GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất (Trang 26)

2.1. Khái niệm

2.1.1. Khái niệm Giá trị sử dụng của đất đai

Giá trị sử dụng của một vật phẩm là cơng dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người. Nó là một tính chất có ích, giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó, hay nói cách khác là thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội.

Có thể hiểu giá trị sử dụng của đất đai là các cơng dụng của đất đai có thể đáp ứng nhu cầu của con người bao gồm các nhu cầu sản xuất và nhu cầu cá nhân.

Giá trị sử dụng của đất đai được quyết định bởi các thuộc tính tự nhiên và các thuộc tính xã hội.

2.1.2. Một số khái niệm khác

Loại hình sử dụng đất đai: Là bức tranh mơ tả thực trạng sử dụng đất của

một vùng đất với những phương thức sản xuất và quản lý trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và kỹ thuật xác định.

Hay nói cách khác nó là một thửa đất cụ thể có ranh giới rõ ràng trên thực địa được sử dụng thường xuyên có hệ thống cho một nhu cầu nhất định của con người. Ranh giới thửa đất được xác định thơng qua sự tương phản giữa các loại hình sử dụng khác nhau.

Loại đất đai: tập hợp từ các thửa đất có mục đích sử dụng chung cho các

hoạt động kinh tế - xã hội của con người

Yêu cầu sử dụng đất đai là những điều kiện cần thiết và địi hỏi cho việc

bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một cách ổn định và có hiệu quả.

2.2. Chỉ tiêu xác định giá trị sử dụng đất đai

Giá trị sử dụng của đất đai được quyết định bởi các thuộc tính tự nhiên và các thuộc tính xã hội.

2.2.1. Thuộc tính tự nhiên của đất đai

Thuộc tính tự nhiên của đất đai là các đặc điểm về không gian, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, cũng như các đặc điểm lí hóa sinh của mơi trường đất hay cịn gọi là chất lượng tự nhiên của đất đai.

- Vị trí là nơi mà đất đai được xác định, nói lên mối quan hệ của vùng đất, thửa

đất với các đối tượng khác: trung tâm, trục giao thơng… Vị trí là thuộc tính khơng gian tự nhiên của đất đai.

Vị trí có vai trị rất quan trọng đối với sử dụng đất. Nó tạo điều kiện giao lưu văn hóa, sức hấp dẫn đầu tư, tiếp cận thị trường…

- Địa hình – địa mạo

Địa hình là một khái niệm dùng để mơ tả bề mặt lớp vỏ cứng của trái đất,

nó là tập hợp vô vàn những những thể gồ ghề, lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng.

Ở đây chúng ta chủ yếu tập trung nghiên cứu về dáng đất, được đặc trưng bởi độ dốc của địa hình.

Các đặc trưng của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển các ngành, sự phân dị theo chiều thẳng đứng của ngành nơng nghiệp.

Địa hình ảnh hưởng đến phương thức sử dụng nơng nghiệp, là căn cứ cho việc chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thuỷ lợi và canh tác, cơ giới hố.

Đối với đất phi nơng nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị cơng trình và gây khó khăn cho thi cơng.

Địa mạo là hình dáng bề mặt tự nhiên của Trái đất. Nghiên cứu địa mạo và

các quá trình biến đổi địa mạo để biết được nguồn gốc và lịch sử hình thành bề mặt trái đất giúp chúng ta bố trí sử dụng đất hợp lý, đặc biệt là trong xây dựng các cơng trình.

Khi quy hoạch xây dựng thành phố, các khu công nghiệp,… nên lợi dụng mặt đất thiên nhiên để tránh hiện tượng đào, đắp quá nhiều. Quy hoạch vùng đồi núi khác vùng đồng bằng. Vị trí của bến cảng, cống lấy nước… thường tránh nơi dịng nước có tác dụng xâm thực, tích tụ mãnh liệt.

Khi xây dựng đập, thường chọn nơi có lũng sâu hẹp nhằm làm cho khối lượng cơng trình là nhỏ nhất, nhưng cần chú ý khả năng cung cấp và trữ nước của hồ: phía lượng lưu có các vùng trũng lớn để chứa nước, diện tích lưu vực rộng, sơng suối nhiều làm nguồn cấp nước cho hồ.

- Cấu trúc địa chất

Yếu tố địa chất của đất đai chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng đất phi nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng cơng trình.

Sự phân bố, thành phần, tính chất xây dựng của đất đá (cường độ chịu lực, độ ổn định, khả năng thấm nước …) và các biến động địa chất như uốn nếp, nứt nẻ, đứt gãy… có ở khu vực xây dựng ảnh hưởng đến cường độ chịu tải của nền, khả năng lún nhiều, lún không đều, mất ổn định (trượt, lở,…), mất nước của cơng trình (như hồ chứa, đập, kênh dẫn …) và do đó khống chế tải trọng, quy mơ, kết cấu của cơng trình.

- Thủy văn

Hệ thống thủy văn ảnh hưởng đến khả năng cấp nước, vận tải giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản. Khi nghiên cứu hệ thống thủy văn cần xem xét, phân tích hệ thống lưu vực, mạng lưới sơng ngịi, ao, hồ, đập, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, chiều rộng, chế độ thủy văn (thủy triều, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến…), các ưu thế và hạn chế của các yếu tố thủy văn đối với sản xuất và sử dụng đất đai (gây nhiễm mặn, phèn, ngập úng…)

- Khí hậu

Các yếu tố khí hậu bao gồm: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, tổng tích ơn, sự biến đổi và các quy luật diễn biến của khí hậu. Yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người, ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Điều kiện thổ nhưỡng

Điều kiện thổ nhưỡng bao gồm các tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất. Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dày tầng đất và tính chất đất ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng của cây trồng.

2.2.2. Thuộc tính xã hội của đất đai

Thuộc tính xã hội của đất đai là các đặc điểm văn hóa - xã hội và kinh tế của con người hay còn gọi là vị thế của đất đai. Vị thế của đất đai có vai trị quyết định đến q trình phân vùng sử dụng đất đai trong không gian liên quan tới sự lựa chọn của con người về vị trí định cư và sản xuất kinh doanh. (TS. Trần Thanh Hùng)

- Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.

Cơ sở hạ tầng là nền tảng vật chất có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ nói chung và sử dụng đất nói riêng. Những khu vực có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng, sử dụng đất mới có hiệu quả cao và bền vững.

- Dân số, lao động

Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động và có khả năng lao động - bộ phận dân số chủ lực và năng động nhất trong dân số, nó quyết định và chi phối tồn bộ hoạt động sản xuất của xã hội nói chung và sử dụng đất nói riêng. Hiệu quả sử dụng đất cao hay thấp phụ thuộc lớn vào trình độ sản xuất, trong đó trình độ nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Ngoài ra dân số cũng là những người tiêu dùng, nên những nơi có dân số đơng cũng thu hút sự đầu tư do có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

- Khoa học công nghệ

Khoa học là hệ thống tri thức của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy với bản chất và quy luật vận động của chúng được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết định hướng hoạt động của con người. Công nghệ là sự ứng dụng, vật chất hóa các tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đó là tập hợp các giải pháp, phương pháp, quy trình, kỹ năng, phương tiện kỹ thuật,… được sử dụng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cụ thể.

Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động rất lớn đến sản xuất nói chung và vấn đề sử dụng đất nói riêng. Nó giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cải tạo đất đai…

- Chính sách

Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Chúng ta có “chính sách cơng” và “chính sách tư”.

Chính sách cơng là chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng. Cịn những chính sách của các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội, đoàn thể… đề ra để áp dụng trong nội bộ đơn vị đó gọi là chính sách tư.

Tất cả các chính sách đều có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, tuy nhiên khi đề cập đến cấp độ vĩ mơ thì chúng ta hay nhắc đến vai trị của chính sách cơng. Đối với sử dụng đất, chính sách có những ảnh hưởng đến sử dụng đất như sau:

Định hướng và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có sử dụng tài ngun đất;

Kiểm sốt và phân bổ các nguồn lực phát triển của xã hội, trong đó có đất đai.

- Phong tục tập quán

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tập quán chỉ thói quen trong sinh hoạt giao tiếp trong lao động sản xuất không chỉ của 1 cá nhân mà phải được cả cộng đồng thừa nhận và ai cũng tuân theo ở một địa phương nhất định.

Phong tục tập quán chi phối việc lựa chọn loại hình sử dụng đất của người dân. Dân cư có tập quán sản xuất đối tượng nào thì khi đi đâu, di chuyển đến vùng đất mới họ cũng có xu hướng lựa chọn những vùng mà thích hợp với loại hình mà họ đã quen sản xuất.

2.3. Các phương pháp sử dụng đất đai

Các phương pháp sử dụng đất đai luôn vận động và phát triển qua các giai đoạn phát triển lịch sử. Các phương pháp sử dụng đất đai luôn gắn liền với phương thức sản xuất.

+ Phương pháp sử dụng đất đai thay đổi theo quy luật phát triển dân tộc, theo phát triển kinh tế xã hội;

+ Phương thức sản xuất phát triển theo quy luật kinh tế xã hội và trải qua các giai đoạn lịch sử.

Theo TS. Trần Thanh Hùng, có các phương pháp sử dụng đất sau: - Phương pháp thích nghi đối ứng

Đây là phương pháp chủ yếu dựa vào những lợi thế sẵn có của đất đai để tiến hành hành sản xuất. Phương pháp này chưa áp dụng sâu các thành tựu khoa học để tiến hành sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên sẵn có. Phương pháp sử dụng đất này chưa chú trọng đến các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất.

- Phương pháp quảng canh

Là phương pháp canh tác nhằm tăng số lượng sản phẩm bằng cách mở rộng diện tích trồng trọt. Phương pháp này có ưu điểm là sản xuất trên diện tích rộng lớn, nên có thể áp dụng tối đa khả năng cơ giới hóa trong nơng nghiệp. Ở một số nước tiên tiến, các đồn điền được canh tác theo lối quảng canh chuyên mơn hóa như: Đồn điền cà phê, đồn điền cao su, đậu tương, chè... đều canh tác theo phương thức quảng canh. Quảng canh sẽ thu được khối lượng nơng sản lớn nhờ diện tích canh tác lớn.

Phương pháp này chủ yếu sử dụng độ phì tự nhiên của đất đai, mặt khác đối với một vài loại hình sử dụng đất cần mức độ thâm canh cao thì phương pháp này khơng phù hợp vì diện tích canh tác q lớn để thực hiện.

- Phương pháp thâm canh

Đây là phương pháp sử dụng những tiến bộ của công nghệ để đưa vào sản xuất. Đó là việc nghiên cứu đưa vào những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt; hay là việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất đặc biệt là hiệu quả kinh tế.

- Phương pháp hợp lý bền vững

Ngày nay, biến đổi khí hậu đang diễn ra một cách mạnh mẽ, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực: nước biển dâng, bảo, lũ, hạn hán… tác động đến vấn đề sử dụng đất. Trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa, chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội sử dụng đất phải chú trọng đến một số vấn đề: bố trí sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo ra các giống cây trồng có tính thích nghi với các điều kiện bất lợi: chịu úng, chịu mặn, chịu phèn,…

2.4. Khả năng sử dụng của một số nhóm đất chính ở Việt Nam

2.4.1. Nhóm đất cát biển

Nhóm đất cát biển được phân bố chủ yếu ở ven biển các tỉnh miền trung, đặc điểm nổi bật là đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ thấp, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém. Chính vì vậy, nhóm đất này chủ yếu được sử dụng để trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy củ như lạc, các loại đậu, khoai lang, khoai môn, hành…. một số hiện nay không được sử dụng để trồng trọt mà dùng để trồng rừng phòng hộ giúp bảo vệ và cải tạo đất.

2.4.2. Nhóm đất mặn

Đất mặn phân bố chủ yếu ở hai đồng bằng lớn của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, thường giáp với biển, đây là nhóm đất có khá nhiều tính chất ưu điểm như đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ chua thấp, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là hàm lượng muối tan trong đất cao nên rất khó canh tác trên nhóm đất này. Hiện nay một số nơi có độ mặn thấp, đất được sử dụng để trồng lúa, trồng cây ăn quả nhưng phải áp dụng các biện pháp cải tạo để hạn chế lượng muối tan ở trong đất. Khu vực có hàm lượng muối cao, đặc biệt là khu vực giáp biển chủ yếu được trồng rừng ngập mặn, các loại cây chịu mặn được trồng là sú, vẹt, đước; trồng rừng ngập mặn có tác dụng cố định phù sa, nâng dần địa hình và tạo mơi trường sống cho các lồi động vật.

2.4.3. Nhóm đất phèn

Tương tự như đất mặn thì đất phèn cũng tập trung ở hai vùng đồng bằng nhưng nhiều nhất là ở đồng bằng sơng Cửu Long. Tuy nhiên, về vị trí thì nó ở sâu trong đất liền hơn so với đất mặn.

Ðặc điểm chung đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua, hàm lượng hữu cơ và kali trong đất khá; tuy nhiên hàm lượng lân nghèo đến rất nghèo. Đất phèn có độ phì tự nhiên cao nhưng đất có nhược điểm chính là q chua và muối phèn quá cao. Hiện nay, diện tích đất phèn bỏ hoang ở nước ta hiện nay cịn khá lớn. Những diện tích đất phèn đã được khai thác vào sản xuất cây trồng chủ yếu là trồng 2 vụ lúa. Để sử dụng được đất phèn cần áp dụng các biện pháp cải tạo đất phèn, làm giảm độ chua và giảm hàm lượng muối phèn

Một phần của tài liệu Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w