GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn hạn chế, vì vậy nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm kiếm các nhóm người có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đẩy mạnh tiêu thụ của nhóm sản phẩm này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp về lĩnh vực Nông nghiệp tại TP HCM
- Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định khởi nghiệp của các nhóm người tại TP HCM như thế nào?
- Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của các nhóm người trong lĩnh vực Nông nghiệp tại TP.HCM theo đặc điểm cá nhân
- Những hàm ý quản trị nào nhằm thú đẩy ý định khởi nghiệp kinh doanh của các nhóm người trong lĩnh vực Nông nghiệp tại TP HCM?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp.
Các nhóm người có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn TP. HCM.
Các nhóm người có ý định startup trên địa bàn TP HCM.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua thảo luận nhóm (focus- group), nghiên cứu chuyên sâu (indepth-interview) để hiệu chỉnh thang đo bằng việc điều chỉnh, bổ sung các biến của mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành khảo sát 35 startup trên địa bàn TP. HCM.
1.5 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Đề tài này mong muốn đánh giá, mở rộng mô hình lý thuyết về ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp Đồng thời, bổ sung thêm bằng chứng khảo sát thực nghiệm tại TP HCM, kỳ vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là căn cứ để các trung tâm khởi nghiệp, cũng như các nhà hoạch định chính sách tham khảo và đề xuất những chính sách về đào tạo, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp về lĩnh vực Nông nghiệp, từ đó nâng cao vai trò đóng góp vào sự phát triển chung của nền Nông nghiệp Việt Nam.
0 0 Đóng góp mới của đề tài tạo ra cơ sở để chứng minh các yếu tố này ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, từ đó tạo động lực cho nhóm người có ý định khởi nghiệp về lĩnh vực Nông nghiệp.
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương này trình bày về lý do, câu hỏi, mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài và cấu trúc của bài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Nêu các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến bài nghiên cứu Đồng thời, nêu các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu liên quan đến vấn đề khởi nghiệp, từ đó rút ra nhận xét, so sánh, đề xuất mô hình và giả thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mô tả quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng.
Kết cấu nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương này trình bày về lý do, câu hỏi, mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài và cấu trúc của bài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Nêu các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến bài nghiên cứu Đồng thời, nêu các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu liên quan đến vấn đề khởi nghiệp, từ đó rút ra nhận xét, so sánh, đề xuất mô hình và giả thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mô tả quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp trên Thành phố Hồ Chí Minh
Sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp (bã mía, bã cà phê, …)
Mía là loại cây phổ biến ở Việt Nam được trồng để sản xuất đường Sau quy trình sản xuất đường là hàng trăm triệu tấn bã mía được thải lại Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để làm ra những sản phẩm thân thiện với môi trường Sản phẩm thân thiện môi trường làm từ bã mía là sản phẩm được làm trực tiếp từ bã của cây mía, bên trong được tráng phủ một lớp nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn PLA (có nguồn gốc từ tinh bột) Đây là nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên Bã cà phê là loại
“phân bón” rất tốt bởi nó làm giàu ni-tơ cho đất, nhưng có lẽ ít người biết rằng bã cà phê còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác trong gia đình. Ý định làm các sản phẩm Ý định làm ra các sản phẩm là sự mong muốn tìm ra sản phẩm tốt nhất có lợi cho môi trường và sức khỏe con người, sản phẩm sinh học phân hủy được làm từ nguyên liệu nông nghiệp được cho là sản phẩm hoàn hảo đáp ứng được các tiêu chí trên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm ra các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là ngày càng ưa chuộng những sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường cũng như hiểu được trách nhiệm đối với doanh nghiệp: Việc bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ từng hành động nhỏ từ cá nhân và rộng hơn là từ cộng đồng, truyền cảm hứng bảo vệ môi trườmg xanh rộng rãi đến những khách hàng còn lại.
Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định làm ra các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu
Quan tâm về môi trường sống
H2 Ý định khởi nghiệp các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp
Lợi nhuận và nguồn vốn
Nhận thức tính khả thi H5
Nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm
Gỉả thuyết nghiên cứu: (6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc)
H1: Ý thức về sức khỏe cộng đồng có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
H2: Quan tâm về môi trường sống có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
H3: Lợi nhuận và nguồn vốn tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
H4: Nhận thức tính khả thi của sản phẩm có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp H5: Nhu cầu thị trường có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
H6: Nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. Ý định khởi nghiệp các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp
Bảng 2.1 Thang đo và các biến quan sát
STT Ký hiệu Thang đo
1 YTSK1 Khi sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp tốt cho sức khỏe người tiêu dùng hơn sản phẩm làm từ đồ nhựa
2 YTSK2 Sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp giúp giảm nguy cơ bệnh tật
3 YTSK3 Sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp thúc đẩy lợi ích sức khỏe lâu dài
4 YTSK4 Sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp để đảm bảo sức khỏe tốt cho người tiêu dùng
II QTMTS Quan tâm môi trường sống
5 QTMTS1 Sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp khi đốt sẽ không tạo ra nhiều khí độc gây hại cho môi trường
6 QTMTS2 Sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp không chứa chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi,
7 QTMTS3 Nguyên liệu nông nghiệp là nguồn nguyên liệu tuyệt vời thân thiện với môi trường
8 QTMTS4 Sử dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp là tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, tiết kiệm được nhiều chi phí nguyên liệu
III LNNV Lợi nhuận và nguồn vốn
9 LNNV1 Giá sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp cao hơn so với sản phẩm thông thường
10 LNNV2 Giá sản phẩm cao làm ngăn cản một số người tiêu dùng mua
11 LNNV3 Một số người tiêu dùng cảm thấy không cần thiết cho lắm khi phải bỏ số tiền khá cao để mua sản phẩm làm từ nông nghiệp
12 LNNV4 Mức giá của sản phẩm phải ngang với mức giá thị trường
IV NTTKT Nhận thức tính khả thi
13 NTTKT1 Có tin tưởng thành công nếu như khởi nghiệp kinh doanh
14 NTTKT2 Tin rằng có đủ khả năng phát triển được sản phẩm
15 NTTKT3 Tin rằng sẽ có một lượng người hưởng ứng sản phẩm
V NCTT Nhu cầu thị trường
16 NCTT1 Nhận thức được ở thị trường đang cần những sản phẩm tốt cho môi trường
17 NCTT2 Người tiêu dùng càng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe bản thân
18 NCTT3 Nên biết tận dụng được những nguồn nguyên liệu có sẵn
VI NDNTD Nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm
19 NDNTD1 Sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp có chất lượng tốt hơn và ít liên quan đến rủi ro về sức khỏe
20 NDNTD2 Sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp an toàn về sức khỏe hơn sản phẩm làm từ nhựa
21 NDNTD3 Góp phần giảm lượng chất thải của các nguyên liệu nông nghiệp như bã mía, bã cà phê, …
22 NDNTD4 Cảm thấy vui khi biết trên thị trường có người sáng kiến ra được ý tưởng tạo ra sản
Các khái niệm liên quan đến đề tài
VII YDKN Ý định khởi nghiệp
23 YDKN1 Luôn xác định sẽ lập một công ty trong tương lai
24 YDKN2 Đang cố gắng để công ty sớm được thành lập
25 YDKN3 Chưa chắc chắn sẽ lập công ty về lĩnh vực này trong tương lai
2.2.1 Khái niệm về Khởi nghiệp kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh: là việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội kinh doanh mới hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988).
Khởi nghiệp (tiếng Anh: Startup) là thuật ngữ nói về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp.
Theo quy định trong bản dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính Phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá 14 Nhiều khái niệm chưa từng xuất hiện trong luật bắt đầu được “luật hoá” Trong đó khái niệm
"startup” được định nghĩa trong dự thảo này là "khởi nghiệp sáng tạo” Tại khoản 9 điều 3 Dự thảo nêu: Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu Giải pháp kỹ thuật - công nghệ; giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
2.2.2 Khái niệm về ý định khởi nghiệp
Theo Krnicger (2003), ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi Ý định đại điện cho mức độ cam kết về hành vi sẽ thực hiện trong tương lai (Krueger, 1993) Có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các tác giả về ý định khởi nghiệp kinh đoanh, tuy nhiên chúng đều thống nhất về mặt nội hàm
Theo Krueger (1993), ý định khởi nghiệp kinh doanh là cam kết khởi sự bằng việc tạo lập doanh nghiệp mới Shapero và Sokol (1982) cho rằng những người có ý định khởi nghiệp kinh doanh là những cá nhân sẵn sàng tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp đẫn mà họ nhận biết được Hành động khởi nghiệp sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, ý định về hành động đó Một ý định mạnh mẽ là tiền đề dẫn tới nỗ lực để bắt đầu khởi nghiệp công việc kinh doanh. Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi Krueger và Brazcal (1994) Hai tác giả cho rằng người có ý định khởi sự kinh doanh sẽ là người chấp nhận rủi ro và tiến hành các hoạt động cần thiết khi họ nhận thấy tín hiệu của cơ hội kinh doanh Ý định khởi nghiệp còn có thể được định nghĩa là sự liên quan đến suy nghĩ quyết định để bắt đầu một công việc kinh doanh của một cá nhân (Souitaris & cộng sự 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007) Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz và Wagner, 20 L0) Tóm lại, có thể nhận định rằng ý định khởi nghiệp có khả năng dự báo tương đối chuẩn xác các hành vi khởi nghiệp kinh doanh trong tương lai.
Các lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu dựa vào hai lý thuyết chính là lý thuyết “Sự kiện khởi nghiệp kinh doanh” (The Entrepreneurial Event — SEE) của Shapero và Sokol (1982) và thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991).
2.3.1 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (The Entrepreneurial Event - SEE)
Mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) là một mô hình khá cổ điển Tuy nhiên lại được trích dẫn và áp dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về khởi nghiệp bởi tính hữu dụng của nó Lý thuyết này chỉ ra rằng các yếu tố hoàn cảnh cá nhân (displacements) và thái độ của cá nhân đó đối với việc khởi nghiệp (thể hiện bằng hai khía cạnh là cảm nhận của cá nhân về tính khả thi và cảm nhận của cá nhân về mong muốn khởi nghiệp) sẽ ảnh hường đến quyết định lựa chọn để thành lập một doanh nghiệp của họ.
Nhập cư Cảm nhận về mong muốn
Thay đổi trong công việc Sự kiện khởi nghiệp
Cảm nhận về tính khả thi
Nhân tố đẩy tiêu cực
Nhân tố đẩy tích cực
Hình 2.2 Thuyết sự kiện khởi nghiệp – SEE Được đề nghị hợp tác bởi bạn bè, đồng nghiệp
Có nguồn tài trợ tài chính
Bất mãn trong công việc
Theo mô hình, đa số cá nhân thường có xu hướng không muốn thay đổi trạng thái hiện tại cho đến khi phải đứng trước những sự lựa chọn khác nhau Shapero phát biểu rằng phần lớn các “sự kiện khởi nghiệp” của các cá nhân khởi nghiệp từ các yếu tố hoàn cảnh và có thể được chia thành 3 nhóm: những thay đổi tiêu cực (negative displacements), hay còn gọi là các yếu tố đẩy (pushes) như bị đuổi việc, bất mãn công việc hiện tại, nhập cư, ly hôn những thay đổi tích cực (positive đisplacemments). Còn gợi là yếu tố kéo (pulls) như có được nguồn hỗ trợ tải chính, tìm được đối tác chiến lược và các yếu tố trung gian (between things), ví dụ như tốt nghiệp ra trường
Tuy nhiên, quá trình nảy sinh ý định khởi nghiệp khi xuất hiện các yếu tố hoàn cảnh đến lúc thật sự thành lập doanh nghiệp có sự tham gia của hai nhóm yếu tố trung gian là mong muốn (desirability) và khả thi (feasibility) Cả hai yếu tố này đều tùy thuộc vào nhận thức được hình thành từ môi trường văn hóa, xã hội, kinh tế của mỗi cá nhân Nói cách khác, mỗi cá nhân phải cảm nhận hành vi khởi nghiệp là mong muốn và khả thi thì quyết định khởi nghiệp mới chính là thứ được hình thành.
Yếu tố cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp thể hiện suy nghĩ của cá nhân về tính hấp dẫn của việc khởi sự kinh doanh, đồng thời hình thành hệ giá trị của cá nhân đó Hệ thống giá trị của mỗi cá nhân được hình thành từ những giá trị chung của văn hóa cộng đồng từ ảnh hưởng của gia đỉnh, bạn bè, đồng nghiệp Theo Shapero, để một cá nhân cảm nhận khao khát và mong muốn khởi nghiệp, xã hội phải cho doanh nhân một vị trí và hình ảnh tương xứng, đồng thời các giá trị như tính sáng tạo, tự chủ, dám mạo hiểm, có trách nhiệm và chấp nhận rủi ro cần được đề cao Yếu tố cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp của Shapero khá tương đồng với yếu tố “thái độ” (tích cực) và "chuẩn chủ quan” của Ajzen (1991).
Yếu tố hoàn cảnh và mong muốn vẫn chưa đủ thuyết phục để thiết lập ý định khởi nghiệp của một cá nhân Vì vậy, cần thêm điều kiện thứ ba: nhìn nhận hành vi khởi nghiệp là khả thi Theo Shapcro, các nguồn lực, sự hỗ trợ từ bên ngoài (về tài chính, phương tiện, thông tin), chính sách ưu đãi của Chính phủ và địa phương, kinh nghiệm của những người đi trước, tư tưởng về vấn đề lập nghiệp của bố mẹ, kỹ năng cá nhân góp phần lảm tăng cảm nhận về tính khả thi của cá nhân.
Khái niệm “cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp” và "cảm nhận tính khả thi” có sự tương tác với nhau: Nếu nhận thức rằng việc khởi nghiệp là không khả thi thì cá nhân có thể không cảm thấy mong muốn khởi nghiệp Xuất phát từ hai lĩnh vực khác nhau của hai mô hình nghiên cứu trên (thuyết hành vi dự kiến của Ajzen thuộc lĩnh vực tâm lý học xã hội Thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol thuộc lĩnh vực khởi nghiệp) đã cung cấp những khái niệm tương đối tương đồng và một cơ sở lý luận đủ để nghiên cứu về "ý định khởi nghiệp”.
Tổng kết lại, các mô hình lý thuyết về dự định khởi nghiệp đã được các nhà nghiên cứu phát triển, kiểm định thực tế và trở thành phương pháp tiếp cận được chấp nhận khá phổ biến Có khả năng giải thích và độ tin cậy cao Các nghiên cứu về dự định khởi nghiệp hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu hàn lâm về hành vi khởi nghiệp Tuy có các quan điểm khác nhau trong biến số dẫn đến dự định khởi nghiệp, nhưng các mô hình dự định đều cho phép kết hợp phân tích ba yếu tố quan trọng trong khởi nghiệp bao gồm: cá nhân, môi trường và nguồn lực để giải thích các nguyên nhân dẫn đến ý định khởi nghiệp Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên lý thuyết về dự định khởi nghiệp để làm cơ sở lý luận cho khái niệm về ý định khởi nghiệp.
2.3.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA: Ajzen & Fkhbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vì đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định - TPB
Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố:
Thái độ của cá nhân đối với hành vi (Anitude Toward Behavior): thể hiện mức độ đánh giá cảm giác tiêu cực hay tích cực của các nhân về vấn đề khởi nghiệp Cảm giác này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và các tình huống đang hiện hữu Ví
Xu hướng hành vi Chuẩn chủ quan
Kiếm soát hành vi cảm nhận
0 0 dụ: một sinh viên có thể có thái độ tích cực đối với việc khởi nghiệp vì ba mẹ sinh viên đó là doanh nhân.
Chuẩn chủ quan (Subjective Norm): còn được hiểu là ý kiến của mọi người xung quanh Chuẩn chủ quan đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được tác động đến quyết định thực hiện hành vi hay không Ví dụ: ba mẹ từng gặp những vấn đề tiêu cực với ý định kinh doanh có thể tạo áp lực, gây khó khăn cho con cái trong ý định khởi nghiệp của con cái họ.
Nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi (Perceived Bchavior Control): phản ánh cảm nhận của cá nhân về độ khó để trong việc thực hiện hành vi Yếu tố kiểm soát hành vi được nhìn nhận bao gồm hai thành phần: yếu tố bên trong (đề cập đến sự tự tin của cá nhân để thực hiện hành vi) và yếu tố bên ngoải (đề cập đến nguồn lực như tài chính, thời gian, môi trường ) Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu
“Sức khỏe không chỉ là tình trạng vắng bóng của bệnh chứng hay tàn tật, mà còn là tình trạng hạnh phúc về thể chất, tinh thần và xã hội.” (1946, Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới “The World Health Organization”).
Tất cả mọi người đều mong muốn có được sức khỏe tốt Khi sức khỏe trở nên yếu kém, người ta có thể tìm ra nguyên nhân để điều trị, và phục hồi sức khỏe trở lại bình thường Việc bảo vệ sức khỏe chính là vấn đề hiểu biết những nguyên nhân và những vấn đề gây ra bệnh tật Ý thức về sức khỏe mang lại sự quan tâm nhất định về việc tìm tòi
0 0 những biện pháp khắc phục Nắm bắt thời cơ đó, tìm hiểu thị trường nhu cầu sử dụng sản phẩm phân hủy sinh học, để phát triển dẫn đến ý định khởi nghiệp Đồng thời luôn bảo vệ, cung cấp lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng
Từ đó ta có giả thuyết H1 như sau:
H1: Ý thức về sức khỏe tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp của một nhóm người tại TP.HCM.
Quan tâm môi trường sống
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Từ lâu để đảm bảo môi trường sống cho con người trong đời sống xã hội, có vô số những việc mà cả cộng đồng xã hội đều quan tâm và tìm mọi giải pháp, phương pháp để thực hiện, với mục đích làm cho đời sống con người ngày càng tốt hơn, hạnh phúc hơn trên mọi mặt Với sự quan tâm đến môi trường là một yếu tố làm nên sự tận tâm, nhiệt huyết, cống hiến tạo nên ý định khởi nghiệp cũng như duy trì ngọn lửa suốt quá trình thực hiện
Từ đó ta có giả thuyết H2 như sau:
H2: Quan tâm môi trường sống tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nhóm người tại TP.HCM.
Lợi nhuận và nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình kinh doanh Khi bắt đầu khởi nghiệp mọi người thường phải đối mặt với vấn đề huy động nguồn vốn để đầu tư cho ý tưởng của mình Nếu tiếp cận nguồn tài chính một cách dễ dàng cũng như tìm ra được giải pháp tốt cho việc cân bằng giữa nguồn vốn và thu được lợi nhuận từ một sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp giá rẻ nhưng cần đầu tư công nghệ tiên tiến, sẽ làm tăng cơ hội khởi nghiệp và ngược lại.
Từ đó ta có giả thuyết H3 như sau:
H3: Nguồn vốn và lợi nhuận tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nhóm người tại TP.HCM.
Nhận thức tính khả thi
Nhận thức tính khả thi là mức độ cá nhân nhận thức về độ dễ dàng hay khó khăn; có bị kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành vi, là mức độ tự tin của một cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi (Aijen, 2006) Trong nghiên cứu này đó là cảm nhận của cá nhân về khả năng khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp sẽ giảm sút khi ý định đó được nhìn nhận là thiếu tính khả thi Tính khả thi mang lại hi vọng cho ý tưởng, quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực
Từ đó ta có giả thuyết H4 như sau:
H4: Nhận thức tính khả thi tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nhóm người tại TP.HCM.
Nhu cầu thị trường là một khái niệm cần được hiểu một cách biện chứng theo ba mức độ nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.
Marketing không chỉ dừng lại với những ý tưởng kinh doanh nảy sinh từ phát hiện nhu cầu thị trường Bởi vì, doanh nghiệp tất nhiên không thể thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu của tất cả mọi người tiêu dùng, họ phải tập trung nỗ lực vào những nhu cầu nhất định của một hoặc một số nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể.
Hiện nay, theo khảo sát của phóng viên tại một số cửa hàng bán sản phẩm thân thiện với môi trường như mặt hàng nhãn riêng nhóm đồ dùng, bao bì như túi rác bằng nhựa sinh học tự hủy, túi đựng thực phẩm tự hủy sinh học, bao tay sử dụng 1 lần tự hủy sinh học, ly giấy, dĩa giấy, ống hút giấy… được khách hàng tích cực hưởng ứng Qua đó ta thấy được tiềm nàng, cơ hội cho ý định khởi nghiệp.
Từ đó ta có giả thuyết H5 như sau:
H5: Nhu cầu thị trường tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nhóm người tại TP.HCM.
Thái độ của khách hàng về sản phẩm
Trước những lo ngại về sự gia tăng của đồ nhựa dùng một lần, những sáng chế vì môi trường ra đời đang được người tiêu dùng hưởng ứng Hàng loạt các sản phẩm tiện ích được thay thế, như: ống hút sắt, bình thủy tinh, bình nước tre, ống hút gạo, ống hút tự phân hủy, ống hút sậy, ly giấy, hộp xốp bằng bã mía hay các sản phẩm có thể tự phân huỷ… đang được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Người dân ngày càng ý thức được việc cấp thiết phải bảo vệ môi trường sống nên việc sử dụng các sản phẩm môi trường trong thời gian gần đây đang có chiều hướng tăng mạnh Nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết
Hiện nay có nhiều cửa hàng, siêu thị… người dân đã lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường sử dụng thường xuyên, trở thành xu hướng mới trong tiêu dùng của người dân.
Từ đó ta có giả thuyết H6 như sau:
H6: Thái độ của khách hàng về sản phẩm tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nhớm người tại TP.HCM.
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên nền tảng các nghiên cứu thực nghiệm trên cùng là cùng nghiên cứu về ý định khỏi nghiệp của 1 nhóm người là cơ sở lí thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiêp tại TP.HCM Như vậy, mô hình đề xuất gồm 6 yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiêp tại TP.HCM gồm: (1) Ý thức về sức khỏe, (2) Quan tâm môi trường
0 0 sống, (3) Lợi nhuận và nguồn vốn, (4) Nhận thức tính khả thi, (5) Nhu cầu thị trường, (6) Nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm.
Căn xứ vào kết quả nghiên cứu định tính, cho rằng 6 yếu tố đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp của nhóm người tại TP.HCM
Thang đo các khái niệm nghiên cứu
Dùng thang đo Likert 5 gồm 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Bình thường, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. Đánh giá 7 thang đo gồm: Thang đo Ý thức sức khỏe; Thang đo Quan tâm môi trường sống; Thang đo Lợi nhuận và nguồn vốn; Thang đo Nhận thức tính khả thi;
Thang đo Nhu cầu thị trường; Thang đo Ý định khởi nghiệp.
Bảng 2.3 Thang đo Ý THỨC SỨC KHỎE
Mức độ đồng ý Hoàn toàn khôn g đồng ý
1 Sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp thúc đẩy lợi ích sức khỏe lâu dài
2 Sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp tốt cho sức khỏe người tiêu dùng hơn sản phẩm làm từ đồ nhựa
3 Sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp giúp giảm nguy cơ bệnh tật
4 Sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp để đảm bảo sức khỏe tốt cho người
Bảng 2.4 Thang đo QUAN TÂM VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Mức độ đồng ý Hoàn toàn khôn g đồng ý
1 Sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp khi đốt sẽ không tạo ra nhiều khí độc gây hại cho môi trường
2 Sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp không chứa chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi,
3 Bã mía, bã cà phê, than tre là nguồn nguyên liệu tuyệt vời thân thiện với môi trường
4 Sử dụng nguyên liệu nông nghiệp là tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, tiết kiệm được nhiều chi phí nguyên liệu
Bảng 2.5 Thang đo LỢI NHUẬN VÀ NGUỒN VỐN
STT Phát biểu Mức độ đồng ý
Hoàn Khôn Bình Đồn Hoà
0 0 toàn khôn g đồng ý g đồng ý thườn g g ý n toàn đồng ý
1 Giá sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp cao hơn so với sản phẩm thông thường
2 Giá sản phẩm cao làm ngăn cản một số người tiêu dùng mua
3 Một số người tiêu dùng cảm thấy không cần thiết cho lắm khi phải bỏ số tiền khá cao để mua sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp
4 Mức giá của sản phẩm phải ngang với mức giá thị trường
Bảng 2.6 Thang đo NHẬN THỨC TÍNH KHẢ THI
Mức độ đồng ý Hoàn toàn khôn g đồng ý
1 Có tin tưởng thành công nếu như khởi nghiệp kinh doanh
2 Tin rằng có đủ khả năng phát triển được sản phẩm
3 Tin rằng sẽ có một lượng người hưởng ứng
Bảng 2.7 Thang đo NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Mức độ đồng ý Hoàn toàn khôn g đồng ý
1 Nhận thức được ở thị trường đang cần những sản phẩm tốt cho môi trường
2 Người tiêu dùng càng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe bản thân
3 Nên biết tận dụng được những nguồn nguyên liệu có sẵn
Bảng 2.8 Thang đo NHẬN ĐỊNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM
Mức độ đồng ý Hoàn toàn khôn g đồng ý
1 Sản phẩm làm từ nguyên liệu nông nghiệp có chất lượng tốt hơn và ít liên quan đến rủi ro về sức khỏe
2 Sản phẩm làm từ bã mía, bã cà phê có chất lượng tốt hơn và ít liên quan đến rủi ro về
3 Góp phần giảm lượng chất thải có thể tái sử dụng từ nguyên liệu nông nghiệp (bã mía, bã cà phê, than tre, … )
4 Cảm thấy vui khi biết trên thị trường có người sáng kiến ra được ý tưởng tạo ra sản phẩm làm từ bã mía, bã cà phê,…
Bảng 2.9 Thang đo Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
Mức độ đồng ý Hoàn toàn khôn g đồng ý
1 Tôi luôn xác định sẽ lập một công ty trong tương lai
2 Tôi vẫn đang tìm hiểu về ý định này
3 Tôi chưa chắc chắn sẽ lập công ty về lĩnh vực này trong tương lai
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu định tính
Dùng thảo luận nhóm (Focus Group) và phỏng vấn chuyên sâu (Indepth-Interview).
3.2.1 Mục đích sử dụng nghiên cứu định tính
Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với nghiên cứu khảo sát nhóm người có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp (Agriculture Sector) tại TP.HCM, đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.
3.2.2 Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính
Thực hiện thảo luận nhóm 7 thành viên tham gia là sinh viên ngành Marketing vào giữa tháng 11/2020 (Xem phụ lục 1 “Dàn bài thảo luận nhóm”) Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá các ý tường, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi Xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng.
Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, thu được kết quả như sau (Xem phụ lục 2 “Kết quả thảo luận nhóm”): Với đề cương thảo luận được đưa ra hầu hết các sinh viên tham gia đều đồng ý rằng: nội dung thảo luận dễ hiểu, rõ ràng Các gợi ý đưa ra để đo lường các thang đo hầu như khá đầy đủ
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.
3.2.4 Kết quả nghiên cứu định tính
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, kết quả cho thấy có 06 yếu tố chính được cho rằng đây là các yếu tố ảnh hưởng đến nhóm người có ý định khởi nghiệp của trong lĩnh vực Nông nghiệp tại TP.HCM: (1) Ý thức về sức khỏe, (2) Quan tâm về môi trường sống,
(3) Lợi nhuận và nguồn vốn, (4) Nhận thức về tính khả thi, (5) Nhu cầu thị trường, (6)Nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Dùng bảng khảo sát Online
3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 14 người/nhóm người có định khởi nghiệp ở TP.HCM Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không” (đánh giá vẻ mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp vẻ mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhằm lẫu cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – Không đồng ý 3 – Bình thường, 4 - Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
3.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp phương pháp khảo sát 35 người/nhóm người có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp
0 0 tại TP.HCM Khi có kết quả, sẽ tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát và xử lý dữ liệu (Phụ lục 3 “Bảng khảo sát nghiên cứu”).