa bàn
tỉnh VĩnhLong từ 2001 đến 2007, từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp
thúc đẩy CDCCKTNT ởVĩnhLong từ 2008 đến 2020.
6
5. Phương pháp nghiên cứu của luậnvăn
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của kinhtế - chính trị, cụ thể là:
- Đối với phần lý luận chung, phương pháp được sử dụng chủ yếu là tổng hợp,
phân tích các khái niệm hiện có, từ đó rút ra những nhận định và ý kiến tổng hợp.
- Đối với phần thực trạng, chủ yếu là dùng phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp các số liệu đã có sẵn từ đó rút ra kết luận chung.
6. Đóng góp mới về khoa học của luậnvăn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề CDCCKTNT theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng CDCCKTNT ởtỉnhVĩnhLong trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCKTNT ởtỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020.
7. Kết cấu của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn
kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂNDỊCHCƠCẤUKINHTẾNÔNGTHÔN
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu; địa bàn
nông thôn Việt Nam là nơi sinh sống, hoạt động của 72% dân cư cả nước. Nôngthôn là
nơi cung cấp nông sản cho xã hội, là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và
dịch vụ, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho công nghiệp và dịch vụ.
Nông thôn càng phát triển, CCKT nôngthônchuyểndịch theo hướng tiến bộ, đời sống
vật chất và tinh thần khu vực nôngthôn được cải thiện sẽ tạo điều kiện quan trọng để
thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết số 06 của Bộ
Chính trị ngày 10 - 11 - 1998 đã khẳng định: “Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo
hướng CNH, HĐH, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là nông, lâm, thủy sản
qua chế biến, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong CCKT nông thôn” [2].
Để CDCCKTNT hợp lý, trước hết phải nhận thức được những lý luậncơ bản
về CCKT, CCKT nông thôn.
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CƠCẤUKINHTẾNÔNGTHÔN VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠCẤUKINHTẾNÔNGTHÔN
1.1.1. Khái niệm cơcấukinhtế và chuyểndịchcơcấukinhtế
Việc phát triển nền kinhtếcó hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc
gia. Muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có một CCKT hợp lý xét trên góc độ
các ngành kinh tế, các vùng kinhtế và các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành
CCKT phải được thể hiện cả về số lượng cũng như về chất lượng và được xác định
trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, KT-XH cụ
thể của mỗi quốc gia (vùng, hoặc địa phương) qua từng thời kỳ.
Cơ cấukinhtế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà luôn vận động
chuyển dịch cần thiết, thích hợp với những biến động của điều kiện tự nhiên, KT-
XH. Do đó sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng của CCKT mà không
tính đến sự phù hợp với những biến đổi của tự nhiên, KT-XH đều có thể ảnh hưởng
đến hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy việc duy trì hay thay đổi CCKT không phải là
mục tiêu, mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơcấu
8
kinh tế trong quá trình vận động chuyểndịch nhanh hay chậm không phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan mà phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi, sự
vận động và phát triển của LLSX xã hội, các mục tiêu KT-XH sẽ đạt được như thế
nào. Nói cách khác CCKT biến đổi chính là kết quả của quá trình phân công lao
động xã hội, CCKT phản ánh mối quan hệ LLSX và QHSX của nền kinh tế.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: CCKT là tổng thể các bộ phận hợp thành kết
cấu (hay cấu trúc) của nền kinhtế trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các bộ phận đó
gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số
lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù
hợp với những điều kiện KT-XH nhất định nhằm đạt hiệu quả KT-XH cao [25, tr.5].
Khái niệm CCKT như nêu trên là khoa học tương đối toàn diện, đầy đủ các
bộ phận cấu thành, các mối quan hệ khắng khích giữa các bộ phận cấu thành.
Như vậy CCKT vừa mang tính khách quan, vừa mang tính lịch sử xã hội,
đồng thời luôn vận động và phát triển không ngừng, gắn với sự phân công lao động,
hợp tác kinhtế trong nước và quốc tế.
Ta có thể hiểu trực diện hơn, CCKT là: mối quan hệ và tỷ lệ giữa các ngành
trong nền kinhtế (hoặc trong GDP), mối quan hệ giữa các vùng kinh tế, giữa các
thành phần kinh tế. Từ đó có thể hiểu CDCCKT là sự thay đổi tỷ trọng tương đối
của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành trong nền kinhtế (hoặc trong GDP), sự
thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các thành phần kinhtế trong nền kinhtế
quốc dân. Chuyểndịch CCKT là việc thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa
các bộ phận hợp thành của nền kinhtếcó hướng đến mục tiêu đã xác định.
1.1.2. Khái niệm cơcấukinhtếnôngthôn và chuyểndịchcơcấukinhtế
nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nôngthôncó thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội … Kinhtếnôngthôn là một khu vực của nền kinhtế gắn
liền với địa bàn nông thôn. Kinhtếnôngthôn vừa mang những đặc trưng chung của
nền kinhtế về LLSX và QHSX, về cơ chế kinhtế … vừa có những đặc điểm riêng
gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinhtế - kỹ thuật; KTNT có thể bao gồm nhiều ngành kinhtế
như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ … trong
9
đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinhtế chủ yếu. Xét về mặt KT-
XH, KTNT cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: KTNN, kinhtế tập thể, kinhtế
tư nhân … xét về mặt không gian và lãnh thổ, KTNT bao gồm các vùng như: vùng
chuyên canh lúa, vùng chuyên cánh cây màu, vùng trồng cây ăn quả …
Nói cách khác: KTNT là một phức hợp những nhân tố cấu thành LLSX và
QHSX trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp
chế biến phục vụ cho nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn
nông thôn. Tất cả các ngành đó đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong kinhtế
vùng, lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinhtế quốc dân.
Từ đó có thể hiểu: CCKT nôngthôn là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các lĩnh
vực kinhtế trên địa bàn nôngthôncó quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên - KT-XH, trong một
thời gian nhất định ởnông thôn. Cơcấukinhtế đó được thể hiện cả về mặt chất và
mặt số lượng. Cơcấu KTNT có vai trò to lớn, ảnh hưởng chi phối đến đời sống vật
chất và tinh thần ởnôngthôn [22, tr.491-492].
Như vậy, giữa các bộ phận của CCKT nôngthôncó mối quan hệ chặt chẽ không
tách rời theo những tỷ lệ về lượng cũng như về chất. Cơcấu KTNT tồn tại khách quan
nhưng không bất biến, mà luôn biến đổi thích ứng với sự phát triển của LLSX và phân
công lao động xã hội trong từng thời kỳ. Việc xác lập CCKT nôngthôn chính là giải
quyết mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của LLSX và QHSX, giữa tự nhiên với con
người trong khu vực nôngthôn theo thời gian và những điều kiện KT-XH cụ thể.
Qua phân tích CCKT nôngthôn như trên, ta thấy rằng: CDCCKTNT là sự thay
đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của CCKT nôngthôn
theo hướng tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn.
Trên thực tế CDCCKTNT là sự thay đổi tỷ trọng tương đối của các ngành,
các bộ phận của mỗi ngành, sự thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các
thành phần kinhtế trong CCKT nông thôn. Cơcấu KTNT là một bộ phận cấu thành
quan trọng trong CCKT quốc dân, do đó CDCCKTNT là một nội dung quan trọng
trong quá trình CDCCKT của mỗi quốc gia.
1.1.2.1. Đặc trưng cơ bản của cơcấukinhtếnôngthôn
- Một là, tính khách quan: Cơcấu KTNT hình thành và phát triển mang tính
khách quan, sự vận động và biến đổi CCKT nôngthôn phụ thuộc vào trình độ phát
10
triển của LLSX và phân công lao động xã hội. Do vậy không thể áp đặt một cách chủ
quan, nóng vội một CCKT nào đó khi các điều kiện tự nhiên, KT-XH chưa đòi hỏi.
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang bùng nổ,
việc ứng dụng cuộc cách mạng ấy, đặc biệt là công nghệ sinh học đã tạo ra nhiều
giống cây, con mới cho năng suất, chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinhtế lớn, đang là
nhân tố tác động làm chuyểndịch mạnh mẽ CCKT và KTNT, tạo ra một cơcấu mới ở
nông thôncó trình độ thích ứng rộng hơn và hiệu quả hơn.
Cơ cấu KTNT được hình thành và biến đổi mang tính khách quan, do đó đòi
hỏi con người phải nhận thức đầy đủ các quy luật (quy luật kinhtế và quy luật tự
nhiên), trên cơ sở đó mà xác lập, biến đổi và phát triển CCKT nôngthôn sao cho
ngày càng hợp lý hơn và hiệu quả cao.
- Hai là, tính lịch sử - xã hội: CCKT nôngthôn không bất biến mà luôn vận
động, biến đổi và chuyểndịch phù hợp với những điều kiện tự nhiên, KT-XH và
tiến bộ của khoa học, công nghệ. Sự biến đổi của các điều kiện trên, kéo theo sự
chuyển hoá, biến đổi các bộ phận kinhtế trong hệ thống KTNT, do đó cũng làm cho
CCKT nôngthôn biến đổi, chuyểndịch theo để hình thành CCKT mới thay thế
CCKT cũ không còn phù hợp với thực trạng mà trước đây vốn đã phù hợp với chính
bản thân nó.
- Ba là, CCKT nôngthôn luôn vận động và phát triển theo hướng ngày càng
hợp lý, hoàn thiện và hiệu quả: Việc xác lập CCKT nôngthôn hợp lý trong một
không gian lãnh thổ nhất định có ý nghĩa rất to lớn, vì nó tạo ra hiệu quả KT-XH
cao. Tuy nhiên ngày nay phân công lao động xã hội đã vượt khỏi phạm vi quốc gia,
hình thành phân công lao động quốc tế, điều đó đòi hỏi xác định CCKT không chỉ
dựa vào các yếu tố nội lực, mà phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực bên ngoài. Vì vậy, việc lựa chọn cơcấu hợp lý có hiệu quả trong điều kiện ngày
nay là phải biết kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp, tranh thủ
tối đa các nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý… của thế giới
để khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước
nhằm đem lại hiệu quả KT-XH cao.
Ngoài những đặc trưng cótính chất chung trên, CCKTNT còn hình thành và
biến đổi phụ thuộc vào những đặc điểm về địa lý, điều kiện khí hậu, nông hóa thổ
nhưỡng, mật độ dân cư, phong tục tập quán, trình độ khoa học công nghệ….
[...]... nền nông nghiệp gắn bó và hài hoà giữa kinhtế với môi trường tự nhiên và xã hội, đây cũng chính là định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững 1.1.2.2 Nội dung cơ bản của cơ cấukinhtếnôngthônCơcấu KTNT gồm cơcấu ngành kinhtế (nông nghiệp theo nghĩa rộng, công nghiệp và dịch vụ), cơcấu vùng kinhtế và cơcấu thành phần kinhtế * Cơcấu ngành kinh tế: Đây là nội dung diễn ra sớm nhất và... nghiệp, làm cho sản xuất có hiệu quả hơn 1.2.2 Xu hướng chuyển dịchcơcấukinhtế nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịchcơcấukinhtế nông thôn 1.2.2.1 Xu hướng chuyển dịchcơcấukinhtế nông thôn Mỗi một quốc gia có những điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH khác nhau, nhưng mọi quốc gia đều rất coi trọng việc phát triển sản xuất nông nghiệp và KTNT trong mỗi bước đi của chiến lược phát... mại- dịch vụ tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối Do vậy, chuyểndịchcơcấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chuyểndịch phát triển CCKT nôngthôn nói riêng và cơcấukinhtế quốc dân nói chung Nó là xuất phát điểm của quá trình CDCCKT của mỗi quốc gia Quá trình CDCCKTNT có những đặc điểm chung như sau: 1.2.1.1 Chuyển dịchcơcấukinhtế nông thôn bắt đầu từ sự chuyển dịch. .. nhỏ trên địa bàn nôngthôn Các thành phần kinhtếởnôngthôn tồn tại do yêu cầu giải phóng sức sản xuất, khơi dậy và khai thác hết mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthônKinhtếnôngthôn nước ta hiện có các thành phần kinhtếcơ bản sau: KTNN, kinhtế tập thể, kinhtế tư nhân (cá thể, tiểu... một CCKT nôngthôn mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và thế giới, nhằm mang lại hiệu quả KT-XH cao cho cư dân nôngthôn Nội dung CCKT nôngthôn bao gồm: cơcấu ngành, cơcấu vùng và cơcấu thành phần kinhtếởnông thôn, trong đó cơcấu ngành kinhtế là bộ phận quan trọng nhất Quá trình CDCCKTNT là tất yếu và cần thiết Xuất phát từ vị trí, vai trò của nông nghiệp, nôngthôn nước... sản xuất nông nghiệp (Nông - lâm - thủy sản) cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và thận trọng, vì nếu mắc sai lầm thì khó khắc phục hơn, nhất là kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái * Cơcấu thành phần kinh tế: Cơcấu thành phần kinhtếởnôngthôn là thể hiện vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành phần kinhtế trong nông thôn, cơcấu thành phần kinhtế không phải 16 là một... phần kinhtế Theo Lênin: Đặc trưng kinhtếcơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinhtế nhiều thành phần Người chỉ rõ: các nước đi lên chủ nghĩa xã hội phổ biến có 3 thành phần kinhtếcơ bản: kinhtế XHCN, kinhtế tư bản chủ nghĩa và kinhtế SXHH nhỏ Vận dụng tư tưởng kinhtế ấy của Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Đảng ta xác định : “Nền kinhtế nhiều thành phần trong nông. .. ởnôngthôn + Thu nhập bình quân của một lao động và tốc độ tăng của thu nhập bình quân một lao động ởnôngthôn + Giá trị sản lượng và tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích hoặc một lao động ởnôngthôn Ngoài ra người ta còn xét hiệu quả vốn đầu tư và cơcấu vốn đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ ởnông thôn, diện tích và cơcấu diện tích đất đai, lao động và cơcấu lao động, cơ cấu. .. Kinhtế nhà nước cùng kinhtế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinhtế quốc dân Kinhtế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinhtế [16, tr.83] + Kinhtế nhà nước gồm: các DNNN ởnôngthôn nước ta có nhiều hình thức như: nông trường, lâm trường, công ty (trạm) thủy nông, các DNNN nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản, thương nghiệp, dịch vụ nông. .. nhiên còn ảnh hưởng và tác động tới cơcấu các thành phần kinhtếởnôngthôn Vị trí địa lý thuận lợi và các tài nguyên thiên nhiên phong phú của mỗi vùng là điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinhtế phát triển Nhưng tốc độ phát triển của mỗi thành phần kinhtếởnôngthôn nhanh hay chậm còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nữa 28 Tóm lại: CCKT nông thôn, nhất là cơcấu sản xuất nông nghiệp . CCKT nông thôn.
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch. đề lý luận cơ bản về chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam” năm 1995.
- “Mấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn