MỤC LỤC ii CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT 1 Khái niệm 1 Đặc điểm của đất đai 2 Đặc điểm tạo thành 2 Tính cố định. Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay bên trên, bên trong và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại. Đất đai là một phạm vi không gian có giới hạn, là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt trái đất.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT
Khái niệm
Theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng, đất (soil) là phần trên cùng của vỏ phong hoá của trái đất, là thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố: khí hậu, đá mẹ, địa hình, nước, sinh vật, thời gian và tác động của con người.
Theo Wiliam (Liên Xô (cũ)): Đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa mà cây trồng có thể sinh sống được Theo quan điểm này, đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì nhiêu.
* Khái niệm về đất đai
- Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay bên trên, bên trong và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại.
- Đất đai là một phạm vi không gian có giới hạn, là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt trái đất.
- Theo TS Trần Thanh Hùng: Đất đai là kết quả của mối quan hệ tổng hoà giữa đất và hoạt động kinh tế xã hội của con người trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định; về mặt không gian thì đất đai bao gồm cả phần bề mặt với không gian bên trên và bề sâu trong lòng đất Như vậy, đất đai bao gồm đất và người, có các tính chất tự nhiên và xã hội Tính chất tự nhiên của đất đai là các đặc điểm về không gian, địa hình, địa mạo, địa chất và địa chấn, cũng như các đặc điểm lí hóa sinh của môi trường đất Tính chất xã hội của đất đai là các đặc điểm văn hóa - xã hội và kinh tế của con người.
Tài nguyên đất đai được hiểu là số lượng, chất lượng và khả năng sử dụng quỹ đất của một lãnh thổ Như là: Tài nguyên đất thế giới, tài nguyên đất một
4 quốc gia, tài nguyên đất một vùng, tài nguyên đất của một tỉnh, tài nguyên đất của một huyện hoặc tài nguyên đất của một xã, một nông trường trạm trại … Tài nguyên đất có 3 thuộc tính:
- Số lượng: được đo bằng diện tích không gian của một vùng đất đai
- Chất lượng: được thể hiện bằng các chỉ tiêu lý, hóa, sinh, điều kiện khí hậu, chế độ nước,…
- Khả năng sử dụng: sử dụng được vào mục đích gì?
Đặc điểm của đất đai
1.2.1 Đặc điểm tạo thành Đất đai hình thành và tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người; là sản phản của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động Chất lượng của đất với sự hình thành tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì con người có thể làm thay đổi những đặc tính tự nhiên của đất để đáp ứng nhu cầu của con người.
1.2.2 Tính cố định về vị trí
Vị trí của đất hoàn toàn cố định trong không gian, khi sử dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác Do tính cố định về vị trí nên nên lợi ích và giá trị của đất đai gắn liền với từng vị trí cụ thể, chịu tác động của yếu tố vùng và khu vực như:
+ Những yếu tố tự nhiên;
1.2.3 Tính hạn chế về số lượng Đất đai là tài nguyên hạn chế về số lượng, diện tích đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt địa cầu Con người luôn mong muốn có nhiều đất hơn để sử dụng, đặc biệt trong giai đoạn dân số tăng nhanh như hiện nay khi mà các nhu cầu của con người đều tăng lên, và nó cũng là nguồn gốc của nhiều của chiến tranh trên thế giời.
1.2.4 Tính không thay thế Đất không thể thay thế bằng tư liệu sản xuất khác, những thay thế do áp dụng khoa học công nghệ có tính chất nhân tạo chỉ mang tính tức thời, không ổn định như tính vốn có của đất Các tư liệu sản xuất khác, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế hơn.
1.2.5 Tính vĩnh cửu Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu (không phụ thuộc vào tác động của thời gian) Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì nhiêu) cũng như hiệu quả sử dụng đất Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tùy thuộc vào phương thức sử dụng.
1.2.6 Tính dị biệt Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá khác nhau tạo nên tính dị biệt của đất đai Vì tính dị biệt mà mỗi vùng đất nên nó có giá trị sử dụng là khác nhau Mỗi vùng đất nó sẽ thích hợp với một số loại hình sử dụng đất nhất định.
Xuất phát từ sự thay đổi về nhu cầu mà đất đai có thể chuyển đổi từ hình thức sử dụng này sang hình thức sử dụng khác Đất đai có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau: nông lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của con người.
Một số đặc điểm thổ nhưỡng cần nghiên cứu
1.3.1 Độ dày tầng đất Độ dày tầng đất được xác định từ tầng mặt đến tầng mẫu chất hình thành đất Độ dày của tầng đất ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, sự phân bố của các loại cây trồng, đặc biệt là đối với cây trồng lâu năm. Độ dày tầng đất bao gồm độ dày tầng đất nói chung và độ dày tầng canh tác, nó được phân cấp như sau:
Theo Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), tầng dày của đất được phân thành 3 cấp:
50-100 cm Tầng dày trung bình
+ Độ dày tầng canh tác: Ở vùng đất đồng bằng, người ta lại quan tâm đến độ dày tầng canh tác Nó được chia ra 3 mức sau:
> 15 cm Tầng canh tác dày
15- 10 cm Tầng canh tác trung bình
< 10cm Tầng canh tác mỏng
1.3.2 Chất hữu cơ của đất
Chất hữu cơ là phần quý nhất của đất, nó không chỉ là kho dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có thể điều tiết tính chất đất theo hướng tốt, ảnh hưởng lớn đến việc làm đất và sức sản xuất của đất.
Chất hữu cơ mà cụ thể là mùn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả quá trình xảy ra trong đất và hầu hết các tính chất lý, hoá, sinh của đất Vai trò của chúng được thể hiện ở những điểm chính sau:
* Đối với quá trình hình thành đất và tính chất đất
- Chất hữu cơ và mùn trong đất là dấu hiệu cơ bản phân biệt đất với đá mẹ.
Sự tích luỹ của chất hữu cơ và mùn trong đất gắn liền với sự phát sinh đất.
- Sự tích luỹ chất hữu cơ và mùn tập trung ở tầng đất mặt là dấu hiệu hình thái quan trọng biểu thị độ phì nhiêu của đất.
- Với lý tính đất: Chất hữu cơ và mùn có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành các hạt kết tốt, bền vững, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ lý tính đất như chế độ nước (tính thấm và giữ nước tốt), chế độ khí, chế độ nhiệt (sự hấp thu và giữ nhiệt tốt hơn), các tính chất vật lý phổ biến của đất, việc làm đất cũng dễ dàng hơn Nhờ đó nếu đất giàu chất hữu cơ người ta có thể trồng trọt tốt cả nơi đất có thành phần cơ giới quá nặng hoặc quá nhẹ.
- Với hoá tính đất: Chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hoá học, cải thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất. Nhờ có nhóm định chức phức tạp nói riêng, chất hữu cơ nói chung làm tăng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.
* Chất hữu cơ và mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật
- Chất hữu cơ đất (kể cả các chất mùn và ngoài mùn) đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng, trong đó đặc biệt là N Những nguyên tố này được giữ một thời gian dài trong các hợp chất hữu cơ, vì vậy các chất hữu cơ đất vừa cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất.
- Chất hữu cơ còn là nguồn lớn cung cấp CO2 cho thực vật quang hợp.
- Chất hữu cơ đất chứa một số chất có hoạt tích sinh học (chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin…) kích thích sự phát sinh và phát triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động dinh dưỡng…
* Chất hữu cơ đất có tác dụng duy trì bảo vệ đất.
- Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật đất.
- Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
- Cố định các chất ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho thực vật.
1.3.3 Thành phần cơ giới đất
Thành phần cơ giới đất là tổ hợp phần trăm các cấp hạt cơ giới (hạt cát, hạt thịt, hạt sét) có trong đất.
+ Nếu cấp hạt cát chiếm tỷ lệ càng nhiều thì tỷ trọng đất càng nhỏ, gọi là thành phần cơ giới nhẹ.
+ Nếu cấp hạt sét càng nhiều, tỷ trọng đất càng cao, gọi là đất có thành phần cơ giới nặng. thể:
Thành phần cơ giới đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính chất đất Cụ
-Tất cả tính chất vật lý: tỷ trọng, dung trọng, độ xốp, tính liên kết, tính dính, dẻo, trương co, sức cản, thoáng khí, thấm nước… phụ thuộc phần lớn vào thành phần cơ giới đất.
- Thành phần cơ giới ảnh hưởng đến tính chất hóa học của đất: sự tính lũy mùn, sự phân giải mùn, khả năng hấp phụ, tính đệm, phản ứng oxi hóa – khử và chế độ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Thành phần cơ giới ảnh hưởng đến sự phân bố quần thể và sự hoạt động của vi sinh vật đất nên ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học đất.
- Ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và sử dụng công cụ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác.
1.3.4 Độ chua của đất Đất có phản ứng chua khi trong đất có chứa nhiều cation H + và Al 3+ Độ chua phụ thuộc vào nồng độ H + , Al 3+ ; nồng độ càng cao đất càng chua. Độ chua của đất bao gồm độ chua hoạt tính, độ chua trao đổi và độ chua thủy phân. Ðộ chua hoạt tính được biểu thị bằng pHH2O pH là trị số âm của logarit nồng độ ion H + trong dung dịch: pH = - lg[H + ]
Thông thường pHH2O của đất biến thiên từ 3-9 và người ta chia làm 6 cấp như sau: pHH2O < 4,5 Đất rất chua
4,6 - 5,5 Đất chua vừa 5,6 - 6,5 Đất chua ít 6,6 - 7,5 Đất trung tính 7,6 - 8,5 Đất hơi kiềm
> 8,5 Đất kiềm nhiều Ð ộ c h u a h o ạ t t í n h đ ư ợ c s ử d ụ n g t r o n g việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp trên vùng đất canh tác hoặc xác định sự cần thiết phải bón vôi cải tạo độ chua của đất cho phù hợp với đặc tính sinh học của loại cây định trồng Ða số cây trồng ưa môi trường trung tính nhưng cá biệt có những cây cần đất chua như chè, cà phê, dứa, khoai tây
Dựa vào độ chua hoạt tính và cơ cấu cây trồng ta có thể xác định xem đã cần cải tạo độ chua cho đất hay chưa pH5,5 chưa cần bón vôi. Độ chua trao đổi: Là một loại độ chua của đất được xác định khi cho đất tác dụng với một dung dịch muối trung tính, thường dùng muối KCl Thường được ký hiệu là pHKCl Như vậy ngoài những ion H + có sẵn trong dung dịch đất còn có những ion H + và Al 3+ được đẩy ra từ keo đất Cùng một mẫu đất pHKCl thường có trị số pH thấp hơn pHH2O từ 0.5 đến 1.0 đơn vị. Độ chua thủy phân: Là độ chua của đất được xác định khi cho đất tác dụng với một muối thủy phân (muối tạo bởi một axit yếu và một bazơ mạnh: NaCH3COO, KCH3COO, Ca(CH3COO)2…).
1.3.5 Khả năng trao đổi cation (CEC)
Dung tích trao đổi cation của đất (dung tích hấp phụ) là tổng số cation hấp phụ (kể cả cation kiềm và không kiềm) trong 100 gam đất, tính bằng ly đương lượng gam, ký hiệu bằng chữ CEC (cation exchange capacity) hoặc T.
Dung tích trao đổi cation được xác định bằng cách phân tích trực tiếp hoặc tính theo công thức: T = S + H.
S là tổng số cation kiềm, kiềm thổ hấp phụ (chủ yếu là Ca 2+ , Mg 2+ , K + và
H là tổng số ion H + và Al 3+ hấp phụ (độ chua thuỷ phân).
Đặc điểm tài nguyên đất thế giới và Việt Nam
1.4.1 Tài nguyên đất thế giới
Theo chú dẫn bản đồ đất thế giới (FAO, 2001) thì diện tích bề mặt của quả đất ước khoảng 51 tỉ hecta, trong đó: biển và đại dương khoảng 36 tỉ hecta, đất liền và hải đảo 15 tỉ hecta Nhìn chung, tài nguyên đất thế giới rất đa dạng về lọai hình thổ nhưỡng Thống kê phân loại tài nguyên đất thế giới như sau:
Bảng 1.3 Thống kê phân loại quỹ đất thế giới (*)
TÊN NHÓM ĐẤT DIỆN TÍCH
VIỆT NAM FAO/UNESCO (1.000 ha) (%
7 Đất mới biến đổi Cambisols 1.500.00
3 Đất có tầng sét loang lỗ Plinthosols 60.000 0,40 1
8 Đất mùn alit núi cao Alisols 100.000 0,67
9 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Leptosols 1.655.00
2 Đất tích thạch cao Gypsisols 100.000 0,67
3 Đất có tầng kết cứng Durisols 14.500 0,10
2 4 Đất nâu hạt dẻ vùng hàn đới Chernozems 230.000 1,53 2
5 Đất đỏ vùng hàn đới Kastanozems 465.000 3,10
6 Đất đen vùng hàn đới Phaeozems 190.000 1,27
7 Đất bằng rửa trôi mạnh Planosols 130.000 0,87
8 Đất rửa trôi có tầng bạc trắng Albeluvisols 320.000 2,13
2 9 Đất có tầng mặt giàu mùn, chua Umbrisols 100.000 0,67 3
0 Đất đóng băng thường xuyên Cryosols 1.800.00
Tài nguyên đất của thế giới phân bố theo các châu lục như sau:
Bảng 1.4 Diện tích của các lục địa
Toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới 3,3 tỉ hecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11,6 tỉ hecta (chiếm 78% tổng số đất liền) không dùng cho sản xuất nông nghiệp được.
Về mặt chất lượng đất nông nghiệp: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng suất trung bình chiếm 28% và đất có năng suất thấp chiếm tới 58%. Ðiều này cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có năng suất cao lại quá ít Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng.
1.4.2 Tài nguyên đất Việt Nam
Nước ta có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó: sông suối và núi đá gần 1,8 triệu ha, chiếm khoảng 5,33% diện tích tự nhiên Nhìn chung, tài nguyên đất của Việt Nam rất đa dạng về lọai hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng đất.
Bảng 1.5 Thống kê quỹ đất ở Việt Nam (*)
TÊN NHÓM ĐẤT DIỆN TÍCH
9 Đất nâu vùng bán khô hạn Lixisols 42.330 0,13
3 Đất mùn alit núi cao Alisols 280.714 0,85
4 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Leptosols 495.727 1,50
(*)Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 1996
Tài nguyên đất ở Việt Nam hiện nay được sử dụng như sau:
Bảng 1.6 Hiện trạng sử dụng đất tính đến 31/12/2018
Tổng diện tích tự nhiên 33.123,6 100,00
1.5 Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp
Rừng sản xuất Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác
2.6 Đất ở Đất ở đô thị Đất ở nông thôn Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Đất quốc phòng, an ninh Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Đất có mục đích công cộng Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác
3.3 Đất bằng chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
Nguồn: Quyết định số 2908/QĐ-BTNMT ngày 13/11/ 2019 của Bộ trưởng Bộ TNMT
Theo Quyết định số 2908/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tổng số hơn 33,123 triệu ha đất tự nhiên tính đến ngày 31/12/2018, diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 27,289 triệu ha chiếm 82,39%, đất phi nông nghiệp là 3,773 tiệu ha,chiếm 11,39% và đất chưa sử dụng là 2,06 triệu ha, chiếm 6,22% Như vậy trong tổng số diện tích đã sử dụng, đất nông nghiệp là chủ yếu, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp là chủ yếu và đất sản xuất nông nghiệp; trong nhóm đất phi nông nghiệp thì chủ yếu là đất có mục đích công cộng và đất mặt nước chuyên dùng.
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Khái niệm
2.1.1 Khái niệm Giá trị sử dụng của đất đai
Giá trị sử dụng của một vật phẩm là công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người Nó là một tính chất có ích, giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó, hay nói cách khác là thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội.
Có thể hiểu giá trị sử dụng của đất đai là các công dụng của đất đai có thể đáp ứng nhu cầu của con người bao gồm các nhu cầu sản xuất và nhu cầu cá nhân.
Giá trị sử dụng của đất đai được quyết định bởi các thuộc tính tự nhiên và các thuộc tính xã hội.
2.1.2 Một số khái niệm khác
Loại hình sử dụng đất đai: Là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức sản xuất và quản lý trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và kỹ thuật xác định.
Hay nói cách khác nó là một thửa đất cụ thể có ranh giới rõ ràng trên thực địa được sử dụng thường xuyên có hệ thống cho một nhu cầu nhất định của con người Ranh giới thửa đất được xác định thông qua sự tương phản giữa các loại hình sử dụng khác nhau.
Loại đất đai: tập hợp từ các thửa đất có mục đích sử dụng chung cho các hoạt động kinh tế - xã hội của con người
Yêu cầu sử dụng đất đai là những điều kiện cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một cách ổn định và có hiệu quả.
Chỉ tiêu xác định giá trị sử dụng đất đai
Giá trị sử dụng của đất đai được quyết định bởi các thuộc tính tự nhiên và các thuộc tính xã hội.
2.2.1 Thuộc tính tự nhiên của đất đai
Thuộc tính tự nhiên của đất đai là các đặc điểm về không gian, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, cũng như các đặc điểm lí hóa sinh của môi trường đất hay còn gọi là chất lượng tự nhiên của đất đai.
- Vị trí là nơi mà đất đai được xác định, nói lên mối quan hệ của vùng đất, thửa đất với các đối tượng khác: trung tâm, trục giao thông… Vị trí là thuộc tính không gian tự nhiên của đất đai.
Vị trí có vai trò rất quan trọng đối với sử dụng đất Nó tạo điều kiện giao lưu văn hóa, sức hấp dẫn đầu tư, tiếp cận thị trường…
- Địa hình – địa mạo Địa hình là một khái niệm dùng để mô tả bề mặt lớp vỏ cứng của trái đất, nó là tập hợp vô vàn những những thể gồ ghề, lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng. Ở đây chúng ta chủ yếu tập trung nghiên cứu về dáng đất, được đặc trưng bởi độ dốc của địa hình.
Các đặc trưng của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển các ngành, sự phân dị theo chiều thẳng đứng của ngành nông nghiệp. Địa hình ảnh hưởng đến phương thức sử dụng nông nghiệp, là căn cứ cho việc chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thuỷ lợi và canh tác, cơ giới hoá. Đối với đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình và gây khó khăn cho thi công. Địa mạo là hình dáng bề mặt tự nhiên của Trái đất Nghiên cứu địa mạo và các quá trình biến đổi địa mạo để biết được nguồn gốc và lịch sử hình thành bề mặt trái đất giúp chúng ta bố trí sử dụng đất hợp lý, đặc biệt là trong xây dựng các công trình.
Khi quy hoạch xây dựng thành phố, các khu công nghiệp,… nên lợi dụng mặt đất thiên nhiên để tránh hiện tượng đào, đắp quá nhiều Quy hoạch vùng đồi núi khác vùng đồng bằng Vị trí của bến cảng, cống lấy nước… thường tránh nơi dòng nước có tác dụng xâm thực, tích tụ mãnh liệt.
Khi xây dựng đập, thường chọn nơi có lũng sâu hẹp nhằm làm cho khối lượng công trình là nhỏ nhất, nhưng cần chú ý khả năng cung cấp và trữ nước của hồ: phía lượng lưu có các vùng trũng lớn để chứa nước, diện tích lưu vực rộng, sông suối nhiều làm nguồn cấp nước cho hồ.
Yếu tố địa chất của đất đai chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng đất phi nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng công trình.
Sự phân bố, thành phần, tính chất xây dựng của đất đá (cường độ chịu lực, độ ổn định, khả năng thấm nước …) và các biến động địa chất như uốn nếp, nứt nẻ, đứt gãy… có ở khu vực xây dựng ảnh hưởng đến cường độ chịu tải của nền, khả năng lún nhiều, lún không đều, mất ổn định (trượt, lở,…), mất nước của công trình (như hồ chứa, đập, kênh dẫn …) và do đó khống chế tải trọng, quy mô, kết cấu của công trình.
Hệ thống thủy văn ảnh hưởng đến khả năng cấp nước, vận tải giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản Khi nghiên cứu hệ thống thủy văn cần xem xét, phân tích hệ thống lưu vực, mạng lưới sông ngòi, ao, hồ, đập, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, chiều rộng, chế độ thủy văn (thủy triều, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến…), các ưu thế và hạn chế của các yếu tố thủy văn đối với sản xuất và sử dụng đất đai (gây nhiễm mặn, phèn, ngập úng…)
Các yếu tố khí hậu bao gồm: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, tổng tích ôn, sự biến đổi và các quy luật diễn biến của khí hậu Yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người, ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Điều kiện thổ nhưỡng Điều kiện thổ nhưỡng bao gồm các tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp Độ dày tầng đất và tính chất đất ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng của cây trồng.
2.2.2 Thuộc tính xã hội của đất đai
Thuộc tính xã hội của đất đai là các đặc điểm văn hóa - xã hội và kinh tế của con người hay còn gọi là vị thế của đất đai Vị thế của đất đai có vai trò quyết định đến quá trình phân vùng sử dụng đất đai trong không gian liên quan tới sự lựa chọn của con người về vị trí định cư và sản xuất kinh doanh (TS Trần Thanh Hùng)
Cơ sở hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.
Cơ sở hạ tầng là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ nói chung và sử dụng đất nói riêng Những khu vực có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng, sử dụng đất mới có hiệu quả cao và bền vững.
Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội Nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động và có khả năng lao động - bộ phận dân số chủ lực và năng động nhất trong dân số, nó quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất của xã hội nói chung và sử dụng đất nói riêng Hiệu quả sử dụng đất cao hay thấp phụ thuộc lớn vào trình độ sản xuất, trong đó trình độ nguồn nhân lực là yếu tố quyết định Ngoài ra dân số cũng là những người tiêu dùng, nên những nơi có dân số đông cũng thu hút sự đầu tư do có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Các phương pháp sử dụng đất đai
Các phương pháp sử dụng đất đai luôn vận động và phát triển qua các giai đoạn phát triển lịch sử Các phương pháp sử dụng đất đai luôn gắn liền với phương thức sản xuất.
+ Phương pháp sử dụng đất đai thay đổi theo quy luật phát triển dân tộc, theo phát triển kinh tế xã hội;
+ Phương thức sản xuất phát triển theo quy luật kinh tế xã hội và trải qua các giai đoạn lịch sử.
Theo TS Trần Thanh Hùng, có các phương pháp sử dụng đất sau:
- Phương pháp thích nghi đối ứng Đây là phương pháp chủ yếu dựa vào những lợi thế sẵn có của đất đai để tiến hành hành sản xuất Phương pháp này chưa áp dụng sâu các thành tựu khoa học để tiến hành sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên sẵn có Phương pháp sử dụng đất này chưa chú trọng đến các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất.
Là phương pháp canh tác nhằm tăng số lượng sản phẩm bằng cách mở rộng diện tích trồng trọt Phương pháp này có ưu điểm là sản xuất trên diện tích rộng lớn, nên có thể áp dụng tối đa khả năng cơ giới hóa trong nông nghiệp Ở một số nước tiên tiến, các đồn điền được canh tác theo lối quảng canh chuyên môn hóa như: Đồn điền cà phê, đồn điền cao su, đậu tương, chè đều canh tác theo phương thức quảng canh Quảng canh sẽ thu được khối lượng nông sản lớn nhờ diện tích canh tác lớn.
Phương pháp này chủ yếu sử dụng độ phì tự nhiên của đất đai, mặt khác đối với một vài loại hình sử dụng đất cần mức độ thâm canh cao thì phương pháp này không phù hợp vì diện tích canh tác quá lớn để thực hiện.
- Phương pháp thâm canh Đây là phương pháp sử dụng những tiến bộ của công nghệ để đưa vào sản xuất Đó là việc nghiên cứu đưa vào những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt; hay là việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất đặc biệt là hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp hợp lý bền vững
Ngày nay, biến đổi khí hậu đang diễn ra một cách mạnh mẽ, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực: nước biển dâng, bảo, lũ, hạn hán… tác động đến vấn đề sử dụng đất Trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa, chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội sử dụng đất phải chú trọng đến một số vấn đề: bố trí sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo ra các giống cây trồng có tính thích nghi với các điều kiện bất lợi: chịu úng, chịu mặn, chịu phèn,…
Khả năng sử dụng của một số nhóm đất chính ở Việt Nam
Nhóm đất cát biển được phân bố chủ yếu ở ven biển các tỉnh miền trung, đặc điểm nổi bật là đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ thấp, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém Chính vì vậy, nhóm đất này chủ yếu được sử dụng để trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy củ như lạc, các loại đậu, khoai lang, khoai môn, hành… một số hiện nay không được sử dụng để trồng trọt mà dùng để trồng rừng phòng hộ giúp bảo vệ và cải tạo đất.
2.4.2 Nhóm đất mặn Đất mặn phân bố chủ yếu ở hai đồng bằng lớn của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, thường giáp với biển, đây là nhóm đất có khá nhiều tính chất ưu điểm như đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ chua thấp, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là hàm lượng muối tan trong đất cao nên rất khó canh tác trên nhóm đất này Hiện nay một số nơi có độ mặn thấp, đất được sử dụng để trồng lúa, trồng cây ăn quả nhưng phải áp dụng các biện pháp cải tạo để hạn chế lượng muối tan ở trong đất Khu vực có hàm lượng muối cao, đặc biệt là khu vực giáp biển chủ yếu được trồng rừng ngập mặn, các loại cây chịu mặn được trồng là sú, vẹt, đước; trồng rừng ngập mặn có tác dụng cố định phù sa, nâng dần địa hình và tạo môi trường sống cho các loài động vật.
Tương tự như đất mặn thì đất phèn cũng tập trung ở hai vùng đồng bằng nhưng nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên, về vị trí thì nó ở sâu trong đất liền hơn so với đất mặn. Ðặc điểm chung đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua, hàm lượng hữu cơ và kali trong đất khá; tuy nhiên hàm lượng lân nghèo đến rất nghèo Đất phèn có độ phì tự nhiên cao nhưng đất có nhược điểm chính là quá chua và muối phèn quá cao Hiện nay, diện tích đất phèn bỏ hoang ở nước ta hiện nay còn khá lớn Những diện tích đất phèn đã được khai thác vào sản xuất cây trồng chủ yếu là trồng 2 vụ lúa Để sử dụng được đất phèn cần áp dụng các biện pháp cải tạo đất phèn, làm giảm độ chua và giảm hàm lượng muối phèn trong đất.
Nhóm đất phù sa phân bố ở vùng đồng bằng ở nước ta, trong đó, nhiều nhất là ở 2 đồng bằng lớn sông Hồng và sông Cửu Long Trong đó, đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có những tính chất tốt nhất, cộng với việc khu vực đã được khai thác từ lâu, trình độ canh tác của người dân cũng cao nên đang cho hiệu quả sản xuất rất cao Chủ yếu được sử dụng để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hoặc được trồng lúa và các cây rau màu ngắn ngày cho năng suất cao. Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất, nó cũng được sử dụng để trồng các cây ăn quả lâu năm và trồng lúa để tạo nên vựa lúa lớn nhất cả nước, hay được sử dụng để trồng các cây trồng ngắn ngày cho năng suất cao như dưa hấu, các loại đậu, các cây rau màu….
2.4.5 Nhóm đất xám Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết ở vùng đồi núi trên khắp trên cả nước, nó có nhiều đơn vị đất với tính chất và khả năng sử dụng khác nhau. Đất xám điển hình có tính chất nổi bật là thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng chua đến chua, dung tích hấp phụ thấp, hàm lượng mùn nghèo Hiện nay nó được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, những nơi có địa hình bằng phẳng, thoát nước tốt thì trồng các loại cây trồng can như: đậu đỗ, rau quả, các loại cây ăn quả, cao su, điều Đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ dùng để cây cao su cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, có một số ở Bắc Trung Bộ Đây được xem là nhóm đất tốt nhất ở vùng đồi núi, đặc biệt là đất nâu đỏ trên đá bazan.
Nó được phân bố ở những nơi có độ dốc nhỏ, đất có tầng đất dày, tơi xốp, chứa khá nhiều các chất dinh dưỡng Hiện nay, nó được sử dụng để trồng những cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao như: cao su, cà phê, hồ tiêu, ca cao. Tuy nhiên, đất này có nhược điểm lớn là rất dễ bị khô hạn, nên muốn có năng suất cao phải giải quyết được vấn đề nước tưới vào mùa khô.
2.4.7 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao, mất thảm thực vật bảo vệ nên đất bị xói mòn mạnh nên dẫn đến tầng đất rất mỏng, lẫn đá đang bị phong hóa Nhóm đất này cần nhanh chóng được phủ xanh, hạn chế xói mòn.
Ảnh hưởng của chuyển đổi sử dụng đất đến chất lượng đất đai
2.5.1 Khái niệm và sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất theo thời gian Trong chuyển mục đích sử dụng đất thì phổ biến là chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp là phạm trù hẹp hơn, tuy cũng chỉ sự thay đổi về mục đích sử dụng đất của đất, nhưng đó là mục đích của đất nông nghiệp này sang mục đích nông nghiệp khác hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn được hiểu theo các góc độ về mặt pháp lý, về kinh tế tổ chức… Về mặt pháp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là thay đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất, được duyệt bằng quyết định hành chính Về mặt kinh tế, đất được sử dụng vào tất cả các hoạt động kinh tế và đời sống kinh tế xã hội.
2.5.1.2 Sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, có cả ngành nông nghiệp (giao thông, thủy lợi ); các nhu cầu phát triển đô thị và văn hóa xã hội.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp đã cho phép chuyển đất nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp.
2.5.2 Ảnh hưởng của chuyển đổi sử dụng đất đến chất lượng đất đai
- Chuyển đổi nội bộ đất nông nghiệp: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Việc chuyển đổi này ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau về an ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng đến môi trường nói chung và chất lượng đất đai nói riêng.
- Chuyển đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp: loại chuyển đổi mục đích sử dụng này ít diễn ra, thực tế chỉ có những loại đất phi nông nghiệp không còn sử dụng thì được chuyển sang đất nông nghiệp như: Đất khai thác khoáng sản hết hiệu lực: than, titan, đá… Tuy nhiên, khi được chuyển sang đất nông nghiệp thi chất lượng của nó đã không còn phù hợp cho sảng xuất nông nghiệp, để sử dụng được thì phải tốn chi phí rất lớn để cải tạo và mất nhiều thời gian.
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp: Loại chuyển mục đích sử dụng này phổ biến và hầu hết làm thay đổi tính chất, đặc điểm của đất đai, rất khó để khôi phục trở lại sau khi đã đưa vào sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
THOÁI HÓA VÀ Ô NHIỄM ĐẤT
Một số vấn đề thoái hóa và ô nhiễm đất
Có nhiều khái niệm về thoái hóa đất.
FAO (1979) thoái hóa đất là quá trình suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa (kể cả số lượng và chất lượng) hoặc các nhu cầu sử dụng đất khác của con người.
Theo Oldeman L.R (1988), thoái hóa đất là quá trình làm giảm khả năng hiện tại hoặc trong tương lai của đất trong sản xuất ra hàng hóa hay cung cấp các dịch vụ.
Năm 1992, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đã định nghĩa:
"Thoái hóa đất là mức độ suy giảm chất lượng đất, làm giảm khả năng sản xuất của đất canh tác do nguyên nhân chính là sự can thiệp của con người".
Có thể thấy tất cả các khái niệm trên đều cho rằng, thoái hóa đất là quá trình làm cho đất bị suy giảm về mặt số lượng và chất lượng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu sử dụng đất của con người.
Như vậy, thoái hóa đất là quá trình thay đổi những đặc tính vốn có của đất theo chiều hướng ngày càng xấu, dẫn đến làm suy giảm khả năng sản xuất và các nhu cầu sử dụng đất của con người (FAO, 1999).
- Ô nhiễm đất Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Ô nhiễm đất là sự gia tăng hàm lượng của một số chất, hợp chất so với tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam cho phép làm nhiễm bẩn đất.
3.1.2 Các loại hình thoái hóa, ô nhiễm đất
- Xói mòn đất là sự chuyển dời vật lý lớp đất mặt do nhiều tác nhân khác nhau như lực đập giọt nước mưa, dòng chảy trên bề mặt và qua chiều dày của phẫu diện đất, tốc độ gió và sức kéo trọng lực.
- Sự suy giảm độ phì là sự thoái hóa đất do các nguyên nhân khác nhau hoặc do sự thay đổi về khí hậu hoặc do hoạt động của con người làm cho đất ngày càng chua hơn, dung tích hấp phụ giảm, hàm lượng mùn, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu ngày càng suy giảm hoặc tăng sự tích lũy các chất độc trong đất.
- Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa được coi là sự thoái hóa đất trong điều kiện khô hạn, bán khô hạn hay vùng thiếu ẩm do các nguyên nhân khác nhau hoặc do sự thay đổi về khí hậu hoặc do hoạt động của con người.
- Đất bị kết von, đá ong hóa là quá trình hình thành kết von, đá ong xảy ra trong đất dưới tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động sử dụng đất không hợp lý của con người Trong đó quá trình hình thành kết von, đá ong hóa trong đất là quá trình tích lũy tuyệt đối Fe, Al Ở mức độ nhẹ tạo thành những đốm loang lổ đỏ vàng hoặc các ổ kết von đỏ vàng mềm; ở mức độ điển hình, Fe2O3 và
Fe2O3.nH2O tạo thành kết von cứng dạng ôxít sắt; tập trung ở mức độ cao hình thành các tầng đá ong hóa hoặc các kết von lẫn trong đất mặt và lớp đất bên dưới.
- Đất bị mặn hóa là quá trình nhiễm mặn đối với đất từ không mặn hoặc mặn yếu chuyển sang mặn hơn dưới tác động của nước biển hoặc nước ngầm chứa muối bốc mặn lên tầng mặt, do tự nhiên hoặc do hoạt động sản xuất của con người.
+ Đối với đất mặn: làm tăng mức độ mặn của đất.
+ Đối với đất không phải là đất mặn: hàm lượng tổng số muối tan (TSMT) trong tầng đất mặt chuyển sang ngưỡng mặn (TSMT ≥ 0,25%).
- Đất bị phèn hóa là quá trình chuyển hóa từ đất phèn tiềm tàng thành phèn hoạt động trong đất do quá trình sử dụng đất của con người.
- Các loại hình thoái hóa đất khác như: đất bị sạt lở, đất bị glây hoá.
Phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ra ô nhiễm.
Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
Môi trường đất có những đặt thù riêng và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể có cùng nguồn gốc nhưng lại gây tác động rất bất lợi rất khác nhau Do đó, phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm sẽ phù hợp hơn đối với môi trường đất:
- Ô nhiễm do tác nhân hóa học
- Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
- Ô nhiễm do tác nhân vật lý.
3.1.3.1 Các nguyên nhân tự nhiên
Các nguyên nhân tự nhiên gây ra thoái hóa đất
* Đối với xói mòn do nước: (i) Mưa với cường độ cao; (ii) Độ dốc lớn ở đất vùng đồi, núi; (iii) Loại đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do nước.
* Đối với xói mòn do gió: (i) Khí hậu bán khô hạn đến khô hạn; (ii) Các đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do gió (ví dụ đất cát); (iii) Lớp phủ thực vật tự nhiên thưa.
* Đối với sự suy giảm độ phì nhiêu của đất: Sự rửa trôi mạnh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.
Các phương pháp sử dụng khi đánh giá thoái hóa, ô nhiễm đất
3.2.1 Điều tra, thu thập số liệu
Phương pháp điều tra gián tiếp: Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ tại các cơ quan chuyên môn của địa phương, các cơ quan bộ, ngành có liên quan.
Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (RRA): Điều tra tình hình sử dụng đất ở thực địa; các loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất; các vấn đề liên quan đến quá trình hình thành và nguyên nhân thoái hóa đất, ô nhiễm đất
Phương pháp điều tra trực tiếp: thực hiện bằng hình thức phỏng vấn cá nhân (chủ sử dụng đất) hoặc phỏng vấn những người có kinh nghiệm, tham vấn các nhà quản lý địa phương để thu thập những thông tin quan trọng và có độ tin cậy về các vấn đề có liên quan đến quản lý, sử dụng đất của địa phương.
Phương pháp điều tra tuyến và điều tra điểm được áp dụng trong điều tra phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề, lấy mẫu đất để phân tích các tiêu chí xác định loại, mức độ thoái hóa và ô nhiễm đất.
Là phương pháp thể hiện kết quả nội dung nghiên cứu trên không gian đồ họa với những cơ sở toá học thống nhất với tỷ lệ bản đồ được quy định nhằm phản ánh minh họa kết quả nghiên cứu Trong nghiên cứu, đánh giá thoái hóa, ô nhiễm đất bản đồ được dùng để thể hiện sự phân bố của các khu vực bị ô nhiễm, thoái hóa; Các loại hình thoái hóa, mức độ ô nhiễm đất Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong điều tra thực địa về thoái hóa, ô nhiễm đất.
Phương pháp này sử dụng để xác định sự thay đổi các chỉ tiêu của độ phì nhiêu của đất ở hiện tại so với thời điểm trong quá khứ, làm căn cứ đánh giá sự suy giảm độ phì nhiêu của đất Hay được dùng để so sánh các chỉ tiêu ô nhiễm đất so với tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam quy định.
3.2.4 Phương pháp đánh giá đa tiêu chí
Phương pháp Đánh giá đa tiêu chí (MCE) là một kỹ thuật phân tích tổ hợp các tiêu chí khác nhau đê cho ra kết quả cuối cùng Đánh giá đa tiêu chí cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau.
Sự phát triển của hai lĩnh vực GIS và MCE góp phần quan trọng trong giải quyết bài toán đa mục tiêu không gian Trong đó, GIS đóng vai trò phân tích không gian; MCE đóng vai trò phân tích đa thuộc tính, đánh giá và xác định mức độ ưu tiên của các phương án quyết định.
Trong lĩnh vực quyết định đa tiêu chí, có nhiều phương pháp đánh giá đa tiêu chí như:
- Phương pháp xếp hạng theo thứ tự (Ranking): mức độ quan trọng của các tiêu chí được xếp hạng theo thứ tự 1,2,3,
- Phương pháp sắp xếp tỷ lệ (Rating): Mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá bằng %, tổng số là 100% cho các tiêu chí.
- Phương pháp so sánh cặp đôi (Pairwise matrix): các tiêu chí được so sánh tầm quan trọng từng cặp với nhau trong ma trận cặp đôi.
Phương pháp thỏa hiệp (Trade-off): là sử dụng sự đánh giá trực tiếp sự thỏa hiệp để sẵn sàng thay thế 1 phương án lựa chọn khác.
Trong 4 phương pháp trên thì bằng thực nghiệm, các nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp so sánh cặp đôi là một trong những kỹ thuật hiệu quả tốt nhất cho quyết định không gian.
Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng phương pháp so sánh cặp đôi được Saaty (1980) phát triển trong một quy trình phân tích thứ bậc AHP (Analytical Hierarchy Process – AHP) Tính toán trọng số các tiêu chí thông qua ma trận so sánh cặp đôi, quá trình tính toán độ ưu tiên gồm 3 bước:
Bước 1: So sánh cặp đôi dùng để xác định tầm quan trọng tương đối giữa từng cặp chỉ tiêu Ma trận so sánh Aij=[aij] (aij là mức độ quan trọng của tiêu chí i so với tiêu chí j, khi đó 1/aij là mức độ quan trọng của tiêu chí j so với tiêu chí i).
Hình 3.1 Ma trận so sánh cặp đôi
Trên cơ sở ma trận so sánh cặp đôi tính được mức độ quan trọng của các chỉ tiêu, quá trình tính toán như sau:
- Đặt k=1, khi đó ma trận so sánh là [P 1 ]=[aij] chờ (ma trận vuông n x n)
Tính từng giá trị của vector: w k
Hình 3.2 Thuật toán tính trọng số
(2) Nếu [w k ] = [wk −1] ≠ 0 , đặt k=k+1, quay lại (1);
[w k ] = [wk −1]=0 , trọng số cần tính là [w k ]
Bước 3: Tính tỷ số nhất quán CR
Ta có: [P 1 ]x[W k ] = λ [W k ] ( λ là giá trị riêng của ma trận so sánh [P k ])
Tính vector nhất quán (Consistency vector): [C] = [p 1 ]xW k [W k ]
Tính chỉ số nhất quán:
Chỉ số ngẫu nhiên RI được tra từ bảng cho sẵn trong bảng 3.2.
Bảng 3.3 Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chỉ số nhất quán: CR =
Nếu CR>10% thì sự nhận định là ngẫu nhiên, cần thực hiện lại bước
1 Nếu CR